Sản xuất nông nghiệp an toàn

Việc áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu thiệt hại cho rau màu, cây ăn trái trong bối cảnh thời tiết bất lợi, áp lực dịch hại gia tăng như hiện nay.

Để sản phẩm nông nghiệp an toàn đến người tiêu dùng cần giảm phân thuốc, và có thời gian cách ly an toàn

PGS.TS Trần Thị Ba, giảng viên Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) cho biết, trái dưa hấu khi trưng tết phải vừa trưng vừa ăn ngon. Để đảm bảo năng suất, chất lượng, an toàn rất khó, thường năng suất cao thì chất lượng kém. Nếu trồng dưa thu hoạch bán trưng tết và dưa ăn thì vấn đề về năng suất hiện tại đã kết thúc, bà con không nên bón thêm phân.

Vào thời điểm tuần cuối thu hoạch dưa, chỉ sử dụng phân kali, không sử dụng kali muối ớt do chất Clo làm cháy lá và ruột bị bầm, sử dụng Kali tan (chỉ có Kali và lưu huỳnh) hoặc Kali Sunphat làm tăng hương vị trái ngon hơn.

Trong thời điểm này không cần quan tâm vấn đề bọ trĩ, sâu vẽ bùa trên vỏ trái, trái nằm trên mặt đất cần dời vị trí dưa để tránh thối phần dưới của trái. “Muốn dưa hấu có chất lượng ngon và an toàn cần giảm lượng đạm, tăng kali. Nếu tăng kali, canxi vừa giúp cây khỏe, độ đỏ trong ruột đậm hơn, ngọt hơn và vỏ sẽ cứng hơn, thời gian bảo quản lâu hơn. Việc giảm sử dụng phân đạm dẫn đến an toàn sức khỏe” PGS.TS Trần Thị Ba nói.

Ông Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Vĩnh Long cho biết: Vào dịp tết nhu cầu sử dụng rau màu và trái cây tăng cao. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết bất lợi như hiện nay, có nhiều cơn mưa trái mùa, thậm chí có nhiều đợt mưa lớn liên tục xảy ra làm rau màu, trái cây của nhiều nhà vườn bị ảnh hưởng sản lượng. Nếu chăm sóc tốt thì có thể cho thu nhập cao, do sản lượng giảm nhưng giá bán tăng.

Trong quá trình canh tác bà con cần tiến hành kiểm tra các ruộng rau, vườn trái cây nhiều hơn để có chế độ quản lý tốt. Những sản phẩm thu hoạch trước tết phải ngưng bón phân đạm, để tránh thừa đạm Nitrat trong sản phẩm. Những sản phẩm thu hoạch trong và sau tết nên bón tăng cường thêm phân kali để giúp trái ngọt và bảo quản được lâu hơn.

Ông Liêm cho biết thêm, sản xuất rau màu cũng thế, phải đối phó với nhiều vấn đề từ yếu tố thời tiết, dịch bệnh và giá cả. Riêng dịch bệnh, nhóm sâu hại trong canh tác rau an toàn có nhiều giải pháp, sử dụng thuốc BVTV là biện pháp sau cùng, chọn đúng loại thuốc và sử dụng đúng thời điểm cần có thời gian cách ly để hạn chế tối đa lưu lượng thuốc BVTV tồn dư, gần đến ngày thu hoạch. Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học.

Ngoài ra, để hạn chế sâu bệnh hại trong ruộng rau màu cần áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp. Canh tác luân canh, vệ sinh đồng ruộng, xử lý bón vôi và phân hữu cơ, trải màng phủ nông nghiệp, bón phân cân đối, tránh bón thừa phân đạm, tưới tập trung vào buổi trưa, hạn chế tưới buổi chiều.

Cần áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Về dịch hại trên cây khoai lang, một phần là do cách canh tác của bà con. Hiện tại, bà con trồng nhiều vụ trên một nền đất nhiều vụ trên năm, dẫn đến giống dần thoái hóa, dịch bệnh phát triển, đất không còn nhiều dinh dưỡng. Vì vậy, phải luân canh để đảm bảo thời gian cách ly, cho ruộng ngập nước hơn một tháng để diệt mầm bệnh và tích lũy dinh dưỡng. Cần lưu ý khâu chọn giống tốt, đảm bảo cây khoai lang đủ dinh dưỡng, sớm phát hiện để xử lý đất, bệnh.

Đối với bệnh chết dây, đất phải xử lý bằng vôi, nếu phát hiện bệnh sớm phải ngắt bỏ tiêu hủy và rải vôi vào chỗ dây chết hoặc sử dụng thuốc trừ vi khuẩn phun tập trung tại dây bệnh và phun tập trung cả ruộng.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

4 ha rau hữu cơ cho sản lượng 30 tấn mỗi năm tại Hà Nam

Hiện, bà con Trác Văn, huyện Duy Tiên, Hà Nam canh tác khoảng 30 loại rau hữu, cung cấp chủ yếu cho thị trường Hà Nam, Hà Nội và Nam Định.

Theo ông Nguyễn Văn Phóng – Giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Trác Văn ở thôn Tường Thụy, Xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, Hà Nam, nhận thấy nhu cầu tiêu dùng rau sạch của thị trường khá cao; trong khi thổ nhưỡng của địa phương phù hợp với sự phát triển của nhiều loại nông sản, nguồn lao động tại chỗ lại dào dào, nên năm 2013, hợp tác xã thành lập tổ hợp tác chuyên trồng rau hữu cơ. Sau hơn 3 năm hoạt động, hiện, tổ hợp tác có 36 thành viên, canh tác khoảng 30 loại rau hữu cơ trên diện tích 4 ha.

Ruộng cà chua hữu cơ của bà con Trác Văn.

Theo ông Phóng, thời gian đầu khi phát triển mô hình rau hữu cơ, các thành viên trong tổ gặp không ít khó khăn. Một là, bà con còn gặp nhiều bỡ ngỡ khi chuyển đổi từ lối canh tác truyền thống sang phương pháp canh tác có sự kiểm tra, giám sát, thực hiện theo các tiêu chí kỹ thuật. Hai là, trong quá trình sản xuất rau hữu cơ, do không được phép sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón hóa học nên khi rau gặp sâu bệnh, bà con cũng lúng túng, chưa giải quyết được ngay.

Ngoài ra, mô hình trồng rau hữu cơ cho năng suất thấp, chỉ bằng 40-50% so với canh tác thông thường nên nhiều người còn e ngại, chưa nhiệt tình tham gia.

Bà con bón phân cho rau cải muộn. 

Để khắc phục những khó khăn trên, các cán bộ chuyên về trồng trọt được cử xuống tận nơi, hướng dẫn kỹ thuật canh tác rau hữu cơ cho bà con thông qua lớp tập huấn. Theo đó, ngoài đất trồng và nước tưới đảm bảo đạt chuẩn, để hạn chế sâu bệnh gây hại, bà con phải luân canh và xen canh nhiều loại rau, củ, quả.

Ngoài ra, cạnh luống rau, bà con còn được gợi ý trồng thêm các loài hoa có màu sắc rực rỡ để dẫn dụ thiên địch có lợi, từ đó, hạn chế sâu bướm đẻ trứng lên rau và gây hại. Khi gặp sâu bệnh, bà con dùng thuốc thảo mộc hoặc chế phẩm sinh học là hỗn hợp tỏi, ớt giã nhỏ trộn với rượu để phun cho rau.

Rau được trồng xen canh để hạn chế sâu bệnh.

Hiện, bà con Trác Văn canh tác khoảng 30 loại rau hữu cơ gồm cải ngồng, cải ngọt, cà rốt, cải chíp, cà chua, đậu cô ve, dưa chuột, su hào, bắp cải… Các giống rau này đều được nhập từ trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Về phân bón, người dân sử dụng phân bò, lợn, gà ủ cùng gốc rau thải cho hoai mục rồi đem bón. Đây là nguồn cung cấp dưỡng chất giúp rau phát triển tốt, đất tơi xốp, lại góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường.

Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng các nguyên liệu thủ công, tự chế, chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh, mô hình rau hữu cơ Trác Văn đã được cấp chứng nhận PGS. Đây là chứng nhận về quy trình sản xuất rau hữu cơ ở Việt Nam, được Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ IFOAM cấp phép.

Hiện, sản lượng rau hữu cơ của tổ hợp tác đạt khoảng 30 tấn mỗi năm; trong đó, 60-70% được các doanh nghiệp cam kết bao tiêu, còn lại là bán lẻ cho người tiêu dùng. Giá rau ổn định ở mức 15.000 đồng một kg.

Ông Phóng chia sẻ, tổ hợp tác dự định hoàn thiện hệ thống tưới phun sương, xây nhà lưới hạn chế côn trùng và giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết tới sự sinh trưởng của các loại rau theo mô hình; góp phần nâng cao năng suất và sản lượng rau hữu cơ an toàn Trác Văn.

Nguồn: Vnexpress được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Cách làm giá đỗ bằng nhựa và khăn bông

Có rất nhiều bà nội trợ muốn đảm bảo an toàn cho cả gia đình nên chọn cách làm giá tại nhà. Họ áp dụng rất nhiều cách làm giá đỗ khác nhau. Nhưng khi thu hoạch giá đỗ vẫn bị thâm, nhiều rễ, đặc biệt thường bị gầy. Làm gì để cải thiện được tình trạng đó, Hôm nay chúng tôi xin hướng dẫn các bà nội trợ cách làm giá đỗ mập dễ nhất với các cách làm khác nhau từ khăn bông.

 làm giá đỗ từ rổ nhựa và khăn bông

Nguyên liệu :

  • 200g đậu xanh.
  • 2 khăn bông ẩm.
  • 1 cái rổ khoảng 40cm (dùng loại rổ dày, lỗ nhỏ).

Cách làm :

  • Đậu xanh  nên ngâm với nước ấm, một thời gian khoảng 6-8h.
  • Gấp đôi khăn. Đặt 1 phần vào đáy rổ.
  • Sau đó  rải đều phần đậu xanh đã ngâm lên trên và dùng phần khăn còn lại đè lên trên.
  • Tiếp tục tưới 1 ít nước lên trên tấm khăn.
  • Sau đó dùng đĩa úp lên trên và đem vào khu vực không có ánh nắng.

Chỉ cần như vậy, 2 đến 3 ngày sau là bạn đã có một phần giá đỗ vừa ngon vừa tiết kiệm   sạch sẽ và an toàn. Cách làm giá đỗ mập bằng khăn bông là cách làm khá tiết kiệm, vì khăn bông  có thể dùng cho 6-7 lần trồng rồi mới thay khăn mới.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Tác hại khi thực phẩm có nhiều kim loại nặng

Các kim loại nặng như asen, chì, kẽm, thiếc… nếu tồn dư trong thực phẩm với hàm lượng quá cao sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Biểu hiện trước hết là ngộ độc mãn tính hoặc cấp tính.

Tác hại khi thực phẩm có nhiều kim loại nặng

Tác dụng độc hại cấp tính, thí dụ Asen với liều lượng cao có thể gây ngộ độc chết người ngay.

Tác dụng độc hại mãn tính hoặc tích lũy thí dụ chỉ với liều lượng nhỏ hàng ngày, liên tục, sau một thời gian sẽ gây nhiễm độc chì, rất khó chữa.

Đối với thức ăn:

Làm hư hỏng thức ăn, thí dụ chỉ cần có vết đồng cũng đủ kích thích quá trình ôxy hóa và tự ôxy hóa dầu mỡ…

Làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, thí dụ chỉ cần vết kim loại nặng cũng đủ để kích thích sự phân hủy Vtamin C, vitamin B1…

Dưới đây là một số kim loại nặng thường thấy trong thực phẩm và chỉ chú ý đến tính chất độc hại của chúng.

ASEN (As)

Asen không được coi như một vị khoáng cần thiết. Hợp chất vô cơ của asen với liều lượng cao, rất độc. Ngộ độc do asen chủ yếu là ngộ độc cấp tính: với liều lượng 0,06g AS203 đã bị ngộ độc, với 0,15g/người có thể bị chết. Ngộ độc cấp tính là do ăn nhầm phải thức ăn bị nhiễm asen…

Ở người, ngộ độc thường diễn do tích lũy asen trong cơ thể, kết quả của bệnh nghề nghiệp, hoặc do thức ăn, thức uống bị nhiễm asen trong quá trình chế biến công nghiệp. Do đó, mỗi loại thức ăn đều được quy định có một lượng tối đa asen cho phép, thí dụ:

– Hoa quả được có tối đa 1,4ppm As.

– Thiếc dùng để làm hộp đựng thực phẩm chỉ được có tối đa 0,001ppm As. nhôm dưới 0,0016ppm As.

Liều lượng tối đa asen (As) có thể chấp nhận được hàng ngày cho người là 0,05mg/kg thể trọng.

Triệu chứng ngộ độc cấp tính giêng như bị dịch tả, xuất hiện rất nhanh, có khi ngay sau khi ăn phải asen. Nạn nhân nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí đái, chết sau 24 giờ.

Ngộ độc mãn tính do tích lũy những liều lượng nhỏ asen trong thời gian dài, có triệu chứng: mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày và ruột, đau mắt, đau tai, cảm giác về sự di động bị rối loạn, có asen trong nước tiểu yếu dần, gày còm, kiệt sức, chết sau nhiều tháng hay nhiều năm.

Chì (Pb)

Chì là một thành phần không cần thiết của khẩu phần ăn. Trung bình liều lượng chì do thức ăn, thức uống cung cấp cho khẩu phần hàng ngày từ 0,0033 đến 0,005 mg/ kg thể trọng. Nghĩa là trung bình một ngày, một người lớn ăn vào cơ thể từ 0,25 đến 0,35mg chì. Với liều lượng đó hàm lượng chì tích lũy sẽ tăng dần theo tuổi, nhưng cho đến nay chưa có gì chứng tỏ rằng sự tích lũy liều lượng đó có thể gây ngộ độc đối với người bình thường khỏe mạnh.

Liều lượng tối đa chì (Pb) có thể chấp nhận hàng ngày cho người, do thức ăn cung cấp, được tạm thời quy định là 0,005mg/kg thể trọng.

Ngộ độc cấp tính do chì thường ít gặp. Ngộ độc trường diễn là do ăn phải thức ăn có chứa một lượng chì, tuy ít nhưng liên tục hàng ngày. Chỉ cần hàng ngày cơ thể hấp thu từ 1 mg chì trở lên, sau một vài năm, sẽ có những triệu chứng đặc hiệu: hơi thở thối, sưng lợi với viền đen ở lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng), mạch yếu, nước tiểu ít, trong nước tiểu có poephyrin, phụ nữ dễ bị sảy thai.

Thủy ngân (Hg)

Thuỷ ngân không có chức năng gì cần thiết trong chuyển hoá cơ thể con người và thường có rất ít trong thực phẩm rau, quả. Nếu thực phẩm có lẫn thuỷ ngân rất có tác hại cho sức khoẻ con người. Vì vậy cần phải giữ để thực phẩm rau quả không có lẫn thuỷ ngân dù ở hàm lượng rất thấp.

Đồng (Cu)

Đồng là một thành phần cần thiết cho cơ thể do thức ăn đưa vào hàng ngày từ 0,033 đến 0,05 mg/kg thể trọng. Với liều lượng này, người ta không thấy có tích luỹ Cu trong cơ thể người bình thường.

Đến một nồng độ nào đó, ngay cả khi thể vết đồng có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị và giá trị dinh dưỡng của thức ăn, thí dụ kích thích sự tự ôxy hoá của dầu mỡ chóng bị ôi khé, đẩy nhanh sự phá huỷ các vitamin…

Liều lượng đồng chấp nhận hàng ngày cho người là 0,5 mg/kg thể trọng. Liều lượng này không đáng lo ngại với điều kiện nồng độ molypđen và kẽm trong thức ăn, không được quá giới hạn thông thường, vì các chất này ảnh hưởng đến chuyển hoá của đồng trong cơ thể người. Đồng không gây ngộ độc cho tích luỹ, nhưng nếu ăn phải một lượng lớn muối đồng, thì bị ngộ độc cấp tính. Triệu trứng biểu hiện ngay như nôn nhiều và như vậy, làm thoát ra ngoài phần lớn đồng ăn phải. Cũng vì vậy mà ít thấy trường hợp chết người do bị ngộ độc đồng. Chất nôn có mầu xanh đặc hiệu của đồng, sau khi nôn, nước bọt vẫn tiếp tục ra nhiều, và trong một thời gian dài vẫn còn dư vị đồng trong miệng.

Kẽm (Zn)

Kẽm là thành phần tự nhiên của thức ăn và cần thiết cho đời sống con người. Một khẩu phần mẫu cung cấp hàng ngày từ 0,17 đến 0,25 mg Zn/kg thể trọng.

Nói chung, tất cả các loại động vật đều chịu đựng được kẽm, kim loại mà ít gây độc nếu hàm lượng thấp và khẩu phần ăn chứa nhiều đồng, sắt và chịu tác động tương hỗ giữa các yếu tố khác.

Do có giới hạn bảo đảm chắc chắn giữa nồng độ kẽm có trong khẩu phần ăn bình thường hàng ngày, với liều lượng kẽm có thể gây ngộ độc do tích luỹ, cho nên với hàm lượng kẽm được quy định giới hạn trong thức ăn (từ 5 đến 10 ppm) không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngộ độc do kẽm cũng là ngộ độc do cấp tính, do ăn nhầm phải một lượng lớn kẽm (5-10g ZNSO4 hoặc 3-5ZnCl2) có thể gây chết người với triệu chứng như có vị kim loại khó chịu và dai dẳng trong miệng, nôn, ỉa chảy, mồ hôi lạnh, mạch đập khẽ, chết sau 10 đến 48 giây.

Thiếc (Sn)

Thiếc là một thành phần bình thường của khẩu phần ăn, không có chức năng sinh lý gì, nhưng tính chất độc hại rất thấp. Liều lượng thiếc trong thực phẩm thường được quy định cho phép từ 100 đến 200mg/kg sản phẩm. Thông thường chưa đến 100 mg thức ăn có vị kim loại khó chịu, và như vậy đã không đạt tiêu chuẩn về trạng thái cảm quan.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi cấy thịt gia súc

Thịt gia súc nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đang mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành nông nghiệp toàn thế giới.

               Nuôi cấy thịt gia súc

Chỉ trong 10 năm nữa, con người có thể thoải mái ăn thịt gia súc mà không sợ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc gặp phải thịt nhiễm độc. Không những thế, con người còn thoát được “tội sát sinh” và môi trường trái đất cũng được bảo vệ tốt hơn. Nghe có vẻ như trong tiểu thuyết viễn tưởng, nhưng nhóm chuyên gia đang đi tiên phong trong lĩnh vực nuôi cấy thịt gia súc trong phòng thí nghiệm khẳng định: Phát kiến của họ có thể thay đổi chế độ ăn uống trên toàn cầu trong vòng 1 thập niên nữa.

Ích lợi của thịt cấy

Hãng tin CNN dẫn lời nhà khoa học Jason Matheny thuộc nhóm nghiên cứu New Harvest (Mỹ) cho biết: thịt gia súc nhân tạo có rất nhiều ưu điểm. “Chúng ta có thể kiểm soát một cách chính xác lượng mỡ trong thịt. Chúng ta có thể tạo ra thịt bò với tỷ lệ a-xít béo lý tưởng”, ông Matheny nói.

Công nghệ sản xuất thịt và chăn nuôi gia súc hiện là một trong những nguồn gây ra nhiều căn bệnh cho con người, như cúm gia cầm, bệnh bò điên, nguồn gây nhiễm khuẩn salmonella. Các nhà khoa học cam đoan sản phẩm thịt cấy của họ được tạo ra trong một môi trường vô rùng, điều kiện mà những trại chăn nuôi hoặc lò sát sinh không bao giờ có được.

Quy trình sản xuất thịt thông thường cũng tạo ra gánh nặng đối với môi trường. Tác động của ngành chăn nuôi đối với sự thay đổi khí hậu toàn cầu đã được nêu rõ trong báo cáo mới đây của Liên Hiệp Quốc. Các tổ chức như Greenpeace và Friends of the Earth đã chứng minh chuyện những cánh đồng trồng đậu nành để phục vụ cho việc nuôi gia súc đã góp phần tàn phá rừng Amazon. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu ban đầu của Đại học Oxford (Anh) cho thấy thịt gia súc cấy sẽ giảm hơn 80% lượng khí thải carbon so với chu trình sản xuất thịt bình thường.

Lợi nhuận khổng lồ

Như vậy làm sao để sản xuất được thịt gia súc nhân tạo? Nhóm của ông Jason Matheny cho hay thịt cấy sẽ được tạo từ các mẫu của động vật đã bị giết thịt theo cách thông thường. Ví dụ, “thịt heo” được làm từ buồng trứng của heo nái đã được thụ tinh với tinh trùng heo tại lò mổ, sau đó biến trứng thành dạng phôi thai. Lúc đó các nhà khoa học sẽ đặt chúng vào môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển.

Ngoài những lợi ích thiết thực cho sức khỏe con người và môi trường, động lực chính đằng sau cuộc nghiên cứu thịt cấy chính là lợi nhuận khủng khiếp của ngành khai thác thịt gia súc. Theo thống kê của New Harvest, ước tính thị trường thịt trên toàn cầu đang tạo ra doanh thu 1.000 tỉ USD/năm, và nhu cầu này dự tính sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Nhà nghiên cứu Matheny cũng cho biết tập đoàn đầu tư tài chính Kleiner Perkins Caufield & Buyers (Mỹ) tỏ vẻ hứng thú với dự án khoa học của ông, trong khi Stegman – công ty cung cấp xúc xích cho tập đoàn thực phẩm Sara Lee – hiện là đối tác của New Harvest. Chính phủ Hà Lan cũng đã đầu tư khoảng 4 triệu USD vào công trình nghiên cứu thịt gia súc nhân tạo.

Xem ra, điều còn lại khiến giới khoa học lo lắng chính là phản ứng của người tiêu dùng. Liệu họ có đồng ý đổi miếng thịt lấy từ một con bò được nuôi theo cách bình thường để lấy dòng “thực phẩm Frankenstein”?

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Thực phẩm sạch theo mô hình khép kín nhật bản

Sản phẩm chính của ORFARM được cấp chứng nhận Thực phẩm Hữu cơ EM GREEN (Nhật Bản) gồm: thịt heo, thịt gà, trứng gà, thịt nguội và rau củ quả, đặc biệt thịt heo và gà cấp đông sâu đảm bảo đến tay khách hàng ở trạng thái tốt nhất.

          Thực phẩm sạch theo mô hình khép kín Nhật Bản

Thời của thực phẩm sạch

Sử dụng nước sạch, rau quả sạch và thực phẩm sạch để bảo vệ sức khoẻ đang là nhu cầu thiết yếu của những người biết nâng niu giá trị cuộc sống để tôn tạo, giữ gìn vẻ đẹp và tuổi trẻ của mình.

Những thuật từ cứu cánh thế giới thường được nhắc đến hiện nay là Bio(sinh học), Organic(hữu cơ), Eco(sinh thái). Đó cũng là thiên hướng phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chất lượng quốc tế mà công ty Thủy Thiên Nhu đang thúc đẩy tại Việt Nam dưới thương hiệu Thực phẩm hữu cơ & an toàn ORFARM với tiêu chí: “Đem tinh túy thiên nhiên nâng cao sức khỏe và làm đẹp cuộc sống con người”.

Ý tưởng phát triển organic hay Bio hay thực phẩm hữu cơ luôn gắn với mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao thân thiện với môi trường. Đó là nơi cỏ cây, đất đai, nguồn nước trong lành nuôi dưỡng các sinh vật có ích, tạo môi trường sống trong lành, an toàn nhất cho vật nuôi mà cũng gần gũi nhất với tự nhiên.

Chính vì vậy các trang trại Bio hay organic luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và quy trình xử lý chuồng trại, chế biến thức ăn,… hoàn toàn không có hóa chất mà chủ yếu khai thác các chế phẩm vi sinh, tạo môi trường thuận lợi kích thích các vi sinh vật có lợi phát triển nhằm triệt tiêu các vi sinh vật có hại và các mầm bệnh. Đây hoàn toàn là những tinh tuý thiên nhiên và không bị can thiệp hay biến đổi bởi bất kỳ loại hóa chất độc hại nào.

Bằng công nghệ sinh học tối ưu, tổ chức EMRO của Nhật Bản đã nghiên cứu thành công các chế phẩm vi sinh hữu hiệu (EM) được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp tại Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam hiện nay việc trang trại Thủy Thiên Nhu áp dụng thành công công nghệ vi sinh hữu hiệu EM vào mô hình khép kín từ trang trại chăn nuôi, trồng trọt hữu cơ tới chuỗi cửa hàng phân phối sản phẩm ORFARM đã tạo hướng đi mới cho nền nông nghiệp chất lượng cao.

Quản lý thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn

Tại trang trại Thủy Thiên Nhu, chế phẩm EM tạo môi trường trong lành tự nhiên, thức ăn được kiểm soát chặt chẽ nên vật nuôi có khả năng miễn dịch cao, không mắc bệnh dịch lây nhiễm như cúm hay lở mồm long móng,… nên không phải sử dụng thuốc kháng sinh.

Các loại hoócmon tăng trưởng, các chất tạo nạc, thực phẩm chăn nuôi biến đổi gien và chất bảo quản là những thứ cấm kỵ trong chăn nuôi hữu cơ tại đây. Ngoài ra, các chuyên gia EMRO thường xuyên tới trang trại thị sát, kiểm tra và tư vấn về công nghệ để cho ra những sản phẩm chất lượng cao nhất đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Các sản phẩm thực phẩm hữu cơ công nghệ EM của trang trại được chuyển tới phân phối trực tiếp tại chuỗi cửa hàng ORFARM. Sản phẩm chính của ORFARM được cấp chứng nhận Thực phẩm Hữu cơ EM GREEN của tổ chức EMRO Nhật Bản bao gồm: thịt heo, thịt gà, trứng gà, thịt nguội và rau củ quả. Đặc biệt, điểm độc đáo nhất của ORFARM là thịt heo hữu cơ và thịt gà hữu cơ cấp đông sâu. Thực phẩm cấp đông sâu được bày bán trên hệ thống cửa hàng ORFARM được thực hiện trên dây chuyền mổ treo công nghiệp, sau đó được cấp đông sâu theo tiêu chuẩn VSATTP Châu Âu.

Quy trình giết mổ tiên tiến này giúp loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây nhiễm khuẩn thực phẩm; giúp bảo quản nguyên vẹn phần lớn các chất dinh dưỡng tự nhiên của thực phẩm; giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở trạng thái tốt nhất, đặc biệt với khí hậu khắc nghiệt như ở Việt Nam, nhất là ở Hà Nội và miền Bắc nơi có khí hậu nóng nồm, độ ẩm cao.

Với việc duy trì mô hình quản lý chặt chẽ từ trang trại tới cửa hàng và phục vụ trực tiếp người tiêu dùng, ORFARM muốn giảm thiểu việc thương lái trà trộn hàng hóa kém chất lượng với hàng hóa chất lượng cao để bán cho người tiêu dùng hòng trục lợi cao.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam