Nuôi ốc hương thu tiền tỷ trên xứ gió Lào, cát trắng

Sau mấy năm nuôi tôm thất bát, anh Phạm Văn Nghĩa (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) chuyển qua nuôi ốc hương sạch cho hiệu quả kinh tế cao.

 

Sau nhiều năm bôn ba làm ăn ở khắp nơi, anh Nghĩa đã quyết định trở về quê hương lập nghiệp. Năm 2009, anh đã mạnh dạn đấu thầu 8 nghìn m2 đất của địa phương ở vùng ven biển để đầu tư nuôi tôm.

Nuôi tôm trên cát như “đánh bạc với trời”, vụ được, vụ mất. Vòng quay vay nợ, trả nợ làm cho vợ chồng anh Nghĩa tái mặt mà cũng chắng tích cóp được mấy đồng vốn. Đến năm 2017, nhận thấy nghề nuôi tôm khó khăn, anh Nghĩa đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích sang nuôi ốc hương.

Trang trại nuôi ốc hương của anh Nghĩa.

 

“Cũng là cái duyên”- anh Nghĩa mở đầu câu chuyện. Chuyện là khi đang bí về việc nên theo đuổi nghề tôm như đánh bạc hay không thì anh Nghĩa kết bạn được với thanh niên trẻ Nguyễn Bình Dương.

Dương là người đã từng có kinh nghiệm nuôi ốc hương cho các ông chủ ở các tỉnh phía Nam. Thấy vùng đất có tiềm năng nên Dương động viên anh Nghĩa chuyển nghề.

“Theo lý thuyết, ốc hương thả nuôi từ tháng 1 thì đến tháng 10 là cho thu hoạch. Tuy nhiên, vào tháng thứ 9 là thu hoạch được. Việc thu hoạch được lựa chọn những con ốc to (loại 70-80 con/kg) để bán. Loại bé hơn được nuôi tiếp. Khi bạn hàng hoặc thương lái có nhu cầu là mình bán”- anh Nghĩa cho biết.

Những ngày đầu thử nghiệm, với loại vật nuôi mới lạ, vợ chồng anh Nghĩa không khỏi lo lắng và gặp nhiều khó khăn. Ngoài những kinh nghiệm được Dương truyền lại, anh Nghĩa đã chịu khó tìm tòi, tham khảo kiến thức nuôi ốc hương qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư Quảng Bình cũng đã tích cực hỗ trợ mô hình.

Nhờ đó, anh đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong các khâu xử lý ao hồ, gây tạo màu tảo, bảo đảm độ pH, thức ăn, nhiệt độ, môi trường nước…

Giống nuôi được lấy từ các cơ sở chất lượng cao ở Khánh Hòa, Bình Thuận. Từ lúc thả cho đến ốc hương trong vòng 3 tháng, thức ăn phải chọn các loại tôm tươi, sạch và bóc vỏ.

Sau nuôi được 3 tháng ngoài tôm tươi, còn phải bổ sung thêm các loại cá biển tươi. “Nếu sử dụng thức ăn như tôm, cá không tươi thì ốc sẽ sinh bệnh ngay”- anh Nghĩa cho hay.

Kiểm tra sinh trưởng của ốc.

 

Buổi sáng, khi chúng tôi đến trang trại, đã thấy anh Nghĩa xuất bán cho bạn hàng hơn 2 tạ ốc hương. “Giá mỗi kg là 350 ngàn đồng. Đó là giá trung bình thấp. Khi giá lên, có thể bán được từ 450-500 ngàn đồng/kg”- anh Nghĩa bộc bạch.

Hiện anh Nghĩa có 4 hồ nuôi. Mỗi hồ có diện tích 1.500m2. Qua 2 vụ, ốc hương sinh trưởng và phát triển tốt, cho thu nhập cao. Năm trước, sản lượng đạt 15 tấn, từ ốc hương cho lãi 1,5 tỷ đồng. “Năm nay, sản lượng và giá cả có ổn hơn nên số lãi chắc cũng có nhích lên chút”- anh Nghĩa cho biết thêm.

Ốc hương là loài dễ nuôi, ít dịch bệnh, chi phí mua giống khá lớn nhưng lại cho giá trị kinh tế cao, đầu ra sản phẩm ổn định. Tuy nhiên, bạn hàng của anh Nghĩa mới chỉ trong nước, phục vụ cho nhu cầu của các nhà hàng hướng đến khách hàng cao cấp.

Hiện nay, trang trại của anh Nghĩa tạo việc làm quanh năm cho 10 lao động. Hầu như mọi lao động đều được ăn, nghỉ tại chỗ và có thu nhập 10 triệu đồng/tháng.

Anh Phạm Đình Dương, cán bộ kỹ thuật chia sẻ: “Trước đây, tôi phải bôn ba vào các tỉnh phía Nam làm thuê để kiếm sống với nghề nuôi trồng thủy hải sản. Nhưng từ khi được cộng tác với anh Nghĩa làm ở đây, tôi vừa làm ở gần nhà, giúp đỡ phần nào cho gia đình, vừa có đồng lương ổn định. Ngoài ra còn có tiền thưởng nên anh em ai cũng phấn khởi và có trách nhiệm, gắn bó với công việc”.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Quảng Bình: “Đây là dự án nuôi ốc hương đầu tiên của tỉnh được trung tâm hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, một phần con giống và thức ăn. Mô hình thành công sẽ là điểm nhấn mở rộng cho những vùng ven biển có điều kiện tốt”.

Chia sẻ những khó khăn trong quá trình nuôi ốc hương, anh Nghĩa cho hay, thời tiết là vấn đề đáng quan tâm. Ốc hương thích nghi với tiết thu dịu mát. Nhưng ở Quảng Bình nắng mưa thất thường. Lúc thì quá nóng và kéo dài, khi thì quá lạnh đột ngột.

“Vậy nên cần điều tiết nước cho phù hợp. Điều này cần phải có kinh nghiệm chứ không phải ai cũng làm được”- anh Nghĩa nói.

Đưa chúng tôi xem hồ nuôi ốc hương thương phẩm rồi anh Nghĩa chỉ tay về phía vùng đất sát bên. Định hướng tới là anh sẽ mở rộng thêm 4 hồ nữa để tăng sản lượng và thu nhập.

Nguồn: Tổng hợp và được kiểm duyết bởi Farmtech Vietnam

Điểm sáng sản xuất giống thủy sản

Trạm Thực nghiệm NTTS Cát Tiến (Trung tâm Giống thủy sản Bình Định) đã nghiên cứu, tạo ra nhiều giống thủy sản mới, không chỉ cung ứng cho người NTTS ở Bình Định mà còn chiếm được niềm tin của người nuôi trên cả nước.

Cán bộ Trạm TNNTTS Cát Tiến chăm sóc hàu giống

Mặc dù phải làm việc trong điều kiện cơ sở hạ tầng vô cùng khó khăn, nhưng với lòng đam mê nghề nghiệp, những cán bộ của Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (huyện Phù Cát, Bình Định) đã lặng lẽ nghiên cứu, tạo ra nhiều giống thủy sản mới, giúp người nuôi nâng cao hiệu quả SX.

Khó khăn không cản được bước tiến

Cách đây gần 10 năm, trong dịp về công tác tại Trạm Thực nghiệm NTTS Cát Tiến (Trung tâm Giống thủy sản Bình Định), tôi đã thật sự thấy choáng với hệ thống cơ sở vật chất quá xập xệ. Bây giờ về lại, đổi thay duy nhất mà tôi nhận ra là cơ sở hạ tầng ấy càng xuống cấp hơn.

Tuy nhiên, trong chừng ấy năm, Trạm đã nghiên cứu, tạo ra nhiều giống thủy sản mới, không chỉ cung ứng cho người NTTS ở Bình Định mà còn chiếm được niềm tin của người nuôi trên cả nước.

“Trạm được thành lập vào năm 2004, cơ sở hạ tầng được tận dụng từ xí nghiệp SX tôm giống để lại, từ đó đến nay chưa được sửa sang gì nên hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Dù vậy, Trạm vẫn được đánh giá là một trong số ít đơn vị hoạt động hiệu quả nhất trên cả nước”, ông Nguyễn Thế Vũ, GĐ Trung tâm Giống thủy sản Bình Định tự hào.

Ba năm sau ngày thành lập, Trạm đã tạo được tiếng vang khi thành công nhân giống cua xanh, một sản vật của đầm Thị Nại đã dần vắng bóng do khai thác quá mức. Từ công nghệ nuôi cua xanh tại Viện Nghiên cứu NTTS III (Khánh Hòa), những cán bộ của trạm đã SX được giống cua này, để trở thành 1 trong 5 đơn vị trong nước SX được giống cua xanh.

Hàu Thái Bình Dương đang được nuôi mạnh tại Bình Định

Ba năm sau, Trạm tiếp tục thành công với giống hàu Thái Bình Dương. Cũng học hỏi kinh nghiệm từ Viện Nghiên cứu NTTS III, bên cạnh thực hiện quy trình kỹ thuật được chuyển giao, các cán bộ của trạm vẫn thể hiện được dấu ấn sáng tạo của mình. Tùy theo thực tế về môi trường, thời tiết, khí hậu, đặc điểm sinh học, những cán bộ của Trạm có những điều chỉnh phù hợp. Quy trình kỹ thuật dần ổn định, mang lại hiệu quả cao. Hiện mỗi tháng trạm SX ít nhất 70.000 hàu giống, lúc cao điểm lên đến 200.000 con.

Ngoài cung cấp cho người nuôi trồng trong tỉnh, con giống cua xanh, cá chẽm, cá bớp, hàu, tôm của trạm còn “xuất ngoại” ra các tỉnh duyên hải miền Trung và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ. Bây giờ, giống hàu Thái Bình Dương của Trạm có thể cạnh tranh ngang ngửa với con giống của các đơn vị NTTS lớn trong nước.
Bên cạnh cua xanh, cá chẽm, hàu Thái Bình Dương, Trạm còn SX được nhiều giống thủy sản quý, như ốc hương, tôm sú, chình bông, tu hài. Trạm cũng góp phần lưu giữ nhiều loại giống đặc hữu của địa phương, như cá măng Phù Mỹ.

“Điểm tựa” của người nuôi trồng thủy sản

Mấy chục năm gắn với nghề NTTS trên đầm Đề Gi, nằm trên địa bàn xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), ông Thái Văn Triên từng nuôi thử nghiệm đủ con giống trên diện tích 1ha mặt nước, nhưng cuối cùng ông đã “mê tít” giống hàu. Đều đặn mỗi năm ông thả 3 lứa, mỗi lứa 70.000 – 80.000 hàu giống.

“Giống này phát triển tốt lắm, nhanh thu hoạch, giá giống rẻ hơn mua từ nơi khác. Hàu nuôi khoảng 4 tháng rưỡi là đạt 8 – 9 con/kg. Đây là con giống thủy sản phù hợp để phát triển ở vùng này”, ông Triên bộc bạch.

Trạm còn “nuôi mộng” xây dựng mô hình liên kết nuôi hàu theo chuỗi để làm cầu nối tiêu thụ cho người nuôi hàu thương phẩm. Trạm sẽ mua gom hàu thương phẩm của bà con nuôi từ con giống có xuất xứ từ trạm, xử lý bằng nước sạch và tia cực tím để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sau đó cung cấp cho các nhà hàng, siêu thị để nâng cao giá trị.

Cán bộ Trạm Cát Tiến phải làm việc trong điều kiện cơ sở hạ tầng xập xệ

Theo ông Nguyễn Thế Vũ, hiện cua xanh và cá chẽm cũng được người NTTS trong tỉnh phát triển rất mạnh theo phương pháp quảng canh ở vùng nước lợ và diện tích mặt nước trong vùng hạ và trung triều với khoảng 1.500ha. Tuy nhiên, dù năng lực có thừa, nhưng Trạm Cát Tiến chỉ có thể SX mức độ do điều kiện cơ sở hạ tầng không cho phép. Do đó, con giống thủy sản của Trạm không đủ cung ứng cho người nuôi trồng.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Quy trình nuôi ghép Tu Hài, Ốc Hương và Rong Câu

Việc nuôi ghép các đối tượng này trong ao đầm nước mặn vừa đa dạng hóa đối tượng nuôi vừa hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao thu nhập cho người dân. Quy trình này đang được nhân rộng tại các vùng ven biển miền Trung.

Chuẩn bị ao nuôi

Khu vực nuôi là ao, đầm nguồn nước có độ mặn từ 25‰ trở lên trong suốt thời gian nuôi (8 tháng). Diện tích tối thiểu từ 3.000 m2 trở lên, trong đó, diện tích nuôi tu hài và rong câu ở giữa phải chiếm 30 – 50% tổng diện tích ao nuôi. Ao có bờ bao chắc chắn và cống cấp, thoát nước đảm bảo gần nguồn nước để thuận tiện thay nước. Chất lượng nước có pH 7,5 – 8, đáy cát bùn (cát nhiều hơn bùn, không nhiễm phèn và ít mùn bã hữu cơ).

Tháo cạn nước ao, đầm dọn sạch các loại rong, rêu, san hô, cây cỏ… tu sửa bờ ao, cống, nếu bùn đáy dày thì có thể nạo vét bớt, san bằng đáy, tạo dốc về phía cống thoát.
Dùng vôi nông nghiệp (CaO) rải xuống đáy ao, liều lượng 500 – 700 kg/ha để vệ sinh, sát trùng đáy ao. Nếu đáy ao không bằng phẳng cần rải vôi tập trung ở những vùng trũng, nhiều bùn. Xung quanh bờ ao phải vây lưới cước quanh bờ, sát mép nước (cỡ mắt lưới a = 0,3 cm) để ngăn không cho ốc bò lên bờ.

Khu vực nuôi tu hài và rong câu ở giữa ao được vây chắn lưới xung quanh với diện tích 1.000 – 2.000 m2 (dài 40 – 50 m và rộng 25 – 40 m). Đào rãnh sâu 15 – 20 cm, rộng 20 cm, cắm cọc đỡ lưới (đường kính cọc 5 – 7 cm, cao 1 m, khoảng cách 2 m/cọc), sau đó, đưa lưới xuống rãnh phủ đất và lèn chặt chân.

Cấp nước sạch cho ao vào kỳ triều cường, nước được lọc qua hệ thống đăng lưới chắn để ngăn rác, cá tạp và các loại địch hại khác vào ao. Duy trì mực nước 0,8 – 1,2 m trong ao và lắp quạt khí để đảo nước và tăng cường ôxy hòa tan trong ao khi ốc lớn, mật độ nuôi cao (2 dàn quạt/3.000 m2).

Thả giống và chăm sóc

Thả giống

Giống ốc hương: được mua về cỡ 15 – 20 mm (4.000 – 6.000 con/kg), vận chuyển bằng bao nilon bơm ôxy, đóng kín vào thùng xốp, giữ nhiệt độ 24 – 250C hoặc đóng khô, giữ nhiệt độ 24 – 250C trong suốt quá trình vận chuyển. Ốc khoẻ mạnh, màu sắc tươi sáng, bò lên nhanh khi cho ăn và vùi toàn bộ xuống cát khi ăn xong. Không có các biểu hiện nhiễm bệnh như trắng vỏ, gãy đỉnh vỏ, sưng vòi…

Giống tu hài: có thể mua từ trại giống sản xuất nhân tạo hoặc giống thu gom từ tự nhiên, giống thường có kích cỡ 1.500 – 3.000 con/kg, giống phải khỏe mạnh không bị sứt sát, màu sắc tươi sáng và vòi không bị sưng. Mật độ thả 7 – 8 con/m2 ghép với trồng rong câu (0,5 kg/m2). Rong và tu hài được trồng và nuôi trong đăng chắn ở giữa ao.

Ốc hương: nuôi làm 2 giai đoạn: Giai đoạn ương (1 tháng đầu), thả 800 – 1.000 con/m2, nuôi trong đăng chắn với diện tích 200 m2. Nuôi lớn: Sau 1 tháng nuôi, ốc đạt cỡ 700 – 900 con/kg, mở lưới đăng và san thưa ốc trong ao (khu vực nuôi ốc) để nuôi lớn, mật độ 30 – 40 con/m2.

Chăm sóc, quản lý

Thức ăn cho ốc hương bao gồm cá tạp, tôm, tép…; cho ăn 1 – 2 lần/ngày, lượng thức ăn chiếm 10% trọng lượng thân và được điều chỉnh hàng ngày theo sức ăn của ốc. Nên sử dụng thức ăn tươi, không cho ốc ăn thức ăn ôi thiu. Có thể căn cứ vào điều kiện môi trường nước ao nuôi cùng với tốc độ sinh trưởng và mật độ ốc thả mà có thể san thưa để đảm bảo ốc sinh trưởng tốt. Cùng đó, có thể kết hợp tháo cạn nước, vệ sinh ao để san thưa sang ao và đăng nuôi khác nếu môi trường đáy ao có nhiều bùn và rong.

Trong quá trình nuôi thường xuyên quan sát hoạt động ăn mồi của ốc, kiểm tra sự dò rỉ nước ao, kịp thời phát hiện địch hại để diệt trừ. Theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp. Thay nước định kỳ 3 – 5 ngày/lần, mỗi lần 20 – 30% lượng nước ao. Luôn phải giữ cho môi trường ao nuôi trong sạch, tránh ô nhiễm làm ốc bị nhiễm bệnh. Duy trì mực nước trong ao 0,8 – 1,2 m để ổn định nhiệt độ, hạn chế rong đáy phát triển. Ốc hương thường vùi mình trong bùn và sống chủ yếu dưới tầng đáy, do vậy để tránh ô nhiễm đáy cần vớt hết thức ăn thừa. Vận hành quạt khí liên tục từ tháng thứ 2 trở đi nhằm cung cấp ôxy hòa tan và gom tụ chất thải vào giữa ao làm thức ăn cho tu hài. Cùng đó, nguồn dinh dưỡng sinh ra trong quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ, bài tiết của ốc sẽ được rong câu hấp thụ, vừa làm trong nước ao vừa hạn chế được tảo và vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong vụ nuôi, cần hạn chế sự biến động lớn của độ mặn (không quá 5‰), để tu hài, rong câu, ốc hương phát triển tốt cần định kỳ thay nước ao đầm (15 – 20‰) vào kỳ con nước có độ mặn cao để cung cấp thêm nguồn thức ăn cho tu hài và làm trong nước, giúp ốc hương và rong câu phát triển tốt.

Ổn định các yếu tố môi trường trong suốt vụ nuôi như nhiệt độ nước: 27 – 300C; độ trong 30 – 35 cm, pH 7,5 – 8,5, độ kiềm 100 – 120 mg/l kiềm, ôxy hòa tan trên 4 mg/l, độ mặn 25 – 30‰; H2S < 0,01 mg/l; NO2 và NO3 < 0,1 mg/l. Cần kiểm tra chất đáy định kỳ (tháng/lần), nếu chất đáy có mùi hôi thối, chuyển sang màu đen thì tiến hành cào đáy, quạt và thay nước. Ngoài ra có thể bổ sung thêm cát sạch dày khoảng 2 cm.

Thu hoạch

Sau 5 – 6 tháng nuôi, khi ốc hương đạt kích cỡ lớn 25 – 30 con/kg con thì thu hoạch bằng cách dùng bẫy, lồng nhử mồi hoặc vợt để thu tỉa những con to, con nhỏ để lại nuôi tiếp. Sau 8 tháng nuôi trở lên có thể thu hoạch tu hài bán nếu đạt kích thước thương phẩm 30 – 40 con/kg.

Rong câu sau 2 tháng nuôi có thể tiến hành thu tỉa (tháng/lần) và luôn đảm bảo mật độ rong 0,5 – 1 kg/m2.

Nguồn: Thủy sản Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Tình hình sản xuất và cung ứng giống nhuyễn thể

Đối tượng nhuyễn thể đang được phát triển nuôi chủ yếu là ngao (nghêu Bến Tre), hàu Thái Bình Dương, tu hài, ốc hương, vẹm xanh, sò huyết… Đây là những đối tượng đã có công nghệ sản xuất giống.

Nghêu, ngao

Nuôi nghêu Bến Tre đang phát triển rất mạnh ở các tỉnh ven biển phía Nam, nhất là Bến Tre, Cà Mau, Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và một số tỉnh ven biển phía Bắc như Thái Bình, Nam Định. Nguồn con giống cung cấp chủ yếu từ khai thác tự nhiên. Nhiều địa phương như Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh đã thực hiện được quy chế quản lý bãi nghêu giống. Lượng ngao, nghêu giống cỡ nhỏ (nghêu cám) tự nhiên của Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau cung cấp cho các địa phương phía Bắc đã hình thành nghề ương nghêu giống trong ao ở Thái Bình, Nam Định, mang lại hiệu quả cao và góp phần tích cực cho việc giải quyết giống nuôi. Hiện nay, một số địa phương đang tiếp nhận công nghệ sản xuất giống nghêu từ các viện nghiên cứu bước đầu khá tốt như Tiền Giang, Bến Tre, Thái Bình, Nam Định.

Ốc hương

Ốc hương được nuôi ở các tỉnh ven biển miền Trung và giống được sản xuất chủ yếu ở các tỉnh Khánh Hòa, Thừa Thiên – Huế, Phú Yên và Ninh Thuận. Nhu cầu mỗi năm khoảng trên 10 – 20 triệu giống và tăng dần vì phần lớn diện tích ao nuôi tôm không hiệu quả ở vùng ven biển đã chuyển sang nuôi ốc hương. Tuy nhiên, sản xuất giống ốc hương chưa được quan tâm kiểm soát, chưa có tiêu chuẩn chất lượng.

Sò huyết

Nuôi sò huyết phát triển khá mạnh ở vùng ĐBSCL, tuy vậy con giống vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác tự nhiên, chưa sản xuất giống nhân tạo. Một số vùng nuôi cũng bắt đầu khoanh vùng bảo vệ các bãi sò huyết phân bố tự nhiên, cấm khai thác trong mùa sinh sản như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Phú Yên, Bình Định.

Trai ngọc

Trai ngọc được phát triển nuôi ở vùng biển Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng) và đang được phát triển nuôi ở Kiên Giang do những công ty có vốn đầu tư lớn nuôi với mục đích cấy ngọc. Do nuôi ở vùng biển xa, đầu tư lớn, thị trường tiêu thụ hẹp có tính chất chuyên sâu nên mức độ nuôi còn rất hạn chế, con giống nuôi do các công ty nuôi tự sản xuất giống.

Tu hài

Nuôi tu hài phát triển mạnh ở vùng vịnh Bái Tử Long (Vân Đồn, Quảng Ninh) và đang nuôi ở một số tỉnh ven biển miền Trung. Hiện nay, sản xuất giống đã hoàn thiện công nghệ và chủ động cung cấp đủ giống, đáp ứng nhu cầu.

Hàu Thái Bình Dương

Nuôi hàu đang được phát triển ở nhiều địa phương ven biển và có triển vọng khả quan về thị trường tiêu thụ. Vùng nuôi tập trung nhất ở Quảng Ninh. Hiện đã sản xuất được giống bằng sinh sản nhân tạo nhưng số lượng chưa nhiều. Công nghệ sản xuất giống hầu tam bội được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III nhập và đang triển khai ứng dụng sẽ góp phần tạo được giống có chất lượng và chủ động sản xuất giống cho nhu cầu nuôi.

Nguồn: Thủy sản Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kinh nghiệm nuôi ốc hương thuần túy

Ốc hương (Babylomia qreslata) là loài ốc biển rất quý, có giá trị xuất khẩu cao, phân bố dọc theo ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Ốc hương sống rải rác ở đáy biển, khi gặp mồi thì hợp thành đàn dày đặc, bu quanh miếng mồi để ăn. Vì vậy, ngư dân dùng bủa rập (một hình thức bẫy) có cài mồi để đánh bắt.

Ốc hương

Ở vùng biển Bình Thuận, ốc hương sống ở độ sâu 5 – 20m, đáy cát bùn hay bùn cát vùng bãi triều, thềm lục địa, cách bờ 2 -3km. Chúng ăn xác bã hữu cơ là chính nên cũng dễ nuôi; thích hợp với độ mặn 27 – 35%0, nhiệt độ nước 21 – 29°C, hàm lượng oxy hoà tan trên 4,5 mg/lít, độ PH 7,5 – 8,5.

Một số kinh nghiệm nuôi ốc hương thuần túy để đạt năng suất cao:

– Ngư dân Thái Lan làm rập 3 tầng, đường kính rộng 25cm, với lưới có mắt 25mm cố định trên khung bằng sắt để trống phía trên. Một giàn rập thường có 100 cái liên kết nhau trên một dây dài, mỗi rập cách nhau 1m. Buộc mồi vào giữa rập, thả chìm xuống đáy ở các bãi có ốc phân bố để nhử bắt.

– Ngư dân Bình Thuận dùng mồi là cá chai muối sau 12 – 24 giờ tạo mùi hấp dẫn cho ốc vào rập ăn.

– Ngư dân ở Thanh Hoá, Nghệ An lại dùng mồi bằng rắn biển để làm mồi cho ốc đem lại năng suất đánh bắt cao.

Tuy nhiên, những hiểu biết về loài ốc hương của chúng ta, nhất là ngư dân còn quá ít, trong khi lại tiến hành khai thác một cách thiếu khoa học nên nguồn lợi đang cạn dần, năng suất và sản lượng khai thác ngày càng giảm.

Ở Bình Thuận, 3- 4 năm về trước, ngư dân khai thác đạt từ 20 đến 100 kg/giàn rập 100 cái (loại 1 tầng), đến nay chỉ đạt 2 – 3kg/giàn rập (còng 100 cái). Nhưng do giá ốc hương rất cao, 40 – 50 ngàn đồng/kg (cả vỏ) nên ngư dân vẫn khai thác quanh năm, bắt hết ốc nhỏ, kể cả ốc đang trong mùa sinh sản của chúng.

Để khắc phục tình trạng trên, trước mắt ngư dân nên dùng mắt lưới làm rập cỡ 30 – 35m để hạn chế bắt ốc nhỏ và không bắt ốc vào mùa chúng sinh sản (tháng 3 – 5 âm lịch). Về lâu dài, Nhà nước cần tổ chức nghiên cứu sâu để nắm được các đặc điểm sinh học, từ đó cho sinh sản nhân tạo thành con giống và nuôi thương phẩm, nhằm tái tạo nguồn lợi, gia tăng sản lượng khai thác và nuôi để tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân, bảo đảm có nguồn hải sản quý xuất khẩu lâu dài và ngày càng tăng.

Nuôi ốc hương thương phẩm

Tùy từng điều kiện tự nhiên mà chọn loại hình nuôi ốc hương thương phẩm: nuôi đăng hoặc lồng, nuôi ao đất, nuôi bể xi-măng.

Nuôi trong đăng, lồng

Phải chọn vị trí đặt đăng, lồng ở vùng nước trong sạch, đáy cát hoặc san hô, độ mặn 25- 35‰, ổn định. Lồng, đăng được làm chắc chắn, có lưới bảo vệ. Độ sâu đặt lồng, cắm đăng từ 1,5m nước trở lên.

Nuôi ốc hương trong đăng, lồng

Thả giống: Cỡ giống tối thiểu đạt 8.000 – 10.000 con/kg trở lên. Mật độ thả: 500-1.000 con/m2.

Thời gian nuôi: Nuôi từ 5 – 6 tháng tùy theo điều kiện môi trường nuôi và quá trình quản lý chăm sóc.

Chăm sóc: Thức ăn cho ốc hương là cá, cua, ghẹ, don, dắt… đập vỏ, thái nhỏ. Lượng thức ăn mỗi ngày bằng 5 – 10% trọng lượng ốc hương, ngày cho ăn một lần vào chiều tối. Theo dõi lượng thức ăn thừa hằng ngày để điều chỉnh, vớt thức ăn thừa tránh ô nhiễm. Nếu lồng, đăng quá bẩn cần chuyển vị trí, làm vệ sinh lồng sạch sẽ.

Thu hoạch: Khi ốc nuôi đạt 90 – 150 con/kg tiến hành thu hoạch.

Nuôi trong ao

Ao nuôi phải gần biển, nước sạch, đáy cát, ít bùn. Độ mặn 25 – 35‰. Độ sâu ao từ 0,8 – 1,5m nước, độ pH 7,5 – 8,5. Ao tẩy sạch sẽ, diệt trừ dịch hại, dùng lưới ngăn cá dữ, cua ghẹ vào ăn ốc con.

Nuôi ốc hương trong ao

Thả giống: Cỡ giống thả 5.000 – 6.000 con/kg. Mật độ thả: 50 – 100 con/m2.

Thời gian nuôi: Từ 5 – 6 tháng tùy điều kiện chăm sóc và môi trường ao nuôi.

Chăm sóc: Thức ăn gồm cá, trai nước ngọt, don, cua, ghẹ… băm nhỏ. Lượng thức ăn hằng ngày bằng 5 – 10% trọng lượng ốc nuôi. Cho ăn mỗi ngày một lần vào chiều tối. Thức ăn được thả vào sàn hoặc vó, đặt đều khắp ao.

Theo dõi lượng thức ăn thừa hằng ngày để điều chỉnh. Vớt thức ăn thừa khỏi ao để tránh ô nhiễm. Thay nước ao thường xuyên để ốc lớn nhanh. Cải tạo lại ao cũ trước khi nuôi lại.

Thu hoạch: Khi ốc nuôi đạt kích thước 90 – 150 con/kg có thể thu hoạch. Tháo cạn nước trong ao, nhặt bắt ốc bằng tay, hoặc dùng cào sắt để gom ốc. Ốc thu hoạch xong nhốt trong giai hoặc bể 1 – 2 ngày để làm sạch bùn đất và trắng vỏ.

Nuôi trong bể xi măng

Bể xi-măng có che bớt ánh sáng bằng lưới chắn nắng. Nhiệt độ trong bể nuôi không quá 320C vào mùa hè. Đáy bể phủ cát mịn dày 2 – 3cm. Độ mặn 30 – 35‰, giữ độ mặn không giảm xuống dưới 20‰. Nuôi ở mức nước từ 0,5 – 1,2m.

Thả giống:  Con giống phải có kích cỡ đồng đều, không bị biến dạng, có màu sắc đặc trưng. Khi đem về trại nuôi ốc vẫn còn hoạt động. Ốc không bị bể vỏ mà đặc biệt là phần cuối của vỏ. Cần đến nơi sản xuất để tìm hiểu về con giống, cần chọn trai giống có uy tín, có thương hiệu.

Căn cứ vào số lượng ốc của từng bể, sau đó cân để định số lượng rồi thả vào bể. Khi vận chuyển cơ sở sản xuất chỉ vận chuyển 10kg ốc giống/thùng. Chỉ thả ốc vào bể khi ốc đã hồi phục và thích ứng với điều kiện môi trường. Cần thả đều ở tất cả các vị trí của bể nuôi.

Tùy theo tháng tuổi của ốc hương mà mật độ nuôi khác nhau:
– Tháng thứ nhất: 800 – 1.000 con/m2 ( ốc hương mới sinh sản thành giống).

– Tháng thứ hai: 500 – 800 con/m2.

– Tháng thứ ba: 200 – 300 con/m2.- Tháng thứ tư về sau: 100 – 200 con/m2.

Ốc hương cũng như các loại động vật thuỷ sản khác đều có khả năng thích ứng cũng như chịu đựng các điều kiện môi trường có giới hạn.

Thời gian nuôi: Thời gian nuôi từ 5 – 7 tháng tùy theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và tùy thuộc vào giá cả thị trường.

Chăm sócCho ốc hương ăn tôm, cá, thịt nghêu băm nhỏ (đã bỏ xương, vỏ). Thức ăn được băm ra (đối với loại thức ăn có kích thước lớn) và rửa sạch trước khi cho vào bể nuôi để hạn chế ô nhiễm. Thức ăn được rãi đều khắp bể nuôi vì ốc hương giai đoạn nhỏ chỉ vận động được trong một bán kính nhất định.

Mỗi ngày cho ốc hương ăn 2 lần ở 3 tháng đầu và 1 lần ở tháng thứ 4 trở đi, cho ốc ăn vào buổi chiều tối.

Lượng thức ăn tùy theo tháng tuổi:
– Tháng thứ nhất: 15 – 20% trọng lượng ốc nuôi.
–  Tháng thứ hai: 10 – 15% trọng lượng ốc nuôi.
– Tháng thứ ba: 8 – 10% trọng lượng ốc nuôi.
– Tháng thứ tư về sau: 5 – 7% trọng lượng thân ốc nuôi.

So sánh sự sinh trưởng của ốc hương với các loại thức ăn tươi khác nhau.

Thu hoạchKhi ốc đạt kích thước 90 – 150 con/kg có thể thu hoạch bán thương phẩm.

Cách thu:
– Tháo cạn nước trong bể.
–  Dùng tay bắt toàn bộ ốc trong bể.
– Có thể dùng miếng nhựa xúc cả ốc và cát sàng qua cỡ mắt lưới phù hợp vừa có thể chọn ốc đạt tiêu chuẩn vừa sàn, loại lại được những con ốc nhỏ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật sản xuất ốc hương giống

Một số phương pháp sản xuất giống ốc hương thành công:

1. Lựa chọn ốc hương bố mẹ và nuôi vỗ thành thục

  • Chọn những ốc được khai thác tự nhiên có kích thước hơn 50 mm, khỏe mạnh. Nuôi vỗ trong bể xi-măng có dung tích 15-20 m³, mật độ 10-15 con/m², đáy cát dày 5-10 cm; thức ăn là cá, ghẹ, mực, sò, trai với lượng thức ăn bằng khoảng 5-7% trọng lượng ốc nuôi.

Ương giống ốc hương

  • Nuôi ốc trong bể xi măng với mật độ từ 20-40 con?/m² (tương đương 1,5-2,0kg/m²), duy trì mực nước trong bể từ 0,4-0.5m, sục khí mạnh trong bể nuôi, sử dụng luân phiên các loại thức ăn là tôm, cua, cá,ghẹ, hầu.
  • Định kỳ cho ăn 1 lần/ngày vào buổi tối định kỳ thay nước vệ sinh hằng ngày, lớp cát thì thường 5-6 ngày thay 1 lần, sử dụng một số loại hóa chất để phòng trừ dịch hại.
  • Ốc sau khi mua về nuôi vỗ 7-10 ngày thì tự giao phối và sinh sản.Trước khi đẻ cần giảm lượng thức ăn, thời tiết mát mẻ đẻ tốt hơn, nhiệt độ lớn hơn 310C ốc ngưng đẻ, sức sinh sản phụ thuộc yếu tố nhiệt độ.
  • Ốc hương sinh sản tự nhiên chưa có kỹ thuật sinh sản nhân tạo.
  • Hoạt động đẻ trứng của ốc thường diễn ra vào ban đêm. Để tránh nhiễm khuẩn cho trứng, các bọc trứng ốc hương được đẻ vào ban đêm cần được thu ngay vào sáng sớm hôm sau.

Ốc hương bố mẹ

  • Rửa sạch bọc trứng và ngâm các bọc trứng trong dung dịch thuốc tím 5-10 ppm trong thời gian 1-2 phút, loại bỏ các bọc trứng bị vỡ hoặc có màu trắng đục, rửa sạch bằng nước mặn trước khi ấp.
  • Bọc trứng được xếp trên đáy của khay nhựa với mật độ 1.200-1.500 bọc/4-5 dm² diện tích khay. Trứng thường dễ bị ung nếu ấp ở mật độ quá dày. Các khay nhựa này được đặt trong bể ấp có thể tích 0,5-1 m3.
  • Trong quá trình ấp, sục khí đầy đủ, thay nước và loại bỏ các bọc trứng bị ung hàng ngày.

2. Ương ấu trùng

  • Sau khi thu trứng từ bể nuôi vỗ ốc bố mẹ, ấp trứng trong bể ương vì ấp trong bể ấp thì khả năng bị tác động bởi các yếu tố hóa học và bị ảnh hưởng cao. Trứng sau 4 – 5 ngày thì nở ra ấu trùng Verliger.
  • Mật độ ương 100-120 con/l. Cũng như các loài thuỷ sản khác, khi nuôi ốc hương ở mật độ quá cao ấu trùng dễ bị nhiễm bệnh do khó điều khiển sự cân bằng sinh thái trong môi trường bể ương. Tuy nhiên cũng không nên ương ở mật độ quá thấp sẽ gây lãng phí do không tận dụng hết công suất bể. Cũng có thể nuôi ở mật độ cao hơn ở tuần đầu sau đó san thưa đảm bảo mật độ thích hợp cho ấu trùng ở cuối giai đoạn bơi.

Ấu trùng ốc hương

  • Thay nước hằng ngày 40-60% thể tích bể. Thức ăn tươi là tảo đơn bào, thức ăn hỗn hợp cho tôm sú với mật độ sử dụng tăng dần, cho ăn hai lần/ngày cung ấp thức ăn vừa đủ :liều lượng 0,3-0,4 gam/lần, cho ăn 4 lần/ngày.
  • Nuôi ở độ mặn 34 – 35 ‰, nhiệt độ 25 – 29oC ở 25 oC là tốt nhất , pH = 7,5 – 8,0 và oxy hòa tan 6,2 – 8,5mg/l. Mật độ nuôi thích hợp 120-150 ấu trùng/lít.
  • Tốt nhất trong quá trình ương, mật độ thích hợp tại thời điểm ấu trùng đang xuống đáy là 100-120 ấu trùng/lít.
  • Không nên thay nước nhiều dễ gây chết khoảng ngày thứ 6-7 thay 80% lượng nước, còn sau đó nước hơi trong chỉ thay 50% tuy nhiên việc thay nước hàng ngày làm mất đi một lượng thức ăn trôi nổi trong nước, gây ra những tác động cơ học như ấu trùng bị ép vào thành lưới, có thể gây sốc cho ấu trùng tăng tỷ lệ tử vong, nên tốt nhất chỉ thay nước 2-3 ngày/lần. Bổ sung vitamin vào thức ăn và môi trường nước giúp ấu trùng sử dụng thức ăn tốt hơn và tăng sức đề kháng cho ốc.

3. Ương ốc giống

  • Bể ương cọ rửa, tẩy trùng bằng chlorin nồng độ 100ppm, rửa sạch bể bằng nước biển sạch, để khô. Cách đáy bể 50 cm dán ống nhựa xung quanh để ốc không bò ra, cấp nước thấp hơn ống 4-10 cm.
  • Ðáy bể rải cát mịn dày 2-3 cm, sục khí phân đều khắp bể. sục khí 5-10 giờ trước khi chuyển. Ngay trước khi chuyển cung cấp cát, thức ăn và các loại hóa chất cần thiết cho việc xử lý nước hoặc phòng bệnh nhằm tạo môi trường tương tự giữa bể cũ và bể mới. Dùng vợt chuyển ấu trùng nhẹ nhàng.
  • Mật độ ương tùy theo kích cỡ ốc giống: kích cỡ từ 1.000 – 4.000 con/kg thì mật độ ương 1.000 – 3.000 con/m2; kích cỡ từ 4.000-7.000 con/kg thì mật độ ương 3.000-5.000 con/m2; kích cỡ càng lớn thì mật độ ương càng thấp, chẳng hạn dưới 10.0000 con/kg nên ương với mật độ từ 10.000-15.000 con/m2.
  • Trong tháng đầu, thức ăn cho ốc là thịt tôm, ghẹ băm nhỏ. Lượng thức ăn vừa đủ, không dư, cho ăn 1-2 lần/ngày.
  • Sang tháng thứ 2, cho ốc ăn thịt cá, tôm, ghẹ, nhuyễn thể 2 vỏ cắt nhỏ, sử dụng artemia nuôi ấu trùng giai đoạn mới chuyển xuống đáy là một trong những điểm mấu chốt quan trọng làm tăng tỷ lệ sống của ốc giống.
  • Sục khí rửa cát hoặc thay cát, thay nước hàng ngày, sau 30 ngày sau thay sàn lần đầu tiên sau đó 6-7 sàn tiếp, khi cho vào bể mới thì phải có kháng sinh trước do khi sàn gay sây sát cho ốc.

Chú ý: giai đoạn ấu trùng nổi ốc dễ nhiễm bệnh nhất, ít thay nước, kháng sinh định kỳ Oxytetracylin, Steptomycine, Chloraphenicol. Ốc bị mòn vỏ, gãy đuôi, bạc đuôi, đóng rong và chết rải rác.

  • Sau khi chuyển sang giai đoạn bò khoảng 10 ngày hoặc đạt kích thước 7000-8000 con/kg, ốc bỏ ăn và chết hàng loạt. Trong một số trường hợp ốc ăn thịt lẫn nhau, vào mùa lạnh ốc chui ra khỏi vỏ, bắt mồi bình thường và chết sau thời gian ngắn. Bên cạnh việc quản lý môi trường tốt, sử dụng một số hóa chất như CuSO4 0,1 ppm.
  • Ốc hương giống thu hoạch khi đạt cỡ 10000-15000 con/kg, đăng hoặc lồng trên biển. Rút cạn nước bể ương, dùng miếng nhựa xúc cả ốc và cát sàng qua các cỡ mắt lưới khác nhau để phân loại ốc.

Thu giống ốc hương

  • Ốc giống vận chuyển bằng hai cách: dùng bao ni-lon bơm ô-xy, đóng kín vào thùng xốp, giữ nhiệt độ 24-25oC; đóng khô, giữ nhiệt độ 24-25oC trong suốt quá trình vận chuyển. Mỗi thùng xốp có thể vận chuyển được 10 kg ốc giống.

Tổng hợp từ Farmtech Vietnam.

Quy trình nuôi ghép tu hài, ốc hương và rong câu

Việc nuôi ghép các đối tượng này trong ao đầm nước mặn vừa đa dạng hóa đối tượng nuôi vừa hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao thu nhập cho người dân. Quy trình này đang được nhân rộng tại các vùng ven biển miền Trung.

Chuẩn bị ao nuôi

Khu vực nuôi là ao, đầm nguồn nước có độ mặn từ 25‰ trở lên trong suốt thời gian nuôi (8 tháng). Diện tích tối thiểu từ 3.000 m2 trở lên, trong đó, diện tích nuôi tu hài và rong câu ở giữa phải chiếm 30 – 50% tổng diện tích ao nuôi. Ao có bờ bao chắc chắn và cống cấp, thoát nước đảm bảo gần nguồn nước để thuận tiện thay nước. Chất lượng nước có pH 7,5 – 8, đáy cát bùn (cát nhiều hơn bùn, không nhiễm phèn và ít mùn bã hữu cơ).

Tháo cạn nước ao, đầm dọn sạch các loại rong, rêu, san hô, cây cỏ… tu sửa bờ ao, cống, nếu bùn đáy dày thì có thể nạo vét bớt, san bằng đáy, tạo dốc về phía cống thoát.

Dùng vôi nông nghiệp (CaO) rải xuống đáy ao, liều lượng 500 – 700  kg/ha để vệ sinh, sát trùng đáy ao. Nếu đáy ao không bằng phẳng cần rải vôi tập trung ở những vùng trũng, nhiều bùn. Xung quanh bờ ao phải vây lưới cước quanh bờ, sát mép nước (cỡ mắt lưới a = 0,3 cm) để ngăn không cho ốc bò lên bờ.

Khu vực nuôi tu hài và rong câu ở giữa ao được vây chắn lưới xung quanh với diện tích 1.000 – 2.000 m2 (dài 40 – 50 m và rộng 25 – 40 m). Đào rãnh sâu 15 – 20 cm, rộng 20 cm, cắm cọc đỡ lưới (đường kính cọc 5 – 7 cm, cao 1 m, khoảng cách 2 m/cọc), sau đó, đưa lưới xuống rãnh phủ đất và lèn chặt chân.

Cấp nước sạch cho ao vào kỳ triều cường, nước được lọc qua hệ thống đăng lưới chắn để ngăn rác, cá tạp và các loại địch hại khác vào ao. Duy trì mực nước 0,8 – 1,2 m trong ao và lắp quạt khí để đảo nước và tăng cường ôxy hòa tan trong ao khi ốc lớn, mật độ nuôi cao (2 dàn quạt/3.000 m2).

Nuôi ghép Tu hài, Ốc hương và Rong câu cho hiệu quả cao

Thả giống và chăm sóc

Thả giống

Giống ốc hương: được mua về cỡ 15 – 20 mm (4.000 – 6.000 con/kg), vận chuyển bằng bao nilon bơm ôxy, đóng kín vào thùng xốp, giữ nhiệt độ 24 – 250C hoặc đóng khô, giữ nhiệt độ 24 – 250C trong suốt quá trình vận chuyển. Ốc khoẻ mạnh, màu sắc tươi sáng, bò lên nhanh khi cho ăn và vùi toàn bộ xuống cát khi ăn xong. Không có các biểu hiện nhiễm bệnh như trắng vỏ, gãy đỉnh vỏ, sưng vòi…

Giống tu hài: có thể mua từ trại giống sản xuất nhân tạo hoặc giống thu gom từ tự nhiên, giống thường có kích cỡ 1.500 – 3.000 con/kg, giống phải khỏe mạnh không bị sứt sát, màu sắc tươi sáng và vòi không bị sưng. Mật độ thả 7 – 8 con/m2 ghép với trồng rong câu (0,5 kg/m2). Rong và tu hài được trồng và nuôi trong đăng chắn ở giữa ao.

Ốc hương: nuôi làm 2 giai đoạn: Giai đoạn ương (1 tháng đầu), thả 800 – 1.000 con/m2, nuôi trong đăng chắn với diện tích 200 m2. Nuôi lớn: Sau 1 tháng nuôi, ốc đạt cỡ 700 – 900 con/kg, mở lưới đăng và san thưa ốc trong ao (khu vực nuôi ốc) để nuôi lớn, mật độ 30 – 40 con/m2.

Chăm sóc, quản lý

Thức ăn cho ốc hương bao gồm cá tạp, tôm, tép…; cho ăn 1 – 2 lần/ngày, lượng thức ăn chiếm 10% trọng lượng thân và được điều chỉnh hàng ngày theo sức ăn của ốc. Nên sử dụng thức ăn tươi, không cho ốc ăn thức ăn ôi thiu. Có thể căn cứ vào điều kiện môi trường nước ao nuôi cùng với tốc độ sinh trưởng và mật độ ốc thả mà có thể san thưa để đảm bảo ốc sinh trưởng tốt. Cùng đó, có thể kết hợp tháo cạn nước, vệ sinh ao để san thưa sang ao và đăng nuôi khác nếu môi trường đáy ao có nhiều bùn và rong.

Trong quá trình nuôi thường xuyên quan sát hoạt động ăn mồi của ốc, kiểm tra sự dò rỉ nước ao, kịp thời phát hiện địch hại để diệt trừ. Theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp. Thay nước định kỳ 3 – 5 ngày/lần, mỗi lần 20 – 30% lượng nước ao. Luôn phải giữ cho môi trường ao nuôi trong sạch, tránh ô nhiễm làm ốc bị nhiễm bệnh. Duy trì mực nước trong ao 0,8 – 1,2 m để ổn định nhiệt độ, hạn chế rong đáy phát triển. Ốc hương thường vùi mình trong bùn và sống chủ yếu dưới tầng đáy, do vậy để tránh ô nhiễm đáy cần vớt hết thức ăn thừa. Vận hành quạt khí liên tục từ tháng thứ 2 trở đi nhằm cung cấp ôxy hòa tan và gom tụ chất thải vào giữa ao làm thức ăn cho tu hài. Cùng đó, nguồn dinh dưỡng sinh ra trong quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ, bài tiết của ốc sẽ được rong câu hấp thụ, vừa làm trong nước ao vừa hạn chế được tảo và vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong vụ nuôi, cần hạn chế sự biến động lớn của độ mặn (không quá 5‰), để tu hài, rong câu, ốc hương phát triển tốt cần định kỳ thay nước ao đầm (15 – 20‰) vào kỳ con nước có độ mặn cao để cung cấp thêm nguồn thức ăn cho tu hài và làm trong nước, giúp ốc hương và rong câu phát triển tốt.

Ổn định các yếu tố môi trường trong suốt vụ nuôi như nhiệt độ nước: 27 – 300C; độ trong 30 – 35 cm, pH 7,5 – 8,5, độ kiềm 100 – 120 mg/l kiềm, ôxy hòa tan trên 4 mg/l, độ mặn 25 – 30‰; H2S < 0,01 mg/l; NO2 và NO3 < 0,1 mg/l. Cần kiểm tra chất đáy định kỳ (tháng/lần), nếu chất đáy có mùi hôi thối, chuyển sang màu đen thì tiến hành cào đáy, quạt và thay nước. Ngoài ra có thể bổ sung thêm cát sạch dày khoảng 2 cm.

Thu hoạch

Sau 5 – 6 tháng nuôi, khi ốc hương đạt kích cỡ lớn 25 – 30 con/kg con thì thu hoạch bằng cách dùng bẫy, lồng nhử mồi hoặc vợt để thu tỉa những con to, con nhỏ để lại nuôi tiếp. Sau 8 tháng nuôi trở lên có thể thu hoạch tu hài bán nếu đạt kích thước thương phẩm 30 – 40 con/kg.

Rong câu sau 2 tháng nuôi có thể tiến hành thu tỉa (tháng/lần) và luôn đảm bảo mật độ rong 0,5 – 1 kg/m2.

Nguồn : thuysanvietnam, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Một số lưu ý khi nuôi ốc Hương thương phẩm

Những năm gần đây, nghề nuôi ốc Hương đang gặp phải nhiều khó khăn như tình hình dịch bệnh tràn lan, môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, giá cả thị trường không ổn định. Để hạn chế những tình trạng trên, người nuôi cần chú ý những vấn đề sau:

Đầu tiên:

Khâu cải tạo ao là quan trọng nhất, đặc biệt là cải tạo nền đáy cho sạch sẽ. Vì phần lớn thời gian ốc Hương vùi mình trong cát, chỉ ngoi lên khi được cho ăn, nếu đáy cát không được làm sạch ngay từ đầu thì với lượng lớn thức ăn tươi hàng ngày sử dụng cùng với thời gian nuôi dài từ 5 đến 6 tháng sẽ làm đáy ao ô nhiễm, từ đó các mầm bệnh sẵn có trong ao sẽ bùng phát thành dịch. Rút cạn nước, phơi đáy ao giữa các vụ nuôi kết hợp bón vôi sát trùng ao là việc làm cần thiết, thời gian phơi ao ngắt vụ từ 1 tháng trở lên, kết hợp dọn dẹp sạch rong và ốc tạp từ vụ trước để lại, lượng vôi bón từ 7 đến 10 kg/100 m2. Phủ lên đáy ao lớp cát biển sạch, dày khoảng 5 – 10 cm để ốc vùi mình.

Thứ hai:

Chọn con giống có chất lượng tốt, đã qua kiểm dịch. Ốc có kích cỡ đồng đều, vỏ mỏng màu sáng, có lớp da vỏ phát triển bên ngoài, có các vân màu nâu đậm. Vỏ hoàn chỉnh, không bị mục hoặc bị gãy đỉnh vỏ, hình thành các vòng xoắn. Không có dấu hiệu cho thấy ốc bị sưng vòi. Kích cỡ giống 0,5 cm/con, mật độ thả 50 con/m2 .

Thứ ba:

Thức ăn sử dụng là tôm, cá tạp, phải đảm bảo độ tươi, không có mùi ôi thối, không bị dập nát, được vệ sinh sạch sẽ. Không có hóa chất bảo quản. Không mang mầm bệnh đối với ốc Hương. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 5 – 10% khối lượng ốc trong ao. Thức ăn được thả vào các sàn hoặc vó, đặt đều khắp trong ao. Sau khi cho ăn 3 – 4 giờ, vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu cá ra khỏi ao để tránh ô nhiễm.

Thứ tư:

Ao nuôi phải được thiết kế hợp lý, trong ao phải có đăng lưới để ngăn không cho ốc bò đi. Tùy vào hình thức nuôi đơn hay nuôi ghép ốc Hương với các đối tượng khác mà bố trí đăng chắn cho phù hợp. Thời gian đầu ốc còn nhỏ nên chắn lưới khoanh vùng diện tích nhỏ để ương nuôi, vừa dễ dàng chăm sóc, thu gom thức ăn thừa, vừa tiết kiệm lượng cát sạch làm nền đáy ao. Sau khi ốc đạt kích cỡ lớn hơn mới thêm cát sạch và mở rộng đăng chắn.

Cuối cùng, nên nuôi ghép với một số đối tượng khác, vừa tận dụng diện tích mặt nước, tăng thêm thu nhập, vừa để xử lý, cải thiện môi trường nước ao nuôi. Các đối tượng có thể nuôi ghép với ốc hương như rong Câu, Tu hài, Hải sâm, cá Dìa.

Nguồn: Trungtamkhuyennong được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi ốc hương thương phẩm trong đăng, lồng

Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, vị trí của từng vùng mà chọn loại hình nuôi cho thích hợp. Hiện nay có 4 loại hình nuôi ốc hương thương phẩm: nuôi trong đăng, nuôi lồng, nuôi trong ao đất, nuôi trong bể xi măng.

Ốc hương

Dưới đây là một số kỹ thuật cơ bản nuôi ốc hương thương phẩm chia sẻ đến bà con:

1. Điều kiện nuôi

Chọn nơi có vùng nước trong sạch, không bị ô nhiễm để đặt lồng hoặc cắm đăng nuôi ốc. Chú ý các điều kiện:

-Chất đáy: phải là cát hoặc san hô, ít bùn.

-Độ mặn: độ mặn của nước ổn định trong khoảng 25-35‰.

-Nguồn nước: nước phải trong sạch và không bị ảnh hưởng của nước ngọt do tác động của nước sông vào mùa mưa.

-Độ sâu: độ sâu đặt lồng hoặc cắm đăng từ 1,5m nước trở lên.

2. Cấu tạo của đăng, lồng

-Diện tích lồng: tùy theo điều kiện nuôi mà có thể làm lồng có diện tích khác nhau, thông thường là từ 1-4 m².

-Khung lồng làm bằng sắt, có lưới bảo vệ bên ngoài nhằm ngăn không cho cá dữ, cua, ghẹ lọt vào ăn ốc. Lồng nuôi phải được chôn sâu dưới lớp cát đáy khoảng 5cm để có nền cát cho ốc vùi mình.

Lồng nuôi ốc hương

-Đăng làm bằng tre, có bao lưới xung quanh nhằm ngăn không cho cá dữ, cua ghẹ lọt vào ăn ốc. Độ cao lưới cắm đăng phải vượt trên mức nước thủy triều cao nhất là 1m để ốc không bị sóng đánh ra ngoài. Đăng nuôi phải chôn sâu xuống dưới cát ít nhất 10cm để tránh ốc chui ra ngoài.

3. Thả giống

-Chọn giống: ốc giống có kích cỡ tối thiểu từ 8.000 – 10.000 con/kg trở lên.

Ốc hương giống

-Mật độ thả giống khoảng 500 – 1000 con/m².

-Cách thả giống: Trước khi thả ốc hương giống cần phải để ốc giống thích nghi dần với nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước, không được thả ngay để tránh hiện tượng gây sốc nhiệt cho ốc.

4. Nhu cầu thức ăn

– Thức ăn của ốc hương bao gồm cá, cua, ghẹ, trai nước ngọt…

– Cho ăn: mỗi ngày ốc hương ăn một lần vào buổi chiều tối, lượng thức ăn tùy theo tháng tuổi.

+ Tháng thứ nhất: lượng thức ăn chiếm 15-20% trọng lượng ốc nuôi.

+ Tháng thứ hai: lượng thức ăn chiếm 10-15% trọng lượng ốc nuôi.

+ Tháng thứ ba: lượng thức ăn chiếm 8-10% trọng lượng ốc nuôi.

+ Tháng thứ tư về sau: lượng thức ăn chiếm 5-7% trọng lượng thân ốc nuôi.

Chú ý:

+ Đối với cá nhỏ thì có thể để nguyên con thả vào cho ốc ăn.

+ Đối với trai, sò, hầu… thì cần đập vỡ rồi thả vào cho ốc ăn.

+ Đối với cua, ghẹ phải lột mai, đập bể càng trước khi cho ăn.

5. Quản lý và chăm sóc

– Hàng ngày theo dõi lượng thức ăn để điều chỉnh cho phù hợp. Vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu, cá, vỏ sò… ra khỏi lồng để tránh ô nhiễm nước.

– Thường xuyên kiểm tra lưới, phát hiện kịp thời địch hại để diệt trừ, thường xuyên làm vệ sinh lồng lưới, thu lượm rác rưởi mắc trên lưới để nước lưu thông.

– Trường hợp đáy lồng quá bẩn và có mùi hôi thì sẽ làm cho ốc hương không ăn và yếu dần. Gặp trường hợp này cần chuyển lồng sang vị trí mới. Đối với nuôi trong đăng cắm cố định thì cần ngăn thành nhiều ngăn, chuyển ốc hương sang ngăn mới khi đáy ngăn cũ nuôi lâu ngày bị bẩn.

6. Thời gian nuôi

Thời gian nuôi ốc hương khoảng từ 5 – 6 tháng, tùy theo điều kiện môi trường nuôi và quá trình quản lý, chăm sóc.

7. Thu hoạch

– Khi ốc nuôi đạt kích thước khoảng từ 90-150 con/kg thì có thể thu hoạch để bán thương phẩm.

Thu hoạch ốc hương

– Cách thu hoạch: Ốc hương nuôi trong đăng thu hoạch bằng cách đặt bẫy hoặc lặn bắt. Nuôi trong lồng thu hoạch bằng cách nhấc lồng lên rồi nhặt ốc.

– Ốc hương sau khi thu hoạch cần nhốt trong giai hoặc trong bể từ 1-2 ngày để làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ trước khi xuất bán.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

 

Hiệu quả mô hình nuôi ốc hương có mái che

Anh Nguyễn Văn Châu sinh trưởng ở làng biển Sơn Hải là nông dân đầu tiên ở địa phương đầu tư nuôi ốc hương thương phẩm trong hồ xi măng có mái che. Ốc hương được nuôi dưỡng trong môi trường thoáng mát, cách ly dịch bệnh, sinh trưởng tốt. Mô hình này bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cần được nghiên cứu áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Trao đổi với người nông dân nuôi ốc hương vào diện “đầu bảng” ở xã Phước Dinh, chúng tôi được biết anh Châu đã có nhiều năm gắn bó với nghề nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Nghề nuôi tôm thương phẩm trong những năm gần đây kém hiệu quả do nguồn nước bị ô nhiễm. Từ năm 2014, anh Châu quyết định chuyển sang nuôi ốc hương trong hồ xi măng có mái che. Cơ sở này do anh sang nhượng lại của một doanh nhân từ TP. Hồ Chí Minh ra Sơn Hải đầu tư nuôi ốc hương bị “thất bại” do chưa nắm vững kỹ thuật nuôi. Trong đó có 4 ha ao nuôi ốc hương lộ thiên và 1 ha xây dựng 110 hồ xi măng nuôi ốc hương thương phẩm. Sau khi sang nhượng, anh Châu thay mái lá dừa nước bằng mái tole và lợp lưới chống nóng; nền hồ lót cát biển dày 6 cm. Đồng thời khoan giếng bơm nước biển lên lắng lọc cung cấp nguồn nước sạch cho hồ nuôi. Đối với ao nuôi lộ thiên, anh đầu tư lợp lưới đen thử nghiệm trên diện tích 2 ha nhằm giảm ánh nắng tác động lên ao nuôi.

Anh Nguyễn Văn Châu nuôi ốc hương đạt hiệu quả kinh tế cao ở thôn Sơn Hải 2, xã Phước Dinh.

Vụ đầu tiên vào giữa năm 2014, anh Châu thả giống nuôi ốc hương mật độ 10 ngàn con/hồ/32 m2. Anh cung cấp thức ăn cho ốc hương bằng nguồn tôm, ghẹ tươi. Sau mỗi lần cho ăn nguồn nước cũ được tháo xả và bơm nước mới vào hồ tạo môi trường nước sạch kết hợp sục khí tăng khả năng trao đổi oxy. Nhờ biện pháp nuôi dưỡng trong môi trường nước sạch, đầy đủ dinh dưỡng, không sử dụng kháng sinh, ốc hương của gia đình anh Châu sống khỏe, nhanh lớn. Sau 5-6 tháng nuôi, anh xuất ốc hương bán nội địa cở 80- 100 con/kg được thương lái thu mua với giá 200- 250 ngàn đồng/kg. Đối với ao nuôi lộ thiên sử dụng lưới che nắng tạo môi trường thuận lợi cho ốc hương sinh trưởng tốt. Nhờ ứng dụng hiệu quả các biện pháp kỹ thuật phù hợp chu kỳ sinh trưởng của ốc hương giúp anh Châu có những “mùa vàng” bội thu từ vật nuôi mới trên địa bàn xã Phước Dinh. Trung bình mỗi năm, anh xuất ao 70- 80 tấn ốc hương thương phẩm thu doanh thu vài chục tỉ đồng. Anh nghiên cứu nuôi thành công ốc hương bố mẹ cho sinh sản chủ động nguồn con giống sạch tại trang trại. Anh Châu tạo việc làm thường xuyên cho 30- 40 lao động địa phương có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng. Đối với lao động gắn bó với chủ trại được anh thưởng lương tháng 13 vào dịp cuối năm và ứng trước tiền công cho lao động mượn cải thiện nhà ở.

Khi được hỏi về bí quyết thành công trong nghề nuôi ốc hương thương phẩm có mái che, anh Châu cười hồn hậu, chia sẻ:” Tui thay lá dừa nước bằng mái lole có lưới chống nóng vừa mát về mùa hè vừa ấm về mùa đông kết hợp thay nước sạch thường xuyên và cung cấp đầy đủ thức ăn nên con ốc hương “sống khỏe”. Đối với ao nuôi ngoài trời, tui giăng lưới để ngăn ánh nắng tạo môi trường cho tảo phát triển làm “mái che” cho ốc hương sinh trưởng. Hiện nay, khi cải tạo ao nuôi tui rải mật đường tạo môi trường cho tảo phát triển nên không phải dùng lưới che. Tui sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc hương cho bà con thôn xóm vươn lên làm giàu chính đáng từ tiềm năng và lợi thế địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới”.

Mô hình nuôi ốc hương trong hồ xi măng có mái che của gia đình anh Nguyễn Văn Châu.

Đồng chí Nguyễn Thái Đạo, Phó Chủ tịch UBBD xã Phước Dinh nhận xét:”Anh Nguyễn Văn Châu là nông dân đầu tiên áp dụng hiệu quả mô hình nuôi ốc hương có mái che đem lại thu nhập cao, tạo việc làm thường xuyên cho 30- 40 lao động. Ốc hương là loài nuôi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương cho thu nhập cao đang được bà con mở rộng diện tích. Tính riêng năm 2016, nông dân Phước Dinh thả nuôi 52 ha ốc hương, sản lượng ước đạt trên 1.350 tấn. Chính quyền địa phương đề nghị Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiến hành khảo sát hiệu quả mô hình nuôi ốc hương có mái che của gia đình anh Châu để phổ biến nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời quy hoạch vùng nuôi tâp trung, đánh giá tác động môi trường, hướng dẫn kỹ thuật giúp nông dân phát triển nghề nuôi ốc hương theo hướng an toàn, bền vững”.

Nguồn: NTO được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.