9X xứ Tuyên trồng dưa sạch ‘5 không’

 

Bỏ nhiều cơ hội làm việc tại các thành phố lớn, anh Vũ Văn Sơn (SN 1993) ở thôn Mường, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) trở về quê dấn thân vào nông nghiệp sau bao ngày tháng trăn trở.

Nói là làm, anh cùng với người bạn thân của mình là Nông Quốc Doanh cải tạo 1.000 m2 vườn tạp, xây dựng nhà lưới để sản xuất…

Đầu năm 2017, hai anh bắt tay vào trồng thử nghiệm giống dưa lưới, lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt. Áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc theo quy trình VietGAP. Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên vừa làm, vừa nghiên cứu học hỏi. Vụ đầu cho năng suất thấp, chất lượng dưa nhạt phải cho lợn ăn.

Không hề nản chí, Sơn và Doanh quyết tâm làm lại từ đầu. Được sự ủng hộ vè vốn của gia đình, hai chàng trai tiếp tục đầu tư, đưa giống dưa Malaysia vào trồng và có kết quả tốt.

Vườn dưa lưới Malaysia của anh Sơn.

Sơn chia sẻ: Để cây đạt năng suất, chất lượng tốt nhất thì ngay những bước ban đầu phải làm cẩn thận, tỉ mỉ. Từ khâu làm đất, khi bắt đầu trồng dùng loại phân gà ủ hoai mục, phân hữu cơ từ cây ngô kết hợp một số chế phẩm sinh học khác.

Lên luống che chắn bằng màng phủ nông nghiệp, đục lỗ khoảng cách 40 – 50 cm. Đến giai đoạn ươm hạt, sử dụng xơ dừa và phân gà đã ủ hoai mục, ươm giống từ 10 – 15 ngày. Từ 25 – 30 ngày sau trồng, cây cho hoa cái, dùng ong mật để thụ phấn cho hoa. Khi cây đậu quả, từ nhánh thứ 7 – 12 chỉ để mỗi cây một quả, cây được 24 lá thì bấm ngọn, vừa dễ chăm sóc và các chất dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi quả.

Đây là giống dưa tốt, phù hợp với khí hậu ở Hàm Yên ngày nắng nóng đêm mát, độ ẩm cao, chưa phát hiện sâu bệnh. Ngoài ra, để phòng ngừa, anh dùng chế phẩm sinh học và cho cách ly trong thời gian nhất định.

Dưa lưới được dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Anh Sơn cũng chia sẻ thêm, muốn quả thơm ngon cần tăng cường bón phân hữu cơ, tuân thủ theo nguyên tắc 4 “đúng”: đúng loại, đúng lượng, đúng thời điểm và bón đúng cách. Đồng thời, áp dụng nguyên tắc 5 “không”, đó là không sử dụng phân bón hóa học, không dùng giống biến đổi gen, không dùng chất kích thích sinh trưởng để phun, tưới, không dùng các loại thuốc diệt cỏ cũng như thuốc trừ sâu.

Sau 80 – 85 ngày dưa lưới cho thu hoạch, một quả có trọng lượng từ 1,8 – 2kg, mỗi vụ đạt từ 2,5 – 3 tấn. Nếu khéo trồng thì 1 năm sẽ được thu 3 vụ. Dưa được giao buôn tại các cửa hàng nông sản sạch tại Hà Nội với giá 40.000 – 45.000 đồng/kg, bán lẻ từ 65.000 – 70.000 đồng/kg. Từ việc trồng dưa và cam sau khi trừ chi phí còn lãi 300 – 400 triệu đồng/năm.

Để khách hàng biết đến sản phẩm của mình nhiều hơn, hai anh đã tiến hành làm thủ tục xác thực thông tin, nguồn gốc sản phẩm. Mỗi quả dưa và cam khi xuất bán, đều gắn tem truy xuất nguồn gốc giúp khách hàng kiểm tra được xuất xứ, ngày thu hái… Về chất lượng, sản phẩm đã được kiểm định bởi Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia và Viện Bảo vệ thực vật.

Về hướng đi sắp tới, Sơn chia sẻ sẽ tiếp tục sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, tập trung canh tác thêm mít và na Thái. Đầu tư mở rộng hệ thống nhà lưới. Thu hút nguồn vốn tín dụng ưu đãi và tìm kiếm những thị trường tiềm năng, ổn định.

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Trồng ổi lê Đài Loan cho quả quanh năm, ăn giòn ngọt, không lo ế

Mô hình chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng ổi lê Đài Loan của anh Lê Thanh Phú, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) cho thu nhập khá.

Đến xã Tứ Quận, hình ảnh ấn tượng đầu tiên là vườn ổi được trồng thẳng hàng, phát triển xanh tốt; điểm xen lẫn trên cành là những túi bọc quả màu trắng treo lẫn trong tán cây.

Anh Lê Thanh Phú ở thôn Bình Ca 2 cho biết, đầu năm 2014, có anh bạn quê ở Hoài Đức (Hà Nội) lên chơi. Thấy vợ chồng anh lao động vất vả với cây rau màu ngắn ngày, bạn có lời khuyên nên trồng ổi (giống ổi lê Đài Loan) sẽ cho thu nhập rất tốt.

Anh Phú tiến hành bọc quả ổi bằng túi chuyên dụng.

Nghe theo lời khuyên của bạn, anh bàn với vợ rồi quyết định trồng thử. Đầu tiên anh đặt mua 20 cây ổi (chiết cành) mang về trồng ở bãi đất ven suối gần nhà. Sau hơn 3 tháng chăm sóc, cây ổi phát triển rất tốt và bắt đầu ra hoa kết trái.

Cuối năm 2014 anh chị thu hoạch lứa quả đầu tiên, do là giống ổi mới và được chăm sóc tốt nên quả to, có mã đẹp, chất lượng ăn giòn, ngọt lại cho quả trái vụ nên bán được giá từ 30 – 40 nghìn đồng/kg, mang lại thu nhập gấp nhiều lần trồng rau.

Nhận thấy thấy ổi là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, anh bàn với chị chuyển hướng trồng thâm canh ổi. Để mở rộng diện tích trồng ổi, cần phải có diện tích đất canh tác đủ rộng, thuận lợi cho việc tưới và tiêu nước sau này.

Rất may bên cạnh vườn nhà anh có mấy mảnh ruộng ven suối của một số hộ trong thôn sử dụng trồng cây ngắn ngày nhưng cho hiệu quả kinh tế không cao do thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa.

Anh đã dành thời gian đi đến từng nhà có đất ruộng liền kề để vận động chuyển đổi nhằm thuận lợi cho việc canh tác lâu dài. Qua nhiều lần kiên trì thuyết phục, cuối cùng các hộ đã đồng ý đổi nhượng cho anh, cộng với diện tích đất của gia đình gộp lại anh đã có một thửa đất rộng 2.500 m2 .

Năm 2015, gia đình làm đơn gửi chính quyền địa phương đề nghị cho phép cải tạo, nâng cao mặt bằng đất ruộng để chống ngập úng vào mùa mưa; đồng thời xin chuyển mục đích sử dụng đất từ trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm để phát triển kinh tế vườn.

Có mặt bằng đủ rộng và không còn bị ngập khi mùa mưa đến, anh tiến hành lên luống, đào hố với mật độ 3 m x 3 m để trồng mới 250 gốc ổi.

Sau khi trồng, cây ổi bén rễ và bước vào giai đoạn phát triển, cả gia đình tập trung chăm sóc, tỉa cành tạo bộ khung tán hợp lý chuẩn bị cho chu kỳ ra hoa đậu quả.

Miệt mài chăm sóc, cuối năm 2015 vườn ổi cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, cân đối tiền bán ổi vừa đủ cho đầu tư chi phí cải tạo đất và trồng mới.

Bước sang năm 2016 với 270 gốc ổi cho quả quanh năm, anh chị thu lợi trên 100 triệu đồng; năm 2017 cho thu nhập khoảng 200 triệu; đặc biệt năm 2018 thu từ bán ổi quả 310 triệu và 30 triệu tiền bán cành ổi giống cho tổng thu nhập 340 triệu, trừ chi phí đầu tư phân bón, túi bọc quả, lợi nhuận thu về 300 triệu.

“Để đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, được thị trường tiêu dùng ưa chuộng, thì chất lượng quả ổi phải sạch, an toàn không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; quả to, có dáng mã đẹp, chất lượng ăn giòn, ngọt”, anh Phú chia sẻ.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng ổi anh Phú cho biết, để cây ổi ra hoa đậu quả quanh năm, chất lượng quả thơm, giòn và ngọt phải thường xuyên tỉa cành, bấm ngọn tạo chồi mới cho ổi ra hoa.

Sau khi cánh hoa rụng, quả ổi to gần bằng đầu ngón tay cái phải dùng túi chuyên dụng bọc bảo vệ quả để tránh côn trùng (bọ xít muỗi, rệp sáp) gây hại.

Định kỳ bón phân hữu cơ (phân gà ủ hoai mục sau 6 tháng), bón đủ lân, giảm lượng phân đạm vô cơ và bón tăng lượng kali sun phát. Khi cần dùng thuốc hóa học phun trừ sâu bệnh gây hại phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc “4 đúng”.

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

“Phát sốt” với giá cao, mít Thái “leo” lên đồi núi xứ Nghệ

Giống mít Thái siêu sớm đang được người tiêu dùng quan tâm và săn lùng trên thị trường cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng. Ở huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An), một số hộ trồng loại mít này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đem về thu nhập ổn định cho gia đình.

Trước đây, nông dân tỉnh Nghệ An chủ yếu trồng giống mít truyền thống (mít dai, mít mật), sau khoảng 4 – 5 năm mới cho thu hoạch. Với mong muốn cung ứng ra thị trường sản phẩm mít quanh năm, thời gian qua, nhiều gia đình ở huyện Con Cuông đã mạnh dạn đưa giống mít Thái siêu sớm vào trồng, kết quả thu lại hơn cả mong đợi.

Người dân trồng mít Thái mang lại hiệu qua kinh tế cao

Bà Trần Thị Hương, một trong những hộ nông dân trồng mít Thái siêu sớm ở huyện Con Cuông nói: “Không như những giống mít khác, mít Thái siêu sớm ít xơ, múi giòn, vị ngọt đậm và thơm nên giá bán khá cao, từ 20.000 – 30.000 đồng/kg. Hiện, gia đình tôi có hơn 50 cây, bình quân mỗi cây cho 5 – 10 quả”.

Là người tiên phong đưa cây mít Thái về trồng tại địa phương, chị Hà Thị Anh ở thôn Tân Dân, xã Bồng Khê cho biết: “Năm 2017, gia đình tôi nghiên cứu và tìm hiểu giống mít Thái rồi quyết định ra Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Hà Nội) để mua 100 cây mít Thái, mỗi cây giống giá 50.000 đồng. Trên diện tích 2.800 m2 trước đây chỉ trồng cây ngắn ngày, tôi đã trồng 100 gốc mít, hiện đang đến kỳ thu hoạch”.

“Giống mít Thái siêu sớm trồng sau khoảng 18 tháng là cho thu hoạch, sản lượng tăng dần từ năm thứ hai trở đi. Mỗi cây mít Thái siêu sớm chỉ cao khoảng 2 – 3m nhưng đã cho khoảng 5 – 8 quả/cây; mỗi quả nặng từ 3 – 5kg. Mặc dù mới năm thứ 2, nhưng gia đình tôi đã thu được hàng chục triệu đồng” – chị Hà Thị Anh cho biết thêm.

Giống mít Thái siêu sớm trồng sau khoảng 18 tháng bắt đầu cho thu hoạch; trung bình mỗi cây cho từ 5 – 10 quả

Anh Nguyễn Văn Tấn ở thôn Lam Trà, xã Bồng Khê cũng đang trồng gần 100 cây mít Thái. Anh Tấn cho biết: “Trồng mít không tốn nhiều chi phí, kỹ thuật chăm sóc như cây nhãn, cây cam nhưng đòi hỏi phải thường xuyên tưới nước, bón phân và theo dõi để phòng trừ các loại sâu đục thân, đục quả” .

Để cây mít cho năng suất cao và chất lượng tốt, sau mỗi lần thu hoạch quả phải cắt bỏ bớt cành thừa, cành nhỏ và yếu để cây nhận đủ ánh sáng giúp quả to và ngọt. Ngoài ra, nên tỉa bỏ những quả đầu cành, chỉ giữ lại những quả ôm thân và gần gốc để đạt chất lượng tốt nhất.

Để tránh sâu bệnh gây hại, người dân dùng bao bọc lại cẩn thận từng quả mít.

“Muốn mít cho năng suất cao và chất lượng, năm đầu ra quả, chỉ giữ tối đa khoảng 3 – 4 quả/cây. Khi cây đã trưởng thành, số quả có thể tăng lên nhiều hơn. Đặc biệt, mít Thái siêu sớm trồng càng lâu năm múi sẽ càng có vị ngọt đậm, thơm ngon” – anh Tấn cho biết thêm.

Vườn mít Thái 100 cây của gia đình chị Hà Thị Anh ở thôn Tân Dân, xã Bồng Khê đang cho thu hoạch

Hiện, trên địa bàn xã Bồng Khê có 5 hộ trồng tập trung từ 50 -100 cây; còn lại chủ yếu trồng xen canh cùng nhiều loại cây ăn quả khác. Mặc dù cây mít Thái đang cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần thận trọng, không nên ồ ạt mở rộng diện tích nhằm tránh tình trạng cung vượt cầu, rớt giá.

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Chuối già lùn huyện A Lưới

Từ cây trồng xóa nghèo ở vùng cao huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế), qua nhiều bước “chuyển mình” chuối già lùn đã tìm được chỗ đứng trên thị trường và dần khẳng định thương hiệu.

Chuối già lùn mang lại thu nhập khá cho người dân huyện A Lưới

Anh Hồ Văn Gian ở xã Hồng Kim, A Lưới chia sẻ: “Chuối già lùn dễ trồng, phù hợp thổ nhưỡng địa phương, ít công chăm bón lại cho năng suất cao. Hơn 200 gốc chuối già lùn cho gia đình tôi thu hoạch 2 – 3 buồng/ngày, giá bán 5 – 8 ngàn đồng/kg, thu nhập gần 100 ngàn đồng/ngày. Tôi đang đăng kí mua thêm 50 cây giống để tiếp tục trồng”.

Ông Nguyễn Văn Chở, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Bắc cho hay: “Chuối già lùn được trồng rải rác ở các thôn, một số gia đình trồng tập trung với quy mô gần 5ha, hằng năm thu nhập trên dưới 200 triệu đồng/hộ. Chuối được trồng khá tự nhiên, ít sử dụng các loại phân bón hóa học nên rất được thương lái ưa chuộng. Năm nay, bà con có thu nhập khá vì chuối được giá”.

Hiện, huyện A Lưới có khoảng 387ha chuối, trong đó diện tích chuối già lùn 116ha, năng suất đạt bình quân 280 tạ/ha, mỗi ha cho thu nhập trên dưới 100 triệu. Nhờ trồng chuối mà đời sống của nhiều hộ dân được cải thiện.

Chuối già lùn A Lưới được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Thừa Thiên – Huế cấp giấy chứng nhận an toàn. Thời gian gần đây, chuối bắt đầu “xuống phố” và tìm được chỗ đứng trên thị trường. Đầu năm 2019, nông dân A Lưới đón nhận một tin vui khi sản phẩm chuối già lùn chính thức được đưa lên kệ hàng của siêu thị Big C với khoảng 15 tấn được tiêu thụ mỗi tháng. Cùng với đó, chuối già lùn cũng đã góp mặt tại nhiều hội chợ thương mại, thị trường một số tỉnh phía Nam và được đưa lên bàn ăn của học sinh trong tỉnh.

Sở dĩ, chuối già lùn A Lưới nhanh chóng tạo dựng được nhiều người lựa chọn vì quá trình SX không sử dụng thuốc BVTV, sản phẩm không có chất bảo quản. Thế nhưng, người trồng chuối địa phương vẫn gặp khó khăn như diện tích trồng còn phân tán, manh mún; trình độ thâm canh chưa cao; đầu ra vẫn chưa ổn định…

Để xây dựng thương hiệu chuối già lùn, đồng thời khắc phục tình trạng thoái hóa giống, góp phần nâng cao năng suất, huyện A Lưới đã triển khai SX theo hướng hàng hóa bằng giống cấy mô; trồng tập trung tại các xã Hồng Bắc, Hồng Thủy, Hồng Vân… Cùng đó, huyện cử cán bộ khuyến nông phổ biến kỹ thuật SX và bảo quản sản phẩm cho nông dân.

Chuối già lùn có mặt tại siêu thị Big C

Bà Nguyễn Thị Hải Thúy, Phó phòng NN-PTNT A Lưới cho biết: “Trồng giống cấy mô cây khỏe mạnh nên ít sâu bệnh, chất lượng cao hơn. Phòng đã tổ chức những buổi tập huấn bà con cách chăm sóc, bón phân, bảo quản để sản phẩm không bị hư, xanh đẹp”.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới chia sẻ, để phát triển thương hiệu chuối già lùn, huyện đã có những chính sách như giao đất, hỗ trợ vốn vay, chuyển giao KHKT và vận động người dân cải tạo vườn đồi để hình thành vùng SX chuối quy mô lớn và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Cùng đó, huyện đã thành lập HTX Sản xuất và kinh doanh nông sản an toàn do Hội Phụ nữ huyện đảm nhiệm, mục đích SX chuối già lùn theo quy trình VietGAP; tham gia mở các gian hàng tại hội chợ, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng…

Tổng hơp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Kỹ thuật trồng Ổi Nữ Hoàng

Ổi Nữ Hoàng có dạng trái hình cầu, có gân dọc theo trái. Trọng lượng trung bình 350- 400g/trái. Đây là giống cây rất dễ ra hoa và đậu trái. Năng suất rất cao đến 80tấn/ha. Ruột rất nhỏ có ít hạt. Thịt trái rất giòn, ngọt và thơm. Là giống cây có chất lượng vượt trội nên được mệnh danh là Nữ Hoàng của loài ổi. ổi Nữ Hoàng trong những năm tới đây sẽ được người tiêu dùng tôn vinh đúng như tên gọi của nó. Trái ổi Nữ Hoàng có chất lượng ngon nhất hiện nay. Trái chủ yếu dùng để ăn tươi, hay làm mứt, sấy khô, chế biến nước giải khát, thạch jelly… Đây là loại trái nhiều chất bổ dưỡng, dễ tiêu hoá, giàu Vitamine C nhưng nghèo năng lượng nên là loại trái cây rất tốt cho người không muốn tăng cân hay cần giảm cân. Với nữ giới ăn ổi thường xuyên sẽ giúp cho làn da mịn màng và xinh đẹp hơn. Kỹ thuật trồng đơn giản, nếu trồng độc canh khoảng 150 cây – 180 cây/360m2( có thể trồng xen canh với các cây khác như: cam, bưởi, chanh…).

1. Tiêu chuẩn chọn giống:

Hiện nay có nhiều giống ổi như: ổi Bo, ổi xá lị, ổi mỡ, ổi đào, ổi nghệ; gần đây có một số giống mới không hạt như: ổi Phugi, ổi không hạt MT1, … trong đó ổi không hạt Đài Loan có nhiều ưu điểm và đang được phát triển rộng rãi Cây giống ghép mắt, chiều cao cây giống: 30 – 50 cm . Đường kính bầu 10 – 15cm . Cây giống khỏe không bị sâu bệnh .Cây trồng sau 1, 5 năm thi bắt đầu cho thu hoạch. Là cây trồng lâu năm nên hiệu quả kinh tế cao.

2. Thời vụ và mật độ trồng:

Thời gian trồng thích hợp với loài cây này ở vào đầu mùa mưa (tháng 5- tháng 6). Thực hiện việc trồng kép 2 cây ở một gốc, mật độ trồng: 100 – 105 gốc/1.000 m2 điều này mang lại lợi nhuận kép khi vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa tăng năng suất thành phẩm. Người trồng phải tuân thủ nghiêm túc theo quy cách thực hiện trồng về kỹ thuật. Theo đó, hố trồng thuận lợi để trồng nhất là ở khoảng đường kính 20 cm, chiều sâu: 20 cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3,5m x 4,5m, đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m.

3. Làm đất và đào hố trồng:

– Đất trồng: đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon.

– Đào hố: hố trồng thuận lợi để trồng nhất là ở khoảng đường kính 20 cm, chiều sâu: 20 cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3,5m x 4,5m, đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m. Khi đào, lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng, vôi bột, lân sau đó lấp hố cao hơn mặt đất 20 – 30cm.

4. Phân bón lót:

Người chăm nên bón lót mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic + 0,5 – 1,0 kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali + 0,5 kg vôi, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10 – 15 cm.

5. Kỹ thuật trồng ổi nữ hoàng:

Khi trồng, đào lỗ giữa mô, đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô 3 – 5cm. Sau đó dùng đất vun tới mặt bầu rồi dận chặn, tưới nước. Khi đặt cây phải cắm cọc cố định thân để cây khỏi bị tác hại của gió.

6. Kỹ thuật chăm sóc:

a) Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh, … để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1 – 2 và vụ thu tháng 8 – 9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2 – 3 lần.

b) Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình:

– Việc tạo tán, tỉa cành, bấm đọt, giúp tạo ra nhiều cành cho trái, tán cây chỉ cao khoảng 1,4 – 1,5 m dễ dàng quản lý sâu bệnh và thu hoạch. Sau khi trồng cây giống khoảng 3 tháng, từ thân cây ra những tược mới (cành cấp I) và để dài khoảng 0,8 – 1 m.

– Khi vỏ tược ở độ bánh tẻ, sẽ cắt bỏ 1/2 chiều dài tược để tạo tiền đề khung tán thấp cây sau này. Sau khi cắt đọt, mỗi cành cấp I bị cắt ấy sẽ đâm ra 2 tược mới ở nách cặp lá gần vết cắt và từ thân cây các tược khác đâm ra mạnh mẽ.

– Chờ cho các cành cấp II này thành thục lại cắt đọt, tiếp tục việc tạo tán. Tính từ gốc tược thứ 2 trở lên, cắt ở vị trí trên 4 – 5 cặp lá, hoặc tính từ mặt đất lên khoảng 1,2 m là vừa. Đợt ra tược thứ 3 (ra cành cấp III) sẽ tốn ít thời gian hơn và đợt tược này, ở vị trí nách cặp lá thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ ra 1 – 2 cặp nụ hoa. Tiến hành tỉa bỏ những chồi nhỏ yếu, chỉ giữ lại mỗi cây 3 – 4 cành cấp I, 8 – 10 cành cấp II và hệ thống cành cấp III đều các hướng.

– Tiến hành bấm ngọn tược thứ 3 ngay vị trí phía trên cặp trái ổi non đã đậu và tỉa các trái dư. Sau một thời gian ngắn ở nách các cặp lá cành cấp II và cấp III sẽ mọc ra các chồi mới cho trái. Tiếp tục bấm đọt những chồi mới ở vị trí trên cặp trái nhỏ như đã làm ở trên.

c) Kỹ thuật bón phân:

– Năm thứ 1: phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12 – 15 – 18, 4 lần bón mỗi lần 100g cộng với 50g amon sunphat.

– Năm thứ 2: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 200g, cộng với 100g amon sunphat tức là cả năm bón 1.300g cho 1 cây.

– Năm thứ 3: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 300g, cộng với 150g amon sunphat cộng với 50g magie sunphat tức là cả năm bón 2.000g cho 1 cây.

– Những năm sau, ổi đã ra hoa rộ tăng lượng phân bón lên và tính thêm số lượng NPK trong sản lượng quả thu hoạch. Một tháng trước khi ra hoa, người ta thường bón thêm phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều. Nếu được chăm sóc tốt ngay năm thứ 3 ổi đã có sản lượng kinh tế và những sản lượng 30 – 50 tấn/ha trên diện tích lớn năm thứ 6, 7 khá phổ biến. Mặc dù mọc khỏe, khi trồng thâm canh, đặc biệt với những giống đã được cải tiến, ổi không ít sâu bệnh, nhất là về mùa mưa và bao giờ cũng phải trừ cỏ.

7. Phòng trừ sâu bệnh:

Nấm Glomerella cingualata làm cho quả đương lớn ngừng sinh trưởng và đen lại do bị bào tử nấm phủ kín. Nấm Fusarium và Macrophomina ở những đất không thoát nước có thể làm chết cây con hoặc cây 3, 4 tuổi. Một loại tảo Cephaleuros virescens gây ra những vết màu xám trên lá và trên quả. Những loại bệnh trên có thể trị bằng phun thuốc có đồng. Tuyến trùng ở những đất cát gây hại đôi khi đáng kể. Do đó cũng phải chú ý luân canh, tăng cường bón phân tưới nước. Sâu ổi khá nhiều.

– Tháng 6, 7 những quả ổi chín, cùi đã mềm thường bị ruồi đục quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín.

– Thu hoạch kịp thời, ngay khi quả đã đạt độ chín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi, đem xử lý đồng thời với những quả khác cũng bị con ruồi này phá hại (đu đủ, cam, xoài, …) là những biện pháp vệ sinh rất cần thiết. Đồng thời, dùng Metila Ơgênola hoặc Hudrolizat de protein để dẫn dụ và dùng bả trộn với một chất sát trùng như Malathion, …

– Nhiều loại sâu bệnh miệng hút nhất là rệp sáp phá hại ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus Citri. Sâu đo, sâu kén đục lá lỗ chỗ, một số sâu róm rất to ăn lá và quả non. Kiến mang rệp tới đôi khi cũng phải trị. Phun lân hữu cơ, cacbamat có thể phòng trừ các sâu nói trên.

8. Thu hoạch và bảo quản:

– Trồng từ hạt, ổi được thu hoạch sau khoảng 4 năm. Trồng bằng cành chiết chỉ cần 2 năm, có thể ít hơn. Quả chín thì màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, nắn thì mềm hơn. Trẻ em thường bấm bằng móng tay, móng cắm phập vào là quả sắp chín.

– Không để trên cây lâu được vì chín nhanh, chim đến mổ. Từ hoa đến quả chỉ cần hơn 3 tháng. Ở miền Bắc, ổi thường chín vào giữa mùa hè lúc này mưa nhiều chất lượng kém. Tuy nhiên có thể có ổi chín quanh năm.

– Vào năm thứ 3 – 5 năng suất có thể đạt 20 tấn/ha, vào năm thứ 6 – 7: 50 tấn/ha và hơn. Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên bán cho nhanh và để trong nhà chỉ giữ được vài ngày ở nhiệt độ bình thường. Xử lý bằng một số hóa chất như GA3 có thể giữ được lâu hơn. Ở phòng lạnh: độ nhiệt 5 – 15 oC, độ ẩm không khí 85 – 90% có thể bảo quản được 3 – 4 tuần lễ.

9. Kinh nghiệm và thị trường:

Vườn ổi tuyệt đối không để cỏ vì có cỏ rễ ổi sẽ ăn sâu, không lợi dụng được màu mỡ trên đất mặt: bón phân kém tác dụng. Dùng Paraquat 1.000 ml trong 10 lít nước không làm bắn thuốc lên lá rất có hiệu lực, nếu không, phải dùng cuốc lưỡi mỏng và nông trừ cỏ quanh gốc.

Tổng hợp và kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.

Bí quyết vươn lên làm giàu từ sầu riêng

Những vụ sầu riêng gần đây, nhiều nông hộ được mùa, trúng giá, tiêu thụ nhanh gấp nhiều lần so với trước.

Nhân viên của Syngenta hướng dẫn kỹ thuật canh tác và cách quản lý sâu bệnh hại sầu riêng.

Thời tiết khá thuận lợi cộng với việc bà con đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón phân cân đối kèm theo một số bí quyết trị sâu bệnh nên cây sầu riêng phát triển, cho năng suất cao. Đã có khá nhiều hộ khá lên nhờ loại cây trồng đặc sản này.

Niềm vui chung từ… sầu riêng

Gia đình ông Trần Hữu Phong ở Mỹ Vĩnh, Cai Lậy, Tiền Giang trước đây trồng màu trên đất vườn tạp, thu nhập rất bấp bênh. Gần 20 năm trước, ông Phong chuyển sang trồng sầu riêng và đến giờ, ông vẫn thấy đây là sự thay đổi cây trồng hợp lý. Nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên diện tích sầu riêng Ri6, Monthong của gia đình ông Phong cho năng suất bình quân 2,5-3 tấn/công (1.000m2). Đặc biệt, quả sầu riêng có gai đều, đầy hộc rất được thương lái ưa chuộng.

Với giá bán như hiện nay, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông Phong thu lãi hàng trăm triệu đồng. Từ một hộ khó khăn, gia đình ông Phong đã vươn lên có thu nhập khá, có điều kiện cho con cái ăn học đàng hoàng.

Niềm vui của ông Phong cũng là niềm vui chung của nhiều bà con nông dân trồng sầu riêng ở Tiền Giang, đặc biệt là nông dân vùng chuyên canh, khi loại trái cây đặc sản này mang lại cho bà con nguồn lợi kinh tế rất lớn.

Không chỉ ở Tiền Giang, đến thăm gia đình ông Phạm Văn Hoán ở xã Hòa Trung, huyện Di Linh, Lâm Đồng, ông Hoán dẫn chúng tôi đi thăm vườn cà phê trồng xen với sầu riêng gần 10 năm tuổi của mình.

Ông Hoán cho biết cà phê là cây ưa bóng, sầu riêng lại là cây có tán rộng, khi trồng xen canh với mật độ thích hợp sẽ có tác dụng hỗ trợ cho nhau. Sầu riêng không chỉ giúp che nắng mà còn tận dụng được lượng nước và phân dư thừa bón cho cây cà phê. Những vườn cà phê trồng dưới tán sầu riêng vẫn cho năng suất ổn định từ 5 – 5,5 tấn/ha.

Bắt đầu trồng sầu riêng từ năm 2012, đến nay ông Hoán đã có 300 cây sầu riêng, trong đó có 30 cây đang cho thu hoạch với năng suất trung bình 200kg/1 cây, tương đương 18-20 tấn/ha. Hằng năm, lợi nhuận thu được từ sầu riêng của gia đình ông Hoán khoảng 300 triệu đồng.

Ông Hoán nhận thấy việc trồng xen sầu riêng với cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên, ông vẫn không trồng độc canh mà chỉ xen canh, mùa nào quả đấy.

Ông Hoán phấn khởi cho biết, không chỉ được mùa, được giá mà nông dân phấn khởi vì hiện thương lái đến tận vườn đặt cọc thu mua sầu riêng nên người ông hoàn toàn yên tâm về đầu ra cho sản phẩm.

Giống như những cây trồng khác, những nông hộ canh tác cây sầu riêng đều canh cánh nỗi lo sâu bệnh. Tuy tốc độ gây hại của bệnh không tức thời như đối với các cây trồng khác như cây tiêu hay cây cà phê, nhưng nếu không chú ý, thiệt hại do bệnh trên cây sầu riêng sẽ lớn hơn do loại cây này có thời gian phục hồi lâu hơn, tốn thời gian và công sức hơn.

Trên thực tế, để có được quả sầu riêng thơm ngọt, những người nông dân như ông Phong, ông Hoán phải dày công chăm chút, tỉ mỉ trong từng khâu để bắt đúng bệnh và phòng trị hiệu quả cho cây.

Bí quyết trị bệnh nằm ở đâu?

Theo ông Phong, lúc mới chuyển sang trồng sầu riêng, ông cũng phải đi học hỏi nhiều nơi, nhất là tại các hội thảo dành cho nông dân. Tại đây, ông được các kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn khá tỉ mỉ về quy trình, cách chăm sóc cây. Ông được biết trong số các bệnh trên cây sầu riêng, mối quan tâm của các nhà vườn là bệnh do nấm Phytophthora gây ra. Bệnh này gây ra tình trạng thối nứt thân xì mủ và đặc biệt là thối rễ. Nấm phát triển và lây lan mạnh trong đất làm cho bộ rễ bị hư hại, làm giảm khả năng hấp thu nước và chất dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng nứt thân xì mủ, có thể gây chết cây hàng loạt.

Cũng nhờ có các chuyên gia nông nghiệp, ông mới biết một trong những tác nhân làm trung gian lây lan bệnh trên cây sầu riêng chính là tuyến trùng. Triệu chứng khi bị tuyến trùng gây hại là rễ cây có nhiều vết sưng hoặc vết thương, khi đó, nấm Phytophthora sẽ “lần theo” nhưng vết thương này để tấn công làm thối rễ, dẫn đến giảm hay mất khả năng hấp thu, khiến cây vàng lá, thiếu dinh dưỡng và chết dần, đặc biệt là bệnh có thể gây hại cả cây con.

Trên thực tế, tuyến trùng luôn hiện diện trên đất trồng, khó lòng diệt trừ triệt để. Nếu muốn tránh nấm Phytophthora lây lan qua con đường tuyến trùng, nhà vườn cần đồng thời áp dụng nhiều biện pháp.

Ông Phong cho biết: Đầu tiên, phải chú ý khâu chọn giống sạch nấm bệnh, làm đất kỹ, thiết kế hệ thống cấp và thoát nước hợp lý, tránh ngập úng, tăng cường bón phân hữu cơ và vôi bột hàng năm, quản lý cỏ dại… Nếu đã làm tốt những khâu này thì nguy cơ bệnh hại là rất thấp. Tuy nhiên, một khi bệnh xuất hiện thì lúc đó phải dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ nấm và tuyến trùng.

Ông Phong kể: “Lúc đầu tôi cũng không biết bí quyết gì đâu. Một lần tham dự khóa tập huấn cho nông dân trong hợp tác xã, tôi may mắn được một chuyên gia của Syngenta bày cho sử dụng Tervigo 020 SC tưới gốc để trị tuyến trùng trên cây sầu riêng. Tôi đã từng nghe là Tervigo 020SC có hiệu quả đối với cà phê, hồ tiêu, thanh long… nhưng không ngờ, với cây sầu riêng, hiệu quả cũng rõ rệt luôn. Tôi được biết là tuyến trùng thường chỉ xâm nhập ở tầng đất mặt từ 0-20cm và cũng là nơi mà rễ tơ của cây sầu riêng phát triển mạnh, gặp Tervigo, tuyến trùng đúng là gặp khắc tinh luôn đó”.

Tervigo là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, với hoạt chất Abamectin, đặc trị tuyến trùng, khi tưới gốc sầu riêng kèm theo loại thuốc trừ nấm đặc hiệu sẽ giúp ngăn ngừa thối sưng rễ và vàng lá. Do được sản xuất bằng công nghệ huyền phù đậm đặc nên khi tưới vào đất Tervigo sẽ được duy trì quanh vùng rễ, nhờ đó hiệu lực trừ tuyến trùng kéo dài, giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hiệu quả đầu tư.

“Nhiều người cứ hỏi tôi bí quyết khiến cây sầu riêng khỏe, xanh mướt. Thực ra do Tervigo được sản xuất theo công nghệ Chelate sắt, nên ngoài khả năng diệt tuyến trùng hiệu quả sản phẩm còn cung cấp thêm vi lượng sắt cho cây, đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp nên diệp lục tố, gián tiếp kích thích cây trồng ra rễ mạnh hơn sau khi được tưới vào vùng rễ. Đây là lý do vì sao mà sau khi tưới Tervigo, cây sầu riêng khỏe, xanh lá, ra nhiều rễ non,cuối cùng là vườn sầu riêng cho năng suất cao”, ông Phong nói.

“Qua kinh nghiệm sử dụng thực tế, tôi nhận thấy Tervigo ít ảnh hưởng đến giun và các vi sinh vật đất, do vậy rất yên tâm sử dụng. Thực ra bí quyết của tôi chỉ có vậy thôi, rất đơn giản và ai cũng có thể áp dụng được”, ông Phong cười.

Còn theo ông Hoán, khi thực hiện mô hình trồng xen cây cà phê và sầu riêng, ông được tư vấn kỹ thuật và cách quản lý sâu bệnh hại trên cà phê và sầu riêng rất tỉ mỉ.

“Lúc mới trồng, một số cây cứ vàng lá, rồi cây con cứ phát triển được một thời gian là chết yểu, tôi cũng lo lắm. Sau mới biết thủ phạm là nấm, mà tác nhân trung gian là tuyến trùng nên tôi đã sử dụng ngay sản phẩm Tervigo kết hợp với thuốc trừ nấm. Các kỹ sư của Syngenta đã hướng dẫn tỉ mỉ cho tôi quy trình canh tác, đặc biệt là hướng dẫn cách sử dụng thuốc BVTV tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe nông dân cũng như cây trồng, tránh dư lượng trên sản phẩm,” ông Hoán nói.

Ông Nguyễn Huy Cường – đại diện Công ty Syngenta cho biết hiện đang bước vào đầu mùa mưa, ẩm, thời điểm dễ phát sinh các dịch bệnh trên cây trồng. Nếu không chăm sóc sầu riêng hợp lý, dịch bệnh có thể bùng phát làm ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Để cây sầu riêng cho năng suất, chất lượng cao bà con cần áp dụng đồng thời nhiều biện pháp trồng và chăm sóc khác nhau, cải tạo đất canh tác tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển.

Để hạn chế nấm Phytophthora palmivora lây lan, bà con cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện nấm bệnh, chú ý vệ sinh vườn thường xuyên, sử dụng thuốc BVTV đúng liều lượng.

“Không riêng gì với cây sầu riêng, Syngenta mong muốn hỗ trợ bà con chăm sóc tất cả các loại cây trồng thông qua các sản phẩm hiệu quả, chi phí hợp lý, cho năng suất cao. Sự tin tưởng của bà con khi lựa chọn sản phẩm của Syngenta Việt Nam chính là thước đo cho những thành quả mà chúng tôi đạt được trong suốt thời gian qua. Chúng tôi mong bà con trồng sầu ai cũng giàu, mà không ai rầu cả”, ông Cường nhấn mạnh.

Nguồn: nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.

Bí quyết vươn lên làm giàu từ sầu riêng

Những vụ sầu riêng gần đây, nhiều nông hộ được mùa, trúng giá, tiêu thụ nhanh gấp nhiều lần so với trước.

Nhân viên của Syngenta hướng dẫn kỹ thuật canh tác và cách quản lý sâu bệnh hại sầu riêng

Thời tiết khá thuận lợi cộng với việc bà con đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón phân cân đối kèm theo một số bí quyết trị sâu bệnh nên cây sầu riêng phát triển, cho năng suất cao. Đã có khá nhiều hộ khá lên nhờ loại cây trồng đặc sản này.

Niềm vui chung từ… sầu riêng

Gia đình ông Trần Hữu Phong ở Mỹ Vĩnh, Cai Lậy, Tiền Giang trước đây trồng màu trên đất vườn tạp, thu nhập rất bấp bênh. Gần 20 năm trước, ông Phong chuyển sang trồng sầu riêng và đến giờ, ông vẫn thấy đây là sự thay đổi cây trồng hợp lý. Nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên diện tích sầu riêng Ri6, Monthong của gia đình ông Phong cho năng suất bình quân 2,5-3 tấn/công (1.000m2). Đặc biệt, quả sầu riêng có gai đều, đầy hộc rất được thương lái ưa chuộng.

Với giá bán như hiện nay, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông Phong thu lãi hàng trăm triệu đồng. Từ một hộ khó khăn, gia đình ông Phong đã vươn lên có thu nhập khá, có điều kiện cho con cái ăn học đàng hoàng.

Niềm vui của ông Phong cũng là niềm vui chung của nhiều bà con nông dân trồng sầu riêng ở Tiền Giang, đặc biệt là nông dân vùng chuyên canh, khi loại trái cây đặc sản này mang lại cho bà con nguồn lợi kinh tế rất lớn.

Không chỉ ở Tiền Giang, đến thăm gia đình ông Phạm Văn Hoán ở xã Hòa Trung, huyện Di Linh, Lâm Đồng, ông Hoán dẫn chúng tôi đi thăm vườn cà phê trồng xen với sầu riêng gần 10 năm tuổi của mình.

Ông Hoán cho biết cà phê là cây ưa bóng, sầu riêng lại là cây có tán rộng, khi trồng xen canh với mật độ thích hợp sẽ có tác dụng hỗ trợ cho nhau. Sầu riêng không chỉ giúp che nắng mà còn tận dụng được lượng nước và phân dư thừa bón cho cây cà phê. Những vườn cà phê trồng dưới tán sầu riêng vẫn cho năng suất ổn định từ 5 – 5,5 tấn/ha.

Bắt đầu trồng sầu riêng từ năm 2012, đến nay ông Hoán đã có 300 cây sầu riêng, trong đó có 30 cây đang cho thu hoạch với năng suất trung bình 200kg/1 cây, tương đương 18-20 tấn/ha. Hằng năm, lợi nhuận thu được từ sầu riêng của gia đình ông Hoán khoảng 300 triệu đồng.

Ông Hoán nhận thấy việc trồng xen sầu riêng với cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên, ông vẫn không trồng độc canh mà chỉ xen canh, mùa nào quả đấy.

Ông Hoán phấn khởi cho biết, không chỉ được mùa, được giá mà nông dân phấn khởi vì hiện thương lái đến tận vườn đặt cọc thu mua sầu riêng nên người ông hoàn toàn yên tâm về đầu ra cho sản phẩm.

Giống như những cây trồng khác, những nông hộ canh tác cây sầu riêng đều canh cánh nỗi lo sâu bệnh. Tuy tốc độ gây hại của bệnh không tức thời như đối với các cây trồng khác như cây tiêu hay cây cà phê, nhưng nếu không chú ý, thiệt hại do bệnh trên cây sầu riêng sẽ lớn hơn do loại cây này có thời gian phục hồi lâu hơn, tốn thời gian và công sức hơn.

Bí quyết trị bệnh nằm ở đâu?

Theo ông Phong, lúc mới chuyển sang trồng sầu riêng, ông cũng phải đi học hỏi nhiều nơi, nhất là tại các hội thảo dành cho nông dân. Tại đây, ông được các kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn khá tỉ mỉ về quy trình, cách chăm sóc cây. Ông được biết trong số các bệnh trên cây sầu riêng, mối quan tâm của các nhà vườn là bệnh do nấm Phytophthora gây ra. Bệnh này gây ra tình trạng thối nứt thân xì mủ và đặc biệt là thối rễ. Nấm phát triển và lây lan mạnh trong đất làm cho bộ rễ bị hư hại, làm giảm khả năng hấp thu nước và chất dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng nứt thân xì mủ, có thể gây chết cây hàng loạt.

Cũng nhờ có các chuyên gia nông nghiệp, ông mới biết một trong những tác nhân làm trung gian lây lan bệnh trên cây sầu riêng chính là tuyến trùng. Triệu chứng khi bị tuyến trùng gây hại là rễ cây có nhiều vết sưng hoặc vết thương, khi đó, nấm Phytophthora sẽ “lần theo” nhưng vết thương này để tấn công làm thối rễ, dẫn đến giảm hay mất khả năng hấp thu, khiến cây vàng lá, thiếu dinh dưỡng và chết dần, đặc biệt là bệnh có thể gây hại cả cây con.

Trên thực tế, tuyến trùng luôn hiện diện trên đất trồng, khó lòng diệt trừ triệt để. Nếu muốn tránh nấm Phytophthora lây lan qua con đường tuyến trùng, nhà vườn cần đồng thời áp dụng nhiều biện pháp.

Ông Phong cho biết: Đầu tiên, phải chú ý khâu chọn giống sạch nấm bệnh, làm đất kỹ, thiết kế hệ thống cấp và thoát nước hợp lý, tránh ngập úng, tăng cường bón phân hữu cơ và vôi bột hàng năm, quản lý cỏ dại… Nếu đã làm tốt những khâu này thì nguy cơ bệnh hại là rất thấp. Tuy nhiên, một khi bệnh xuất hiện thì lúc đó phải dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ nấm và tuyến trùng.

Ông Phong kể: “Lúc đầu tôi cũng không biết bí quyết gì đâu. Một lần tham dự khóa tập huấn cho nông dân trong hợp tác xã, tôi may mắn được một chuyên gia của Syngenta bày cho sử dụng Tervigo 020 SC tưới gốc để trị tuyến trùng trên cây sầu riêng. Tôi đã từng nghe là Tervigo 020SC có hiệu quả đối với cà phê, hồ tiêu, thanh long… nhưng không ngờ, với cây sầu riêng, hiệu quả cũng rõ rệt luôn. Tôi được biết là tuyến trùng thường chỉ xâm nhập ở tầng đất mặt từ 0-20cm và cũng là nơi mà rễ tơ của cây sầu riêng phát triển mạnh, gặp Tervigo, tuyến trùng đúng là gặp khắc tinh luôn đó”.

Tervigo là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, với hoạt chất Abamectin, đặc trị tuyến trùng, khi tưới gốc sầu riêng kèm theo loại thuốc trừ nấm đặc hiệu sẽ giúp ngăn ngừa thối sưng rễ và vàng lá. Do được sản xuất bằng công nghệ huyền phù đậm đặc nên khi tưới vào đất Tervigo sẽ được duy trì quanh vùng rễ, nhờ đó hiệu lực trừ tuyến trùng kéo dài, giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hiệu quả đầu tư.

“Nhiều người cứ hỏi tôi bí quyết khiến cây sầu riêng khỏe, xanh mướt. Thực ra do Tervigo được sản xuất theo công nghệ Chelate sắt, nên ngoài khả năng diệt tuyến trùng hiệu quả sản phẩm còn cung cấp thêm vi lượng sắt cho cây, đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp nên diệp lục tố, gián tiếp kích thích cây trồng ra rễ mạnh hơn sau khi được tưới vào vùng rễ. Đây là lý do vì sao mà sau khi tưới Tervigo, cây sầu riêng khỏe, xanh lá, ra nhiều rễ non,cuối cùng là vườn sầu riêng cho năng suất cao”, ông Phong nói.

“Qua kinh nghiệm sử dụng thực tế, tôi nhận thấy Tervigo ít ảnh hưởng đến giun và các vi sinh vật đất, do vậy rất yên tâm sử dụng. Thực ra bí quyết của tôi chỉ có vậy thôi, rất đơn giản và ai cũng có thể áp dụng được”, ông Phong cười.

Còn theo ông Hoán, khi thực hiện mô hình trồng xen cây cà phê và sầu riêng, ông được tư vấn kỹ thuật và cách quản lý sâu bệnh hại trên cà phê và sầu riêng rất tỉ mỉ.

“Lúc mới trồng, một số cây cứ vàng lá, rồi cây con cứ phát triển được một thời gian là chết yểu, tôi cũng lo lắm. Sau mới biết thủ phạm là nấm, mà tác nhân trung gian là tuyến trùng nên tôi đã sử dụng ngay sản phẩm Tervigo kết hợp với thuốc trừ nấm. Các kỹ sư của Syngenta đã hướng dẫn tỉ mỉ cho tôi quy trình canh tác, đặc biệt là hướng dẫn cách sử dụng thuốc BVTV tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe nông dân cũng như cây trồng, tránh dư lượng trên sản phẩm,” ông Hoán nói.

Ông Nguyễn Huy Cường – đại diện Công ty Syngenta cho biết hiện đang bước vào đầu mùa mưa, ẩm, thời điểm dễ phát sinh các dịch bệnh trên cây trồng. Nếu không chăm sóc sầu riêng hợp lý, dịch bệnh có thể bùng phát làm ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Để cây sầu riêng cho năng suất, chất lượng cao bà con cần áp dụng đồng thời nhiều biện pháp trồng và chăm sóc khác nhau, cải tạo đất canh tác tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển.

Để hạn chế nấm Phytophthora palmivora lây lan, bà con cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện nấm bệnh, chú ý vệ sinh vườn thường xuyên, sử dụng thuốc BVTV đúng liều lượng.

“Không riêng gì với cây sầu riêng, Syngenta mong muốn hỗ trợ bà con chăm sóc tất cả các loại cây trồng thông qua các sản phẩm hiệu quả, chi phí hợp lý, cho năng suất cao. Sự tin tưởng của bà con khi lựa chọn sản phẩm của Syngenta Việt Nam chính là thước đo cho những thành quả mà chúng tôi đạt được trong suốt thời gian qua. Chúng tôi mong bà con trồng sầu ai cũng giàu, mà không ai rầu cả”, ông Cường nhấn mạnh.

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Đau đáu cây cam ở Nghệ An

Trồng cam vốn là thế mạnh của tỉnh Nghệ An suốt nhiều năm qua nhưng hiện đang đối diện với không ít thách thức, nếu không sớm án tháo gỡ những nút thắt e rằng người nông dân khó sống tốt với nghề.

Xin được nêu lên thực trạng tại huyện miền núi Con Cuông, nơi được xem có nhiều điều kiện thuận lợi…

Người trồng cam tại huyện Con Cuông đang lo ngay ngáy

Con Cuông có quỹ đất lâm nghiệp lên đến hơn 162.000ha, lại thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm rất thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.

Đến thời điểm này, tổng diện tích trồng cam toàn huyện đạt 387,19ha, trong đó cam kinh doanh là 105ha, số còn lại đang trong thời kỳ kiến thiết. Sau khoảng thời gian đầu sinh lợi, hiện cây cam đang là gánh nặng lớn đối với nhà nông, “góp phần” không khỏ đẩy nhiều gia đình vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, bỏ không được mà giữ cũng chẳng xong.

Chính những người trong cuộc khẳng định, giai đoạn 2013 – 2016 là thời kỳ hoàng kim, mười nhà như một trên mỗi ha đều đặn thu về không dưới nửa tỷ đồng/năm. Đồng tiền kiếm được dễ dàng nhanh chóng tạo nên hiệu ứng dây chuyền thúc đẩy, cứ thế phong trào trồng cam tăng nhanh với tốc độ phi mã. “Xuống tay ăn tiền” nông dân chắc mẩm sẽ sớm đổi đời nhờ cây cam mà không biết rằng hàng loạt nguy cơ tiềm ẩn đang chờ đón phía trước, đến lúc này đây mối lo đã thành hiện thực.

Tại Con Cuông, quy mô diện tích nhận rộng đến đâu thì bấp cập lộ rõ đến đó, khó khăn chất chồng nhưng không có hướng tháo gỡ khiến nghề trồng cam đối diện với tình cảnh hết sức gian nan: Cơ quan quản lý chưa kiểm soát tốt chất lượng đầu vào? Nông dân đa phần chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật? Tình trạng sử dụng thuốc BVTV vô tội vạ làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh? Sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ? Phụ thuộc vào thị trường, thương lái?

Hàng loạt câu hỏi đặt ra nhưng giải quyết ra sao, triển khai như thế nào thì các cấp, ngành chức năng, chính quyền địa phương đều lúng túng như nhau (?!).

Qua rà soát thực tế, hiện chỉ một vài giống cam trên thị trường có chỉ dẫn địa lý (Xã Đoài 1, Xã Đoài 2, Vân Du, Sông Con), còn lại được du nhập một cách trôi nổi, công tác kiểm soát chẳng đến đầu đến đũa. Thành thử việc trồng cam chẳng khác gì đánh bạc, hộ nào may mắn chọn lựa được giống tốt thì nỗi lo tạm vơi đi, bằng không càng gắng gượng càng lỗ chổng vó.

Về quy trình sản xuất, mặc dù các đơn vị, các hộ gia đình đều thuộc dạng thâm niên trong nghề nhưng thay vì triển khai đúng quy trình theo khuyến cáo của đơn vị chuyên ngành thì đều có xu hướng lạm dụng thuốc BVTV như thể là biện pháp tối ưu nhất. Tại nhiều vùng, mỗi năm chủ vườn tiến hành phun trừ 10 – 15 lần, thoáng thấy dấu hiệu là phun lấy phun để, sự việc kéo dài đã dẫn đến tình trạng “nhờn thuốc”, hệ quả là dịch bệnh không được xử lý triệt để mà cây giống ngày càng quay quắt, quá trình thoái hóa vì thế diễn ra nhanh hơn.

Quá nhiều yếu tố bất thuận khiến người trồng cam chẳng biết đường nào mà lần, càng loay hoay xoay sở càng thấy vướng víu khiến tâm lý của họ tuột dốc không phanh. Đáng lo ngại thực sự nếu nhìn vào thực trạng chung lúc này, rộng khắp địa bàn tình hình chẳng mấy sáng sủa, số cơ sở có lãi (thậm chí hòa vốn) chỉ chiếm một phần rất nhỏ, trong khi nhiều vùng nông dân thi nhau nhận về “trái đắng” khi cây cam đồng loạt đổ bệnh vào đúng giai đoạn then chốt nhất (đã qua 4 – 5 năm chăm sóc).

Nếu không sớm có phương án tháo gỡ núi thắt, nghề trồng cam ở Nghệ An sẽ đối diện với muôn vàn khó khăn

Nhiều vườn cam bị sâu bệnh tàn phá nặng nề, tỷ lệ quả bị chua, sần (cam ngơ) chiếm mức cao. Đổ mồ hôi sôi nước mắt, huy động tiền trăm bạc tỷ dồn hết vào vườn tược hòng thu về nguồn lợi tương xứng, nay tình hình rẽ theo chiều hướng khác khiến người trồng ngao ngán đến cùng cực.

“Chi phí triển khai rất đắt đỏ, mỗi ha tiêu tốn hàng trăm triệu đồng. Thú thực không nhiều hộ tự mình cáng đáng được, để duy trì mô hình phải đứng ra huy động, vay mượn khắp nơi. Nghề trồng cam rất vất vả, thông thường quy trình phải kéo dài vài ba năm mới có sản phẩm. Bối cảnh thuận lợi thì chẳng nói làm gì, đằng nay hai năm qua điều kiện thời tiết diễn biến khó lường, thiên tai chồng lấn thi nhau đọa đầy nông dân chúng tôi, chán nản nhiều gia đình chẳng màng ngó đến nữa”, chị Vi Thị H. một hộ trồng cam trên địa bàn huyện Con Cuông thốt lên chua chát.

Theo kế hoạch, đến năm 2020 huyện Con Cuông phấn đấu nâng diện tích trồng cam lên 500 ha, theo lời Trưởng phòng NN-PTNT Lô Văn Lý với đà này mục tiêu trên khó khả thi.

Tháng 1/2019 huyện Con Cuông đã phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An đã triển khai dự án “Cải tạo, phục hồi giống cam thoái hóa” trên quy mô diện tích gần 6.000 m2 nhằm đánh giá chi tiết thực trạng, qua đó rút ra phương án tối ưu nhất.

Dự kiến dự án này kéo dài trong 2 năm, xem ra nông dân trồng cam trên địa bàn còn ngóng chờ dài dài.

 Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Làm giàu ở nông thôn: Sung túc nhờ trồng dừa xiêm chuỗi

Ông Thái Văn Đầy, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đã chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm chuỗi, cho năng suất cao. Từ ngày vườn dừa xiêm chuỗi cho trái, thu nhập của gia đình ông Đầy sung túc hẳn lên bởi tháng nào cũng có tiền từ bán dừa. Mọi người đều cho rằng, trồng dừa xiêm chuỗi như ông Đầy là một trong những cách làm giàu ở nông thôn.

Tham quan vườn dừa xiêm chuỗi 2.500 m2 với 115 cây dừa sai trái, đang trong giai đoạn thu hoạch, ông Đầy cho biết: Trước đây khu vực này trồng lúa nhưng thấy hiệu quả kinh tế không cao, mỗi vụ thu hoạch lúa huề vốn hoặc có lãi rất ít.

Ông Đầy liền bàn với gia đình, cải tạo đất, lên liếp và mua dừa xiêm chuỗi về trồng. Dừa phát triển tốt, chỉ sau 3 năm chăm sóc đã bắt đầu cho trái chiến và đến nay vườn dừa đã 6 năm tuổi và đang cho trái ổn định.

Ông Thái Văn Đầy đã chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm chuỗi cho thu nhập cao.

Nhìn sang cây dừa sai trái, đang chuẩn bị thu hoạch, ông Đầy phấn khởi chia sẻ kinh nghiệm trồng dừa xiêm: “Dừa xiêm trồng khá dễ, cho trái quanh năm, nước ngọt với vị đặc trưng, công chăm sóc ít, chủ yếu phòng trừ đuông dừa. Nếu cây dừa bị đuông ăn ngọn thì cây dừa đó sẽ bị chết. Ngoài ra, người trồng dừa cần phòng trừ bọ cánh cứng. Bọ cánh cứng tấn công làm ảnh hưởng đến năng suất của cây dừa hoặc hút nhựa làm cho trái dừa không phát triển được. Vì thế, mình phải dọn rửa cây dừa và phun thuốc định kì để bảo vệ cây dừa”.

Hiện tại, với 115 cây dừa, mỗi đợt (khoảng 25 đến 30 ngày) ông Đầy thu hoạch một lần với gần 1.000 trái. Giá bán hiện tại 6.000 đồng/trái, gia đình ông thu về khoảng 6 triệu đồng, trừ các chi phí, ông Đầy còn lãi hơn 5 triệu đồng. Những lúc cao điểm mùa khô dừa tăng giá, thương lái đến tận vườn thu mua với giá 9.000 – 10.000 đồng/trái, mang lại cho gia đình ông Đầy nguồn thu đáng kể. Đây là một trong những mô hình làm giàu ở nông thôn.

Gắn bó và thành công với cây dừa xiêm chuỗi, ông Đầy đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ vườn dừa. Ông Đầy cho rằng khâu bón phân là khá quan trọng, quyết định đến chất lượng nước của trái dừa. Vì vậy, mỗi năm ông bón phân từ 3 đến 4 lần gồm hỗn hợp N-P-K, mỗi lần bón liều lượng vừa phải và tăng cường hốt bùn dưới ao lên bón cho cây giữ ẩm, cung cấp nước đầy đủ vào mùa nắng, tránh để gốc bị khô, ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng của trái.

Theo ông Thái Văn Đầy, để vườn dừa xiêm đạt năng suất cao thì ngoài việc bón phân cân đối thì người trồng phải thường xuyên dọn vệ sinh cây dừa để hạn chế sâu đuông dừa, bọ cánh cứng.

Tiếng lành đồn xa, trước hiệu quả kinh tế cao của dừa xiêm chuỗi, cùng thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhiều nhà vườn đã tìm đến và đặt dừa giống của gia đình ông về trồng. Ông Đầy cho biết: “Bà con đến đặt dừa giống không bán thì không được, nhưng để dừa giống thì cây bị tổn sức. Riêng năm 2018 gia đình tôi bán được hơn 1.000 cây dừa giống (ươm 3 tháng) với giá 40.000 đồng/cây…”.

Năm 2019 này, người dân đặt khoảng 2.000 cây, gia đình ông Đầy đang tuyển chọn những trái dừa đẹp, chất lượng nhất chuẩn bị ươm giống để cung cấp cho bà nông dân trồng, cải thiện kinh tế gia đình”. Hàng năm, sau khi trừ các chi phí từ việc bán dừa tươi và dừa giống mang lại cho gia đình ông Đầy khoảng 100 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với cây lúa và nhiều loại cây trồng khác.

Với những thành công từ cây dừa xiêm chuỗi mang lại, ông Đầy mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm trồng dừa, hỗ trợ bà con nhân dân về kỹ thuật để cùng phát triển vườn dừa trên địa bàn xã Thạnh Nhựt nói riêng, huyện Gò Công Tây nói chung.

Ông Đầy còn tiếp tục phát triển, mở rộng diện tích vườn dừa của gia đình . Ông Đầy cho biết: “Hiện tại, gia đình đã lên liếp và trồng dừa thêm trên diện tích 10.000 m2 , dừa phát triển khá tốt, hứa hẹn những thắng lợi cho gia đình ở hiện tại và tương lai”.

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mít Thái ra trái quanh năm.

Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, múi mọng và giòn ngọt, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi.

Mít Thái.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Dùng hạt cây Mít mật, Mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm.

– Trồng dầy: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 300 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ).

– Trồng thưa: Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây. – Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

– Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 – 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 – 70cm.
– Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm.
– Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.
– Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 1-3kg phân hữu cơ Better HG01 3-2-2. Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

4, Phân Bón Lót:

Bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Mít Thái (Siêu Sớm):

Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2-3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài. Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa không cần che mát như sầu riêng hay măng cụt.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Mít Thái (Siêu Sớm):

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Chú ý chỉ tỉa cành tạo tán khi cây mít đạt chiều cao khoảng 1m trở lên, khi cây chưa cho trái tỉa cành 2-3 lần/năm. Cây đã cho trái tỉa cành 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong. Khi tỉa cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh. Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3… cho cây thoáng nhằm chống sâu bệnh và tăng năng suất.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Mít Thái (Siêu Sớm):
+ Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1-1,5 tháng bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 100-150 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn, mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất.
+ Năm thứ 2: lượng bón cho một cây là: 1,5-2,0 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2.
+ Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho trái kinh doanh, lượng phân tăng so với năm trước 0,5-1,0 kg/cây. Chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa. Trong thời gian quả đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400-500 g, kết hợp với phân bón lá 0-52-34 hoặc 10-52-17 phun cho cây 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần như vậy trái sẽ chính tập trung, màu thịt quả vàng hơn vàng mùi vị thơm ngon hơn.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Mít Thái (Siêu Sớm):

SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC CÀNH: Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC.

RUỒI ĐỤC TRÁI: Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec…

SÂU ĐỤC TRÁI: Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất.Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.

NGÀI ĐỤC TRÁI: Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái.

RẦY, RỆP: Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là Nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec…

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Cây mít cho trái rải vụ quanh năm, song vụ chính ở Đồng nai vào tháng 6, 7. Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc trái già khoảng 5 tháng, do đó có thể căn cứ vào màu sắc trái để thu hoạch. Trái mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp, để vận chuyển đi xa nên thu hoạch lúc trái già. Hiện ở Đồng Nai có nhiều giống mít cho năng suất cao như: mít Viên Linh, mít Thái, mít nghệ, mít tố nữ… Song, nông dân nên trồng giống mít nghệ trong nước được tuyển chọn qua các cuộc thi trái ngon, giống tốt hoặc những giống mít trong nước có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng, đồng thời thích hợp để chế biến, sấy khô đóng gói xuất khẩu.

Tổng hợp và kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.