Nuôi cấy giống ngô có tính chống chịu mặn cao

                                         Nuôi cấy giống ngô có tính chống chịu mặn cao

Trung tâm dinh dưỡng thực vật thuộc Đại học Giessen, Đức tuyên bố vừa nuôi cấy thành công giống ngô mới cho năng suất cao đồng thời có khả năng chống chịu mặn rất tốt.

Những nghiên cứu trước đó cho thấy các giống ngô khác nhau sẽ có khả năng chống chịu mặn khác nhau.

Trong thí nghiệm lần này, các nhà khoa học đã tạp giao nhiều loại ngô có tính chống chịu mặn tốt và cuối cùng đã nuôi cấy thành công một giống ngô mới có tính chống chịu mặn rất tốt và cho năng suất cao.

Tại nhiều khu vực trên thế giới đặc biệt là những khu vực khô hanh, hiện tượng nhiễm mặn đã làm giảm đi sự màu mỡ của đất, gây ảnh hưởng đến các cây trồng kinh tế.

Kết quả nghiên cứu này sẽ có lợi cho việc thúc đẩy công tác nghiên cứu đối với các cây trồng kinh tế khác trên các vùng đất nhiễm mặn./.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Biến đổi khí hậu làm tăng độc tố trong thực phẩm

Do phải vật lộn để tồn tại trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên một số cây lương thực có thể sản sinh ra nhiều độc tố có hại cho người và vật nuôi.

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), hạn hán và nhiệt độ cao gây ra sự tích tụ của các thành phần độc hại tiềm ẩn trong cây trồng – tương tự khi con người bị stress.

Báo cáo nhận định và đề xuất các giải pháp cho các vấn đề đang nổi lên trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trong đó bao gồm độc tính theo mùa vụ, các bệnh lây từ động vật và ô nhiễm do nhựa công nghiệp gây ra.

Cây lương thực đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu. Cây lương thực đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu. 

Theo báo cáo trên, lúa mì, lúa mạch, ngô và kê là những loại cây trồng dễ tích lũy nitrat, do hậu quả của hạn hán kéo dài. Ở động vật, ngộ độc nitrate cấp tính có thể gây sẩy thai, ngạt thở và thậm chí tử vong. Nó cũng có thể hủy hoại cuộc sống và sinh kế của nông dân và người chăn nuôi.

Mưa lớn sau một đợt hạn hán kéo dài cũng có thể dẫn đến sự tích tụ của hydrogen cyanide hoặc axit prussic trong hạt ngô, lúa, táo, anh đào và một số loài cây trồng khác.

Độc tố vi nấm aflatoxin cũng có thể được sản sinh trong quá trình các cây ngũ cốc chống chọi với biến đổi khí hậu. Loại nấm này gây bệnh ung thư ở người và cản trở sự phát triển của thai nhi.

Bà Jacqueline McGlade, nhà khoa học của UNEP cho biết, khoảng 4,5 tỷ người ở các nước đang phát triển phải tiếp xúc với aflatoxin mỗi năm, mặc dù con số thực tế có thể cao hơn.

“Theo một nghiên cứu gần đây, các độc tố aflatoxin cũng được coi như một mối đe dọa an toàn thực phẩm của châu Âu, đặc biệt là trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu đang tăng dần lên” – bà McGlade cho biết.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Chọn tạo hai giống lúa thơm mới chất lượng cao

Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã chọn và tạo thành công hai giống lúa thơm chất lượng cao QR1 và VS1 trên diện tích 2ha tại thôn Bầu Long Trì, thị trấn Hợp Hòa.

Hai giống lúa này có nhiều ưu điểm vượt trội so với đối chứng như chất lượng gạo ngon, hạt nhỏ, bóng, có mùi thơm nhẹ, cơm nấu không dính, hạt cơm dai và có vị đậm. Đặc biệt, hai giống lúa này có giá trị kinh tế cao, có thể chống chịu rầy và sâu cuốn lá hơn giống lúa HT1 đang trồng đại trà trên địa bàn tỉnh.

Chọn tạo hai giống lúa thơm mới chất lượng cao

Mỗi giống lúa có một đặc tính riêng như đối với giống QR1 có khả năng cảm ôn, sinh trưởng đồng đều, đẻ nhánh khỏe, có thời gian sinh trưởng ngắn. Kết quả thu hoạch giống QR1 rất khả quan với năng suất từ 56,9-57,6 tạ/ha, tăng 1,3-2,9% so với giống HT1 đối chứng, nhưng chất lượng và giá trị thu nhập thì tăng hơn giống HT1 từ 1.000-1.500đồng/kg thóc, trong khi đó chi phí đầu vào là như nhau.

Đây là giống lúa gieo cấy được cả 2 vụ trong năm, có tính thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp cơ cấu trà xuân muộn và trà mùa sớm, tỷ lệ phân bón chỉ bằng 2/3 giống lúa khác. Gạo trắng trong, chất lượng gạo thơm ngon.

Đối với giống VS1 có chiều cao cây từ 100-110cm, phiến lá đứng, dầy, lá đòng to lòng mo, đẻ nhánh khá, khóm gọn, thân to, đốt ngắn, cây khá thấp nên có khả năng chống đổ tốt. Một số loại sâu phổ biến như sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn chỉ gây hại ở mức độ nhẹ. Vụ xuân, thời gian sinh trưởng 120-125 ngày, vụ mùa 95-100 ngày, ngắn ngày hơn Khang Dân khoảng 3-5 ngày, năng suất tương đương nhưng chất lượng hơn hẳn vì có gen thơm.

So với những giống đối chứng như Bắc Thơm và Hương Thơm, năng suất VS1 vượt 15%, thời gian sinh trưởng ngắn hơn 5-7 ngày, có ưu điểm thích nghi rộng, cứng cây, nhất là kháng bạc lá hơn Bắc Thơm. Gạo VS1 khi thổi cơm có mùi thơm nhẹ, vị đậm rất dẻo. Dựa vào năng suất, chi phí đầu tư và giá cả thị trường, đơn vị này sơ bộ hạch toán, trên cùng một sào đất canh tác, khi cấy VS1 thu lãi cao hơn Khang Dân từ 200.000-205.000đ, tương đương cao hơn 5,5-5,6 triệu/ha.

Theo kinh nghiệm của người dân, đây là giống lúa đẻ nhiều, nếu trồng mật độ dày thì hơi nhiễm khô vằn. Khi canh tác không được bón quá nhiều đạm, không bón phân lai rai mà bón “nặng đầu, nhẹ cuối“.

Hiện nay, trên địa bàn Vĩnh Phúc nhiều giống lúa bị thoái hóa, bị nhiễm rầy và nhiễm bệnh nặng, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân không nên sử dụng. Bên cạnh đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng bị thu hẹp, sản xuất luôn bị tác động xấu của thiên tai, lũ lụt.

Việc nghiên cứu, khảo nghiệm và chọn lọc thành công hai giống lúa thơm chất lượng cao QR1 và VS1 đã bổ sung kịp thời vào cơ cấu giống lúa của tỉnh, đồng thời giúp rút ngắn được thời gian để làm vụ đông sớm đáp ứng được yêu cầu thực tế, mở ra hướng xuất khẩu lúa gạo cho tỉnh Vĩnh Phúc.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Lương thực nghèo chất dinh dưỡng do tình trạng ấm lên toàn cầu

Trong một nghiên cứu công bố ngày 2/8, các nhà khoa học cho biết lượng COtrong không khí tăng sẽ làm cho lượng protein trong các loại lương thực thiết yếu như gạo và lúa mì giảm, điều này đe dọa sự phát triển thể chất và giảm tuổi thọ của con người.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, đến năm 2050 sẽ có 150 triệu người trên toàn thế giới có nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu protein liên quan trực tiếp tới sự gia tăng lượng khí CO2 trong khí quyển.

Nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học đến từ Đại học Harvard đứng đầu đã tiến hành nhiều thí nghiệm trên các cánh đồng rộng lớn, trong đó các cây lương thực được đặt trong môi trường có nồng độ CO2 cao hơn bình thường.

Kết quả cho thấy với mức tăng CO2 dự tính từ nay tới năm 2050, thì hàm lượng protein ở lúa mạch giảm 14,6%, ở lúa gạo giảm 7,6 % và ở lúa mì là 7,8% trong khi khoai tây là 6,4%.

Nông dân Nhật Bản làm việc trên một cánh đồng ở Chiba.Lương thực nghèo chất dinh dưỡng do tình trạng ấm lên toàn cầu

Sau đó, các nhà khoa học dựa trên các khuyến cáo của Liên hợp quốc về chế độ dinh dưỡng để tính toán mức độ ảnh hưởng đối với những người có nguy cơ thiếu protein.

Không chỉ ảnh hưởng tới hàm lượng protein, tình trạng gia tăng CO2 trong khí quyển có thể khiến các khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm trong các loại lượng thực thiết yếu suy giảm và khiến tình trạng thiếu dinh dưỡng toàn cầu càng trở nên nghiêm trọng hơn, bởi có tới 76% dân số thế giới phụ thuộc vào các loại lương thực này để có đủ lượng protein hàng ngày, đặc biệt là ở các khu vực nghèo đói.

Theo nghiên cứu này, nếu lượng CO2 tăng đúng như tính toán thì tới giữa thế kỷ, dân số của 18 quốc gia trên thế giới sẽ mất hơn 5% lượng protein cần thiết trong thực đơn hàng ngày do lượng protein trong gạo và các lương thực thiết yếu giảm.

Nghiên cứu cũng chỉ ra những khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất sẽ là châu Phi hạ Sahara và khu vực Nam Á, nơi gạo và lúa mì là những loại lương thực không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày.

Các phương án khắc phục được đề xuất gồm cắt giảm CO2, đa dạng hóa chế độ ăn hàng ngày, tăng hàm lượng dinh dưỡng của các loại lương thực thiết yếu hoặc trồng các loại cây lương thực ít chịu sự tác động của CO2.

Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá ảnh hưởng của tình trạng ấm lên toàn cầu đối với hàm lượng protein trong các loại lương thực.

Các tác giả cho biết họ vẫn chưa lý giải được vì sao lượng khí thải CO2 lại có thể làm giảm hàm lượng protein hay các thành phần dinh dưỡng khác của các loại lương thực, nhưng hiện tượng này có thể để lại những hậu quả nguy hiểm trên toàn cầu bởi không có protein, quá trình phát triển thể chất sẽ bị ức chế, bệnh tật nhiều hơn và tuổi thọ sẽ giảm đi.

Giả thiết thuyết phục nhất cho tới nay là CO2 khiến lượng tinh bột trong các loại lương thực tăng nên giảm hàm lượng protein và các chất dinh dưỡng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật bảo quản các loại đậu đỗ

Các loại đậu đỗ nói chung có lớp vỏ mỏng nên khả năng bảo vệ kém, lại chứa nhiều protein và chất béo (2 – 20%) nghĩa là những chất dễ phân giải. Mặt khác đậu đỗ lại là nguồn thức ăn rất tốt cho vi sinh vật và côn trùng phá hoại mạnh, rất dễ bị mốc, oxy hoá, lượng axit béo tăng lên, phẩm chất của đậu đỗ giảm xuống. Nếu thuỷ phần của hạt 15 – 16% và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng tự bốc nóng.

                                              Kỹ thuật bảo quản các loại đậu đỗ

Nếu trong khối hạt lẫn nhiều tạp chất hoặc sâu hại nước nghiêm trọng thì khả năng biến chất của hạt tương đối lớn. Từ sự biến hoá hình thái của hạt có thể nhận ra mức độ biến chất của hạt. Ví dụ nếu thuỷ phần của hạt là 13%, ở nhiệt độ cao 20 độ C có thể quan sát thấy màu sắc của tử diệp đậm. Còn nếu bộ phận hạt không chín đều, thuỷ phần 13% và ở nhiệt độ bảo quản là 23 độ C thì mặt sau tử diệp màu phớt hồng.

Để khống chế những hiện tượng biến chất của hạt cần phải chú ý những yếu tố sau đây:

  •  Thuỷ phần: Phải luôn luôn giữ cho thuỷ phần của đậu đỗ ở giới hạn < 12% thấp hơn các loại hạt chứa nhiều tinh bột như thóc, gạo. Nếu như thuỷ phần vượt quá 12% ví dụ ở mức độ là 14% thì hạt bị mềm, tỷ lệ axit béo tăng nhanh, có mùi chua, mốc…
  •  Nhiệt độ khối hạt giữ ở mức độ bình thường, nếu cao quá sẽ làm phẩm chất giảm. Do vỏ hạt mỏng và dễ bị nứt, nên khi phơi cần tránh ánh nắng buổi trưa quá mạnh nên có thể phơi trong bóng mát, tốt nhất là sau khi thu hoạch phơi cả cây thì hạt đậu được bảo vệ bởi vỏ quả không dễ phát sinh hiện tượng nứt.
  • Độ nguyên vẹn của hạt và độ chín của hạt phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn loại bỏ hạt xanh lép, vỡ…

Nói chung đối với hạt đậu đỗ người ta áp dụng phương pháp bảo quản kín hoàn toàn là tốt nhất; cách bảo quản tương tự như khi bảo quản khoai và sắn.

Khi nhiệt độ không khí không vượt quá 15 độ C thì căn cứ vào thuỷ phần khác nhau của hạt mà có thể xếp hạt như sau:

– Nếu thuỷ phần của hạt < 12% để hạt rời có độ cao 1,5 m, để trong bao và xếp 8 tầng.
– Nếu thuỷ phần từ 12 – 14% để hạt rời cao 1,0 m và đóng bao 6 tầng.
– Nếu thuỷ phần từ 14 – 16% để hạt rời cao 0,7 m và đóng bao 4 tầng.
– Nếu thuỷ phần từ > 16% để hạt rời cao 0,5 m và đóng bao 2 tấng.

Về mùa hè do thời tiết nóng nực nên độ cao hạt để rời nên giảm đi 1/3 và số tầng bao không quá 2 tầng bao. Với lượng hạt ít có thể dùng chum vại có lót tro bếp để hút ẩm, bỏ đậu vào và đậy kín. Không nhập kho lúc nóng.

Theo tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc thì đậu nành nhập kho khi hạt nguội sau 10 tháng tỷ lệ nẩy mầm trên 50%. Nếu nhập kho lúc nóng thì tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 4%.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Hà nội phát triển giống đậu tương cho năng suất cao

Để tạo điều kiện tốt nhất cho việc hình thành vùng sản xuất đậu tương tập trung theo hướng hàng hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất phát triển và tiêu thụ giống đậu tương, đồng thời yêu cầu các địa phương cần sớm hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giúp nông dân tiết kiệm chi phí lao động, tăng thu nhập.

Năm 2015, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã triển khai mô hình sản xuất đậu tương giống vụ Hè Thu với diện tích 210ha giống DT84, tại 5 hợp tác xã nông nghiệp Hát Môn, Vân Nam, Thuấn Nội (xã Tam Huấn) huyện Phúc Thọ, hợp tác xã nông nghiệp Trung Châu 1, Trung Châu 2 (xã Trung Châu, huyện Đan Phượng).

Hà Nội phát triển giống đậu tương DT84 mới cho năng suất caoTrồng đậu tương vừa cho hiệu quả kinh tế cao, lại không tốn nhiều công chăm sóc.

Nhằm đảm bảo chất lượng hạt giống, cán bộ kỹ thuật Trung tâm đã chú trọng hướng dẫn nông dân thực hiện tốt khâu kỹ thuật về khử lẫn cây khác dạng, khác giống trên đồng ruộng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, năng suất đạt trên 2,35 tấn/ha (có nơi năng suất đạt từ 2,5-2,6 tấn/ha), cho sản lượng từ 490-495 tấn.

Chị Trần Thị Loan ở xã Vân Nam (huyện Phúc Thọ) cho biết trồng đậu tương vừa cho hiệu quả kinh tế cao, lại không tốn nhiều công chăm sóc. Vụ này được Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội hỗ trợ giống đậu tương DT84, gia đình chị trồng hơn 4 sào, dự kiến cho thu hoạch hơn 3 tạ. Với giá bán 18.000-20.000 đồng/kg đậu tương giống, gia đình có thu nhập khoảng 5-6 triệu đồng/vụ, trừ chi phí, lãi 4 triệu đồng/vụ.

Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, giống đậu tương DT84 có khả năng kháng chịu sâu bệnh tốt hơn các giống đậu tương khác, thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn

Hiện DT84 là giống đậu tương tốt nhất cả về chất lượng cũng như năng suất. Bộ giống này có thể triển khai đại trà, tiến tới phủ kín diện tích trồng đậu tương của các huyện ngoại thành Hà Nội, nhất là đáp ứng nhu cầu đậu tương của thị trường trong nước.

Bà Nguyễn Thị Thoa, Trưởng phòng trồng trọt (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) cho biết thời gian tới, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội sẽ tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần tăng năng suất, đảm bảo chất lượng hạt giống cấp xác nhận, thực hiện tốt công tác thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch.

Từ nay đến cuối vụ, Trung tâm còn phối hợp chặt chẽ với cơ sở để chuẩn bị tốt công tác thu hoạch giống, phối hợp với doanh nghiệp thu mua và cung ứng giống đậu tương cho các vùng trồng đậu tương trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Chọn tạo giống lúa mới, năng suất cao

Tin từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai (Viện Cây lương thực, thực phẩm thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp) cho biết đã chọn, tạo được giống lúa mới cho năng suất cao.

                                        Chọn tạo giống lúa mới, năng suất cao

Giống lúa mới có tên gọi HTY100, cho gạo ngon, cơm mềm, có mùi thơm nhẹ, đã được đăng ký thương hiệu độc quyền Thiên Hương HYT100.

Đặc biệt, giống lúa này có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 125–130 ngày vụ xuân muộn; 105–110 ngày với vụ mùa sớm. Chiều cao của cây là 95–100cm, đẻ nhánh khoẻ, bộ lá xanh vừa, góc lá đứng, khả năng chống đổ, chịu rét và chống sâu bệnh khá tốt, năng suất cao: vụ xuân 75–90 tạ/ha; vụ mùa 65–70 tạ/ha.

Được biết, giống lúa mới HYT100 được công nhận là giống lúa tạm thời từ năm 2005, hiện đã được trồng khảo nghiệm ở các địa phương như: Thanh Hóa, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nội, Yên Bái, Hải Dương.

Kết quả khảo nghiệm tại các vùng trên cho thấy, giống lúa nói trên cho năng suất cao, chất lượng hạt đều.

Theo PGS, TS Nguyển Trí Hoàn – Viện trưởng Viện Cây lương thực và thực phẩm thì việc phát triển và nhân rộng giống lúa lai 3 dòng HYT100 đã và đang góp phần vào việc phát triển thị trường lúa gạo, đảm bảo hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác của người nông dân và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Trong thời gian tới giống lúa lai 3 dòng HYT100 sẽ được nhân rộng chủ yếu là vùng Đồng bằng sông Hồng và trong tương lai sẽ nghiên cứu thổ nhưỡng của các vùng miền khác để đưa giống lúa vào gieo trồng” . PGS, TS Nguyển Trí Hoàn cho biết.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Giống sắn lai cho năng suất cao gấp 5 lần

Tạo ra một giống sắn lai mới từ các loài sắn khác nhau có thể là một phương pháp mới để cải thiện năng suất cây trồng này giúp ích cho khoảng 8 trăm triệu người trên thế giới, các nhà khoa học Brazil cho biết.

Nghiên cứu trên được đăng tải trên tờ HortScience. Theo đó, khi kết hợp giống sắn hoang dã Manihot Fortalezensis có khả năng chịu được hạn và kháng sâu đục thân tốt, nhưng củ không ăn được với giống sắn trồng M.esculenta UNB 201, một loại sắn có hàm lượng dinh dưỡng nhưng năng suất thấp, lại dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán và sâu bệnh, có thể tạo ra một giống sắn lai kết hợp được những ưu điểm của hai giống sắn này.

Giống sắn lai mới giúp tăng năng suất lên gấp 5 lần so với giống sắn thông thường. Nếu sắn M. esculenta UNB 201 chỉ cho ra 4-5 rễ củ với trọng lượng từ 2-3kg, thì khi lai với M.fortalezensis có thể đẻ được 7-8 rễ củ ăn được có tổng trọng lượng từ 10-12kg. Đồng thời kế thừa đặc điểm rễ cắm sâu xuống đất từ giống sắn hoang dại, sắn lai sẽ chịu hạn tốt hơn và phát triển mạnh hơn so với các giống sắn bố mẹ.

Sắn lai vừa chịu được hạn, kháng bệnh tốt lại cho năng suất cao gấp 5 lần. Sắn lai vừa chịu được hạn, kháng bệnh tốt lại cho năng suất cao gấp 5 lần.

Tuy nhiên, đến nay các nhà nghiên cứu mới tạo ra được 18 cây sắn lai. Đồng thời củ sắn tạo ra còn có mùi của loại axit Hydrogen cyanide (HCN) có thể gây độc nếu không biết xử lí củ sắn đúng cách.

Nhưng dù sao việc tạo ra giống sắn lai cũng gây ít rủi ro với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường hơn so với giống cây biến đổi gene. Hơn nữa giống sắn này có thể trồng dễ dàng ở quy mô lớn và cung cấp nhiều nguồn lương thực cho nông dân.

Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển hơn nữa giống sắn lai. Họ dự định sẽ mở rộng áp dụng phương pháp nhân giống này cho các cây trồng khác.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Giải mã bộ gene loài đậu thông dụng nhất trung mỹ

Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu cao cấp Cinvestav của Mexico vừa giải mã thành công bộ gene của loài đậu thông dụng nhất tại quốc gia này và toàn bộ vùng Trung Mỹ.

Phóng viên tại Mexico dẫn thông báo ngày 23/2 của giáo sư Alfredo Herrera Estrella cho biết qua hai năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Cinvestav đã tìm ra bộ gồm 26.500 gen của loài đậu có tên khoa học Phaseolus Vulgaris.

Việc tìm ra bộ gene này có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh giá cả lương thực trên thế giới tăng caoTìm ra bộ gane loài đậu

Trên cơ sở này, các nhà nghiên cứu sẽ sàng lọc những gene trội, cho phép cây đậu chịu hạn tốt, thích ứng với môi trường khắc nghiệt, có khả năng chống chọi với nhiều loại bệnh và lai tạo ra các dòng đậu cho năng suất cao.

Theo giáo sư Herrera Estrella, việc tìm ra bộ gene này có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh giá cả lương thực trên thế giới tăng cao.

Trong tương lai gần, Mexico sẽ tiến hành khoanh vùng và ưu tiên thâm canh loại đậu này để góp phần giảm đói nghèo tại các vùng sâu vùng xa thông qua tăng năng suất và sản lượng cây trồng.

Đây là kết quả công trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia có tên gọi “Dự án PhasIbeAm” với tổng chi phí gần 2,5 triệu USD, được thực hiện với sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học đến từ 21 quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Sau công trình này, các nhà khoa học thuộc Cinvestav tiếp tục nghiên cứu để giải mã gene của 12 loại đậu khác ở Mexico và các nước Trung Mỹ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Bệnh vi-rút vàng lùn, lùn xoăn lá trên lúa: bệnh mới…

Bệnh vàng lùn ở cây lúa là một bệnh mới, do sự phối trộn của 3 loại vi-rút là Lùn Lúa cỏ, Lùn xoăn lá truyền bệnh do rầy nâu và Tungro do rầy xanh truyền bệnh. TS Phạm Văn Dư, Bộ Môn Bệnh cây-Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giải thích thêm về nguyên nhân gây bệnh vàng lùn ở cây lúa…

Từ năm 1989, ở ĐBSCL có xuất hiện một triệu chứng cây lúa bị Vàng và Lùn, tỉ lệ nầy có thể từ 5-10 % hoặc 50 % trên một số giống và một số ruộng, một số giống như OM CS 96, OM 997-6, OM 1248 được ghi nhận nhiễm bệnh. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là, triệu chứng trên lại có cùng đỉnh cao xuất hiện của quần thể rầy nâu…

Như vậy, có thể đây là một bệnh mới, cần có những nghiên cứu để kết luận nhằm tránh sự lây lan bệnh trên diện rộng. Bệnh xuất hiện thông thường với tỉ lệ rất thấp, nhưng có những năm gây hại khá lớn.

Theo ghi nhận vào cuối tháng 12/1999, có đến 13.120 ha lúa bị nhiễm ở các tỉnh Bến tre, TP.HCM, Bạc Liêu và Long An. Riêng TP HCM có 242 ha bệnh vàng lùn và không trổ được.

Trong năm 1999, Hội nghị Cục BVTV phía Nam gọi là bệnh “Vàng Lùn”, chưa rõ tác nhân.

Vừa qua, từ đầu vụ Hè thu 2006, dịch bệnh lại phát triển và lan rộng trên hầu hết các tỉnh ĐBSCL, với mật số rầy nâu rất cao, diện tích bị nhiễm bệnh vàng lụi riêng tại Đồng Tháp với thiệt hại dưới 30 % là 613 ha, và trên 30 % là 2.636 ha (trong đó, phải thiêu huỷ khoảng 500 ha)…

Bệnh vàng lùn do sự phối trộn của 3 loại vi-rút

Ở Viện lúa ĐBSCL, trong những năm đó còn thiếu phương tiện, nhất là máy đọc ELISA và kháng huyết thanh của một số dòng vi-rút trên lúa như Tungro (RTSV, RTBV), Lùn xoăn lá (RRSV) Lùn lúa cỏ (RGGSV), Vàng lụi (RDV, rice dwarf virus) cho nên chỉ tiến hành thu thập mẫu bệnh và gửi sang Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI, Philippines.

Từ tháng 4/1996 đến tháng 1/1997, trong tổng số 163 mẫu gởi đi, có phản ứng dương tính với 3 loại vi-rút RTBV, RTSV (Tungro) và Lùn xoăn lá RRSV với tỉ lệ rất thấp 4 mẫu/140.

Tháng 1/2005, chúng tôi mời Tiến sĩ R.C. Cabunagan và I.R. Choi, 2 nhà vi-rút học của Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) sang, kết quả phân tích cho thấy trong số 52 mẫu lúa bị bệnh, chỉ có 1 mẫu có phản ứng dương tính với RTSV (tungro) và 7 mẫu với bệnh Lùn lúa cỏ (RGSV)

Tháng 3/2006, chúng tôi có mời thêm Tiến sĩ Hong Soo Choi, chuyên về vi-rút, bộ môn bệnh cây, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Quốc gia, Suwon, Hàn Quốc cùng Tiến sĩ I. R. Choi của IRRI, sang lấy mẫu và tiếp tục thực hiện các giám định về bệnh bằng các kỹ thuật chuyên môn.

Kết quả về kháng huyết thanh cho thấy có nhiều triển vọng để có thể đi đến những kết luận bước đầu.

Kết quả mẫu bệnh vàng lùn thu thập được tại Tiền Giang do Trung Tâm BVTV Phía nam hướng dẩn và lấy mẫu, Chi Cục BVTV An Giang hướng dẩn và thu mẫu: 2 /30 mẫu có phản ứng với Tungro RTSV, 27/30 mẫu có phản ứng với Lùn lúa cỏ, 19/30 mẫu có phản ứng với Lùn xoăn lá trên cùng cây lúa bệnh.

Như vậy sau gần 17 năm xuất hiện và 10 năm nghiên cứu, cho đến bây giờ, chúng ta có thể kết luận bước đầu: Bệnh vàng lùn là một bệnh mới do sự phối trộn của 3 loại vi-rút là Lùn Lúa cỏ, Lùn xoăn lá truyền bệnh do rầy nâu và Tungro do rầy xanh truyền bệnh.

Thí nghiệm lây bệnh trở lại do Tiến sĩ I.R. Choi thực hiện tại nhà lưới IRRI với sự phối trộn của 3 loại vi-rút trên cho cùng triệu chứng như đã thấy ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Trị bệnh vàng lùn cho cây lúa

Bệnh do vi-rút gây ra là một bệnh rất khó trị và không có loại thuốc hoá học đặc trị nào như các dạng bệnh khác.

Bệnh vàng lùn mới hiện nay phức tạp hơn vì liên quan nhiều thành phần trong hệ sinh thái như: (1) Quần thể rất cao của rầy nâu, (rầy xanh) (2) Sự phối hợp của 3 loại vi-rút (xoăn lá, Lúa cỏ và Tungro) (3) Môi trường sản xuất thâm canh, nhiều vụ kéo dài liên tục, bón phân đạm cao và (4) Giống lúa nhiễm rầy, nhiễm vi-rút. Do đó cần thực hiện một số biện pháp sau:

Trước hết phải thực hiện canh tác lúa theo tinh thần “3 G, 3 T” (3 giảm, 3 tăng)

Trong đó, giảm bón thừa Ni-tơ, giảm mật độ sạ cấy, giảm sử dụng thuốc hóa học nhằm tạo thế cân bằng sinh học trên diện rộng. Đồng thời, cần bón phân cân đối tạo sức đề kháng cho cây lúa, sạ cấy thưa tạo điều kiện cho ánh sáng xuyên qua tán, sương mù sẽ tan nhanh trên lá, do nhiệt độ tăng, ẩm độ giảm trong tán tạo thế bất lợi cho sâu bệnh phát triển.

Ch

uyên gia Viện lúa ĐBSCL và chuyên gia nước ngoài thu thậpố diện tích lúa bị nhiễm bệnh vì rầy nâu có thể tiếp tục chích hút cây lúa bị bệnh và mang vi-rút phát tán đi nơi khác, cây lúa bị bệnh còn tồn tại trên ruộng sẽ là mầm móng chứa vi-rút, cày ải phơi đất sẽ diệt mầm vi-rút trong gốc rạ.

Không trồng giống nhiễm rầy, nhiễm vi-rút trên diện rộng. Gieo sạ đồng loạt trên diện rộng lớn nhằm hạn chế di chuyển của quần thể rầy. Không nên gieo trồng rãi rác có liên quan đến vụ 3, chỉ nên tập trung 2 vụ. Dịch bệnh vàng lùn phát tán có liên quan mật thiết đến thời vụ gieo sạ liên tục trên ruộng, cả không gian và thời gian.

Tăng cường sức đề kháng của lúa đối với vi-rút, sử dụng một số chất kích kháng có thể hạn chế sự phát triển của vi-rút trong cây lúa như K2HPO4, CuCl2 cho xử lý hạt, Humid acid (Risopla V) 1-1,5 kg/ha bón lót thì càng tốt.

Sử dụng thuốc hóa học có thể làm giảm mật số rầy nhưng vẫn không thể giải quyết được bệnh vàng lùn, vì sự truyền bệnh có thể xãy ra giữa rầy-và cây lúa trong khoảng thời gian rất ngắn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam