Ứng dụng cntt trong nuôi đà điểu

Ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ là những mô hình thương mại điện tử quy mô, những website thiết kế phức tạp. CNTT trong nhiều trường hợp chỉ là việc sử dụng một vài máy tính với những phần mềm đơn giản nhất, nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các doanh nghiệp. Ứng dụng CNTT cũng không chỉ dừng lại trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong những toà nhà cao tầng ở trung tâm thành phố mà được áp dụng ngay cả trong trang trại chăn nuôi đà điểu.
                                     Ứng dụng CNTT trong nuôi đà điểu

Khoảng 700 con đà điểu giống được nuôi dưới chân núi Bà Nà. Công việc khó khăn là phải quản lí chặt chẽ loài gia cầm hay chạy và chạy rất nhanh này theo phả hệ, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng lai tạo đà điểu đồng huyết thống gây thoái hoá giống. Tuy nhiên, khó khăn đó đã giảm đi nhiều khi việc quản lí bằng tay trên sổ sách được thay thế bằng cách quản lí trên máy tính… 2 chiếc máy tính, máy in và phần mềm Excel thông dụng đã giúp cho ông chủ và các công nhân tại trang trại của doanh nghiệp Minh Hưng ở thành phố Đà Nẵng bớt được nhiều phần việc so với cách làm thủ công.

Ông Trần Minh Đức, Giám đốc công ty cho biết: “Làm thủ công hết 6 người, riêng hệ thống kế toán thôi. Nhưng từ khi áp dụng CNTT vào thì tôi chỉ cần 2 người, mà sự nhầm lẫn lại giảm. Trước muốn tìm số liệu về một con đà điểu rất lâu, mà vẫn bị lộn. Nhưng giờ tra trên máy biết ngay nó ở khu nào, mã số gì, ở đâu, bố mẹ nó tên gì, sinh ngày nào, bấm máy lên là biết ngay”.

Ấp trứng, chăm sóc, quản lí đà điểu con cho đến khi trưởng thành… Sử dụng CNTT để quản lí cả quy trình liên hoàn đó cũng được ông chủ trang trại tính đến. Với đà điểu trưởng thành, việc quản lí càng được đặt ra chặt chẽ hơn, vì chúng thường có những biểu hiện bất thường. Và thế là những chiếc camera được lắp đặt để nâng cao hiệu quả của công tác theo dõi.

Ông Đức bổ sung: “Chúng tôi gắn camera để quản lí từng khu cả ngày lẫn đêm. Trung tâm quản lí sẽ theo dõi và gọi bộ đàm cho cán bộ kĩ thuật bên ngoài để xử lí theo từng ô chuồng. Ví dụ nếu thấy ở ô nào có con đà điểu biếng ăn hay có biểu hiện lạ, người ở trung tâm sẽ kiểm tra và báo cho kĩ thuật bên ngoài”.

Ban đầu, công ty Minh Hưng ứng dụng CNTT với 2 chiếc máy tính để bàn và phần mềm Excel đơn giản. Nhưng khi đàn đà điểu ngày càng gia tăng về số lượng, thì doanh nghiệp cũng nhận thấy phải quản lí phả hệ đà điểu một cách chuyên nghiệp hơn. Đơn hàng đã được đặt, và đàn đà điểu này sắp được quản lí bởi phần mềm chuyên nghiệp do một công ty phần mềm chuyên nghiệp viết.

Ông Harrison Li, Giám đốc thương hiệu các sản phẩm dành cho DN nhỏ, Tập đoàn Intel phân tích lợi ích từ việc ứng dụng CNTT: “Giả dụ tôi là một doanh nghiệp nhỏ, thì việc sử dụng một chiếc máy tính và những phần mềm thông dụng cũng là ứng dụng công nghệ thông tin. Ở mức độ đó, có thể tận dụng chiếc máy tính để quản lí sổ sách chứng từ, bảng biểu tài chính, kế toán. Nhưng nếu điều kiện tài chính cho phép, hay khi việc kinh doanh phát triển, thì nên ứng dụng CNTT sâu rộng hơn để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ví như với một phần mềm quản lí dữ liệu khách hàng chuyên nghiệp, bạn có thể biết ai là khách mua hàng nhiều nhất, ai là khách hàng lâu năm nhất, rồi nhận ra cả những khách hàng đã không còn mua hàng của mình trong một thời gian dài, từ đó có thể đưa ra những giải pháp một cách dễ dàng. Như với khách hàng tốt nhất thì phải có chế độ đãi ngộ, còn với người đã lâu không mua hàng thì phải tìm đến họ giải thích về những mặt hàng mới, chính sách giá mới, từ đó kéo họ mua hàng trở lại. Như vậy ứng dụng công nghệ thông tin cũng có thể theo nhiều cấp độ, tuỳ theo điều kiện tài chính và quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng ở cấp độ nào, doanh nghiệp cũng có lợi ích từ việc ứng dụng CNTT”.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi đà điểu cho hiệu quả kinh tế cao

Nuôi đà điểu hướng phát triển kinh tế triển vọng

Gọi là vật nuôi “đặc biệt” bởi trước ông Lượng ở Hòa Bình chưa có ai chăn nuôi đà điểu. Nhớ lại ngày đầu bắt tay nuôi đà điểu, ông Lượng chia sẻ: “Vận động mãi vợ con mới nhất trí đầu tư mua đà điểu giống song ngày mang về, hàng xóm đến xem rất đông. Nhiều người lắc đầu vì “chỉ thấy nó ở trên ti vi”. Tôi càng thêm quyết tâm phải nuôi bằng được đà điểu”.

Trước đó, với bản tính cần cù, chịu khó, nhưng ông Lượng vẫn luôn trăn trở một điều, đó là dù đã gắn bó cùng nhiều nghề mà kinh tế gia đình vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tình cờ một lần đọc Báo Nông nghiệp Việt Nam, thấy giới thiệu mô hình nuôi đà điểu thành công ở một số địa phương như Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, ông Lượng đã nhanh chóng bị lôi cuốn.

Sau khi dành nhiều thời gian để nghiên cứu về đặc tính sinh học, đặc điểm sinh trưởng và kinh nghiệm nuôi đà điểu trong sách, báo, đầu năm 2010, ông Lượng khăn gói tìm đến trại đà điểu Thiên Lan (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để tìm hiểu và quyết định đầu tư mua con giống với giá 5 triệu đồng/đôi.

Sau khi đưa con giống về nhà nuôi, ông Lượng cũng thường xuyên trở lại trang trại để tiếp tục học hỏi về cách chăm sóc, kỹ thuật phòng, trị bệnh… cho đà điểu.

Cũng theo ông Lượng, từ những kết quả khả quan bước đầu, thời gian tới gia đình ông sẽ tiếp tục xuất bán đà điểu để quay vòng vốn, đầu tư mở rộng đàn.

Nhờ chịu khó chăm sóc đúng quy trình do các kỹ thuật viên của trại đà điểu Thiên Lan hướng dẫn nên đà điểu của gia đình ông Lượng sinh trưởng khá tốt và không bị bệnh tật. Nhận thấy triển vọng của loại vật nuôi mới, cuối năm 2010, ông Lượng lại đầu tư mua thêm 1 cặp đà điểu giống. Đến nay, đàn đà điểu của gia đình ông Lượng đã phát triển lên tới 10 con lớn, nhỏ.

Theo quan sát của chúng tôi, khu vực chuồng nuôi đà điểu được ông Lượng thiết kế khá đơn giản. Ngoài một lán dựng bằng gỗ bạch đàn và tre, nứa có lợp ngói proxi-măng là khu vực chăn thả tương đối rộng rãi được rào chắc chắn bằng hệ thống cọc tre cao khoảng 1,5 – 2 m kết hợp với lưới các loại vì khi phát triển đến khoảng 30 kg là chủ yếu đà điểu chỉ chạy nhảy ngoài trời.

Theo kinh nghiệm của ông Lượng, do là loại động vật hoang dã mới được thuần chủng nên thời gian đầu, đà điểu con khá nhát. Ngoài vốn đầu tư ban đầu khá lớn thì chi phí nuôi đà điểu không tốn như các loại vật nuôi khác bởi thức ăn chủ yếu của nó là rau, cỏ, ngô, khoai, sắn, thóc… chứ không phải mua cám công nghiệp đắt tiền.

Hơn nữa, công nuôi cũng không mất nhiều vì trên thực tế, mỗi ngày ông Lượng chỉ dành khoảng 2 giờ để chăm sóc đàn đà điểu. Mặt khác, đà điểu là loại động vật hoang dã nên có sức đề kháng tốt, có khả năng chịu nóng, chịu rét và rất ít khi bị bệnh dịch. Nếu chăm sóc đúng quy trình, bảo đảm tốt về dinh dưỡng thì đà điểu sau khi nuôi từ 12 – 14 tháng là có thể xuất bán với trọng lượng trung bình đạt trên 1 tạ đối với con đực và khoảng 90 – 95 kg đối với con cái.

Tìm hiểu được biết, hiện nay nhu cầu thịt đà điểu của thị trường là khá lớn và ổn định. Tại Hòa Bình, thịt đà điểu đang được thu mua với giá tương đối cao để chế biến các món ăn đặc sản tại các nhà hàng, khách sạn. Riêng năm 2014, với việc xuất bán 2 con đà điểu thương phẩm, gia đình ông Lượng đã thu về gần 50 triệu đồng.

                                    Nuôi đà điểu cho hiệu quả kinh tế cao

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Chọn tạo giống lúa mới, năng suất cao

Tin từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai (Viện Cây lương thực, thực phẩm thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp) cho biết đã chọn, tạo được giống lúa mới cho năng suất cao.

                                        Chọn tạo giống lúa mới, năng suất cao

Giống lúa mới có tên gọi HTY100, cho gạo ngon, cơm mềm, có mùi thơm nhẹ, đã được đăng ký thương hiệu độc quyền Thiên Hương HYT100.

Đặc biệt, giống lúa này có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 125–130 ngày vụ xuân muộn; 105–110 ngày với vụ mùa sớm. Chiều cao của cây là 95–100cm, đẻ nhánh khoẻ, bộ lá xanh vừa, góc lá đứng, khả năng chống đổ, chịu rét và chống sâu bệnh khá tốt, năng suất cao: vụ xuân 75–90 tạ/ha; vụ mùa 65–70 tạ/ha.

Được biết, giống lúa mới HYT100 được công nhận là giống lúa tạm thời từ năm 2005, hiện đã được trồng khảo nghiệm ở các địa phương như: Thanh Hóa, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nội, Yên Bái, Hải Dương.

Kết quả khảo nghiệm tại các vùng trên cho thấy, giống lúa nói trên cho năng suất cao, chất lượng hạt đều.

Theo PGS, TS Nguyển Trí Hoàn – Viện trưởng Viện Cây lương thực và thực phẩm thì việc phát triển và nhân rộng giống lúa lai 3 dòng HYT100 đã và đang góp phần vào việc phát triển thị trường lúa gạo, đảm bảo hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác của người nông dân và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Trong thời gian tới giống lúa lai 3 dòng HYT100 sẽ được nhân rộng chủ yếu là vùng Đồng bằng sông Hồng và trong tương lai sẽ nghiên cứu thổ nhưỡng của các vùng miền khác để đưa giống lúa vào gieo trồng” . PGS, TS Nguyển Trí Hoàn cho biết.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hiện nay trên cả nước đã bước đầu hình thành một số mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm tiền đề cho việc phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao như mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh; mô hình trồng hoa, rau an toàn công nghệ cao tại Bắc Ninh; mô hình sản xuất nấm quy mô trang trại tại Vĩnh Phúc; mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa xuất khẩu, mô hình nuôi cá tra sạch tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nhiều địa phương chưa có kế hoạch cụ thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chưa đầu tư cho công tác quy hoạch và xây dựng vùng nông nghiệp và khu nông nghiệp công nghệ cao.

Đại diện một số địa phương cũng cho biết, việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư khá lớn, công nghệ lại quá hiện đại khiến cán bộ nông nghiệp và nông dân không dễ để học hỏi, cập nhật.

Do vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội kiến nghị Bộ cần nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, trong đó có nguồn kinh phí để chủ động phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cũng kiến nghị, trong Dự thảo Thông tư về phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao và khu nông nghiệp công nghệ cao sắp ban hành, tiêu chí công nhận các vùng và khu nông nghiệp công nghệ cao cần xác định quy mô diện tích phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Tại hội nghị, lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trao Giấy chứng nhận doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho 2 đơn vị là Công ty cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Agrivina (Dalat Hasfarm).

Theo Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, chứng nhận này có ý nghĩa đặc biệt bởi đây là sự công nhận đầu tư chất xám, trí tuệ của doanh nghiệp cho ngành nông nghiệp.

Các địa phương thời gian tới cần nghiên cứu kỹ các văn bản, chính sách để góp ý kiến cho Bộ, hướng tới việc có chính sách tốt hơn cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kĩ thuật trồng mướp cho năng suất cao

Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo, được trồng để lấy quả xanh. Với nhiều chất dinh dưỡng và công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe, mướp được nhiều người lựa chọn trong bữa ăn gia đình. Là loại quả dễ trồng nên bạn có thể dành một góc vườn hay ban công để tự trồng mướp cho gia đình mình theo một số chỉ dẫn kỹ thuật dưới đây

Với vị ngọt, tính bình, mướp giúp thanh nhiệt giải độc hiệu quả.
Với vị ngọt, tính bình, mướp giúp thanh nhiệt giải độc hiệu quả.

Phương pháp gieo trồng cây mướp cho năng suất cao

Đặc tính của cây mướp

Mướp là một loài dây leo, có kỹ thuật trồng cây rất đơn giản và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam. Thân cây có góc cạnh, màu lục nhạt. Lá to, đường kính từ 15 – 25 cm. Hoa có màu vàng. Hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc. Quả thường có chiều dài 25 cm đến 100 cm. Mặt ngoài vỏ quả màu lục nhạt, trên có những đường gân xanh, chạy dọc theo chiều dài quả.

Khi quả chín, quả chỉ còn lại khối xơ cứng, dai, không bị nước làm mục hỏng. Khi ngâm vào nước xơ sẽ phồng lên và mềm, có thể dùng cọ tắm, rửa bát. Quả mướp ta không có mùi thơm như quả mướp hương. Mướp ta cho quả to, vỏ màu xanh xẫm. Mướp thường được trồng vào mùa xuân. Nông dân thường trồng để lấy quả ăn, nấu canh hay xào. Quả già dùng làm xơ mướp để rửa bát. Ngoài ra, mướp còn được dùng làm thuốc.

Cây mướp có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản và không yêu cầu cách chăm sóc cầu kỳ.Cây mướp có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản và không yêu cầu cách chăm sóc cầu kỳ.

Trong quả mướp có chất saponin, chất nhầy, xylan, chất bép protein (1.5%) vitamin B và C, muối nitrat. Trong nhân hạt có 41 – 45 % chất dầu. Theo đông y, quả mướp có vị ngọt, thanh nhiệt, trừ phong thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, mát máu, giải độc, thông kinh mạch, làm ra sữa, khỏi lở, sưng đau nhức và bổ khí an thai.

Kỹ thuật trồng cây

Đầu tiên, người dân cần làm đất kỹ, lên luống rộng 2,5m, bón lót 18 – 20 tấn phân chuồng, 120kg lân và 30kg kali/ha. Sau đó, người trồng phải rạch hàng trên luống (mỗi luống chỉ trồng 1 hàng) rồi tra hạt, cách 30cm tra một khóm 2 – 3 hạt, về sau tỉa đi để lại một khóm 2 cây, giữ với mật độ 7.000 – 10.000 cây/ha.

Người dân có thể trồng cây mướp cho gia đình bằng cách áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây cơ bản.Người dân có thể trồng cây mướp cho gia đình bằng cách áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây cơ bản.

Việc tỉa cây, bón thúc, xới vun cần được thực hiện cho đến lúc mướp leo kín giàn khoảng 2 tháng. Nếu chỉ bón thúc cho mướp khi cây sinh trưởng xấu, kém vì mướp rất hay bị lốp phân, tức là chỉ leo kín giàn mà không cho quả. Lượng phân bón thúc cho 1ha mướp bao gồm: NPK 300kg, urê 200kg và kali 30kg, chia đều lượng phân cho nhiều lần bón. Cây được 20 ngày cần được bón thúc bằng nước phân pha loãng.

Sau đó, cứ 20 ngày người chăm cây lại bón thúc cho cây một lần nhằm vào giữa hai kỳ hoa tạo điều kiện cho cây có sức ra được nhiều hoa quả. Khi mướp mọc được 2 – 3 lá thật, người trồng phải chuẩn bị làm giàn cho mướp. Cây cao 20cm cần được cắm mỗi hốc 1 cây dóc để mướp leo lên giàn. Giàn mướp nên được làm kiểu mái bằng. Hệ thống giàn cần được làm vững chắc, giàn cao 2 m, bắt dây bò đều trên giàn. Khi mướp đã lên giàn, người dân nên tỉa bỏ hết lá ở gốc cho thoáng.

Nếu mướp bị lốp lá xanh đen, ít quả do thừa đạm, người trồng cần lấy mũi dao sạch rạch đôi đoạn thân cách mặt đất 1m, cuốc lật đất sâu 20cm, cách gốc 1m, bón mỗi gốc 1 – 2kg kali clorua, mướp sẽ bị chột và sai hoa, nhiều quả sau khi xử lý 20 – 30 ngày.

Từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch từ 80 – 100 ngày, thời gian thu hoạch có thể kéo dài cho đến tháng 9. Năng suất trung bình của mướp có thể cho từ 40 – 50 tấn/ha. Quả để giống phải là quả to, không sâu bệnh, từ quả thứ 2 – 3 trở lên, người trồng để quả già trên cây như bầu, phơi thêm rồi gác lên gác bếp, lấy hạt cho vụ sau.

Chế độ chăm sóc

  • Chế độ tưới nước: dẫn nước vào mương tưới thấm, mướp rất sợ úng nước, mương tưới bị đọng nước lâu quá 10 giờ phải khai thông thoát nước. Do đó đất cần phải được thoát nước tốt. Tưới nước đều đặn theo chu kỳ, tùy theo độ bốc thoát hơi nước, độ ẩm của đất.
  • Làm cỏ: nhổ cỏ xung quanh gốc mướp bằng tay hoặc phun thuốc diệt cỏ như Onecide.
  • Làm cỏ dưới mương tưới: có thể làm cỏ bằng tay hoặc phun thuốc diệt cỏ Gramoxon hoặc NuFarm. Phun các loại thuốc này cần phải dùng loa che béc phun để tránh thuốc dính vào lá hoặc thân cây mướp khỏi bị cháy hoặc chết khô.

Hệ thống giàn mướp theo kỹ thuật trồng cây cơ bản cho năng suất cao.
Hệ thống giàn mướp theo kỹ thuật trồng cây cơ bản cho năng suất cao.

Phòng trừ sâu bệnh

Sâu – vật phá hại

  • Các loại côn trùng phá hại quan trọng và cách phòng trừ như sau:
  • Chuột: Cắn phá hạt lúc gieo dùng thuốc chuột Phosphure kẽm, Clerat, bẫy hoặc sau khi gieo nên phun thuốc trừ sâu có mùi hôi làm chuột không dám đến gần
  • Dế, sâu đất, sùng đất: Ăn đứt rễ mầm hạt giống, đọt non, cây non, xử lý Basudin hạt vào đất 10 – 15 kg/ha (xử lý thuốc dọc theo đất trồng),rải 20 – 30 hạt Basudin/hốc sau khi gieo
  • Bọ rùa: Ăn lá non, đọt non, phun Peran, Cyperin….
  • Sâu vẽ bùa (dòi đục lòn): Sâu đục lòn dưới lớp biểu bì, làm lá dễ bị khô cháy, nhiễm bệnh dẫn đến thất thu năng suất, xử lý: Thianmectin 0.5 ME
  • Sâu xanh, sâu ăn tạp: Cắn phá lá non, đọt non, bông, trái mướp suốt từ cây con đến thu hoạch, xử lý: Thianmectin 0.5 ME, Peran, Amate
  • Bọ trĩ, rầy mềm, rầy bông: Chích hút nhực đọt non, lá non làm cây kém phát triển dẫn đến năng suất kém, xử lý: Oncol, Confidor, Decis…
  • Rầy trắng, rầy xanh: Chích hút nhựa, truyền bệnh virus làm cây không phát triển. Xử lý: Mospilan, Oncol, Thianmectin 0.5 ME + Dầu khoáng

Hiện tượng sâu vẽ bùa trên lá mướp.
Hiện tượng sâu vẽ bùa trên lá mướp.

Bệnh

  • Bệnh thối cổ rễ: Vết bệnh xuất hiện tiếp giáp với mặt đất giữa rễ và thân. Phòng trừ: No Mildew 25 WP, Bảo Đắc tưới rễ, Marthian 90 SP
  • Cháy lá, đốm lá: Trên lá xuất hiện những đốm bệnh màu nâu đến màu xám. Xử lý: Than M 80WP, hoặc Bavisan 50 WP + No Mildew 25WP
  • Thán thư và đốm lá do vi khuẩn: Các đốm bệnh xuất hiện trên lá già, nếu bệnh nặng có thể lây lan qua trái. Xử lý: Marthian 90 SP, No Mildew 25 WP, Thane M 80WP,…
  • Sương mai: Đốm bệnh xuất hiện trên lá khi ẩm độ khho6ng khí cao, nếu bị nặng có thể thất thu năng suất. Xử lý: Thane M 80WP, Amikta…
  • Bệnh héo xanh: Khi ẩm độ đất cao, nấm bệnh dễ xâm nhập vào rễ, làm cho cây chết héo đột ngột. Trồng trên đất thoát nước tốt, phun thuốc Marthian 90 SP…

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phương pháp quang hợp giúp ngành nông nghiệp phát triển

Phương pháp quang hợp mới được phát hiện giúp lúa mì phát triển nhanh và thích nghi tốt hơn với các kiểu khí hậu như nóng và khô.

Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Queensland Alliance cho Đổi Mới Nông nghiệp và Thực phẩm, giáo sư Robert Henry đã xuất bản một bài báo in trên Scientific Reports, cho thấy rằng: “Phương pháp quang hợp mới được phát hiện có trong hạt lúa mỳ và lá là một phát minh rất hữu dụng.”

Giáo sư Henry cho biết: “Việc phát hiện này giúp ngành sinh học cây trồng tiến trước 1 nửa thế kỷ. Lúa mỳ có ở khắp mọi nơi trên thế giới và có số lượng nhiều hơn các loại cây trồng khác. Chính vì vậy, phát minh này chắc chắn sẽ có những đóng góp vô cùng to lớn với nền nông nghiệp. Nó có thể giúp lúa mì phát triển tốt, nhanh và cho năng suất nhiều hơn tại các vùng khí hậu mà trước kia nó không phát triển được”.

Giáo sư Robert Henry: "Phương pháp quang hợp mới được phát hiện có trong hạt lúa mỳ và lá là một phát minh rất hữu dụng".Giáo sư Robert Henry: “Phương pháp quang hợp mới được phát hiện có trong hạt lúa mỳ và lá là một phát minh rất hữu dụng”.

Ông cũng cho hay: “Phát minh này dựa trên một sự phát hiện sinh học vào những năm 1960 tại Công ty Colonial Sugar Refining cũ ở Brisbane”. Ngài Many cho rằng: “Phát minh này có thể giành được giải Nobel”.

Tại thời điểm đó các nhà khoa học của Brisbane cũng chứng minh được rằng : Mía và những cây thích nghi với vùng khí hậu nhiệt đới khác đều phát triển theo một con đường quang hợp khác nhau.

Ngài Henry cho biết: “Con đường quang hợp cổ được gọi là C3, và những thực vật với con đường quang hợp hóa học thay thế được gọi là C4. Loài thực vật C4 lấy carbon nhanh hơn và tỷ lệ phát triển cũng cao hơn hẳn, đặc biệt trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới”.

Những phát hiện trước của chúng tôi không tìm thấy con đường quang hợp C4 ở hạt cây lúa mì. Nhưng ngày nay, giống như các loài thực vật, lúa mì quang hợp qua lá, và thậm chí chúng tôi còn phát hiện nó còn có thể quang hợp ở hạt.

Đây là phát hiện chưa được tìm thấy trước đó, nhưng hạt lúa mì có màu xanh lá khi bạn bóc nó ra và đây là phần cuối của cây khi chết.

Giáo sư Henry cũng cho biết thêm: “Quang hợp – quá trình thực vật lấy ánh sáng mặt trời chuyển thành năng lượng để phát triển và sản xuất ra oxy – là quá trình sinh học quan trọng nhất trên trái đất. Những loại lúa mì gồm cả lúa gạo đều quang hợp theo đường lá C3 cũ thì ít có khả năng thích nghi với kiểu khí hậu nóng và khô”.

Hầu như, dân số tập trung nhiều nhất trên thế giới là ở những miền có khí hậu nhiệt đới và khám phá này được coi là một phát hiện quan trọng giúp ngành thực phẩm phát triển đáp ứng nhu cầu lương thực trong tương lai.

Con đường quang hợp của lúa mì đã tiến hóa 100 triệu năm trước, khi hàm lượng carbon dioxide trong khí quyển tăng đến 10 lần cao hơn so với hiện nay. Một giả thuyết cho rằng: “Carbon dioxide bắt đầu suy giảm, do đó hạt của cây lúa mì sẽ tiến hóa theo con đường C4 để bắt ánh sáng mặt trời chuyển đổi thành năng lượng”.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam