Trồng cây cà rốt

Cây cà rốt được trồng từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước theo đơn hàng của ngành công thương và là một trong những mặt hàng xuất khẩu của nước ta, cà rốt được trồng phổ biến khi người dân có nhu cầu và xây dựng mô hình lớn vào những năm gần đây.cây cà rốt

Từ kết quả nghiên cứu nhiều năm kết hợp với ghi chép, tập hợp những kinh nghiệm thực tế trong trồng trọt cây lấy củ, chúng tôi xin nêu ra những nội dung cơ bản về kỹ thuật gieo trồng cây cà rốt nhằm giúp nông dân hiểu biết và nắm được những kiến thức cơ bản để áp dụng trong thực tế sản xuất.

1. Thời vụ gieo trồng:

Cà rốt được gieo trồng từ tháng 8 đến đầu tháng 2 năm sau; thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau; và có thể phân ra thành 3 trà như sau:
– Trà sớm gieo hạt từ: đầu tháng 8-15/10, cho thu hoạch từ tháng 11;
– Trà chính vụ gieo hạt từ: 16/10-15/12, thu hoạch xung quanh tết âm lịch;
– Trà muộn gieo hạt từ: 16/12 đến 30/01 năm sau, thu hoạch đến tháng 5.

2. Giống:

Có rất nhiều giống, tuy nhiên hiện nay nông dân tại 2 xã Cẩm Văn và Đức Chính (huyện Cẩm Giàng) và các vùng phụ cận trồng chủ yếu 2 giống cà rốt lai là: Super VL-444 F1 và Ti-103 của hãng TAKII SEED (Nhật Bản). Giống này có thời gian sinh trưởng từ 100-130 ngày. Năng suất trung bình đạt 1,5 tấn/sào, cao hơn có thể đạt 3 tấn/sào.
 

3. Kỹ thuật làm đất:

– Nên chọn đất bãi bồi ven sông là đất thịt nhẹ, đất cát pha hoặc đất phù sa để trồng cà rốt là tốt nhất. Đất phải được dọn sạch cỏ dại, sau đó cày bừa kỹ, phay nhỏ, san phẳng rồi lên luống. Chiều rộng của luống từ: 85-90cm (trà sớm) và 80-85cm (trà chính vụ và trà muộn); độ cao từ: 20-25cm; rãnh rộng từ: 25-30cm.
– Sau khi san phẳng mặt luống, kẻ 3 hàng trên mặt luống theo chiều dọc và sâu khoảng 5cm, hàng cách hàng từ 13-15 cm. (Nếu gieo bằng máy thì máy tự kẻ hàng).
 

4. Phân bón

* Lượng phân bón:
– Sử dụng phân chuồng, phân gà, phân bắc đã ủ mục; liều lượng từ: 4-6 tấn/ha hoặc 1,5 – 2,2 tạ/sào; có thể thay thế phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh;
– Phân lân (supe Lâm Thao): 25-30 kg/sào;
– Phân đạm urê (40%): 6-8 kg/sào;
– Phân ka ly (60%): 5-6 kg/sào.
Có thể dùng phân NPK để bón thay thế cho phân đơn song phải tính toán sao cho từng giai đoạn với tỷ lệ NPK cho phù hợp.
* Cách bón:
Cây cà rốt là cây lấy củ nên cần bón phân sớm, bón tập trung và bón cân đối; hạn chế bón đạm, nhất là bón đạm muộn; không nên phun các chất kích thích sinh trưởng. Cụ thể cách bón và liều lượng bón như sau:
– Trộn toàn bộ phân chuồng ủ mục hoặc phân vi sinh với phân lân supe Lâm Thao rồi đem bón lót bằng cách rắc đều trên mặt luống, nếu lượng phân ít có thể chỉ rắc theo 3 đường kẻ trên mặt luống;
– Bón thúc lần 1 khi cây có lá thật (xoay lá); sử dụng phân đạm từ 1-1,5 kg/sào; hòa đạm loãng vào nước rồi tưới đều cho cây (tưới bằng doa);
– Bón thúc lần 2 sau khi tỉa cây sơ bộ (khi cây có 3-4 lá thật); bón đạm ure với lượng 2kg/sào;
– Bón thúc lần 3 sau khi tỉa định cây lần cuối (rễ đã phát triển to bằng que đan); bón đạm urê: 3 kg/sào; ka ly: 2- 3 kg/sào (tưới đạm, kaly riêng);
– Bón thúc lần 4 sau khi củ đã hình thành; bón ka ly từ: 3-4 kg/sào. Căn cứ vào thời tiết, chất đất, sinh trưởng cây trồng để quyết định lượng đạm bón cho phù hợp hoặc chỉ bón (tưới) dặm những chỗ cây có biểu hiện thiếu đạm. Nếu thừa đạm sẽ tốt lá mà không xuống củ; khắc phục bằng cách hạn chế tưới, cắt bớt lá già, lá gốc, lá sâu bệnh.
 

5. Gieo hạt:

– Lượng hạt: Trà vụ sớm gieo từ: 100-120g/sào; chính vụ: 100g/sào; vụ muộn: 70-90g/sào;
– Ngâm hạt trong nước từ: 8-10 tiếng, sau đem ủ từ: 1-3 ngày (tối rửa qua nước chua rồi ủ lại). Ủ hạt nên áp dụng ở vụ muộn do nhiệt độ thấp nên hạt rất khó nở; để hạt nhanh nở có thể vùi hạt trong tro ấm hoặc để cạnh bếp. Có thể ủ từ: 5-7 ngày khi hạt nhú rễ ra là được;
– Trước khi đem gieo, tãi hạt cho gần khô sau đó trộn hạt với đất bột trắng (phấn) hoặc vôi tả (vôi bột) để dễ nhận biết khi gieo hạt;
– Hạt có thể gieo bằng máy hoặc gieo bằng tay (gieo theo kiểu bỏ hốc, hốc cách hốc là 3cm; mỗi hốc từ: 1-2 hạt); nếu gieo bằng máy thì không nên ủ hạt có rễ dài, vì như vậy hạt sẽ xuống không đều. Khi gieo bằng máy, nên có người đi theo để dặm thêm vào những chỗ hạt xuống không đều.
 

6. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

* Phủ rơm, rạ:
Phủ một lớp rơm, rạ mỏng trên mặt luống nhằm hạn chế đất bị đóng váng, (bề mặt bị lỳ do mưa, tưới); ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm đồng thời phủ rơm còn có tác dụng giữ ẩm, hạn chế cỏ dại và giữ cho cây không bị đổ khi còn nhỏ.
* Tưới nước:
– Sau khi phủ rơm, rạ xong nên tưới nhẹ bằng vòi sen, phun mưa hoặc thùng doa; đảm bảo cho độ ẩm của đất từ 84-90% để cho cây mọc đều và phát triển tốt. Nếu ruộng có tỷ lệ cát cao, kết hợp với thời tiết hanh khô thì phải tưới hàng ngày. Khi thời tiết có mưa nhỏ, mưa phùn thì không phải tưới.
– Giai đoạn cây con từ 3 lá đến tỉa định cây lần cuối: áp dụng phương pháp tưới rãnh (hạn chế tưới ẩm quá bề mặt -> củ ngắn);
– Giai đoạn phát triển củ cho đến trước khi thu hoạch: duy trì độ ẩm đất khoảng từ: 60-75%. Không được tưới rãnh, không được tưới quá ẩm, khi có mưa ruộng phải thoát nước và cũng không được để ruộng quá khô (vì để quá khô khi gặp mưa lớn, nước nhiều, ẩm độ cao sẽ gây nứt củ).
* Thuốc trừ cỏ:
Sau khi gieo hạt, phủ rơm – rạ, tưới nước từ 1- 3 ngày cho bề mặt đất ổn định mới phun thuốc trừ cỏ. Sử dụng thuốc với liều lượng: 25 ml thuốc Dual Gold 960EC hoặc 40-50 ml thuốc Ronstar 25EC; pha thuốc với 12-16 lít nước phun đều cho 1 sào. Để tăng hiệu quả trừ cỏ có thể hỗn hợp 2 loại thuốc trên nhưng liều lượng các loại thuốc phải giảm đi (vì thuốc Dual Gold có hiệu quả cao với đuôi phụng, cỏ 1 lá mầm; thuốc Ronstar lại có hiệu quả cao với cỏ rau, cỏ 2 lá mầm). Thuốc trừ cỏ Ronstar chỉ được phun trừ khi hạt cà rốt chưa mọc; còn khi hạt cà rốt đã mọc thì không được sử dụng.
* Nhổ, tỉa cố định cây:
– Khi cây mọc cao 4-5cm cần nhổ tỉa bỏ các cây mọc dày, không để 2 cây cùng 1 hốc, cây cách cây từ 7-8cm;
– Khi cây cao 7-10 cm, rễ đã to bằng que đan.., ta tỉa định cây lần cuối;
– Khi tỉa nhổ cây kết hợp dọn, nhổ bỏ cỏ dại.
* Phòng trừ sâu, bệnh
Cây cà rốt có rất nhiều đối tượng sâu, bệnh (dịch hại) gây hại:
– Ở giai đoạn đầu, giai đoạn cây con, cần chú ý: sâu hại rễ, bệnh lở cổ rễ và chuột hại. Ở giai đoạn phát triển thân lá: thường xuất hiện giòi hại lá, sâu khoang, sâu đo xanh, bệnh phấn trắng, bệnh nấm hạch, bệnh sương mai… Ở giai đoạn phát triển củ cho đến trước khi thu hoạch: cũng vẫn xuất hiện các đối tượng dịch hại như thời kỳ phát triển thân lá và bệnh thối đen, thối khô, thối nhũn. Ở giai đoạn này cần chú ý các bệnh về thối củ…
– Để phòng trừ các đối tượng dịch hại trên, nông dân nên sử dụng những loại thuốc đặc hiệu, ít độc, thân thiện với môi trường:
+ Đối với giòi hại lá nên sử dụng các loại thuốc có hoạt chất là Abamectin và Cyromazine;
+ Đối với sâu ăn lá có thể lựa chọn được rất nhiều loại thuốc có hoạt chất có tính đặc hiệu, ít độc như các dòng thuốc: Sinh học, thảo mộc, vi sinh, ức chế điều hòa sinh trưởng, dầu khoáng….;
+ Đối với nấm bệnh, cần chú trọng các biện pháp canh tác như: thời vụ, phân bón (đạm) và độ ẩm. Thuốc nên chọn thuốc có độ độc thấp, mang tính đặc hiệu như Valydamycin; Carbenzadim; Difenoconazole…
 

7. Thu hoạch:

Cây cà rốt có thời gian sinh trưởng từ 100-130 ngày. Căn cứ vào thời vụ và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, bà con tiến hành thu hoạch khi cà rốt đạt kích cỡ củ trung bình dài 18-22cm, đường kính 3-4 cm. Sau khi nhổ củ, cắt bỏ dọc, chọn lọc củ không mấu, tật, nứt, thối, thu gom đóng bao và tiêu thụ. Nếu thời tiết hanh khô có thể tưới ẩm trước khi nhổ từ 10-12 tiếng; để đất ẩm rễ nhổ (thu hoạch).
Cây cà rốt là cây trồng không thể thay thế được tại xã Đức Chính và Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng. Do đất đai tại địa phương có hạn cho nên nhiều gia đình tại đây phải đi thuê đất trồng cà rốt ở các vùng đất bãi ven sông Thái Bình, Kinh Thầy… Để tăng hiệu quả kinh tế, giảm chi phí nên việc gieo trồng cà rốt đã không ngừng được cải tiến và áp dụng cơ giới hóa ở tất cả các khâu như: làm đất, lên luống, gieo hạt… Tại địa phương đã hình thành vùng sản xuất cà rốt hàng hoá và cũng là nơi tiêu thụ cà rốt lớn nhất ở miền Bắc. Cà rốt đã được đăng ký thương hiệu “Cà rốt an toàn Đức Chính và Cẩm Văn, Cẩm Giàng”. Tại đây hiện đang có 3 doanh nghiệp lớn (có nhà xưởng, kho lạnh, băng chuyền rửa, tãi khô, bao gói..) và rất nhiều cơ sở vệ tinh thu mua, tiêu thụ cà rốt cho nông dân để cung ứng cho các địa phương lân cận; xuất khẩu sang Trung Quốc và vận chuyển vào phía Nam. Nhờ cây cà rốt, đời sống của nhân dân xã Đức Chính và Cẩm Văn ngày càng phát triển, nhiều gia đình đã trở thành triệu phú và là cây làm giàu tại địa phương.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trồng gừng trong bao

Sau nhiều năm bôn ba với nghề thợ hồ, năm 2006, ông Trần Văn Công (56 tuổi) ở ấp Bình Phong, xã Thái Bình, huyện Châu Thành, Tây Ninh quyết định về nhà trồng gừng. “Tôi lớn tuổi rồi, ra ngoài làm mướn không bằng tụi trẻ” – ông Công tâm sự.

trồng gừng trong bao

Ông chọn miếng đất bên hông nhà khoảng 100m2, làm đất kỹ lưỡng và lên liếp trồng gừng. Do chưa có kinh nghiệm, cộng với đất ở đây thường ẩm ướt, nên gừng hay bị thối củ, năng suất không cao. Những lần ông đốt rác, rồi cho vào trong bao bỏ trong góc vườn. Thấy đất tốt, ông trồng thử vài gốc gừng, thu hoạch, gừng cho năng suất cao hơn trồng trên liếp. Ông nảy ra sáng kiến trồng gừng trong bao.

Từ phân rác, ông chế công thức pha trộn đất để trồng gừng. Năm 2007, ông san bằng mặt liếp, đến các công trường xin bao xi măng về may thành các túi nhỏ, cho đất trồng 1.000 gốc gừng. Sau 6 tháng, ông thu được trên 2.000kg gừng củ, với giá gừng 40.000 đồng/kg, trừ chi phí ông lãi gần 80 triệu đồng. Ông cho biết, 2 năm ông trồng 3 vụ gừng, trừ chi phí, mỗi năm ông bỏ túi trên 100 triệu đồng.

Ông Trần Văn Công chăm sóc gừng.

Theo ông Công, ưu điểm của trồng gừng trong bao là đất không ẩm ướt, nên củ gừng không bị thối, không bị rễ các cây khác chèn vào, vì vậy năng suất mỗi gốc từ 2-3kg củ, trong khi trồng trên liếp, mỗi gốc cho khoảng 1,5kg củ. Mặt khác, trồng gừng trong bao dễ chăm sóc, di dời và dễ thu hoạch.

Thành công với cây gừng, năm 2010, ông thử nghiệm trồng 17 gốc khoai môn củ trong bao. Kết quả, khoai môn trồng trong bao củ to hơn, năng suất mỗi bao từ 2,7- 3kg củ, còn trồng trên liếp mỗi gốc chỉ cho 1,5-2kg củ. Năm 2011, ông quyết định trồng thêm 100 gốc khoai môn trong bao.

Ông Công dự định, cuối năm, ông mở rộng thêm diện tích trồng gừng, khoai môn và mua lưới để che vườn gừng. Ông chia sẻ, theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, nếu cây gừng được che mưa, che nắng, năng suất sẽ cao hơn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Lợi ích bất ngờ của đậu bắp mà bất cứ ai cũng không nên bỏ qua

Đậu bắp là loại thực phẩm chứa đa dạng các vitamin và khoáng chất như chất xơ, vitamin C, vitamin A, vitamin B1, B3, B6, canxi, vitamin K, magie, folate, mangan… Do đó, chỉ cần bạn bổ sung đậu bắp vào thực đơn thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau.

Ngăn ngừa táo bón

Lượng chất xơ vô cùng dồi dào trong đậu bắp giúp ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị táo bón vô cùng hiệu quả. Chính thành phần chất xơ này có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, chất nhầy có trong đậu bắp còn giúp kích thích nhu động ruột, làm mềm phân, nhuận tràng nên cũng rất tốt cho những người có nguy cơ bị táo bón cao.

Làm đẹp da.

Hàm lượng vitamin C và K trong đậu bắp giúp bảo vệ làn da sáng màu và tươi trẻ hơn. Ăn đậu bắp nhiều sẽ giúp thúc đẩy quá trình hình thành collagen đồng thời phục hồi các vùng da bị hư hại nên cũng mang lại cho bạn làn da mịn màng, trẻ trung và khỏe mạnh hơn.

Hỗ trợ giảm cân

Đậu bắp nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn nhanh no và no lâu. Từ đó bạn sẽ hạn chế ăn các loại thực phẩm khác đặc biệt là ít ăn vặt hơn nên hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, đậu bắp chứa rất ít calo nên cho dù bạn ăn nhiều cũng không lo vấn đề tăng cân.

Do đó, thêm đậu bắp vào thực đơn thường xuyên đồng thời hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo khác cũng là cách giúp giảm cân như ý muốn.

Hỗ trợ tiêu hóa

Chất nhầy và chất xơ trong đậu bắp khi vào hệ tiêu hóa sẽ trở thành môi trường vô cùng lý tưởng cho các vi sinh vật có lợi trong đường ruột sinh sôi nhiều hơn. Khả năng hỗ trợ tiêu hóa của đậu bắp có thể sánh ngang bằng với sữa chua. Do đó, ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống rối loạn tiêu hóa cũng như hạn chế kích ứng đường ruột…

Ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.Ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Tốt cho xương khớp

Nhờ có chứa canxi, vitamin K và axit folic nên đậu bắp sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất ở các khớp xương từ đó giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng mất xương hoặc loãng xương nghiêm trọng.

Ngoài ra, chất nhầy có trong đậu bắp cũng giúp bổ sung độ nhờn cho các khớp xương giúp các khớp xương hoạt động linh hoạt và giảm đau nhức khớp hiệu quả.

Hạn chế bệnh tim mạch

Chất nhầy trong đậu bắp có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu nên rất tốt cho những người bị huyết áp cao. Nhờ có khả năng ổn định huyết áp nên đậu bắp cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch. Do đó, ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách tăng cường sức khỏe tim mạch vô cùng hiệu quả bạn nhé.

Chất nhầy trong đậu bắp có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu Chất nhầy trong đậu bắp có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu.

Ổn định lượng đường trong máu

Chính hàm lượng chất xơ cao có trong đậu bắp có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường trong máu, từ đó giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Do đó, mặc dù không phải là bài thuốc trị dứt điểm tiểu đường nhưng việc ăn đậu bắp thường xuyên cũng có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa tiểu đường và hạn chế biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách phân biệt cà chua thường và cà chua biến đổi gene

1. Nhìn vào phần lõi giữa cà chua

Cà chua biến đổi gene thường chín một cách đồng đều, màu sắc đậm hơn hẳn so với cà chua tự nhiên.

Khi bổ đôi ra, phần lõi giữa của quả cà chua bình thường nhiều hơn và có màu nhạt hơn, chứ không đỏ đều như cà chua đã biến đổi gene (GMO).

Cà chua bình thường (bên phải) có phần lõi nhiều và không đỏ đều như cà chua biến đổi gene (bên trái).
Cà chua bình thường (bên phải) có phần lõi nhiều và không đỏ đều như cà chua biến đổi gene (bên trái).

2. Nhãn dán GMO

Một cách nữa giúp bạn không mua phải cà chua hay các sản phẩm biến đổi gene khi đi siêu thị đó là nhìn vào nhãn dán.

  • Trái cây và rau quả được trồng theo cách thông thường (có dùng hóa chất) được dán nhãn với mã số gồm 4 chữ số.
  • Các loại trái cây và rau hữu cơ được dán nhãn với mã số gồm 5 chữ số, bắt đầu từ số 9.
  • Các loại trái cây, rau quả biến đổi gen cũng có mã gồm 5 chữ số, nhưng bắt đầu từ số 8.

Cho đến nay, việc có nên dùng các thực phẩm biến đổi gene hay không vẫn tạo nên nhiều luồng tranh cãi khác nhau. Nhiều người đứng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và nhiều nhà khoa học ủng hộ thực phẩm biến đổi gene, nhưng cũng có nhiều người cho rằng GMO có hại, gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hầu hết các quốc gia phát triển không xem thực phẩm biến đổi gene là an toàn. Nhiều nước châu Âu như Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary… có những hạn chế đáng kể hoặc cấm hoàn toàn GMO. Trong khi đó ở Mỹ thực phẩm biến đổi gene chiếm tới hơn 80%.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cà chua bi

Cà chua bi tuy quả nhỏ, nhưng rất dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả. Cây cà chua có thể phát triển được ở bất cứ nơi nào, chỉ cần chú ý một chút tới các công đoạn kỹ thuật trồng cây, người trồng sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.

Cà chua bi

Cà chua bi là một loại trái cây nhỏ, có hình dạng quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp, vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thường. Ngoài ra, cây cà chua bi còn được trồng trong chậu, vừa mang lại sản phẩm cây trái, lại vừa trang trí cho các khu ban công, hay hiên vườn,…

Cây và hạt cà chua giống

Bạn lựa chọn giống cà chua muốn trồng, nếu lần đầu tiên thì nên chọn giống phổ biến, được nhiều người ưa chuộng trồng là cà chua hữu cơ. Cây giống 1 tháng tuổi có thể mua tại cửa hàng cây, nếu bạn gieo cà chua từ hạt thì ươm hạt trước 1 tháng để có cây con đúng vụ.

Cà chua bi trồng 3 vụ trọng năm được phân bổ như sau:

  • Vụ xuân-hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6.
  • Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10.
  • Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3.
  • Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1.

Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-25 ngày tuổi khi cây có 3-5 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh.

Có thể gieo hạt vào bầu hoặc khay xốp

Đất trồng

Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng bạn nên tham khảo các loại đất hữu cơ vừa sạch sẽ, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng trong chậu. Cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ. Cách đơn giản là bạn trộn đất và trấu cùng phân phân gà (có loại phân hữu cơ nào dùng loại đó). Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.

Ánh sáng

Cà chua là cây ưa sáng, vì thế mà vị trí trồng lý tưởng nhất cho cây cà chua là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 – 7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất nhiều ánh nắng ấm áp để có hương vị thơm ngon.

Kỹ thuật trồng

1.Chuẩn bị hạt

Chọn hạt phù hợp với vùng sinh thái và mùa vụ định trồng.

Xử lý hạt trước khi gieo: ngâm hạt vào nước ấm khoảng 45-50oC (xử lý 3 sôi : 2 lạnh), thời gian 2 – 3 giờ sau đó để ráo nước rồi cho vào khan vải ngâm ủ ở nhiệt độ 25 – 30 oC cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

2. Gieo hạt

Có thể gieo hạt vào túi bầu, khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với số lượng 40- 60 hốc/khay, trên khay có các lỗ bầu,đường kính 4,0- 5,5cm.

Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng

Giá thể: Hỗn hợp giá thể đưa vào khay ươm có thể trộn theo các công thức sau:

  • Đất : Bột xơ dừa : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1: 1: 1
  • Trấu hun : Đất : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 3: 4:3.

Gieo hạt: Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt.

Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng).

3. Trồng và chăm sóc

Cây con có 4-5 lá thật, cao 10-12 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra chậu.

Những cây cà chua có hình thái rễ chạy dọc lên cả phần thân, do đó bạn có thể trồng chúng sâu xuống đất, chỉ để phần lá non nổi trên mặt đất.

Cây con

Cây cà chua có hình thái rễ chạy dọc lên cả phần thân

Cây con có 4-5 lá thật, cao 10-12 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra chậu.

Tưới nước thường xuyên

Thường xuyên tưới nước cho cây cà chua trong 1 – 2 tuần đầu tiên luôn luôn là một ý tưởng hay để giúp chúng cứng cáp và sinh trưởng tốt hơn. Cây cà chua dễ bị khô hạn khi chúng còn non.

Cà chua được 20 – 25 ngày cho thể sang chậu khi cây được 2 – 3 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh. Cà chua bị bạn có thể trồng trong chậu, thùng xốp, vườn đều được. Trồng trong chậu, chậu phải sâu 20cm.

Cây cà chua con ưa ẩm nên cần phải tưới nước thường xuyên

Chú ý:

Giữ ẩm cho đất không phải là tưới nước liên tục. Nếu đất bị sũng nước sẽ giết chết bộ rễ và tạo điều kiện để nấm phát triển, nhất là khi trời thực sự ấm áp hoặc nóng.

Tưới nước tập trung từ phần thân trở xuống, tưới đều quanh cây sẽ tốt hơn là tưới trực tiếp lên phần lá. Vì cách tưới này sẽ khuyến khích một số bệnh dễ gặp ở cây cà chua phát triển.

Tăng dần lượng nước tưới sau 10 ngày và đảm bảo rằng cây nhận khoảng 7.5 lít nước mỗi tuần, bắt đầu từ cuối tuần thứ 2 sau khi trồng.

Tưới nước sâu cho cây từ 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần tưới từ 3 – 4 lít nước. Có thể tăng lượng nước nếu cây lớn hơn và thời tiết nóng hơn. Trong trường hợp thời tiết quá khô và nóng, bạn có thể tưới nước thường xuyên hơn so với mức tiêu chuẩn.

Làm giàn

Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc bạn cần làm giàn hoặc cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả. Kích cỡ của cọc đỡ hay giàn tùy thuộc vào loại cây cà chua mà bạn lựa chọn để trồng. Nếu chỉ trồng trong chậu nhỏ với cây cà chua anh đào thì chỉ cần một cái cọc dựng lên để đỡ cây, nhưng nếu là giống cây giống lớn hoặc trồng trong vườn thì phải dựng giàn đỡ, khung đỡ nhé.

Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc bạn cần làm giàn hoặc cọc để đỡ thân cây

Giàn chữ A với 3 nẹp ngang hay thanh sắt vòng tròn quanh chậu, cao 1,6-1,7m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giàn.

Làm cho cây sai quả và bền cây: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.

Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng.

Chú ý:

Tưới nước đủ ẩm cho cà chua, không để cà chua bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyên phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.

Thường xuyên tỉa bỏ các lá già, lá sâu bệnh giúp cây thông thoáng, giảm sâu bệnh.

Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.

Với cà chua sinh trưởng hữu hạn: Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 – 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

Quả sẽ xuất hiện từ khoảng 45-90 ngày tính từ thời điểm trồng cây xuống đất

Thu hoạch

Quả sẽ xuất hiện từ khoảng 45-90 ngày tính từ thời điểm trồng cây xuống đất. Ban đầu quả sẽ có màu xanh, sau đó là vàng, hồng và cuối cùng là đỏ đậm. Chất lượng quả cao nhất khi quả chuyển sang giai đoạn chín hoàn toàn (đỏ đậm). Khi quả chín hãy dùng dao hoặc kéo cắt quả. Hoặc có thể hái sớm hơn, giữ trong nhà để quả tự chín

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật trồng cây mùi tàu trị bệnh trong chậu

Đặc điểm thực vật học

Tên tiếng Anh của rau mùi tàu là Sawtooth Coriander, tên khoa học: Eryngium foetidum (L). Cây ngò gai có kỹ thuật trồng cây rất dễ. Ưu điểm của cây là chịu râm, có thể bố trí trồng xen canh với các loại cây màu, cây lâu năm khác. Cây ngò gai thuộc cây thân thảo, thấp. Thân đơn độc, chia cành ở ngọn. Cây cao trung bình khoảng 1 5 – 25 cm.

Công dụng

Cây mùi tàu có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản
Cây mùi tàu có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản

Từ xưa đến nay, cây ngò gai được tận dụng làm gia vị, là nguồn dược liệu quý giá. Cây mùi tàu được xem như loại rau dùng để ăn sống hoặc chế biến với những loại thực phẩm khác để kích thích ăn ngon miệng vì mùi thơm nhẹ nhàng của chúng. Ngoài ra, ngò gai còn được dùng để làm thuốc như chữa sổ mũi, đau tức ngực, chữa rối loạn tiêu hoá, viêm ruột…

Kỹ thuật trồng cây

Cây ngò gai ít bị ảnh hưởng của thời tiết, canh tác không theo mùa vụ nên người dân có thể chủ động mùa vụ và trồng được 2 vụ/năm. Trồng ngò gai chủ yếu bằng hạt. Hạt ngò gai dễ mọc nên gieo thẳng trực tiếp trên luống, liếp. Lượng hạt giống từ 3 – 5 kg cho 1.000 m2.

Người dân có thể trồng cây trong chậu để tiết kiệm diện tíchNgười dân có thể trồng cây trong chậu để tiết kiệm diện tích

Khi gieo xong, người trồng nên rải thuốc trừ kiến, dế, mối trong đất và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để tạo ẩm độ giúp hạt nẩy mầm nhanh, tưới nước để giữ ẩm độ. Khoảng một tuần sau, hạt sẽ nảy mầm.

Ngò gai là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất là đất nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Trước khi gieo hạt, người dân nên cày bừa làm đất thật nhỏ, lên liếp rộng 1 – 1,2m, cao 15 – 20cm, chiều dài liếp tuỳ theo kích thước vườn. Các liếp cách nhau 0,3 – 0,4m.

Rau mùi tàu là gia vị thiết yếu trong nhiều món ăn
Rau mùi tàu là gia vị thiết yếu trong nhiều món ăn

Bón phân (tính cho 1.000m2) gồm bón lót (bón trước khi gieo, ngay sau khi lần làm đất sau cùng, bón 400 – 500kg phân chuồng và 20 – 30kg NPK tỷ lệ 20 : 20 : 15.Sau khi rãi phân xong, người trồng cần xới đất lại lần nữa để trộn phân vào đất) và bón thúc (sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần, cây cần được bón 5kg Urê và 10kg super lân, kết hợp với việc tỉa dặm cây. Bà con có thể bón phân bằng cách pha vào nước rồi tưới).

Sau khi tưới phân, người dân nên tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá. Do đọt non của cây ngò gai nằm sát với mặt đất, vì thế bà con không được để cho đất cát, bùn bao phủ trên đọt non dễ làm cho đọt bị thối chết.

Người dân có thể trồng cây trong chậ1u3 để tiết kiệm diện tích
Cây mùi tàu có tên gọi khác là ngò gai

Ngò gai dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước và bón phân. Cây ngò gai ưa ẩm ướt vì thế phải thường xuyên tưới nước cho cây, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm, đất bị khô hạn sẽ làm cho cây còi cọc, sinh trưởng phát triển kém.

Thu hoạch

Tùy mục đích sử dụng (dùng ăn sống hoặc làm thuốc). Nếu dùng ngò gai để ăn sống thì sau khi trồng khoảng 2 tháng là có thể nhổ để sử dụng. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 4 – 6 tháng. Năng suất từ 3,5 – 4 tấn/công (1.000m2 ).

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

2 cách trồng hành tây siêu đơn giản tại nhà

?

1. Trồng hành trong chai nhựa

Nếu gia đình bạn đông người và thường xuyên nấu ăn ngày 2 bữa thì đây là cách hợp lý nhất bạn nên thử. Chỉ mất khoảng một tuần và không tốn công chăm sóc, bạn sẽ có được một bình cây xanh tốt.

Trồng hành trong chai nhựa                               Cách trồng rất đơn giản theo các bước sau đây:

Bước 1: Bạn chỉ cần chuẩn bị một chai nhựa to khoảng 5 lít hoặc chai 2 lít, kích cỡ và số lượng to nhỏ tùy theo nhu cầu của gia đình.

Chuẩn bị chai nhựa

Bước 2: Tiếp theo, hãy khoan các lỗ nhỏ quanh bình với khoảng cách đều nhau và chiều rộng vừa đủ sao cho các nhánh lá có thể chui qua. Để tiện hơn cho việc trồng hành, bạn có thể cắt phần đầu của bình để việc trồng trọt được dễ dàng.

Khoan các lỗ nhỏ quanh bình với khoảng cách đều nhau

Bước 3: Trước tiên, bạn đổ 1 lớp đất mùn mịn khoảng 5-7cm xuống đáy bình, xếp lần lượt các củ hành xung quanh. Bạn cần lưu ý xếp sao cho phần rễ hướng vào trong, ngọn hướng ra phía lỗ trống đã khoan trước đó để hành mọc lá.

Đổ mùn vào bình và xếp hành

Bước 4: Sau khi xếp xong lớp hành đầu tiên, bạn đổ đất phủ lên lớp củ hành rồi xếp lần lướt các lớp củ – đất như ban đầu cho tới khi đầy bình.

Bình có thể xếp được nhiều lớp hành, mỗi lớp cách nhau một lớp mùn

Lưu ý:

Nếu bình trồng hành đã được cắt phần nắp bình thì bạn có thể đặt hành trên khắp nền đất ở lớp trên cùng như trong hình.

Bạn nhớ tưới nước bằng cách phun sương đều đặn vào các lỗ trống và đặt bình cây ở gần cửa sổ có ánh sáng tự nhiên.

Sau 1 tuần, gia đình sẽ có được một vườn hành xinh xắn, tươi ngon, thuận tiện khi cần nấu các món ăn có hành.

Sau một tuần hành sẽ bắt đầu mọc lá

Trồng hành tây trong chậu đất, thùng xốp

Chuẩn bị:

  • Đất: đất nhiều mùn, thoát nước tốt
  • Hành
  • Chậu, thùng xốp trồng có lỗ thoát nước.

Trồng hành trong chậu

Thực hiện:

Do hành trồng bằng gốc, nên người trồng cần chọn cây già, gốc to, lá cứng và không bị nhiễm sâu bệnh để trồng.

Trồng thành nhiều hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 20 cm, mỗi hốc trồng khoảng 2 tép. Chỉ nên cấy gốc hành xuống với độ sâu vừa phải – khoảng 3 cm, để giúp cho cây hành phát triển nhanh và mau nở bụi .

Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho cây và làm cỏ kịp thời để không ăn hết chất dinh dưỡng của hành.

Sau 30 – 40 ngày, cắt lá ăn dần và tiếp tục tưới nước, bón phân cho chậu cây.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật trồng rau sạch trong chậu xốp tại nhà đơn giản

Chuẩn bị vật dụng trồng rau

Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho kỹ thuật trồng cây, rau sạch tại nhà.Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho kỹ thuật trồng cây, rau sạch tại nhà.

Sử dụng các vật dụng đơn giản có trong gia đình để tạo nên các chậu trồng cây: Thùng xốp, hạt giống, đất, phân hữu cơ, gạch.

Với chậu xốp, cần khoét lỗ thoát nước, thường thì từ 6 đến 8 lỗ 1 chậu, không nên khoét to quá, sẽ làm trôi đất, nếu trồng các loại cây cần thoát nước nhanh, có thể dùng lưới thép hoặc lưới nhựa bịt các lỗ vừa khoét trong hộp, vừa đảm bảo thoát nước vừa không bị trôi đất.

Khoét lỗ cho thùng xốp trước khi trồng rau
Với chậu xốp, cần khoét lỗ thoát nước, thường thì từ 6 đến 8 lỗ 1 chậu.

Với các loại thau, chậu, rổ cũ, nên chọn loại nhựa để bền và dễ vệ sinh. Cũng cần đục lỗ giống như hộp xốp để thoát nước,với các loại rổ đã có lỗ, có thể lồng 2 chiếc vào nhau làm 1 chậu để trồng, sẽ bền và tránh mất đất. Tất cả các loại chậu để trồng cần tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất bằng cách kê cao 4 góc để cân bằng giúp dễ cây lưu thông thoáng.

Lưu ý: Gạch kê tránh lỗ hổng dưới đáy hộp

Ngâm ủ hạt giống, gieo hạt

Các loại hạt giống như: Rau dền, xà lách, rau cải,… tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước.

Hạt giống được ngâm đúng kỹ thuật trồng cây sẽ có tỉ lệ nảy mầm cao hơn.
Hạt giống được ngâm đúng kỹ thuật trồng cây sẽ có tỉ lệ nảy mầm cao hơn.

Tuy nhiên để đảm bảo hạt giống rau có tỷ lệ nảy mầm cao nhất nên ủ như sau:

  • Bước 1: Cần phải ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh từ 2 – 6h (hạt dầy vỏ ngâm lâu hơn hạt có vỏ mỏng).
  • Bước 2: Sau khi ngâm vớt hạt ra ủ lại bằng khăn vải từ 12 – 48h (tùy theo loại hạt).
  • Bước 3: Khi thấy hạt mọng nước và bắt đầu nứt vỏ hạt, lấy hạt ra khỏi khăn, sau đó rải đều hạt trên mặt khay. Khi gieo hạt nên trộn ít dầu hôi để tránh côn trùng tha. không nên để hạt ra rễ quá dài rồi mới đem gieo tránh tình trạng đứt rễ non.

Không gieo quá nhiều hạt giống vào một thùng, tránh tình trạng cây mọc lên sẽ dày năng suất sẽ không cao. Có thể trồng các loại rau thơm như bạc hà, húng,… cùng một thùng, tuy nhiên những loại cây như ớt, cà chua, dưa chuột,… nên trồng riêng ở các thùng khác nhau. Sau khi gieo hạt, dùng vải mỏng phủ lên đễ giữ ấm, kích thích hạt nảy mầm nhanh.

Gieo hạt trong thùng xốpKhông gieo quá nhiều hạt giống vào một thùng.

Chuẩn bị đất trồng

Hiện nay đã có một số loại đất sạch đóng túi, chuyên phục vụ nhu cầu trồng rau trong nhà. Nếu không, có thể chuẩn bị đất bằng cách, lót 1 lớp giá thế như xơ dừa, các loại xơ quả vừa dễ thoát nước mà vẫn giữ lại các chất dinh dưỡng tốt cho cây. Trên đây là lớp đất thịt pha trộn với phân chuồng hoại mục, xơ dừa, tro trấu và bón lót phân hữu cơ khoáng hoặc phân hữu cơ vi sinh.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thì để trồng rau ăn trong nhà thì ban đầu nên trộn khoảng 10-30% phân bón là vừa đủ.

Chuẩn bị đất trồngBạn có thể chuẩn bị đất bằng cách, lót 1 lớp giá thế như xơ dừa, các loại xơ quả vừa dễ thoát nước mà vẫn giữ lại các chất dinh dưỡng tốt cho cây.

Chăm sóc hàng ngày

Tưới nước

Cần kiểm tra, tưới nước định kỳ cho cây, không để cho cây thiếu nước hoặc quá úng nước. Mùa nắng tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Mùa mưa tùy theo thời tiết mà tưới tránh tưới nhiều nước làm cây còi cọc không phát triển được. Đối với cây rau còn nhỏ khi gặp trời mưa cần che chắn tránh úng. Vào thời tiết nắng nóng có khi 2-3 lần/ngày. Vào mùa đông thường 1-2 ngày mới tưới một lần. Tận dụng nước vo gạo, nước rửa rau, bã chè, bã cà phê để tưới và bón cây hàng ngày.

Cần chú trọng tưới nước trong kỹ thuật trồng cây, rau sạch tại nhà.
Cần chú trọng tưới nước trong kỹ thuật trồng cây, rau sạch tại nhà.

Ánh sáng

Cây muốn phát triển mạnh nhất thiết phải đưa ra nơi có nhiều ánh sáng và nắng. Tuy nhiên cây còn non nên để nơi có nhiều sáng nhưng không trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Bên cạnh đó người trồng cũng cần lưu ý, nắng chiều không tốt bằng nắng sáng. Do đó, buổi chiều nên để cây ở những nơi không có nhiều nắng còn sáng nên cho cây được đón nắng, gió để đạt được giá trị dinh dưỡng tốt nhất.

Tỉa thưa và sang khay

Đây là bước nhằm tạo không gian, cung cấp chất dinh dưỡng giúp rau nhanh lớn và rút ngắn thời gian thu hoạch.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bầu nhiều quả

Cây bầu có tên khoa học là Lagernaria siceraria (Molina) Standl, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản. Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên toàn thế giới.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bầu nhiều quảCây bầu có kỹ thuật trồng cây không khó nên được trồng ở nhiều nơi.

Bầu là cây hằng niên, thân leo quấn, tua cuốn phân nhánh, thân lá phát triển mạnh và có tính sinh nhánh lớn do đó khi canh tác phải bấm ngọn, làm dàn. Bộ rễ rất phát triển, ăn lan rộng, có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt. Hoa thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Trái có hình dạng và kích thước rất thay đổi, thường là hình trụ, dài 50 – 100 cm, khi già vỏ trái hóa gổ, bầu ưa nhiệt độ cao từ 20-30 độ C và cường độ ánh sáng mạnh, vì vậy là rau vụ hè.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bầu nhiều quảĐể có được giàn bầu sai quả, người dân nên chú ý tuân theo một số kỹ thuật trồng cây cơ bản.

Hiện nay, có nhiều giống bầu nhưng chủ yếu có 4 loại: bầu thước, bầu sao, bầu trắng và bầu thúng. Tuy nhiên, ở phía Bắc, người dân nên trồng bầu sao bởi loại này cho năng suất cao và thu nhập ổn định.

Bầu trồng được quanh năm, mùa nắng cho trái nhiều hơn mùa mưa. Bầu phát triển thuận lợi khi gieo trồng từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch. Hạt bầu cần nhiệt độ cao và ẩm độ đầy đủ để nẩy mầm.

Kỹ thuật trồng cây

Người trồng nên ngâm hạt từ 10 – 12 giờ, sau đó gói ủ hạt trong tro hay cát nóng từ 4 – 5 ngày cho nẩy mầm. Bà con gieo hạt nẩy mầm vào bầu đất chăm sóc cho đến khi cây có 2 lá thật mới đem trồng. Ngoài ra, người dân cũng có thể gieo thẳng hạt ngoài đồng, mỗi lỗ từ 3 – 4 hạt, đào hốc có kích thước 50 x 50 x 30 cm, hốc cách nhau 1m, bón nhiều phân chuồng hay phân cỏ hoai mục và khoảng 100 g phân hỗn hợp NPK cho mỗi hốc trước khi trồng.

Bầu cần nhiều nước, do đó người chăm sóc phải tưới thường xuyên 1 – 2 lần/ngày cho cây đủ ẩm. Lượng nước tưới cần gia tăng khi bầu mang trái. Giai đoạn tăng trưởng kéo dài kể từ khi trồng đến khi bầu lên giàn (60 ngày sau khi trồng), người dân cần bón thúc thường xuyên mỗi tuần một lần để chuẩn bị cơ sở vật chất cho cây ra hoa kết trái.

Giai đoạn ra hoa, đậu trái, cây cần được bón thúc nuôi trái 7-10 ngày một lần với lượng phân gia tăng dần để trái to và nhiều trái. Trong suốt thời gian canh tác (130 – 140 ngày) mỗi hốc nên được bón từ 1 – 1,5 kg phân hỗn hợp NPK.

Khi bầu mọc dài được 1m, bà con bắt đầu khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên ngay đốt, cách 1 – 2 đốt lại chặn đất để tranh thủ cho bầu ra rễ bất định, tăng khả năng thu hút dinh dưỡng nuôi trái sau này. Trồng được 2 tháng người dân mới nên nương dây cho bầu leo giàn, cần để dây ở thế tự nhiên, không lật úp hay xoắn dây. Nên làm giàn bằng để bầu đủ diện tích bò, bầu vừa lên giàn là có thể trổ hoa đậu trái. Từ 75 – 90 ngày sau khi trồng, bầu bắt đầu cho thu hoạch.

Bầu ra nhiều dây nhánh và mang trái ở dây nhánh. Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Khi bầu lên giàn, người trồng không nên tỉa để dây nhánh cho trái. Khi đã lấy được trái trên nhánh, người dân nên bấm ngọn để trái phát triển lớn và bầu tiếp tục cho trái ở dây nhánh khác.

Sâu hại bầu gồm ruồi đục lòn lá (Lyriomyza spp.), rầy mềm (Aphis sp.), bọ rầy dưa (Aulacophora similis). Bà con cần nhanh chóng phun thuốc khi thấy các côn trùng này xuất hiện.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bầu nhiều quả
Canh bầu nấu tôm là món ăn giải nhiệt mùa hè được nhiều người yêu thích.

Bệnh gây hại cho bầu thường gặp như bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani, bệnh khảm do virus, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium trong mùa mưa và bệnh phấn trắng do nấm Sphaerotheca fuliginea trong mùa khô. Trong thực tế do diện tích trồng ít, giá trị kinh tế của bầu không cao, nông dân có thể không phun ngừa thuốc trị bệnh, chỉ nhổ bỏ cây bệnh hay ngắt bỏ lá bệnh nếu có.

Thu hoạch và để giống

Trái bầu phát triển 10 – 12 ngày sau khi trổ hoa là bà con có thể thu hoạch để ăn. Người trồng nên cắt trái khi vỏ còn mềm, trái thon dài, hạt bên trong vừa tượng là ngon. Người dân không nên để trái già, vỏ hạt bên trong đã cứng, ăn kém ngon và cây mau tàn. Nếu chăm sóc tốt, giàn bầu 100 gốc sẽ cho thu trái 2 – 3 ngày/lần; mỗi gốc trung bình cho từ 10 – 15 trái.

Công dụng của quả bầu

Tỷ lệ chất dinh dưỡng ở bầu kém hơn các cây khác trong họ nhưng thịt quả non ngọt, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, có thể chữa bệnh đái tháo đường và mụn lở. Hoa và hạt bầu cũng được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Vỏ quả già rất cứng dùng làm chai, lọ hay chế tạo đồ gia dụng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nấm rơm: hướng dẫn trồng và thu hoạch

Nấm rơm tươi là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, dễ trồng, thu hoạch nhanh, thị trường rộng lớn. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng nấm rơm sẽ mau thu hoạch cho kinh tế cao.

Nấm rơmNấm rơm: Hướng dẫn trồng và thu hoạch

Nấm rơm là loại nấm khá quen thuộc với nhân dân ta. Nấm thường mọc trên nguyên liệu phổ biến là rơm nên có tên chung là nấm rơm (Straw mushrooom), tên khoa học là Volvariella volvacea.

Cứ mỗi tấn rơm ra trồng nấm nói chung trừ chi phí trong thời gian 15 – 20 ngày có thể lãi từ 500.000 – 700.000 đồng. Bã sau khi trồng nấm chế biến thành phân sinh học cao cấp. Ngoài ra, bã nấm còn dùng để nuôi trùn đất, lấy trùn nuôi gia cầm, gia súc và tôm, cá.

Thời vụ trồng nấm

Nấm rơm có thể trồng được quanh năm. Mùa Đông Xuân, giáp Tết Nguyên đán, có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn. Mùa mưa cần làm mái che hoặc tủ rơm dầy hơn để giảm độ ẩm, làm nền mô cao để tránh ngập úng. Ở những nơi có nhiều gió, gió mạnh cần làm rào chắn gió, bố trí các mô nấm thẳng góc với hướng gió.

Chuẩn bị địa điểm

Có thể chất rơm ở nhiều nơi như: đất ruộng, trong vườn cây, chung quanh nhà,…có thể trên nền đất, gạch, xi măng trên kệ. Ngay cả trong nhà, trong bọc nylon. Chọn địa điểm sao cho bằng phẳng, cao ráo không bị ngập úng, sạch sẽ và nhất là gần đường vận chuyển rơm rạ, gần nước tưới để tiện việc chăm sóc, thu hoạch và chuyên chở.

Vật liệu trồng nấm

Người ta có thể dùng nhiều vật liệu khác nhau để trồng nấm rơm như: rơm rạ, bã mía, thân và lá chuối, lục bình, bông gòn. Nhưng thường ta hay dùng rơm rạ. Chất nấm bằng rơm, lúa mùa hoặc thần nông, lúa tẻ hoặc lúa nếp đều dùng được cả. Có thể dùng rơm mới suốt còn tươi hoặc rơm rạ đã khô, miễn đừng mục nát (đã biến thành màu nâu đen) sẽ cho năng suất không cao.

Phương pháp ủ rơm

Cách ủ rơm thành đống. Cách này áp dụng được cho cả rơm tươi và khô. Các bước tiến hành:

Rơm được chất thành đống, chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Khi chất đống, cứ mỗi lớp rơm cao 20-30cm tưới nước để cho rơm thấm đều và dùng chân dậm cho dẽ, tiếp tục chất các lớp tiếp theo cho đến khi đống rơm có chiều cao 1,3-1,5m. Sau đó lấy nylon, rơm khô hoặc lá chuối tủ chung quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt. Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao khoảng 60- 70oC. Nhiệt độ sẽ làm chết các mầm nấm dại và phân hủy một phần chất hữu cơ trong rơm rạ, giúp cho nấm rơm dễ hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi sau này.

Vật liệu chính trong kỹ thuật trồng nấm rơm là rơm được ủ
Vật liệu chính trong kỹ thuật trồng nấm rơm là rơm được ủ

Sau khi ủ rơm từ 10-12 ngày, khi đó đống rơm ủ xẹp xuống, chiều cao khoảng 0,8-1,0m. Lúc này có thể đem rơm chất ra luống.

Cách xử lý nước vôi trước khi ủ. Cách này được áp dụng cho rơm, rạ đã khô. Rơm, rạ được nhúng vào nước vôi, pha với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước. Ngâm rơm vừa đủ ngập. Mục đích diệt nấm tạp, tẩy rửa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ.

Thời gian ngâm trong nước vôi từ 20-30 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước, chất thành đống với chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Cần dậm nhẹ cho dẽ, lấy nylon, rơm hoặc lá chuối tủ quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt.

Thời gian ủ 5-6 ngày: Trong thời gian đầu, sau khi chất đống 2-3 ngày, trở rơm một lần. Nếu rơm quá ướt, cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài. Nếu rơm bị khô, cần bổ sung thêm nước vôi với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước, tưới vừa đủ.

Đến ngày thứ 5-6 kiểm tra lại đống rơm. Rơm đủ ướt, khi vắt vài cọng thấy có nước nhỏ vài giọt là tốt nhất.

Rơm đã đủ điều kiện để chất nấm phải đạt yêu cầu:

  • Rơm rạ mềm hẳn.
  • Có màu vàng tươi.
  • Có mùi thơm đặc trưng của rơm rạ khi lên men.

Chọn meo giống

Là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt.

Tiêu chuẩn bịch meo tốt: Sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi tương tự như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo. (Riêng một số meo giống, khi tơ trưởng thành, bắt đầu kết tụ lại thành những hạt màu đỏ nâu vẫn cho năng suất tốt). Một bịch meo giống nặng trung bình 120g, có thể gieo trên mô nấm rộng 0,5m, cao 0,4- 0,5m, chiều dài liếp 4-5m.

Chú ý khi chọn meo giống: Không chọn sử dụng bịch meo có đốm màu nâu, đen, vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại. Không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua.

Xếp mô & rắc meo giống

Lấy rơm trong đống đã ủ: Dỡ bỏ lớp rơm ngoài mặt đống ủ.Lấy rơm đã ủ bên trong mang đi xếp mô trồng nấm, cố gắng xếp hết trong ngày phần rơm đã dỡ lớp đậy khi ủ.

Chất mô nấm

Cách 1: Rãi một lớp rơm đã ủ lên mặt liếp, tiếp đó tưới nước. Dùng tay đè dẽ dặt sao cho có chiều rộng theo mặt liếp khoảng 50cm, chiều cao 20cm. Rãi meo giống dọc hai bên luống, cách mép luống 5-7cm. Tiếp tục lặp lại thao tác trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3… Nếu ủ ba lớp thì phía trên không rãi men giống, chỉ rãi rơm khô dầy 4-5 cm. Tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn. Vuốt mô không gọn, mặt ngoài mô không láng khi thu hoạch nấm sẽ làm hư các nụ nấm nhỏ, làm giảm năng suất.

Cần phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho nấm phát triển, không bị sâu bệnh
Cần phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho nấm phát triển, không bị sâu bệnh

Cách 2: Rơm sau khi ủ chín được cuốn thành từng bó, đường kính 15-20cm, chiều dài từ 45-50cm, xếp dẽ dặt từng lớp. Sau mỗi lớp rơm, rãi meo dọc hai bên luống, cách mép luống 5-7cm, tiếp tục xếp như trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3… Nếu chỉ ủ ba lớp thì phía trên chỉ rãi rơm khô dầy 4-5cm, tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn.

Lưu ý: Tùy theo mùa, thay đổi độ dầy khi đậy mô cho thích hợp. Mùa nắng: Tủ rơm mỏng để thoát nhiệt. Mùa mưa, mùa lạnh: Tủ rơm dầy để giữ nhiệt và chống thấm nước.

Chăm sóc và thu hoạch nấm rơm

Chăm sóc mô nấm

Đối với nấm rơm, không cần dùng phân bón gì thêm. Vì rơm rạ khi phân hủy đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây nấm phát triển.

Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Ẩm độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm. Nếu ẩm độ dư, thừa nước: Nhiệt độ sẽ giảm, mô nấm bị lạnh. Nếu độ ẩm thiếu, mô bị khô nhiệt độ tăng.

Giữ ẩm độ thích hợp: Khi kiểm tra mô nấm, rút một nắm (khoảng 15-20 cọng) rơm ở giữa luống, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa.

Nếu nước không rịn qua kẽ tay là khô, phải tưới nước. Nếu thấy nước chảy qua kẽ tay thành giọt là dư nước, phải ngưng tưới nước và ngày đó phải dỡ áo mô cho nước bốc hơi. Trong mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo mô.

Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước và đậy mô: Khi kiểm tra mô nấm, thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước cần dùng thùng vòi sen tưới cho mô nấm. Tránh dùng vòi nước mạnh sẽ làm hư những sợi tơ và nấm nhỏ. Nếu chỉ tăng nhiệt độ mà không thiếu nước, phải giảm rơm áo bị ướt thay bằng rơm khô để giảm sức nóng và thoát bớt nhiệt.

Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ giảm, mô bị lạnh: Ngưng tưới nước, dỡ bớt áo mô, mái che nắng… để giúp mô hấp thu được nhiều nắng. Nếu là mùa mưa, cần dùng nylon, màng phủ nông nghiệp (đậy phía đen lên trên) để mô nấm giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong.

Đảo rơm áo mô: Sau khi chất mô 5-8 ngày, dỡ rơm áo ra, xốc cho tơi và đậy trở lại cho mô nấm. Cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài, không tạo được nấm.

Nấm rơm là loài ngắn hạn, nhanh cho thu hoạch
Nấm rơm là loài ngắn hạn, nhanh cho thu hoạch

Thu hái nấm rơm

Sau khi ủ rơm 10-14 ngày có thể thu hoạch: thời gian thu hái nấm, tùy loại meo và cách ủ. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12-15; sau đó 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và thu hái trong 3-4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm ( 25-30 ngày).

Thời điểm hái nấm: Thu hái mỗi ngày 2 lần. Lần thứ 1 vào sáng sớm trước 6 giờ. Thu hái lần thứ 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều.

Chọn nấm đủ tiêu chuẩn để hái: Nấm rơm phát triển liên tục và nhiều cây dính vào nhau. Cần phải chọn lựa để hái những cây còn búp, hơi nhọn đầu. Cách hái, xoay nhẹ cây nấm, tách ra khỏi mô. Không nên để sót chân nấm trên mô, vì phần chân nấm khi thối rữa, sẽ làm hư các nụ nấm kế bên. Sau khi hái xong, đậy kỹ áo mô lại.

Thời gian thu hoạch nấm thường 7-10 ngày. Năng suất trung bình 1,5kg nấm tươi trên 1m liếp nấm.

Nấm sau khi thu hái cần tiêu thụ ngay trong 2-3 giờ. Nếu muốn để ngày hôm sau cần bảo quản ở nhiệt độ từ 10-150C.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam