Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm

Quản lý kháng sinh, vấn đề cấp bách

Trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã đưa ra danh sách các loại kháng sinh quan trọng trong nhân y và trong thú y. Việc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm cho vật nuôi làm thực phẩm cho con người là cần thiết để đảm bảo hiệu quả của kháng sinh. Trong chăn nuôi, duy trì sức khỏe vật nuôi rất quan trọng trong sản xuất thực phẩm an toàn cho người, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân trên thế giới trong việc tìm kiếm protein có nguồn gốc động vật với giá cả phải chăng cho khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Chính sách lành mạnh có thể được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, và tốt nhất cần phải xem xét các bài học và kinh nghiệm toàn cầu. Những kinh nghiệm và bài học của các nước, bao gồm của Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ có thể đóng góp vào quá trình ban hành chính sách, quy định mang tính khoa học cho từng quốc gia. Việc áp dụng các nguyên tắc phân tích rủi ro, bao gồm đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và truyền thông rủi ro, có thể giúp các quốc gia kết hợp những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất vào quá trình quản lý động vật làm thực phẩm.

Các bài học và thực tiễn đều chứng minh rằng, một cách tiếp cận mang tính chiến lược để xác định kháng kháng sinh là vô cùng quan trọng. Nhận thức về hiện trạng và mục tiêu mong muốn của một quốc gia và sau đó xây dựng một quy trình thông qua các luật, quy định và thực tiễn để làm cầu nối giữa hiện trạng đến trạng thái mong muốn là điều quan trọng nhất để đảm bảo rằng chính sách và khoa học được thực hiện đạt kết quả cao nhất. Hành động chính trị mà không có lý do khoa học chính đáng hoặc thực tiễn thực tế sẽ dẫn đến hậu quả không mong đợi và lãng phí nguồn lực vốn còn hạn chế.

Kháng sinh thường được kiếm soát như một phần của quy trình phê duyệt thuốc thú y

Quy trình pháp lý này bao gồm đánh giá an toàn (con người, động vật và môi trường), chất lượng và hiệu quả (công bố trên nhãn với các công dụng đã được phê duyệt). Đánh giá an toàn về mặt pháp lý đối với con người của kháng sinh trong lịch sử được xem là an toàn về mặt độc tính và vi  giới hạn dư lượng tối đa (MRLs) để đảm bảo việc sử dụng sản phẩm một cách an toàn.

Gần đây, việc đánh giá an toàn kết hợp phân tích rủi ro cho kháng kháng sinh, bao gồm đánh nguy cơ phơi nhiễm, quản lý rủi ro thông qua hướng dẫn sử dụng nhãn và truyền thông rủi ro nhằm đảm bảo sử dụng có trách nhiệm. Trọng tâm chính là giảm thiểu các mầm bệnh trong thực phẩm và sự kháng lại các vi khuẩn khiến cho bệnh trên người không thể điều trị được.

Quan điểm của các nước

Trong hai thập kỷ qua, EU và Hoa Kỳ đã tìm kiếm để ngăn chặn sự kháng kháng sinh thông qua các luật, quy định của mình, đồng thời đưa ra các thực tiễn về sử dụng kháng sinh có trách nhiệm. Mỗi phương pháp tiếp cận tiên tiến khác nhau đưa ra những kinh nghiệm và bài học khác nhau. Trên toàn cầu, kháng sinh tiếp tục được sử dụng ở tất cả các quốc gia trong chăn nuôi động vật làm thực phẩm; không có quốc gia nào loại bỏ được tất cả các loại kháng sinh.

EU đã xây dựng các quy định về kháng sinh sử dụng qua đường tiêm, nước chứa thuốc và thức ăn chứa thuốc. Phân tích nguy cơ kháng kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình phê duyệt pháp lý. Bác sỹ thú y đóng vai trò chính, là người kê đơn sử dụng kháng sinh. Ở châu Âu, hiện có nhiều cuộc tranh luận về sử dụng kháng sinh cho KTTT trong thú y, và EU đã cấm sử dụng kháng sinh cho KTTT từ 1/01/2016.

Quan trọng là, lệnh cấm của EU không phải là lệnh cấm cho một hoạt chất cụ thể mà mang ý nghĩa về chỉ dẫn sử dụng, rằng nếu một hoạt chất có chỉ dẫn về mục đích điều trị và KTTT thì KTTT sẽ bị cấm, tuy nhiên hoạt chất này vẫn được lưu hành trên thị trường cho mục đích điều trị.

Cách tiếp cận của EU đối với việc cấm KTTT đã có “những hậu quả không mong muốn” dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột hoại tử ở gia cầm và bệnh lị trên heo. Sự gia tăng sử dụng Tetracylin và Peniciline dẫn đến mức độ kháng các nhóm kháng sinh này càng tăng trong các mầm bệnh lây qua thực phẩm, đặc biệt là các chủng Samonella.

Dữ liệu từ DanMap 2013 của Đan Mạch cho thấy sau khi KTTT bị cấm, mức độ kháng Tetracycline và Ampicillin đã tăng, và điều này được phản ánh trong việc sử dụng các nhóm kháng sinh này cho mục đích điều trị. Rõ ràng, quyết định của EU dựa trên nguyên tắc thận trọng hơn là các dữ liệu khoa học.

Hoa Kỳ đã xây dựng các quy định về kháng sinh và phân tích rủi ro về kháng kháng sinh như một phần quan trọng trong quá trình phê duyệt pháp lý của mình. Các kháng sinh có thể được phê duyệt cho mục đích trị bệnh, kiểm soát và phòng bệnh, và cho KTTT. Bác sỹ thú y đóng vai trò chính trong việc kê đơn sử dụng kháng sinh, bao gồm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi theo “chỉ thị của bác sỹ thú y trong thức ăn chăn nuôi”.

Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phân loại kháng sinh thành 3 nhóm: nhóm chỉ dùng trong nhân y, nhóm chỉ dùng trong thú y và nhóm sử dụng chung cả trong nhân y và thú y. Các công ty thuốc thú y được khuyến khích tự nguyện rút KTTT khỏi nhãn sản phẩm với các kháng sinh thuộc nhóm sử dụng chung; trong đó, KTTT có thể được sử dụng đối với các kháng sinh chỉ dùng trong nhân y.

Từ ngày 1/01/2017, kháng sinh thuộc nhóm dùng chung chỉ được phép sử dụng cho mục đích điều trị (trị, kiểm soát và phòng bệnh) theo kê đơn của bác sỹ thú y. Các kháng sinh thuộc nhóm chỉ dùng trong thú y có thể được dùng cho mục đích điều trị theo kê đơn của bác sỹ thú y hoặc có thể tiếp tục được dùng cho KTTT và được bán tại quầy thuốc.

Theo nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Gỡ bỏ 12 thủ tục sản xuất, kinh doanh chăn nuôi, thủy sản

Trong phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên cạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến sẽ bãi bỏ 12 thủ tục hành chính và quy định trong lĩnh vực này.

Nhiều thủ tục về Thẩm định điều kiện vệ sinh thú y sẽ được bãi bỏ

Các thủ tục và quy định này nằm rải rác trong nhóm thủ tục hành chính (TTHC) từ khi nuôi/sử dụng con giống đến phân phối, xuất khẩu. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tổng số có 83 TTHC trong nhóm này. Trong đó: Lĩnh vực Chăn nuôi có 23 TTHC, lĩnh vực Thú y có 43 TTHC và lĩnh vực Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có 17 TTHC.
Trong số 12 thủ tục xem xét bãi bỏ gồm 7 thủ tục ở lĩnh vực Chăn nuôi, 1 thủ tục trong lĩnh vực Thú y và 4 thủ tục của lĩnh vực Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

Lĩnh vực Nông lâm sản và Thủy sản dự kiến bãi bỏ 4 thủ tục

Một số thủ tục điển hình được xem xét bãi bỏ như: Cấp giấy phép nhập khẩu giống vật nuôi ngoài danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh; Cấp giấy phép nhập khẩu tinh, phôi giống vật nuôi; Kiểm tra giảm chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có thời hạn; Các thủ tục về thẩm định điều kiện vệ sinh thú y (được quy định các dạng cơ sở cụ thể) do Trung ương và địa phương quản lý…

Nhiều thủ tục trong sản xuất, kinh doanh chăn nuôi được bãi bỏ

Ngoài 12 thủ tục đề nghị bãi bỏ trong nhóm thủ tục liên quan đến sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên cạn, Bộ NN&PTNT đang dự kiến đơn giản hóa 49 thủ tục khác trong lĩnh vực này. Ước tính tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa TTHC nhóm này khoảng 27%, tổng chi phí tuân thủ TTHC tiết kiệm được hơn 483 tỷ đồng/năm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Quản lý rủi ro sản phẩm theo tiêu chuẩn JGAP

Quản lý rủi ro sản phẩm theo tiêu chuẩn JGAP bao gồm quản lý rủi ro trong quá trình canh tác, thu hoạch và quản lý rủi ro trong quá trình xử lý sản phẩm.

Quản lý rủi ro nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân gây mất an toàn của sản phẩm cũng như an toàn lao động từ đó phân tích và đề ra biện pháp đối phó nhằm tạo ra nông sản đạt chất lượng với độ an toàn cao đến tay người tiêu dùng.

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH CANH TÁC VÀ THU HOẠCH

  • Phòng chống ô nhiễm chéo tại vùng sản xuất và kho lưu trữ

① Nông trại cần tiến hành đánh giá rủi ro về hiện trạng ô nhiễm chéo của những vật tư dưới đây trong vùng sản xuất và kho lưu trữ ít nhất một lần mỗi năm, và thực hiện những biện pháp đối phó cần thiết.
1) Vật tư trồng trọt, cây trồng và nông sản
2) Vật liệu đóng gói
3) Máy móc, cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển, thùng hàng, thiết bị thu hoạch và xử lý sản phẩm.
② Ghi chép kết quả của cuộc đánh giá rủi ro cũng như những biện pháp đối phó

  • Đánh giá tính phù hợp của vùng sản xuất mới

Việc đánh giá tính phù hợp của vùng sản xuất mới cần dựa trên sự phân tích những vấn đề sau. Kết quả của cuộc phân tích cần được ghi chép lại.
① Độ an toàn của nông sản
② An toàn lao động
③ Mức độ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
④ Quy hoạch sản xuất của các khu bảo tồn thiên nhiên

  • Biện pháp đối phó với những vấn đề của vùng sản xuất mới
  • Ghi chép quá trình thu hoạch

① Đối với từng loại cây trồng hay mặt hàng, quá trình thu hoạch bao gồm những điều sau, cần được ghi chép lại.
1) Luồng hoạt động
2) Những yếu tố đầu vào sử dụng trong từng công đoạn (vật tư trồng trọt, đất, nước, thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển, v.v.)
② Khi quá trình thu hoạch có những thay đổi, tài liệu ghi chép cần được điều chỉnh cho phù hợp.

  • Đánh giá các mối nguy về an toàn thực phẩm( tại quá trình thu hoạch)

①Nông trại xác định những mối nguy an toàn thực phẩm trong quá trình thu hoạch và phân tích rủi ro của nó ít nhất một năm một lần.
②Kết quả phân tích  phải được ghi chép lại..
③Nếu quá trình thu hoạch có sự điều chỉnh cũng phải sửa lại tương ứng

  • Thiết lập và thực thi các biện pháp khắc phục, quy tắc và quy trinh (tại quá trình thu hoạch)

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ SẢN PHẨM

  • Ngăn ngừa lây nhiễm chéo và lẫn tạp chất do các dụng cụ xử lí sản phẩm.

① Nông trại tiến hành đánh giá rủi ro cho lây nhiễm chéo và lẫn tạp chất liên quan đến những mục sau của các dụng cụ xử lý sản phẩm, ít nhất một lần một năm. Các biện pháp xử lý cần thiết phải được tiến hành.
1)Nông sản
2)Vật liệu đóng gói
3)Máy móc, cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển, thiết bị để thu hoạch và xử lý.
② Kết quả của việc đánh giá rủi ro và hành động xử lý phải được ghi lại.

  • Tài liệu hóa quy trình xử lý sản phẩm

① Đối với từng mùa, từng loại nông sản, quy trình xử lý bao gồm những mục sau cần phải ghi lại.
1)Lưu trình hoạt động
2)Đầu vào sử dụng của từng giai đoạn( vật liệu trồng, đất, nước, thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển…)
② Nếu quy trình có sự thay đổi, tài liệu cũng phải thay đổi theo tương ứng.

  • Đánh giá các mối nguy về an toàn thực phẩm( tại quá trình xử lý)

①Nông trại xác định những mối nguy an toàn thực phẩm trong quá trình xử lý và phân tích rủi ro của nó ít nhất một năm một lần.
②Kết quả phân tích  phải được ghi chép lại..
③Nếu quá trình xử lý có sự điều chỉnh, phải chỉnh sửa lại tương ứng

  • Nhận dạng các mối nguy về an toàn thực phẩm cụ thể dành riêng cho một số loại nông sản đặc biệt.

Nông trại sản xuất bất cứ loại nông sản nào sau đây, cần phải xem xét như những loại nông sản đặc biệt.
①Táo và Lê- Nhiễm độc tố nấm(Patulin (mycotoxin)) trong quá trình thu hoạch và xử lý
②Những loại rau có thể ăn sống- Nhiễm vi khuẩn E.coli trong quá trình thu hoạch và xử lý.

  • Thiết lập các biện pháp khắc phục, quy tắc và quy trình( tại quá
    trình xử lý)
  • Thực thi các biện pháp khắc phục, quy tắc và quy trình( tại quá trình thu hoạch)

Nguồn: JGAP được tổng hợp lại bởi Farmtech VietNam.

Chất làm chín trái cây ethephon an toàn với sức khỏe con người

Nhiều loại nông sản được nhứng vào dung dịch hóa chất pha loãng, trái cây từ xanh sẽ chín chỉ trong vòng 1-2 ngày nhanh gấp nhiều lần so với chín tự nhiên. Vậy dung dịch hóa chất đó là gì, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của con người không?

Nguốn gốc thật của hóa chất làm chín trái

Trong thời gian qua, hình ảnh nhiều loại nông sản được nhúng vào nước được cho là hoá chất và chữ “nhúng” đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người tiêu dùng.

Theo tìm hiểu của các cơ quan báo chí và nhà khoa học trong nước, hóa chất thúc trái cây mau chín mà chủ vườn và thương lái hay sử dụng là ethephon, hay còn gọi bằng tên thương mại là ethrel.

Ethephon có danh pháp khoa học là 2-chloroethylphosphonic acid (C2H 6ClO3P), được phát hiện vào năm 1965 và đăng ký sử dụng đầu tiên tại Mỹ vào năm 1973.

Đây là chất điều hòa tăng trưởng thực vật được sử dụng rộng rãi trên bông, lúa mì, cà phê, dứa, nho, táo và nhiều loại trái cây khác.

Ngâm chuối trong nước pha hóa chất để thúc chín
Ngâm chuối trong nước pha hóa chất để thúc chín

Ethephon đã làm gì để quả chín?

Thông thường, các loại trái cây như chuối, táo, lê, mít… muốn chín cần phải có một chất: ethylene – chất được xem như hormone “lão hóa” ở thực vật.

Ethylene sẽ chịu trách nhiệm cho sự “thay da đổi thịt” ở hoa quả khi chín: làm quả mềm ra, đổi màu…

Ethephon hoạt động dựa trên chính cơ chế này. Sau khi thấm vào trái cây, ethephon sẽ bị phân giải thành ethylene, qua đó thúc đẩy quá trình chín nhanh ở trái cây. Càng nhiều ethylene được tạo thành thì trái cây càng mau chín.

Ethephon có gây hại gì không?

Nghe đến việc ăn một thực phẩm được ngâm hóa chất chắc nhiều người không khỏi chùn tay. Liệu những hóa chất này có gây độc cho cơ thể không? Thậm chí, có ý kiến cho rằng nó có thể gây ung thư nữa.

Tuy nhiên, theo khẳng định giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Thạch, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Sinh học Nông nghiệp, từ lâu các nước trên thế giới đã sử dụng rộng rãi Ethephon trong ngành trồng trọt cả trong và sau thu hoạch để kích thích sự chín đều và đồng loạt của các loại quả, tạo điều kiện cho công nghệ sau thu hoạch.

Cách đây 20 năm, Nhà nước cũng đã cho tiến hành dự án “Chuyển giao sản xuất thử nghiệm và ứng dụng chế phẩm Ethephon từ Cộng hòa Liên bang Nga vào Việt Nam”.

Tiến sỹ khoa học Trần Hạnh Phúc, Viện sinh học nhiệt đới, chủ nhiệm dự án cấp Nhà nước “Sản xuất thử nghiệm Ethephon” cũng khẳng định, tất cả những sản phẩm trái vụ, dài vụ hiện nay đều do Ethephon mang lại. Kết quả xuất khẩu các loại trái cây như xoài, mít… cũng là nhờ có Ethephon. Ethephon cũng được sử dụng trong ngành chế biến của tất cả các nước và đã mang lại giá trị lớn cho nền công nghiệp hàng hóa.

Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Ý, Chile, Australia,… đã cấp phép sử dụng ethephon như chất làm chín trái cây hợp pháp trong nông nghiệp.

Tất cả những sản phẩm trái vụ, dài vụ hiện nay đều do Ethephon mang lại.
Tất cả những sản phẩm trái vụ, dài vụ hiện nay đều do Ethephon mang lại.

Việc phát triển nông nghiệp hiện đại không thể thiếu những ứng dụng của công nghệ sinh học. Trong ngành chế biến nông sản, không ai có thể chờ từng trái cây chín rồi mới đưa vào sản xuất, nhất là các loại trái rất khó chín đều như mít, sầu riêng, chuối.

Lượng chất sử dụng trên thực vật sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành các sản phẩm không độc là phosphate, ethylene, và clorua, hoặc bay hơi hết trong quá trình vận chuyển trái cây.

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới cũng khẳng định, Ethephon không gây độc hại nếu sử dụng đúng liều lượng, đúng giai đoạn, sử dụng sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Theo đó, không nên dùng Ethephon ép chín trái cây quá nhanh. Cụ thể, thay vì ép chín trong 1 ngày, nông dân nên sử dụng liều lượng cho quá trình chín trong 3-4 ngày. Đồng thời, chế phẩm này cũng có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa sạch, nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm.

Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Phong, Viện cây ăn quả miền Nam, nguyên nhân chất Ethephon bị hiểu sai là do hóa chất trôi nổi nhập lậu từ Trung Quốc với nhãn mác tự dán cũng ghi chất thúc chín trái cây.

Mặt khác, một số doanh nghiệp kinh doanh không lành mạnh, không ghi đúng chức năng phù hợp của chất Ethephon, họ trộn với nhiều loại hóa chất khác quảng cáo có thể dùng trong nhiều mục đích từ phân bón, đển giấm chín trái cây… với mục đích chỉ để bán được sản phẩm của mình.

Do đó, tiến sỹ Nguyễn Văn Phong đề nghị cơ quan chức năng cần quản lý chặt các sản phẩm cho chứa chất Ethephon trong các hóa chất sinh học dùng trong nông nghiệp.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu không độc hại

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Bảo vệ thực vật đã hoàn thiện công nghệ sản xuất sử dụng 7 chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học đa chức năng để phòng trừ dịch hại trên một số cây trồng nông-lâm nghiệp, có khả năng thay thế các loại thuốc hóa học độc hại.

Sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu không độc hại                                           Sản xuất chế phầm không độc hại

Bằng kỹ thuật công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất: Chế phẩm trừ sâu xanh, sâu khoang, sau tơ hại rau đạt 75-89% sau 10 ngày phun thuốc. Chế phẩm Bacillus thuringienis (Bt) phòng trừ các loại sâu keo, sâu tơ, sâu khoang đạt hiệu quả sau 5-7 ngày phun thuốc. Chế phẩm Bt sản xuất theo phương pháp lên men phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có các chế phẩm nấm côn trùng trừ sâu hại có hoạt lực diệt côn trùng cao; Chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại; Chế phẩm tuyến trùng sinh học trừ sâu hại cây trồng; Chế phẩm Momosertatin trừ sâu hại rau; Chế phẩm kháng sinh Ditacin có nguồn gốc từ xạ khuẩn và chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại cây trồng.

Trên cơ sở phát triển nghiên cứu của đề tài, các sản phẩm này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, một số tỉnh thành phố mở rộng ứng dụng trong chương trình sản xuất rau an toàn, hình thành các vùng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Cần Thơ.

Hiện nay, một số Chi cục Bảo vệ thực vật được ngành bảo vệ thực vật cho phép đưa vào sử dụng chế phẩm này trong sản xuất rau an toàn như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nam, sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Các chế phấm bảo vệ thực vật sinh học sản xuất trong nước đã góp phần giảm lượng thuốc nhập nội khoảng 10 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho các công ty, đơn vị tiếp nhận công nghệ, chủ động về nguyên liệu, kiểm soát được chất lượng sản phẩm, yên tâm sử dụng trên một số cây trồng như rau, quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe cho người tiêu dùng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Tác hại khi thực phẩm có nhiều kim loại nặng

Các kim loại nặng như asen, chì, kẽm, thiếc… nếu tồn dư trong thực phẩm với hàm lượng quá cao sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Biểu hiện trước hết là ngộ độc mãn tính hoặc cấp tính.

Tác hại khi thực phẩm có nhiều kim loại nặng

Tác dụng độc hại cấp tính, thí dụ Asen với liều lượng cao có thể gây ngộ độc chết người ngay.

Tác dụng độc hại mãn tính hoặc tích lũy thí dụ chỉ với liều lượng nhỏ hàng ngày, liên tục, sau một thời gian sẽ gây nhiễm độc chì, rất khó chữa.

Đối với thức ăn:

Làm hư hỏng thức ăn, thí dụ chỉ cần có vết đồng cũng đủ kích thích quá trình ôxy hóa và tự ôxy hóa dầu mỡ…

Làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, thí dụ chỉ cần vết kim loại nặng cũng đủ để kích thích sự phân hủy Vtamin C, vitamin B1…

Dưới đây là một số kim loại nặng thường thấy trong thực phẩm và chỉ chú ý đến tính chất độc hại của chúng.

ASEN (As)

Asen không được coi như một vị khoáng cần thiết. Hợp chất vô cơ của asen với liều lượng cao, rất độc. Ngộ độc do asen chủ yếu là ngộ độc cấp tính: với liều lượng 0,06g AS203 đã bị ngộ độc, với 0,15g/người có thể bị chết. Ngộ độc cấp tính là do ăn nhầm phải thức ăn bị nhiễm asen…

Ở người, ngộ độc thường diễn do tích lũy asen trong cơ thể, kết quả của bệnh nghề nghiệp, hoặc do thức ăn, thức uống bị nhiễm asen trong quá trình chế biến công nghiệp. Do đó, mỗi loại thức ăn đều được quy định có một lượng tối đa asen cho phép, thí dụ:

– Hoa quả được có tối đa 1,4ppm As.

– Thiếc dùng để làm hộp đựng thực phẩm chỉ được có tối đa 0,001ppm As. nhôm dưới 0,0016ppm As.

Liều lượng tối đa asen (As) có thể chấp nhận được hàng ngày cho người là 0,05mg/kg thể trọng.

Triệu chứng ngộ độc cấp tính giêng như bị dịch tả, xuất hiện rất nhanh, có khi ngay sau khi ăn phải asen. Nạn nhân nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí đái, chết sau 24 giờ.

Ngộ độc mãn tính do tích lũy những liều lượng nhỏ asen trong thời gian dài, có triệu chứng: mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày và ruột, đau mắt, đau tai, cảm giác về sự di động bị rối loạn, có asen trong nước tiểu yếu dần, gày còm, kiệt sức, chết sau nhiều tháng hay nhiều năm.

Chì (Pb)

Chì là một thành phần không cần thiết của khẩu phần ăn. Trung bình liều lượng chì do thức ăn, thức uống cung cấp cho khẩu phần hàng ngày từ 0,0033 đến 0,005 mg/ kg thể trọng. Nghĩa là trung bình một ngày, một người lớn ăn vào cơ thể từ 0,25 đến 0,35mg chì. Với liều lượng đó hàm lượng chì tích lũy sẽ tăng dần theo tuổi, nhưng cho đến nay chưa có gì chứng tỏ rằng sự tích lũy liều lượng đó có thể gây ngộ độc đối với người bình thường khỏe mạnh.

Liều lượng tối đa chì (Pb) có thể chấp nhận hàng ngày cho người, do thức ăn cung cấp, được tạm thời quy định là 0,005mg/kg thể trọng.

Ngộ độc cấp tính do chì thường ít gặp. Ngộ độc trường diễn là do ăn phải thức ăn có chứa một lượng chì, tuy ít nhưng liên tục hàng ngày. Chỉ cần hàng ngày cơ thể hấp thu từ 1 mg chì trở lên, sau một vài năm, sẽ có những triệu chứng đặc hiệu: hơi thở thối, sưng lợi với viền đen ở lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng), mạch yếu, nước tiểu ít, trong nước tiểu có poephyrin, phụ nữ dễ bị sảy thai.

Thủy ngân (Hg)

Thuỷ ngân không có chức năng gì cần thiết trong chuyển hoá cơ thể con người và thường có rất ít trong thực phẩm rau, quả. Nếu thực phẩm có lẫn thuỷ ngân rất có tác hại cho sức khoẻ con người. Vì vậy cần phải giữ để thực phẩm rau quả không có lẫn thuỷ ngân dù ở hàm lượng rất thấp.

Đồng (Cu)

Đồng là một thành phần cần thiết cho cơ thể do thức ăn đưa vào hàng ngày từ 0,033 đến 0,05 mg/kg thể trọng. Với liều lượng này, người ta không thấy có tích luỹ Cu trong cơ thể người bình thường.

Đến một nồng độ nào đó, ngay cả khi thể vết đồng có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị và giá trị dinh dưỡng của thức ăn, thí dụ kích thích sự tự ôxy hoá của dầu mỡ chóng bị ôi khé, đẩy nhanh sự phá huỷ các vitamin…

Liều lượng đồng chấp nhận hàng ngày cho người là 0,5 mg/kg thể trọng. Liều lượng này không đáng lo ngại với điều kiện nồng độ molypđen và kẽm trong thức ăn, không được quá giới hạn thông thường, vì các chất này ảnh hưởng đến chuyển hoá của đồng trong cơ thể người. Đồng không gây ngộ độc cho tích luỹ, nhưng nếu ăn phải một lượng lớn muối đồng, thì bị ngộ độc cấp tính. Triệu trứng biểu hiện ngay như nôn nhiều và như vậy, làm thoát ra ngoài phần lớn đồng ăn phải. Cũng vì vậy mà ít thấy trường hợp chết người do bị ngộ độc đồng. Chất nôn có mầu xanh đặc hiệu của đồng, sau khi nôn, nước bọt vẫn tiếp tục ra nhiều, và trong một thời gian dài vẫn còn dư vị đồng trong miệng.

Kẽm (Zn)

Kẽm là thành phần tự nhiên của thức ăn và cần thiết cho đời sống con người. Một khẩu phần mẫu cung cấp hàng ngày từ 0,17 đến 0,25 mg Zn/kg thể trọng.

Nói chung, tất cả các loại động vật đều chịu đựng được kẽm, kim loại mà ít gây độc nếu hàm lượng thấp và khẩu phần ăn chứa nhiều đồng, sắt và chịu tác động tương hỗ giữa các yếu tố khác.

Do có giới hạn bảo đảm chắc chắn giữa nồng độ kẽm có trong khẩu phần ăn bình thường hàng ngày, với liều lượng kẽm có thể gây ngộ độc do tích luỹ, cho nên với hàm lượng kẽm được quy định giới hạn trong thức ăn (từ 5 đến 10 ppm) không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngộ độc do kẽm cũng là ngộ độc do cấp tính, do ăn nhầm phải một lượng lớn kẽm (5-10g ZNSO4 hoặc 3-5ZnCl2) có thể gây chết người với triệu chứng như có vị kim loại khó chịu và dai dẳng trong miệng, nôn, ỉa chảy, mồ hôi lạnh, mạch đập khẽ, chết sau 10 đến 48 giây.

Thiếc (Sn)

Thiếc là một thành phần bình thường của khẩu phần ăn, không có chức năng sinh lý gì, nhưng tính chất độc hại rất thấp. Liều lượng thiếc trong thực phẩm thường được quy định cho phép từ 100 đến 200mg/kg sản phẩm. Thông thường chưa đến 100 mg thức ăn có vị kim loại khó chịu, và như vậy đã không đạt tiêu chuẩn về trạng thái cảm quan.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Lợi ích bất ngờ của đậu bắp mà bất cứ ai cũng không nên bỏ qua

Đậu bắp là loại thực phẩm chứa đa dạng các vitamin và khoáng chất như chất xơ, vitamin C, vitamin A, vitamin B1, B3, B6, canxi, vitamin K, magie, folate, mangan… Do đó, chỉ cần bạn bổ sung đậu bắp vào thực đơn thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau.

Ngăn ngừa táo bón

Lượng chất xơ vô cùng dồi dào trong đậu bắp giúp ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị táo bón vô cùng hiệu quả. Chính thành phần chất xơ này có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, chất nhầy có trong đậu bắp còn giúp kích thích nhu động ruột, làm mềm phân, nhuận tràng nên cũng rất tốt cho những người có nguy cơ bị táo bón cao.

Làm đẹp da.

Hàm lượng vitamin C và K trong đậu bắp giúp bảo vệ làn da sáng màu và tươi trẻ hơn. Ăn đậu bắp nhiều sẽ giúp thúc đẩy quá trình hình thành collagen đồng thời phục hồi các vùng da bị hư hại nên cũng mang lại cho bạn làn da mịn màng, trẻ trung và khỏe mạnh hơn.

Hỗ trợ giảm cân

Đậu bắp nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn nhanh no và no lâu. Từ đó bạn sẽ hạn chế ăn các loại thực phẩm khác đặc biệt là ít ăn vặt hơn nên hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, đậu bắp chứa rất ít calo nên cho dù bạn ăn nhiều cũng không lo vấn đề tăng cân.

Do đó, thêm đậu bắp vào thực đơn thường xuyên đồng thời hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo khác cũng là cách giúp giảm cân như ý muốn.

Hỗ trợ tiêu hóa

Chất nhầy và chất xơ trong đậu bắp khi vào hệ tiêu hóa sẽ trở thành môi trường vô cùng lý tưởng cho các vi sinh vật có lợi trong đường ruột sinh sôi nhiều hơn. Khả năng hỗ trợ tiêu hóa của đậu bắp có thể sánh ngang bằng với sữa chua. Do đó, ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống rối loạn tiêu hóa cũng như hạn chế kích ứng đường ruột…

Ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.Ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Tốt cho xương khớp

Nhờ có chứa canxi, vitamin K và axit folic nên đậu bắp sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất ở các khớp xương từ đó giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng mất xương hoặc loãng xương nghiêm trọng.

Ngoài ra, chất nhầy có trong đậu bắp cũng giúp bổ sung độ nhờn cho các khớp xương giúp các khớp xương hoạt động linh hoạt và giảm đau nhức khớp hiệu quả.

Hạn chế bệnh tim mạch

Chất nhầy trong đậu bắp có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu nên rất tốt cho những người bị huyết áp cao. Nhờ có khả năng ổn định huyết áp nên đậu bắp cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch. Do đó, ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách tăng cường sức khỏe tim mạch vô cùng hiệu quả bạn nhé.

Chất nhầy trong đậu bắp có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu Chất nhầy trong đậu bắp có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu.

Ổn định lượng đường trong máu

Chính hàm lượng chất xơ cao có trong đậu bắp có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường trong máu, từ đó giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Do đó, mặc dù không phải là bài thuốc trị dứt điểm tiểu đường nhưng việc ăn đậu bắp thường xuyên cũng có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa tiểu đường và hạn chế biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Những thực phẩm chữa bệnh tốt hơn thuốc

Quả bơ giúp giảm cholesterol

Những thực phẩm chữa bệnh tốt hơn thuốc                                          Quả bơ giúp giảm cholesterol

Theo một nghiên cứu gần đây, ăn quả bơ mỗi ngày trong một chế độ dinh dưỡng chứa lượng chất béo vừa phải (34% calo từ chất béo) thực sự có thể giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Mặc dù bơ rất giàu chất béo, nhưng phần lớn hàm lượng chất béo trong loại quả này là chất béo đơn, chưa bão hòa hay chất béo “tốt”. Loại chất béo này đã được ghi nhận các tác dụng hạ cholesterol, giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim cũng như cải thiện sức khỏe của trái tim nói chung.

Quả bơ giúp giảm cholesterol

Những thực phẩm chữa bệnh tốt hơn thuốcQuả bơ giúp giảm cholesterol

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh gây sưng phồng, viêm và cứng ở các khớp gối của chúng ta. Bệnh phổ biến nhất ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, một tin tốt lành là, chúng ta có thể giảm nguy cơ phát triển chứng viêm khớp dạng thấp chỉ bằng cách ăn một khẩu phần cá dầu (gồm các loại như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, …) mỗi tuần, theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Annals of Rheumatoid Diseases.

Nghiên cứu đã xem xét tình hình sức khỏe và các thói quen ăn uống của phụ nữ suốt hơn 15 năm. Các chuyên gia khám phá ra rằng, những ai thường xuyên ăn ít nhất một khẩu phần cá dầu mỗi tuần có nguy cơ mắc chứng viêm khớp dạng thấp, thấp hơn tới 52% so với những người ăn ít hơn mức đó.

Ngoài điều này, axit béo omega 3 tồn tại nhiều trong các loại cá dầu còn mang lại vô số lợi ích khác cho sức khỏe của chúng ta, chẳng hạn như giúp mắt sáng khỏe, tăng trí nhớ, bảo vệ tế bào thần kinh, làm chậm quá trình lão hóa hay bảo vệ tim mạch.

Hạnh nhân chống áp huyết cao và bệnh tim

Những thực phẩm chữa bệnh tốt hơn thuốcHạnh nhân chống áp huyết cao và bệnh tim

Các loại quả hạch có thể là nguồn cung cấp protein và chất béo “tốt” dồi dào, nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn tránh xa chúng do hàm lượng calo cao.

Tuy nhiên, trong thực tế, hạch nhân không chỉ chứa hàm lượng calo thấp nhất trong các loại quả hạch, mà còn có tác dụng phòng chống chứng áp huyết cao và bệnh tim. Theo một nghiên cứu của Đại học Aston (Anh), chỉ ăn 50g hạnh nhân/ngày cũng có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu và do đó có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.

Sôcôla nóng giúp tăng trí nhớ, cải thiện sức khỏe tim mạch

Những thực phẩm chữa bệnh tốt hơn thuốcSôcôla nóng giúp tăng trí nhớ, cải thiện sức khỏe tim mạch

Các nhà khoa học thuộc Trường Y Havard danh tiếng của Mỹ đã kiểm tra trí nhớ và các kỹ năng suy nghĩ của 60 người lớn tuổi trước và sau 30 ngày thực hiện chế độ uống 2 tách sôcôla nóng mỗi ngày. Một nửa số người tình nguyện uống nước cacao với lượng chất chống oxy hóa flavanol tiêu chuẩn, trong khi nửa còn lại uống nước cacao với hàm lượng flavanol thấp.

Nhóm nghiên cứu phát hiện, những người bị suy giảm giảm tuần hoàn não đã cải thiện được trí nhớ và chức năng não nếu họ uống nước cacao chứa hàm lượng flavanol cao hơn.

Ngoài ra, một cuộc khảo cứu đối với 42 thử nghiệm khác nhau liên quan đến 1.200 bệnh nhân còn khám phá thấy rằng, hấp thu một phần flavanol trong cacao có thể hỗ trợ giảm insulin và lượng cholesterol “xấu” trong máu. Khi kết hợp tác dụng này với hiệu ứng làm tăng tuần hoàn máu, cacao nóng có khả năng giúp làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh như đau tim và đột quỵ.

Rau xanh rậm lá giúp giảm cân

Những thực phẩm chữa bệnh tốt hơn thuốcRau xanh rậm lá giúp giảm cân

Một số nghiên cứu từng phát hiện, chịu lạnh và tập thể dục thể thao dường như giúp làm tăng lượng mỡ nâu hay mỡ “tốt”, có tác dụng thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ trong cơ thể của chúng ta. Một nghiên cứu mới đối với nitrat cũng cho thấy, những chất hóa học này, vốn tồn tại nhiều trong các loại rau xanh rậm lá, cũng có tác dụng biến tế bào mỡ trắng hay mỡ “xấu” trong cơ thể thành các tế bào tương tự như tế bào mỡ nâu.

Vì vậy, theo các chuyên gia, bạn nên ăn thêm rau xanh rậm lá kèm với việc đi bộ nhanh ngoài trời lạnh để tăng đáng kể lượng mỡ “tốt” trong cơ thể, giúp giảm cân hiệu quả.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nhận biết tôm bơm tạp chất như thế nào?

Cách nhận biết tôm bị bơm tạp chất

Loại tôm được chọn để bơm tạp chất phần lớn là tôm sú.

Khi chọn tôm, nếu thấy con tôm cứng, thẳng đơ thì đó là tôm đã được bơm tạp chất. Bình thường mình tôm mềm, cong.

Mang tôm bơm tạp chất cứng, phồng căng trong khi mang tôm thường mềm, phẳng.

Nhận biết tôm bơm tạp chất như thế nào?
Tôm đã bị bơm hóa chất. 

Về màu sắc, gần như không thể phân biệt được tôm bơm và tôm sạch. Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân.

Tôm bơm khi mới chết thường bị phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Đầu và thân nhanh chóng rời nhau.

Tôm bơm tạp chất mình thường căng phồng, mập bất thường
Tôm bơm tạp chất mình thường căng phồng, mập bất thường. 

Tôm bơm khi nấu chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường.

Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là ở phần đầu, dưới mang.

Cách chọn tôm tươi ngon

Chắc ăn nhất, bạn hãy tìm mua tôm còn “nhảy tanh tách”, không rớt chân càng, đây là cách an toàn nhất để chắc chắn rằng bạn đang mua tôm tươi sống. Mặt khác, người tiêu dùng có thể chọn các loại tôm nhỏ hơn.

Cách tiếp theo là dành cho tôm đông lạnh hoặc đã hấp, bạn hãy bắt tôm lên, cầm phần đầu và phần đuôi tôm để kéo thẳng tôm ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.

Tôm tươi ngon là tôm còn sống, vỏ sáng bóng, còn nguyên chân, càngTôm tươi, ngon là tôm còn sống, vỏ sáng bóng, còn nguyên chân, càng.

Với tôm sú: Không chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn. Với tôm he, ngoài đặc điểm còn sống, bạn nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. Riêng với tôm sắt, không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.

Về mặt cảm quan, khi mua bạn nên chọn những con tôm có vỏ sáng bóng, tươi tắn. Thịt trong gắn chặt vào vỏ.

Người ta bơm tôm bằng những chất gì?

Dung dịch để bơm tôm nhằm tăng trọng lượng chủ yếu là tinh bột như rau câu, a dao, CMC (chất ổn định dùng để kiểm soát độ nhớt của thủy hải sản)… Các chất này thường được nấu chín hoặc hòa với nước thành dung dịch sền sệt. Sau đó dùng ống tiêm chích trực tiếp vào đầu, thân và đuôi tôm.

Tạp chất được bơm vào tôm qua đầu, thân và đuôi. (Ảnh minh họa)
Tạp chất được bơm vào tôm qua đầu, thân và đuôi.

Ngoài ra, để giữ được vẻ bề ngoài cho tôm tươi lâu hơn, nhiều thương lái còn dùng hàn the, diêm tiêu, ure… để ướp tôm.

Tôm bơm tạp chất có hại như thế nào?

Theo các chuyên gia về thủy, hải sản, khi tôm, cá có chứa tạp chất lạ, nhất là dạng lỏng sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm phát triển.

Cụ thể, vi khuẩn vibrio cholarae gây bệnh thổ tả, vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn, ngộ độc, tiêu chảy, nhiễm trùng máu. Vi khuẩn shigella gây bệnh kiết lị, vi khuẩn escheria coli gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…

Ngoài ra, việc ngâm giữ tôm trong hàn the, ure… cũng làm tăng khả năng người tiêu dùng bị ngộ độc cấp tính. Ure tích tụ trong cơ thể có thể gây ngộ độc mạn tính, mất ngủ, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, gây bệnh gan, thận…

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Mô hình trồng rau sạch trên sân thượng

Mô hình trồng rau sạch trên sân thượng – Trồng rau sạch tại nhà luôn là một lựa chọn khá thú vị với những người yêu thích thiên nhiên, yêu không gian xanh và làm đẹp nhà cửa. Nếu như việc làm một khu vườn tại nhà ở các vùng quê khá đơn giản vì đất rộng, không gian phù hợp để trồng rau tại nhà khá nhiều.

Mô hình trồng rau trên sân thượng

Nhưng những người đang sống ở các thành phố, đô thị thì ngược lại. Diện tích trống ít, không gian nhỏ hẹp cùng với các điều kiện môi trường, tự nhiên không tốt là những khó khăn trở ngại cho việc trồng rau sạch. Giải pháp tốt nhất ở đây là sử dụng mô hình trồng rau sạch tại nhà và trên sân thượng.

Mô hình trồng rau sạch trên sân thượng là một trong những giải pháp trồng rau sạch tại nhà phổ biến hiện nay tại những nhà phố khi mà diện tích trồng trọt có hạn. Một phần là do sở thích, một phần là do lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm khi mà trên thị trường xuất hiện nhiều loại rau không an toàn do lạm dụng sử dụng quá nhiều chất kích thích, chất bảo quản thực vật, thuốc trừ sâu…đang dần đầu độc chúng ta

Vì sao sân thượng là nơi lí tưởng để trồng rau thủy canh?

Mô hình trồng rau sạch trên sân thượng – làm một lợi mười. Khi bạn làm vườn trên sân thượng bạn sẽ có một không gian xanh, một khu vườn nhỏ xinh. Giúp ngôi nhà chống nóng, có thực phẩm sạch, là sân chơi, nơi lao động, giúp mọi người quây quần lại bên nhau.

Sân thượng luôn có diện tích trống từ 30 — 95% diện tích mặt bằng ngôi nhà.Vậy nghĩa là sân thượng có diện tích nhỏ nhất bằng 1 căn phòng và lớn nhất là mặt bằng của 1 tầng. Nếu để lựa chọn một vị trí thích hợp để trồng rau sạch tại nhà, thì sân thượng sẽ là lựa chọn số 1.

Là nơi có đầy đủ ánh sáng, thậm chí có nhiều ánh sáng nhất trong ngôi nhà của bạn. Khi trồng rau, đất, nước, ánh sáng luôn là điều quan trọng. Nên việc trồng rau trên sân thượng là một lựa chọn hợp lý.

Gần nguồn nước, khi bạn trồng rau trên sân thượng, thì mặc định, khu vườn của bạn sẽ rất gần với nguồn nước, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền và công sức để thi công hệ thống tưới. Nếu bạn lo lắng về việc áp lực nước hay vấn đề nước không lên được thì bạn có thể sử dụng các bộ tăng áp và tưới tự động.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam