Một số sâu bệnh hại Hành và biện pháp phòng trừ

Các phòng và trị sâu bệnh hại hành lá được chia sẻ từ Chi cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng: “Một số sâu bệnh hại hành và biện pháp phòng trừ”

A/ Sâu hại

I. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)

1/ Đặc điểm hình thái

Bướm nhỏ hơn, màu nâu và có 1 đốm vàng ờ giữa cánh rất đặc sắc.
– Sâu non có màu xanh lục với 2 sọc vàng nâu chạy dọc 2 bên thân mình, sâu tuổi lớn có mầu xanh lợt, dễ lẫn với mầu của cọng hành.
– Trứng đẻ thành từng ổ từ 20-30 trứng có phủ lông trắng.

2/ Tập quán sinh sống và gây hại:

– Bướm hoạt động mạnh vào ban đêm, trứng đẻ trên lá. Một bướm cái có thể đẻ 500-800 trứng.
– Sâu non đục lỗ nhỏ chui vào bên trong cọng hành ăn phần xanh của lá. Khi sâu còn nhỏ trong một cọng hành có thể có hàng chục con, khi lớn chúng phân tán dần sang các lá khác. Loài sâu này cắn phá mạnh làm cọng hành bị khô héo, chết, gẫy gập, xơ xác, cả bụi hành trở nên vàng úa, còi cọc cả ruộng hành bị trắng xoá, tàn lụi.
– Sâu thường phát sinh và gây hại nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, ít mưa.
– Vòng đời trung bình 30-40 ngày.

3/ Biện pháp phòng trừ:

– Vệ sinh đồng ruộng, phát hiện sớm khi sâu còn nhỏ để phòng trừ.
– Biện pháp hóa học: Sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ: Abamectin (Agromectin 1.8 EC, Catex 1.8 EC, 3.6 EC), Azadirachtin+Matrine (Lambada 5EC), Emamectin benzoate(Dylan 2EC, Proclaim 1.9 EC), Emamectin benzoate + Petroleum oil (Comda 250EC), Indoxacarb (DuPontTM Ammate®30WG).

II. Sâu keo (Onion armyworm)

1/ Đặc điểm hình thái:

– Con trưởng thành có màu xám đến nâu xám. Sải cánh rộng 24cm, cánh trước màu nâu vàng có các vân đen trắng.
– Trứng được đẻ thành ổ lớn ở mặt dưới, các lá của cây ký chủ. ổ trứng được phủ một lớp lông và vảy mỏng từ thân con cái. Mỗi con cái đẻ từ 500 – 2000 trứng trong vòng một vài ngày
– Trứng mới đẻ có màu xanh xám sau đó trở thành nâu đậm trước khi nở. Trứng sau khi đẻ 3 – 5 ngày thì nở.
– Sâu non mới nở màu xanh sáng dài khoảng 1mm và đầu tương đối lớn.
– Sâu hóa nhộng trong đất hóa, Nhộng màu đỏ sẫm kéo dài khoảng 12 ngày.
– Giai đoạn sâu non kéo dài khoảng 10 – 14 ngày.
– Vòng đời khoảng 26 – 32 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ.

2/ Tập quán sinh sống và gây hại:

– Sâu keo ăn toàn bộ thịt lá, chỉ để lại phần biểu bì lá, sau đó lá khô teo đi và bị héo toàn bộ. Đối với hành và hành củ sâu non tuổi nhỏ ăn bề mặt của lá sau, tạo thành cửa sổ và chỉ rời khỏi lá khi thức ăn hết.

3/ Biện pháp phòng trừ:

– Phát quang các lùm cây và làm cỏ sẽ giảm được mật độ sâu. Sâu có thể sống sót trong các gốc cây và trong cỏ sau khi thu hoạch và chuyển sang cây trồng mới gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng.
– Làm ngập nước ruộng có sâu hại để nhấn chìm nhộng và những dịch hại khác sống trong đất (nếu điều kiện thủy lợi cho phép).
– Lật đất để phơi nhộng lên mặt đất, làm mồi cho chim và các loại thiên địch khác.
– Biện pháp hóa học: Do chưa có thuốc BVTV đăng ký để phòng trừ, do đó có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau:
Abamectin, Azadirachtin+Matrine, Indoxacarb.

III. Bọ trĩ hại hành (Thrips tabaci Lindeman)

1/ Đặc điểm hình thái:

– Bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ non thường rất nhỏ, có kích thước nhỏ hơn 1mm. Sâu non có màu vàng hoặc trắng. Con già có màu vàng nâu và di chuyển nhanh. Chúng dùng 2 răng cửa giũa cho rách biểu bì lá cây để hút nhựa.

2/ Tập quán sinh sống và gây hại:

– Con cái đẻ trứng vào trong mô lá (khoảng 80 trứng/con), sau 5 – 10 ngày trứng sẽ nở, vòng đời hơn 21 ngày tùy theo môi trường, nhiệt độ.
– Lá bị hại có màu sáng bạc và có vết hoặc đốm nhỏ màu nâu. Lá có thể héo hoặc biến dạng. Ngọn của các lá phía ngoài có màu nâu. Trong trường hợp bị hại nghiêm trọng lá rũ xuống, củ nhỏ và biến dạng.
– Khí hậu lạnh, con trưởng thành có thể ngừng hoạt động và ngủ đông trong đất, khi nhiệt độ ấm lên chúng thức dậy.
– Bọ trĩ phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng và khô

3/ Biện pháp phòng trừ:

Chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ bọ trĩ hại hành. Có thể sử dụng một số hoạt chất: Thiamethoxam; Imidacloprid, Matrine để phòng trừ .

B. Sâu hại

I. Bệnh cháy lá (Bostrytis sp)

1/Triệu chứng:

– Botrylis squamosa gây nên những đốm trắng nhỏ tròn trũng hay đốm nâu nhạt sáng phát triển chiều dài lá. Đốm này xấp xỉ 4 mm đường kính và xung quanh có vây sũng nước. Đốm luôn luôn phổ biến ở khu vực gân lá. Dưới những điều kiện đất ẩm Botrytis cirerea kết hợp với B.squamosa gây hại. Ngọn lá gục xuống một cách rõ rệt so với cây không bị bệnh ngọn lá đứng.
– Loài B.squamosa là loài hoạt động mạnh nhất trong thời tiết ẩm và nhiệt độ thấp 18oC. Ở những khu vực ít gió và độ ẩm cao hơn loại nấm này gây hại nặng hơn. Khi bị mưa đá hay mưa hạt nặng là điều kiện thuận lợi cho bệnh lây nhiễm.

2/ Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh

– Bệnh do nấm Botrylis squamosa và Botrytis cirerea gây ra
– Botrylis squamosa phát sinh và gây hại thuận lợi trong điều kiện đất ẩm
– Loài B.squamosa gây hại mạnh nhất trong thời tiết ẩm và nhiệt độ thấp 18oC. Khi bị mưa đá hay mưa hạt nặng là điều kiện thuận lợi cho bệnh lây nhiễm.

3/ Biện pháp phòng trừ:

– Cần dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch.
– Không nên trồng quá dày và trên đất khó thoát nước.
– Biện pháp hóa học: có thể tham khảo sử dụng thuốc có hoạt chất: Chaetomium sp + Tricoderma sp để phòng trừ.

II. Bệnh đốm vòng (Alternaria porri)

1/ Triệu chứng:

– Vệt bệnh là những hình o van, đồng tâm. Lúc đầu là những đốm nhỏ trắng sau đó nếu thời tiết ẩm vết bệnh chuyển màu xám hay nâu. Nếu bị hại nặng lá sẽ bị khô, cây chết. Đôi khi ở phần dưới cây sát mặt đất có thể cũng bị hư hại do thối ướt sau đó khô lại và củ cũng bị khô theo.

2/ Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh:

– Bệnh do nấm Alternaria porri gây ra.
– Nếu cây bị bệnh ở thời kỳ sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Trong thời kỳ bảo quản nấm xâm nhập vào củ và gây thối.
– Bệnh phát triển và gây hại mạnh trong điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ từ 20 – 30oC.
– Nấm bệnh có thể tồn tại ở những tàn dư cây bệnh, bào tử sẽ phát tán theo gió và nước bắn lên lá.

3/ Biện pháp phòng trừ:

– Chọn giống không bị nhiễm bệnh để trồng.
– Thu dọn tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch.
– Làm đất kỹ, trồng mật độ vừa phải.
– Sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ: Azoxystrobin+Difenoconazole (Amistar top 325SC), Chlorothalonil (Arygreen 75 WP, Chionil 750WP); Difenoconazole (Score 250EC); Iminoctadine (Bellkute 40 WP);

III. Bệnh sương mai (Peronospora schleidni)

1/ Triệu chứng:

– Lá già bị bệnh có màu xanh nhạt, có lớp tơ nấm màu trắng che phủ lên vết bệnh sau đó tơ nấm chuyển sang màu xanh hơi đỏ. Bệnh nặng làm lá bị gẫy và chết.
– Cuống lá, vết bệnh đầu tiên có hình elip sau đó kéo dài ra, lúc đầu có màu vàng sau đó có màu nâu.
– Trên cây còn nhỏ ít bị bệnh gây hại, ở cây lớn các lá già bị hại trước sau đó lan dần đến củ, cây còn ít lá, củ nhỏï và cây chết.

2/ Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển:

-Do nấm Peronospora schleidni gây ra.
– Nấm tồn tại trong củ, trong thân cây bệnh.
– Bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ

3/ Biện pháp phòng trừ:

– Sử dụng giống tốt, chọn củ giống sạch bệnh vì một số loại nấm bệnh có khả năng lan truyền qua củ giống.
– Luân canh với cây trồng.
– Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây bệnh đem tiêu hủy sau khi thu hoạch.
– Không trồng hành những nơi kém thoát nước.
– Biện pháp hóa học: sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ:
+ Azoxystrobin+ Difenoconazole (Amistar top 325SC);
+ Iprovalicarb + Propineb (Melody duo 66.75WP);
+ Chlorothalonil + Metalaxyl M (Folio Gold 440SC).

IV. Bệnh thối trắng (Sclerotinia allii)

1/ Triệu chứng:

– Vết bệnh mới xuất hiện là những khối u mịn màng. Cây bị bệnh xuất hiện lớp nấm trắng và có những hạt nhỏ màu đen. Bộ rễ bị phá hủy, rễ quăn queo và chuyển sang màu vàng hoặc nâu, củ bắt đầu ủng nước và thối.
– Trong bảo quản bệnh có thể tiếp tục gây hại phá hủy các mô bên trong khi vỏ ngoài còn nguyên.

2/ Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh

– Bệnh thối trắng do nấm Sclerotium cepivonum gây ra
– Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây.
– Hạch nấm tồn tại rất lâu trong đất và là nguồn lây lan cho vụ sau.
– Khi trời mưa lớn hoặc đất ẩm ướt và nhiệt độ đất từ 10-24oC rất thích hợp cho nấm bệnh phát triển.
– Bệnh làm giảm năng suất và giá trị thương phẩm của hành.

3/ Biện pháp phòng trừ:

– Khi đất bị nhiễm nên luân canh với cây trồng khác họ.
– Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh để tiêu hủy sau khi thu hoạch.
– Không trồng hành những nơi kém thoát nước.
– Biện pháp hóa học: Có thể tham khảo sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất: Trichoderma viride.

Nguồn: Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng

Kỹ thuật trồng Hành lá

Hành lá là loại gia vị, không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày, mặc dù vốn đầu tư và công lao động cao hơn các loại rau gia vị khác, nhưng vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao.

Hành thân thảo, cây sống lâu năm, có mùi đặc biệt. Có 5-6 lá, lá hình trụ rỗng, dài 30-50 cm, phía gốc lá phình to, trên đầu thuôn nhọn. Hoa tự mọc trên ống hình trụ, rỗng. Hoa tự dạng hình xim, có ngấn thành hình tán giả trông tựa hình cầu. Quả nang, tròn. Hành được trồng khắp nơi, chủ yếu là làm gia vị. Đồng thời hành cũng là một vị thuốc nam được dùng để chữa nhiều loại bệnh: thuốc ho, trừ đờm, lợi tiểu, sát trùng.

Tên khoa học: Allium fistulosum sp.

Họ hành tỏi: Liliaceae

1. Giới thiệu

Hành lá là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày, mặc dù vốn đầu tư và công lao động cao hơn các loại rau gia vị khác, nhưng vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao.

Hành thân thảo, cây sống lâu năm, có mùi đặc biệt. Có 5-6 lá, lá hình trụ rỗng, dài 30-50 cm, phía gốc lá phình to, trên đầu thuôn nhọn. Hoa tự mọc trên ống hình trụ, rỗng. Hoa tự dạng hình xim, có ngấn thành hình tán giả trông tựa hình cầu. Quả nang, tròn. Hành được trồng khắp nơi, chủ yếu là làm gia vị. Đồng thời hành cũng là một vị thuốc nam được dùng để chữa nhiều loại bệnh: thuốc ho, trừ đờm, lợi tiểu, sát trùng…

2. Giống

– Sử dụng giống địa phương, có hai loại gốc thân trắng và gốc thân đỏ có đặc điểm sinh trưởng tương đương nhau, thời gian sinh trưởng 42-50 ngày.

+ Hành Hương: lá nhỏ, bụi nhỏ, có mùi thơm, năng suất 1 tấn/1.000 m2, dễ nhiễm bệnh vàng lá.

+ Hành Trâu: lá to, bụi lớn, năng suất 1-1,5 tấn/1.000 m2, thị trường rất ưa chuộng.

+ Hành Đá: lá, bụi thuộc dạng trung gian, năng suất 1-1,5 tấn/1.000 m2, trồng phổ biến, thị trường rất ưa chuộng, thích hợp trồng dày.

– Chọn những bụi hành tương đối đồng đều, đúng tuổi, sinh trưởng tốt, không bị nhiễm sâu bệnh.

– Lượng giống: tùy chất lượng cây giống, thường cần khoảng 180-240 kg hành giống/1000 m2

– Xử lý giống: để đảm bảo không còn sâu bệnh lây lan sang vụ tới, trước khi nhổ hành giống 1-2 ngày, tiến hành phun Regent 800WP hoặc Map-permethrins 50EC, nếu sâu nhiều có thể xử lý bằng Secure 10EC theo nồng độ khuyến cáo.

3. Kỹ thuật trồng

* Thời vụ: Hành lá có thể được trồng quang năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn vào mùa mưa. Thời gian sinh trưởng 45-50 ngày. Trồng hành trong mùa nắng chú ý sâu xanh da láng, mùa mưa thì bệnh khô đầu lá.

* Chuẩn bị đất

– Yêu cầu: Đất nhiều mùn, thoát nước, ít chua, pH thích hợp từ 6,0-6,5. Nếu pH thấp hơn 5,0 cần bón thêm vôi và tro bếp.

– Đất trồng hành cần được phơi ải. Kỹ thuật lên liếp hành thay đổi tùy chân đất và tập quán canh tác. Lên liếp vồng cao 35-45 cm, chân liếp rộng 1 m, khoảng cách giữa hai liếp là 30 cm để thoát nước và đi lại chăm sóc.

Lên liếp và ủ rơm trước khi trồng hành

Khoảng cách trồng hành 20 x10 cm

– Xử lý đất: tiến hành xử lý đất ở 3 ngày trước trồng, sử dụng 1 kg Mocap/1000 m2. Rải thuốc lên liếp rồi đảo đều lớp đất mặt.

– Phủ rơm kín mặt liếp ngay trước khi trồng

* Ngâm ủ hạt (riêng đối với mùa rét còn mùa hè gieo trực tiếp):

Cho hạt vào nước vo sạch (như vo gạo) rồi cho vào túi vải ngâm trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) trong vòng 6 giờ sau đó vớt lên để ráo và ủ trong thùng kín (âu nhựa, bát xô, chậu… đậy kín) trong vòng 24 đến 48 giờ khi hạt nứt nanh thì đem gieo (12 giờ kiểm tra và tưới ẩm một lần)

* Gieo hạt:

Gieo hạt xuống vùng đất đã làm tơi xốp kỹ, tưới ẩm cho hạt, phủ một lớp trấu hoặc mùn mỏng, tưới ẩm rồi phủ một lớp rơm rạ mỏng lên trên, tưới ẩm 2 lần mỗi ngày, khoảng 4 ngày sau khi cây đã bật lên thì bóc bỏ lớp rơm rạ và tưới ẩm hàng ngày. Sau 40 ngày thì nhổ cây đi trồng (Mùa đông cần phải phủ nilong kín vào ban đêm để tránh rét).

* Khoảng cách trồng:

Hàng cách hàng X cây cách cây: 20 x 10 cm

* Phân bón

Tổng lượng phân dùng cho 1.000 m2: Phân chuồng hoai 1-2 tấn + 30 kg tro + 12,5 kg urea, 28 kg super lân, 8 kg kali.

Dạng phân có thể sử dụng Urea, DAP, NPK, có thể tăng cường sử dụng thêm các chế phẩm vi lượng (muối borat), chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá để tăng cường dinh dưỡng cho hành và giảm hiện tượng cháy đầu lá. Trong trường hợp hành sinh trưởng xấu có thể dùng Super hume để phun lên hành.

Bón lót: 1-2 tấn phân chuồng hoai + 30 kg tro + 28 kg super lân + 5 kg kali

Bón thúc:

– Nguyên tắc bón phân thúc: Hòa nước, tưới bằng thùng vòi hoa sen. Tưới phân đầu tiên khi hành hồi xanh (khoảng 7 ngày sau trồng), 7 ngày tưới phân 1 lần (khoảng 4-5 lần/vụ) tùy theo sinh trưởng của hành và tùy theo mùa vụ. Thời gian cách ly là 10 ngày trước khi thu hoạch.

Có thể sử dụng khuyến cáo sau (nếu sử dụng khuyến cáo này thì không bón lót phân lân):

+ Lần 1 (7 NST): 4,5 kg urea

+ Lần 2 (14 NST): 14 kg DAP + 1,5 kg KCl

+ Lần 3 (21 NST): 19 kg NPK 16-16-8 + 1,5 kg KCl

+ Lần 4 (28 NST): 17 kg DAP + 2,5 kg KCl

+ Lần 5 (nếu có, 35 NST): 4,5 kg urea

– Phân bón lá và vi lượng (nếu có) có thể phun kết hợp khi phun thuốc bảo vệ thực vật. Khuyến cáo không nên lạm dụng các chất điều hòa tăng trưởng (ProGib,..) dễ dẫn đến hiện tượng rã bẹ, cây cong, yếu. Có thể sử dụng chế phẩm EM hoặc Crop-master cho hành lá. Nếu dùng Super hume phun 3 lần (lần 2, 4, 5) thì có thể giảm 1/3 lượng đạm dùng cho hành và hạn chế hiện tượng vàng lá, tăng sức đề kháng cho hành.

* Chăm sóc

– Chú ý làm cỏ kịp thời, không để cỏ chụp hành

– Tưới đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt.

Tưới phun cho hành lá; Giữ mực nước tưới thấm trong rãnh hành lá

– Để tận dụng và tăng hiệu quả sử dụng đất, có thể trồng xen ngò rí, cải xanh hoặc cải ngọt quanh mép liếp.

(Cải xanh được trồng xung mép liếp hành lá; Ngò Rí trồng xen với hành lá)

* Phòng trừ sâu bệnh:

– Các đối tượng sâu bệnh hại chính: Sâu xanh da láng Spodoptera exigua (xuất hiện rất sớm và gây hại đến cuối vụ), dòi đục lá (xuất hiện muộn), sâu ăn tạp (Spodoptera litura), bù lạch (Thrips tabaci), bệnh cháy đầu lá, hiện tượng rã bẹ, bệnh đốm tím Alternaria pori…

– Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, bắt sâu trưởng thành, sâu non, ngắt bỏ ổ trứng, kết hợp làm cỏ bón phân, phun thuốc vào lúc trời mát.

– Nguyên tắc phòng trừ sâu hại bằng thuốc hóa học, sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học, lưu ý dùng đúng thuốc, đúng thời điểm, ưu tiên sử dụng các thuốc vi sinh, điều hòa sinh trưởng. Bắt đầu phun khi có sâu hại. Đảm bảo thời gian cách ly 7-10 ngày.

– Khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu xanh da láng hại hành lá thì không thể dùng một loại thuốc cho mỗi lần phun mà phải dùng hỗn hợp theo khuyến cáo sau (thường phun kết hợp trừ sâu xanh da láng và các đối tượng khác).

+ Lần 1: Atabron 5EC

+ Lần 2: Cascade 5EC + Mimic 20F

+ Lần 3: Dipel 3.2WP + Cascade 5EC

+ Lần 4: Mimic 20F + SeNPV

+ Lần 5: Dipel 3.2 WP + SeNPV

– Không sử dụng Furadan 3H trên hành lá và hạn chế sử dụng Padan.

– Nếu có bệnh đốm tím, bệnh khô đầu lá thì dùng Antracol 50WP, Dithan M45.

* Thu hoạch

Tiến hành thu hoạch khi hành đủ tuổi (42-45 ngày sau trồng) tùy tình hình sinh trưởng và sâu bệnh. Trường hợp hành xấu có thể lưu thêm vài ngày, nhưng không nên kéo dài quá. Hành lá khi đưa ra thị trường phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Nguồn: vietrap.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Một số điều chú ý để trồng lựu ra trái to

Ngày nay vào dịp tết ngoài đào, mai, quất thì người ta còn có những chậu phật thủ vàng ươm hay chậu thạch lựu có hoa, trái đỏ rực. Để lựu ra nhiều hoa và trái to cần kỹ thuật gì? Dưới đây là những điều chú ý cho những người trồng lựu cảnh chơi tết.

Quả lựu

Cây Lựu, là giống cây nhỏ, thường được ở nơi thoáng mát và khô ráo. Cây lựu có khi phát triển tốt thường có chiều cao từ ba đến bốn mét. Ở Việt Nam có hai giống lựu phổ biến là lựu cho quả đỏ và quả trắng, hay còn gọi là lựu đỏ và bạch lựu. Ngoài hai giống lựu cho quả ra thì còn giống lựu chỉ cho hoa đỏ, mà một số nhà trồng làm cảnh. Quả lựu mọng hình cầu có vỏ dày, đầu quả còn 4 – 5 lá đài tồn tại; vỏ quả dày, khi chín màu vàng, đỏ. Trong quả có vách ngang chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt 5 cạnh, có vỏ hạt mọng, sắc hồng trắng.

Công dụng của trái lựu:

Quả lựu là một trái cây có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nước ép quả lựu rất giàu polyphenol và chất chống oxy hóa cùng với chất xơ và các hợp chất có giá trị khác có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim.Thúc đẩy lưu lượng máu lưu thông tốt hơn: Giảm nguy cơ bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.

Lựu là một trong những loại cây thích ứng tốt với hoàn cảnh và môi trường nên chúng dễ sinh trưởng và phát triển tại nhiều vùng đất.

Kỹ thuật trồng lựu:

Cây lựu có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Tuy nhiên, trồng bằng cách chiết nhánh phổ biến và được ưa chuộng hơn vì cây lựu rất nhanh ra rễ. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng cách chiết con, vì cây lựu nảy rất nhiều con. Bằng cách trồng này, tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao.

Cây Lựu dễ trồng và chăm sóc lại cho hiệu suất cao, để cây mọc tốt nên chọn nơi có nhiều nắng, cây lựu không chịu nước nên trồng nơi đất thoát nước, phòng ngập úng.

Lựu là loại cây cần chăm sóc thường xuyên, tuy nhiên lại không được bón quá nhiều phân. Chỉ tập trung bón vào đợt cây trổ hoa, loại phân nên bón là phân hữu cơ, vi sinh. Chu kỳ từ 15-20 ngày một lần bổ sung mùn cưa hay các loại phân hút nước để chống úng nước. Hơn nữa dịp cây ra hoa nên bón thêm NPK , chọn loại P và K cao để thúc đẩy sự kết trái, cho năng suất cao hơn.

Ánh sáng phải đầy đủ:

Cây lựu là loài cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao nhưng không chịu úng nước nên cần chú ý độ ẩm đất. Trong kỳ hoa nở cần khống chế lượng nước tưới, nếu thấy đất trong chậu quá khô cần phải tưới ngay.

Bón phân hợp lý:

Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây, các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón cây lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

Những quả lựu non trông rất đẹp mắt

Tỉa cành vừa phải:

Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

Để lựu ra trái to không nên để quá nhiều trái vì chất dinh dưỡng sẽ không được tập chung, và cần chăm sóc cẩn thận bạn sẽ được cây lựu ra trá ưng ý.

Chúc bạn thành công!

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trồng cây muồng đen làm trụ sống cho tiêu

Trong thời gian những  năm trở lại đây, cây  hồ tiêu đã trở thành loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Cách canh tác tốt nhất bền vững và lâu dài là tìm cây trụ sống thích hợp cho cây hồ tiêu leo.

Cây muồng đen sống làm trụ cho tiêu

Nhưng mặt khác làm khó khăn trở ngại là do chi phí đầu tư cho cây hồ tiêu,  nhất là cây trụ đỡ để cho cây hồ tiêu leo là khá cao, điều này đã  khiến cho nhiều bà con nông dân e ngại. Song song với đó là việc phát triển mạnh diện tích trồng cây hồ tiêu vô hình dung đã  kéo theo nhiều tình trạng chặt phá những cây gỗ tốt để làm trụ đỡ cho tiêu, việc khai thác cây như vậy đã làm gia tăng tình trạng chặt phá rừng. Để giải quyết thực trạng này,  Phòng lâm nghiệp huyện Krông Bông,tỉnh Đăk Lăk  đã triển khai dự án hỗ trợ phát triển lâm nghiệp (Dự án Flitch) để triển khai mô hình dùng cây  muồng đen sống để làm trụ tiêu.

Sử dụng cây muồng đen sống làm trụ cho tiêu đã góp phần tích cực trong việc ngăn chặn nạn khai thác rừng bừa bãi hiện nay vốn đã rất trầm trọng mà nó còn đem lại một khoản tiết kiệm đầu tư rất lớn, nhất là với những hộ nông dân mới khởi nghiệp trong điều kiện không đủ vốn và còn gặp nhiều khó khăn, đồng thời tạo ra môi trường  sinh thái cân bằng và  bền vững trong việc canh tác cây hồ tiêu hiện nay ở nhiều địa phương trong huyện.

Ông Trần Văn Hồng, một nông dân ở thôn 1, xã Cư Drăm tham gia mô hình này cho biết: “Mô hình đã mang lại rất nhiều hiệu quả kinh tế  mà chi phí đầu tư của nó lại thấp rất phù hợp với bà con nông dân. Trồng cây muồng đen làm trụ sống cho tiêu đã giúp giảm đi  một khoản chi chí đầu tư khá lớn so với dùng trụ gỗ, hoặc trụ bê tông và cũng đã  giảm đi đáng kể vấn nạn chặt  phá rừng”.

Đã có rất nhiều  bà con tham gia mô hình trồng muồng đen để làm trụ cho cây hồ tiêu ở các xã trực thuộc vùng dự án như: Cư Drăm, Cư Pui, Hòa Lễ và Yang Mao cho biết thêm: Cây muồng đen đã đem lại  nhiều ưu điểm vượt trội so với các  loại cây sống khác như cây sầu đâu,điều, trôm, keo, lồng mức, mít,dông…bởi vì đây là loại cây có cùng họ với cây đậu nên giúp phần cung cấp chất mùn hữu cơ tốt cho việc cải tại và phục hồi chất dinh dưỡng của đây, tán lá của cây cũng vừa phải, phù hợp và dễ dàng đễ cắt tỉa cành cây, thân cây thuộc loại gỗ tốt 2A, còn về phần rễ thì ăn sâu vào đất nên không ảnh hưởng đến việc cung cấp chât dinh dưỡng cho cây hồ tiêu, cây thuộc loại phát triển khá nhanh.

Nếu ta đêm trồng cây con thì cũng tầm 1 đến 2 năm đã có thể cho dây tiêu leo. Ta sử dụng cây muồng đên vừa có thể làm cây trụ cho tiêu, vừa tạo ra bóng râm, chắn gió cũng rất tốt đem lại hiệu quả 2 trong 1 nông lâm kết hợp. Dựa vào những ưu điểm này nên chỉ mới triển khai dự án được 2 năm đã có hơn 460 hộ bà con nông dân đã tham gia phát triển theo mồ hình nông lâm kết hợp và cũng đã có hơn 500 ha cây được trồng, cụ thể hơn đã có hơn 50 ha mô hình trồng xen cây muồng-tiêu,có hơn 450 ha mô hình trồng xen cây muồng-tiêu- cà phê-cây ăn quả.

Anh Trần Văn Dũng, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Phát triển xã Yang Mao khẳng định: “Từ lúc bắt đầu xây dựng  mô hình nông – lâm kết hợp do Dự án Flitch triển khai thuộc  địa bàn xã Yang Mao, nhiều hộ nông dân  đã tích cực tham gia trồng cây gây rừng xem kẽ  với hồ tiêu và các loại cây ăn trái. Cụ thể cho đến đầu năm 2015, mô hình này đã được bao phủ gần như toàn bộ diện tích đất đồi rừng thuộc địa bàn xã”.

Sử dụng loại cây muồng đen làm trụ sống cho cây hồ tiêu đã mang lại rât nhiều hiệu quả : gần như đã giảm được khá nhiều chi phí đầu tư của bà con nông dân, tránh được tình trạng khai thác rừng bừa bãi, góp phần bổ sung chất dinh dưỡng và cải tạo đất trống đồi trọc cho bà con nông dân, góp phần đa dạng hóa giống cây trồng và sản phẩm trên địa bàn.

Ông Đào Duy Ba ở thôn 2, xã Cư Drăm, người đã  sơ hữu  hơn 5 ha đất trống đồi trọc thực hiện  mô hình nông – lâm kết hợp từ sự hỗ trợ của Dự án Flitch nhận  định: Cây muồng đen ngoài tác dụng làm trụ đỡ, làm cây che bóng mát, giống cây muồng đen còn góp phần giúp cây tiêu tránh xa được các loại mầm bệnh lây lan từ bên ngoài do chúng ta trồng tiêu cách khá xa nhau. Cách canh tác bền vững này cần được học hỏi và chú trọng phát huy.

Nói tóm lại trồng cây muồng đen làm trụ đỡ cho cây hồ tiêu đã đem lại rât nhiều hiệu quả cho bà con nông dân trong vòng 2 năm thực hiện dự án trở lại đây. Xét về mặt hiệu quả mà cây muồng đen mang lại:  người dân các xã  Cư Drăm, Yang Mao, Cư Pui…đã và đang thực hiện để mở rộng diện tích canh tác, có thể thay thế các trụ tiêu bằng cọc bê tong, cọc gỗ, góp phần giảm nạn khai thác rừng bừa bãi, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm chi phí và tăng thu nhập.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trồng hành tây cho năng suất cao nhất

Hành tây được trồng rộng rãi trên khắp thế giới và cả ở nước ta. Hành tây có hiệu quả kinh tế cao, dễ trồng và sẽ cho năng suất rất cao nếu bà con nông dân nắm vững kỹ thuật trồng hành tây dưới đây.

Hành tây chứa nhiều chất dinh dưỡng

Quá trình hình thành và chín của củ hành tây diễn ra nhanh và sớm trong điều kiện ngày dài và ánh sáng mạnh. Các giống hành ngắn ngày tạo củ bình thường trong điều kiện nhiệt đới. Cách trồng hành tây không khó, nhưng để đạt năng suất cao, người dân cần áp dụng đúng kỹ thuật.

Giống hành tây

Các giống hành tây trồng ở nước ta chủ yếu là giống lai F1, hạt nhập từ Pháp, Nhật, Mỹ… Hiện nay trên địa bàn Tứ Kỳ – Hải Dương trồng phổ biến 3 giống F1 của Mỹ: Granex, Grano. Các giống này đều có thời gian sinh trưởng từ 90 – 100 ngày, năng suất trung bình đạt 1,4-1,7 tấn/sào bắc bộ.

Kỹ thuật trồng

Vụ sớm: Gieo từ ngày 5 – 10 tháng 8 hoặc ngày 5 – 10 tháng 9. Chính vụ: Gieo từ ngày 5 – 10 tháng 9, trồng đầu tháng 10 thu trung tuần tháng 12. Chuẩn bị giống: Trước khi gieo 1 ngày nên mở hộp giống 1 đêm để hạt hút ẩm.

Đất làm vườn ươm: pH trung tính, chân đất cao, thoáng, dễ thoát nước. Lên luống cao 25cm-30cm; bề mặt luống rộng 80cm. Không nên làm luống quá rộng để nước thoát dễ hơn. Sau khi gieo xong dùng rơm rạ băm nhỏ hoặc trấu rắc lên trên và tưới đẫm. Khi cây cao 3 – 5 cm cần tỉa bớt những cây không đạt tiêu chuẩn: cây phát triển kém, sâu bệnh, cây đã hình thành củ, cây có một lá nõn.

Làm đất trồng: nên trồng hành tây trên đất được luân canh với lúa nước để hạn chế sâu bệnh, đất thịt nhẹ, độ pH 5,5 -6, mùn tổng số 1,2 – 1,5%. Đất làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1m, cao 25cm, rãnh rộng 25cm. Khoảng cách trồng : 25 x 13 -15 cm ( mật độ 6.000 – 6.500 cây/sào Bắc Bộ ).

Bón phân

Sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh, phân rác chế biến. Phân bón cho 1 ha hành tây : 27 tấn phân chuồng + 120 kg phân đạm + 90kg P2O5 + 120 kg K2O. (Bón cho 1 sào Bắc Bộ : 800 – 900kg phân chuồng + 10kg phân đạm ure + 16 super lân + 10 kg sulphat kali).

Tưới nước

Dùng nước phù sa, hoặc nước giếng khoan. Không dùng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ao tù. Làm cỏ, vun xới, kết hợp với tưới nước, đảm bảo độ ẩm thường xuyên cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây hành tây thường ít bị sâu hại. Bệnh hường gặp là bệnh cháy lá hành, bệnh sương mai và bệnh thối nhũn. Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, bón phân phối hợp N –P – K và bón đúng giai đoạn.

Đảm bảo chế độ tưới nước hợp lý nhất là những ngày nhiệt độ cao, trời âm u, số giờ nắng ít và mưa kéo dài. Khi thật cần thiết mới dùng thuốc hóa học. Không dùng các loại thuốc đã cấm sử dụng và phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Khắc tinh bệnh chết nhanh, chết chậm

Bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu được xem như là căn bệnh nan y mà hầu hết bà con nông dân ai cũng đều lo ngại, nhưng không hẳn vì điều đó mà chúng ta phải bỏ cuộc, vì căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế được tác hại của nó.

Ông Lê Đình Thường (ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai), là một trong những người đã có kinh nghiệm trên 20 năm đã chiến thắng được căn bệnh chết nhanh, chết chậm trên tiêu và ông đã làm thế nào?

Tìm hiểu cặp “song sát”

Trạm Khuyến nông Thị Xã Long Khánh cho biết: đối với cây tiêu, một khi đã mắc căn bệnh chết nhanh chết chậm thì chắc chắn cây tiêu sẽ chết. Nhưng khi bà con đầu tư phòng bệnh ngay từ đầu thì khả năng mắc bệnh này sẽ rất thấp.

Căn bệnh chết nhanh còn được gọi là bệnh thối rễ, do nấm Phytophthora capsici tồn tại trong đất kết hợp với các loại nấm khác gây nên, khiến cây tiêu đổ bệnh và chết nhanh chóng. Đặc điểm của loài nấm này là khả năng tấn công bộ rễ và phần thân của cây tiêu nằm trong đất, khiến cho mầm cây không phát triển được, lá chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng và rụng dần, còn phần dây trên mặt đất có hiện tượng bị héo.

Triệu chứng này thường diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng 1 vài tháng thì cả cây tiêu sẽ chết. Nên lưu ý, nếu tình trạng bệnh xảy ra vào mùa mưa sẽ khiến nước mưa kéo theo mầm bệnh lây truyền từ cây này sang cây khác và cả vườn tiêu sẽ bị chết hàng loạt. Ngoài ra, môi trường đất, dụng cụ canh tác cũng là một trong những nguyên nhân khiến mầm bệnh này lây lan nhanh.

Nguyên nhân gây ra bệnh chết chậm là do các loại nấm Fusarium sp., Rhizoctonia sp., Pythium sp,…và một số loại nấm khác gây hại lên bộ rễ. Một khi tiêu mắc căn bệnh này, đặc điểm đầu tiên để bà con nhận biết đó chính là biểu hiện cây tiêu sinh trưởng chậm lại, lá hơi nhỏ lại, màu nhạt dần hoặc chuyển sang màu vàng giống hiện tượng thiếu phân, thiếu nước. Sau một thời gian thì lá, hoa, quả dần dần bị rụng hết đi từ gốc lên tới ngọn. Bệnh này là nguyên nhân gây ra thối vỏ ở phần gốc cây, làm phần lõi thân bên trong màu nâu lợt. Lâu ngày sẽ khiến toàn bộ lớp rễ và gốc bị thâm đen, cây chết khô dần. Quá trình nhiễm bệnh của cây tiêu có thể kéo dài cả năm, làm cho tiêu nhiễm bệnh từ nhẹ tới nặng và chết luôn cả cây. Bệnh này thường gặp nhất ở các vườn tiêu đọng nước và ẩm ướt.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Theo ông Lê Đình Thường thì nguyên nhân gây ra 2 căn bệnh này là do việc bà con lạm dụng thuốc hóa học quá mức, dẫn đến tình trạng càng ngày cây càng suy yếu, sức đề kháng của cây yếu dần đi và không thể chống chọi lại bệnh tật. Ngoài ra, việc chăm sóc vườn tiêu không chu đáo, thiếu thoáng mát và vườn tiêu không có hệ thống thoát nước cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tật cho tiêu.

Ông Thường bên gốc tiêu miễn dịch

Để phòng ngừa bệnh cho tiêu một cách hiệu quả, ông Thường chia sẻ: Việc quan trọng nhất để có một vườn tiêu khỏe đó chính là phải tạo ra một hệ thống mương thoát nước triệt để vào mùa mưa, giúp tiêu hạn chế phát sinh nấm bệnh. Mặt khác mương cũng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước tưới vào mùa khô. Bà con nên bón phân một cách hợp lý, sử dụng chủ yếu các loại phân vi sinh tối ưu, hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học. Việc sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, cây sẽ không phát triển nhanh bằng phân hóa học, nhưng lại giúp cho cây khỏe mạnh về lâu về dài.

” Vườn tiêu sử dụng phân bón hóa học sẽ cho năng suất cao, nhưng chỉ được trong những năm đầu, còn những năm về sau thì không đảm bảo vì khi sử dụng phân bón hóa học thì cây tiêu sẽ rất nhanh bị kiệt quệ. Vườn tiêu nhà tôi vẫn cho năng suất đều đặn hàng năm, cây sống khỏe mạnh, tuổi thọ kéo dài. Cả vườn đã được hơn 20 năm tuổi”, ông cho hay.

Biện pháp cuối cùng là sử dụng thuốc men theo đợt. Vào đầu mùa mưa phun 2 đợt để phòng ngừa tuyến trùng, 1 đợt phòng trừ nấm, phun thêm 2 đợt vào cuối mùa mưa thì hoàn tất. Khi bà con phòng ngừa bệnh cho tiêu, nên lưu ý sử dụng những loại thuốc được khuyến cáo của ngành Bảo Vệ Thực Vật.

Với diện tích 3,5 ha hồ tiêu, cho năng suất thu hoạch ổn định hàng năm từ 3,5-4 tấn/ha mang lại nguồn thu nhập cho gia đình ông Thường 800-1 tỷ đồng/năm. Có năm, ở địa phương ông có hơn 60 ha hồ tiêu bị dịch bệnh chết, nhưng vườn tiêu của ông vẫn phát triển khỏe mạnh.

Nguồn: giongcaytrongeakmat.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Tại sao mẹ Việt đua nhau trồng hành tây trong cốc nước???

Hành tây là một trong những nguyên liệu giúp gia tăng hương vị cho món ăn. Trong y học, hành tây giúp chữa một số bệnh vặt trong gia đình như cảm lạnh, cúm,…cũng như tăng sức đề kháng của cơ thể.

Trong hành tây có chứa các chất chống oxy hoá cực mạnh như allicinin, giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, kể cả khuẩn E. coli và Salmonella. Nếu trồng một củ hành tây trong phòng, những phân tử phát ra sẽ làm sạch không khí, nhờ đó phòng tránh nhiều bệnh cho trẻ, đặc biệt là cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi…

Củ hành tây có thể trồng trong đất để nhanh ra rễ, mọc mầm thành củ mới. Tuy vậy, nếu gia đình không có điều kiện về diện tích có thể thử trồng hành tây thủy canh tại nhà – đẹp không gian mà ngăn ngừa nhiều loại vi khuẩn phát triển.

Chuẩn bị:

– Một củ hành tây

– Cốc nước có đường kính bằng hoặc bé hơn một chút so với củ hành tây

– Dao

– Nước sạch

Thực hiện:

– Chuẩn bị một cốc nước sạch rồi đặt hành tây vào miệng cốc sao cho phần rễ ngập trong nước.

– Đặt cốc nước ở bệ cửa sổ có ánh nắng để cây quang hợp

– Thay nước sạch hàng ngày để vi sinh vật, nấm mốc, tảo và rong rêu không phát triển

– Sau 4-5 ngày, rễ trắng và lá mầm xanh bắt đầu mọc. Bạn cũng có thể cắt dần ngọn hành để chế biến các món ăn trong gia đình.

– Muốn có củ hành đáng yêu bạn có thể bóc bỏ lớp vỏ khô ở phía ngoài và trang trí thêm hình mặt người tùy thích.

Tiếp theo bạn chỉ cần mang cốc nước trồng củ hành tây ra phơi ở nơi nhiều ánh sáng, để cây nhanh ra rễ và phát triển được. Cứ khoảng 3 đến 4 ngày bạn thay nước 1 lần nhé. Lưu ý rằng bạn nên dùng nguồn nước sạch tự nhiên để ngâm hành, nước đã khử clo sẽ khiến hành tây khó phát triển và dễ bị thối.

Tỉa lá cho hành tây

Khi củ hành tây đã ra rễ dài và mọc lá, bạn tỉa bớt phần lá của cây đi cho đẹp mắt, và giúp cây không tốn quá nhiều dinh dưỡng để nuôi lá. Phần vỏ bên ngoài củ hành tây bạn bóc đi cho sạch sẽ nhé.

Trang trí hành tây

Cách trồng hành tây trong nước vô cùng đơn giản phải không nào. Sau khi trồng thành công, bạn có thể dùng bút dạ vẽ những hình trang trí để thêm phần đẹp mắt, giúp bé thích thú hơn. Bạn có thể vẽ những trạng thái cảm xúc khác nhau như vui, buồn, giận dữ… chắc chắn sẽ thú vị lắm đấy.

Bạn có thể tham khảo những cách trang trí hành tây đẹp dưới đây:

Những tạo hình vô cùng xinh xắn, dễ thương

 

Nên lựa chọn trụ tiêu nào ?

Tiêu là một cây thân bò, mảnh mai, trên những đốt trên thân có rễ bám, để giúp cây có khả năng vươn lên và mọc thành cụm. Để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch chúng ta cần trồng trụ tiêu để tạo điểm tựa cho thân tiêu.

Hiện nay có 3 loại trụ tiêu cơ bản được bà con nông dân sử dung là trụ đúc bê tông, trụ gạch xây và trụ sống. Tùy vào loại trụ sử dụng mà mật độ và khoảng cách trồng của dây tiêu sẽ thay đổi. Để nắm rõ được mật độ cũng như yêu cầu về trụ cho cây tiêu, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Cây trụ sống.

Cây trụ sống sẽ cùng sinh trưởng với cây tiêu và là điểm tựa cho cây tiêu nên cần chọn những cây trụ vững chắc, thân dài và thoáng để tạo điều kiện cho dây tiêu dễ leo bám. Cây cần có bộ rễ ăn sâu ra khỏi tầng đất từ 20-70 cm để không tranh chấp chất dinh dưỡng và nước với cây tiêu.

Yêu cầu chọn trụ sống:

Cây sinh trưởng nhan, phát triển mạnh để nhanh chóng vươn lên đáp ứng sự sinh trưởng của dây tiêu, lớp vỏ cần tương đối nhám để cây tiêu dễ bám vào và leo lêm.

Bộ rễ của cây cần ăn sâu để không cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu.

Cây thuộc loại ít tán hoặc có tán thưa để không che ánh sáng, tạo điều kiện thông thoáng khí. Có thể chịu được việc cắt xén nhiều lần mà cây không chết.

Cây phải ít sâu bệnh và không có chứa những kí sinh trùng bệnh của cây tiêu.
Bạn có thể chọn một số cây họ đậu hoặc cây trồng bằng cành để dây tiêu dễ dàng leo bám.

Một số trụ sống đang được sử dụng hiện nay:

Ở vùng Đông Nam Bộ thường sử dụng cây keo đậu, cây lồng mức, cây gòn hoặc cây đỗ quyên để làm cây leo cho tiêu. Với cây trụ sống chúng ta có thể trồng tiêu ở mật dộ 2.5×2.5m hoặc 2.5×3.0m với mật độ là 1300- 1600 cây/ha.

Ở vùng Duyên Hải Miền Trung những cây thường được sử dụng là cây lồng mức, keo dâu hoặc mít và trồng với khoảng cách 2.5×2.5 m hoặc 2.5×3.0m với mật độ khoảng 1300 -1600 trụ/ha. Ngoài ra còn có muồng, keo hoặc cây núc nác cũng được người dân sử dụng những ít phổ biến hơn.

Vùng Tây Nguyên: Thường sử dụng cây keo dâu, giá anh đào, muồng đen hoặc lồng mức để làm trụ tiêu, với khoảng cách trồng là 2.5×2.5m hoặc 3.0×3.0m đạt mật độ khoảng 1100 -1600 trụ/ha.

Ưu điểm của cây trụ sống:

  • Cây trụ sống có tuổi thọ sống cao, đáp ứng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tiêu.
  • Trụ sống cần vốn đầu tư thấp, hoàn toàn dễ tìm.
  • Cây có thể tạo bóng râm cho cây tiêu, thích hợp cho những dây tiêu mới trồng.
  • Các rễ bám của cây tiêu có thể tận dụng được lượng nước từ cây sống và thích nghi tốt hơn trong mùa hạn.

Hạn chế của cây trụ sống:

  • Trụ sống có sức ảnh hưởng lớn và thường cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu
  • Hàng năm phải cắt tỉa cành, lá để tạo thông thoáng cho cây.
  • Cây trụ sống cần được trồng trước cây tiêu từ 1-2 năm.

2. Cây trụ gỗ.

Cần chọn trụ gỗ chắc chắn, có chất lượng gỗ tốt, có khả năng chống chịu được mối ngọt cũng như sức ảnh hưởng của môi trường, cây không bị mục quá nhanh,…

Thân thẳng đứng có chiều cao từ 2- 5 m trở lên, đường kính thân dài từ 10-15 cm.

Ưu điểm của sử dụng trụ gỗ:

  • Cây không bị cạnh tranh về nước và dinh dưỡng.
  • Mật độ trồng của trụ gỗ cao hơn, có thể tùy ý chọn lựa độ cao của trụ để dễ dàng chăm sóc vườn đạt hiệu quả cao nhất.
  • Hàng năm không phải mất công cắt cành, tỉa lá.
  • Hoàn toàn có thể chủ động quy hoạch, thời điểm trồng, mật độ. Và không mất quá nhiều thời gian chờ đợi trụ đủ chiều cao như trụ sống.

Hạn chế của việc sử dụng trụ gỗ:

  • Trụ gỗ có thời gian tồn tại ngắn, chỉ đạt từ 10- 15 năm là không thể giữ được cây tiêu và dần bị mục. Trong khi đó cây tiêu có thời gian phát triển đến 25- 30 năm. Trong thời gian trồng cần phải thay thế trụ tiêu khiến mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến bộ rễ bám của cây tiêu dẫn đến quá trình phát triển của cây tiêu bị chậm từ 1- 2 năm, năng suất trong 2 năm này giảm đáng kể.
  • Chi phí mua gỗ lớn, hiện nay để có thể mua được đủ số lượng trụ gỗ để trồng 1 ha tiêu thường phải đốn mất 4- 5 ha rừng mà tính khả thi không cao.
  • Những loại gỗ được sử dụng để làm trụ tiêu gồm có: Xoan rừng, Kiền kiền, Tràm, Viết và Sỏi mật.

3. Trụ xây bằng gạch.

Rễ cây có thể bám vào những bề mặt nhám như gạch, đá. Để tăng thời gian sử dụng của trụ tiêu lên cao hơn người ta thường đổi từ trụ gỗ sang trụ gạch để tăng tính khả thi.

Ưu điểm của dùng trụ xây bằng gạch:

  • Hạn chế được việc phá rừng để lấy gỗ.
  • Có thời gian sử dụng lâu dài phù hợp với sự phát triển của cây tiêu, không phải thay đổi trụ trong thời gian cây tiêu đang cho năng suất cao ảnh hưởng đến kinh tế.
  • Không mất thời gian chăm sóc hàng năm.
  • Có thể tận dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
  • Tùy vào mục đích sản xuất và yêu cầu ánh sáng của giống trồng mà thay đổi thiết kế của trụ và giúp điều chỉnh được ánh sáng trong vườn được tốt nhất.
  • Mỗi trụ có thể trồng tới 8- 10 bầu đất, tăng khả năng định hình cho vườn cây. Năng suất mỗi trụ đạt được cao hơn.

Hạn chế của trụ xây bằng gạch:

  • Chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn sử dụng trụ sống và trụ gỗ từ 1.5 – 2 lần.
  • Gạch, đá, xi măng có khả năng hút nhiệt cao, chính vì vậy trong mùa khô hoặc thời tiết nắng nóng trụ có thể nóng tới 40- 45 độ C, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây tiêu. Bạn cần có kỹ thuật chăm sóc, nhất là cây che bóng cho cây.

Cách xây dựng trụ tiêu bằng gạch xây:

Bạn có thể xây trụ hình tròn hoặc vuông.Tuy nhiên trụ ống tròn được sử dụng nhiều nhất.

  • Chiều cao trụ từ 2 m trở lên.
  • Đường kính đáy từ 1 – 1.2 m.
  • Đường kính ngọn khoảng 0.6 – 0.8 m.
  • Móng trụ đào sâu 0.5m.
  • Khoảng cách: 2.0×2.0m hoặc 2.5×2.5m.
  • Thân trụ rỗng, vách trụ có những lỗ cách nhau 10 cm.

Những vườn cây sử dụng trụ gỗ hoặc trụ bằng gạch xây cần xây dựng một hệ thống cây bóng che để tạo bóng che cho cây, nhất là giai đoạn cây mới đem trồng cần có môi trường thoáng mát. Nhiều người người thường áp dụng những biện pháp thúc đẩy năng suất tăng cao, bón phân và tưới nước để đạt sản lượng lớn khiến cây nhanh chóng bị suy kiệt và dễ mắc phải những bệnh hại nguy hiểm.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

“Đại gia hoa quỳnh” trên đất Mỹ chỉ cách trồng hoa nhật quỳnh từ lá

Sở hữu hơn 60 giống hoa quỳnh Nam Mỹ, “đại gia hoa quỳnh” trên đất Mỹ chỉ cho bạn đọc Dân Việt trồng cách trồng nhật quỳnh từ lá.

Cách trồng nhật quỳnh từ lá.

Chia sẻ với Dân Việt về cơ duyên đến với hoa quỳnh anh Thiên cho biết: “Cách đây đã 4 năm, một người chị thân quen từ California gửi cho tôi một cây nhật Quỳnh màu hồng.

Vào đầu mùa Xuân, thì thấy những nụ nẩy giữa kẻ lá rồi thì những hoa quỳnh màu hồng bắt đầu nở giống hoa sen (cho nên nhiều người Việt gọi là Quỳnh sen). Thấy hoa dễ nở, quá đẹp, không tốn nhiều thời gian chăm sóc thế là tôi bắt đầu nghiên cứu về loại hoa này”.

“Qua hơn 4 năm nghiên cứu, học hỏi về giống nhật Quỳnh từ Nam Mỹ, hiện tại tôi có hơn 60 giống quỳnh. Có loại có hương thơm và lâu tàn như Quỳnh tên Cream and Gold, hoặc loại một hoa có nhiều màu như Quỳnh tên Clown.

Vì là ở xứ lạnh (Oregon), nên đến mùa Đông tôi phải đem tất cả Quỳnh vào nhà kính, chờ cho đến giữa tháng tư, thì đem ra ngoài vườn, thì Quỳnh bắt đầu ra hoa từ tháng 5 cho đến tháng 7. Nếu ai ở vùng ấm như Cali, Florida , Arizona, hay Việt Nam thì rất thích hợp cho Quỳnh” – Anh Thiên cho biết thêm.

Nguồn: Dân Việt được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Ý nghĩa hoa Quỳnh

Vì kiếp hoa sớm nở chóng tàn, nên hoa được ví như một cuộc tình mong manh lơ lửng trên cánh gió, nhưng đó là cuộc tình đẹp nhẹ nhàng và thanh tao.

Hoa quỳnh thuộc chi quỳnh với tên khoa học là Epiphyllum, thuộc họ xương rồng.
Có nguồn gốc từ Mỹ là cây thân bụi, mọc vươn dài hay sống dựa, gồm thân hình trụ, thân mọng nước cao từ 2 – 3 m. Hoa có mùi hương nhẹ nhàng thanh tao, nồng nàn và quyến rũ, cho ra những bông hoa rất đẹp với màu trắng tinh khôi nhưng chỉ nở được hai tiếng là hoa sẽ tàn và đó là phút giây đẹp nhất của nó.

Hoa quỳnh loài hoa được mệnh danh Nữ hoàng của bóng đêm

Chi Quỳnh (danh pháp khoa học: Epiphyllum), là một chi thực vật gồm khoảng 19 loài thuộc họ Xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Tên gọi chung của chúng trong tiếng Việt là quỳnh, hoa được gọi là hoa Quỳnh. Các loài quỳnh thường được trồng để làm cảnh và hoa nở về đêm. Thân và lá một số loài quỳnh cũng được thêm vào trong một số dạng của loại đồ uống gây ảo giác ở khu vực rừng mưa Amazon là ayahuasca.
Ý nghĩa hoa Quỳnh

Một món quà thanh tao của tạo hóa, đem lại cho những ai luôn say mê tìm kiếm khám phá, thưởng thức cái đẹp. Mang đến những giây phút dịu dàng êm ái khi thưởng ngoạn , tô điểm cho cuộc sống thường ngày vốn dĩ tất bật, bon chen.

Bông quỳnh e ấp, dịu dàng 

Không phải ai cũng có thể chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp mà loài hoa này mang đến. Bởi vì chúng xuất hiện vô cùng kín đáo và ngắn ngủi, hoa chỉ nở một lần rồi tàn. Thế giới ban đêm của loài hoa kỳ diệu là thế đó, thi nhau đua nở, tỏa hương thơm ngát, trong lúc phần đông chúng ta đang chìm đắm trong giấc ngủ. Được mệnh danh là “ Nữ
Có thể nói hoa mang đến cho tâm hồn con người ta sự thanh thản, bình yên, niềm tin yêu và hi vọng.

Hoa tượng trưng cho ” vẻ đẹp chung thủy”, vì hoa chỉ nở một lần rồi tàn, cũng như một tình yêu đầu tiên nguyên thủy và duy nhất dâng hiến cho người tình.

Hoa tượng trưng cho những gì đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi: sớm nở, chóng tàn.

Hoa còn mang trên mình vẻ đẹp e ấp, dịu dàng, thanh khiết của người thiếu nữ.
Hoa khiêm nhường nở về đêm và chỉ dành cho những tâm hồn thanh tao biết đợi chờ.”
Vì kiếp hoa sớm nở chóng tàn, hoa được ví như một cuộc tình mong manh lơ lửng trên cánh gió, nhưng đó là cuộc tình đẹp nhẹ nhàng và thanh tao.
Và có khi Hoa Quỳnh là biểu tượng của kiếp hồng nhan bạc mệnh.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.