Bí quyết uốn cây Sung có dáng đẹp (P2)

Những kỹ thuật mà chúng tôi đã nêu ở phần 1 của loạt bài viết này giúp tăng thêm khả năng uốn được những cành cây to, tuy vậy, nếu cành cây quá to hoặc quá giòn thì cũng không thể nắn chúng theo vị trí mà mình mong muốn được, mà trước tiên bạn phải làm yếu cấu trúc của nó đã, việc này sẽ hỗ trợ cho các dây chằng hay dây quấn hoạt động được tốt hơn.

Phần 2 này sẽ đề cập đến kỹ thuật tạo một mấu hình chữ V trên cành cây.

Nguyên tắc cơ bản để làm yếu cành cây trước khi uốn

Cũng giống như thân cây, cành cây chứa những lớp tế bào sống (nằm ngay dưới vỏ cây) bao quanh phần lõi gỗ “chết” bên trong. Nhiệm vụ của phần lõi này là giữ sức và cấu trúc của cây.

Cấu trúc này hỗ trợ các tế bào sống, giữ cho tán lá nằm đúng vị trí và đủ sức nâng đỡ sao cho cành cây không bị ngã đổ ngay cả khi bị tuyết phủ đầy hay bị những cơn gió vùi dập.

Phần lõi gồm các tế bào gỗ chết kể trên chính là phần mà chúng ta cần phải tác động đi khi uốn cây. Chúng ta cũng có thể làm yếu hay lấy đi phần lõi gỗ này để làm cho các phần tế bào sống xung quanh yếu đi, và rồi cả cành cây cũng thế.

Có nhiều kỹ thuật làm yếu cành để uốn cây, đó là những kỹ thuật “cao cấp” và chỉ những người nào chăm sóc được cây thật tỉ mỉ và có kinh nghiệm mới có thể thực hành được, vì nó cũng có mặt nguy hiểm và có thể dẫn đến chết cành nếu không được chăm tốt.

“Khắc mấu hình chữ V”, “khoét lỗ”, “chẻ cành”, và “tạo rãnh” phải được thực hiện trên những thân cây khỏe mạnh và trên những cành cây sung sức nhất để nó có thể liền lại vết thương và phục hồi sức sau chấn thương. Mặt trái của phương pháp này là, có thể vết thương quá lớn, cây không lành lại nổi, đối với những vết thương như thế, bạn không nên tạo phía trước của cây, thậm chí bạn có thể “ngụy trang” sao cho nó giống hình dạng gỗ mục tự nhiên như “uro” (vết lõm hình lòng chảo) hay “shari” (những đoạn lõi gỗ tự nhiên thường thấy trên các loại cây có quả hình nón như cây thông và cây tùng cối).

Tính toán thời điểm thích hợp để uốn cây

Một số người đam mê nghệ thuật bonsai cho rằng nên thực hiện những tác động mạnh lên cây vào mùa đông, khi cây đang ngủ đông, để nhằm mục đích “lừa” chúng, thực chất đó là những ý tưởng sai lầm, và phần nào lệch lạc.

Nếu thực hiện vào lúc chớm giữa đông, thời kỳ ngủ đông của cây, thì cây sẽ không thể liền vết thương được cho đến khi nó trở lại hoạt động bình thường vào vài tuần hay vài tháng sau đó. Như vậy sẽ làm cho các vết thương cứ bị phơi trần ra và trầm trọng thêm trong một khoảng thời gian quá dài. Do vậy, bạn nên thực hiện những kỹ thuật này vào lúc cây đang phát triển thuận lợi và những nguy hại do thời tiết băng giá gây ra cũng được giảm xuống mức thấp nhất.

Đối với hầu hết các loài cây thì hoạch định thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng cuối hè, hoặc đầu tháng 8, vì ít ra từ lúc đó vẫn còn khoảng 6 tuần nữa thì thời tiết đông giá mới thực sự bắt đầu.

Vào giữa mùa hè, cây bắt đầu ra lá và chồi non mới, đây là khoảng thời gian phát triển, là lúc cây tràn trề sinh lực nhất. Tiến hành những kỹ thuật trên vào thời điểm từ giữa đến cuối hè sẽ giúp cây phục hồi nhanh nhất, không những giảm thiểu được nguy cơ bị sâu mọt ăn hết chồi non hay bị nhiễm bệnh mà còn không cản trở quá trình phát triển của cây.

Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời điểm thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi. Còn đối với những loài sớm rụng lá, có khả năng sẽ chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.

Tốt hơn hết, luôn dùng dây đồng và/hoặc dây chằng để uốn trước khi sử dụng những kỹ thuật này

Kỹ thuật khắc hình chữ V

Khắc hình chữ V đơn giản chỉ là cắt ngang bề rộng của thân cây, rồi uốn nó theo vị trí mà mình mong muốn. Đây là một phương pháp uốn nhanh và tác động trực tiếp vào chỗ cần uốn, tuy nhiên, nó có thể gây ra vết chai sần hay phồng rộp ở ngay chỗ khắc chữ V.

Có thể dùng phương pháp này cho các loài cây sớm rụng lá, hay cây lá rộng, vì dòng nhựa lưu thông của nó không quá chặt chẽ liên tục như các loài cây có quả hình nón (nếu dòng nhựa chạy đến các nhành cây thứ cấp và/ hoặc các tán lá bị đứt giữa chừng, thì những chồi hay lá đang phát triển sẽ bị và có nguy cơ bị sâu mọt phá hoại).

Bạn phải quấn dây hay buộc dây chằng vào cành được uốn để giữ cho cây ở đúng vị trí trong khoảng thời gian nó hồi phục và tạo ra vết chai sần.

Nên bôi một lớp dầu bôi trơn xung quanh lớp gỗ thượng tầng bị lộ ra đối với những cây thuộc họ có quả hình nón, hoặc dùng bột hồ bôi lên vết cắt cho các loài sớm rụng lá.

Hai vết cắt hình chữ V được tạo ra ở quãng chia 2/3 chiều dài cành cây được uốn. Nếu vết cắt không đủ sâu thì chỗ uốn sẽ không được gọn gàng và suôn sẻ. Để tạo ra vết cắt hình chữ V, bạn dùng cây cưa mỏng và nên tạo thành hình tam giác để khi uốn, hai mặt bên của vết cắt sẽ gặp nhau khi chúng tạo thành vết chai sần, từ đó vết cắt sẽ ghép lại vào nhau.

Phương pháp này cũng rất hữu dụng khi dùng để chỉnh lại góc nơi cành cây bị lìa khỏi thân cây. Đối với trường hợp này, chỉ dùng dây không thì có thể khó mà chỉnh được.

Có thể tạo vết cắt ở cuối cành, sau đó dùng dây quấn hay dây chằng để kéo cành hướng xuống. Hai cạnh của vết cắt bị kéo sát vào nhau và cuối cùng là liền lại với nhau.

Nhiều người say mê bonsai thích tạo vết cắt ở phía trên, thay vì dưới chỗ cành giao nhau với thân cây. Cách này sẽ làm vết cắt mở ra và không bị nhìn thấy cho đến khi vết cắt liền sẹo và lấp đầy được chỗ khuyết.

Về cơ bản thì cả hai cách đều tốt và nên được dùng phù hợp với loài cây được uốn; một số loài hình thành sẹo nhanh để lấp đầy chỗ trống của vết cắt hình chữ V, với các loài này thì nên dùng cách tạo vết cắt ở phía bên dưới, cuối cành.

Kỹ thuật uốn cành

Kỹ thuật uốn cành, tạo thế cho cây bonsai là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi bonsai nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm bonsai sẽ biết nên chọn thời điểm nào để thực hiện các kỹ thuật uốn cành.

1. Kỹ thuật uốn cành

– Vì một lý do khách quan hay chủ quan nào mà bạn buộc phải uốn nắn những cành cây dễ gãy hoặc quá to thì đó là một việc làm khó. Đôi khi chỉ vì sơ ý, bạn có thể làm hỏng cả cây cảnh. Dưới đây là một vài gợi ý và phương pháp giúp cho bạn tham khảo khi gặp các trường hợp khó khăn như vậy.

– Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.

– Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo thế cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.

– Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây.

– Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng.

– Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây.

– Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi – lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngoèo sẽ giữ nguyên hình dáng

2. Kỹ thuật uốn cành to, cành dễ gãy

– Việc uốn cành, tạo dáng cho cây bonsai là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi bonsai nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm bonsai sẽ biết nên chọn thời điểm nào để uốn cành. Vì một lý do khách quan hay chủ quan nào mà bạn buộc phải uốn nắn những cành cây dễ gãy hoặc quá to thì đó là một việc làm khó. Đôi khi chỉ vì sơ ý, bạn có thể làm hỏng cả cây bonsai. Dưới đây là một vài gợi ý và phương pháp giúp cho bạn tham khảo khi gặp các trường hợp khó khăn như vậy.

– Cần xác định độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều có một độ cong nhất định tùy vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành này, nếu bạn cố sức uốn theo cách của mình thì cần phải làm thật chậm, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì bạn nên nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng mà “sôi hỏng bỏng không”.

– Theo kinh nghiệm và kiến thức về các loại cây của bạn mà bạn biết rằng mỗi loại cây có độ mềm dẻo khác nhau, do đó tùy vào loại cây mà bạn chọn cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết độ uốn của cành cây như thế nào thì trước tiên hãy uốn ở một mức độ nào đó đã, rồi để cho cây quen dần, ít hôm sau bạn lại uốn tiếp.
– Sử dụng dây chằng xoắn để uốn các cành to và khó uốn vì phương pháp cuốn dây đối với những trường hợp này gần như không thể thực hiện được. Dây chằng xoắn thường được sử dụng là loại dây đồng mảnh có đường kính từ 1 – 1,5mm. Bạn có thể buộc đầu kia của dây chằng vào các điểm neo khác nhau, chẳng hạn như một cành cây khác, hoặc một nhánh cây gãy, hay là cái lỗ bên hông chậu, hoặc cũng có thể buộc vào một sợi rễ to nào đó, hay thậm chí vào một cái móc, cái đinh vít được đóng vào thân cây. Điều lưu ý đầu tiên khi sử dụng dây chằng để uốn cành là để ý đến phần đệm. Sợi dây mảnh sẽ cứa đứt thân cành nếu bạn không đệm vào đó 1 miếng cao su.

– Bạn dùng một thanh kim loại chắn ngay điểm giữa để xoắn dây. (Ở đây để hình được rõ, chúng tôi không thể hiện phần đệm, nhưng bạn vẫn phải luôn chú ý đến vấn đề đó). Lợi thế của biện pháp này là hai phần dây ở hai bên xoắn vào nhau, do đó đoạn dây ngắn đi, và kéo các cành cây lại với nhau với một lực rất mạnh. Nó đặc biệt hữu ích khi bạn dùng để uốn những cành cây cực kì “khó nắn”, tốt hơn nhiều so với cách dùng tay. Hơn nữa, đối với những cành cây giòn hoặc có nguy cơ dễ bị nứt, bị gãy, dây chằng xoắn có thể giúp giữ được chúng trong vòng nhiều tuần, giảm nguy cơ làm hỏng cành cây.

– Phần thân chính của cây Thích đỏ Nhật Bản này đã bị chết ngọn. Để lấp đầy khoảng trống tán lá trên đỉnh, cần phải kéo những cành cây to dày và dễ gãy xung quanh lại với nhau. Và điều này đã được thực hiện nhờ dùng biện pháp xoắn dây chằng với một điều độ thích hợp

– Ngoài phương pháp sử dụng dây chằng xoắn, hiện nay trên thị trường có 1 số dụng cụ uốn cành chuyên dụng, tùy trường hợp, bạn có thể sử dụng tăng đơ hoặc nẹp

– Sử dụng nẹp uốn: Nguyên tắc uốn của dụng cụ này giống như phương pháp dùng dây chằng xoắn, chỉ khác ở chỗ thay vì kéo cành cây cần uốn và điểm neo lại với nhau bằng cách xoắn sợi dây chằng, thì bạn dùng 1 thanh kim loại để siết chặt 2 đầu của nẹp uốn lại.

– Nẹp uốn có ưu điểm là (nếu đủ dài), nó có thể kéo được cành cây nhiều hơn so với khoảng cách giới hạn mà biện pháp dây chằng xoắn mang lại. Tuy nhiên, nếu dùng trong khoảng không gian chật hẹp thì hơi bất tiện, và thậm chí không thể áp dụng được cách làm này.

– Khóa uốn cành là một loại dụng cụ bằng kim loại có hai răng giúp kẹp chặt cành cây, cho phép người dùng có thể tác động mạnh hơn đến cành, uốn chúng vào đúng vị trí mà mình mong muốn (sau đó chúng ta sẽ buộc dây chằng vào vị trí đó).

– Nẹp ba chân cũng là một dụng cụ để uốn các cành cứng. Với hai chân bên ngoài được móc vào cành, chân chính giữa từ từ (bằng cách điều khiển mức ren) sẽ uốn cong cành cây. Tuy nhiên dụng cụ uốn này ít được ưa chuộng vì nó rất dễ làm thương tổn đến thân cây, ngay cả khi đã dùng miếng lót cao su. Thêm nữa, những cành cây khả dĩ dùng “nẹp ba chân” được thì cũng có thể dùng dây quấn, dây chằng là những phương pháp thông dụng hơn.

– Những kỹ thuật mà chúng tôi nêu trên giúp tăng thêm khả năng uốn được những cành cây to, tuy vậy, nếu cành cây quá to hoặc quá giòn thì cũng không thể nắn chúng theo vị trí mà mình mong muốn được, mà trước tiên bạn phải làm yếu cấu trúc của nó đã, việc này sẽ hỗ trợ cho các dây chằng hay dây quấn hoạt động được tốt hơn. Phần tiếp theo sẽ đề cập đến kỹ thuật tạo một mấu hình chữ V trên cành cây.

3. Kỹ thuật làm yếu cành trước khi uốn

– Cũng giống như thân cây, cành cây chứa những lớp tế bào sống (nằm ngay dưới vỏ cây) bao quanh phần lõi gỗ “chết” bên trong. Nhiệm vụ của phần lõi này là giữ sức và cấu trúc của cây.

– Cấu trúc này hỗ trợ các tế bào sống, giữ cho tán lá nằm đúng vị trí và đủ sức nâng đỡ sao cho cành cây không bị ngã đổ ngay cả khi bị tuyết phủ đầy hay bị những cơn gió vùi dập.

– Phần lõi gồm các tế bào gỗ chết kể trên chính là phần mà chúng ta cần phải tác động đi khi uốn cây. Chúng ta cũng có thể làm yếu hay lấy đi phần lõi gỗ này để làm cho các phần tế bào sống xung quanh yếu đi, và rồi cả cành cây cũng thế.

– Có nhiều kỹ thuật làm yếu cành để uốn cây, đó là những kỹ thuật “cao cấp” và chỉ những người nào chăm sóc được cây thật tỉ mỉ và có kinh nghiệm mới có thể thực hành được, vì nó cũng có mặt nguy hiểm và có thể dẫn đến chết cành nếu không được chăm tốt.

– “Khắc mấu hình chữ V”, “khoét lỗ”, “chẻ cành”, và “tạo rãnh” phải được thực hiện trên những thân cây khỏe mạnh và trên những cành cây sung sức nhất để nó có thể liền lại vết thương và phục hồi sức sau chấn thương. Mặt trái của phương pháp này là, có thể vết thương quá lớn, cây không lành lại nổi, đối với những vết thương như thế, bạn không nên tạo phía trước của cây, thậm chí bạn có thể “ngụy trang” sao cho nó giống hình dạng gỗ mục tự nhiên như “uro” (vết lõm hình lòng chảo) hay “shari” (những đoạn lõi gỗ tự nhiên thường thấy trên các loại cây có quả hình nón như cây thông và cây tùng cối).

4. Xác định thời điểm uốn

– Một số người đam mê nghệ thuật bonsai cho rằng nên thực hiện những tác động mạnh lên cây vào mùa đông, khi cây đang ngủ đông, để nhằm mục đích “lừa” chúng, thực chất đó là những ý tưởng sai lầm, và phần nào lệch lạc.

– Nếu thực hiện vào lúc chớm giữa đông, thời kỳ ngủ đông của cây, thì cây sẽ không thể liền vết thương được cho đến khi nó trở lại hoạt động bình thường vào vài tuần hay vài tháng sau đó. Như vậy sẽ làm cho các vết thương cứ bị phơi trần ra và trầm trọng thêm trong một khoảng thời gian quá dài. Do vậy, bạn nên thực hiện những kỹ thuật này vào lúc cây đang phát triển thuận lợi và những nguy hại do thời tiết băng giá gây ra cũng được giảm xuống mức thấp nhất.

– Đối với hầu hết các loài cây thì hoạch định thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng cuối hè, hoặc đầu tháng 8, vì ít ra từ lúc đó vẫn còn khoảng 6 tuần nữa thì thời tiết đông giá mới thực sự bắt đầu.

– Vào giữa mùa hè, cây bắt đầu ra lá và chồi non mới, đây là khoảng thời gian phát triển, là lúc cây tràn trề sinh lực nhất. Tiến hành những kỹ thuật trên vào thời điểm từ giữa đến cuối hè sẽ giúp cây phục hồi nhanh nhất, không những giảm thiểu được nguy cơ bị sâu mọt ăn hết chồi non hay bị nhiễm bệnh mà còn không cản trở quá trình phát triển của cây.

– Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời điểm thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi. Còn đối với những loài sớm rụng lá, có khả năng sẽ chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.

– Tốt hơn hết, luôn dùng dây đồng và/hoặc dây chằng để uốn trước khi sử dụng những kỹ thuật này

5. Một số kỹ thuật uốn cây

a) Kỹ thuật khắc hình chữ V

– Khắc hình chữ V đơn giản chỉ là cắt ngang bề rộng của thân cây, rồi uốn nó theo vị trí mà mình mong muốn. Đây là một phương pháp uốn nhanh và tác động trực tiếp vào chỗ cần uốn, tuy nhiên, nó có thể gây ra vết chai sần hay phồng rộp ở ngay chỗ khắc chữ V.

– Có thể dùng phương pháp này cho các loài cây sớm rụng lá, hay cây lá rộng, vì dòng nhựa lưu thông của nó không quá chặt chẽ liên tục như các loài cây có quả hình nón (nếu dòng nhựa chạy đến các nhành cây thứ cấp hoặc các tán lá bị đứt giữa chừng thì những chồi hay lá đang phát triển sẽ bị và có nguy cơ bị sâu mọt phá hoại).

– Cần quấn dây hay buộc dây chằng vào cành được uốn để giữ cho cây ở đúng vị trí trong khoảng thời gian nó hồi phục và tạo ra vết chai sần.

– Nên bôi một lớp dầu bôi trơn xung quanh lớp gỗ thượng tầng bị lộ ra đối với những cây thuộc họ có quả hình nón, hoặc dùng bột hồ bôi lên vết cắt cho các loài sớm rụng lá.

– Hai vết cắt hình chữ V được tạo ra ở quãng chia 2/3 chiều dài cành cây được uốn. Nếu vết cắt không đủ sâu thì chỗ uốn sẽ không được gọn gàng và suôn sẻ. Để tạo ra vết cắt hình chữ V, bạn dùng cây cưa mỏng và nên tạo thành hình tam giác để khi uốn, hai mặt bên của vết cắt sẽ gặp nhau khi chúng tạo thành vết chai sần, từ đó vết cắt sẽ ghép lại vào nhau.

– “Phương pháp này cũng rất hữu dụng khi dùng để chỉnh lại góc nơi cành cây bị lìa khỏi thân cây. Đối với trường hợp này, chỉ dùng dây không thì có thể khó mà chỉnh được.

– Có thể tạo vết cắt ở cuối cành, sau đó dùng dây quấn hay dây chằng để kéo cành hướng xuống. Hai cạnh của vết cắt bị kéo sát vào nhau và cuối cùng là liền lại với nhau.

– Nhiều người say mê bonsai thích tạo vết cắt ở phía trên, thay vì dưới chỗ cành giao nhau với thân cây. Cách này sẽ làm vết cắt mở ra và không bị nhìn thấy cho đến khi vết cắt liền sẹo và lấp đầy được chỗ khuyết.

– Về cơ bản thì cả hai cách đều tốt và nên được dùng phù hợp với loài cây được uốn; một số loài hình thành sẹo nhanh để lấp đầy chỗ trống của vết cắt hình chữ V, với các loài này thì nên dùng cách tạo vết cắt ở phía bên dưới, cuối cành.

b) Kỹ thuật tạo rãnh

– Khoét lỗ và tạo rãnh là việc lấy đi phần gỗ trong giữa thân của cành cây mà bạn muốn uốn. Đó có thể là khoét lấy gỗ theo một đường rãnh chạy dọc cành cây, hoặc là tạo ra một cái lỗ để có thể tập trung lực uốn mà không phải chiếm nhiều diện tích trên cành cây.

– Trên đây là hình cây xô thơm (loại này hiếm khi được trồng làm bonsai, nó cũng gần giống như cây hoa oải hương và cây hương thảo). Gỗ của loài cây xô này rất giòn, chiếc cành dài 25cm, đường kính 1 inch này mọc quá thẳng, nó đã từng bị gọi là cái cành “trêu ngươi”, vì chĩa thẳng vào hướng mắt nhìn của người xem.

– Nếu uốn mà chưa tạo rãnh cho nó, cành cây có thể bị gãy. Do đó, người ta tạo một đường rãnh, hay rạch một khía sâu vào thân của cành cây để làm cho nó mỏng hơn, từ đó sẽ dễ uốn hơn. Như các bạn đã thấy trong hình, sau khi tạo rãnh chúng ta có thể quấn dây và uốn cành được.

– Nhưng bạn cũng nên để ý vết thẹo của nó. Trong trường hợp đặc biệt này, cái rãnh trên cành cây có thể không lành lại được, và hiện rõ ra bên ngoài. Tuy nhiên, cành cây này cũng có nhiều vết tích của kỹ thuật “lột vỏ” và “làm chết” rồi, nên nó rãnh này có thể hòa hợp với toàn cảnh nhìn chung của cành cây. Bạn có thể thay thế chỗ rạch rãnh xuống phía bên dưới cành để ít ra nó không được nhìn thấy trực diện từ phía bên ngoài.

c) Kỹ thuật khoét lỗ

– Đối với cành cây táo gai trong hình trên, yêu cầu đưa ra là phải làm yếu cấu trúc của đoạn cành dài và thẳng đuột của nó, sau đó vít đầu cành xuống. Vì đây là cành cụt, do đó ta tránh không nên dùng biện pháp uốn mà phải tạo ra một vết thương dài (như kỹ thuật tạo rãnh), thay vào đó, ta tạo ra một cái lỗ trên cành cây.

– Để che đi vết thương sau khi uốn, người ta tạo một cái lỗ ở phía sau cành cây bằng cách dùng một chiếc máy quay với mũi khoan bào soi nhỏ. Bạn càng lấy được nhiều gỗ bên trong ra càng tốt, miễn là không làm tổn thương đến lớp gỗ thượng tầng là được.

– Sau khi khoan lỗ xong thì có thể dễ dàng uốn được cành cây xuống theo đúng vị trí mong muốn với hai sợi dây chằng.

– Sau khi đã uốn được cành vào đúng vị trí, ta trám đầy lỗ bằng rêu nước rồi lấy dây nhựa đen băng chặt lại. Cách làm này sẽ giúp bảo vệ được vết thương khi mùa đông đến.

d) Kỹ thuật xẻ cành

– Bản chất của kỹ thuật này là việc xẻ đôi một cành cây to để tao thành 2 nửa mỏng hơn, dễ uốn hơn. Tuy nhiên, những người chơi bonsai thường ít áp dụng kỹ thuật này vì hiệu ứng thẩm mỹ của nó. Sau khi viết thương đã liền lại trên cành cây luôn có xu hướng tạo thành vệt chai sần không đẹp mắt và thiếu tự nhiên.

– Đây là một trường hợp thực tế của một cành cây táo gai, nó đã được dùng cưa xẻ làm đôi và sẵn sàng chờ uốn.

– Tuy nhiên, kỹ thuật xẻ cành cũng khá quan trọng trong nghệ thuật bonsai. Nó rất hữu dụng khi bạn muốn uốn phần sống của một cành hay thân cây khác đi so với cấu trúc của phần lõi gỗ chết bên trong bằng cách dùng cưa hay dụng cụ xẻ cành.

– Những hình ảnh trên đây cho thấy áp dụng kỹ thuật xẻ cành, người ta đã tách được thân cây tùng cối ra xa phần gỗ chết, điều này là không thể làm được nếu chỉ dùng acc1 dụng cụ uốn, nắn thông thường.

6. Một số điểm cần lưu ý

– Những kỹ thuật đã được mô tả trong loạt bài viết về chủ đề này, như: tách chữ V, khoét lỗ, tạo rãnh và xẻ cành…, tất cả đều có nguy cơ gây chết cành to, hoặc thậm chí làm chết cả cây nếu không được thực hiện đúng và có những biện pháp chăm sóc thích hợp sau khi thực hiện. Đây có thể gọi là những kỹ thuật cao cấp, và chỉ nên làm đối với các cây và cành đang khỏe mạnh, sung sức để chúng có thể chịu được những tổn thương nặng.

– Hãy bảo vệ vết thương bằng cách mà bạn vẫn hay dùng, hoặc có thể bọc vết thương lại (hiện đang có những tranh cãi về việc liệu có nên bọc hết tất cả hay chỉ vài vết thương thôi). Theo kinh nghiệm của một số người chơi bonsai thì có thể dùng dầu bôi đặc chiết xuất từ dầu hỏa, hoặc dùng dầu hôi để bôi vào những vết thương hở ở lớp gỗ thượng tầng.

– Khi bạn khoét lỗ hay tạo rãnh, nhớ chỉ lấy đi phần gỗ vừa đủ để uốn mà không cần phải xẻ cành, hoặc nếu không thì bạn có thể lấy đi phần vỏ cây hay lớp vỏ thượng tầng xung quanh, nhưng nhớ là chừa gỗ lại để đảm bảo cành cây vẫn đủ khỏe để đỡ lấy sức nặng của nó. Hãy kiểm tra độ dẻo của cây song song với quá trình khoét lấy gỗ. Nếu trong quá trình lấy gỗ từ giữa thân cây mà bạn thấy phần gỗ thượng tầng màu xanh thì có nghĩa là bạn đã khoan vào quá sâu rồi đấy. Bạn nên bịt kín chỗ đó lại, rồi tiến hành lấy gỗ ở chỗ khác.

– Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện những kỹ thuật đã mô tả ở loạt bài viết này là vào cuối hè, hoặc đầu tháng 8 khi cái nóng của mùa hè đã đi hết, và như vậy thì sẽ có nhiều thời gian hơn cho vết thương bắt đầu liền lại trước khi mùa đông băng giá đến. Hãy làm trong thời gian cây còn hoạt động (còn nhiều lá), cây sẽ có thể ghi nhận ngay lập tức các tác động và có phản ứng kịp thời.

– Hãy tạm thời tạo rãnh, khoét lỗ hay xẻ cành trước, rồi vài tuần hay vài tháng sau hãy tiến hành uốn cây nếu chưa có kinh nghiệm.

– Uốn cây bằng dây quấn, dây chằng hay các loại dây khác là cách dễ thực hiện nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: Cây hoa cảnh được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Bí quyết uốn cây Sung có dáng đẹp (P1)

TS Đặng Văn Hạnh, Trung tâm Công nghệ sinh học, ĐHQG Hà Nội cho biết: Sung là cây dễ sống, không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt. Nên thường xuyên cắt tỉa cành lá, uốn thân cành theo dáng thế mong muốn và bón lân cho cây.

Nước là yếu tố chủ yếu dẫn đến sự sinh trưởng, vì thế có thể điều tiết lượng nước tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây. Bón thúc cho cây mỗi năm 1 – 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

Để cho cây mau to ngoài cắt tỉa cành lá người ta còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây, nuôi thêm các cành tại các vị trí cần to, quá trình này giúp nhựa bơm mạnh vào vị trí cần to, ta sẽ đạt được kích thước như ý nhanh hơn. Nên trồng sung trên đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, không nên trồng ở đất cát, sỏi hoặc đất có khả năng giữ nước kém. Nên trồng sung ở những nơi có nước, trên hòn non bộ.

Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy

Những nhân viên kỹ thuật mà chính bạn đã nêu ở phần 1 của loạt bài viết này giúp tăng thêm khả năng uốn được những cành cây to, tuy vậy, nếu cành cây quá to hoặc quá giòn thì cũng không thể nắn chúng theo góc độ mà mình kỳ vọng được, mà trước tiên bạn nên làm yếu được thiết kế đi theo đã, hình thức này sẽ hỗ trợ để các dây chằng hay dây quấn chạy tốt được tốt hơn. Phần này sẽ đề cập đến kỹ thuật tạo một mấu hình chữ V trên cành cây.

Cũng giống như thân cây, cành cây chứa những lớp tế bào sống (nằm ngay dưới vỏ cây) bao quanh phần lõi gỗ “chết” bên trong. Nhiệm vụ của phần lõi này là giữ sức và cấu trúc của cây.

Cấu trúc này tạo động lực các tế bào sống, giữ cho tán lá nằm đúng góc độ và đủ sức nâng đỡ được cho phép cành cây không bị ngã đổ ngay tại khi bị tuyết phủ đầy hay bị những cơn gió vùi dập.

Phần lõi gồm các tế bào gỗ chết kể trên chính là phần mà bản thân cần phải ảnh hưởng đi khi uốn cây. người sử dụng cũng rất có thể làm yếu hay lấy đi phần lõi gỗ này để làm cho các danh mục tế bào sống bên ngoài yếu đi, và rồi cả cành cây cũng thế.

Có nhiều công nhân làm yếu cành để uốn cây, có thể coi là những nhân viên kỹ thuật “cao cấp” và chỉ các bà nào chăm chút được cây thật tỉ mỉ và có bề dày mới tất nhiên rèn luyện được, do bệnh viêm gan B cũng được ưa chuộng nguy cơ và có thể càn khiến cho chết cành cho tới khi được chăm tốt.

“Khắc mấu hình chữ V”, “khoét lỗ”, “chẻ cành”, và “tạo rãnh” phải được hoàn thành trên những thân cây khỏe mạnh và trên những cành cây sung sức nhất để nó có thể liền lại vết thương và phục hồi sức sau chấn thương. Mặt trái của bí quyết này là, chắc hẳn vết thương quá lớn, cây không lành lại nổi, đối với các vết thương như thế, bạn không nên tạo phía trước của cây, thậm chí Bạn cũng có thể “ngụy trang” đã được sự cho phép nó giống phương cách gỗ mục bỗng nhiên như “uro” (vết lõm hình lòng chảo) hay “shari” (những đoạn lõi gỗ ngay lâp tức thường thấy trên nhiều loại cây có quả hình nón như cây thông và cây tùng cối).

Tính toán chính là thời điểm thông minh để uốn cây

Một số người ham mê nghệ thuật bonsai khám phá nên để hiện thực những ảnh hưởng mạnh lên cây vào mùa đông, khi cây đang ngủ đông, để nhằm công việc “lừa” chúng, mấu chốt được coi là những ý tưởng sai lầm, và một phần nhỏ lệch lạc.

Nếu tiến hành vào lúc chớm giữa đông, thế hệ ngủ đông của cây, thì cây sẽ chưa được liền vết thương được cho đến khi nó quay lại hoạt động bình thường vào vài tuần hay vài tháng sau đó. Nếu vậy sẽ khiến cho các vết thương cứ bị phơi trần ra và trầm trọng thêm trong một khoảng 7 năm quá dài. Do vậy, bạn phải tiến hành những công nhân này vào lúc cây đang tạo nên đỉnh cao và những nguy hại do kiểu khí hậu băng giá gây ra vẫn được giảm xuống mức thấp nhất.

Đối với phần lớn các loài cây thì hoạch định chính là thời điểm đúng đắn nhất là vào khoảng cuối hè, hoặc đầu tháng 8, vì ít ra từ khi đó vẫn còn khoảng 6 tuần nữa thì thời tiết đông giá mới thực ra bắt đầu.

Vào giữa mùa hè, cây bắt tay vào ra lá và chồi non mới, đây là khoảng vài năm phát triển, là lúc cây tràn trề sinh lực nhất. Tiến hành những nhân công trên vào khoảng thời điểm từ giữa đến cuối hè giúp cho cây phục hồi nhanh nhất, không những giới hạn được cơ hội bị sâu mọt ăn hết chồi non hay bị lây nhiễm bệnh mà không cần cản trở quá trình xây dựng của cây.

Còn đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, khoảng thời điểm rất sáng suốt nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa được lưu thông giảm đi. Đối với những loài sớm rụng lá, có khả năng sẽ chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào khoảng đầu hay giữa mùa xuân trước khi quyết định cây rụng lá và mọc chồi non.

Tốt hơn hết, luôn dùng dây đồng và/hoặc dây chằng để uốn trước khi quy định những kỹ sư này

Kỹ thuật khắc hình chữ V

Khắc hình chữ V đơn giản có thể chỉ cần một cắt ngang bề rộng của thân cây, rồi uốn nó theo khía cạnh mà mình mong muốn. Vì đây là một giải pháp uốn nhanh và ảnh hưởng khá nghiêm trọng vào chỗ cần uốn, tuy nhiên, nó ngược lại là môi trường sinh ra vết chai sần hay phồng rộp ở ngay chỗ khắc chữ V.

Không thì dùng phương pháp này cho những loài cây sớm rụng lá, hay cây lá rộng, vì dòng nhựa lưu thông hiện có không quá thân thiết liên tiếp bằng các loài cây có quả hình nón (nếu dòng nhựa chạy đến các nhành cây thứ cấp và/ hoặc các tán lá bị đứt giữa chừng, thì những chồi hay lá đang phát triển sẽ bị và có mối nguy bị sâu mọt phá hoại).

Bạn cần quấn dây hay buộc dây chằng vào cành được uốn để giữ cho cây ở đúng góc độ trong khoảng thời gian nó phục hồi và là môi trường sinh ra vết chai sần.
Nên bôi một lớp dầu bôi trơn bên ngoài lớp gỗ thượng tầng bị lộ ra đối cùng với nhiều cây thuộc họ có quả hình nón, hoặc dùng bột hồ bôi lên vết cắt cho các loài sớm rụng lá.

Hai vết cắt hình chữ V được là môi trường ở quãng chia 2/3 chiều dài cành cây được uốn. Nếu vết cắt không đủ sâu thì chỗ uốn sẽ chưa hề gọn gàng và suôn sẻ. Để sinh ra vết cắt hình chữ V, bạn dùng cây cưa mỏng và nên tạo nên hình tam giác để khi uốn, hai mặt bên của vết cắt sẽ gặp nhau khi chúng xây dựng nên vết chai sần, cũng vì vậy vết cắt sẽ ghép lại vào nhau.

Với phương pháp này cũng rất cực kỳ hữu dụng khi mang lại tính chỉnh lại góc nơi cành cây bị lìa khỏi thân cây. Đối với trường hợp này, chỉ dùng dây không thì rất có thể khó mà chỉnh được.

Có thể tạo vết cắt ở phía dưới cành, tiếp theo dùng dây quấn hay dây chằng để kéo cành hướng xuống. Hai cạnh của vết cắt bị kéo sát vào nhau và sau cùng là liền lại với nhau.

Nhiều người ham mê bonsai thích tạo vết cắt sẽ ở trên, thay cho dưới chỗ cành giao nhau với thân cây. Cách này sẽ làm vết cắt giãn rộng ra và chắc chắn không bị nhìn thấy cho đến khi vết cắt liền sẹo và lấp đầy được chỗ khuyết.

Về quan trọng nhất thì cả hai cách đều tốt và nên được dùng phù hợp nhất với loài cây được uốn; hay ngắn loài hình thành sẹo nhanh để lấp đầy chỗ trống của vết cắt hình chữ V, và những loài này thì sử dụng cách tạo vết cắt nằm phía bên dưới, cuối cành.

Một ví dụ về phương pháp tạo vết cắt hình chữ V

Nguồn: Cây hoa cảnh được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nhân giống và phương pháp làm cho lá Sung nhỏ lại

Sung là loại cây có bộ gốc, rễ, thân cành rất đẹp. Song bộ lá của chúng lại quá to. Vì vậy phải có cách làm lá nhỏ lại khi trồng trong chậu.

1. Kỹ thuật làm cho lá sung nhỏ lại:

– Để cho lá cứng, già đều, hãy lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, còn phần cuống để lại. Sau vài ngày cuống lá sẽ rụng gần hết.

– Do sung không chịu hạn nên ta vẫn phải tưới nước.

– Khi mầm lá nảy ra, được 2-3 lá, dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại, không phát triển. Lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái.

– Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.

2. Kỹ thuật nhân giống

– Sung có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành, giâm cành, song thực tế nhân giống bằng hạt được chú ý hơn vì tạo cho cây con khỏe, tạo bộ rễ mong muốn khi làm kiểng.

– Nhân giống bằng gieo hạt cần chọn các quả đã chín, thịt quả mềm để lấy hạt, chà sát để lớp vỏ hạt sạch nhớt sau đó đem gieo ngay. Trước khi gieo có thể ủ hạt nơi ẩm để hạt dễ nảy mầm, đất gieo hạt cần nhỏ, mịn, sạch cỏ vì hạt nhỏ sau khi gieo thì tủ rơm, xơ dừa… để giữ ẩm cây con thì tưới nhẹ và ít tưới dần, khi cây đạt chiều cao 15 – 20 cm có thể bứng đi trồng.

Nhân giống vô tính có thể tiến hành bằng cách chiết cành, dâm cành và tách gốc song các cách này có hệ số nhân giống thấp, tỷ lệ sống không cao do đó ít được dùng.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Cách làm cho cây Sung ra nhiều quả và đúng chỗ mong muốn

Sung thường làm cảnh thường được chia làm 2 loại ,sung nếp và sung tẻ. Cây sung nếp được ưa thích hơn vì chùm quả của nó rất nhiều quả và kích thước quả không quá lớn. Việc kích thích cho cây sung ra quả là hoàn toàn có thể làm được với phương pháp đơn giản.

Làm cho cây rơi vào tình trạng no nước ,thừa chất, nhưng không úng nước . đơn giản ta chỉ cần đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây từ việc bón phân và để nước trong chậu lúc nào cũng ở tình trạng ngập tới già 1/2 chậu.

Sung là cây thân gỗ lâu năm có tên khoa học là Ficus glomerata Roxb. var. chittagonga King), thuộc chi Ficus, họ dâu tằm (Moraceae). Sung ưa đất ẩm, nhiều ánh sáng, thường mọc hoang ở những nơi như bờ sông, bờ suối, khắp các vùng đồng bằng, ven chân rừng ở những nơi hợp thủy.

Cái mà người ta gọi là quả thực ra đó là tập hợp của nhiều hoa nhỏ bên trong tạo thành quả giả hình trái lê, bên ngoài có lớp lông mịn, cuống ngắn. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh, có mùi thơm hấp dẫn. Quả thường mọc từng chùm trên thân và những cành không mang lá . Sung có nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi…cũng có những giống không cho quả, có giống khó ra quả nếu không được tác động bàn tay con người.

Nhiều người không sành đã mua phải những cây sung cảnh bán rong trên đường phố mặc dù cây còn nhỏ mà sai chi chít quả, về nhà vài ngày mới phát hiện ra là nghệ thuật gắn keo con voi.

Bạn hãy quan sát kỹ trên lá, nếu lá to hình mũi giáo, lá non có lông cả 2 mặt, lá già cứng, nhẵn, trên lá thường có những mụn nhỏ (do con sâu thuộc họ Psyllidae ký sinh) gọi là “vú sung” thì sớm muộn gì cây cũng sẽ cho quả, nếu không thấy các đặc điểm nêu trên thì có thể là giống không cho quả hoặc khó ra quả.

Trong trường hợp này bạn nên tìm những cây sung đã cho quả chiết lấy cành hoặc lấy quả chín gieo trồng và tạo cây bonsai mới nếu muốn chơi sung như một biểu tượng của sự no đủ, tốt lành và may mắn (sung nở hoa).

Nếu có các đặc điểm như nêu ở trên (đúng là giống sung cho quả), muốn cho sung ra quả có thể làm theo những cách sau:

Ngừng tưới nước cho cây 15-20 ngày, vặt bỏ hết lá trên cây. Sau đó cây sẽ ra một đợt lá mới và hình thành nụ hoa và ra trái (khoảng sau 3 tháng). Mùa hoa thường từ tháng 6-8, mùa quả tháng 9-11, do vậy nên làm vào cuối mùa xuân.

Dùng dao khía vài nhát vào thân cây cho chảy nhựa (khứa vừa đến phần gỗ), chỗ gần gốc cây sẽ kích thích cây ra hoa, ra quả.

Nếu trồng trong chậu thì nên thay chậu to hơn, thay từ 1/2 đến 2/3 đất mới có bổ sung phân vi sinh, moi lỗ xung quanh chậu bón xác con cá hố biển muối sơ bít các lỗ thoát nước lại, ngưng tưới nước hoàn toàn cho tới khi cây rụng hết lá, khía thêm vài nhát nơi thân nhẵn, sau 2-3 tháng cây sẽ thay lá mới và sẽ ra, ra quả.

Sau mỗi đợt ra quả bạn cần bón bổ sung một lượng phân NPK, tưới nước thường xuyên cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, mã quả đẹp theo ý muốn. Khi quả đã rụng hết còn lại cùi hoa bám vào thân cây mẹ, sang năm từ cùi hoa này sẽ đâm ra những chồi hoa mới, tiếp tục cho quả.

Lưu ý :

Nếu cắt bỏ những cùi hoa này thì cây sẽ không tự mọc ra chồi mới ở vị trí đó nữa, quả sung sẽ mọc ra ở những chỗ mới nơi thân đủ già, ngày càng lên cao nên mất cân đối và rất xấu. Vì vậy, khi thay chậu không được cắt bỏ các cùi hoa này. Muốn trái ra chỗ khác cũng nên khía nhẹ như đã nói ở trên.

Những quả mọc trên cành thường ko nên để vì sẽ làm chết cành nên vặt bỏ sớm hơn ,để giữ cành ko lao .

Nếu do chăm sóc nhiều, lá sung to, dày nên không đẹp, muốn làm cho lá nhỏ lại, khi mầm lá nẩy ra được 2-3 lá, bạn dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại không phát triển, lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái.

Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Quy trình sản xuất rau sup lơ an toàn

Rau súp lơ là một loại thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Để nâng cao giá trị cũng như tăng tính an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật sản xuất rau súp lơ an toàn

1.Giống trồng

Nguồn giống: Sử dụng các giống chất lượng cao được cung ứng từ các Công ty có
uy tín và một số giống địa phương trong nước. Nên sử dụng các giống lai F1 để cây khỏe, hoa đều và năng suất cao.

2. Vườn ươm

Gieo hạt trên luống đất: 

– Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Xử lý đất bằng Mocab (20 ml/8 lít) và
Sincosin (30 ml/8 lít) tưới hoặc phun đều trước khi phay đất để hạn chế tuyến trùng. 1ha cải bắp cần 200 – 250 m2 vườn ươm. Lên luống cao 25 – 30 cm, rộng 80 – 100 cm.

– Lượng phân bón lót cho 1 m2 vườn ươm là: 1,5 kg phân chuồng, 150 gam phân
lân super, 100 gam kali.

– Cách bón: Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ
lên mặt luống dày 1,5 – 2,0 cm.

– Lượng hạt cần cho 1 ha là 400 – 600 gam, lượng hạt gieo cho 1 m2 vườn ươm là
1,5 – 2,0 gam.

– Cách gieo hạt: hạt giống nên ngâm trong nước ấm 54 ºC trong thời gian 20 phút
trước khi gieo. Hạt gieo đều trên mặt luống, sau khi gieo phủ 1 lớp trấu hoặc rơm rạ chặt
ngắn 5 – 10 cm, sau đó dùng ô roa tưới đẫm nước. Trong 3 – 5 ngày sau gieo tưới nước 1-2 lần/ngày, khi hạt đã nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất ngừng tưới 1 – 2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần. Khi cây được 2 – 3 lá thật tỉa bỏ cây bệnh, cây dị dạng, để khoảng cách
cây x cây 3 – 4 cm/cây. Tuyệt đối không tưới phân đạm trong giai đoạn vườn ươm.

– Vườn ươm gieo cây con nên có mái che mưa bằng nilon hoặc tốt nhất gieo trong
nhà lưới sáng để giữ cho cây không bị ảnh hưởng bởi mưa hoặc nắng quá.

Gieo hạt vào khay bầu:

– Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều cây,
nên sản xuất cây con trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với 40
hốc/khay.

– Vật liệu làm bầu: gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc mùn mục và 30% phân
chuồng mục. Các thành phần trên được trộn đều và đổ đầy các hốc trên khay, ấn nhẹ, rồi xếp khay trên giá cao cách mặt đất ít nhất 50 cm trong nhà lưới có che mái bằng vật liệu sáng.

– Tiêu chuẩn cây giống tốt: phiến lá tròn, đốt ngắn, cây mập, lùn. Cây có 5 – 6 lá
thật thì nhổ trồng. Sau khi gieo hạt 20 – 25 ngày cây con sẽ đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

3 Chuẩn bị đất trồng

– Vị trí đất trồng: Khu vực trồng phải cách ly với khu vực bị ô nhiễm, không bị ảnh
hưởng trực tiếp từ các nguồn chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ, nghĩa trang, đường giao thông lớn.

– Đất trồng nên chọn khu vực đất cao, dễ thoát nước nhưng chủ động nguồn nước
tưới, có tầng canh tác dày 20 – 30 cm. Đất thịt nhẹ hoặc cát pha có độ pH từ 6- 6,5. Nếu
pH thấp hơn thì dùng vôi bột để tăng pH.

– Ngoài ra, đất phải được xác định hàm lượng một số kim loại nặng trước khi sản
xuất và trong quá trình sản xuất đảm bảo không vượt quá ngưỡng cho phép.

– Nên chọn đất luân canh với cây lúa nước hoặc các cây trồng khác… để tránh sâu
bệnh tồn dư, lây nhiễm…

– Đất trồng cần được cày bừa kỹ, làm nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, nên xử lý sâu
bệnh bằng vôi bột (500 – 1.000 kg/ha)

– Làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 25 – 30 cm, mặt luống rộng từ 0,9 – 1,0 m (vụ
sớm mặt luống làm kiểu mui rùa để tránh ngập úng khi gặp mưa, chính vụ làm mặt luống bằng phẳng dễ thoát nước).

4. Kỹ thuật trồng

4.1 Thời vụ trồng

– Vụ sớm gieo từ tháng 7 – 8, trồng tháng 8 – 9.

– Chính vụ gieo từ tháng 9 -10, trồng tháng 10 – 11.

– Vụ muộn gieo từ tháng 12, trồng tháng 1 – 2 năm sau.

4.2 Cách trồng

Nhẹ nhàng nhấc cây ra khỏi khay bầu, hoặc nhổ cây tại luống đã tưới nước đủ ẩm.
Đặt cây con vào hốc, vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm gốc để cho chặt gốc.
Trồng hàng ba với khoảng cách 30 x 35 cm, mật độ 55.000 cây/ha, trồng buổi
chiều, trồng xong tưới duy trì đủ ẩm sau khi trồng để cây bén rễ tốt.

4.3 Tưới nước và chăm sóc

– Sau khi trồng, mỗi ngày tưới đủ ẩm 1 lần. Khi cây hồi xanh 2 -3 ngày tưới một
lần; có thể tưới rãnh cho cây, khi đủ ẩm phải tháo hết nước ngay.

– Nếu có điều kiện nên tưới phun mưa vào các buổi chiều tối sẽ có tác dụng rửa trôi
bớt trứng, sâu non sâu tơ và hạn chế bướm sâu tơ đến đẻ trứng.

– Che đậy hoa: Che hoa là một biện pháp kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ hoa, hạn
chế bệnh. Sau trồng 40 – 50 ngày (giai đoạn nụ hoa có đường kính 4 – 5 cm) có thể bẻ lá già để che hoa.

5 Phân bón

Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước
phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho rau. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học. Lượng bón và phương pháp bón như sau:

Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 – 14 ngày trước khi
thu hoạch.

6. Phòng trừ sâu bệnh

6.1 Biện pháp canh tác, thủ công, sinh học

– Nên chọn các loại đất luân canh với cây trồng khác rau họ Thập tự; đối với các
vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh
chuyển tiếp.

– Dùng biện pháp thủ công: ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp
dụng với sâu xám, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh héo xanh đem tiêu huỷ.

– Sử dụng bẫy pheromone để bắt trưởng thành sâu tơ từ đầu đến cuối vụ.

6.2 Biện pháp sử dụng thuốc BVTV

Xử lý cây giống trước khi trồng: Nên xử lý cây giống bằng cách phun thuốc hóa học có hiệu lực cao, kéo dài (Regent 800 WG, Rambo 800 WG, Match 50 EC …) lên cây giống trong vườn ươm trước khi nhổ trồng từ 2 – 3 ngày để hạn chế sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, rệp muội…

Giai đoạn đầu vụ (sau trồng – trải lá bàng): 

– Cần chú ý các đối tượng: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám, bọ
nhảy sọc cong, rệp, bệnh héo xanh … Riêng đối tượng rệp, bọ nhảy cần kiểm tra và xử lý
triệt để tránh lây lan và phát sinh mạnh ở các giai đoạn sau.

– Sử dụng thuốc BVTV thế hệ mới để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao.

+ Sâu tơ: Mật độ 7 – 10 con/m2, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám: > 2
con/m2, có thể dùng các loại thuốc có hoạt chất Lufenuron; Indoxacarb…

+ Rệp muội: > 20% cây bị cấp 1 – 2 có thể dùng các loại thuốc có hoạt
chất Imidacloprid; Fipronil…

+ Bọ nhảy: Mật độ 15 – 20 con/m2, có thể dùng các loại thuốc có hoạt
chất Acetamiprid; Nereistoxin…

+ Bệnh thối gốc, thối lá: > 15% tỷ lệ cây, lá bị bệnh có thể dùng các loại thuốc có
hoạt chất Metalaxyl; Validamycin…

Giai đoạn giữa vụ (trải lá bàng – nụ nhỏ):

– Chú ý các đối tượng: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và sâu khoang.

– Sử dụng các loại thuốc nguồn gốc sinh học để phòng trừ khi mật sâu bệnh cao
như: sâu tơ > 30 con/m2; sâu xanh, sâu khoang ≥ 4 con/m2 có thể dùng thuốc có hoạt
chất Emamectin benzoate; Abamectin…

Giai đoạn cuối vụ (15 – 20 ngày trước thu hoạch): 

– Chú ý các đối tượng: Sâutơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và bệnh thối hoa.

– Khi mật độ sâu cao (sâu tơ > 60 con/m2; sâu xanh, sâu khoang: > 5con/m2) có thể
dùng thuốc thảo mộc có hoạt chất Matrine, thuốc sinh học Bt và các loại thuốc nguồn gốc sinh học tương tự như giai đoạn giữa vụ để phòng trừ.

– Đối với bệnh thối lá, hoa lơ khi tỷ lệ bệnh phát sinh > 5% có thể dùng các loại
thuốc có hoạt chất Acrylic, Streptomycin sulfate, Validamycin…

Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly đối với từng loại thuốc theo hướng dẫn trên nhãn
thuốc.

7. Thu hoạch

Khi tuổi hoa lơ được 15 – 20 ngày, xung quanh mặt hoa có hiện tượng rão là thu
hoạch tỉa (cây lớn trước, cây bé sau). Loại bỏ lá gốc chỉ để một số lá sát hoa. Chú ý không rửa, đưa hoa lơ vào bao bì để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Nguồn: tuaf.edu.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Phát triển cây súp lơ xanh Nhật Bản trên vùng đất Măng Đen

Măng Đen (Kon Plông) là vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại rau hoa xứ lạnh, trong đó có cây súp lơ xanh Nhật Bản.

Để giúp người dân từng bước làm quen với các loại rau hoa xứ lạnh, năm nay Trung tâm Khuyến nông-khuyến ngư tỉnh đã hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho 21 hộ dân ở thôn Tu Rằng, xã Măng Cành trong vùng quy hoạch phát triển rau hoa xứ lạnh Măng Đen trồng thử nghiệm 1ha súp lơ xanh Nhật Bản.

Theo đánh giá từ các hộ dân tham gia thực hiện mô hình, mặc dù là vùng đất mới được khai hoang, lớp mùn trên bề mặt của đất san ủi không đều, khâu cải tạo nâng cao độ mùn của đất chưa có thời gian hoàn thiện, nhưng cây súp lơ xanh Nhật Bản sinh trưởng và phát triển tốt.

Ông Nguyễn Hoàng Khương – người thực hiện mô hình cho biết, mặc dù mới trồng thử nghiệm, kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng cây súp lơ Nhật Bản đã khẳng định được hiệu quả kinh tế. Theo quy trình kỹ thuật, mật độ trồng 30.000 cây/ha, trừ khoảng 10% cây hao hụt (cây trồng bị chết hoặc sinh trưởng kém), còn lại khoảng 27.000 cây/ha cho thu hoạch. Bình quân mỗi cây súp lơ cho khoảng 0,5kg. Với giá bán từ 20-25 nghìn đồng/kg, tính ra 1ha súp lơ cho thu nhập từ 270-300 triệu đồng/lứa.

Theo các cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông-khuyến ngư, để trồng súp lơ cho năng suất cao, người trồng cần nắm vững kỹ thuật. Về đặc tính sinh học, súp lơ có bộ rễ ăn nông (ở lớp đất 10 – 15 cm) và ít lan rộng, bán kính hoạt động của bộ rễ chỉ 35 – 50cm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho súp lơ sinh trưởng và phát triển là 150 – 180C. Từ 250C trở lên cây mọc kém, chậm, mau hóa già, hoa súp lơ bé và dễ nở. Nếu độ ẩm không khí thấp, đất lại không đủ ẩm thì hoa súp lơ bé, chóng già, năng suất thấp. Ngược lại, nếu độ ẩm không khí cao (trên 90%) kết hợp với nhiệt độ cao thì hoa dễ thối. Độ ẩm thích hợp để súp lơ sinh trưởng tốt là 50 – 80%. Trồng súp lơ là để thu hoạch bộ phận hoa chưa nở dùng làm thực phẩm. Bộ phận này mềm, xốp ít chịu được mưa nắng.

Cây súp lơ xanh Nhật Bản phát triển tốt trên vùng đất Măng Đen.

Về đất trồng, súp lơ ưa đất thịt nhẹ, nhiều mùn, có độ pH = 6,0. Súp lơ cần lượng phân bón gấp đôi so với cây cải bắp, 70 – 75% lượng chất dinh dưỡng tập trung vào thời kỳ làm hoa. Vì thế, bà con coi trọng việc bón thúc cho súp lơ trong thời kỳ súp lơ gần ra hoa.

Cũng theo Trung tâm Khuyến nông-khuyến ngư, thời vụ gieo trồng súp lơ chia làm 2 vụ. Vụ sớm: gieo tháng 7, tháng 8, trồng tháng 8 – 9. Vụ chính: gieo tháng 10 – tháng 12, trồng tháng 11 – 12. Trước khi đem gieo, bà con ngâm hạt vào nước nóng 500C trong 25 – 30 phút để diệt các nấm bệnh bám ở vỏ hạt giống, đồng thời tăng tỷ lệ mọc của hạt khi gieo. Lượng hạt gieo trên 1m2 khoảng 3,5 – 4g (1 ha gieo 400g đến 600g). Sau khi gieo hạt phải tưới giữ ẩm từ 65 – 70% (chú ý che mưa nắng cho cây giống). Riêng đối với súp lơ vụ sớm, sau khi cây con mọc được 15 – 18 ngày thì phải đem giâm.

Đất giâm súp lơ vụ sớm cũng làm luống như lúc gieo hạt, cây cách cây 5 – 6 cm theo hình nanh sấu. Cây súp lơ cần giâm vào buổi chiều để cây đỡ héo, mau bén rễ. Giâm xong, tưới nước giữ ẩm ngay. Cây giống giâm được 20 – 25 ngày thì nhổ đem trồng. Vụ sớm làm luống cao; vụ chính làm luống thấp và phẳng. Lượng phân bón lót cho 1 ha súp lơ cần 40 tấn phân chuồng, 50 kg urê, 25 kg lân, 70 kg ka li. Các loại phân trộn đều nhau rồi bón theo hốc trồng. Việc bón thúc dùng phân urê (20 kg/ha) pha loãng/kỳ tưới. Bón thúc kỳ 1 sau khi trồng súp lơ độ 15 ngày; kỳ 2 sau kỳ 1 từ 10 – 12 ngày; kỳ 3 khi cây đã chéo nõn.

Trong quá trình chăm sóc, bón phân và tưới nước bà con cũng có thể lựa chọn các dòng phân bón sinh học để bón qua lá nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí về phân bón hóa học cũng như thuốc bảo vệ thực vật tạo ra dòng nông sản an toàn. Một trong những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đó chính là chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái- được sản xuất theo công nghệ nano tiên tiến kết hợp với công nghệ sinh học hiện đại. Chế phẩm sinh học này được coi là một giải pháp toàn diện cho nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Nguồn: Báo Kontum được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây Súp lơ

Súp lơ ( Brasica cauliflora L.) là loại rau dễ tiêu thụ, giá bán tương đối cao nên được nhiều nông dân chọn trồng trong vụ đông.

Bộ phận của cây súp lơ được làm thực phẩm là toàn bộ phần hoa chưa nở. Bộ phận này mềm, xốp nên không chịu được mưa nắng.  Súp lơ có bộ phận lá rất phát triển so với su hào, nhưng bộ rễ phát triển kém hơn nhiều, ăn nông (ở lớp đất 10 – 15 cm) và ít lan rộng, bán kính hoạt động của bộ rễ chỉ 35 – 50 cm. Vì vậy, cây súp lơ chịu hạn, chịu nước kém.

Để giúp nông dân trồng súp lơ hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản trồng và chăm sóc loại rau này.

1. Thời vụ

Súp lơ là loại cây chịu được lạnh, nhiệt độ thích hợp 15 – 180C.

– Vụ sớm: gieo tháng 7 – đầu tháng 8, trồng tháng 8 – 9. Vụ này nên sử dụng các giống chịu nhiệt, chín sớm.

– Vụ chính: gieo tháng 9 – 10, trồng tháng 10 – 11.

– Vụ muộn: gieo tháng 11, trồng vào tháng 12. Vụ này không dùng giống chín sớm, nên sử dụng các giống chịu rét, chín muộn.

Tuổi cây giống súp lơ đem trồng tốt nhất có 4 – 5 lá thật. Trồng cây giống quá tuổi sẽ cho ngù hoa nhỏ, năng suất thấp.

2. Làm đất và bón phân lót

Sau khi đất đã được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại thì lên luống rộng 0,9-1 m, cao 18-20 cm, rãnh rộng 25-30 cm. Vụ sớm làm luống cao, hình mui luyện; vụ chính và vụ muộn làm luống thấp và phẳng.

Bón phân lót cho 1000m2 như sau:

– Phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG 01: từ 1,5 – 2 tấn.

– Phân Better NPK 16-12-8-11+TE: 100kg

Trộn đều phân hữu cơ và NPK rồi bón theo hốc trồng là tốt nhất. Bón xong đảo đất cho đều.

3. Mật độ trồng

Trồng hàng kép nanh sấu trên luống với khoảng cách 60 x 50 cm hoặc 40 x 50 cm (mật độ 21.000 – 23.000 cây trên 1 ha). Đối với giống chín sớm và giống trung ngày trồng với mật độ dày hơn. Đối với các giống chín muộn và giống có bọ lá lớn thì mật độ trồng thưa hơn.

Tiêu chuẩn cây giống tốt: có 4-5 lá thật, cây to, mập, lá xanh, gốc đỏ, không bị dị hình.

4. Chăm sóc

– Thời kỳ hồi xanh: Sau khi trồng phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên, tưới 1-2 lần/ngày tùy theo thời tiết. Kiểm tra đồng ruộng để kịp thời cấy dặm những cây bị chết. Sau trồng 10-15 ngày thì xới phá váng, xới sâu, xới rộng giúp đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại.

– Thời kỳ chải lá: Tưới bằng phương pháp tưới rãnh, trung bình 7-10 ngày tưới 1 lần. Xới nông, vun đất vào gốc. Dùng 4-5 kg Better NPK 16-12-8-11+TE hòa nước tưới gốc cho 1000m2, tưới 2-3 lần, cách nhau 4-5 ngày để thúc cho cây nhanh phát triển. Cũng có thể bón khô cách gốc 7-10 cm, sau đó đưa nước vào rãnh, dùng gáo tưới nước hoà tan phân đạm.

– Thời kỳ ra ngù hoa, thu hoạch: Tiếp tục tưới nước, tưới thúc dùng 10kg 12-12-17-9+TE hòa nước tưới gốc khi cây đã có ngù hoa, trước khi thu hoạch ngừng tưới nước 1 tháng; sau đó cách 7-10 ngày, tưới thúc Better NPK 12-12-17-9+TE khoảng 2-3 lần cho tới khi thu hoạch. Chú ý không để phân và nước tưới rơi trên lá và ngù hoa. Khi cây bắt đầu có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy ngay.

Việc che đậy này phải làm cho tới khu thu hoạch hoa lơ. Lúc đầu hoa lơ còn bé, có thể bẻ gập 1-2 lá trong lại để đậy (chú ý không bẻ rời hẳn mà chỉ bẻ gẫy gân chính của lá). Khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài (lấy khoảng 1/3 phiến lá phần đầu lá) để đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hoa hơi héo là phải thay đổi lá đậy khác ngay để nước khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Súp lơ thường bị bệnh thối cổ rễ và bệnh thối đen. Bệnh chủ yếu lây lan qua hạt giống và phát triển mạnh khi độ ẩm đất quá cao (trên 90%). Vì vậy, nhất thiết phải xử lý hạt giống trước khi gieo và tránh tưới nước quá ẩm.

Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp cho cây (IPM), thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, có chế độ luân canh hợp lý giữa cây trồng cạn và cây trồng nước, giữa các cây trồng khác họ.

Khi cây có hoa chỉ nên dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học.

Ngừng phun thuốc 15 ngày trước khi thu hoạch.

6. Thu hoạch súp lơ

Phải thu hoạch khi hoa còn non, hoa chưa nở mới đảm bảo được năng suất và phẩm chất của hoa lơ. Từ khi ngù hoa xuất hiện đến khi thu hoạch khoảng 15 – 20 ngày tuỳ theo giống và điều kiện thời tiết. Lúc này mặt hoa lơ bắt đầu gồ ghề, có hiện tượng rão ở xung quanh hoa thì phải thu hoạch ngay.

Dùng dao sắc cắt ngang cây, chỉ để lại 4-5 lá để bảo vệ hoa. Sau khi thu hoạch cần phải tiêu thụ sản phẩm ngay.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Quy trình SX súp lơ xanh an toàn

Trong quy trình SX súp lơ an toàn, khâu làm đất, bón phân khá quan trọng. Sau khi làm kỹ đất, tiến hành bón lót từ 200 – 250 kg phân hữu cơ ủ hoai, lân 5 kg, vôi bột 12 kg/sào Bắc bộ.

Súp lơ xanh mang lại thu nhập khá cho nông dân Hà Nội

Hiện đang là thời điểm bà con nông dân Thủ đô chuẩn bị vụ trồng súp lơ xanh muộn phục vụ nhu cầu tiêu thụ rau dịp Tết Nguyên đán. Những năm gần đây, nhiều vùng rau của Hà Nội “ăn nên làm ra” nhờ đẩy mạnh phát triển súp lơ xanh.

Theo Quy trình kỹ thuật SX súp lơ xanh an toàn do Sở NN-PTNT Hà Nội ban hành, thời vụ gieo trồng súp lơ xanh như sau: Vụ sớm, gieo từ tháng 7 – 8, trồng tháng 8 – 9; Chính vụ, gieo từ tháng 9 – 10, trồng tháng 10 – 11; Vụ muộn, gieo từ tháng 12, trồng tháng 1 – 2 năm sau.

Nguồn giống được bà con nông dân Thủ đô sử dụng mấy năm gần đây chủ yếu là giống chất lượng cao được NK bởi các DN lớn, uy tín trong nước. Theo đó, cần 550 – 700g hạt giống/ha, cây con cần từ 45.000 – 50.000 cây/ha (1.600 – 1.800 cây/sào).

Trong quy trình SX súp lơ an toàn, khâu làm đất, bón phân khá quan trọng. Sau khi làm kỹ đất, tiến hành bón lót từ 200 – 250 kg phân hữu cơ ủ hoai, lân 5 kg, vôi bột 12 kg/sào Bắc bộ.

Luống đánh rộng 80 – 100 cm, cao 25 – 30 cm (vụ sớm mặt luống làm kiểu mui rùa để tránh ngập úng khi gặp mưa, chính vụ làm mặt luống bằng phẳng dễ thoát nước), rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống, sau đó gieo hạt, gieo xong phủ một lớp rơm rạ, trấu mỏng trên mặt luống và tuới đẫm.

Sau gieo, tưới nước 1 – 2 lần/ngày trong 3 – 5 ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất cứ 2 ngày tuới một lần. Tỉa bớt cây bị bệnh không đủ tiêu chuẩn kết hợp tưới thúc bằng phân vi sinh (chú ý không tưới đạm urê).

Khi cây được 5 – 6 lá thật thì đem nhổ trồng. Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho rau. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 – 14 ngày trước khi thu hoạch.

Sau khi trồng được 45 ngày (giống sớm) đến 60 – 70 ngày (giống chính vụ và muộn) thấy có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy ngay. Việc che đậy này phải làm cho tới khu thu hoạch hoa lơ. Lúc đầu hoa lơ còn bé, có thể bẻ gập 1 – 2 lá trong lại để đậy (chú ý không bẻ rời hẳn mà chỉ bẻ gẫy chân chính của lá); khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài (lấy khoảng 1/3 phiến lá phần đầu lá) để đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hoa hơi héo là phải thay đổi lá đậy khác ngay để nước khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.
Lưu ý, nên dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật trước khi gieo trồng và trồng cây 2 hàng/luống với khoảng cách 40 x 50 cm.

Nên trồng cây vào các buổi chiều, tưới nước đủ ẩm hàng ngày. Nếu có điều kiện nên tưới phun mưa vào các buổi chiều tối sẽ có tác dụng rửa trôi bớt trứng, sâu non sâu tơ và hạn chế bướm sâu tơ đến đẻ trứng.

Nên chọn các loại đất luân canh với cây trồng khác rau họ Thập tự; đối với các vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp.

Dùng biện pháp thủ công: Ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh héo xanh đem tiêu huỷ.

Chi cục BVTV Hà Nội khuyến khích người nông dân sử dụng bẫy pheromone để bắt trưởng thành sâu tơ, sâu khoang từ đầu đến cuối vụ.

Trong trường hợp mật độ sâu bệnh quá cao mới sử dụng thuốc BVTV, nhưng ưu tiên sử dụng các sản phẩm sinh học và chú ý phải đảm bảo tuyệt đối thời gian cách ly đối với từng loại thuốc theo hướng dẫn trên nhãn.

Khi tuổi hoa lơ được 15 – 20 ngày, xung quanh mặt hoa có hiện tượng rão là thu hoạch tỉa (cây lớn trước, cây bé sau). Loại bỏ lá gốc chỉ để một số lá sát hoa. Không nên rửa hoa lơ mà đưa thẳng vào bao bì để vận chuyển đến nơi tiêu thụ sẽ giúp chất lượng, mẫu mã hoa lơ được tốt nhất.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Táo bạo: Cô gái 8x “biến” cây tầm bóp dại thành sữa chua, dược phẩm.

Tuổi thơ thường cùng các bạn đi hái trái tầm bóp ở những cánh đồng lúa gần nhà để chơi, khi lớn lên cô gái Bùi Thị Nga, sinh năm 1989, đã biến loại cây mọc dại này thành một dự án kinh doanh mới lạ: trồng cây tầm bóp thương phẩm.

Cô gái Bùi Thị Nga có một tuổi thơ lam lũ ở vùng quê Cát Tiên, Lâm Đồng. Nga tâm sự cô cùng đám bạn thường đi hái những trái tầm bóp mọc dại ở những cánh đồng lúa gần nhà và đã nuôi ý định biến loại trái này thành thương mại từ khi còn là học sinh trên ghế nhà trường.

Tuy nhiên, mãi đến năm 2016, khi trải qua bốn năm học đại học Nông lâm TP.HCM, đi làm thêm ở một vài công ty liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, củng cố kiến thức và kinh nghiệm, Nga đã bắt tay vào nghiên cứu kỹ hơn về loại cây tầm bóp này.

Sau khi lên ý tưởng Nga bắt đầu tìm kiếm các thông tin về cây tầm bóp và được biết trên thế giới cũng đang ứng dụng rộng rãi những lợi ích từ cây này, càng củng cố thêm niềm tin để tiến hành thử nghiệm tại Việt Nam.

Nga cho biết: “Ở nước ngoài, ngành công nghiệp thực phẩm đã và đang sử dụng quả tầm bóp trong các sản phẩm khác nhau như làm trái cây tráng miệng, chế biến ra nhiều loại thức uống, sữa chua, ngoài ra còn sấy khô và làm mứt thành những mặt hàng phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì cây tầm bóp chưa thực sự có giá trị, hiện nay vẫn chưa chế biến được thành sản phẩm tốt để phục vụ người dân”.

Mô hình cây tầm bóp đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín.

Sau thời gian hơn một năm tìm tòi, thử nghiệm với các loại giống trong nước và ngoài nước, nhóm nghiên cứu của Nga đã chọn được một nguồn giống tốt từ Viện Nghiên cứu nông nghiệp ở miền Nam nước Pháp, loại Physalis Peruviana để trồng khảo nghiệm tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Các đợt cây giống mà Nga lựa chọn đã phát triển khá thuận lợi ở giai đoạn đầu, tuy nhiên, khó khăn là giống khi ở Việt Nam có vòng sinh trưởng hoàn toàn khác cây ở Nam Mỹ và năng suất cũng thấp hơn. Vì vậy Nga phải rất cố gắng điều chỉnh để có được độ tương thích tối ưu nhất.

Đầu tháng 10.2017, Nga và nhóm cộng sự đã có được những trái thành phẩm thử nghiệm đầu tiên của cả giống Việt Nam và giống Nam Mỹ. Từ đó, nhóm định hướng sẽ đưa trái tươi ra thị trường vào giữa năm 2018. Nga hào hứng chia sẻ: “Hiện tại cây tầm bóp vẫn đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng, lựa chọn giống và liên kết cùng với các đơn vị khác để nghiên cứu về các ứng dụng từ chiết xuất thành dược phẩm có chất lượng tốt nhất để phục vụ người tiêu dùng.

Nguồn: Nhanonglamgiau.net được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trồng cây tầm bóp – hứa hẹn tiềm năng kinh tế cao

Cây tầm bóp là cây dại mọc hoang tại nước ta, không mất công chăm sóc, nhưng lại là loại cây được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm bởi tác dụng chữa ung thư, tiểu đường từ cây tầm bóp, ưa chuộng sử dụng và bán với giá thành cao như các quốc gia Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản … Thậm chí tại Nhật 1kg quả tầm bóp có giá lên tới 700.000 đồng. Trồng cây tầm bóp – hứa hẹn tiềm năng kinh tế lớn.

Cây tầm bóp mọc hoang rất nhiều tại nước ta từ vùng đồi núi tới đồng bằng, cùng với ngoại hình bắt mắt, giá trị dinh dưỡng, dược liệu cao nên tầm bóp đặc biệt được yêu thích trên khá nhiều các quốc gia trên thế giới.

Giá trị của cây tầm bóp trong y học

Trong y học Thế giới có rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng của cây tầm bóp của các quốc gia như Đài Loan – Trung Quốc, Mỹ, Nhật… với những dược tính tuyệt vời đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:

Cây tầm bóp chữa ung thư

Nghiên cứu từ Viện đại học Quốc gia Taiwan cho thấy các hoạt chất từ chiết suất cây tầm bóp có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa 5 dòng tế bào ung thư ở người bao gồm: ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư mũi – khí quản, ung thư ruột, ung thư phổi. 3 dòng ung thư được thử nghiệm trên động vật là Melanoma (H1447), Hep-2 -và 8401 glioma (não). Trong đó hoạt tính diệt tế bào ung thư mạnh nhất được xác đinh là ung thư gan, và tử cung. Trong đó có hoạt chất physalin F có tác dụng chống lại bệnh P338 Lymphocytic leukemia (một dạng của bệnh bạch cầu – ung thư máu).

Đại học Dược, ĐH Houston thuộc Mỹ cũng nghiên cứu và cho thấy một Flavonol glycosid trong lá rau tầm bóp có tác dụng ngăn ngừa một số loại ung thư như murine leukemia P-338, epidermoid carcinoma KB-16, ung thư phổi adenocarcinoma A-549.

Chữa bệnh tiểu đường bằng cây tầm bóp

Theo các nghiên cứu và tài liệu y học cổ truyền dùng rễ cây tầm bóp đem nấu vơi tim lợn và bột chu sa ngày một lần. Uống liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Cây tầm bóp tăng cường sức đề kháng

Một nghiên khác từ đại học Y khoa quốc gia Cheng Kung ( Taiwan) cho thấy các dược tính trong cây tầm bóp có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch như cải thiện đáp ứng blastogenesis; kích hoạt tế bào T; gia tăng kháng thể…

Tầm bóp diệt khuẩn, virus, nấm nguyên sinh

Theo nghiên cứu từ Khoa Dược, Đại học Fukuoka – Nhật Bản cho thấy các hoạt chất trong cây tầm bóp có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt một số loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng đặc biệt nhất là Trypanosoma cruzi, Một số nghiên cứu cho thấy dịch chiết từ cây tầm bóp có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mycobacterium, mycoplasmas, một số vi khuẩn gram dương và gram âm như Pseudomonas, Staphylococcus, Streptococcus. Các nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy cây tầm bóp cho hiệu quả chống lại các siêu vi khuẩn Bại liệt, Herpes simplex I, sởi, ban hồng, HIV-I.

Tại Africa, người ta dùng lá rau tầm bóp đắp vào các vết thương nhiễm khuẩn.

Thuốc lợi tiểu, tốt cho tiêu hóa, chữa bệnh dạ dày

Tại Ấn Độ người ta dùng tầm bóp làm thuốc lợi tiểu, lá rau tầm bóp dùng trị các chứng rối loạn dạ dày, tiêu hóa.

Ngoài ra trong Đông y tầm bóp được biết tới là loại cây rất giàu vitamin, các khoáng chất dinh dưỡng có tác dụng thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, ho đờm… những người làm việc trên vùng sông nước thường ăn tầm bóp để phòng tránh bệnh Scorbut.

Giá trị của cây tầm bóp trong ngành thực phẩm:

Rau tầm bóp được nhiều người ưa chuộng

Từ gian trước đây khi đời sống của người dân, kinh tế đất nước còn vô cùng khó khăn, nạn đói hoành hành, thì khi đó rau tầm bóp thường được sử dụng như một loại “rau cứu đói” . Bởi tầm bóp là cây rau dại mọc hoang khắp nơi, không mất công chăm sóc mà rau vẫn xanh tốt. Lá tầm bóp có vị đắng thanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt, đặc biệt đây là loại rau mọc hoang nên được mọi người coi là rau sạch. Hiện nay rất được ưa chuộng sử dụng trong các bữa cơm hàng ngày như rau tầm bóp luộc, xào tỏi, xào thịt, ăn lẩu…Tuy nhiên hiện nay các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, rau ngậm hóa chất thường khiến nhiều người hoang mang nên có sở thích tự trồng rau tầm bóp sạch tại nhà để sử dụng cho gia đình.

Quả tầm bóp khi chín có màu đỏ, vị hơi ngọt, hơi chua có nhiều dược tính quý báu có thể dùng làm mứt, hoa quả, dùng thay thế cà chua, nước giải nhiệt…

Ngoài ra cây tầm bóp khá đẹp, được một số người trồng cây tầm bóp làm cảnh, trang trí nhà vườn, ban công rất đẹp mắt.

Tại nước ta cây tầm bóp gần đây mới chỉ được sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày, một số ít sử dụng quả tầm bóp. Gần đây có một số nghiên cứu của các doanh nghiệp nhằm đưa tầm bóp tới gần hơn với người tiêu dùng Việt như làm sữa chua, mứt, sấy khô… và nghiên cứu chiết xuất dược liệu từ cây tầm bóp.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.