Bệnh phấn trắng hại cây xoài

Xoài là một trong những cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, có rất nhiều loại dịch hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng trái.

 

Cây xoài bị bệnh phấn trắng gây hại.

 

Một trong những dịch hại nguy hiểm thường xuất hiện trong mùa xoài ra lộc nụ non là bệnh phấn trắng hại xoài.

 

Triệu chứng, tác hại

Bệnh gây hại giai đoạn xoài ra cành, lá non và nụ, hoa, quả non. Toàn bộ phần bị hại được phủ một lớp bột phấn trắng, nhất là chùm nụ hoa quả non. Các bộ phận non bị hại sau đó sẽ thối, khô và bị rụng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất xoài. Khi lá ở giai đoạn đã có màu xanh nhạt, bệnh có thể phát triển cả mặt trên của lá. Lúc bệnh nặng, lá sẽ nhăn nheo khô và rụng, làm cây mất sức.

Trong điều kiện vườn rậm rạp, ẩm thấp, nấm cũng lan sang các lá già, tuy các lá này ít khi bị rụng, nhưng nấm bệnh đã gây ảnh hưởng lớn đến quang hợp của cây. Bệnh cũng làm chậm tốc độ sinh trưởng, hoặc có thể gây chết cây ở những vườn xoài giai đoạn kiến thiết cơ bản, vườn nhân và vườn ươm giống, nếu không phòng trừ.

 

Tác nhân gây hại và điều kiện phát triển

Bệnh phấn trắng do nấm Oidium sp. gây ra. Bệnh gây hại cây xoài ở mọi lứa tuổi, từ vườn kiến thiết cơ bản, đến vườn đang kinh doanh. Bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn xoài bắt đầu ra lộc, nụ, hoa, quả non từ cuối đến đầu năm sau, nhất là khi môi trường có điều kiện mát lạnh, ẩm thấp và sương mù nhiều.

 

Một số biện pháp phòng trừ đã được áp dụng và cho hiệu quả cao

– Chọn các giống ít nhiễm bệnh để trồng.

– Vệ sinh vườn xoài (thu gom các bộ phận bị rụng lại rồi đốt, hoặc rải vôi rồi chôn lấp).

– Bón phân cân đối, hợp lý. Chú ý tăng cường lượng phân Kali. Bón thêm lượng Canxi như phân SPC-Cal (calcium nitrate) để giúp cải tạo đất.

– Thăm vườn thường xuyên trong giai đoạn ra lộc, nụ, hoa, quả non để từ đó có quyết định phòng trị thích hợp, kịp thời.

– Qua kinh nghiệm phòng trừ bệnh phấn trắng nhiều năm của người dân, cần chú ý phun phòng đúng lúc, nhất là ở các vườn cây có nguy cơ nhiễm bệnh cao, hoặc những vườn xoài năm trước đã bị bệnh nặng, dễ để lại nhiều tàn dư bệnh hại trên cây.

Tiến hành phun phòng ngừa trong giai đoạn xoài ra lộc, nụ, hoa, quả non từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Khi vườn bị bệnh, tiến hành phun 2- 3 lần/đợt, mỗi lần cánh nhau khoảng 7-10 ngày. Loại thuốc có hiệu quả và phổ biến hiện nay mà nông dân thường sử dụng là SULOX 80WP, hoặc CLEARNER 75WP.

– Khi phun thuốc cho xoài, cần sử dụng đủ lượng nước phun và cần có thiết bị phun thuốc tơi sương tận ngọn cây mới có hiệu quả.

– Vận động những vườn chung quanh cùng phòng trừ để giảm bớt nguồn bệnh, tránh lây lan lẫn nhau.

Nguồn: Tổng hợp và được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Vì sao tôm chậm lớn?

Tôm chậm lớn hay tôm còi ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của vụ nuôi do vậy cần theo dõi trọng lượng tôm hằng ngày để phát hiện kịp thời nguyên nhân làm tôm chậm lớn từ đó đưa ra giải pháp kịp thời.

Tác hại của tôm chậm lớn

1. FRC của tôm cao tốn kém thức ăn.

2. Tôm chậm lớn kéo dài thời gian thu hoạch làm tăng chi phí nuôi.

3. Làm giảm giá trị tôm nuôi, giảm năng suất sản lượng tôm nuôi.

Nguyên nhân và cách phòng bệnh của tôm chậm lớn

1. Chất lượng con giống kém

Nếu nguồn giống bố mẹ cho đẻ càng nhiều lần thì chất lượng tôm giống càng kém hoặc tôm giống kém chất lượng do quá trình chăm sóc, vận chuyển chưa đúng cách. Do vậy phải lựa chọn tôm giống có chất lượng, tuyệt đối không thả giống trôi nổi trên thị trường.

Phương pháp lựa chọn tôm giống: Lựa chọn con giống của nhà sản xuất có uy tín. Xét nghiệm PCR và test khuẩn trên môi trường thạch. Nếu tôm không đạt chuẩn kiên quyết loại bỏ.

2. Tôm mắc bệnh còi MPV (Monodon Baculovirus) và HPV (Hepatopancreatic virus)

Dấu hiệu tôm bắt mồi kém, vỏ sậm màu, bơi lội lờ đờ, dễ bị ký sinh trùng hoặc rong bám, nặng hơn chết rải rác trong thời gian nuôi.

Chưa có biện pháp trị: Ngay khi phát hiện tôm bệnh phải bắt bỏ những con tôm bị còi ra khỏi ao bằng cách đặt chà ( dùng rò tre nhỏ bỏ cành cây lá khô, dụ bắt tôm còi)

Biện pháp phòng:

+ Không dùng tôm giống có nhiễm mầm bệnh MBV.

+ Tẩy dọn ao, bể nuôi như phương pháp phòng chung. Thường xuyên diệt khuẩn môi trường ao nuôi.

+ Nuôi tôm đúng mùa vụ, quản lý chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn về chất và lượng. Không để tôm sock trong quá trình nuôi.

+ Kiểm dịch nguồn tôm bố mẹ trước khi cho đẻ.

+ Xử lý nước nguồn nước kỹ trước khi ấp trứng thì có thể sản xuất được đàn tôm Postlarvae không nhiễm virus MBV.

3. Tôm bị bệnh phân trắng

Sau khi tôm bị mắc bệnh phân trắng nếu không kịp thời chữa trị tôm yếu dần khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém làm cho tôm bị chậm lớn.

Khi phát hiện tôm bị bệnh phân trắng cần có biện pháp điều trị kịp thời.

4. Vi bào từ trùng

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm, chúng sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến cho tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Phòng: Xét nghiệm con giống trước khi thả nuôi, tuyệt đối không để cua còng vào ao, diệt giáp xác thật kỹ khi thả nuôi.

Khuyến cáo: sử dụng vôi nóng (CaO) xử lý ao để có thể đạt độ pH đáy ao trong quá trình cải tạo cao hơn 11 – 12 để làm chết mầm bệnh EHP.

5. Mật độ quá dày, sinh khối lớn

Khi nuôi tôm mật độ quá dày, những chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho tôm không đủ để tôm phát triển và lột xác.

Khuyến cáo: nuôi tôm thâm canh thì mật độ thích hợp là dưới 100con/m2. Định kỳ bổ sung khoáng vào thức ăn tôm và khoáng tạt vào ao nuôi. Nếu đánh khoáng nên đánh vào buổi tối.

6. Lạm dụng kháng sinh trong phòng, trị bệnh

Người dân thường sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho tôm và dùng quá liều kháng sinh khi trị bệnh giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm làm tôm chậm lớn.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh phòng bệnh cho tôm: dùng đúng liều đúng chu trình 5-7 ngày tránh lờn thuốc. Sau đó cần bổ sung sorbitol 2g/1kg thức ăn nhằm giúp tôm đào thải kháng sinh, sau khi dùng men vi sinh 3 ngày phải cho tôm ăn men đường ruột.

>> Không sử dụng kháng sinh phòng bệnh cho tôm giống và tôm nuôi, vì sẽ gây lờn thuốc và giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm.

7. Thức ăn kém chất lượng, chất lượng nước ao nuôi xấu

Thức ăn kém chất lượng cũng là nguyên nhân làm tôm chậm lớn do tôm không đủ dinh dưỡng để tăng trưởng. Do đó phải bảo quản thức ăn đúng nơi quy định. Không được để bao thức ăn dưới sàn đất.

Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường nước (Độ kiềm, Fe, NO2, NH3..) trong ao để nhanh chóng điều chỉnh.

Không được sử dụng thuốc trừ sâu để cải tạo ao.

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến làm cho tôm bị chậm lớn, chúc bà con một vụ mùa bội thu.

Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Một số bệnh phổ biến trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong trồng nho an toàn

Nho là một loài cây có giá trị kinh tế cao và được trồng chủ yếu ở Ninh Thuận nước ta. Sau đây là một số bệnh phổ biến trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong trồng nho an toàn để nâng cao năng suất cây nho

YÊU CẦU KỸ THUẬT SẢN XUẤT NHO AN TOÀN

1. Yêu cầu:

+ Bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
+ Hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, dùng thuốc BVTV có nguồn gốc tự nhiên.

2. Biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại nho:

Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối .

+ Làm giàn nho nên cách ly nhau tạo sự thông thoáng.
+ Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tàn dư thực vật, tỉa bỏ trái lá bệnh, chồi nách, chồi yếu đem ra khỏi vườn tiêu hủy. Tuyệt đối không đổ xuống mương nước
+ Hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa.
+ Khi đang có dịch bệnh xảy ra nên tìm cách hạn chế sự lây lan từ ruộng này sang ruộng khác.
+ Trên một vùng nên tổ chức cùng cắt nho một lúc sẽ rất thuận lợi cho công tác chăm sóc và hạn chế sâu bệnh lây lan .
+ Duy trì mật độ cành hợp lý: 6-8 cành/m2 .
+ Thường xuyên loại bỏ cành, chồi nách yếu.
+ Không nên trồng xen một số cây như xoài, ớt, hành, tỏi dưới giàn nho hoặc gần giàn nho .

Sử dụng thuốc sinh học: Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học. Hiện nay có khá nhiều loại thuốc sinh học có hiệu quả như: Aztron,  Dipel, NPV, Seba …

Biện pháp hóa học: Áp dụng biện pháp này khi thật cần thiết với nguyên tắc 5 “không” như sau:

+ Không sử dụng thuốc quá độc.
+ Không sử dụng thuốc lâu phân hủy.
+ Không sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sử dụng quá cao
+ Không dùng quá liều chỉ định.
+ Không sử dụng thuốc trong thời gian cách ly sắp thu hoạch.

Nên áp dụng các loại thuốc thuộc nhóm ít độc, đó là nhóm 3,4. Cụ thể được hướng dẫn trên nhãn thuốc phòng trị từng loại sâu bệnh

CÁC LOẠI BỆNH CHÍNH TRÊN NHO

1. Bệnh Mốc Sương:(Downy mildew) do nấm Plasmopara viticola. Nông dân còn gọi là bệnh nấm vàng, nấm trắng, nấm lá.


Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Ngắt bỏ lá bệnh đem đi tiêu hủy.
+ Sử dụng một số loại thuốc như sau: Thuốc gốc đồng Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Metaxyl 25WP; Melody 66,75 WP; Bayfidan 250EC; Tilt 250 ND; Aliette 800 WP; Daconil 75 WP…

 2 / Bệnh Phấn trắng: (Powdery mildew) do nấm Uncinula necator. Nông dân còn gọi là bệnh nấm xám, bột xám xuất hiện trên lá và cành nho.


Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Sử dụng một số loại thuốc như sau: Melody 66,75 WP; Anvil 5SC; Sumi- eight 12,5 WP; Score 250 EC; Topsin M 70 WP….

3/ Bệnh nấm cuống : do nấm Diplodia sp. Thường xuất hiện khi có mưa, độ ẩm cao.
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Các loại thuốc có thể sử dụng: Melody 66,75 WP; Bayfidan 250 EC; Sumi eight 12,5 WP; Score 250 EC; Aliette 800WP….

4/ Bệnh rỉ sắt: do nấm Kuehneola vitis . Thường xuất hiện trên lá già, khi có độ ẩm cao.

Résultat de recherche d'images pour "Kuehneola vitis bệnh rỉ sắt"
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Một số loại thuốc có hiệu quả: Thuốc gốc đồng như Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Anvil 5SC; Sumi eight 12,5 WP; Tilt 250 ND…

5/ Bệnh thán thư: (Anthracnose) do nấm Elsinoe ampelina. Thường xuất hiện vào mùa mưa và khi trời có sương ban đêm. Nông dân còn gọi là bệnh ung thư, đốm mắt chim, bệnh thẹo quả.

Résultat de recherche d'images pour "Elsinoe ampelina"
 Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Một số loại thuốc hạn chế được bệnh: Thuốc gốc đồng như Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Anvil 5SC; Topsin M70WP; Score 250 EC….

CÁC LOẠI SÂU CHÍNH TRÊN CÂY NHO

1. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua). Thường xuất hiện khi lá nho còn non, vào lúc trời khô hanh, độ ẩm thấp.

Résultat de recherche d'images pour "Spodoptera exigua"

 Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)
+  Dùng tay bắt và giết sâu, giết ổ trứng, cắt bỏ các lá có sâu mới nở.
+ Dùng các loại thuốc sinh học đặc trị như: NPV, Seba, Aztron, Delfin, Bitadin .…Các loại thuốc hoá học: Mimic 20F, Match 050EC, Atabron 5EC…

  2. Bọ trĩ :  Thrips spp. Xuất hiện khi trời khô hanh, nắng nóng kéo dài. Nông dân hay gọi là rầy ri hay rầy lửa

Résultat de recherche d'images pour "Bọ trĩ : Thrips spp. rầy ri"
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)
+ Không nên để vườn nho khô, tưới nước để hạn chế bọ trĩ.
+ Phun luân phiên các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như: Vibamec 1,8 EC; Vertimec 1,8 và các loại thuốc khác như dầu phun DC Tron Plus 98,8 EC; các loại thuốc thuốc hóa học như: Admire 050EC, Actara 25 WP…

3. Nhện vàng: Phyllocoptes vitis Nal. Xuất hiện sau khi cành ra lá non,  trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong.Nông dân còn gọi là “Bệnh” vằn ri hay chân gà

Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)
+ Sử dụng các loại thuốc chuyên trị nhện như: Comite 73 EC; Admire 050 EC;  Bitadin…

4. Nhện đỏ: Eotetranychus carpini. Xuất hiện trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong.

Résultat de recherche d'images pour "Eotetranychus carpini"
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Sử dụng các loại thuốc trừ nhện như: Comite 73 EC; Kenthane 18,5 EC;  Kulumus 80 DF….
+ Chú ý nhện đỏ gây hại mặt trên lá do đó phải phun đều mặt trên lá.

5. Rệp sáp: Ferrisiana virgata. Thường bám trên cành hoặc trên lá già. Nông dân còn gọi là rầy đu đủ, rầy bông.

Résultat de recherche d'images pour "Ferrisia virgata"

Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Vườn nho thường bị rệp sáp: cần phải rửa cành kỹ sau khi cắt cành.
+ Sử dụng các loại thuốc sau: Applaud 10 WP; Actara 25 WP; DC Tron Plus 98,8 EC.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Nuôi tôm thẻ chân trắng thành công bằng vi sinh + tỏi

Trong điều kiện như hiện nay, việc nuôi tôm (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) ngày càng khó, nhiều người trắng tay trước những biến động của thời tiết, mùa vụ. Tuy nhiên, cũng không ít người thành công sau nhiều phen mạo hiểm mang đầm tôm ra “thử nghiệm”.

Farmtech Vietnam xin chia sẻ kinh nghiệm của anh Nguyễn Ngọc Tuấn (Tấm) ở ấp Trí Đồ, xã Bình Đông, thị xã Gò Công, Tiền Giang  đã nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) thành công bằng vi sinh kết hợp với chanh và tỏi.


Tỏi là chất kích thích miễn dịch tự nhiên cho tôm, với rất nhiều hoạt tính kháng vi khuẩn gram âm và dương, hoạt tính kháng virus, kháng nấm, tăng cường hệ miễn dịch cho động vật thủy sản. Tỏi kích thích quá trình thực bào, đại thực bào. Việc bổ sung tinh dầu tỏi cho động vật thủy sản nuôi có thể gia tăng chỉ số hồng cầu, lượng hemoglobin, bạch cầu và tiểu cầu. Như vậy tỏi dùng trong nuôi thủy sản có thể coi như một chất thay thế kháng sinh và các yếu tố trị liệu hóa học.

Allin và Allicinase là hai chất có sẵn trong tỏi, khi tỏi bị đập dập, hai chất này sẽ kết hợp với nhau tạo thành chất Allicin (một kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn và nấm). Allicin có khả năng kháng khuẩn bằng 1/5 thuốc Peniciline và bằng 1/10 thuốc Ocytetracylin. Ngoài ra, thành phần của tỏi còn chứa diallyl disulfide, chất này có tác dụng nhanh và mạnh hơn hai dòng kháng sinh Erythromycin và Ciprofloxacin. Bên cạnh đó, tỏi còn có công hiệu trị sán, giun kim, các bệnh nấm.

Sử dụng tỏi để phòng và trị bệnh trên tôm an toàn, hiệu quả

Phương pháp sử dụng

Phòng bệnh phân trắng và chết sớm bằng tỏi

Lấy 10 kg tỏi, lột sạch vỏ rồi giã nhuyễn, để trong 24 giờ đến khi tỏi có màu vàng nghệ. Lấy 10 kg rượu 450 trộn chung với tỏi rồi xay nhuyễn, sau đó cho vào bình đậy kín nắp, 7 ngày sau vắt lấy nước cho tôm ăn. Liều lượng: 10 ml/kg thức ăn, ngày 3 cữ, cho ăn từ lúc mới thả giống đến khi thu hoạch.

Phần bã tỏi trộn với vi sinh E.M và rỉ đường. Liều lượng: 6 kg bã tỏi + 1 lít E.M gốc +1,5 kg rỉ đường, cho vào bình 20 lít, rồi đổ đầy nước sạch. Sau 30 ngày, vắt lấy nước cho tôm ăn với liều lượng 20 ml/kg thức ăn/ngày. Sau quá trình nuôi tôm sử dụng tỏi, thấy đường ruột tôm lớn, tôm không mắc bệnh chết sớm và bệnh phân trắng, TTCT 88 ngày đạt kích cỡ 45 con/kg; tỷ lệ sống 100%, năng suất 15 tấn/ha.

Phòng đục cơ cong thân bằng trái chanh

Chanh có chứa nhiều chất có lợi như axit xitric, canxi, magiê, Vitamin C, flavonoid sinh học, pectin, limonin, kali 248 ml các chất hỗ trợ miễn dịch và kháng khuẩn. Cách sử dụng: Dùng khoảng 50 g chanh trộn với 3 kg thức ăn (hoặc lấy 5 ml nước cốt chanh trộn với 1 kg thức ăn) cho tôm ăn ngày 3 lần.

Vi sinh E.M: E.M là tập hợp các loại vi sinh vật gồm khoảng 80 – 120 loài cả kỵ khí và hiếu khí thuộc 10 chi khác nhau. Chúng bao gồm các vi khuẩn quang hợp (tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O), vi khuẩn cố định Nitơ (sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển N2 trong không khí thành các hợp chất hữu cơ), xạ khuẩn (sản sinh chất kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ), vi khuẩn Lactic (chuyển hóa thức ăn khó tiêu thành dễ tiêu), nấm men (sản sinh vitamin và các axit amin), các vi sinh vật trong E.M tạo ra một hệ thống vi sinh thái với nhau, chúng hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển.

Trị tảo lam: Sử dụng 30 lít E.M cấp 2 + 10 kg rỉ đường dùng cho 2.000 m3, xử lý 3 ngày liên tục.

Cách làm E.M cấp 2: Sử dụng 1,5 lít E.M cấp 1 + 3 kg rỉ đường cho vào bình chứa 30 lít, để trong mát 7 ngày. Hạn sử dụng E.M cấp 2 từ 3 đến 6 tháng và E.M cấp 1 từ 6 đến 12 tháng.

Để giảm khí độc NH3, H2S và ổn định môi trường nước, sử dụng 30 lít E.M cấp 2 + 6 kg rỉ đường dùng cho 2.000 m3, 2 ngày/lần. Sau khi thu hoạch tôm thấy lượng bùn đáy giảm. Phân tích thấy mật độ vi khuẩn có lợi nhiều, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam