Điều trị bệnh cắn mổ nhau ở gà

Bệnh gà cắn mổ nhau là hiện tượng rất phổ biến khi chăn nuôi gà, nhất là trong điều kiện nuôi tập trung, nuôi công nghiệp. Các con trong đàn tự cắn mổ nhau dẫn tới xước da, chảy máy, trụi lông, gày gò chậm lớn, mẫu mã xấu. Hiện tượng cắn mổ nhau ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và doanh thu trong chăn nuôi gia cầm.

 gà cắn mổ lẫn nhau

1. Biểu hiện gà cắn mổ lẫn nhau.

Hiện tượng gà cắn mổ nhau xuất hiện ở hầu hết các loại gia cầm, thủy cầm nhưng nhiều nhất là ở gà. Biểu hiện: gia cầm rụng lông một cách bất thường. Lúc đầu là lông cánh, lưng, cổ ngực rồi đến vùng đuôi và hậu môn.Kèm theo là những vết xước trên toàn thân dẫn tới loét, nhiễm trùng.

Hậu quả của mổ cắn phụ thuộc vào nơi chúng rỉa: Từ trụi lông đến chảy máu, rách da, rách thịt, nếu ở hậu môn thì chúng lôi cả ruột, ống dẫn trứng ra để ăn. Những gia cầm bị mổ chảy máu hoặc rách da, rách thịt đều sẽ chết nếu không nhanh chóng tìm được nơi trú ẩn an toàn.

Ban đầu, chỉ có vài con rượt đuổi, cắn nhau. Khi một số con bị thương, sẽ kích thích cả đàn. Nếu không can thiệp nhanh sẽ bùng phát trên cả đàn.

2. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng cắn mỗ nhau

Nhóm 1: Do thức ăn không đảm bảo, cho ăn không đúng cách gồm:

+ Thức ăn thiếu chất hoặc thừa chất.
+ Mất cân đối giữa đạm, năng lượng, các nguyên tố vi lượng và vitamin.
+ Để gà, vịt, ngan đói quá hoặc khát quá (khoảng cách giữa các bữa ăn, bữa uống quá lâu).
+ Giai đoạn gia cầm đẻ sẽ cần đủ lượng và chất để bù đắp lại sự thiếu hụt do phải huy động nguồn dự trữ của bản thân cho sự hình thành và phát triển trứng, nhưng nếu không được đáp ứng sẽ sinh ra mổ linh tinh.

Nhóm 2: Do các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo, mất cân bằng.

+ Ánh sáng quá thừa.
+ Mật độ quá đông.
+ Độ ẩm không khí cao, thông thoáng kém.
+ Chất độn chuồng bị mốc, chuồng nuôi chứa nhiều khí độc như: H2S, NH3, CO2 gây ngạt hoặc kích thích phản xạ khó chịu.
+ Tiếng ồn liên tục gây bứt rứt cho gia cầm.
+ Chậm thu trứng, trong ổ đẻ hoặc trên dây chuyền trứng có nhiều trứng non, vỏ mềm, bị dập vỡ hoặc có dính máu đỏ gây hấp dẫn gia cầm khác.

Nhóm 3: Vì nguyên nhân nào đó gây chảy máu, có màu đỏ trên cơ thể làm hấp dẫn các con khác đến rỉa như:

+ Do đẻ trứng to quá (trứng 2 lòng) làm rách tử cung gây chảy máu ở hậu môn hoặc lộn nội mạc tử cung ra ngoài.
+ Do cầu trùng cấy ghép Coli bại huyết, ỉa ra máu, máu dính đít.
+ Do chảy máu chân lông ống cánh, đuôi khi bị bệnh thiếu máu truyền nhiễm, hay do một nguyên nhân khác.
+ Do ngoại ký sinh trùng gây ngứa khiến chính gà, vịt, ngan đó quay lại mổ rỉa và làm rách da, rách thịt, tự gây chảy máu.

3. Cách điều trị

– Sau khi tìm được nguyên nhân, cần xử lý và phối hợp đồng thời các biện pháp sau:
+ Truy tìm những con bị mổ, nhốt riêng và làm lành vết thương bằng cách bôi xanh Methylen vào chỗ bị mổ.
+ Phát hiện ra những con chuyên đi mổ, cắt mỏ và nhốt riêng chuồng khác.
+ Tách đàn, giảm mật độ nuôi nhốt càng thưa càng tốt.
+ Giảm cường độ ánh sáng. Thông gió cho chuồng trại thoáng mát, ấm áp.
+ Cho ăn uống đều bữa.
+ Thay chất độn (nếu có thể), dọn dẹp chuồng nuôi thường xuyên.
+ Cân chỉnh lại chất lượng thức ăn.
+ Bổ sung ngay 6g Super-Vitamin hoặc 6g Doxyvit. Thái/1kg thức ăn, cho ăn liên tục 3 tuần.
+ Để trong chuồng hoặc ngoài sân chơi các chậu đá nghiền thành sỏi nhỏ, gạch non, cát vàng, vôi bột để chúng tự tìm kiếm và bù đắp Ca, P và một số chất khác.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Mầm bệnh xâm nhập vào quả trứng khi ấp như thế nào?

Trong môi trường đất, nước, trong phân và thậm chí là hạt bụi cũng tạo ra vi khuẩn xâm nhập vào trứng ấp.

Khi có một số vi khuẩn trên bề mặt vỏ trứng nó sẽ làm tăng vi khuẩn xâm nhập vào quả trứng, khi xâm nhập vào quả trứng, vi khuẩn có thể sử dụng chất dinh dưỡng của quả trứng và nhân đôi, phá hủy phôi và hình thành các chất độc hại để phá hủy trứng.

Cấu tạo của trứng gồm có lớp biểu bì (lớp protein), vỏ và lỗ hỏng. Lớp biểu bì giúp bịt kín và bao phủ lỗ hỏng giúp vi khuẩn không thể xâm nhập. Khi trứng còn nguyên vẹn, vi khuẩn khó xâm nhập vào bên trong trứng, tuy nhiên nếu lỗ hỏng bị vỡ 1 vài lỗ thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào và phá hủy phôi bên trong trứng.

quả trứng bảo vệ khỏi nhiễm bẩn

Những quả trứng bị nhiễm bẩn mà không được ấp trong lò ấp sẽ bị ảnh hưởng đến các trứng khác, nếu trứng bị nhiễm bẩn bị vỡ trong lò vi sống, vi khuẩn sẽ lây lan sang các trứng khác và gà con mới nở.

Điều này rất dễ làm ảnh hưởng đến gà con bị nhiễm vi khuẩn và nhiễm bệnh, vì vậy cần phải nhanh tay ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập bằng cách các phòng chống như sau:

Cách phòng chống mầm bệnh

– Thu thập trứng thường xuyên tránh để trứng tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài.

– Vệ sinh sạch sẽ môi trường, chuồng trại nơi đẻ trứng, chất độn chuồng sạch sẽ hoặc phủ 1 lớp vải mỏng.

– Thức ăn, nước uống của gà phải an toàn, sạch sẽ để hạn chế các vi khuẩn sinh bệnh.

– Chuyển trứng mới đẻ vào nơi khô ráo, càng sạch càng tốt.

– Không để trứng nơi có tích tụ hơi nước.

– Tránh để vỡ vỏ trứng, vỡ trứng, vì như thế sự xâm nhập của vi khuẩn càng cao.

– Trứng có vỡ thì cách ly chúng, dọn dẹp sạch sẽ.

– Tránh lao chùi làm trày xước vỏ trứng sẽ làm vi khuẩn xâm nhập.

– Xịt khử trùng thường xuyên nơi gà mới đẻ trứng.

Việc lây lan vi khuẩn từ các trứng nứt, vỡ sang các trứng khác tuy không thể hiện hữu hình nhưng nó cũng ảnh hưởng khá lớn vì lây lan cho cả đàn nhiễm khuẩn. Vì thế bà con nên thẩn trọng và cố gắng phòng bệnh.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Chăn nuôi gà an toàn sinh học

Chăn nuôi gà an toàn sinh học là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh, đảm bảo cho gia cầm được khỏe mạnh, không dịch bệnh…

Chăn nuôi gà an toàn sinh học

Người nuôi gia cầm nói chung và gà nói riêng rất dễ rơi vào tình trạng thua lỗ nếu để gia cầm mắc bệnh mà nguy hiểm nhất hiện nay là dịch cúm H5N1. Chính vì vậy, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn khuyến nông và công nghệ “Chăn nuôi gà an toàn sinh học” tại Hải Dương, thu hút sự quan tâm của hơn 160 nhà khoa học, nhà quản lý và nông dân các tỉnh phía Bắc.

Nguyên tắc cơ bản trong thực hành chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học là đàn gia cầm phải được nuôi trong một môi trường được bảo vệ, được chăm sóc tốt và tất cả mọi sự di chuyển ra vào trại, giữa các khu vực trong trại đều phải được kiểm soát. Vị trí xây dựng chuồng trại gia cầm an toàn phải xa khu dân cư, bệnh viện, trường học, chợ… tránh xây trại ở những nơi gần sông, suối, kênh mương, đảm bảo có nước sạch thường xuyên.

  • Nuôi khép kín với từng trại (trong mỗi trại chỉ có một giống gia cầm và cùng độ tuổi. Đối với gia cầm giống nên có các khu vực nuôi dành cho các lứa tuổi khác nhau);
    Kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại. Sử dụng con giống an toàn.
    – Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại (trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa).
    – Phòng bệnh bằng vắc xin. Xét nghiệm định kỳ, giám sát sự lưu hành các loại mầm bệnh.
    – Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi và sau mỗi đợt nuôi.
    – Xử lý chất thải (bằng bigogas hoặc ủ), tiêu hủy gia cầm ốm, chết. Kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển ra vào trại.
    –  Chống sự xâm nhập của động vật bên ngoài.

Diễn đàn trở nên sôi nổi ở phần hỏi đáp trực tiếp giữa nông dân và các nhà khoa học về nuôi gà an toàn sinh học. Chị Hoàng Thị Ngọc Kiều ở Nam Sách (Hải Dương) hỏi về bệnh viêm đường hô hấp trên gà và được PGS Phạm Sỹ Lăng trả lời: “Biện pháp phòng bệnh bằng tiêm phòng và tiêm nhắc lại là cần thiết. Quan trọng hơn phải vệ sinh định kỳ trong chuồng trại vì viêm đường hô hấp còn gọi là bệnh do ô nhiễm. Điều trị mà không có những biện pháp vệ sinh an toàn kèm theo bệnh vẫn tái phát đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa”.

Chị Nguyễn Thị Uyển ở Tiên Lãng (Hải Phòng) băn khoăn về chuyện H5N1 lây sang người theo cơ chế nào, tại sao có người tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh lại không bị và ngược lại. Câu hỏi trên được TS Nguyễn Tiến Dũng giải đáp: “Có người tiếp xúc với gà cúm mà không phát bệnh nhưng kiểm tra máu vẫn thấy kháng thể đối với loại virus này. Kiểm tra máu những người nuôi gà ở Thái Bình phát hiện khoảng 20% có kháng thể. Còn trường hợp một bệnh nhân nhiễm H5N1 ở nước ngoài, lúc đầu không tìm thấy nguyên nhân lây do anh ta không ăn thịt gia cầm cũng không có tiếp xúc với gia cầm nhưng tìm hiểu kỹ mới biết vườn nhà người này có nhiều chim hoang cư trú”.

Một nông dân hỏi về tình trạng đại đa số bà con nuôi 100-1.000 gia cầm, nuôi trong khu dân cư vậy biện pháp nào để đạt được an toàn sinh học? TS Nguyễn Tiến Dũng trả lời: “Cứ nuôi gà cạnh khu dân cư rất nguy hiểm nhưng chuyển đi đâu lại rất khó. Đây là quá trình dài và không dễ dàng vì nó phụ thuộc vào đất đai, quy hoạch và nhiều vấn đề phức tạp khác”.

Một chủ trại gia cầm khác lại quan tâm đến sử dụng thức ăn như thế nào để đảm bảo an toàn sinh học và được ông Hoàng Văn Lộc hướng dẫn: “Bà con cần quan tâm đến chất lượng thức ăn vì thức ăn chiếm thành phần lớn trong cấu thành giá sản phẩm. Thức ăn cần không bị mốc, mọt, mở bao bì thức ăn phải có vị thơm đặc trưng và không có màu sắc bất thường. Tốt nhất bà con chọn những hãng có uy tín”.

Có ý kiến lại muốn hỏi chi tiết về giá thành cho công thức sử dụng thuốc trong nuôi gà an toàn sinh học của Công ty thuốc thú y Minh Dũng và được đại diện của đơn vị này trả lời: “Nuôi 100 con gà thịt dùng thuốc thông thường mất khoảng 200.000 đồng nhưng nuôi công thức và dùng thuốc của Công ty hết 300-350.000 đồng nên nhiều bà con băn khoăn. Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì nuôi gà dùng công thức thuốc của Công ty rút ngắn được thời gian nuôi từ 5-7 ngày, giảm tỷ lệ chết, giảm ô nhiễm chuồng trại vì đó là thuốc thảo dược và thực phẩm ra đảm bảo sạch, an toàn”…

Thời gian của cuộc diễn đàn hạn chế nhưng sự quan tâm và những ý kiến của những người chăn nuôi vẫn không dứt khiến cho nó lại kéo dài thêm trong sự sôi nổi…

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam