4 ha rau hữu cơ cho sản lượng 30 tấn mỗi năm tại Hà Nam

Hiện, bà con Trác Văn, huyện Duy Tiên, Hà Nam canh tác khoảng 30 loại rau hữu, cung cấp chủ yếu cho thị trường Hà Nam, Hà Nội và Nam Định.

Theo ông Nguyễn Văn Phóng – Giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Trác Văn ở thôn Tường Thụy, Xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, Hà Nam, nhận thấy nhu cầu tiêu dùng rau sạch của thị trường khá cao; trong khi thổ nhưỡng của địa phương phù hợp với sự phát triển của nhiều loại nông sản, nguồn lao động tại chỗ lại dào dào, nên năm 2013, hợp tác xã thành lập tổ hợp tác chuyên trồng rau hữu cơ. Sau hơn 3 năm hoạt động, hiện, tổ hợp tác có 36 thành viên, canh tác khoảng 30 loại rau hữu cơ trên diện tích 4 ha.

Ruộng cà chua hữu cơ của bà con Trác Văn.

Theo ông Phóng, thời gian đầu khi phát triển mô hình rau hữu cơ, các thành viên trong tổ gặp không ít khó khăn. Một là, bà con còn gặp nhiều bỡ ngỡ khi chuyển đổi từ lối canh tác truyền thống sang phương pháp canh tác có sự kiểm tra, giám sát, thực hiện theo các tiêu chí kỹ thuật. Hai là, trong quá trình sản xuất rau hữu cơ, do không được phép sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón hóa học nên khi rau gặp sâu bệnh, bà con cũng lúng túng, chưa giải quyết được ngay.

Ngoài ra, mô hình trồng rau hữu cơ cho năng suất thấp, chỉ bằng 40-50% so với canh tác thông thường nên nhiều người còn e ngại, chưa nhiệt tình tham gia.

Bà con bón phân cho rau cải muộn. 

Để khắc phục những khó khăn trên, các cán bộ chuyên về trồng trọt được cử xuống tận nơi, hướng dẫn kỹ thuật canh tác rau hữu cơ cho bà con thông qua lớp tập huấn. Theo đó, ngoài đất trồng và nước tưới đảm bảo đạt chuẩn, để hạn chế sâu bệnh gây hại, bà con phải luân canh và xen canh nhiều loại rau, củ, quả.

Ngoài ra, cạnh luống rau, bà con còn được gợi ý trồng thêm các loài hoa có màu sắc rực rỡ để dẫn dụ thiên địch có lợi, từ đó, hạn chế sâu bướm đẻ trứng lên rau và gây hại. Khi gặp sâu bệnh, bà con dùng thuốc thảo mộc hoặc chế phẩm sinh học là hỗn hợp tỏi, ớt giã nhỏ trộn với rượu để phun cho rau.

Rau được trồng xen canh để hạn chế sâu bệnh.

Hiện, bà con Trác Văn canh tác khoảng 30 loại rau hữu cơ gồm cải ngồng, cải ngọt, cà rốt, cải chíp, cà chua, đậu cô ve, dưa chuột, su hào, bắp cải… Các giống rau này đều được nhập từ trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Về phân bón, người dân sử dụng phân bò, lợn, gà ủ cùng gốc rau thải cho hoai mục rồi đem bón. Đây là nguồn cung cấp dưỡng chất giúp rau phát triển tốt, đất tơi xốp, lại góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường.

Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng các nguyên liệu thủ công, tự chế, chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh, mô hình rau hữu cơ Trác Văn đã được cấp chứng nhận PGS. Đây là chứng nhận về quy trình sản xuất rau hữu cơ ở Việt Nam, được Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ IFOAM cấp phép.

Hiện, sản lượng rau hữu cơ của tổ hợp tác đạt khoảng 30 tấn mỗi năm; trong đó, 60-70% được các doanh nghiệp cam kết bao tiêu, còn lại là bán lẻ cho người tiêu dùng. Giá rau ổn định ở mức 15.000 đồng một kg.

Ông Phóng chia sẻ, tổ hợp tác dự định hoàn thiện hệ thống tưới phun sương, xây nhà lưới hạn chế côn trùng và giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết tới sự sinh trưởng của các loại rau theo mô hình; góp phần nâng cao năng suất và sản lượng rau hữu cơ an toàn Trác Văn.

Nguồn: Vnexpress được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Độc đáo mô hình trồng dưa leo xen mướp

Thu lãi trên 800 triệu đồng/năm từ 7 sào đất trồng dưa leo xen mướp, ông Phạm Xuân Bắc trở thành nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của xã Phú Cường trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Mức thu nhập cao từ mô hình sản xuất của ông Bắc có thể xem là bài toán khó cho những người nông dân khác canh tác trên cùng diện tích.

​Với 1 sào đất, nếu như giỏi tận dụng, khai thác chỉ trồng được 3 vụ rau/năm, mỗi vụ trồng 1 loại rau, thời gian trung bình 3 tháng. Riêng ông Bắc, ông trồng được 6 vụ/năm. Bí quyết của ông là trồng xen 2 loại rau trên cùng một diện tích để tận dụng đất, công chăm sóc, phân thuốc và sự tương hỗ trong phòng chống sâu bệnh của các loại cây trồng với nhau. Qua nhiều năm tìm tòi, thử nghiệm, mô hình dưa leo xen mướp là lựa chọn hiệu quả nhất cho ý tưởng sáng tạo này của ông Bắc và lợi nhuận thu được trong 4 năm qua từ mô hình đã chứng minh điều đó.

Mô hình trồng dưa leo xen mướp

Ông Phạm Xuân Bắc cho biết: “Mô hình của gia đình tôi có thì khác với của người ta, khác với môi trường của người ta làm, hai thứ giống nhưng tôi ăn được cùng một lúc luôn. Cũng mất công đầu tư bạt, rồi phủ bạt, rồi cắm dàn, rồi cũng mướn công, nhưng mà ăn được dài ngày hơn, hiệu quả tốt hơn. Tôi trồng dưa leo và mướp ngọt, thì mướp ngọt nó ăn tới hơn 2 tháng, có lần ăn tới 3 tháng lẫn, cho nên hiệu quả của nó rất là cao. Hạn chế được công, chi phí và thuốc BVTV.”

Với thiết kế giàn trồng cho cả dưa leo mướp nên chi phí đầu tư thấp hơn so với trước đây chỉ 6 triệu đồng/sào/vụ. Sau 37-39 ngày trồng, dưa leo bắt đầu cho thu hoạch với năng suất trung bình 4 tấn/sào và thu trong thời gian 2 tháng. Thu hoạch vừa xong dưa leo là đến thu mướp, với năng suất trung bình 7 tấn/sào, trong thời gian hơn 1 tháng. Hiện cả dưa leo và mướp cân tại vườn có giá trung bình 5 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí đầu tư và công lao động, tính ra ông Bắc thu được trung bình trên 40 triệu đồng/sào/vụ từ dưa leo và mướp. Với 7 sào đất làm 3 vụ/năm, ông thu được 840 triệu đồng.

Sáng tạo và linh động ứng dụng KH-KT, kinh nghiệm bản thân vào thực tiễn sản xuất, ông Phạm Xuân Bắc nhiều năm liền là nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của xã Phú Cường. Hiện mô hình trồng dưa leo xen mướp của ông Bắc là điểm sáng trong phương án sản xuất kinh doanh của HTX sản xuất nông nghiệp Phú Cường chuẩn bị thành lập đi vào hoạt động và là mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả đang được bà con nông dân quan tâm tìm hiểu để áp dụng nhân rộng trong chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương..

Nguồn: dinhquan.dongnai.gov.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Giải đáp những vấn đề thường gặp khi trồng dưa leo, dưa chuột

Cây dưa leo cũng rất dễ trồng và cho ra nhiều trái nên việc trồng dưa chuột dần trở nên phổ biến. Dưới đây là một số thắc mắc xung quanh việc trồng dưa chuột, cách trồng dưa chuột cho nhiều trái,chất lượng trái ngon ngọt và những vấn đề thường xuyên gặp của người trồng dưa leo.

Tại sao trồng dưa chuột không đậu quả hoặc ít trái?

Nguyên nhân khiến trồng cây dưa leo, dưa chuột không cho trái hoặc ra ít trái có nhiều nguyên do, chủ yếu là do điều kiện thời tiết, nhiệt độ. Nếu dưa leo trồng ở điều kiện đất quá ẩm ướt, ánh sáng và độ ẩm quá thấp thì phấn hoa bị kết dính mà không thể thụ phấn được. Ngược lại, nếu đất quá khô, thiếu nước, nhiệt độ và ánh nắng quá gắt sẽ khiến cây bị thiếu dinh dưỡng, hoa teo lại, phấn hoa quá khô sẽ không thể thụ phấn để ra trái.

Khoảng cách trồng các cây quá gần nhau, vị trí giữa các cây quá gần hoặc quá xa cũng dẫn đến việc cây khó thụ phấn, làm giảm số lượng trái.

Trồng dưa leo ra hoa nhưng không có trái?

Điều này nằm ở vấn đề thụ phấn. Những bông hoa cần phải có điều kiện thụ phấn nhờ côn trùng, ong, bướm, gió,… nếu không được đáp ứng thì hoa đực sẽ không thể thụ phấn lên hoa cái để kết trái.

Để khắc phục điều này thì bạn có thể phun nước đường pha loãng lên thân cây để thu hút ong thụ phấn cho dưa.

Tại sao trái dưa chuột có vị đắng?

Nhiều người thường gặp trường hợp trồng cây dưa leo cho ra trái tuy đạt kích thước nhưng chất lượng vị mát, giòn ngọt ở dưa leo lại không có mà ngược lại trái dưa chuột thường bị đắng, đặc biệt là đắng chát ở phần cuống.

Dưa leo không cho trái đạt chất lượng và kích thước

Trồng dưa leo cho ra trái nhỏ, trái dưa bị cong, phần nữa trái gần cuống bị teo lại, quả dưa bị thắt ở eo giữa hay quả ngắn, tròn, dị dạng…. thì chủ yếu là do chế độ chăm sóc không hợp lý, tưới nước không đều, cây bị thiếu đạm, Kali, các loại phân hữu cơ. Ngoài ra còn do các yếu tố môi trường tác động như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và côn trùng, sâu bệnh gây hại.

Tưới nước cho cây dưa leo như thế nào?

Cây dưa leo cần cung cấp nhiều nước và độ ẩm nhưng lại không chịu được úng vì vậy cần chú ý tưới nước thường xuyên vào mỗi sáng và chiều mát, đủ để giữ cho đất hơi ẩm suốt quá trình sinh trưởng và ra trái. Trái dưa chuột sẽ nhỏ và có vị đắng nếu không được tưới đủ nước.

Trồng dưa chuột bao lâu thì cho trái thu hoạch?

Sau khi trồng cây con khoảng 30 – 40 ngày tùy theo giống dưa và chế độ chăm sóc thì dưa leo cho thu trái. Thời điểm phù hợp nhất để thu hoạch dưa leo là khi quả dưa có kích thước vừa phải, vỏ da láng bóng vẫn còn lớp phấn trắng, đầu quả cánh hoa chưa rụng.

Khi nào thì làm giàn cho cây dưa leo?

Dưa leo khi trồng được 2 tuần, đây là giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển nhanh thân lá và tua cuốn vì vậy bạn phải bắt đầu làm giàn cho cây leo. Làm giàn và tỉa nhánh đúng kỹ thuật sẽ giúp tăng năng suất, kích thước trái, giảm sâu bệnh và thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch dưa leo.

Trồng dưa leo vào mùa nào?

Dưa chuột có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên, đây là loại cây ưa ẩm nên thường sinh trưởng và cho ra năng suất cao vào mùa mưa hơn mùa khô. nhưng trồng tốt nhất là vụ đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 2, tháng 3 năm sau) và vụ hè thu (từ tháng 5 đến tháng 7, tháng 8).

Thời vụ gieo trồng:

– Vụ Đông Xuân gieo trồng vào tháng 10 – 11, thu hoạch vào tháng 12 – 1, đây là vụ cho ra sản lượng tốt nhất.

– Vụ Hè Thu gieo trồng vào tháng 5 – 6, thu hoạch vào tháng 7 – 8.

– Vụ Thu Đông gieo trồng vào 7 – 8, thu hoạch vào tháng 9 – 10.

– Vụ Xuân Hè gieo trồng vào tháng 1 – 2, thu hoạch vào tháng 3 – 4.

Làm sao để trồng dưa leo vào mùa mưa lạnh?

Dưa leo rất nhạy cảm với thời tiết mưa lạnh, không có nắng, nếu trồng vào điều kiện thời tiết nhiều mưa, sương giá thì cần phải có chế độ chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Đặc biệt ở giai đoạn đầu khi trồng cây dưới 2 tuần thì cần phải có biện pháp che chắn, làm đất, lên luống cao để rãnh đất thoát nước, ngăn ngập úng ở gốc cây.

Thời tiết âm u, thiếu nhiệt và ánh nắng cũng cản trở việc ra hoa và kết trái của cây. Dưa chuột trồng ở điều kiện nhiệt độ dưới 13°C sẽ không ra hoa và trái. Đối với vấn đề này thì bạn phải cung cấp ánh sáng cho cây bằng cách treo bóng đèn vàng hoặc đèn huỳnh quang để giúp cây đủ độ ấm cho sinh hoa và hoa mới thụ phấn được. Ngoài ra, thời tiết giá rét khiến việc thụ phấn của hoa khá khó khăn, tùy vào điều kiện mà bạn có thể tự thụ phấn cho cây.

Làm sao để trồng dưa leo vào mùa nắng nóng?

Trồng dưa leo vào mùa hè khô nắng là một thách thức trong việc chăm sóc cây trồng. Nếu thời tiết nhiệt độ trên 32°C, ánh nắng quá gay gắt sẽ làm cây bị còi cọc, cháy nắng. Đối với vấn đề này thì bạn phải khắc phục bằng cách tăng cường tưới nước cho cây gấp đôi, không để đất bị khô cằn, thiếu ẩm. Sử dụng các biện pháp che nắng cho cây bằng cách làm giàn tạo bóng râm cho cây.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Lý do và cách khắc phục hiện tượng dưa leo bị đắng

Đôi khi bạn ăn phải những quả dưa chuột có vị đắng. Vị đắng này chính là do độc tố cucurbitacins và triterpenoids tetracyclic tạo thành. Những độc tố này rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu ăn nhiều.

Nguyên nhân làm cho dưa chuột bị đắng chủ yếu là do quy trình chăm sóc và các điều kiện tự nhiên tác động.

Dưa leo, dưa chuột không đạt tiêu chuẩn hương vị có hai trường hợp, một là dưa bị đắng chát cả trái, hai là trái thường bị đắng ở phần cuống phần còn lại thì vẫn giữ được độ giòn ngọt. Điều này khiến các thành phần dinh dưỡng trong trái dưa leo bị biến chất trở nên độc hại.Dưới đây là những nguyên nhân khiến trồng cây dưa chuột cho ra quả bị đắng

Nhiệt độ & độ ẩm

Cây dưa leo thường thích nghi với điều kiện thời tiết mát mẻ và một chút ẩm ướt. Nếu trồng ở nhiệt độ quá cao, thời tiết nắng nóng, đất khô cằn, điều này gây ra tình trạng quả bị teo, thiếu dinh dưỡng cung cấp nuôi trái.

Nếu gặp thời tiết ít nắng, nhiệt độ thấp thì bộ rễ dưa chuột bị tổn thương, sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng kém khiến tốc độ sinh trưởng, phát triển của quả dưa bị chậm lại, bộ rễ cây dưa và bộ phận cuống quả dưa tích tụ càng nhiều chất gây vị đắng khiến quả dưa trở nên đắng.

Nước

Lượng nước tưới có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng của dưa leo. Dưa leo cần cung cấp nhiều nước và độ ẩm nhưng lại không chịu được úng vì vậy cần phải chú ý đến lượng nước tưới cho cây trồng. Dưa chuột trồng thường bị đắng là do thiếu nước, đất khô hạn khiến trái bị đắng.

Phân bón

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trái dưa chuột là ở quá trình bón phân, việc bón quá nhiều đạm hay kali sẽ khiến cây thân cây mọc quá cao, các quả ra ở phần nhánh cây hoặc phần thân cây yếu thì dễ bị đắng.

Biện pháp khắc phục dưa chuột bị đắng

Bổ sung các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân động vật, các loại phân xanh từ rơm rạ, cỏ khô,… để giữ ẩm cho đất.

Luôn đảm bảo lượng nước tưới cho cây. Đặc biệt thời điểm cây ra hoa và kết trái cần phải tưới nước đều đặn, luôn giữ đất phải đủ độ ẩm, nhưng không được để đất bị ngập nước.

Dưa leo trồng phải được cung cấp đủ ánh sáng mặt trời, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt là từ 24 – 30°C, điều này sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, cho quả lớn, vị ngọt giòn.

Giai đoạn trái dưa chuột phát triển nên hạn chế bón quá nhiều hoặc quá ít phân đạm, tùy theo quy mô và số lượng cây trồng để bón phân phù hợp, tỷ lệ lượng phân bón N:P:K lần lượt là 5:2:6.

Mật độ cây trồng nên có khoảng cách hợp lý giữa các cây, nếu cây trồng quá sát nhau. Khi cây bắt đầu có trái nhỏ, bạn tỉa bớt các nhánh phụ, cành lá xung quanh để quả dễ dàng phát triển tốt.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Sâu bệnh trên dưa chuột và biện pháp phòng trừ.

Để mùa vụ bội thu thì vấn đề sâu hại, bệnh cần được phòng và điều trị hiệu quả. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu qua một số sâu hại và bệnh trên cây dưa leo.

Bọ trĩ gây hại. 

Thường tập trung gây hại nặng trên cây dưa ở giai đoạn cây con đến khi cây ra hoa kết trái non. Bọ trĩ tập trung gây hại các bộ phận non của cây, gây hại ở bộ phận gần gân lá, mặt dưới lá làm cho lá xoăn có mầu vàng. Bọ trĩ tập trung ở búp non làm cho búp chậm phát triển sau đó khô và chết. Bọ trĩ chích hút làm rụng hoa quả, bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh vi rút gây hiện tượng xoăn, chùn ngọn.
Trị bệnh:
Khi mật độ bọ trĩ cao cần phải phòng trừ, sử dụng các loại thuốc sau: o­ncol 20ND, Bassa 50ND, Pegasus 500SC để phòng trừ.

Nhện đỏ. 

Có cơ thể rất nhỏ bé, mầu hồng, đỏ di chuyển nhanh nhẹn, bám nhiều ở mặt lá dưới. Nhện phát triển rất nhanh nhất là khi thời tiết khô âm u mưa to. Nhện dùng vòi chích hút làm cho lá chuyển mầu xanh bạc, xanh nâu sau đó vàng khô và rụng lá.
Trị bệnh:
Sử dụng thuốc trừ nhện như Comite 73EC, Ortus 5SC, Danitol- S50SC, Pe gasus 500SC.

Rệp muội. 

 Là côn trùng chích hút cơ thể nhỏ mầu xanh vàng, sống thành đám trên đọt non, lá, hoa. Rệp có 2 dạng có cánh và không có cánh. Rệp chích hút dịch cây làm cho cây không phát triển. Nếu hại ở giai đoạn hoa, quả làm hoa quả non bị rụng, là môi giới truyền bệnh vi rút gây bệnh khảm lá trên dưa.
Trị bệnh: Sử dụng thuốc o­ncol 20ND, Pa dan 95SP, Bassa 50 ND, Pegas 500SC, Sumithion 50EC.

Ruồi đục quả. 

Ruồi cái dùng vòi đẻ trứng chọc thủng vỏ quả đẻ trứng vào phần trong vỏ quả. Tại lỗ đục của ruồi nước và dịch cây chảy ra, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây thối quả. Sau vài ngày trứng nở ra dòi, dòi chui vào thịt quả gây hại làm qủa rụng thối.
Trị bệnh: Dùng các loại thuốc sua đuổi o­ncol 20ND, la nét….

Sâu ăn lá.

Sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, sâu non thường cuốn lá hoặc kết những lá lại với nhau và nằm bên trong ăn phá. Ở mật độ cao sâu chúng ăn phá xơ xác lá chỉ còn lại gân lá.
Trị bệnh: tương tự trị rệp.

Bệnh phấn trắng do nấm. 

Bệnh hại chủ yếu trên phiến lá nấm bệnh làm cho lá chuyển mầu xanh sang mầu bạc và hoá vàng. Trên bề mặt lá bị hại có lớp nấm bệnh trắng, xám bao phủ. Khi bị nặng lá khô cháy và chết.
Trị bệnh: Sử dụng thuốc Anvil 5SC, Bavistin, Belal 5WP. Phun kỹ 2 bề mặt lá.

Bệnh héo xanh do vi khuẩn. 

Bệnh làm cây dưa héo, mất nước và chết trong vòng các ngày, các lá trên cây héo tái xanh không chuyển thành mầu vàng, từ gốc cây dưa có thể có vết nổi u sần.
Trị bệnh: Cần thu dọn cây bệnh mang ra khỏi ruộng để đưa đi tiêu huỷ. Sử dụng thuốc Booc đô1%, ôxy clo rua đồng Kau Ran.

Bệnh vi rút. 

Vi rút gây hại dưa tạo thành vết loang lổ trên bề mặt lá gọi là bệnh khảm, trên bề mặt phiến lá có các đám vết xanh, xanh nhạt hoặc đám vết vàng xen lẫn nhau. Đỉnh sinh trưởng của cây bị chùn lại, lá đọt nhỏ quăn queo, cây chậm lớn quả nhỏ có mầu vàng không chết phẩm chất, chất lượng kém nếu bệnh hại nặng cây không đậu quả.
Trị bệnh: Cần phát hiện sớm và loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh trên đồng ruộng tránh lây lan. Sử dụng các loại trừ sâu phun trừ rệp là môi giới truyền bệnh trên đồng ruộng.

Bệnh ghẻ dưa.

Bệnh thường xuất hiện gây hại trên lá non, cuống lá, thân và quả. Trên lá, đốm bệnh nhỏ, tròn hay hơi tròn, úng nước, có quầng vàng nhạt bao quanh. Sau đó, đốm bệnh chuyển màu nâu và hoại đi.
Trị bệnh: bệnh do nấm, nên trị như mục nấm ở trên.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng dưa leo trong thùng xốp tại nhà

Dưa leo (tên khoa học Cucumis sativus) là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí Cucurbitaceae, là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước.

Là món ăn vừa giàu dinh dưỡng lại rất tốt cho da. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có thể bắt tay vào trồng dưa leo tại nhà mà không hề tốn nhiều công sức và thời gian.

Dưa leo

Bước 1: Chọn hạt giống dưa

Hiện nay trên thị thường có rất nhiều giống dưa leo khác nhau. Phổ biến nhất là giống dưa chuột leo giàn, ngoài ra còn có những loại giống dưa chuột khác như dưa leo xanh, dưa leo trắng, dưa leo gai, dưa leo Thái…
Hạt giống dưa leo
Tùy theo mục đích và điều kiện trồng để xác định xem nên chọn trồng giống dưa leo nào để dễ canh tác, chăm sóc và thu hoạch. Bạn có thể tìm mua hạt giống ở các cửa hàng bán hạt giống rau hoặc siêu thị.

Bước 2: Chuẩn bị đất trồng

Trộn đều đất và phân bò theo tỷ lệ 7/3. Trộn thêm 20g phân lân, 20g NPK, 50g vôi, 20g hữu cơ vi sinh vào mỗi thùng xốp. Đổ đất vào thùng xốp lớp dày chừng 20-30cm.

Chuẩn bị đất trồng

Bước 3: Gieo hạt

Hạt giống dưa leo có thể gieo trực tiếp không cần ngâm ủ. Hạt gieo dưới lớp đất với khoảng cách từ 20-30cm, gieo xong phủ hạt bằng lớp đất mỏng. Sau khi gieo hạt xong, tưới nước bằng vòi phun nhẹ nhằm tạo đủ độ ẩm cho đất, tưới 2 lần/ngày.

Gieo hạt

Bước 4: Chăm sóc

Cây dưa leo phát triển nhanh và không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều. Chỉ cần tưới nước 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Nếu tước quá nhiều khiến đất quá ẩm ướt, ngập úng thì cây sẽ rất dễ chết. Tưới ít nước cũng khiến cây bị thiếu nước không thể sinh trưởng tốt.
Nên trồng dưa leo ở những nơi có nhiều ánh sáng thì trái sẽ nhanh lớn và đạt năng suất cao.
Khi dưa leo cao 20cm chúng ta bắt đầu làm giàn. Giàn dưa leo có thể làm bằng lưới, tre hoặc cây có nhiều nhánh. Bón phân đạm và NPK 2 lần/tháng.

Bước 5: Thu hoạch

Cây dưa leo sau khi trồng khoảng 60-80 ngày, tùy theo giống cây trồng và điều kiện chăm sóc thì dưa cho thu trái. Thu hoạch dưa leo tốt nhất là vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ vẫn còn mát mẻ.
Dưa leo tươi tốt khi được chăm sóc đúng cách
Tổng hợp từ Farmtech Viet Nam.

Mô hình trồng dưa chuột bao tử xuất khẩu.

Dưa chuột (tên khoa học Cucumis sativus) (miền nam gọi là dưa leo) là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí cucurbitaceae, là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước.

Cây giống.

Có thể mua hạt giống ở những trung tâm giống, ở mỗi tỉnh đều có trung tâm giống cây trồng vật nuôi.

Đất trồng.

Dưa chuột bao tử thích hợp trồng trên đất pha cát, đất thịt nhẹ, phát triển tốt ở độ ẩm 70-80%. Do đó, người trồng cần đánh luống cao, rãnh sâu để cây non không bị úng rễ, cây trưởng thành hạn chế sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng.

Dùng cây nứa hoặc vật liệu sẵn có làm giàn cho cây, giàn cao 1,2-1,5m. Có sự phân tầng, khoảng cách giữa các chân giàn 20-25cm tùy theo khoảng cách cây trồng. Dựng giàn theo luống, đan chéo cây cọc cho chắc chắn.
Khoảng cách mỗi gốc dưa khoảng 20-40cm, một luống trồng từ 200 đến 250 cây.

Chăm sóc.

Thường xuyên kiểm tra, phòng và trừ sâu bệnh,  làm cỏ, bón phân cân đối, dọn dẹp ruộng thường xuyên.
Giữ đủ nước ở rãnh luống, cây leo đến đâu cần buộc ngọn và nhánh vào giàn tới đó. Người chăm sóc cũng phải thường xuyên cắt tỉa các loại lá vàng, đốm héo nhằm tránh lây lan bệnh cho vườn. Chu kỳ phun thuốc bảo vệ thực vật và thời gian cách ly giữa mỗi kỳ là 3-4 ngày.

Thu hoạch.

Sau khi trồng từ 30 đến 35 ngày, dưa chuột bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi đợt thu hái cách nhau khoảng 4 ngày.
Dưa bao tử lớn rất nhanh, chỉ trong vòng một ngày có thể đạt kích cỡ tiêu chuẩn từ 3 đến 5cm nên cần thu hái thường xuyên. Vào dịp thu hoạch, người dân có thể hái 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều. Nếu để quá kích cỡ, giá bán sẽ bị giảm.
Sản lượng dưa chuột bao tử trung bình đạt khoảng 1,5 tấn trên mỗi ha. Giá thu mua ổn định ở mức 7.000 đồng một kg, loại to hơn có giá 4.500-5.000 đồng một kg. Chi phí sản xuất gồm tiền giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tre, nứa bắc giàn chỉ từ 500.000 đến 700.000 đồng cho cả vụ. Lợi nhuận thu về cao gấp 2 lần trồng lúa.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Phương pháp trồng dưa leo thủy canh

Khi thực phẩm bẩn là một trong những mối lo ngại của người dân hiện nay thì mọi người có xu hướng tìm đến rau an toàn.

Thủy canh là phương pháp trồng rau an toàn không còn xa lạ với nhiều ưu điểm: không cần đất, không cần tưới, trồng được nhiều vụ, sản phẩm sạch…Sau đây Fman xin giới thiệu phương pháp trồng thủy canh không hồi lưu cây dưa leo:

Cây dưa leo trồng theo phương pháp thủy canh

1.Chuẩn bị vật liệu

  • Hộc thủy canh

Hộc thủy canh dưa leo có thể làm bằng gạch, hộp xốp đựng trái cây hoặc những vật liệu tương tự. Hộc có bề dày từ 5 – 6 cm để giữ cho nhiệt độ dung dịch được thấp.

  • Nắp hộc

Nắp hộc (nắp đậy) là nơi đặt giá thể trồng cây, nắp hộc được đục lỗ tròn tương ứng với kích thước của rọ nhựa. Vật liệu sử dụng nhẹ như tấm xốp, hoặc nhựa tổng hợp,…

  • Túi để cây (rọ nhựa)

Giá thể được sử dụng là vỏ trấu hoặc vermiculite. Rọ nhựa có đục lỗ cho rễ mọc ra và để chìm trong dung dịch dinh dưỡng chừng 1 – 3 mm để giữ ẩm cho giá thể, tạo điều kiện cho cây hô hấp.

  • Lưới bao quanh hệ thống thủy canh

    Cây trồng thủy canh được bố trí trong nhà lưới đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như mưa gió, sâu bọ, côn trùng gây hại,…

  • Thiết bị tự động điều khiển mực nước

    Thiết bị phao nổi: Dung dịch dinh dưỡng được chứa trong hộc hoặc thùng xốp (50 x 35 x 35cm). Dung dịch dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ bên trong thùng xốp, rễ cây được hoàn toàn chìm trong đó. Phao nổi được đặc cách mặt thùng từ 3-4 cm, để khi dung dịch đã giảm đi vài centimet, nước sẽ được cung cấp tự động từ nguồn nước để khôi phục lại mực nước ban đầu.

Thiết bị phao nổi là một giải pháp để khắc phục nhược điểm của hệ thống thủy canh không hồi lưu.

  • Môi trường thủy canh

  • Hạt giống

Dưa leo chỉ cần 2 tuần để nẩy mầm từ hạt. Kể từ khi cấy đến khi tạo quả là 30 ngày. Thời gian thu hoạch là 90 ngày sau đó.

Khi gieo, tốt nhất nên để hạt nằm sâu trong giá thể nhưng không nên quá sâu làm cản trở sự nẩy mầm của hạt. Trước khi gieo, hạt nên được bao quanh bởi mẩu giấy hoặc bông thấm nước, nó sẽ giúp nhiệt độ quanh hạt được ổn định. Nhiệt độ tốt nhất để hạt nẩy mầm là 24ºC (29ºC hạt sẽ chết).

2. Cách tiến hành:

  • Chuẩn bị mặt bằng, giá đỡ

Có thể đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà…hoặc làm giá bằng tre, gỗ, nhựa và cũng có thể bằng xốp. Tuy nhiên khi chọn địa điểm để trồng nên chọn nơi có ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.

  • Chuẩn bị hộc trồng

Hộc trồng hoặc hộp xốp phải có sơn đen bên trong hoặc lót ni long đen để đựng dung dịch (nhằm tránh ánh sáng khuếch tán tác động lên bộ rễ).

Hộc trồng được sơn đen

  • Khoan lỗ nắp đậy

Dùng ống nước bằng nhựa (có đường kính tương đương miệng rọ) đục lỗ trên nắp hộp khoảng cách các lỗ khoảng 5-10cm

Đục lỗ trên nắp đậy

2.4 Chuẩn bị rọ gieo hạt

Dùng xơ dừa nhồi dưới đáy rọ, nhồi tro trấu bên trên, đặt rọ vào các lỗ đã đục trên nắp hộp.

Rọ nhựa và gieo hạt

2.5 Pha dung dịch dinh dưỡng

Dinh dưỡng cô đặc đựng trong chai, lắc thật đều đổ vào thùng xốp,thêm đủ lượng nước theo hướng dẫn, sau đó khuấy đều. Mực nước cách miệng thùng ít nhất 2 cm
Pha dung dịch dinh dưỡng

2.6 Gieo hạt

Gieo 2-3 hạt vào mỗi rọ ở độ sâu khoảng 1cm hoặc cấy cây con vào

Gieo hạt

Cấy cây con

2.7 Kết thúc

Đặt nắp hộp có sẵn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp chứa dụng dịch dinh dưỡng, sao cho đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm.

Kiểm tra mực nước

Chú ý: lắp thêm ống thông hơi để đảm bảo thông thoáng cho hệ rễ của cây, theo dõi mực nước trong hộp xốp, cần pha dinh dưỡng thêm vào khi mực nước thấp hơn bộ rễ

Theo dõi và chăm sóc

  • Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây.
  • Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể bổ sung dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán.
  • Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4-5 ngày khi cây lớn, cây sẽ phát triển tốt hơn. Cần chú ý không để bong bóng khí quá lớn có thể gây tổn thương rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

  • Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm nom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm.
  • Trong quá trình chăm sóc rau chúng ta phải thường xuyên kiểm tra hộp trồng rau để tránh rò rỉ dung dịch dinh dưỡng; cần bổ sung nước sạch cho đến khi thu hoạch, cần bổ sung thêm lượng dinh dưỡng bằng 30% lượng dinh dưỡng dung dịch mẹ cho ban đầu sau mỗi lần thu hoạch
  • Theo dõi hàng ngày nếu có sâu thì bắt bằng phương pháp cơ học; bổ sung và thay thế những cây xấu, kém, những cây chết, chuyển đổi vị trí cho rau đủ ánh sáng và dinh dưỡng; cắt bỏ lá gốc, lá vàng, tỉa nhánh rễ, vệ sinh hộp sau mỗi lần thu hoạch, mùa hè cần che nắng bằng lưới đen từ 10 giờ đến 16 giờ

Nguồn: tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Hướng dẫn cách trồng dưa leo trong chậu an toàn, sai quả

Dưa leo (dưa chuột) là loại thực vật họ Bầu Bí, cùng họ với dưa hấu, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, mướp đắng. Nhưng dưa chuột lại không phải là giống cây khỏe, khó chịu được biến động của môi trường nên cần kỹ thuật trồng dưa leo trong chậu đúng cách và chú ý chăm sóc để có thể ra quả thành công.

Hướng dẫn cách trồng dưa leo trong chậu an toàn, sai quảKỹ thuật trậu không khó.ồng dưa leo trong chậu

Chuẩn bị đất

Trồng trong chậu: Trộn 50 dm khối đất và phân bò theo tỷ lệ 7/3. Tiếp theo bổ sung 20 gr phân lân, 20gr NPK, 50 gr vôi, 20 gr hữu cơ vi sinh vào mỗi chậu

Chuẩn bị cây con

Hạt giống gieo trực tiếp không cần ngâm ủ. Hạt gieo dưới lớp đất 0,5 – 1cm, gieo xong phủ hạt bằng lớp đất xung quanh. Nếu trồng trong chậu, có thể gieo trực tiếp vào chậu. Cần chuẩn bị chậu kích thước tối thiểu có đường kính 30 cm. Mỗi chậu gieo 5 – 7 hạt. Sau gieo 7 – 10 ngày, cây con có khoảng 4 lá, có thể cấy (nên cấy vào lúc chiều mát) hay tỉa bỏ những cây thừa. Mỗi chậu nên trồng từ 1 – 3 cây.

Chăm sóc

Cây dưa leo có thể để mọc bò lan trên mặt đất hay mọc leo quanh thân cọc thẳng đứng. Ưu điểm của việc mọc leo quanh thân cọc sẽ giúp cho quả dưa leo phát triển vươn cao khỏi mặt đất (theo thân cọc), điều đó sẽ giảm khả năng dưa chuột bị hư hại hoặc thối/nát.

Hướng dẫn cách trồng dưa leo trong chậu an toàn, sai quảCần tưới nước, chăm bón cho dưa leo đúng cách

Nếu để dưa leo bò lan trên mặt đất, nên lưu ý việc bỏ rơm khô hoặc bìa các-tông bên dưới để giữ cho quả dưa được sạch sẽ. Trong một số điều kiện, có thể hứng chịu thời tiết lạnh, ẩm ướt.

Tưới nước

Khi cây dưa leo trong thời kỳ trổ hoa, cần lưu ý không để cho cây bị khô hạn hay thiếu nước tưới. Trong giai đoạn này cây đã khá cứng cáp (không bị chết khi tưới nước quá nhiều). Nên sử dụng loại chậu/bình hay khu vực đất trồng có hệ thống thoát nước hợp lý, khoa học.

Thu hoạch

Hướng dẫn cách trồng dưa leo trong chậu an toàn, sai quảThu hoạch dưa đúng thời điểm cho chất lượng tốt nhất

Càng thu hoạch nhiều dưa leo thì cây càng phát triển nhanh hơn. Thời điểm phù hợp nhất để thu hoạch dưa leo là khi quả dưa có kích thước vừa phải (đầu quả con cánh hoa chưa rụng, vỏ xanh mượt, vẫn còn lớp phấn trắng) hoặc có chiều dài vừa phải (khoảng 15cm), như thế sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển hơn nữa.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam