Vai trò của chất điều hòa pH trong thâm canh hồ tiêu

Thiên nhiên biệt đãi cho Tây Nguyên có tầng đất đỏ bazan để phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Hồ tiêu tại Tây Nguyên

Tuy nhiên qua nhiều năm khai thác mạnh, nhiều vùng đất đã bị thoái hóa, bạc màu dẫn đến sức sản xuất thấp.

Đất bị rửa trôi

Ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, do đặc điểm địa hình đồi dốc và mưa nhiều, tập trung theo mùa gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất rất lớn, kéo theo một lượng dinh dưỡng đáng kể bị mất đi.

Từ đó, đất ngày càng thoái hoá và giảm sức SX. Các loại đất đỏ bazan, nâu đỏ và đỏ vàng (gọi tắt là đất đỏ hay Ferralsols) bị chua hoá ngày càng trầm trọng.

So với 10 – 20 năm trước thì hiện nay, các loại đất này có giá trị pH giảm đến một đơn vị và bình quân pH đất hiện tại vùng Tây Nguyên khoảng trên dưới giá trị 4,5. Đây là ngưỡng giá trị pH được đánh giá là rất chua.

Khi đất càng chua (pH càng thấp), các quá trình hoá học và sinh học xảy ra trong đất theo hướng bất lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung, cây hồ tiêu trồng trên đất đỏ nói riêng.

Mặc dù cây hồ tiêu có thể sinh trưởng trên đất có pH thấp, nhưng khi pH đất < 5,5 thì hàm lượng nhôm (Al3+) di động trong đất càng tăng lên. Nhất là đối với nhóm đất đỏ thường có thành phần Fe và Al rất cao so với nhóm đất khác như đất xám.

Do vậy, hiện tượng ngộ độc Al (có thể thêm ngộ độc Mn, nếu pH đất < 5,0) đối với cây hồ tiêu là điều khó tránh khỏi. Khi bộ rễ của cây hồ tiêu bị ngộ độc Al hay Mn sẽ bị còi cọc và thui chột, hạn chế rất lớn đến khả năng hút chất dinh dưỡng, phân bón và nước trong đất.

Thân cành và tán lá trên mặt đất sẽ sinh trưởng kém, dễ bị sâu bệnh tấn công, vàng lá và chết nếu bị ngộ độc nặng và kéo dài.

Do vậy, mặc dù bón nhiều lân, nhưng hàm lượng lân sẵn có cho rễ cây hồ tiêu hút lại thấp và hiệu quả sử dụng phân lân thấp. Ngoài ra, các dinh dưỡng đa, trung và vi lượng như N, K, Ca, Mg, Zn, Cu, B và Mo sẵn có trong đất càng thấp khi pH càng giảm.

Trong đất luôn tồn tại hai dạng vi sinh vật có lợi và có hại liên quan đến dinh dưỡng và dịch bệnh trên cây hồ tiêu. Đất càng chua vi sinh vật có hại thường phát huy các tính năng của chúng, lấn át các loại vi sinh vật có lợi, làm giảm khả năng phân huỷ chất hữu cơ, giải phóng đạm và lân dễ tiêu cho cây.

pH thấp cũng tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cây hồ tiêu, đặc biệt là bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora và bệnh chết chậm do tuyến trùng và nấm Fusarium gây ra càng phát triển.

Như vậy, pH đất có mối liên quan chặt chẽ đối với hầu hết các chất dinh dưỡng, nấm và tuyến trùng gây bệnh cho cây hồ tiêu. Trồng hồ tiêu trên đất quá chua, cây không hút được dinh dưỡng, sức khoẻ của cây yếu ớt, khả năng tấn công của nấm gây bệnh càng dễ dàng.

Giải pháp thâm canh nhờ vào điều chỉnh pH

Nhằm phát triển cây hồ tiêu đạt năng suất cao và ổn định qua nhiều năm, trước khi bón bất kỳ một loại phân bón nào để cung cấp dinh dưỡng cho cây thì phải nghĩ đến việc cải thiện hay nâng cao giá trị pH của đất.

Nếu làm được điều này thì chắc chắn sẽ tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí đầu tư và phòng tránh được các loại bệnh nguy hiểm trên cây hồ tiêu.

Biện pháp cải thiện pH đất hiệu quả nhất là sử dụng các chế phẩm có khả năng điều hoà pH đất nhằm mục tiêu đưa giá trị pH lên mức từ 6 – 6,5 là ngưỡng tối ưu cho cây hồ tiêu sinh trưởng, phát triển thuận lợi.

Từ việc nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố pH đất đối với cây trồng, Cty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đã nghiên cứu cho ra đời sản phẩm chất điều hòa pH đất.

Đây là sản phẩm kế thừa và phát huy những kinh nghiệm nhiều năm của bà con nông dân cả nước nhằm tiếp tục phát huy vai trò của vôi trong đất.

Nếu như trong vôi chỉ có Canxi có trong thành phần CaCO3, thì trong chất điều hòa pH ngoài Canxi còn có Magie, Silic, các vi lượng đều là chất dinh dưỡng cho cây.

Ngoài ra còn có các bon hoạt tính, do vậy ngoài việc nâng cao pH đất còn có tác dụng đối với việc cải tạo độ phì của đất và kết tủa các kim loại có thể gây độc cho cây.

Khi bón chất điều hòa pH Tiến Nông, pH đất sẽ tăng từ từ, tránh hiện tượng gây sốc và giúp cây hấp thu các dinh dưỡng đa, trung và vi lượng một cách hiệu quả hơn. Việc sử dụng chất điều hòa pH phải tuân thủ đúng hướng dẫn, liều lượng trên bao bì thì hiệu quả mới cao.

Thực tế tại huyện Chư Sê (Gia Lai) cho thấy, qua hai năm sử dụng chất điều hòa pH cho cây hồ tiêu, đã đạt được kết quả rất tốt.

Cụ thể là, đối với đất có pH rất thấp (4 – 4,6), cây sinh trưởng kém, bộ lá vàng, khả năng phân hoá đọt non kém và rụng đốt. Sau khi sử dụng chất điều hoà pH thì pH đất đã tăng lên từ 5,8 – 6,3; đồng thời giúp cho cây cây sinh trưởng tốt, bộ lá phát triển xanh tốt, đọt ra đều.

Nguồn: http://tnnn.hoinongdan.org.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Cảnh báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (từ 6-12/3)

Các tỉnh phía Bắc: Ốc bươu vàng, tuyến trùng, bệnh đạo ôn lá, bọ trĩ gây hại tăng. Bọ xít đen, bệnh nghẹt rễ, chuột tiếp tục gây hại. Rầy nâu, rầy lưng trắng

1. Trên lúa

Các tỉnh phía Bắc: Ốc bươu vàng, tuyến trùng, bệnh đạo ôn lá, bọ trĩ gây hại tăng. Bọ xít đen, bệnh nghẹt rễ, chuột tiếp tục gây hại. Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ gây hại với mật độ, tỷ lệ hại thấp.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ: Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh gây hại tăng nhanh trên diện rộng. Chuột hại tăng trên lúa trà sớm ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, lúa trà muộn mới gieo. Ốc bươu vàng hại tăng trên lúa mới gieo cấy, hại nặng trên những ruộng gần ao hồ, sông suối, khu đồng trũng ngập nước thường xuyên. Tuyến trùng rễ, bọ trĩ có khả năng gây hại tăng trên các chân ruộng thiếu nước.

Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, rầy lưng trắng gia tăng gây hại trên lúa trà sớm giai đoạn đòng trỗ – chắc xanh. Bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh và gây hại tăng. Sâu đục thân, sâu keo, bọ trĩ, dòi đục nõn gây hại rải rác trên lúa ở giai đoạn đẻ nhánh. Bệnh bạc lá hại cục bộ ở Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận. Chuột hại diện rộng trên các trà lúa ĐX giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ.

Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Bệnh đạo ôn lá có thể sẽ xuất hiện trên lúa HT sớm 2018 giai đoạn đẻ nhánh ở mức độ nhẹ đến trung bình; Bệnh đạo ôn cổ bông vẫn còn phát triển và gây hại trên các trà lúa trỗ. Sâu năn gây hại trên các giống lúa Jasmin85, OM4900, Đài thơm 8, OM 7347, OM 6162, OM 6976, OM 5451… Nơi gieo sạ lúa HT phải đảm bảo thời gian giãn vụ, cày ải, phơi đất ngay sau khi thu hoạch lúa ĐX 2017-2018 tối thiểu là 15 ngày. Lưu ý bệnh bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ, chuột gây hại trên lúa ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ; chuột gây hại trên lúa ở giai đoạn trỗ đến chín.

2. Trên cây trồng khác

– Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại.

– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, ốc sên tiếp tục gây hại.

– Cây có múi: Bệnh greening tiếp tục gây hại.

– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục gây hại.

– Cây điều: Bọ xít muỗi và bệnh thán thư tiếp tục gây hại.

– Cây dừa: Bọ cánh cứng và bọ vòi voi tiếp tục gây hại.

– Cây cà phê: Bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt tiếp tục gây hại.

– Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục hại.

Khuyến cáo

Trên lúa:

+ Để phòng trừ rầy nâu gây hại, sử dụng Applaud 25WP – Giải pháp trừ rầy nâu môi giới truyền bệnh VL-LXL (700g/ha), hoặc sử dụng Wellof 3GR (12-15kg/ha).

+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ sử dụng Opulent 150SC (6ml/bình 16 lít, phun 2,5 – 3 bình/1.000 m2) hoặc Wellof 330EC (0,8-1 lít/ha, pha 40-50ml/bình 16 lít nước).

+ Để trừ sâu đục thân, sử dụng Nurelle D 25/2.5EC (1-1,5 lít/ha), phun sau khi bướm nở rộ 5-7 ngày.

+ Để phòng trừ đạo ôn, sử dụng BEAM 75WP – “Cắt ngay cháy lá” (250g/ha).

+ Sử dụng Bonny 4SL (0,75 lít/ha, 30 ml /bình 16 lít nước), lượng nước phun 400 lít/ha.

+ Sử dụng Aviso 350SC (0,35 lít/ha, 14ml thuốc/bình 16 lít nước) để phòng trừ bệnh lem lép hạt.

+ Phối hợp BEAM 75WP (250g/ha) + Bonny 4SL (500ml/ha) + Aviso 350SC (0,35 lít/ha) để phòng trừ bệnh đạo ôn, bạc lá do vi khuẩn và lem lép hạt cùng lúc tấn công cây lúa.

+ Sử dụng Pulsor 23DC (0,22-0,33 lít/ha), Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.

+ Để kích thích cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, tránh nghẹn đòng khi trổ, dùng Dekamon 22.43L (6ml/bình 16 lít nước), phun lên lá, bông 10-15 ngày sau sạ, 40-45 ngày sau sạ và sau khi trổ đều.

Cây rau:

+ Sử dụng Foliar Blend (50ml/16 lít nước) để cung cấp dinh dưỡng vi lượng dễ hấp thụ cho cây trồng.

+ Sử dụng Gekko 20SC với hoạt chất Amisulbrom 200g/l, liều dùng 12-20ml/bình 16 lít nước để phòng trừ bệnh sương mai, giả sương mai trên dưa leo, cà chua.

Cây ngô (bắp):

+ Sử dụng Maxer 660SC (1,25 – 2,5 lít/ha) trừ cỏ giai đoạn 7-20 ngày với ruộng ngô (bắp) biến đổi gen.

Cây tiêu:

+ Đối với bệnh chết nhanh, chết chậm trên tiêu, khuyến cáo phòng bệnh định kỳ. Kết hợp phun phủ trụ Manozeb 80WP (1kg/phuy 200 lít nước) + Bonny 4SL (250ml/phuy 200 lít nước), phun 4-6 lít nước/gốc và kết hợp rải Wellof 3GR (20-25g/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ.

+ Để trừ tốt nấm Phytophthora (nguyên nhân gây ra bệnh chết nhanh cây tiêu), dùng Gekko 20SC – Chứa hoạt chất Amisulbrom (sử dụng 200ml thuốc/200 lít nước), tưới 4-6 lít/gốc để tiêu diệt mầm bệnh.

Cà phê:

+ Phòng bệnh thán thư (khô cành, quả) sử dụng Manozeb 80WP (80g/bình 16 lít nước) kết hợp Aviso (20ml/bình 16 lít nước) để phòng và trị bệnh.

Nguồn: Cục BVTV được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trồng cây muồng đen làm trụ sống cho tiêu

Trong thời gian những  năm trở lại đây, cây  hồ tiêu đã trở thành loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Cách canh tác tốt nhất bền vững và lâu dài là tìm cây trụ sống thích hợp cho cây hồ tiêu leo.

Cây muồng đen sống làm trụ cho tiêu

Nhưng mặt khác làm khó khăn trở ngại là do chi phí đầu tư cho cây hồ tiêu,  nhất là cây trụ đỡ để cho cây hồ tiêu leo là khá cao, điều này đã  khiến cho nhiều bà con nông dân e ngại. Song song với đó là việc phát triển mạnh diện tích trồng cây hồ tiêu vô hình dung đã  kéo theo nhiều tình trạng chặt phá những cây gỗ tốt để làm trụ đỡ cho tiêu, việc khai thác cây như vậy đã làm gia tăng tình trạng chặt phá rừng. Để giải quyết thực trạng này,  Phòng lâm nghiệp huyện Krông Bông,tỉnh Đăk Lăk  đã triển khai dự án hỗ trợ phát triển lâm nghiệp (Dự án Flitch) để triển khai mô hình dùng cây  muồng đen sống để làm trụ tiêu.

Sử dụng cây muồng đen sống làm trụ cho tiêu đã góp phần tích cực trong việc ngăn chặn nạn khai thác rừng bừa bãi hiện nay vốn đã rất trầm trọng mà nó còn đem lại một khoản tiết kiệm đầu tư rất lớn, nhất là với những hộ nông dân mới khởi nghiệp trong điều kiện không đủ vốn và còn gặp nhiều khó khăn, đồng thời tạo ra môi trường  sinh thái cân bằng và  bền vững trong việc canh tác cây hồ tiêu hiện nay ở nhiều địa phương trong huyện.

Ông Trần Văn Hồng, một nông dân ở thôn 1, xã Cư Drăm tham gia mô hình này cho biết: “Mô hình đã mang lại rất nhiều hiệu quả kinh tế  mà chi phí đầu tư của nó lại thấp rất phù hợp với bà con nông dân. Trồng cây muồng đen làm trụ sống cho tiêu đã giúp giảm đi  một khoản chi chí đầu tư khá lớn so với dùng trụ gỗ, hoặc trụ bê tông và cũng đã  giảm đi đáng kể vấn nạn chặt  phá rừng”.

Đã có rất nhiều  bà con tham gia mô hình trồng muồng đen để làm trụ cho cây hồ tiêu ở các xã trực thuộc vùng dự án như: Cư Drăm, Cư Pui, Hòa Lễ và Yang Mao cho biết thêm: Cây muồng đen đã đem lại  nhiều ưu điểm vượt trội so với các  loại cây sống khác như cây sầu đâu,điều, trôm, keo, lồng mức, mít,dông…bởi vì đây là loại cây có cùng họ với cây đậu nên giúp phần cung cấp chất mùn hữu cơ tốt cho việc cải tại và phục hồi chất dinh dưỡng của đây, tán lá của cây cũng vừa phải, phù hợp và dễ dàng đễ cắt tỉa cành cây, thân cây thuộc loại gỗ tốt 2A, còn về phần rễ thì ăn sâu vào đất nên không ảnh hưởng đến việc cung cấp chât dinh dưỡng cho cây hồ tiêu, cây thuộc loại phát triển khá nhanh.

Nếu ta đêm trồng cây con thì cũng tầm 1 đến 2 năm đã có thể cho dây tiêu leo. Ta sử dụng cây muồng đên vừa có thể làm cây trụ cho tiêu, vừa tạo ra bóng râm, chắn gió cũng rất tốt đem lại hiệu quả 2 trong 1 nông lâm kết hợp. Dựa vào những ưu điểm này nên chỉ mới triển khai dự án được 2 năm đã có hơn 460 hộ bà con nông dân đã tham gia phát triển theo mồ hình nông lâm kết hợp và cũng đã có hơn 500 ha cây được trồng, cụ thể hơn đã có hơn 50 ha mô hình trồng xen cây muồng-tiêu,có hơn 450 ha mô hình trồng xen cây muồng-tiêu- cà phê-cây ăn quả.

Anh Trần Văn Dũng, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Phát triển xã Yang Mao khẳng định: “Từ lúc bắt đầu xây dựng  mô hình nông – lâm kết hợp do Dự án Flitch triển khai thuộc  địa bàn xã Yang Mao, nhiều hộ nông dân  đã tích cực tham gia trồng cây gây rừng xem kẽ  với hồ tiêu và các loại cây ăn trái. Cụ thể cho đến đầu năm 2015, mô hình này đã được bao phủ gần như toàn bộ diện tích đất đồi rừng thuộc địa bàn xã”.

Sử dụng loại cây muồng đen làm trụ sống cho cây hồ tiêu đã mang lại rât nhiều hiệu quả : gần như đã giảm được khá nhiều chi phí đầu tư của bà con nông dân, tránh được tình trạng khai thác rừng bừa bãi, góp phần bổ sung chất dinh dưỡng và cải tạo đất trống đồi trọc cho bà con nông dân, góp phần đa dạng hóa giống cây trồng và sản phẩm trên địa bàn.

Ông Đào Duy Ba ở thôn 2, xã Cư Drăm, người đã  sơ hữu  hơn 5 ha đất trống đồi trọc thực hiện  mô hình nông – lâm kết hợp từ sự hỗ trợ của Dự án Flitch nhận  định: Cây muồng đen ngoài tác dụng làm trụ đỡ, làm cây che bóng mát, giống cây muồng đen còn góp phần giúp cây tiêu tránh xa được các loại mầm bệnh lây lan từ bên ngoài do chúng ta trồng tiêu cách khá xa nhau. Cách canh tác bền vững này cần được học hỏi và chú trọng phát huy.

Nói tóm lại trồng cây muồng đen làm trụ đỡ cho cây hồ tiêu đã đem lại rât nhiều hiệu quả cho bà con nông dân trong vòng 2 năm thực hiện dự án trở lại đây. Xét về mặt hiệu quả mà cây muồng đen mang lại:  người dân các xã  Cư Drăm, Yang Mao, Cư Pui…đã và đang thực hiện để mở rộng diện tích canh tác, có thể thay thế các trụ tiêu bằng cọc bê tong, cọc gỗ, góp phần giảm nạn khai thác rừng bừa bãi, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm chi phí và tăng thu nhập.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (20.11.2017)

Ở các tỉnh thành phía Nam, rầy nâu phổ biến tuổi 3 – 5, rải rác có rầy trưởng thành di trú do lúa thu đông đang thu hoạch rộ.

Bệnh đạo ôn phát triển, có thể gia tăng nhiễm trên trà lúa đông xuân giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ. Ngoài ra, cần lưu ý ốc bươu vàng đối với các trà lúa mới gieo sạ, bệnh bạc lá ở giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng.

1. Các tỉnh phía Bắc

– Cây ngô, rau màu: Các đối tượng gây hại phát sinh nhẹ đến trung bình.

– Cây mía: Bệnh chồi cỏ có xu hướng tăng.

– Cam, chanh, bưởi: Bệnh chảy gôm, loét, sẹo… gây hại các vườn cây già cỗi, chăm sóc kém.

– Cây nhãn: Nhện lông nhung tiếp tục gây hại.

– Cây sắn: Nhện đỏ, rệp sáp, bọ phấn… hại cục bộ trên đồng ruộng.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

– Cây lúa: Trên lúa đông xuân cực sớm, lúa mùa đẻ nhánh – làm đòng, bệnh đạo ôn hại lúa nhẹ. Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ trên các giống nhiễm vùng ổ dịch. Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan theo nguồn nước và gây hại diện rộng sau mưa lũ.

– Cây trồng khác: Cây cà phê rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, gỉ sắt, đốm mắt cua,… hại tăng. Cây tiêu: Rệp sáp, bệnh chết chậm… hại tăng. Cây điều: Sâu đục thân, bọ xít muỗi, nấm, thán thư… tiếp tục gây hại. Cây mía: Bệnh trắng lá do phytoplasma… hại cục bộ vùng ổ dịch. Cây dừa: Bọ cánh cứng, đốm lá, thối nõn… tiếp tục gây hại. Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ, nấm hồng, thán thư… tiếp tục gây hại.

3. Các tỉnh phía Nam

– Cây lúa: Rầy nâu phổ biến tuổi 3 – 5, rải rác có rầy trưởng thành di trú do lúa thu đông đang thu hoạch rộ. Bệnh đạo ôn phát triển, có thể gia tăng nhiễm trên trà lúa đông xuân giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ. Ngoài ra, cần lưu ý ốc bươu vàng đối với các trà lúa mới gieo sạ, bệnh bạc lá ở giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng.

– Cây trồng khác: Cây thanh long bệnh đốm nâu tăng diện tích nhiễm. Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh và chết chậm tăng diện tích nhiễm. Cây điều: Bệnh thán thư tăng. Cây cà phê: Rệp sáp tăng nhẹ diện tích nhiễm.

Nguồn: Cục bảo vệ thực vật được tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Mỗi ha tiêu mất 1 tỉ đồng sau bão số 12

Ngoài hàng trăm ngôi nhà bị sập, tốc mái, đường sá hư hỏng, cơn bão số 12 còn gây thiệt hại rất lớn về sản xuất nông nghiệp cho nông dân ở Gia Lai. Với những người trồng các loại “cây vàng” như cà phê, hồ tiêu thì cơn bão đã  “thổi” bay toàn bộ gia sản mà họ tích cóp hàng chục năm trời mới có được.

Mỗi ha tiêu mất 1 tỷ đồng 

Tiếp xúc với PV Dân Việt chiều 5.11, anh Nguyễn Đức Hùng (thôn 1, xã Hải Yang, huyện Đắk Đoa) thảng thốt nói: “Hết sạch rồi anh ơi!”. Chỉ trong vài giờ cơn bão số 12 càn quét, vườn tiêu 1.200 trụ (tương đương 1,2ha) của gia đình anh đã bị xô ngã gần hết, chỉ còn sót lại khoảng 100 trụ. Chỉ những trụ tiêu xanh tốt, trĩu quả nằm rạp dưới đất, anh Hùng nói như khóc: “Vợ chồng tôi thế chấp toàn bộ tài sản, vay ngân hàng đầu tư hết vào đây, chăm bẵm suốt 3 năm ai nhìn thấy cũng khen. Vậy mà bây giờ còn lại không được một phần mười”.

Hàng nghìn trụ tiêu ở Gia Lai đã gãy đổ do bão

Theo tính toán của anh Hùng, từ khi trồng đến năm thứ ba, 1.200 trụ tiêu đã “ngốn” hết 500 triệu đồng, năm nay cho thu bói khoảng gần 500 triệu (6 – 7 tấn). Như vậy bão số 12 đã “thổi” bay 1 tỷ đồng của gia đình anh, chưa kể tiền lãi ngân hàng.

Quan sát vườn tiêu của anh Hùng, chúng tôi thấy tất cả các trụ tiêu đều được giằng dây thép chống ngã, nhưng đây cũng là một nguyên nhân khiến cả vườn đổ rạp, bởi trụ này ngã sẽ lôi thêm trụ khác. Sau khi ngã, phần lớn cây tiêu đều bị đứt gốc, phơi rễ lên mặt đất.

Cách vườn tiêu anh của Hùng không xa, anh Vũ Văn Sáng đang ngẩn ngơ với 1.500 trụ tiêu xơ xác.  “Tôi đầu tư làm trụ bằng bê tông kiên cố, nên chỉ có 200 trụ bị ngã. Nhưng khổ nỗi tiêu trồng bằng trụ bê tông, nếu đổ ngã thì coi như mất trắng, không thể phục hồi lại được”, anh Sáng cho biết.

Nói về cơn bão số 12, anh Phạm Hồng Vỹ (trú thôn 1, xã Hải Yang) vẫn chưa hết bàng hoàng: “Chưa bao giờ tôi thấy một cơn bão khủng khiếp như vậy, dường như tất cả các loại cây trồng ở Tây Nguyên đều không chịu đựng nổi với sức gió của nó. Chả trách người ta đặt tên là bão Con Voi”. 

Người trồng cà phê cũng liêu xiêu 

Đến chiều 5.11, các huyện trọng điểm trồng hồ tiêu ở Gia Lai vẫn chưa thống kê hết thiệt hại. Nhưng báo cáo sơ bộ đã có gần 30.000 trụ tiêu bị ngả đổ hoàn toàn, trong đó huyện Chư Pưh gần 18.000 trụ, huyện Đắk Đoa 5.475trụ, huyện Mang Yang 6.000 trụ.

Người dân tìm cách dựng lại các trụ tiêu đã ngã nhằm vớt vát lại phần nào khi mùa thu hoạch sắp tới.

Không chỉ hồ tiêu, người trồng cà phê ở Gia Lai cũng đang khóc ròng vì quả rụng xanh mặt đất, cây bị lay gốc đứt rễ, trong khi thời điểm thu hoạch đã cận kề. Đặc biệt, tại xã Đăk Ta Ley, huyện Mang Yang có đến 40% diện tích cà phê bị rụng quả và lay gốc. Vụ cà phê năm nay coi như trắng tay, hàng trăm nông dân ở xã này đang “vắt óc” nhưng chưa nghĩ được cách trả nợ cho các đại lý phân bón, xăng dầu mà họ mua chịu từ đầu năm.

Theo báo cáo chiều 5.11 của Sở NN&PTNT Gia Lai, do ảnh hưởng của bão số 12, huyện Phú Thiện có 286 ngôi nhà bị ngập, 162 con trâu bò bị và gần 1.000 gia cầm bị chết, nhiều km quốc lộ 25 (nối Gia Lai với Phú Yên) và kênh mương thủy lợi bị hư hỏng. Huyện Krông Pa có 38 ngôi nhà sập và tốc mái,  hơn 600 ha cây trồng bị ngập và nhiều bò, dê, lợn bị nước cuốn trôi…

Nguồn: Dân việt được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.