Trồng rau kiểu “phó giáo sư”, thu 500 triệu/ha/năm

Thực chất, trồng rau “phó giáo sư” là tên gọi vui nông dân xã Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) đặt cho quy trình canh tác có sự tham gia của các bên (PGS) để giám sát, đánh giá và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhờ áp dụng PGS, ý thức sản xuất theo quy trình an toàn của người dân được nâng lên.

Ngày nào cũng vậy, bà Nguyễn Thị Nhị, một thành viên của nhóm sản xuất PGS Đặng Xá đều đặn ra thăm vườn rau của mình. Được biết, gia đình bà hiện có 1.000m2 sản xuất rau theo quy trình an toàn, có sự giám sát của hệ thống PGS.

“Nhóm sản xuất của tôi có 10 thành viên, phần lớn lượng rau sản xuất ra cung cấp cho Công ty Công nghệ cao An Sinh theo hợp đồng cả năm nên chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo theo yêu cầu của doanh nghiệp. Áp dụng PGS, từ quá trình gieo hạt, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật đều được ghi chép đầy đủ trong sổ nhật ký do trưởng nhóm phát; theo định kỳ 2 tuần một lần, các thành viên trong nhóm họp bàn kế hoạch sản xuất, tiêu thụ để có thể điều chỉnh kịp thời sản lượng giữa các nhà” – bà Nhị cho biết.

Bà Nguyễn Thị Chung, thôn Hoàng Long, xã Đặng Xá chăm sóc rau.

Theo bà Nhị, trước kia, khi còn sản xuất theo tập quán cũ, cứ thấy rau chớm có sâu bệnh là phun, thậm chí còn phun định kỳ; thời gian cách ly cũng không được đảm bảo. Sau này, nhờ tham gia các lớp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và sau này là PGS, GAP, nông dân Đặng Xá nhận thức được sự nguy hiểm của việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.

“Hiện, nếu có ít sâu tôi bắt bằng tay, cần dùng thuốc bảo vệ thực vật thì sẽ dùng loại thuốc có nguồn gốc sinh học. Các thành viên, trưởng nhóm cũng kiểm tra ruộng rau của các thành viên thường xuyên, nếu vi phạm nguyên tắc sản xuất an toàn sẽ bị nhắc nhở, thậm chí bị yêu cầu ra khỏi nhóm” – bà Nhị nói.

Bà Nhị tiết lộ, chỉ với 1.000m2 trồng rau, gia đình bà có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Chung – thôn Hoàng Long, xã Đặng Xá, một thành viên của nhóm sản xuất PGS cho biết: “Cái được lớn nhất khi tham gia PGS là chúng tôi không phải lo khâu tiêu thụ vì đã có HTX đứng ra kết nối với các đầu mối thu mua; kế hoạch sản xuất được lập sẵn tránh ế thừa khi sản phẩm cung cấp ra thị trường quá nhiều. Hiện, nông dân Đặng Xá rất hào hứng tham gia mô hình này”.

Việc tham gia PGS giúp nông dân Đặng Xá không phải lo khâu tiêu thụ rau.

Theo ông Nguyễn Tuấn Khanh, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Đặng Xá, từ giữa năm 2018, tổ chức Rikolto (RECO) đã hướng dẫn HTX và bà con nông dân thành lập 3 nhóm PGS với 50 nông dân tham gia.

Trước đây, nông dân Đặng Xá được tham gia rất nhiều chương trình tập huấn, hướng dẫn sản xuất nhưng với mô hình PGS lần đầu tiên bà con được hướng dẫn một các chi tiết, cụ thể từng công đoạn sản xuất, giám sát sản xuất, thanh tra nội bộ. Quá trình giám sát chéo giữa các thành viên mà PGS đặt ra vừa giúp sản phẩm rau vẫn đạt chuẩn an toàn mà nông dân lại không cần nhờ đến bên thứ ba chứng nhận để tránh tốn kém.

“Nói cách khác, PGS hoạt động dựa trên trách nhiệm của mỗi thành viên, niềm tin của từng thành viên dành cho nhau; chỉ cần 1 thành viên làm ăn không nghiêm túc là sẽ ảnh hưởng đến cả nhóm. Nhờ áp dụng PGS cùng các quy trình sản xuất an toàn được thực hiện nhuần nhuyễn, rau Đặng Xá luôn được thị trường đánh giá cao; đã nhiều năm nay, rau Đặng Xá không để xảy ra sự việc nào đáng tiếc liên quan đến an toàn thực phẩm” – ông Khanh nói.

Nhờ chất lượng được đảm bảo nên rau Đặng Xá luôn được bán với giá cao hơn với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hiện, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác ở Đặng Xá đạt 450 – 500 triệu đồng/ha/năm.

Hiện, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác ở Đặng Xá đạt 450 – 500 triệu đồng/ha/năm.

Điều đặc biệt của các nhóm PGS mà Hà Nội đang triển khai rộng khắp ở nhiều địa phương, trong đó có Đặng Xá là ban điều phối có sự tham gia của các bên. Ví dụ ở Đặng Xá, đại diện ban điều phối có Giám đốc HTX Đặng Xá; đại diện Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật Hà Nội; đại diện khách hàng là Công ty An Sinh và đại diện nông dân. Trách nhiệm của mỗi thành viên được quy định rất cụ thể.

Theo đó, nông dân có nhiệm vụ sản xuất rau an toàn đúng quy trình và tiêu chuẩn (không sử dụng phân tươi khi chưa ủ hoai mục, không sử dụng nước thải để tưới rau, hạn chế sử dụng phân hóa học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục do HTX quy định); ghi chép nhật ký đồng ruộng; bán rau theo đúng cam kết với nhóm…

HTX Dịch vụ nông nghiệp Đặng Xá có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ; giới thiệu quảng bá sản phẩm; xây dựng bao gói mẫu mã, logo cho sản phẩm rau an toàn Đặng Xá. Trong khi đó, Công ty An Sinh phải cam kết tuân thủ hợp đồng đã ký kết/thỏa thuận.

Ông Nguyễn Văn Mạnh- Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Đặng Xá, khẳng định, sản xuất theo PGS sẽ giúp lợi nhuận tăng cao hơn vì người dân tự chứng nhận đảm bảo chất lượng cho nhau thông qua hoạt động giám sát chéo, thay vì phải nhờ đến bên thứ ba. Trong một nhóm sản xuất sẽ có nông dân – doanh nghiệp – người tiêu dùng để đảm bảo quá trình giám sát diễn ra minh bạch.

“Đặc biệt, cái lợi lớn nhất khi tham gia PGS là việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân dễ dàng hơn nhờ kế hoạch sản xuất, cơ cấu giống được tính toán kỹ lượng dựa trên mùa vụ, nhu cầu thị trường” – ông Mạnh nói.

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Nữ tỷ phú say mê nghề vườn

Bà cho biết, thời gian đầu do thiếu vốn, thiếu đất, lại thiếu kinh nghiệm nên công việc làm ăn gặp không ít khó khăn. Sau đó nhờ quan hệ tốt với khách hàng, đặc biệt là các cơ sở sản xuất cây giống (cây ghép) nên sản phẩm làm ra tiêu thụ ngày càng nhiều. Nhờ vậy mà lần hồi bà thuê thêm đất, mở rộng diện tích sản xuất.

Năm 2016 bà bán ra trên 100.000 cây giống gồm sầu riêng, xoài, mít, bưởi da xanh và nhiều loại cây trồng khác do khách hàng đặt mua. Bà phấn khởi cho biết, hai năm 2017 – 2018 các loại cây giống đều tăng lên gấp rưỡi. Phần lớn cây trên 1 năm tuổi đều có thương lái đặt hàng bỏ cọc.

Bà chia sẻ, niềm đam mê lớn nhất của bà là nghề vườn. Hiện bà đang đầu tư trống 15 công sầu riêng loại Mongthong Thái và cơm vàng hạt lép Ri 6, trong số đó 10 công đã bắt đầu cho trái chín, năm 2018 thu nhập trên 300 triệu đồng.

Để cây phát triển tốt, năng suất chất lượng cao bà thường xuyên theo dõi báo chí và học hỏi kinh nghiệm từ những nông dân thành đạt. Nhờ vậy mà vườn sầu riêng nhà bà lúc nào cũng xanh mướt, trái sai, trái to, chất lượng thơm ngon, thương lái sẵn sàng mua với giá cao.

Xưa nay, đa phần nông dân ăn nên làm ra đều là đàn ông, lực điền, có đủ sức khỏe mới có thể đảm đương được công việc nặng nề. Vậy mà tại ấp Phước Thủy, xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long có một phụ nữ nổi tiếng về sản xuất cây giống và trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập trên bạc tỷ.

Người đó là bà Trần Thị Hiền, 61 tuổi, suốt ngày cặm cụi gắn bó với mảnh vườn không thua gì đàn ông.

Bà Hiền tâm sự, trước đây vợ chồng bà đều là nông dân tay lấm chân bùn, cuộc sống vô cùng khó khăn, nhất là từ khi chồng qua đời năm 2001 đến nay, cuộc sống càng vất vả hơn, nhưng nhờ say mê nghề vườn nên bà đã nối nghiệp chồng, ngày ngày lặn lội đi tìm hạt giống về ươm trồng bán cho các nhà vườn và các cơ sở sản xuất cây giống. Ngoài ra, bà còn là một nông dân trồng sầu riêng nổi tiếng ở địa phương.

Bà Trần Thị Hiền chăm sóc cây giống vừa ghép

Bà cho biết, thời gian đầu do thiếu vốn, thiếu đất, lại thiếu kinh nghiệm nên công việc làm ăn gặp không ít khó khăn. Sau đó nhờ quan hệ tốt với khách hàng, đặc biệt là các cơ sở sản xuất cây giống (cây ghép) nên sản phẩm làm ra tiêu thụ ngày càng nhiều. Nhờ vậy mà lần hồi bà thuê thêm đất, mở rộng diện tích sản xuất.

Năm 2016 bà bán ra trên 100.000 cây giống gồm sầu riêng, xoài, mít, bưởi da xanh và nhiều loại cây trồng khác do khách hàng đặt mua. Bà phấn khởi cho biết, hai năm 2017 – 2018 các loại cây giống đều tăng lên gấp rưỡi. Phần lớn cây trên 1 năm tuổi đều có thương lái đặt hàng bỏ cọc.

Bà chia sẻ, niềm đam mê lớn nhất của bà là nghề vườn. Hiện bà đang đầu tư trống 15 công sầu riêng loại Mongthong Thái và cơm vàng hạt lép Ri 6, trong số đó 10 công đã bắt đầu cho trái chín, năm 2018 thu nhập trên 300 triệu đồng.

Để cây phát triển tốt, năng suất chất lượng cao bà thường xuyên theo dõi báo chí và học hỏi kinh nghiệm từ những nông dân thành đạt. Nhờ vậy mà vườn sầu riêng nhà bà lúc nào cũng xanh mướt, trái sai, trái to, chất lượng thơm ngon, thương lái sẵn sàng mua với giá cao.

Khu vườn ươm cây giống

Khi hỏi về cách chăm sóc cây sầu riêng, nhiều người không ngờ một phụ nữ như bà mà đã nắm bắt kỹ thuật một cách tỉ mỉ, khoa học từ khâu chọn cây giống, cách làm đất, xử lý phân, thuốc cho đến sau khi thu hoạch phải làm gì cho cây tiếp tục ra hoa kết trái vào mùa sau. Không những vậy, bà còn biết chủ động xử lý cho cây ra hoa đậu trái theo ý muốn.

Bà nói: Sầu riêng trồng gốc ghép chỉ sau ba, bốn năm là có trái, nhưng muốn cho cây tăng trưởng tốt và tuổi thọ cao, cây trồng phải sạch bệnh, mắt ghép không bị sâu bệnh, đất trồng phải xẻ mương, lên liếp, đắp mô cao để tránh úng vào mùa mưa.

Bà Trần Thị Hiền chuẩn bị cây giống sầu riêng để giao cho khách hàng

Điều quan trọng hơn nữa là cây trồng phải được chăm sóc chu đáo, thường xuyên bổ sung dinh dưỡng bằng phân hữu cơ hoặc chất mùn, tuyệt đối không được sử dụng phân, thuốc quá liều lượng làm cây dễ bị suy kiệt.

Để khách hàng tin tưởng, bà sử dụng phân, thuốc theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và người sản xuất, đồng thời bảo vệ được môi trường.

Bà chia sẻ, một trong những nguyên nhân giúp bà thành công như hôm nay, trước hết là nhờ bà đã gắn bó với nông thôn, yêu thích nghề vườn từ nhỏ nên đi đến đâu bà cũng tìm tòi, học hỏi về kỹ thuật canh tác và chăm sóc thích ứng mang lại hiệu quả cao.

Hơn nữa, bà có một người con trai cũng yêu thích nghề vườn đã giúp bà áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong nuôi trồng và sản xuất.

Cụ thể như thay vì trước đây tưới bằng thùng, bằng vòi phun thì nay được thiết kế bằng hệ thống tưới tự động, vừa giảm tốn kém chi phí vừa tiết kiệm được nhân công.

Một góc vườn sầu riêng của bà Hiền

Nguồn: Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech.vn

Thành công từ mô hình trồng rau mầm trên san hô

Mô hình trồng rau mầm trên san hô khá mới mẻ và duy nhất tại Việt Nam này đã mang lại thành công đáng kinh ngạc.

Anh Thái cho biết, mô hình trồng rau mầm trên san hô xuất phát từ việc đam mê nuôi cá cảnh của anh. Trước đây anh từng nuôi cá cảnh và sử dụng san hô để lọc nước, mỗi lần vệ sinh bể, anh thấy san hô có độ PH rất cao, phóng thích canxi nhiều, nếu trồng rau trên san hô, rau sẽ hấp độ PH này vừa hút canxi và sinh trưởng tốt.

Mô hình rau mầm trên san hô.

Vì vậy, anh Thái quyết định gieo thử một ít hạt cải giống lên san hô và chỉ sau một tuần, hạt giống nảy mầm, phát triển xanh tốt. Nghĩ đây là mô hình hiệu quả, anh quyết định đầu tư 1 tấn san hô và làm các bể kính đặt vào khung sắt để trồng rau mầm trong nhà.

Theo anh Thái, để đảm bảo rau sinh trưởng, phát triển tốt cần đầu tư hệ thống đi kèm. Chính vì vậy, anh đầu tư khu sản xuất rau sạch ứng dụng đầy đủ kỹ thuật công nghệ cao như hệ thống máy lạnh tự động, hệ thống tưới nước tự động và các vật dụng trồng rau mầm đều sử dụng bằng nhựa, đảm bảo sạch sẽ.

Một điều đặc biệt là rau mầm được anh trồng trong các bể kiếng, không sử dụng phân hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật, cũng chẳng dùng chất kích thích, trồng hoàn toàn bằng san hô và dùng nước sạch để tưới.

Anh Thái chia sẻ: “Trồng các loại rau sạch theo đúng quy chuẩn an toàn vốn đã không đơn giản, trồng rau mầm lại càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn, nhất là trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường. Rau mầm khá mẫn cảm với nước tưới, nếu nước không đủ, rau dễ bị héo và chết. Ngược lại, nếu lượng nước tưới dư thừa, rau sẽ bị úng thối. Hệ thống máy lạnh và nước tự động từ bể san hô sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho rễ rau mầm hút chất dinh dưỡng để phát triển nên có thể canh tác quanh năm”.

Ban đầu anh Thái dự định trồng rau mầm để gia đình sử dụng. Sau đó, anh mở rộng diện tích trồng rau và mở cửa hàng bán rau ngay tại nhà với tên gọi Lucky Farm. Khách hàng đến mua sẽ lên các kệ rau mầm nhổ gốc và bỏ vào hộp nhựa tùy theo nhu cầu.

“Tôi đã từng bị bệnh và phải ăn rau xanh dài ngày để cải thiện. Tuy nhiên, để mua được rau sạch rất khó, từ đó, tôi luôn ấp ủ thực hiện mô hình trồng rau sạch để cung cấp cho gia đình hàng ngày. Và khi mô hình này thành công, tôi muốn chia sẻ với mọi người. Hiện tại, lợi nhuận từ trồng rau mầm không cao nhưng được cung cấp rau sạch cho mọi người tôi rất phấn khởi”, anh chia sẻ.

Nguồn: Kythuatnuoitrong.edu.vn được kiểm dịch bởi Farmtech VietNam.

Cán bộ dấn thân trồng rau sạch

Vốn là cán bộ trong ngành nông nghiệp, đã từ lâu Lê Đức Minh nung nấu ý định mở trang trại trồng cây, làm kinh tế bằng nghề nông.

Năm 2011, ý định trên mới thành hiện thực. Anh Lê Đức Minh quyết định đầu tư thuê 5 ha đất tại phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), thành lập Công ty Cổ phần Nông – Lâm nghiệp và Môi trường Vĩnh Hưng.

Khi có đất, anh Minh bỏ vốn xây dựng tới 3 ha nhà lưới để trồng rau ăn lá và rau ăn quả. Cây trồng của nhà lưới khá đa dạng, như mướp đắng, mướp hương, dưa lê Hàn Quốc, khoai tây, rau cải, bí đỏ hồ lô… Phần ngoài nhà lưới, anh cũng đầu tư khá bài bản để trồng cà chua, dưa chuột…

Khu vực trồng rau ngoài trời

Từ năm 2015 – 2016, thị trường rau ở Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận bắt đầu đi vào sản xuất có chất lượng cao, cũng đòi hỏi sự cạnh tranh và khó tính hơn trước. Các cơ sở sản xuất rau, củ, quả phải nhanh chóng bắt kịp thị trường và nhất là bắt kịp sự khó tính của khách hàng, mới tồn tại được. Giám đốc Lê Đức Minh đã vào cuộc rất nhanh. Bởi thế sản phẩm của Công ty Vĩnh Hưng dần dần “len” vào thị trường khó tính, là các siêu thị lớn ở TP Vĩnh Yên,Vĩnh Phúc và bắt đầu vào siêu thị ở các tỉnh lân cận và Hà Nội.

Để sản phẩm có thể vào thị trường khó tính, ngay từ đầu anh Minh đã đầu tư khá bài bản. Ngoài việc làm nhà lưới, anh còn xây dựng nhà sơ chế với hơn 80m2, đóng gói (có nhãn mác) sản phẩm, trước khi đưa ra thị trường. Để có được sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, anh đầu tư một giàn tưới tiêu tự động theo kiểu tưới phun hiện đại.

Đầu vào sản xuất rau, củ, quả, anh cũng tìm các đối tác tin cậy, có uy tín trong nước và cả nước ngoài. Các đối tác này đều được kiểm định, có đủ tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn. Một số giống cây, anh nhập từ Hàn Quốc. Trong quá trình sản xuất dù trong nhà lưới hay ngoài nhà lưới, đều đảm bảo tuyệt đối an toàn. Nhờ vậy sản phẩm dưa lê Hàn Quốc, mướp hương, mướp đắng, cà chua, bí đỏ… đến các loại rau ăn lá đều được siêu thị đón nhận.

Khu nhà lưới

Theo anh Lê Đức Minh, rau ăn lá của công ty, mức tiêu thụ ban đầu từ 5 – 7 tạ/ngày, nay đã tăng lên trên 15 tạ/ngày. Các cửa hàng “chân rết” tiêu thụ từ 250 – 300 kg sản phẩm/ngày. Rau ăn lá và cà chua, tiêu thụ mỗi loại trên 5 tạ/ngày. Mức độ tuy còn khiêm tốn, nhưng đáng mừng là sản phẩm được đón nhận ngay, không có tình trạng tồn đọng, sản xuất đến đâu, bán hết đến đấy.

Khi chúng tôi đến trang trại của Công ty Vĩnh Hưng vào cuối tháng 2/2019, đúng lúc vừa có trận lốc lớn, làm hư hại khá nhiều phần nhà lưới và hoa màu. Anh Minh đang phải gấp rút sửa chữa, khắc phục hậu quả. “Đã dấn thân vào con đường nông nghiệp, thì ắt phải chấp nhận rủi ro. Thiên tai là điều không tránh khỏi. Nhưng chúng tôi quyết vượt qua những rủi ro để tồn tại và phát triển”, anh Minh cho biết.

Giàn rau ngoài trời

Một trong cái khó của công ty là thời gian thuê đất quá ngắn, chỉ 5 năm. Làm nông nghiệp thường phải đầu tư với thời gian 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm, mới mong ổn định và có lãi. Đó là một thực tế. Tuy nhiên thuê đất của người dân, nhất là gom lại từ canh tác nhỏ lẻ, manh mún, là điều rất khó để công ty dám đầu tư lớn. Vì vậy công ty mong muốn được thuê đất lâu dài.

Tuy nhiên, theo anh Minh, dù sử dụng đất trong thời gian bao lâu, thì công ty vẫn đầu tư một cách bài bản và nhất là luôn đảm bảo sản phẩm an toàn.

“Các loại rau, củ, quả theo “chuẩn” giá thường cao hơn từ 20 – 30% so với rau, củ, quả thông thường. Đó là một bài khó, trong khi thói quen của người tiêu dùng là tiện đâu mua đấy, thậm chí ít quan tâm đến sản phẩm sạch hay không sạch…”, anh Minh tâm sự.

Nguồn: Nongnghiep.vn duyệt bởi Farmtech Việt Nam.

Nấm xanh diệt rầy nâu

Ông Hồ Đắc Thọ, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV TT-Huế cho biết, Chi cục vừa xây dựng thành công mô hình sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa đạt hiệu quả cao, mở ra triển vọng phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững… Trong lúc nhiều diện tích lúa trên địa bàn TT- Huế trong thời gian qua bị sâu bệnh, rầy nâu gây hại, thì những chân ruộng ở HTXNN Phú Đa I, huyện Phú Vang do sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu nên cả ruộng lúa óng vàng, trĩu hạt, hứa hẹn một vụ mùa cho năng suất cao.

Trong quá trình chăm sóc cây lúa, người nông dân ở đây cũng không còn nỗi lo như trước vì chịu tác động của thuốc BVTV làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đầu vụ HT vừa qua, Chi cục BVTV TT- Huế đã xây dựng mô hình sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa trên diện tích 2 ha ở các xã, thị trấn như: Phú Đa (huyện Phú Vang), xã Thủy Lương (thị xã Hương Thủy), xã Hương Phong (thị xã Hương Trà)và xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền).

Nguyên liệu SX nấm xanh là nguồn nấm cấp I. Trước kia, nguyên liệu phải mua từ ĐH Cần Thơ. Hiện nay, Chi cục BVTV TT- Huế là đơn vị đầu tiên ở khu vực miền Trung đã chủ động SX được nguồn nấm cấp I. Cách làm nấm xanh khá đơn giản. Trước hết, lấy gạo hoặc tấm để ngâm ủ trong nước trong thời gian từ 30 – 40 phút, sau đó vớt ra để ráo và chia vào các túi ni lông, bình quân nửa kg/túi, rồi dùng các nút bông gòn bao bọc các miệng túi để tránh nước vào và tiến hành hấp khử trùng. Nguồn giống cấp I được nuôi cấy trong gạo và tấm từ 7- 14 ngày.

Thực tế, kết quả sử dụng nấm xanh cho thấy nấm phát triển tốt, ký sinh gây hại rầy nâu đạt hiệu quả cao. Theo ước tính ban đầu,việc sử dụng nấm xanh phòng trừ rầy nâu đã tiết kiệm công sức lao động, giảm chi phí phun thuốc từ 700.000 – 900.000 đồng/ha so với dùng thuốc hoá học ở vụ HT này.

ông Nguyễn Duy Bờ, hộ nông dân ở HTXNN Phú Đa I,được chọn làm điểm mô hình này cho biết: “Qua triển khai trên diện tích lúa vụ HT, tôi nhận thấy mô hình nấm xanh mang lại hiệu quả rõ rệt. Nhìn chung đồng ruộng không có rầy đe dọa, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Vì vậy, đề nghị các ngành chức năng địa phương cần nhân rộng mô hình này bởi, ngoài giảm chi phí SX cho bà con nông dân thì còn giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc BVTV”.

ông Hồ Đắc Thọ đánh giá: “Qua theo dõi thực tế trên đồng ruộng, hiệu quả của nấm xanh trừ rầy đạt tương đối khá cao, từ 70 – 75%. Trước đây, bà con thường sử dụng thuốc hóa học để phun trừ rầy, nhưng phun rất nhiều lần, vừa tốn kém trong chi phí, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như môi trường sinh thái, tuy nhiên rầy vẫn bộc phát ở thời điểm cuối vụ rất lớn.

Qua 2 mô hình sử dụng nấm xanh trừ rầy đối chứng với nông dân làm theo tập quán địa phương ở 4 điểm trên địa bàn toàn tỉnh thì mô hình rất khả quan và mang lại hiệu quả cao”.

ông Thọ cho biết thêm, việc sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa là một giải pháp tốt, hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo tồn thiên địch có ít trên đồng ruộng, góp phần tạo ra sản phẩm lúa sạch.

Trong những vụ mùa tiếp theo sẽ đề nghị Sở NN-PTNT tỉnh TT- Huế cùng các ngành chức năng trong tỉnh tạo điều kiện để Chi cục chuyển giao kỹ thuật SX nấm xanh và ứng dụng sản phẩm nấm xanh vào SX để quản lý rầy nâu hại lúa.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Mô hình trồng huệ trắng

Mạnh dạn chọn cho mình hướng đi riêng, đến nay, ông Đỗ Văn Bảy đã thu về hơn 100 triệu đồng/tháng nhờ mô hình trồng huệ trắng. Ông Bảy (65 tuổi, ngụ ấp Trường Thạnh A, xã Trường Thành, H.Thới Lai, TP.Cần Thơ) cho biết trước đây, ông từng làm ruộng, trồng rẫy, nuôi tôm… nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Trong hoàn cảnh đó, ông luôn trăn trở tìm một loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để giúp gia đình vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu.

Năm 2010, một lần đi Đồng Tháp, ông thấy người dân trồng bông huệ trắng bán được giá cao, đầu ra ổn định nên có ý định trồng thử. “Ban đầu tôi cũng băn khoăn không biết cây huệ trắng có thích nghi với vùng đất này hay không, rồi tới lúc thu hoạch biết bán cho ai.

trồng hoa huệ trắng

Nghĩ tới lui tôi vẫn quyết tâm trồng vì mình không có gan thì sao làm giàu”, ông Bảy chia sẻ.

Sau chuyến đi, ông về quê vay vốn cải tạo 3 công đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng huệ trắng. Lúc này ở địa phương chưa có ai trồng huệ trắng nên ông Bảy phải tự tìm mua giống, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc cây. Thời gian đầu, hầu như suốt ngày ông ở ngoài ruộng theo dõi sự phát triển của cây huệ để kịp thời phát hiện sâu bệnh, bổ sung các loại phân bón cho cây. Sau 4 tháng, ruộng huệ của ông phát triển tốt, cho bông thẳng, đẹp. Đợt thu hoạch đầu tiên, ông bán được gần 10 triệu đồng.

Thấy trồng bông huệ đem lại hiệu quả khả quan hơn các loại cây khác, 3 người con trai của ông Bảy cũng theo cha phát triển diện tích trồng huệ. Từ 3 công ban đầu, sau 6 năm, gia đình ông đã mở rộng lên gần 4 ha trồng bông huệ. Ông Bảy cho biết, đối với bông huệ, khâu làm đất rất quan trọng. Đất trồng cần màu mỡ, được lên liếp cao tránh ngập úng; đồng thời phải đào hệ thống mương dẫn để cung cấp nước tưới và thoát nước trong mùa mưa lũ. Trước khi trồng phải cày xới đất cho tơi xốp để tăng lượng ô xy trong đất, giải phóng khí độc và bón lót một số loại phân. Củ huệ trước khi vùi xuống đất được ông phơi khô, khử các mầm bệnh để khi lớn, bụi huệ sẽ nảy nhanh hơn, bông to đẹp, không bị chai cứng. Mỗi bụi huệ ông trồng từ 4 – 5 củ, cách nhau khoảng 40 cm. Trong thời gian trồng bón thêm phân u rê, DAP giúp cây phát triển tốt; đồng thời phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ các loại bệnh úng lá, sâu đục bông… Đặc biệt, người trồng cần thường xuyên kiểm tra gốc để tránh bệnh nấm gốc dẫn đến thối củ.

Thời gian trồng huệ tính từ lúc vùi củ đến thu hoạch khoảng 4 tháng. Đặc điểm của huệ trắng là ra bông quanh năm, từ 3 – 4 ngày nhổ bông một lần. Huệ sẽ cho bông liên tục khoảng 3 – 4 năm mới phải trồng lại đợt mới. Hiện huệ loại 1 có giá 3.000 đồng/cành, loại 2 khoảng 2.000 đồng/cành. Vào những ngày rằm, giá huệ từ 4.000 – 5.000 đồng/cành, riêng dịp Tết Nguyên đán giá tăng lên 10.000 – 12.000 đồng/cành. Thay vì đi qua khâu trung gian, ông cùng các thành viên trong gia đình liên hệ trực tiếp với bạn hàng để bán được giá cao hơn. Mối hàng của ông Bảy có ở khắp nơi, từ TP.Cần Thơ đến các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… Trung bình mỗi đợt ông giao khoảng 25.000 cành, riêng dịp lễ tết có thể lên đến 100.000 cành/đợt. Tính ra trung bình mỗi tháng, gia đình ông Bảy thu về hơn 100 triệu đồng.

Mô hình trồng hoa huệ trắng của ông Bảy vài năm qua trở thành điểm tham quan, học hỏi kinh nghiệm của nhiều nông dân trong, ngoài tỉnh. Ông cũng thực hiện được ước mơ thoát nghèo, xây được nhà cửa khang trang và giúp các con lập nghiệp.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Policy Horizons Canada phối hợp với nhà phân tích Michell Zappa của tổ chức Envisioning đã xuất bản một báo cáo có tựa đề: “Các công nghệ mới và biểu đồ thông tin đi kèm”, trong đó liệt kê các công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, vật liệu và nano, sức khỏe, truyền thông và số hóa.

Các công nghệ nông nghiệp được chia làm 4 nhóm chính: cảm biến, thực phẩm, tự động và kỹ thuật. Trong đó, công nghệ cảm biến cho phép nhà nông chuẩn đoán và theo dõi mùa màng theo thời gian thực, hỗ trợ chăn nuôi và máy móc nông nghiệp. Công nghệ thực phẩm sẽ mang lại những thành tựu về gene cũng như khả năng tạo ra thịt từ phòng thí nghiệm. Công nghệ tự động trong nông nghiệp sẽ được thực hiện bởi các robot kích thước lớn hoặc robot siêu nhỏ để giám sát quá trình gieo trồng. Còn công nghệ kỹ thuật giúp nông nghiệp mở rộng quy mô sang những phương tiện mới, địa điểm mới và lĩnh vực mới của nền kinh tế.

I – Cảm biến

1. Cảm biến đất và không khí

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Các cảm biến là công cụ hỗ trợ cơ bản cho tự động hóa nông nghiệp. Các cảm biến này giúp cho người nông dân có thể theo dõi mùa màng theo thời gian thực, theo dõi nước/độ ẩm, không khí và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Dự đoán đến năm 2015 sẽ trở nên phổ biến.

2. Viễn thông nông nghiệp

Công nghệ này giúp cho các máy móc nông nghiệp có thể thông báo cho người sử dụng về những trục trặc sắp xảy ra. Việc liên lạc giữa các máy móc có thể tạo ra một nền tảng cho kiểu canh tác “tập đoàn máy nông nghiệp”.

Dự đoán sẽ trở nên phổ biến vào năm 2016.

3. Sinh trắc học chăn nuôi

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Người nông dân sử dụng GPS (hệ thống định vị toàn cầu), RFID (nhận dạng tần số sóng vô tuyến) và công nghệ sinh trắc học để có thể nhận dạng một cách tự động và truyền các thông tin quan trọng về chăn nuôi theo thời gian thực.

Dự đoán sẽ phổ biến vào năm 2020.

4. Cảm biến mùa màng

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Các cảm biến mùa màng độ phân giải cao sẽ cung cấp thông tin cho các thiết bị nông nghiệp để điều chỉnh lượng nước, phân bón cho thích hợp với đất đai và cây trồng. Các cảm biến quang học hoặc thiết bị bay không người lái sẽ có khả năng nhận diện tình trạng khỏe mạnh của cây trồng. Chẳng hạn chúng sẽ sử dụng cảm biến hồng ngoại để đo độ xanh tốt trên toàn cánh đồng.

Dự đoán sẽ phổ biến vào năm 2019.

5. Cảm biến tình trạng cơ sở hạ tầng nông nghiệp

Các cảm biến này có khả năng đo những chấn động hoặc tình trạng vật lý của những ngôi nhà, cây cầu, xưởng sản xuất, nông trại và các hạ tầng khác. Làm việc trong một mạng thông minh, các cảm biến này sẽ truyền thông tin về cho người chuyên trách hoặc robot.

Dự đoán sẽ phổ biến vào năm 2027.

II – Thực phẩm

6. Thực phẩm tổng hợp gene

Trong tương lai, người ta sẽ tạo ra các loại thực phẩm biến đổi gene mới từ vật nuôi và cây trồng. Các loại thực phẩm này là sự kết hợp của công nghệ sinh học và sinh lý học. Nó là kết quả của sự phát triển của công nghệ biến đổi gene lên một mức cao hơn, trở thành thực phẩm tổng hợp gene.

Dự đoán sẽ phổ biến vào năm 2022.

7. Thực phẩm trong ống nghiệm

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Đây là loại thịt có nguồn gốc động vật nhưng được tạo ra từ ống nghiệm. Khác với thịt thông thường vốn được lấy ra từ một quá trình sinh trưởng hoàn thiện của động vật, thịt ống nghiệm chỉ phát triển từ một phần trong giai đoạn sinh trưởng đó. Hiện đã có một vài dự án chế tạo thịt ống nghiệm đang được tiến hành và đã thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa được sản xuất ở cấp độ tiêu dùng.

Dự đoán sẽ trở nên phổ biến năm 2024.

III – Tự động hóa

8. Điều khiển làm đất và gieo trồng

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Dựa trên những công nghệ định vị địa lý hiện có, việc làm đất và gieo trồng trong tương lai có thể tiết kiệm được hạt giống, khoáng chất, phân bón và thuốc diệt cỏ nhờ vào sự điều chỉnh tự động định mức đầu vào. Người nông dân sử dụng máy tính để tính toán hình dạng cánh đồng nơi họ sẽ gieo trồng. Nhờ vào sự hiểu biết về năng suất các loại cây trồng trên các khu vực khác nhau của cánh đồng, máy nông nghiệp có thể áp dụng định lượng về hạt giống, phân bón, thuốc diệt cỏ phù hợp với từng khu vực trên cánh đồng.

Dự kiến sẽ trở nên phổ biến vào năm 2016.

9. Gây giống nhanh và có chọn lựa

Công nghệ gây giống thế hệ kế tiếp sẽ dựa trên các thuật toán để xác định định lượng và những sự cải tiến cần thiết áp dụng cho gây giống vật nuôi và cây trồng.

Dự báo sẽ trở nên phổ biến vào năm 2017.

10. Các robot nông nghiệp

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Robot nông nghiệp, còn có một thuật ngữ khác là “agbot”, sẽ tham gia vào các quá trình tự động hóa nông nghiệp, chẳng hạn như thu hoạch, chuyên chở trái cây, làm đất, nhổ cỏ, gieo trồng, tưới tiêu…

Dự đoán sẽ trở nên phổ biến vào năm 2021.

11. Nông nghiệp chính xác

Việc quản lý gieo trồng sẽ dựa vào sự quan sát những thay đổi trên cánh đồng. Với sự trợ giúp của các hình ảnh vệ tinh và các cảm biến tiên tiến, người nông dân có thể tối ưu hóa nguyên liệu đầu vào. Những kiến thức về mùa màng, các dữ liệu thời tiết định vị địa lý và các cảm biến chính xác sẽ giúp người nông dân ra quyết định chính xác và cải tiến kỹ thuật gieo trồng.

Dự kiến sẽ trở nên phổ biến vào năm 2024.

12. Tập đoàn máy nông nghiệp

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Giả định rằng trong tương lai việc làm nông sẽ có sự kết hợp của hàng chục, thậm chí hàng trăm robot cùng với hàng nghìn cảm biến siêu nhỏ. Tập hợp máy nông nghiệp này sẽ theo dõi, giám sát, dự báo, cày cấy trồng trọt và thu hoạch mà không cần sự can thiệp của con người. Hiện tại, người ta đã thực nghiệm trong quy mô nhỏ.

Dự đoán đến năm 2026 nó sẽ trở nên phổ biến.

IV – Kỹ thuật

13. Hệ sinh thái đóng

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Đây là một hệ sinh thái “tự thân vận động”, không chịu ảnh hưởng của những tác nhân bên ngoài hệ thống. Về mặt lý thuyết, một hệ thống đóng như thế này có thể chuyển đổi các sản phẩm phế thải thành oxy, thực phẩm và nước nhằm cung cấp cho quá trình sinh trưởng cây trồng bên trong hệ thống. Người ta đã thí nghiệm những hệ thống đóng trên phạm vi nhỏ, bởi vì công nghệ hiện tại chưa cho phép triển khai ở phạm vi lớn hơn.

Dự đoán đến năm 2021 sẽ được triển khai rộng rãi.

14. Sinh học tổng hợp

Sinh học tổng hợp mới chỉ ở giai đoạn phôi thai nhưng hứa hẹn đem lại một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực sinh học, bởi tiềm năng ứng dụng lớn lao trong xã hội. Sinh học tổng hợp là một dạng mở rộng của công nghệ kỹ thuật gene. Mục đích của sinh học tổng hợp là làm thay đổi và hoàn chỉnh các gene bằng phương pháp tổng hợp để tạo ra các sinh vật mới có đặc tính sinh học như mong muốn.

Trong nông nghiệp, nó sẽ giúp tạo ra các loại vật nuôi và cây trồng có đặc tính sinh học theo ý muốn. Sinh học tổng hợp còn ứng dụng được trong lĩnh vực chế tạo dược phẩm, sản sinh năng lượng, cung cấp thực phẩm, duy trì và nâng cao sức khỏe con người, xử lý rác thải bảo vệ môi trường.

Dự báo sẽ trở nên phổ biến vào năm 2024.

15. Trồng trọt thẳng đứng

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Đây là một hình thức trồng trọt tiết kiệm không gian, ứng dụng trong các thành thị. Loại hình này có thể tạo ra các cây trồng từ những cột tháp chọc trời trong thành thị. Sử dụng các kỹ thuật trồng trọt tưới tiêu tương tự như trong nhà kính. Các cây trồng được tăng cường ánh sáng tự nhiên thông qua các biện pháp duy trì và tiết kiệm năng lượng.

Phương pháp trồng trọt thẳng đứng mang lại rất nhiều ích lợi, chẳng hạn như có thể sản xuất quanh năm, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho thành thị, giảm chi phí vận chuyển.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cà phê việt chuẩn fair trade không lo bị ép giá

 

Đắk Lắk là một trong những vựa cà phê lớn Tây Nguyên nhờ điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp. Tỉnh hiện có 200.000 ha trồng cà phê cho chất lượng tốt, hương vị thơm ngon. Song hiệu quả kinh tế chưa cao do nông dân còn canh tác manh mún, đơn lẻ.

                                   Cà phê Việt  chuẩn Fair Trade không lo bị ép giá

Năm 2016, 48 hộ trồng cà phê tại thôn 1, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar cùng đồng lòng thành lập hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết. Mô hình làm ăn tập thể đã giúp nông dân học hỏi kinh nghiệm canh tác của nhau, tăng năng suất, tạo dựng được thương hiệu cà phê Ea Kiết.

Đến năm 2018, trong khuôn khổ dự án “Xúc tiến thương mại công bằng tại Việt Nam”, hợp tác xã đạt chứng nhận “Fair Trade” của Tổ chức chứng nhận thương mại công bằng thế giới (WFTO) và Tổ chức cấp nhãn hiệu thương mại công bằng (FLO). Nông dân bán cà phê cho hệ thống FairTrade sẽ được bảo đảm về giá thành.
Ông Nguyễn Văn Phúc – Chủ nhiệm HTX nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết cho biết: “Nông dân chúng tôi hiểu rõ: cơ hội để tiếp cận với thị trường toàn cầu không chỉ nằm ở chất lượng sản phẩm, cách canh tác gìn giữ môi trường, mà còn là nguồn gốc sản phẩm”.

Để theo đuổi Fair Trade, các xã viên phải tuân thủ quy trình canh tác, kỹ thuật trồng cây che bóng, phun thuốc, bón phân, cắt cành, thời điểm thu hái (khi tỷ lệ quả chín đạt trên 90%), chế biến ướt trong 24h… Tất cả các tiêu chuẩn này nằm trong bộ quy tắc Fair Trade về môi trường, kinh tế, xã hội và bảo đảm công bằng.

Tại nhà máy chế biến ướt của hợp tác xã, quả cà phê đi qua các công đoạn băng tải, rửa sạch, tách vỏ thịt, đánh nhớt… Nông dân loại bỏ tạp chất, quả khô, quả xanh không đạt chất lượng. 100% quả chín tiếp tục được sơ chế cho chất lượng cao và đồng đều.

Hiện mỗi năm nhà máy sản xuất khoảng 200 tấn cà phê nhân, trong đó 10% được rang xay thành cà phê bột cung cấp cho thị trường. Trong khi mặt hàng cà phê ở nhiều nơi khác bị ép giá, cà phê Ea Kiết vẫn giữ giá ổn định.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Mô hình trồng nấm rơm trong nhà – kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà hiệu quả cao

 

                                             Mô hình trồng nấm rơm trong nhà

Để trồng nấm rơm trong nhà phải trải qua nhiều công đoạn từ thiết kế kệ để, ủ rơm, đảo rơm, hệ thống phun tưới… Đang thu hoạch nấm rơm trong trại, một nông dân chia sẻ  : “Trại trồng nấm tốt nhất là được lợp bằng lá, xung quanh che chắn bằng bạt, giàn trồng nấm được làm bằng tre, mỗi giàn có 3 kệ, khoảng cách mỗi kệ cách nhau 50 cm, bề rộng 80 cm.
Trồng nấm rơm trong nhà có nhiều ưu điểm hơn trồng ngoài trời, có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước trên nền sàn và lớp vải bạt được che chắn xung quanh. Còn nếu nhiệt độ lạnh thì mở tấm mê ca trên nóc trại và bạt xung quanh để cho ánh nắng vào. Đối với nấm rơm nhiệt độ thích hợp nhất là 30 – 35 độ C, ẩm độ 80 – 90%. Vào ban đêm trời lạnh thì sử dụng đèn tròn loại 70W để sưởi ấm”.

Ngoài việc SX theo mô hình trồng nấm trong nhà, người dân còn chọn hướng canh tác theo những thời điểm nấm có giá trong năm để tăng lợi nhuận. Trồng nấm trong nhà năng suất cao nhất là vụ đông xuân vì rơm chất lượng, thời tiết và độ ẩm thích hợp cho nấm phát triển. Các tháng giêng, tháng 7, 10, dịp Tết giá nấm từ 80.000 – 100.000 đ/kg nên tôi chọn vào thời điểm này SX với số lượng nhiều, các tháng còn lại SX nhỏ lẻ

Mặc dù, trồng nấm trong nhà chi phí cao hơn so với trồng nấm ngoài trời, nhưng năng suất nấm luôn đứng ở mức cao và ổn định. Vẫn có thể dự trữ rơm để làm cả mùa nắng, lẫn mùa mưa. Trời lạnh thì các hộ trồng nấm làm mô rộng và cao 38 cm, còn khi nóng thì 30 cm. Theo ước tính, chi phí mua rơm, vận chuyển, meo, phân bón, công lao động… từ 400.000 – 500.000 đ/công rơm, trừ chi phí cho lợi nhuận 1,5 – 2 triệu đồng/công (chưa tính tiền cất trại).

Sau khi thu hoạch xong nấm, phần rơm rạ được người dân sử dụng nấm Trichoderma ủ cho oai mục sau đó dùng để bón cho lúa, phần còn dư thì bán cho các hộ trồng hoa kiểng để tăng thu nhập.

Theo người dân, trồng nấm trong nhà nên xây dựng nền bằng xi măng để sau mỗi vụ thu hoạch dễ dàng vệ sinh, khử trùng cũng như trong quá trình canh tác tưới nước, giữ ẩm mà không bị bùn lầy. Lợp lá thì độ ẩm trong trại ổn định, nhưng sau mỗi vụ thu hoạch cần tóc nóc làm vệ sinh.

Sạp bằng tre thì chất nấm được 1 – 2 năm. Việc chất nấm trên sạp tre mô nấm rõ nước tốt sẽ cho năng suất cao. Bình quân 1 m mô tới cho thu hoạch 1 – 1,5 kg nấm. Mỗi công rơm cho 20 – 30 kg.

Ngoài ra, trồng nấm trong nhà không phải tốn chi phí rơm đậy (lớp rơm áo) và công thu hoạch nhiều. Không sợ không cho nấm. Rơm trong quá trình ủ thì cho vôi vào để khử đi các loại mầm bệnh, vi khuẩn bất lợi, giúp cho rơm mau vàng và mau chín. Bình quân 1 kg vôi bột cho 20 lít nước để ủ. Mỗi công rơm tưới khoảng 3 – 4 kg vôi.

 

Nói về việc ủ rơm, rơm vụ đông xuân thì từ khi ủ đến chất khoảng 15 ngày, còn vụ hè thu khoảng 10 – 12 ngày, cứ 6 ngày ủ là tiến hành đảo rơm, giúp cho rơm chín đồng đều. Thường thì chất nấm vào những tháng nắng nóng thì tưới nước 2 lần/ngày, ít thì 1 lần. Còn những lúc lạnh thì cách nhau 3 – 4 ngày mới tưới nước. Sau khi chất nấm khoảng 12 – 14 ngày thì tiến hành thu hoạch. Nấm ra tập trung nên việc thu hái rất thuận lợi, chọn hái những nấm to, hình trứng. Thu hoạch xong đợt 1, tưới nước, chăm sóc cho nấm phát triển đợt 2

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kĩ thuật nuôi thỏ theo mô hình công nghiệp

 Nghề nuôi thỏ đã có tự lâu đời ở nước ta, từ Bắc chí Nam. Từ nông thôn và thậm chí nuôi ngay khu dân cư thành thị. Bởi vì thỏ rất dễ nuôi, cho thu nhập nhanh và lợi nhuân cũng rất cao.

                                           Kĩ thuật nuôi thỏ trong công nghiệp

Trước tình hình dịch cúm gia cầm đang lan rộng, việc nuôi thỏ làm thực phẩm, đã được nhiều địa phương xem như một trong những giải pháp thay thế.

Đặc tính chung

Nuôi thỏ tương đối đơn giản, nguồn thức ăn dễ kiếm, đa số tận dụng rau xanh, lương thực trong nhà. Chi phí cho chuồng trại, thuốc phòng bệnh, công chăm sóc cũng không cao.

Thỏ là gia súc có nhiều ưu thế: Đẻ khỏe, phát triển nhanh, sản phẩm lại có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu.

Thỏ sinh sản nhanh, dễ tạo đàn. . Thịt thỏ cho lượng protein cao và năng lượng thấp hơn so với một vài loại thịt động vật khác. Lượng cholesterol trong thịt thỏ thấp hơn thịt gà, trong thời dịch cúm gia cầm có thể nuôi thỏ công nghiệp cung cấp một lượng lớn thịt cho người tiêu dùng. Những người cao tuổi, người cần giảm béo và người có bệnh tim nên ăn thịt thỏ tốt hơn thịt heo, bò, gà…

Phân loại

Thỏ thuộc bộ gặm nhấm (Rodentia), trên thế giới có rất nhiều giống như: Thỏ trắng khổng lồ Bauxcat và Flandra (Pháp) trọng lượng 6,5 ? 6,8 kg, Thỏ trắng Belie (Pháp), Thỏ trắng Nga (lớn và nhỏ), Thỏ Tân Tây Lan trắng, Thỏ California (Mỹ), Thỏ Chinchila (Anh)? Riêng tại Việt Nam, hiện nay không còn giống thỏ thuần, phần lớn bị lai tạp, chỉ có 3 giống chính là: Thỏ trắng Tân Tây Lan – Việt Nam (nhập từ Hungari (1978), thỏ xám Việt Nam, thỏ đen Việt Nam.
Thỏ nuôi hiện nay, phần lớn có nguồn gốc lai tạo từ thỏ hoang châu Âu và châu Phi vào thời Trung cổ. Thỏ hoang có sức đề kháng tốt hơn thỏ nhà. Thỏ nhà có khoảng 80 loại, căn cứ theo trọng lượng hoặc theo màu sắc lông để chia nhóm giống thỏ.

Trọng lượng từ 0,9-2,7 kg (thỏ nhỏ con), từ 2,8-4 kg (thỏ trung bình), từ 4,1-5 kg (thỏ to con), trên 5 kg (thỏ khổng lồ).

Thỏ trung bình và hơi to con, thường ăn ít, lớn nhanh. Thịt ngon, xương nhỏ. Nuôi lấy thịt có lợi.

Thỏ khổng lồ ăn nhiều, xương to, ít thịt, sinh sản chậm, hiệu quả kinh tế thấp.

Chọn giống thỏ

Thỏ giống tốt được nuôi từ 6 tuần đến 5 tháng phải hội đủ tiêu chuẩn: Vành tai bóng và sạch. Bàn chân và kẽ chân không ghẻ. Mí mắt không sưng và tròng mắt trong. Bộ lông mịn và sáng. Bụng mềm có lông xốp. Đuôi không dính phân ướt. Da lưng mềm và không tróc lông. Cục phân to tròn và khô. Thỏ chắc thịt, hiếu động. Được tiêm ngừa đầy đủ.

Không nên chọn mua thỏ đang có thai hoặc đã sinh sản về nuôi. Thỏ đang mang thai, di chuyển có thể chết hoặc đẻ non. Thỏ đi khập khiễng, lưng uốn cong, cào chân, liếm lông, nghiến răng, hơi thở nhanh… là dấu hiệu thỏ bệnh.

Khi thỏ bị bệnh đường ruột, viêm vú, viêm thận, viêm tinh hoàn, bệnh đường hô hấp, thuốc điều trị tốn kém gấp nhiều lần giá trị một con thỏ.

  1. Giống thỏ ngoại mới

Thỏ New Zealand trắng: Có nguồn gốc từ New Zealand, nuôi phổ biến châu Âu, Mỹ. New Zealand trắng là giống thỏ tầm trung, mắn đẻ (mỗi năm đẻ 6-7 lứa, mỗi lứa 6-8 con), sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, nhiều thịt, phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp và gia đình. Thỏ có ngoại hình lông dày, màu trắng tuyền, mắt hồng, trọng lượng trưởng thành từ 5-5,5kg/con. Giống thỏ New Zealand trắng nhập vào Việt Nam tỏ ra thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau.

Thỏ Panon: Giống thỏ này xuất phát từ dòng của giống New Zealand trắng được chọn lọc nghiêm ngặt về khả năng tăng trọng và trọng lượng trưởng thành tạo nên. Thỏ Panon cũng giống như thỏ New Zealand nhưng tăng trọng cao hơn. Trọng lượng khi trưởng thành đạt 5,5-6,2kg/con. Giống thỏ này cũng đã được nuôi đạt kết quả ở nhiều vùng nước ta.

Thỏ California: có nguồn gốc từ Mỹ, được lai tạo giữa 3 giống thỏ: Chinchila, thỏ Nga, thỏ New Zealand. Là giống thỏ tầm trung, trọng lượng trung bình 4,5-5kg, có thân ngắn hơn thỏ New Zealand, lông trắng nhưng tai, mũi, bốn chân và đuôi có điểm lông màu đen. Giống thỏ này đã được nuôi nhiều ở Việt Nam.

Chuồng nuôi

Thiết kế chuồng nuôi thỏ phải thoáng, ánh nắng ban mai lọt vào, dễ chăm sóc và làm vệ sinh, có rào chắn tránh chuột và mèo gây hại.

Chuồng bằng lưới sắt có giàn đỡ bằng sắt hoặc bằng cây phủ lớp sơn, cao cách mặt đất trên 0,6m. Thỏ tơ từ 6 tuần đến 4 tháng tuổi có thể nuôi 10 con trong chuồng kích cỡ 2×0,7×0,5m; loại chuồng có kích cỡ 0,7×0,5×0,5m chỉ dành nuôi 1 con thỏ trưởng thành trên 4 tháng tuổi.

Thức ăn

Thức ăn nước uống phải thật sạch, không dính đất cát bẩn, không nhiễm dịch bệnh, chất độc (thuốc trừ sâu…). Vì thỏ rất mẫn cảm với các bệnh ở đường tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi, bệnh cầu trùng, bệnh sán lá gan, bệnh tiêu chảy do E.coli… Cần cho thỏ ăn các loại lá cây, thân cành ở xa mặt đất (cành lá keo dậu, lá dâu, lá râm bụt…), các loại cỏ, rau trồng trên cạn, đất màu (cỏ voi, ngọn lá mía, rau lá đậu, sắn dây…). Không nên cho thỏ ăn rau cỏ mọc tự nhiên nơi ẩm ướt, hồ ao. Nếu dùng bèo sen thì phải nấu chín cho ăn đặc như cho lợn ăn.

Thỏ con nuôi vài tuần đến 4 tháng tuổi, chỉ cần cho ăn cám viên là đủ. Ăn thêm rau cỏ, thỏ dễ bị bệnh tiêu chảy và chết. Thỏ trưởng thành, sức đề kháng tốt hơn, có thể cho ăn rau cỏ rửa thật sạch để ráo nước. Lượng rau cỏ mỗi ngày chừng 20g/con.

Thức ăn viên phải đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho thỏ tăng trưởng theo thời gian nuôi. Thỏ con nuôi đến trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày từ 8-10% protein, 2-4% lipid, 10-20% glucid, trên 4 tháng tuổi thêm một ít chất xơ.

Thỏ có thai và cho con bú cần lượng dinh dưỡng mỗi ngày từ 10-15% protein, 5-7% lipid, 10-20% glucid, một ít chất xơ cần thiết.

Thỏ lứa ăn chừng 30-50g cám viên, mỗi ngày chia hai lần. Thỏ đực giống, thỏ cái nuôi con và mang thai, ăn chừng 80-100g cám viên. Chia hai lần sáng và chiều.

Thức ăn cám viên nuôi thỏ được chế biến từ nguồn ngũ cốc có sẵn. Nhu cầu lượng thức ăn chừng 4% trọng lượng cơ thể thỏ.

Mỗi con thỏ cần từ 0,2-1 lít nước trong ngày. Cho thỏ uống nước sạch, không có hàm lượng sắt. Nước uống phải được lắng lọc khử trùng. Nước lạnh dưới 80C không cho thỏ uống. Nhiệt độ thích hợp cho thỏ uống là 150C.

Nhiều người cho rằng thỏ không cần uống nước là sai lầm vì nước rất cần cho trao đổi chất. Thỏ chết không phải do uống nước và hay ăn cỏ ướt mà vì uống phải nước bẩn, ăn rau bị nhiễm độc…

Chăm sóc

Thỏ rất nhạy cảm với những tác động của môi trường. Phản ứng xấu với những thay đổi đột ngột về ăn uống, chăm sóc, khí hậu…Khi nuôi, cần lưu ý đến các nguyên tắc chăm sóc như sau:

Thỏ rất dễ bị bệnh rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột. Do đó nên tạo ra một phản xạ có điều kiện ở thỏ về thời gian ăn và thứ tự thức ăn. Đặc tính loài thỏ, rất thích ăn đêm, ban ngày ngủ nhiều.. Ban đêm, thỏ ăn gấp 2- 2,5 lần ban ngày. Nếu cho ăn sai nguyên tắc này, thỏ sẽ chậm lớn.

Một số thông tin liên quan, qua kinh nghiệm thực tế cho thấy:

Buổi sáng (từ 7 giờ đến 12 giờ) : Việc đầu tiên là cho thỏ uống nước, tiếp theo là ăn thức ăn hạt (ngô, thóc…) hoặc hỗn hợp thức ăn tinh (cám, ngô, bột khoáng…). Đến 9-10 giờ cho ăn thức ăn thô xanh tươi (1/3 số lượng khẩu phần).
Buổi chiều (từ 14 giờ đến 17 giờ): Đầu giờ cho ăn củ, quả đã thái lát (khoai lang, bí ngô, đu đủ, cà rốt, su hào…) hoặc các loại thức ăn mềm (cám nấu trộn lẫn, bã chè, rau thái nhỏ…).

Buổi tối (ban đêm): Cho ăn các loại thức ăn xanh như cỏ, lá cây, rau xanh… (2/3 khối lượng khẩu phần để thỏ ăn cả đêm).

Ban đêm tuyệt đối không cho thỏ ăn thức ăn hạt, thức ăn hỗn hợp tinh. Nếu ban ngày thỏ ăn không hết thì phải vét sạch máng. Nếu để thừa chuột sẽ lên ăn và cắn chết thỏ, nhất là thỏ con mới đẻ.

Trong thời gian nuôi vỗ béo, nên giảm bớt ánh sáng, tạo không gian yên tĩnh để thỏ nghỉ ngơi, ngủ sau khi ăn. Trước khi làm thịt 7 ngày, nên giảm thức ăn thô (cỏ khô, rơm…) thì chất lượng thịt sẽ tốt và ngon hơn.

Phối giống

Thỏ đực từ tháng thứ 8 trở đi có thể cho phối giống. Thỏ cái có thể phối giống sinh sản từ tháng thứ 6, khi đó bộ phận sinh dục thỏ cái sưng lên có màu đỏ. Cho thỏ cái vào chuồng thỏ đực để giao phối, ngày hai lần vào buổi sáng và chiều. Chỉ cho thỏ mẹ tái phối giống 1 tháng sau khi đẻ, thỏ con đủ sức rã bầy và tự ăn sau khi thôi bú sữa, thỏ mẹ còn thời gian 2 tuần bồi dưỡng sức khỏe đẻ lứa kế tiếp. Thỏ con 6 tuần tuổi cung cấp giống cho người nuôi kiểu công nghiệp thích hợp nhất.

Thỏ tăng trưởng nhanh từ lúc mới sinh đến 4 tháng tuổi. Từ tháng thứ 5 trở đi, thỏ tăng trưởng chậm. Nuôi thỏ công nghiệp lấy thịt có lợi nhất là giai đoạn 3-4 tháng tuổi (nặng 2,2-2,8kg/con).

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam