Ứng dụng của vi khuẩn quang hợp trong nuôi tôm

Quản lý chất lượng nước có vai trò quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Đặc biệt vấn đề quản lý khí độc phát sinh trong quá trình nuôi do lượng chất thải hữu cơ tích tụ là vấn đề nan giải cần được chú trọng.

Vi khuẩn quang hợp (PSB). Là một loại vi khuẩn có thể tiến hành quang hợp (khác với quang hợp trên thực vật). Vi khuẩn quang hợp dùng H2S để cung cấp H, dùng CO2 để cung cấp nguồn C, qua phản ứng quang hợp sản sinh ra chất hữu cơ, không tạo ôxy.
PSB thường dùng trong NTTS là loài có sắc tố quang hợp màu đỏ. Đây là chủng vi khuẩn có lợi tác dụng phân hủy các chất thải hữu cơ thông qua các quá trình tổng hợp thức ăn và có tác dụng xử lý triệt để khí độc H2S sinh ra trong ao nuôi tôm, cá.

PSB khi sử dụng trong ao nuôi thủy sản (rộng muối) được kích hoạt nhanh chóng và sống trong nhiều điều kiện khắc nhiệt. 

Tác dụng và nguyên lý của vi khuẩn quang hợp

Tác dụng của vi khuẩn quang hợp và nguyên lý của nó trong nghề nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu có mấy mặt sau :

– Làm thuốc làm sạch chất nước của nước nuôi trồng

Trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản, do sự tăng lên của cặn bã thức ăn vật phế thải của đối tượng nuôi tăng lên, chất nước bị ô nhiễm. Phương pháp truyền thống trước đây là thay một lượng nước lớn, xả bỏ nước cũ bị ô nhiễm, bơm vào nước sạch mới. Song do sự hạn chế của hàng loạt nguyên nhân, biện pháp này chỉ trị ngọn chứ không trị từ gốc, theo sự ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng của sông, cái gọi là thay nước chỉ là nói một cách tương đối thôi, nước ô nhiễm thải ra từ trên thượng du, ở hạ du lại trở thành nước sạch được đưa vào nguồn nước nuôi. Cứ tiếp tục như thế, không ngừng ô nhiễm, nước sau khi bị ô nhiễm, vật hữu cơ tăng lên, nồng độ các ion NH3, N tăng lên có thể ảnh hưởng đến việc kiếm mồi sinh trưởng của tôm cá mà dẫn đến bệnh tật. Cho nên nói nuôi cá trước hết là nuôi nước là vì vậy, nước trong sạch, loài cá ăn mồi nhiều, sinh trưởng nhanh, bệnh tự nhiên ít, và ngược lại. Nếu trong quá trình nuôi, định kỳ cho một lượng vi khuẩn quang hợp thích hợp vào nước nuôi, có thể làm mất ion N trong nước và các vật sinh ra do phân giải vật hữu cơ khác từ đó đạt tới việc không thay nước mà vẫn có thể giữ được môi trường nước tốt. Ðiều đó chủ yếu là do vi khuẩn quang hợp ở trong nước có thể lợi dụng vật hữu cơ làm vật cung ứng H để tiến hành tác dụng quang hợp, đồng thời với việc loại bỏ vật ô nhiễm, bản thân vi khuẩn quang hợp cũng sinh sôi tăng trưởng, đạt tới tác dụng tuần hoàn ưu việt.

Trong công nghiệp, vi khuẩn quang hợp thường dùng để xử lý nước ô nhiễm. Trong tự nhiên, nước bẩn nồng độ cao, trước tiên do vi khuẩn dị dưỡng phân giải các carbohydrate, lipid, protein thành vật chất phân tử cấp thấp như axit béo cấp thấp, aminô axit. Tiếp đó vi khuẩn quang hợp lợi dụng chất hữu cơ phân tử, lượng nhỏ như axit béo cấp thấp mà sinh sôi rất nhanh, xử lý nước bẩn BOD 95% trở lên. Sau đó, do loài tảo và vi sinh vật bùn đất hoạt tính làm cho BOD xuống tới tiêu chuẩn xả bỏ. Quá trình làm sạch nước bẩn vật hữu cơ trong công nghiệp chia thành 3 bước :

Vật hữu cơ cao phân tử nồng độ cao khuẩn dị dưỡng axit béo phân tử thấp.

* Axit béo phân tử thấp vi khuẩn quang hợp vật hữu cơ nồng độ thấp.

* Vật hữu cơ nồng độ thấp loài tảo, bùn đất hoạt tính nước thải được làm sạch.

– Dự phòng và điều trị bệnh

Do sự sinh sôi nhanh chóng của vi khuẩn quang hợp, mà hạn chế sự sinh sôi của khuẩn khác gây bệnh. Theo thông báo, vi khuẩn quang hợp có tác dụng rõ rệt đối với bệnh đỏ vỏ tôm, bệnh đen mang, bệnh khuẩn dạng sợi. Và khuẩn quang hợp trong quá trình chuyển hoá có thể sinh ra loại men chống độc tố bệnh (men phân giải trypsin, có tác dụng dự phòng và chữa trị bệnh tôm cá).

– Làm thức ăn cho ấu thể tôm cá

Vi khuẩn quang hợp có giá trị dinh dưỡng rất cao hàm lượng prôtêin đạt trên 60%, đồng thời còn chứa vitamin nhóm B phong phú và folacin, sinh vật tố và chất thúc lớn sinh vật chưa biết, chấy lượng của nó thì men không có cách gì so sánh được. Còn khuẩn thể của vi khuẩn quang hợp rất nhỏ (chỉ là 1/20 của tảo tiểu cầu), do đó, còn là thức ăn vừa miệng nhất của ấu thể cá, tôm, nhuyễn thể có vỏ. Trong quá trình nuôi ấu thể cá, tôm, nhuyễn thể có vỏ ứng dụng vi khuẩn quang hợp có thể nâng cao tỷ lệ sống, tăng nhanh sự sinh trưởng, giảm bớt lượng nước thay. Cuối cùng nguyên nhân của nó, một là làm sạch nước, cải thiện môi trường nước, hai là làm thức ăn cho ấu thể, ba là vi khuẩn quang hợp sau khi trở thành loài ưu thế của khối nước, vật chất sinh trưởng do nó giải phóng ra có thể làm cho một số nguyên nhân bệnh khó tồn tại, có thể giảm bớt bệnh của ấu thể, từ đó nâng cao tỷ lệ sống của ấu thể.

– Làm chất phụ gia cho thức ăn có chất lượng

Vi khuẩn quang hợp gồm vật chất sống có nhiều loại công năng thúc đẩy sinh trưởng và vật hoá hợp chất béo (nhân tố sinh trưởng) v.v Do đó, nó có thể trực tiếp làm chất phụ gia cho thức ăn. nếu trong thức ăn cho thêm vi khuẩn quang hợp thì không cần phải thêm chất phụ gia vào thức ăn nưã. Vì giá thành không cao, thông thường trong thức ăn tăng 0,5 -1% là có thể tăng rõ rệt hiệu quả thức ăn và tỷ lệ tăng trọng.

Phương pháp sử dụng vi khuẩn quang hợp và những vấn đề cần chú ý

– Phương pháp sử dụng

* Cách dùng trong

Sử dụng làm chất phụ gia của thức ăn, lượng dùng dạng nước là 1%, lượng dùng dạng bột là 0,5%. Nếu khi là thức ăn nở hoặc thức ăn của tôm, căn cứ vào số lượng thức ăn cho ít vi khuẩn quang hợp, sau đó để thức ăn thấm vi khuẩn quang hợp rồi cho ăn. Khi cho ăn thức ăn hạt thông thường, trước hết dùng một lượng ít nước sau khi làm thưa vi khuẩn quang hợp, làm ướt thức ăn rồi cho ăn, nếu khi là thức ăn cho ăn dạng bột, nhào vi khuẩn quang hợp với chất kết dính, cùng với thức ăn làm thành nắm cho ăn.

* Cách tưới vãi

Khi làm sạch nước dự phòng trị bệnh, có thể trực tiếp đem vi khuẩn quang hợp đã làm thưa tưới vãi đều trong nước. Lượng dùng dạng nước là mỗi mẫu mỗi mét nước sâu 3 kg; dạng bột mỗi mẫu mỗi mét nước sâu 1kg, cứ cách 15 ngày vãi lại một lần.

-Khi sử dụng vi khuẩn quang hợp phải chú ý một số vấn đề dưới đây

* Vi khuẩn quang hợp phải bảo quản ở nơi râm mát tránh ánh sáng.

* Trước khi sử dụng vi khuẩn quang hợp phải lắc đều nước sử dụng; vi khuẩn quang hợp chưa sử dụng hết phải nút kín cất giữ.

* Hàm lượng vi khuẩn quang hợp do Trung Quốc sản xuất có sự khác nhau nhiều, số hoạt khuẩn mỗi ml có từ mấy chục triệu đến mấy trăm triệu, do đó khi sử dụng phải chú ý. Thông thường khi dùng tưới vãi toàn ao mỗi m3 hàm lượng vi khuẩn quang hợp trên 1 tỷ khuẩn thể, lượng phụ gia thức ăn mỗi kg nên có từ 1 tỷ khuẩn thể trở lên.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Vai trò của vi sinh vật đối kháng

Hướng phòng trừ bệnh sinh học đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và cho ra các chế phẩm sinh học có nhiều triển vọng.

Đây là một trong những phương pháp phòng chống có hiệu quả khả quan. Hiện nay, để phòng trừ các loại nấm gây bệnh hại cây trồng, giúp cây trồng phát triển tốt hơn, làm cho tác nhân gây bệnh không kháng thuốc, an toàn với môi trường sinh thái, phù hợp với xu hướng an toàn nông nghiệp hiện nay. Tìm ra các chủng vi sinh vật có khả năng kháng nấm bệnh là biện pháp phổ biến của công tác phòng trừ sinh học. Cơ chế đối kháng với vi sinh vật gây bệnh là chủng vi sinh vật có thể tiết ra chất kháng sinh, cạnh tranh về dinh dưỡng hoặc tấn công trực tiếp lên tơ nấm gây bệnh, hay tiết ra những chất kích thích sinh trưởng giúp cho cây trồng tăng khả năng kháng bệnh.

Bacillus là một tác nhân sinh học đầy tiềm năng trong việc phòng trừ bệnh hại cây trồng. Chúng có khả năng đối kháng các loại vi nấm gây bệnh với phổ tác động rộng, không gây hại cho con người và cây trồng. Mặt khác, Bacillus còn tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ khó phân hủy thành những chất hữu cơ đơn giản cho cây trồng dễ sử dụng, giúp cải tạo đất, khống chế và tiêu diệt một số loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng bởi các chức năng sinh học chuyên biệt của chúng. Vi khuẩn Bacillus subtilis nằm trong nhóm vi khuẩn có khả năng đối kháng với một số nấm gây bệnh cho cây. Trong các vi sinh vật đối kháng, vi khuẩn Bacillus được chứng minh có khả năng đối kháng với nhiều loại nấm như: Rhizoctonia, Sclerotinia, Fusarium, Pythium và Phytopthora và một số vi khuẩn khác nhờ vào khả năng sinh ra các chất kháng sinh (Lê Đức Mạnh và ctv, 2003; Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thu Hoa, 2005; Nguyễn Xuân Thành và ctv 2003, Võ Thị Thứ, 1996).

Bacillus subtilis

Trichoderma là một loại vi nấm được phân lập từ đất, thường hiện diện ở vùng xung quanh hệ thống của rễ cây. Đây là loại nấm hoại sinh có khả năng ký sinh và đối kháng trên nhiều loại nấm bệnh cây trồng. Nhờ vậy, nhiều loài Trichoderma spp. đã được nghiên cứu như là một tác nhân phòng trừ sinh học và đã được thương mại hóa thành thuốc trừ bệnh sinh học, phân sinh học và chất cải tạo đất (Harman & ctv, 2004). Có khả năng phòng trị, cạnh tranh hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh giúp cải thiện sức khỏe của cây; Kích thích sự phát triển của rễ nhờ tiết ra các chất điều hòa sinh trưởng. Tính đối kháng với các nấm hại này bằng cách cạnh tranh dinh dưỡng, ký sinh với nấm hại hoặc tiết kháng sinh, enzyme phân hủy vách tế bào nấm gây bệnh cây trồng. Cơ chế tác động chính của nấm Trichoderma là ký sinh và tiết ra các kháng sinh trên các loài nấm gây bệnh. Ngoài hiệu quả trực tiếp trên các tác nhân gây bệnh cây, nhiều loài Trichoderma còn định cư ở bề mặt rễ cây giúp thay đổi khả năng biến duỡng của cây, nhiều dòng nấm đã kích thích sự tăng trưởng của cây, gia tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cải thiện năng suất cây và giúp cây kháng được bệnh

Trichoderma harzianum

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Mô hình trồng nấm rơm trong nhà – kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà hiệu quả cao

 

                                             Mô hình trồng nấm rơm trong nhà

Để trồng nấm rơm trong nhà phải trải qua nhiều công đoạn từ thiết kế kệ để, ủ rơm, đảo rơm, hệ thống phun tưới… Đang thu hoạch nấm rơm trong trại, một nông dân chia sẻ  : “Trại trồng nấm tốt nhất là được lợp bằng lá, xung quanh che chắn bằng bạt, giàn trồng nấm được làm bằng tre, mỗi giàn có 3 kệ, khoảng cách mỗi kệ cách nhau 50 cm, bề rộng 80 cm.
Trồng nấm rơm trong nhà có nhiều ưu điểm hơn trồng ngoài trời, có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước trên nền sàn và lớp vải bạt được che chắn xung quanh. Còn nếu nhiệt độ lạnh thì mở tấm mê ca trên nóc trại và bạt xung quanh để cho ánh nắng vào. Đối với nấm rơm nhiệt độ thích hợp nhất là 30 – 35 độ C, ẩm độ 80 – 90%. Vào ban đêm trời lạnh thì sử dụng đèn tròn loại 70W để sưởi ấm”.

Ngoài việc SX theo mô hình trồng nấm trong nhà, người dân còn chọn hướng canh tác theo những thời điểm nấm có giá trong năm để tăng lợi nhuận. Trồng nấm trong nhà năng suất cao nhất là vụ đông xuân vì rơm chất lượng, thời tiết và độ ẩm thích hợp cho nấm phát triển. Các tháng giêng, tháng 7, 10, dịp Tết giá nấm từ 80.000 – 100.000 đ/kg nên tôi chọn vào thời điểm này SX với số lượng nhiều, các tháng còn lại SX nhỏ lẻ

Mặc dù, trồng nấm trong nhà chi phí cao hơn so với trồng nấm ngoài trời, nhưng năng suất nấm luôn đứng ở mức cao và ổn định. Vẫn có thể dự trữ rơm để làm cả mùa nắng, lẫn mùa mưa. Trời lạnh thì các hộ trồng nấm làm mô rộng và cao 38 cm, còn khi nóng thì 30 cm. Theo ước tính, chi phí mua rơm, vận chuyển, meo, phân bón, công lao động… từ 400.000 – 500.000 đ/công rơm, trừ chi phí cho lợi nhuận 1,5 – 2 triệu đồng/công (chưa tính tiền cất trại).

Sau khi thu hoạch xong nấm, phần rơm rạ được người dân sử dụng nấm Trichoderma ủ cho oai mục sau đó dùng để bón cho lúa, phần còn dư thì bán cho các hộ trồng hoa kiểng để tăng thu nhập.

Theo người dân, trồng nấm trong nhà nên xây dựng nền bằng xi măng để sau mỗi vụ thu hoạch dễ dàng vệ sinh, khử trùng cũng như trong quá trình canh tác tưới nước, giữ ẩm mà không bị bùn lầy. Lợp lá thì độ ẩm trong trại ổn định, nhưng sau mỗi vụ thu hoạch cần tóc nóc làm vệ sinh.

Sạp bằng tre thì chất nấm được 1 – 2 năm. Việc chất nấm trên sạp tre mô nấm rõ nước tốt sẽ cho năng suất cao. Bình quân 1 m mô tới cho thu hoạch 1 – 1,5 kg nấm. Mỗi công rơm cho 20 – 30 kg.

Ngoài ra, trồng nấm trong nhà không phải tốn chi phí rơm đậy (lớp rơm áo) và công thu hoạch nhiều. Không sợ không cho nấm. Rơm trong quá trình ủ thì cho vôi vào để khử đi các loại mầm bệnh, vi khuẩn bất lợi, giúp cho rơm mau vàng và mau chín. Bình quân 1 kg vôi bột cho 20 lít nước để ủ. Mỗi công rơm tưới khoảng 3 – 4 kg vôi.

 

Nói về việc ủ rơm, rơm vụ đông xuân thì từ khi ủ đến chất khoảng 15 ngày, còn vụ hè thu khoảng 10 – 12 ngày, cứ 6 ngày ủ là tiến hành đảo rơm, giúp cho rơm chín đồng đều. Thường thì chất nấm vào những tháng nắng nóng thì tưới nước 2 lần/ngày, ít thì 1 lần. Còn những lúc lạnh thì cách nhau 3 – 4 ngày mới tưới nước. Sau khi chất nấm khoảng 12 – 14 ngày thì tiến hành thu hoạch. Nấm ra tập trung nên việc thu hái rất thuận lợi, chọn hái những nấm to, hình trứng. Thu hoạch xong đợt 1, tưới nước, chăm sóc cho nấm phát triển đợt 2

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam