Nhận ra được những nguyên nhân dẫn tới việc nuôi biển không hiệu quả, tỉnh đã đề ra những giải pháp để nuôi trồng thủy sản mặt nước biển bền vững như sau :
Triển khai lập Qui hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản mặt nước biển, trên cơ sở đó triển khai công tác giao, cho thuê mặt nước biển nuôi trồng thủy sản gắn với việc quản lý chặt chẽ mật độ lồng, bè nuôi và môi trường vùng nuôi.
– Lập Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản mặt nước biển phù hợp với quy hoạch khu du lịch quốc gia để có cơ sở giao, cho thuê mặt nước biển nuôi trồng thủy sản gắn với việc quản lý chặt chẽ các vùng nuôi.
– Trong khi chờ lập các quy hoạch nêu trên, kiến nghị với UBND Tỉnh cho chủ trương tiếp tục quản lý nuôi trồng thủy sản mặt nước biển theo 06 Phương án phân vùng đã được phê duyệt.
Quy hoạch lại vùng nuôi là điều cần thiết
Chỉ đạo triển khai các giải pháp nhằm kiểm soát sự gia tăng về lồng, bè NTTS mặt nước biển.
– Tập trung kiểm soát chặt chẽ nguồn giống tôm hùm từ bên ngoài nhập về thị xã Sông Cầu (nhất là nguồn giống nhập từ nước ngoài),
+ Rà soát, thống kê toàn bộ các hộ kinh doanh giống tôm hùm trên địa bàn để tăng cường công tác quản lý giống tôm hùm nhập về theo quy định pháp luật.
+ Phổ biến, tuyên truyền các hộ nuôi không nên mua, thả giống tôm hùm không rõ nguồn gốc và tuân thủ việc thả nuôi tôm hùm với mật độ thả nuôi trong lồng và mật độ lồng tối đa là 60 lồng trên 01 hecta mặt nước biển.
+ Thường xuyên kiểm tra các đầu mối nhập tôm hùm giống về địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và PTNT không cho phép nhập tôm hùm giống trái vụ.
– Kiểm soát chặt chẽ việc đóng mới bè, lồng nuôi trồng thủy sản.
+ Kiểm soát chặt chẽ việc đóng mới lồng, bè nuôi trồng thủy sản, không để phát sinh thêm lồng, bè và hộ nuôi mới.
+ Triển khai quản lý đối với lồng, bè nuôi trồng thủy sản phân cấp của UBND tỉnh Phú Yên;
– Vận động, hướng dẫn người nuôi tuân thủ các quy định về nuôi trồng thuỷ sản.
Củng cố, kiện toàn Ban Quản lý vùng NTTS mặt nước biển và các Tổ quản lý cộng đồng NTTS ở tất cả các vùng nuôi, đảm bảo hoạt động hiệu quả để quản lý chặt chẽ vùng nuôi theo qui chế đã đề ra.
– Trong Quy chế quản lý vùng nuôi cần lưu ý đến chế độ thông tin, báo cáo kịp thời diễn biến tình hình thả nuôi các đối tượng thủy sản và dịch bệnh trên vật nuôi thủy sản.
– Củng cố, kiện toàn các Tổ quản lý cộng đồng NTTS ở tất cả các vùng nuôi để thực hiện các nhiệm vụ: Quản lý và bảo vệ môi trường vùng nuôi; quản lý về mật độ nuôi, mật độ lồng nuôi; đảm bảo an ninh trật tự vùng nuôi; hỗ trợ giúp nhau phát triển sản xuất, phòng, chống dịch bệnh, cung cấp kịp thời các thông tin về NTTS, quan trắc môi trường… của các cơ quan quản lý nhà nước đến người nuôi thủy sản biết để thực hiện.
Vùng nuôi tránh xâm lấn vùng vịnh du lịch
Triển khai quyết liệt các giải pháp về Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản mặt nước biển
– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển.
– Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, trung ương thực hiện tốt công tác quan trắc môi trường, cảnh báo dịch bệnh và hướng dẫn các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra đối với NTTS mặt nước biển.
– Triển khai quyết liệt công tác vận động, tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản mặt nước biển. Trong đó:
+ Trách nhiệm của người nuôi: gom chất thải NTTS hàng ngày và để trên bè của mình để tàu đến thu gom; nộp tiền hàng tháng để chi trả cho đội tàu thu gom chất thải;
+ Trách nhiệm của nhà nước: Qui hoạch các điểm tập kết chất thải trên bờ và Bãi chứa chất thải. Huy động xe rác của thị xã tiến hành thu gom và chuyển chất thải về các bãi chứa rác thải.
Tuân thủ các quy định về nuôi thủy sản để phát triển bền vững
Vận động, hướng dẫn người nuôi tuân thủ các quy định về nuôi trồng thuỷ sản
– Vận động, sắp xếp nuôi theo đúng phương án phân vùng đã được phê duyệt, đảm bảo số lượng lồng nuôi và mật độ tôm nuôi theo qui định (với mật độ thả nuôi trong lồng tối đa 40 con/lồng tôm có kích cỡ ≥ 0,3 kg / 01 lồng nuôi và mật độ lồng tối đa là 60 lồng trên 01 hecta mặt nước biển).
– Kê khai, đăng ký hoạt động NTTS ban đầu tại UBND các xã, phường theo qui định..
– Vận động, hướng dẫn người nuôi phải tuân thủ các quy định về lịch thời vụ, quy trình nuôi bền vững, về phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản, về vệ sinh an toàn thực phẩm… do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành.
– Người nuôi phải tham dự đầy đủ và thực hiện đúng nội dung đã hướng dẫn tại các buổi tập huấn kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh NTTS.
– Không tư ý cắm cọc tre, sử dụng lốp xe… để nuôi vẹm, hàu và các vật nuôi thủy sản khác làm cản trở quá trình lưu thông nước của vùng nuôi.
– Cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về số lượng lồng nuôi, về môi trường, bệnh dịch cho cán bộ kỹ thuật và các cơ quan chức năng khi được yêu cầu. Khi có bệnh dịch xảy ra, phải kịp thời báo cáo và phối hợp chặt chẽ với UBND xã, phường hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y để xử lý kịp thời.
– Thu gom rác thải, chất thải để tại nơi được quy định. Tuyệt đối không được vứt chất thải (đặc biệt là xác vật nuôi thủy sản bị chết) ở trong vùng nuôi. Kịp thời ngăn chặn và phản ảnh với UBND các xă, phường khi phát hiện những cá nhân có hành vi sai phạm.
Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tôm hùm.
– Xúc tiến thành lập Hiệp Hội tôm hùm thị xã Sông Cầu, nhằm liên kết giữa đại diện người nuôi với các doanh nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ tôm hùm để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro và phát triển tôm hùm bền vững, an toàn môi trường và an toàn thực phẩm.
– Phối hợp với Cục sở hữu Trí truệ và sở KHCN Phú Yên xây dựng nhãn hiệu tôm hùm bông của thị xã Sông Cầu.