Hiệu quả kinh tế từ nuôi chạch đồng

Hiệu quả kinh tế từ nuôi chạch đồng

Hiện nay chạch đồng trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do đánh bắt tùy tiện, dùng các phương tiện hủy diệt như xung điện, dùng nhiều loại thuốc hóa chất trong nông nghiệp. Vì vậy giá chạnh thương phẩm liên tục tăng và khan hiếm

Để biết thêm về mô hình nuôi chạch đồng, chúng tôi xin hướng dẫn vắn tắt quy trình nuôi chạnh thương phẩm để bà con nghiên cứu áp dụng                                       cá chạch đồng mang lại hiệu quả kinh tế

1. Chuẩn bị ao, bể nuôi chạnh

Bà con có thể nuôi chạnh ở ao đất, bể xi măng, bể lót bạt. Tùy theo điều kiện đầu tư để quyết định diện tích nuôi. Nên thiết kế ao, bể có diện tích vừa phải, từ 5- 10 m2 để dễ chăm sóc, quản lý, thu hoạch. Ao, bể chủ động nước, cống lấy nước vào, tháo ra đối diện nhau là tốt nhất, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

2. Chuẩn bị giống

Để tránh hao hụt nhiều, bà con nên mua giống cỡ lớn (khoảng 300 con/kg), chọn con giống đều cỡ, màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, không xây xát, không bệnh tật.

3. Quản lý và chăm sóc

Trước khi thả phải tắm chạch giống để phòng bệnh bằng nước muối 3% thời gian từ 10-15 phút, hoặc tắm bằng povidine liều lượng 5ml/m3 nước. Mật độ thả 50-100 con/m2. Chạch dễ nuôi hơn lươn, thức ăn của chạnh đơn giản hơn. Chạnh ăn mùn bã hữu cơ, khi chạnh còn nhỏ cho ăn thức ăn có độ đạm trên 30%, sau đó giảm dần, nuôi 30 ngày sau dùng thức ăn có độ đạm 20 -25%, ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều tối). Trung bình 1,4 kg thức ăn cho 1 kg chạnh thương phẩm. Sau 3 tháng là có thể bán thương phẩm.

4. Phòng bệnh và trị bệnh

– Phòng bệnh: Chạch ít bị bệnh hơn lươn, tuy nhiên nếu để nước ô nhiễm nhiều ngày thì chạch cũng dễ bị bệnh. Chạch có thể bị nấm, đốm đỏ lở loét, bệnh đường ruột… Để phòng bệnh nên trộn thêm vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn cho chạch, định kỳ cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần 3-5 ngày liên tục. Ngoài ra còn phải cho ăn 4 đúng (đúng chất lương, đúng số lương, đúng thời gian, đúng vị trí). Chú ý thay nước định kỳ không để nước ô nhiễm.

– Trị bệnh: Khi phát hiện chạnh bị nấm có thể tắm cho chạnh bằng các loại hóa chất sau: nước muối 3%; hoặc KMn04 liều lượng 20g/m3 nước, thời gian 10-15 phút.

Trộn kháng sinh vào thức ăn cho chạnh ăn.

5. Thu hoạch

Khi chạnh đạt giá trị thương phẩm, trước khi xuất bán không cho chạch ăn trước 1 ngày, không dùng kháng sinh trước khi xuất bán 15 ngày. Đánh bắt cẩn thận không để chạnh xây xát, cho chạch vào thùng xốp, không cho nước, hoặc cho ít nước để chạnh không bị khô da.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trái chuối sẽ cứu mạng hàng trăm ngàn trẻ em trên thế giới

 

Tại sao khoa học lại mất công tạo ra loại quả bình dị nhất thế gian là chuối? Đơn giản là vì hàng triệu người sẽ được cứu sống.

Mới đây, các chuyên gia tại ĐH Công nghệ Queensland (Úc) đã tạo ra một giống chuối mới, mang tên “golden banana” – hay chuối vàng. Theo giáo sư James Dale – chủ nhiệm nghiên cứu, các chuyên gia đã vất vả lắm mới tạo ra được nó và đây là một phát minh rất quan trọng.

Nhưng tại sao phải vất vả để tạo ra chuối – một thứ quả quá sức bình dị như vậy? Nguyên nhân của chuyện này bắt nguồn từ Uganda, một quốc gia… có quá nhiều chuối. Ở đây, chuối là nguồn lương thực chủ yếu, và họ gần như ăn mọi món ăn làm từ chuối.

Về cơ bản, chuối có chứa nhiều đường và nhiều dưỡng chất, nhưng hàm lượng các chất vi lượng lại khá thấp, đặc biệt là sắt và pro-vitamin A. Nếu như chỉ ăn chuối, việc thiếu hụt vitamin A là điều không thể tránh khỏi.

Hàng năm, có khoảng 650.000 – 700.000 trẻ em trên thế giới tử vong vì thiếu pro-vitamin A, cùng vài trăm ngàn trẻ bị mù vĩnh viễn. Ngoài ra, các trường hợp nhẹ hơn cũng để lại tác động không nhỏ, như chậm lớn, gây vô sinh, khô da…

Thiếu hụt pro-vitamin A có thể gây mù lòa

Tuy nhiên, loại chuối mới sẽ giải quyết tất cả. Bằng cách sử dụng công nghệ biến đổi gene, thành quả sau 12 năm nghiên cứu của ĐH Queensland là một loại chuối có hàm lượng pro-vitamin A rất cao.

Tuy nhiên, loại chuối mới sẽ giải quyết tất cả. Bằng cách sử dụng công nghệ biến đổi gene, thành quả sau 12 năm nghiên cứu của ĐH Queensland là một loại chuối có hàm lượng pro-vitamin A rất cao.

“Chúng tôi sử dụng một loại gene từ chuối của Papua New Guinea – loại chuối có hàm lượng pro-vitamin A rất cao nhưng buồng nhỏ – sau đó đưa vào chuối Cavendish tại Uganda”. – giáo sư Dale cho biết. “Sau nhiều năm, chúng tôi đã phát triển thành công một loại chuối cho hàm lượng pro-vitamin A cực cao, có màu vàng cam khi chín, thay vì vàng óng như bình thường”.

 

Sự khác nhau của hai loại chuối (Chuối golden banana có màu vàng cam, phía dưới)

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm hàng trăm chuỗi gene khác nhau trước khi tạo ra phiên bản “chuối vàng” cuối cùng tại Uganda. Theo kế hoạch, họ hy vọng rằng nông dân tại Uganda sẽ thay thế hoàn toàn chuối địa phương bằng loại chuối mới này trong năm 2021.

“Nghiên cứu này là một cột mốc quan trọng, khi chúng tôi có sứ mệnh mang các nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn đến cho cộng đồng châu Phi” – giáo sư chia sẻ.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Ngộ độc dinh dưỡng trên cây trồng và biện pháp xử lí

1. Các dạng cây bị ngộ độc

  • Bị cháy phân: Tương tự như da người bị cháy do nắng, do tắm biển. Đây là dạng ngộ độc trực tiếp, cấp tính lên một bộ phận của cây mà có thể trên tổng thể với lượng phân đó thì chưa xảy ra dư thừa khiến cho cây bị ngộ độc.  Ví dụ, khi bị ngập nước thì rễ cây bị ngộp, đua nhau ngoi lên mặt đất để tìm kiếm oxy, khi nước rút đi nếu mình bón phân ngay thì phân tan ra và lớp rễ cám sẽ bị cháy, mặc dù lượng phân bón không nhiều.
  • Mất cân đối: Cây bị ngộ độc trong trường hợp lượng phân bón chưa dư nhưng do các chất sẽ ảnh hưởng lẫn nhau nên khi có mặt chất này sẽ gây thiếu chất kia. Ví dụ như với kali. Kali là yếu tố giúp cây chắc, ít sâu bệnh và cây cũng có thể hấp thu nhiều kali mà không bị nhiễm độc. Tuy nhiên khi nhiều kali thì sẽ ức chế khiến cho cây không hấp thu được canxi và manhê khiến cho cây có triệu chứng như bị ngộ độc.
  •  Ngộ độc thực sự: Là trường hợp bón quá nhiều so với nhu cầu và ngưỡng chịu đựng của cây. Ví dụ như nếu bón quá nhiều phân đạm thì sẽ làm cho lá cây bị vàng, rũ xuống.

2. Biện pháp xử lí

Trong cả 3 trường hợp trên, khi phát hiện được cần có những biện pháp xử lý ngay càng sớm càng tốt

  •  Đầu tiên, phải ngưng ngay việc bón phân và sau đó là dùng nước để rửa bớt. Với cây mọc dưới nước thì việc thay nước là giải pháp cần làm ngay. Với cây trồng cạn thì tưới nước sẽ làm cho phân bị loãng ra và trực di xuống tầng dưới.
  • Nếu bị ngộ độc bởi vi lượng thì có thể bón thêm vôi, lân. Việc bón thêm vôi hoặc lân sẽ làm cho pH tăng lên. Khi pH tăng thì sẽ làm giảm khả năng ảnh hưởng của vi lượng.
  • Việc bón phân hữu cơ cũng có tác dụng làm giảm tác dụng độc của việc dư thừa phân bón, bởi khi bón phân hữu cơ sẽ làm cho hệ đệm hoạt động hiệu quả hơn, nhất là nguồn hữu cơ từ phân trùn quế giúp nhanh chóng điều hoà pH đất.
  • Cây trồng cũng là sinh vật sống nên khi bị nhiễm độc thì sẽ có những phản vệ nhằm hạn chế nhiễm độc. Với người, phản xạ đầu tiên có thể là nôn, thì với cây chúng cũng sẽ được thải nhanh qua mép lá. Nếu kết hợp được khả năng tự vệ củacây với các giải pháp trợ giúp của con người thì việc nhiễm độc sẽ được giảm thiểu.

 

Biểu hiện của lá khi bị ngộ độc dinh dưỡng

Giải pháp tránh cho vườn cây bị ngộ độc tốt nhất là mỗi nhà nông phải tự trang bị kiến thức cho mình, hiểu nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của nó, cũng như phải cập nhật hàm lượng các chất có trong đất của ruộng nhà mình bằng các phân tích thổ nhưỡng chuyên ngành làm sao sử dụng phân bón vừa đủ, mang lại hiệu quả kinh tế cao và không lo cây trồng bị ngộ độc.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Đặc điểm của cây chè dây dùng trị viêm loét dạ dày

Đặc điểm của cây chè Dây dùng trị viêm loét dạ dày

Chè dây hay bạch liễm là loại cây 2 lá mầm trong họ nho. Chè Dây sinh trưởng tự nhiên trên các triền núi. Thoạt nhìn chè dây có màu trắng như màu mốc, màu như vậy là do nhựa chè dây tiết ra với kinh nghiệm các nhà khoa học thì lá chè dây càng màu trắng thì chứng tỏ nhiều nhựa và rất tốt. Kết quả phân tích thành phần của chè dây cho thấy, đó là một loại dược liệu giàu chất flavoroid toàn phần chiếm 18.15 +_ 0.36% trong đó myricetin chiếm 5.32+_ 0.04% và tanin (10.82 -13.30%); chứa hai loại đường Glucase và Rhamnese.

chè Dây dùng trị viêm loét dạ dày

Kết quả nghiên cứu về tính an toàn cho thấy, thành phần hóa học của chè dây không có những nhóm chất thường có độc như: alcaloid, saponin…

Chè dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm độ axit tại dạ dày, giúp cho bệnh viêm dạ dày tá tràng dễ liền sẹo; cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng đạt 93,4%, với Alusi (loại thuốc chuyên trị bệnh viêm loét hành tá tràng hiện nay) là 89%, thời gian cắt cơn đau trung bình của chè Dây từ 8 đến 9 ngày, và Alusi là 17 ngày.

Theo kinh nghiệm dân gian chè dây có giá trị về mặt dược liệu rất quý; giúp tiêu hoá tốt, dễ ngủ, những người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, uống một thời gian dài thấy bệnh đỡ dần và hết đau.

Cao chè dây không gây ngộ độc cấp tính, không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hóa sinh, huyết học, cổ truyền và sinh sản khi dùng thuốc trong thời gian dài. Các nghiên cứu trên lâm sàng cũng đều cho thấy chè dây không thấy có các tác dụng phụ như đầy bụng, nôn mửa hoặc khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu hoặc các biểu hiện dị ứng.

Chè dây thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả đem về rửa sạch cắt nhỏ, phơi khô, sao qua rỗi hãm với nước đun sôi như pha chè uống thay nước. Phơi khô có mùi thơm nhẹ. Sau khi sao mùi thơm càng rỡ hơn. Nước chè dây có vị hơi ngọt, uống rất dễ chịu…

Chè dây thuộc loại thuốc “hàn lương” (mát lạnh) nên khi sử dụng bạn nên chia theo đợt: Hàng ngày lấy 30-50g uống thay nước. Mỗi đợt uống liên tục từ 15-20 ngày

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trồng sen kết hợp nuôi cá

Trồng sen kết hợp nuôi cá ở Thừa Thiên Huế

Mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao, mà còn giúp cải thiện môi trường. Ở huyện Phong Điền đã hình thành được một số vùng chuyên canh trồng sen kết hợp nuôi cá như ở các xã Phong An, Phong Thu và thị trấn Phong Điền với khoảng gần 70 ha. Người dân địa phương thường tận dụng ao, hồ, bàu, đầm… hoang hóa để trồng sen kết hợp nuôi cá rô phi, cá chép…

trồng sen kết hợp nuôi cá

Từ việc chuyển đổi được trên 20 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen, Chủ tịch UBND xã Phong An, Hồ Đôn cho biết, địa phương khuyến khích người dân khai phá ao, đầm hoang hóa hoặc ruộng lúa chỉ sản xuất được một vụ chuyển đổi sang trồng sen kết hợp nuôi cá. Mỗi năm, 1 ha sen cho thu nhập khoảng 50 – 60 triệu đồng, chưa kể khoản thu nhập từ bán giống, ngó, hoa, lá sen và cá. Qua những mô hình trồng sen, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo thêm việc làm giúp nhiều hộ thoát nghèo vừa giúp cải thiện môi trường.

Tại thành phố Huế sen trắng được trồng tập trung ở các hồ: Tịnh Tâm, Mân, Tàng Thơ… Ở huyện Quảng Điền, sen trồng nhiều ở các xã vùng thấp trũng như: Quảng An, Quảng Thọ… Những ngày này dọc các tuyến đường ở thành phố Huế như: Đinh Tiên Hoàng đoạn qua hồ Tịnh Tâm, Trần Hưng Đạo, Huỳnh Thúc Kháng hay ở các chợ Đông Ba, An Cựu đều có thể mua được nhiều sản phẩm từ sen. Tính theo giá bình quân hạt sen tươi chưa bóc vỏ trên 50.000 đồng/kg; sen bóc vỏ gần 200.000 đồng/kg; sen đã bóc vỏ, phơi khô từ 400.000 đồng/kg trở lên; Hoa sen 15.000 – 20.000/bó gồm 10 cành; ngó sen 7.000/kg.

Theo kinh nghiệm của những người trồng sen, đầu tháng Hai âm lịch, khi thời tiết ấm dần lên là thời điểm thích hợp để xuống giống sen. Nếu chăm sóc tốt, chỉ khoảng hơn một tháng sen sẽ ra hoa. Sen rất dễ trồng, ít công chăm sóc,chi phí phân bón thấp. Một thuận lợi với người trồng sen ở Thừa Thiên – Huế là đầu ra rất ổn định. Thương hiệu “sen Huế” cũng được nhiều người biết đến.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi cá ven sông bồ giúp phát triền kinh tế quảng phú, quảng điền, thừa thiên huế

Nuôi cá ven sông Bồ giúp phát triền kinh tế Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế

Người dân Quảng Phú ngoài công việc đồng áng với mía thì nuôi cá lồng là nghề cho thu nhập chính. Bởi những gia đình này sống ven sông Bồ và có kinh nghiệm sông nước nên có điều kiện để phát triển nghề nuôi cá lồng. Nhà ít thì có 1 lồng, còn nhà nhiều thì 2 – 3 lồng cá.

nuôi cá lồng ven sông Bồ

Anh Ngô Quang Phú ở thôn Hạ Lang  cho biết, những loài cá được nhiều hộ dân nuôi tại sông Bồ là trắm cỏ, rô phi… Đây là những loài cá phát triển rất nhanh, chỉ trong 4 – 6 tháng có thể thu hoạch, lại bán được giá. Giống cá trắm cỏ ăn tạp, sau 1 năm nuôi, cá đạt trọng lượng khoảng 3,5 – 5 kg/con.

“Nuôi cá trắm cỏ trong lồng không khó, có thể nuôi theo hình thức thâm canh. Điều quan trọng là phải chọn được con giống chất lượng. Trong quá trình nuôi nên tránh tình trạng thiếu ôxy cục bộ, lúc thời tiết thay đổi cần bổ sung thêm vitamin C cho cá, nên nuôi với mật độ thưa vào mùa mưa. Thức ăn chủ yếu của cá là cỏ nên rất dễ kiếm” – anh Phú chia sẻ.

Hiện tại, nuôi cá trắm cỏ trong lồng, năng suất bình quân 5-7 tạ/lồng/năm. với giá bán từ 55.000 – 60.000 đồng/kg người dân có thể mang lại thu nhập từ 25 đến 30 triệu đồng/ 1 lồng/ 1 năm.

Bên cạnh đó thức ăn để nuôi cá cũng được người nông dân tận dụng từ lá mía, lá chuối sau khi lột bỏ. Với tốc độ phát triển nuôi cá ven sông hiện nay, một số hộ nông dân ở thôn Vạn Hạ Lang còn phát triển thêm ươm cá giống, cung cấp thức ăn, thuốc trị bệnh cho bà con nuôi trồng.

Hiện tại, nuôi cá trắm cỏ trong lồng, năng suất bình quân 5-7 tạ/lồng/năm. với giá bán từ 55.000 – 60.000 đồng/kg người dân có thể mang lại thu nhập từ 25 đến 30 triệu đồng/ 1 lồng/ 1 năm.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trồng xen sả dưới tán cây cao su – hướng đi mới hiệu quả cho nông dân quảng trị

Trồng xen sả dưới tán cây cao su – hướng đi mới hiệu quả cho nông dân Quảng Trị

Gio Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Gio linh tỉnh Quảng Trị, nổi tiếng với các nông trường cao su bạc ngàn. Trong những năm gần đây việc nông trường giao cao su cho người dân quản lí, khai thác, vệ sinh đã tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế từ mô hình trồng sen sả dưới tán cao su còn nhỏ.

Sả là loại cây trồng rất phổ biến ở thế giới, có thể trồng quanh nhà với quy mô hộ gia đình hay trồng lớn theo quy mô nông trường. Hiện nay trên thế giới có 9 giống sả, nhưng ở Việt Nam phổ biến nhất là 2 giống sả chanh và sả Java. Hiện ở vùng Gio Sơn, người dân phát triển trồng chủ yếu là cây sả chanh( sả tím) – sả tím là loại cây không kén đất, nhưng với đất đỏ ở vùng Gio Sơn thì rất thuận lợi để cây sả phát triển. Khi xen canh với cây cao su, nông dân có thể tận dụng công chăm sóc cao su để làm sạch đất cho sả. Sả với thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ tầm 3-4 tháng cho 1 vụ thu hoạch, tiềm năng kinh tế cao khi được dùng cho cả thực phẩm lẫn nấu tinh dầu phục vụ cho dược phẩm,…giá sả cũng khá ổn định, giao động từ 6000- 8000đồng /1kg sả thương phẩm và 7000-9000 đồng/1kg cho sả giống. với 1ha cao su, khi xen canh với cao su có thể thu hoạch được từ 7 – 8 tấn sả thương phẩm, mang lại thu nhập 50-70 triệu đồng 1 năm. Hiệu quả kinh tế lớn hơn rất nhiều so với trồng các loại cây trồng khác.

cây sả được trồng xen canh

Việc chăm sóc sả cũng không quá khó khăn vì sả cũng khá ít bệnh, chủ yếu là bệnh gỉ sắt do nấm , hay rệp, thối gốc,… những bệnh này dễ dàng xử lí , phòng ngừa được.

Bên cạnh đó, 1 số người dân trong vùng mở rộng thêm diện tích cũng như học thêm cách nấu tinh dầu sả để tận dụng lá sả trong quá trình thu hoạch, nâng cao giá trị kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm và tạo được thị trường ổn định hơn cho bà con nông dân.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trồng cây lạc dại bổ sung hữu cơ và vi sinh vật tốt cho đất

Để đủ dinh dưỡng cho cây trồng và bảo vệ đất, ngoài tăng cường bón các loại phân hữu cơ, người ta còn phải sử dụng biện pháp phủ bổi (multring) bằng thân xác thực vật và trồng cây phủ đất

Lịch sử cây lạc dại

Ở Việt Nam, cây lạc dại được biết đến và trồng lần đầu tiên thẹo dự án nghiên cứu hệ thống nông nghiệp miền núi phía Bắc từ năm 1999 và bắt đầu nghiên cứu ứng dụng tại Bắc Kạn, được Bộ NN & PTNT công nhận công nhận tiến bộ kỹ thuật.

Theo Lê Quốc Doanh, năm 2007 Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã làm thí nghiệm với kết quả: trồng cây lạc dại trong một số vườn mận trên vùng sườn đồi tại huyện Mộc Châu có khả năng làm giảm 72,4% lượng đất bị xói mòn và năng suất mận tăng 25% khi thảm lạc dại đã phát triển mạnh. Trong những tháng khô hạn thì ẩm độ đất dưới thảm lạc dại bao giờ cũng cao hơn so với đối chứng từ 10 đến 50% tuỳ thuộc vào độ dày của thảm che phủ và điều kiện đất đai.

Sau khi trồng cây lạc dại được 6 tháng, tỉ lệ che phủ vườn đạt 100% và lượng chất khô thu được là 4.800 kg/ha. Năng suất xanh cây lạc dại ước đạt hơn 136 tấn/ha/năm tương đương 20 – 25 tấn chất khô. Hàm lượng đạm tổng số 2,87%, lân tổng số 0,95%, kali 1,78%. Cây lạc dại có khả năng cố định đạm từ 200 – 300 kg N/ha/năm hoặc với lượng chất xanh trên một năm cây lạc dại có thể trả lại cho đất lượng dinh dưỡng rất cao (595 kg N/ha, 140 kg P O /ha và 200 kg K O/ha).

 Kiểm tra một số chỉ tiêu của đất trong vườn tiêu, so sánh giữa lô có trồng lạc dại và lô đối chứng không trồng lạc dại, số liệu khảo sát một số chỉ tiêu của đất và biến động số lượng tuyến trùng trong đất trong sáu tháng mùa khô cho thấy:

  • Độ ẩm đất trong lô trồng lạc dại suốt trong mùa khô luôn cao hơn nhiều so với lô không trồng lạc dại
  •  Hợp chất hữu cơ đất được tăng dần trong lô trồng lạc dại

 Qua thực tiễn trồng cây lạc dại phủ đất trong vườn cây ở các nơi, chúng ta có nhận xét: Cây lạc dại có tranh dinh dưỡng với cây trồng, nhưng cuối cùng cây lạc dại đã bảo vệ, chống rữa trôi, giữ ẩm đất và đưa lại cho đất một khối lượng hữu cơ lớn.

Công dung của cây lạc dại

  •  cây lạc dại cố định lượng phân đạm rất lớn cho đất và cây trồng
  • Trồng cây phủ đất, đặc biệt là cây lạc dại, trong vườn cây là hình thức bón phân hữu cơ và bảo vệ đất rất hiệu quả cho cây trồng
  • Trồng cây lạc dại đã làm phong phú, đa dạng hóa sinh học có lợi
  • Làm giàu quần thể vi sinh vật có ích, vi sinh vật đối kháng
  •  Là tác nhân rất quan trọng, tăng sức sống và độ phì đất, làm tăng sức sống và sự đề kháng của cây trồng và quản lý dịch hại có hiệu quả

Thực trạng hiện nay

Trồng lạc dại xen lẫn cây tiêu

Hiện nay, có người còn phân vân rằng cây lạc dại cũng có sâu bệnh, nếu trồng xen sẽ lây bệnh cho cây trồng. Ý kiến này đúng, tuy nhiên kinh nghiệm trong nước và trên thế giới cho thấy, trồng cây lạc dại trong vườn cây đều đem lại lợi lớn cho cây trồng hơn là mặt có hại. Ở nước ta, việc trồng xen cây lạc dại đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Từ những lợi ích nói trên, trong vườn cây không nên làm sạch cỏ. Nên trồng cỏ có định hướng để bảo vệ và làm giàu cho đất. Không nên dùng thuốc trừ cỏ trong vườn cây. Thuốc trừ cỏ gây hại cho đất nhất là làm suy giảm hệ vi sinh vật, làm giảm đa dạng hóa sinh học đất. Sử dụng biện pháp trừ cỏ “lợi bất cập hại”.

Tiến bộ kỹ thuật trồng cây phủ đất trong vườn cây lâu năm đưa vào nước ta đã rất lâu, nhưng những nghiên cứu và khai thác còn quả hạn chế.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Vai trò của côn trùng với môi trường và đời sống con người

 

Chỉ có 0,1% các loài côn trùng là đi ngược lại lợi ích của con người. Nhiều côn trùng được coi là những con vật có hại với loài người vì chúng truyền bệnh (ruồi, muỗi), phá hủy các công trình (mối), hay làm hỏng các sản phẩm lương thực (mọt). Các nhà côn trùng học đã đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát chúng mà phổ biến nhất là thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, ngày nay các phương pháp kiểm soát bằng sinh học (methods of biocontrol) đang ngày càng được dùng phổ biến hơn.

Mặc dù các côn trùng có hại thường nhận được nhiều sự quan tâm hơn, bên cạnh đó vẫn có nhiều loài có lợi cho môi trường và con người. Một số loài thụ phấn cho các loài thực vật có hoa (ví dụ ong, bướm, kiến…). Sự giao phấn (pollination) là sự trao đổi (hạt phấn) giữa các thực vật có hoa để sinh sản. Các loài côn trùng khi lấy mật và phấn hoa đã vô tình tiến hành giao phấn. Ngày nay, một loạt các vấn đề về môi trường đã làm giảm các quần thể “nhà giao phấn” (pollinator) này. Số lượng các loài côn trùng được nuôi với mục đích làm vật trung gian quản lý việc thụ phấn cho thực vật đang trong thời ký phát triển thịnh vượng.
Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ. Ong mật đã được con người nuôi từ hàng ngàn năm nay để lây mật. Tơ tằm đã có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử loài người, các mối quan hệ thương mại được thiết lập trên con đường vận chuyển tơ lụa giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Ấu trùng maggot được sử dụng để chữa trị vết thương, ngăn chặn sự hoại tử do chúng ăn các phần chết thối. Phương pháp điều trị hiện đại này đã được sử dụng ở một vài bệnh viện trên thế giới.

Nhiều nơi trên thế giới, côn trùng được sử dụng làm thức ăn cho con người (entomophagy) trong khi nó lại là đồ kiêng kị với vùng khác. Thực ra đây cũng là một nguồn protein trong dinh dưỡng của loài người. Người ta không thể ước tính được có bao nhiêu loài côn trùng đã nằm trong thực đơn của con người nhưng nó đã có mặt trong rất nhiều thức ăn, đặc biệt trong ngũ cốc. Hầu hết chúng ta không nhận ra rằng các luật bảo vệ thực phẩm ở nhiều nước không ngăn cản việc có mặt của côn trùng trong thức ăn.

Nhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những bọn ăn xác thối, chúng ăn các xác động vật chết, các cây bị gãy mục, trả lại môi trường các dạng hữu ích cho các sinh vật khác sử dụng. Ai Cập cổ đại đã sùng bái coi những con bọ cánh cứng như bọ hung là thần linh, bên cạnh nhiều động vật linh thiêng khác của họ như cá sấu, hà mã, cá trê, chim ưng… Điều này bắt nguồn từ một sự quan sát gắn với truyền thuyết: những con bọ hung Ai Cập sử dụng phân động vật làm thức ăn cho những con non của nó. Mà với một số lượng bọ hung đông đúc hoàn toàn sống dựa vào những bãi phân thì đối với chúng, thứ thức ăn bốc mùi này quả thật quý như vàng, và vì thế mà tranh chấp xảy ra. Chúng phải tìm cách lăn cục phân đi càng nhanh càng tốt khỏi đống phân và tìm một nơi chôn “kho báu” để giữ cho nó không bị cướp lại bởi những bà mẹ côn trùng khác. Chúng sử dụng hai chân sau để lăn phân-điều này đồng nghĩa với việc phải lộn ngược thân mình trong tư thế trồng cây chuối, mà như vậy thì không tiện cho việc quan sát đường đi cho lắm. Bởi vậy, những con bọ hung sử dụng hướng di chuyển của Mặt Trời, tức là từ Đông sang Tây làm la bàn định vị, những ông chủ kim tự tháp nhìn thấy các viên phân tròn dịch chuyển theo hướng di chuyển của Mặt Trời, rồi lại biến mất xuống lòng đất (bọ hung chôn phân trước khi đẻ trứng lên đó) đã ví những hình tượng không lấy gì làm vệ sinh lắm ấy với thần Mặt Trời, thần linh tối cao của họ. Và để trả ơn cho công lao dọn vệ sinh của con bọ hung, người Ai Cập đã trao cho chúng cái chức danh “người dẫn đường cho thần Mặt Trời”.

Bọ rùa – Thiên địch của rệp hại cây

Hầu hết chúng ta đều không ý thức được rằng, lợi ích lớn nhất của côn trùng chính là loài ăn côn trùng (insectivores). Nhiều loài côn trùng như châu chấu có thể sinh sản nhanh đến nỗi mà chúng có thể bao phủ Trái Đất chỉ trong một mùa sinh sản. Tuy nhiên có hàng trăm loài côn trùng khác ăn trứng của châu chấu, một số khác thì ăn cả những con trưởng thành. Vai trò này trong sinh thái thường được cho là của các loài chim, nhưng chính côn trùng, mặc dù không thực sự quyến rũ như những loài lông vũ kia mới chính là những con vật có vai trò quan trọng hơn. Với bất kỳ loài côn trùng có hại nào, như con người thường gọi, thì cũng có một loài ong bắp cày là vật ký sinh hay là thiên địch của chúng và giữ một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các loài có hại đó.

Chấu chấu là một loài thiên địch

Sự quan tâm của với việc kiểm soát dịch hại bằng thuốc trừ sâu có thể có tác dụng phản lại, thực tế thì chúng ta đã không nhận ra rằng chính côn trùng đã tự kiểm soát lẫn nhau và cả các quần thể có hại. Vì vậy, kiểm soát bằng thuốc độc thậm chí có thể dẫn đến sự bùng phát một loạt dịch hại nào đó.

Nguồn VOER, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Ngành nông nghiệp nói gì về giá heo hơi tăng nóng từng ngày?

Ngành nông nghiệp nói gì về giá heo hơi tăng nóng từng ngày?

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, thừa nhận giá heo đã phục hồi nhưng cho rằng nông dân không nên chủ quan, vội tăng đàn.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, giá heo hơi đã phục hồi rất đáng kể trong những ngày qua. Giá heo bình quân loại 80-110 kg/con đã ở mức từ 35.000 – 38.000đ/kg, có nơi cán mốc 40.000 đồng/kg.

Ông Dương cho rằng đây là dấu hiệu rất tích cực không chỉ cho người chăn nuôi mà có tác động chung đến thị trường các sản phẩm chăn nuôi. Vì mặt hàng thịt heo vẫn chiếm 65-70 % cơ cấu sản phẩm của ngành chăn nuôi.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi đánh giá nguyên nhân chính của việc giá heo hơi phục hồi là do đã triển khai tích cực và đồng bộ giải pháp, trong đó có kiểm soát mạnh khâu tăng đàn. Người chăn nuôi đã loại thải khá nhiều heo nái và heo con kém chất lượng mà trước đây đều để nuôi tận dụng.

Ngoài ra, việc tăng sức mua trong nước bằng rất nhiều các hình thức tiêu thụ đã được các bộ, ngành và các địa phương triển khai. Mặt khác còn có cả yếu tố tâm lý thì trường. Người chăn nuôi bình tĩnh hơn để quyết định việc xuất bán sản phẩm trước thông tin và sức ép không nhỏ của thương lái mà thời gian đầu họ chưa thể làm được.

Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho rằng thị trường thịt heo có dấu hiệu khôi phục trở lại nhưng người dân không nên chủ quan. Việc khôi phục hiện tại chưa phải là những biểu hiện căn cơ của quan hệ cung cầu và phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Xuân Dương nói cần phải thực sự bình tĩnh với vấn đề thị trường và những quyết định trong sản xuất, nhất là tăng đàn heo trong thời gian tới. Cụ thể, với quy mô đàn nái hiện có và năng lực chuồng trại, thức ăn dinh dưỡng và các nguồn lực hiện có, thì hoàn toàn dư khả năng để tăng sản lượng thịt heo.

Nếu giá heo rẻ thì nuôi kiểu rông dài, giá heo đắt sẽ thâm canh tăng năng suất, vì đàn nái vẫn đang quá lớn so với dung lượng thì trường và tiềm năng năng suất sinh sản chưa được khai thác hết.

Cục Chăn nuôi khuyến cáo người chăn nuôi lúc này cần tập trung làm tốt khâu kiểm soát dịch bệnh, nhất là sử dụng đầy đủ các loại vacxin, tiêu độc, khủ trùng chuồng trại. Phía cơ quan quản lý và các doanh nghiệp cần tiếp tục các biện pháp mở thị trường cả trong nước và xuất khẩu.

“Hiện tại là cơ hội để triển khai nhanh các giải pháp tái cơ cấu, tổ chức mạnh sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết và điều chỉnh phương thức, đối tượng chăn nuôi cho phù hợp. Có thể kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi hữu cơ gắn với giết mổ, chế biến sâu. Ngoài ra, phải đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi đáp ứng đủ cho các phân khúc thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu”, ông Nguyễn Xuân Dương nói.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam