Công nghệ sinh học nâng sức cạnh tranh cho hàng nông sản

Mở rộng ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học (CNSH) nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa là một trong những mục tiêu trọng tâm của tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn từ nay đến năm 2015, Vĩnh Long tập trung xây dựng đề án phát triển CNSH thành một ngành kinh tế kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tỉnh Vĩnh Long hiện có 60 tổ chức khoa học và công nghệ. Trong đó, có trên 10 tổ chức hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNSH cùng với mạng lưới 4 hợp tác xã nông nghiệp, 59 tổ hợp tác và trên 5.800 hộ tham gia sản xuất giống lúa, 1 trại giống cây ăn trái và 128 cơ sở sản xuất giống cây ăn trái trong dân quy mô 1,73 triệu cây/năm; 119 cửa hàng giống rau màu, trung tâm cung cấp giống lợn, bò, gia cầm; trên 210 cơ sở ươm cá giống, nhân giống tôm càng xanh. Các cơ sở đã thực hiện 18 đề tài liên quan đến ứng dụng CNSH tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tuyển chọn và đưa vào sản xuất 10 giống lúa mới ngắn ngày, 5 giống rau màu mới, 11 giống cây ăn trái và các giống gia súc lai tạo góp phần cải thiện chất lượng con giống địa phương.

Tuy nhiên, điểm hạn chế trong nghiên cứu, ứng dụng CNSH của Vĩnh Long thời gian qua là chưa tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả đầu tư. Nhiều đề tài, dự án về CNSH chỉ mang tính nghiên cứu, thử nghiệm, chưa ứng dụng vào sản xuất đại trà mang lại hiệu quả cao. Mạng lưới nhân giống quy mô nhỏ, phát triển chưa ổn định, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất của việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Từ nay đến năm 2015, Vĩnh Long sẽ mở rộng khai thác, đa dạng nguồn vốn để tạo sự chuyển biến rõ nét trong đầu tư phát triển CNSH, tạo ra những sản phẩm thiết yếu thúc đẩy kinh tế phát triển. Tỉnh đã xây dựng cơ cấu vốn đầu tư phát triển CNSH trong đó vốn Nhà nước (Trung ương và địa phương) chiếm tỷ lệ 70%, vốn tài trợ thông qua các tổ chức quốc tế 10% và vốn mời gọi đầu tư qua doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chiếm tỷ lệ 20%; thu hút các nguồn vốn đầu tư trang thiết bị theo hướng hiện đại, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, ứng dụng CNSH.

Từ nay đến năm 2010, Vĩnh Long tăng cường phân bổ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án về CNSH chiếm tỷ lệ từ 25-35% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm; bố trí ưu tiên cho các dự án sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, thủy sản năng suất, chất lượng cao và kháng sâu bệnh, sản xuất chế pham sinh học dùng trong nông nghiệp, môi trường và sản xuất các sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm bằng CNSH. Bằng các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, môi trường đầu tư…, tỉnh khuyến khích thành lập các đơn vị ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất tạo ra sản phẩm.

Trong đề án phát triển CNSH giai đoạn 2007-2015, Vĩnh Long tập trung phát triển tiềm lực CNSH. Trong đó, thành lập Trung tâm CNSH; đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm của Trung tâm giống thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng thí nghiệm của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc Sở Khoa học- Công nghệ, Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc-mỹ phẩm-thực phẩm… Hai lĩnh vực được tỉnh tập trung ứng dụng CNSH là: chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp và trong công nghệ chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm như: gạo, trái cây, thủy sản.

Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long có trên 50 cán bộ có trình độ thạc sĩ hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến CNSH, trong đó chủ yếu được bố trí công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước nên chưa phát huy hiệu quả chuyên môn. Từ năm 2007, tỉnh thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học theo 2 hướng: đào tạo đội ngũ cán bộ đầu đàn chuyên ngành có trình độ tiến sĩ và đào tạo đội ngũ nhân lực cần thiết 100 người có trình độ thạc sĩ, đại học và kỹ thuật viên chuyên ngành ở 3 lĩnh vực: CNSH nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, môi trường. UBND tỉnh giao cho các Sở, ngành như: nông nghiệp, công nghiệp, y tế xây dựng chương trình, dự án về CNSH ứng dụng cho ngành mình, đẩy mạnh đưa CNSH vào thực tiễn và phát triển thành một ngành kinh tế-kỹ thuật phục vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Long.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, việc đầu tư nghiên cứu ứng dụng CNSH vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đến hết năm 2010, Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2006-2010 đã phê duyệt đưa vào thực hiện được 90 nhiệm vụ khoa học công nghệ (78 đề tài và 12 dự án sản xuất thử nghiệm), trong đó có 35 đề tài kết thúc năm 2010.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, các kết quả nghiên cứu đã tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số CNSH hiện đại đưa vào ứng dụng hiệu quả chủ yếu tập trung ở những lĩnh vực chính như chuyển gen mang tính trạng tốt vào giống cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra những giống có năng suất cao, thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có khả năng chống chịu dịch bệnh hoặc tạo ra các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

Nhiều địa phương đã ứng dụng CNSH vào trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Đơn cử như việc triển khai 14 đề tài chọn tạo giống cây trồng nông, lâm nghiệp bằng phương pháp chỉ thị phân tử đã chọn tạo được 7 giống lúa chịu hạn, 2 giống lúa kháng đạo ôn, 4 giống lúa kháng rầy nâu, 2 giống lúa thơm chất lượng cao, 2 giống chè có triển vọng về năng suất, chất lượng, 8 giống bông kháng bệnh xanh lùn… Trong lĩnh vực chăn nuôi, các kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được môi trường bảo quản tinh dịch dài ngày, cải tiến được các quy trình công nghệ tạo phôi, cấy truyền phôi, đông lạnh phôi lợn và bò trong ống nghiệm. Việc sử dụng tinh nhân tạo giúp bò trưởng thành tăng từ 180kg/con lên 250-300kg/con, tỷ lệ xẻ thịt tăng 1,5 lần. Nông dân ở nhiều địa phương còn ứng dụng CNSH trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm để tận dụng các phế phẩm nông nghiệp, giảm chi phí đầu vào…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nghiên cứu CNSH đã được ứng dụng vào sản xuất thì vẫn còn một số đề tài CNSH vẫn chỉ là thí nghiệm, nhiều nhiệm vụ chậm triển khai thậm chí không ít đề tài đang nằm lưu cữu trong phòng thí nghiệm.

Theo các chuyên ngành nông nghiệp, nguyên nhân chậm triển khai đưa các ứng dụng CNSH vào sản xuất nông nghiệp, vẫn là lực lượng nghiên cứu CNSH còn mỏng, kinh phí đầu tư quá thấp… Trong khi đó, một số nội dung nghiên cứu thì rộng bao gồm tất cả các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp.Đó là chưa kể đến các nghiên cứu có sự trùng lắp về nội dung với chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước về CNSH và chương trình bảo tồn quỹ gen do Bộ Khoa học & Công nghệ quản lý…

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát o đặc điểm của một đất nước chủ yếu người dân sinh sống bằng nghề nông, vì vậy, chính phủ chỉ đạo tiếp tục thực hiện Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 2011-2015 là hết sức cần thiết, nhưng phải có bước đi và cách làm phù hợp. Công tác nghiên cứu nên tập trung vào việc chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản; nghiên cứu phát triển các quy trình công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Ðể các thành tựu nghiên cứu sớm ứng dụng thành công vào đồng ruộng, tránh tình trạng nghiên cứu xong rồi để lại “ngâm cứu“, Bộ NN&PTNT khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, địa phương tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển CNSH trong khuôn khổ chương trình; phối hợp với các đơn vị quản lý từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các kết quả nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất… Cùng với đó, tạo điều kiện cho các cơ sở khoa học mở rộng liên kết, tổ chức đào tạo và nhập khẩu công nghệ, thiết bị của nước ngoài mà trong nước chưa triển khai thực hiện các dự án nghiên cứu ứng dụng.

Các chuyên gia ngành này cho rằng cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ với mức cao cho công tác nghiên cứu khoa học, có như vậy mới kích thích được “chất xám” của đội ngũ cán bộ có trình độ giỏi, tâm huyết gắn bó với nghề nông.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Ứng dụng khoa học công nghệ tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hợp tác Khoa học kỹ thuật Châu Á- Thái Bình Dương (IAP), từ năm 2001 đến năm 2005, tổng sản phẩm (GDP) của ngành nông- lâm- thủy sản TP Cần Thơ tăng từ trên 1.300 tỉ đồng lên gần 2.700 tỉ đồng; giá trị sản xuất tăng từ 2.055 tỉ đồng lên 3.800 tỉ đồng. Một trong những yếu tố quan trọng để có được kết quả trên là ngành nông nghiệp đã tích cực đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất.

               Ứng dụng khoa học công nghệ tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp

Sức bật cho sản xuất nông nghiệp

Hiện nay, phương thức chuyển giao KHCN đến nông dân được áp dụng phổ biến là tổ chức điều tra mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn thành phố để nhân rộng những mô hình này. Đồng thời, xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng KHCN tiến bộ để phổ biến cho người dân học hỏi, làm theo. Đây cũng là con đường ngắn nhất đưa kết quả nghiên cứu từ các cơ sở nghiên cứu đến đồng ruộng.

Ở lĩnh vực trồng trọt, các cơ quan khuyến nông từ thành phố đến cơ sở đã triển khai 21 loại mô hình kỹ thuật tiến bộ với trên 4.300 điểm trình diễn. Trong đó, mô hình nhân giống lúa chất lượng cao được thực hiện liên tục qua các năm, góp phần cung cấp giống lúa chất lượng cao cho sản xuất đại trà. Mô hình trồng cây ăn quả như xoài cát Hòa Lộc, cây có múi sạch bệnh, góp phần mở rộng diện tích cây ăn quả trong thành phố. Mô hình luân canh lúa- màu hoặc lúa- màu- thủy sản ngày càng phổ biến, giúp nông dân thay đổi tập quán độc canh cây lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Với sự tác động từ cán bộ khuyến nông và hiệu quả kinh tế của những mô hình luân canh lúa- màu, gia đình ông Nguyễn Văn Chiến, ở phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, đã mạnh dạn chuyển đổi thói quen chuyên canh 3 vụ lúa/ năm sang trồng 1 vụ lúa- 2 vụ màu. Năm 2005, ông trồng 1 vụ lúa, 2 vụ dưa hấu và sử dụng màng phủ nông nghiệp. Tổng lợi nhuận mà ông Chiến thu được là 12,6 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với trồng 3 vụ lúa. Riêng vụ xuân hè 2006, ngoài diện tích 3.900m2 đất nhà, gia đình ông thuê thêm 2.600m2 để trồng dưa hấu và đạt lợi nhuận gần 20 triệu đồng.

Không chỉ nhân rộng những mô hình hiệu quả, ngành trồng trọt còn triển khai đồng bộ các kỹ thuật tiến bộ về giống, dinh dưỡng, kỹ thuật bảo vệ cây trồng… Trong đó, chương trình “3 giảm, 3 tăng” đã giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất lúa: giảm lượng giống gieo sạ, phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất lúa theo hướng bền vững, ổn định và khoa học. Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ Thực vật TP Cần Thơ, đến nay, khoảng 30% nông dân ứng dụng qui trình phòng trừ tổng hợp (IPM) trong sản xuất cây có múi. Thành phố đã xây dựng 3 vùng sản xuất rau an toàn từ năm 2003 với tổng diện tích 200 ha và hiện nay, diện tích trồng rau an toàn lên đến khoảng 500 ha.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, KHCN được ứng dụng để tạo nguồn giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao, chất lượng tốt; áp dụng công nghệ lên men sinh học để ủ chua thức ăn, tăng giá trị dinh dưỡng; phòng trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm… Chương trình Sind hóa đàn bò là một trong những chương trình tiêu biểu. Từ năm 2001-2005, chương trình được đầu tư trên 140 tỉ đồng. Nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, trọng lượng của bò thịt lai Sind tăng cao, lợi nhuận cao hơn bò ta từ 1-2 triệu đồng/con, bê con của bò lai Sind cũng có giá bán cao hơn từ 1-2 triệu đồng/con so với bê ta. Ngoài ra, số lượng bò sữa ngày càng phát triển, tạo nguồn sữa ổn định cung cấp cho thị trường và giúp người nuôi cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống.

Bên cạnh trồng trọt và chăn nuôi, ngành thủy sản của thành phố cũng có những bước phát triển vượt bậc. Trong 5 năm qua, mỗi năm, tốc độ phát triển của thủy sản luôn tăng trên 10%. Trong các mô hình nuôi thủy sản tại Cần Thơ, mô hình nuôi tôm càng xanh đang phát triển rất mạnh với diện tích nuôi trên 300 ha. Để đáp ứng nhu cầu con giống ngày càng cao trong khi nguồn tôm giống tự nhiên ngày càng khan hiếm, Trung tâm Giống Nông nghiệp Cần Thơ đã tổ chức chuyển giao qui trình sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình “nước trong- hệ hở” cho 20 hộ dân sản xuất giống tôm càng xanh. Qua đó, xây dựng 10 trại tư nhân để sản xuất tôm giống, với vốn đầu tư trang thiết bị và nguyên liệu là 30 triệu đồng/trại. 40 kỹ thuật viên được đào tạo để phục vụ cho hoạt động sản xuất của các trại. Kết quả, 10 trại đã tiến hành sản xuất giống tôm càng xanh đạt tiêu chuẩn, cung cấp con giong có chất lượng cho người nuôi trong thành phố và các tỉnh lân cận.

Những thách thức

Bên cạnh những kết quả khả quan, ngành nông nghiệp thành phố vẫn còn phải đối mặt với không ít khó khăn, hạn chế. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hợp tác Khoa học kỹ thuật Châu Á- Thái Bình Dương (IAP), đơn vị hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, trong quá trình chuyển giao, ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, chính sách đầu tư cho nông nghiệp chưa thỏa đáng. Năm 2000, vốn đầu tư phát triển ngành nông- lâm nghiệp trên 167 tỉ đồng nhưng đến năm 2005, giảm xuống còn trên 45 tỉ đồng.

Hỗ trợ của Trung ương đối với chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn rất hạn chế, chưa thúc đẩy việc phổ biến và áp dụng phương thức canh tác tiến bộ trên diện rộng trong khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Mặt khác, qui mô sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, chưa đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa lớn, ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chất lượng nước mặt ngày càng bị ô nhiễm, hạn chế phát huy thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Việc liên kết giữa 4 nhà (Nhà nước, khoa học, doanh nghiệp, nông dân) phục vụ, nghiên cứu sản xuất chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao…

Ông Hà Anh Dũng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Cần Thơ, cho rằng: “Tầm nhìn của nông dân còn hạn hẹp, còn trông chờ vào sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước. Lực lượng cán bộ khuyến nông tại các xã còn mỏng, trình độ chưa cao nhưng đảm nhiệm quá nhiều việc. Việc bao tiêu sản phẩm còn hạn chế khiến nông dân khó tìm đầu ra khi sản xuất nông sản với khối lượng lớn”. Còn theo thạc sĩ Bùi Phương Mai, cán bộ Phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ, thời gian qua, có những mô hình áp dụng tiến bộ KHCN rất thành công nhưng khó mở rộng ra sản xuất đại trà do hạn chế nguồn vốn. Do đó, Nhà nước cần hỗ trợ chuyển giao kết quả của các dự án đã kết thúc vào sản xuất nông nghiệp trên diện rộng.

Các cơ quan chức năng đều cho rằng: Trong giai đoạn phát triển mới, cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho các chương trình khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; khuyến khích, tạo điều kiện gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm… Mặt khác, thành phố nên có chiến lược đào tạo, nâng cao trình độ và phân bổ biên chế hợp lý cho cán bộ khuyến nông ở các địa phương, nhất là mạng lưới cán bộ khuyến nông ở các xã, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình chuyển giao, ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hướng dẫn cách trồng dưa leo trong chậu an toàn, sai quả

Dưa leo (dưa chuột) là loại thực vật họ Bầu Bí, cùng họ với dưa hấu, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, mướp đắng. Nhưng dưa chuột lại không phải là giống cây khỏe, khó chịu được biến động của môi trường nên cần kỹ thuật trồng dưa leo trong chậu đúng cách và chú ý chăm sóc để có thể ra quả thành công.

Hướng dẫn cách trồng dưa leo trong chậu an toàn, sai quảKỹ thuật trậu không khó.ồng dưa leo trong chậu

Chuẩn bị đất

Trồng trong chậu: Trộn 50 dm khối đất và phân bò theo tỷ lệ 7/3. Tiếp theo bổ sung 20 gr phân lân, 20gr NPK, 50 gr vôi, 20 gr hữu cơ vi sinh vào mỗi chậu

Chuẩn bị cây con

Hạt giống gieo trực tiếp không cần ngâm ủ. Hạt gieo dưới lớp đất 0,5 – 1cm, gieo xong phủ hạt bằng lớp đất xung quanh. Nếu trồng trong chậu, có thể gieo trực tiếp vào chậu. Cần chuẩn bị chậu kích thước tối thiểu có đường kính 30 cm. Mỗi chậu gieo 5 – 7 hạt. Sau gieo 7 – 10 ngày, cây con có khoảng 4 lá, có thể cấy (nên cấy vào lúc chiều mát) hay tỉa bỏ những cây thừa. Mỗi chậu nên trồng từ 1 – 3 cây.

Chăm sóc

Cây dưa leo có thể để mọc bò lan trên mặt đất hay mọc leo quanh thân cọc thẳng đứng. Ưu điểm của việc mọc leo quanh thân cọc sẽ giúp cho quả dưa leo phát triển vươn cao khỏi mặt đất (theo thân cọc), điều đó sẽ giảm khả năng dưa chuột bị hư hại hoặc thối/nát.

Hướng dẫn cách trồng dưa leo trong chậu an toàn, sai quảCần tưới nước, chăm bón cho dưa leo đúng cách

Nếu để dưa leo bò lan trên mặt đất, nên lưu ý việc bỏ rơm khô hoặc bìa các-tông bên dưới để giữ cho quả dưa được sạch sẽ. Trong một số điều kiện, có thể hứng chịu thời tiết lạnh, ẩm ướt.

Tưới nước

Khi cây dưa leo trong thời kỳ trổ hoa, cần lưu ý không để cho cây bị khô hạn hay thiếu nước tưới. Trong giai đoạn này cây đã khá cứng cáp (không bị chết khi tưới nước quá nhiều). Nên sử dụng loại chậu/bình hay khu vực đất trồng có hệ thống thoát nước hợp lý, khoa học.

Thu hoạch

Hướng dẫn cách trồng dưa leo trong chậu an toàn, sai quảThu hoạch dưa đúng thời điểm cho chất lượng tốt nhất

Càng thu hoạch nhiều dưa leo thì cây càng phát triển nhanh hơn. Thời điểm phù hợp nhất để thu hoạch dưa leo là khi quả dưa có kích thước vừa phải (đầu quả con cánh hoa chưa rụng, vỏ xanh mượt, vẫn còn lớp phấn trắng) hoặc có chiều dài vừa phải (khoảng 15cm), như thế sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển hơn nữa.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hiện nay trên cả nước đã bước đầu hình thành một số mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm tiền đề cho việc phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao như mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh; mô hình trồng hoa, rau an toàn công nghệ cao tại Bắc Ninh; mô hình sản xuất nấm quy mô trang trại tại Vĩnh Phúc; mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa xuất khẩu, mô hình nuôi cá tra sạch tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nhiều địa phương chưa có kế hoạch cụ thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chưa đầu tư cho công tác quy hoạch và xây dựng vùng nông nghiệp và khu nông nghiệp công nghệ cao.

Đại diện một số địa phương cũng cho biết, việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư khá lớn, công nghệ lại quá hiện đại khiến cán bộ nông nghiệp và nông dân không dễ để học hỏi, cập nhật.

Do vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội kiến nghị Bộ cần nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, trong đó có nguồn kinh phí để chủ động phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cũng kiến nghị, trong Dự thảo Thông tư về phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao và khu nông nghiệp công nghệ cao sắp ban hành, tiêu chí công nhận các vùng và khu nông nghiệp công nghệ cao cần xác định quy mô diện tích phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Tại hội nghị, lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trao Giấy chứng nhận doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho 2 đơn vị là Công ty cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Agrivina (Dalat Hasfarm).

Theo Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, chứng nhận này có ý nghĩa đặc biệt bởi đây là sự công nhận đầu tư chất xám, trí tuệ của doanh nghiệp cho ngành nông nghiệp.

Các địa phương thời gian tới cần nghiên cứu kỹ các văn bản, chính sách để góp ý kiến cho Bộ, hướng tới việc có chính sách tốt hơn cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Policy Horizons Canada phối hợp với nhà phân tích Michell Zappa của tổ chức Envisioning đã xuất bản một báo cáo có tựa đề: “Các công nghệ mới và biểu đồ thông tin đi kèm”, trong đó liệt kê các công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, vật liệu và nano, sức khỏe, truyền thông và số hóa.

Các công nghệ nông nghiệp được chia làm 4 nhóm chính: cảm biến, thực phẩm, tự động và kỹ thuật. Trong đó, công nghệ cảm biến cho phép nhà nông chuẩn đoán và theo dõi mùa màng theo thời gian thực, hỗ trợ chăn nuôi và máy móc nông nghiệp. Công nghệ thực phẩm sẽ mang lại những thành tựu về gene cũng như khả năng tạo ra thịt từ phòng thí nghiệm. Công nghệ tự động trong nông nghiệp sẽ được thực hiện bởi các robot kích thước lớn hoặc robot siêu nhỏ để giám sát quá trình gieo trồng. Còn công nghệ kỹ thuật giúp nông nghiệp mở rộng quy mô sang những phương tiện mới, địa điểm mới và lĩnh vực mới của nền kinh tế.

I – Cảm biến

1. Cảm biến đất và không khí

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Các cảm biến là công cụ hỗ trợ cơ bản cho tự động hóa nông nghiệp. Các cảm biến này giúp cho người nông dân có thể theo dõi mùa màng theo thời gian thực, theo dõi nước/độ ẩm, không khí và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Dự đoán đến năm 2015 sẽ trở nên phổ biến.

2. Viễn thông nông nghiệp

Công nghệ này giúp cho các máy móc nông nghiệp có thể thông báo cho người sử dụng về những trục trặc sắp xảy ra. Việc liên lạc giữa các máy móc có thể tạo ra một nền tảng cho kiểu canh tác “tập đoàn máy nông nghiệp”.

Dự đoán sẽ trở nên phổ biến vào năm 2016.

3. Sinh trắc học chăn nuôi

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Người nông dân sử dụng GPS (hệ thống định vị toàn cầu), RFID (nhận dạng tần số sóng vô tuyến) và công nghệ sinh trắc học để có thể nhận dạng một cách tự động và truyền các thông tin quan trọng về chăn nuôi theo thời gian thực.

Dự đoán sẽ phổ biến vào năm 2020.

4. Cảm biến mùa màng

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Các cảm biến mùa màng độ phân giải cao sẽ cung cấp thông tin cho các thiết bị nông nghiệp để điều chỉnh lượng nước, phân bón cho thích hợp với đất đai và cây trồng. Các cảm biến quang học hoặc thiết bị bay không người lái sẽ có khả năng nhận diện tình trạng khỏe mạnh của cây trồng. Chẳng hạn chúng sẽ sử dụng cảm biến hồng ngoại để đo độ xanh tốt trên toàn cánh đồng.

Dự đoán sẽ phổ biến vào năm 2019.

5. Cảm biến tình trạng cơ sở hạ tầng nông nghiệp

Các cảm biến này có khả năng đo những chấn động hoặc tình trạng vật lý của những ngôi nhà, cây cầu, xưởng sản xuất, nông trại và các hạ tầng khác. Làm việc trong một mạng thông minh, các cảm biến này sẽ truyền thông tin về cho người chuyên trách hoặc robot.

Dự đoán sẽ phổ biến vào năm 2027.

II – Thực phẩm

6. Thực phẩm tổng hợp gene

Trong tương lai, người ta sẽ tạo ra các loại thực phẩm biến đổi gene mới từ vật nuôi và cây trồng. Các loại thực phẩm này là sự kết hợp của công nghệ sinh học và sinh lý học. Nó là kết quả của sự phát triển của công nghệ biến đổi gene lên một mức cao hơn, trở thành thực phẩm tổng hợp gene.

Dự đoán sẽ phổ biến vào năm 2022.

7. Thực phẩm trong ống nghiệm

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Đây là loại thịt có nguồn gốc động vật nhưng được tạo ra từ ống nghiệm. Khác với thịt thông thường vốn được lấy ra từ một quá trình sinh trưởng hoàn thiện của động vật, thịt ống nghiệm chỉ phát triển từ một phần trong giai đoạn sinh trưởng đó. Hiện đã có một vài dự án chế tạo thịt ống nghiệm đang được tiến hành và đã thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa được sản xuất ở cấp độ tiêu dùng.

Dự đoán sẽ trở nên phổ biến năm 2024.

III – Tự động hóa

8. Điều khiển làm đất và gieo trồng

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Dựa trên những công nghệ định vị địa lý hiện có, việc làm đất và gieo trồng trong tương lai có thể tiết kiệm được hạt giống, khoáng chất, phân bón và thuốc diệt cỏ nhờ vào sự điều chỉnh tự động định mức đầu vào. Người nông dân sử dụng máy tính để tính toán hình dạng cánh đồng nơi họ sẽ gieo trồng. Nhờ vào sự hiểu biết về năng suất các loại cây trồng trên các khu vực khác nhau của cánh đồng, máy nông nghiệp có thể áp dụng định lượng về hạt giống, phân bón, thuốc diệt cỏ phù hợp với từng khu vực trên cánh đồng.

Dự kiến sẽ trở nên phổ biến vào năm 2016.

9. Gây giống nhanh và có chọn lựa

Công nghệ gây giống thế hệ kế tiếp sẽ dựa trên các thuật toán để xác định định lượng và những sự cải tiến cần thiết áp dụng cho gây giống vật nuôi và cây trồng.

Dự báo sẽ trở nên phổ biến vào năm 2017.

10. Các robot nông nghiệp

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Robot nông nghiệp, còn có một thuật ngữ khác là “agbot”, sẽ tham gia vào các quá trình tự động hóa nông nghiệp, chẳng hạn như thu hoạch, chuyên chở trái cây, làm đất, nhổ cỏ, gieo trồng, tưới tiêu…

Dự đoán sẽ trở nên phổ biến vào năm 2021.

11. Nông nghiệp chính xác

Việc quản lý gieo trồng sẽ dựa vào sự quan sát những thay đổi trên cánh đồng. Với sự trợ giúp của các hình ảnh vệ tinh và các cảm biến tiên tiến, người nông dân có thể tối ưu hóa nguyên liệu đầu vào. Những kiến thức về mùa màng, các dữ liệu thời tiết định vị địa lý và các cảm biến chính xác sẽ giúp người nông dân ra quyết định chính xác và cải tiến kỹ thuật gieo trồng.

Dự kiến sẽ trở nên phổ biến vào năm 2024.

12. Tập đoàn máy nông nghiệp

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Giả định rằng trong tương lai việc làm nông sẽ có sự kết hợp của hàng chục, thậm chí hàng trăm robot cùng với hàng nghìn cảm biến siêu nhỏ. Tập hợp máy nông nghiệp này sẽ theo dõi, giám sát, dự báo, cày cấy trồng trọt và thu hoạch mà không cần sự can thiệp của con người. Hiện tại, người ta đã thực nghiệm trong quy mô nhỏ.

Dự đoán đến năm 2026 nó sẽ trở nên phổ biến.

IV – Kỹ thuật

13. Hệ sinh thái đóng

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Đây là một hệ sinh thái “tự thân vận động”, không chịu ảnh hưởng của những tác nhân bên ngoài hệ thống. Về mặt lý thuyết, một hệ thống đóng như thế này có thể chuyển đổi các sản phẩm phế thải thành oxy, thực phẩm và nước nhằm cung cấp cho quá trình sinh trưởng cây trồng bên trong hệ thống. Người ta đã thí nghiệm những hệ thống đóng trên phạm vi nhỏ, bởi vì công nghệ hiện tại chưa cho phép triển khai ở phạm vi lớn hơn.

Dự đoán đến năm 2021 sẽ được triển khai rộng rãi.

14. Sinh học tổng hợp

Sinh học tổng hợp mới chỉ ở giai đoạn phôi thai nhưng hứa hẹn đem lại một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực sinh học, bởi tiềm năng ứng dụng lớn lao trong xã hội. Sinh học tổng hợp là một dạng mở rộng của công nghệ kỹ thuật gene. Mục đích của sinh học tổng hợp là làm thay đổi và hoàn chỉnh các gene bằng phương pháp tổng hợp để tạo ra các sinh vật mới có đặc tính sinh học như mong muốn.

Trong nông nghiệp, nó sẽ giúp tạo ra các loại vật nuôi và cây trồng có đặc tính sinh học theo ý muốn. Sinh học tổng hợp còn ứng dụng được trong lĩnh vực chế tạo dược phẩm, sản sinh năng lượng, cung cấp thực phẩm, duy trì và nâng cao sức khỏe con người, xử lý rác thải bảo vệ môi trường.

Dự báo sẽ trở nên phổ biến vào năm 2024.

15. Trồng trọt thẳng đứng

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Đây là một hình thức trồng trọt tiết kiệm không gian, ứng dụng trong các thành thị. Loại hình này có thể tạo ra các cây trồng từ những cột tháp chọc trời trong thành thị. Sử dụng các kỹ thuật trồng trọt tưới tiêu tương tự như trong nhà kính. Các cây trồng được tăng cường ánh sáng tự nhiên thông qua các biện pháp duy trì và tiết kiệm năng lượng.

Phương pháp trồng trọt thẳng đứng mang lại rất nhiều ích lợi, chẳng hạn như có thể sản xuất quanh năm, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho thành thị, giảm chi phí vận chuyển.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Bệnh vi-rút vàng lùn, lùn xoăn lá trên lúa: bệnh mới…

Bệnh vàng lùn ở cây lúa là một bệnh mới, do sự phối trộn của 3 loại vi-rút là Lùn Lúa cỏ, Lùn xoăn lá truyền bệnh do rầy nâu và Tungro do rầy xanh truyền bệnh. TS Phạm Văn Dư, Bộ Môn Bệnh cây-Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giải thích thêm về nguyên nhân gây bệnh vàng lùn ở cây lúa…

Từ năm 1989, ở ĐBSCL có xuất hiện một triệu chứng cây lúa bị Vàng và Lùn, tỉ lệ nầy có thể từ 5-10 % hoặc 50 % trên một số giống và một số ruộng, một số giống như OM CS 96, OM 997-6, OM 1248 được ghi nhận nhiễm bệnh. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là, triệu chứng trên lại có cùng đỉnh cao xuất hiện của quần thể rầy nâu…

Như vậy, có thể đây là một bệnh mới, cần có những nghiên cứu để kết luận nhằm tránh sự lây lan bệnh trên diện rộng. Bệnh xuất hiện thông thường với tỉ lệ rất thấp, nhưng có những năm gây hại khá lớn.

Theo ghi nhận vào cuối tháng 12/1999, có đến 13.120 ha lúa bị nhiễm ở các tỉnh Bến tre, TP.HCM, Bạc Liêu và Long An. Riêng TP HCM có 242 ha bệnh vàng lùn và không trổ được.

Trong năm 1999, Hội nghị Cục BVTV phía Nam gọi là bệnh “Vàng Lùn”, chưa rõ tác nhân.

Vừa qua, từ đầu vụ Hè thu 2006, dịch bệnh lại phát triển và lan rộng trên hầu hết các tỉnh ĐBSCL, với mật số rầy nâu rất cao, diện tích bị nhiễm bệnh vàng lụi riêng tại Đồng Tháp với thiệt hại dưới 30 % là 613 ha, và trên 30 % là 2.636 ha (trong đó, phải thiêu huỷ khoảng 500 ha)…

Bệnh vàng lùn do sự phối trộn của 3 loại vi-rút

Ở Viện lúa ĐBSCL, trong những năm đó còn thiếu phương tiện, nhất là máy đọc ELISA và kháng huyết thanh của một số dòng vi-rút trên lúa như Tungro (RTSV, RTBV), Lùn xoăn lá (RRSV) Lùn lúa cỏ (RGGSV), Vàng lụi (RDV, rice dwarf virus) cho nên chỉ tiến hành thu thập mẫu bệnh và gửi sang Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI, Philippines.

Từ tháng 4/1996 đến tháng 1/1997, trong tổng số 163 mẫu gởi đi, có phản ứng dương tính với 3 loại vi-rút RTBV, RTSV (Tungro) và Lùn xoăn lá RRSV với tỉ lệ rất thấp 4 mẫu/140.

Tháng 1/2005, chúng tôi mời Tiến sĩ R.C. Cabunagan và I.R. Choi, 2 nhà vi-rút học của Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) sang, kết quả phân tích cho thấy trong số 52 mẫu lúa bị bệnh, chỉ có 1 mẫu có phản ứng dương tính với RTSV (tungro) và 7 mẫu với bệnh Lùn lúa cỏ (RGSV)

Tháng 3/2006, chúng tôi có mời thêm Tiến sĩ Hong Soo Choi, chuyên về vi-rút, bộ môn bệnh cây, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Quốc gia, Suwon, Hàn Quốc cùng Tiến sĩ I. R. Choi của IRRI, sang lấy mẫu và tiếp tục thực hiện các giám định về bệnh bằng các kỹ thuật chuyên môn.

Kết quả về kháng huyết thanh cho thấy có nhiều triển vọng để có thể đi đến những kết luận bước đầu.

Kết quả mẫu bệnh vàng lùn thu thập được tại Tiền Giang do Trung Tâm BVTV Phía nam hướng dẩn và lấy mẫu, Chi Cục BVTV An Giang hướng dẩn và thu mẫu: 2 /30 mẫu có phản ứng với Tungro RTSV, 27/30 mẫu có phản ứng với Lùn lúa cỏ, 19/30 mẫu có phản ứng với Lùn xoăn lá trên cùng cây lúa bệnh.

Như vậy sau gần 17 năm xuất hiện và 10 năm nghiên cứu, cho đến bây giờ, chúng ta có thể kết luận bước đầu: Bệnh vàng lùn là một bệnh mới do sự phối trộn của 3 loại vi-rút là Lùn Lúa cỏ, Lùn xoăn lá truyền bệnh do rầy nâu và Tungro do rầy xanh truyền bệnh.

Thí nghiệm lây bệnh trở lại do Tiến sĩ I.R. Choi thực hiện tại nhà lưới IRRI với sự phối trộn của 3 loại vi-rút trên cho cùng triệu chứng như đã thấy ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Trị bệnh vàng lùn cho cây lúa

Bệnh do vi-rút gây ra là một bệnh rất khó trị và không có loại thuốc hoá học đặc trị nào như các dạng bệnh khác.

Bệnh vàng lùn mới hiện nay phức tạp hơn vì liên quan nhiều thành phần trong hệ sinh thái như: (1) Quần thể rất cao của rầy nâu, (rầy xanh) (2) Sự phối hợp của 3 loại vi-rút (xoăn lá, Lúa cỏ và Tungro) (3) Môi trường sản xuất thâm canh, nhiều vụ kéo dài liên tục, bón phân đạm cao và (4) Giống lúa nhiễm rầy, nhiễm vi-rút. Do đó cần thực hiện một số biện pháp sau:

Trước hết phải thực hiện canh tác lúa theo tinh thần “3 G, 3 T” (3 giảm, 3 tăng)

Trong đó, giảm bón thừa Ni-tơ, giảm mật độ sạ cấy, giảm sử dụng thuốc hóa học nhằm tạo thế cân bằng sinh học trên diện rộng. Đồng thời, cần bón phân cân đối tạo sức đề kháng cho cây lúa, sạ cấy thưa tạo điều kiện cho ánh sáng xuyên qua tán, sương mù sẽ tan nhanh trên lá, do nhiệt độ tăng, ẩm độ giảm trong tán tạo thế bất lợi cho sâu bệnh phát triển.

Ch

uyên gia Viện lúa ĐBSCL và chuyên gia nước ngoài thu thậpố diện tích lúa bị nhiễm bệnh vì rầy nâu có thể tiếp tục chích hút cây lúa bị bệnh và mang vi-rút phát tán đi nơi khác, cây lúa bị bệnh còn tồn tại trên ruộng sẽ là mầm móng chứa vi-rút, cày ải phơi đất sẽ diệt mầm vi-rút trong gốc rạ.

Không trồng giống nhiễm rầy, nhiễm vi-rút trên diện rộng. Gieo sạ đồng loạt trên diện rộng lớn nhằm hạn chế di chuyển của quần thể rầy. Không nên gieo trồng rãi rác có liên quan đến vụ 3, chỉ nên tập trung 2 vụ. Dịch bệnh vàng lùn phát tán có liên quan mật thiết đến thời vụ gieo sạ liên tục trên ruộng, cả không gian và thời gian.

Tăng cường sức đề kháng của lúa đối với vi-rút, sử dụng một số chất kích kháng có thể hạn chế sự phát triển của vi-rút trong cây lúa như K2HPO4, CuCl2 cho xử lý hạt, Humid acid (Risopla V) 1-1,5 kg/ha bón lót thì càng tốt.

Sử dụng thuốc hóa học có thể làm giảm mật số rầy nhưng vẫn không thể giải quyết được bệnh vàng lùn, vì sự truyền bệnh có thể xãy ra giữa rầy-và cây lúa trong khoảng thời gian rất ngắn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phát hiện 3 loài cây giúp hấp thu khí độc trong nhà

Lần đầu tiên các nhà khoa học thuộc trường Đại học Lâm Nghiệp nghiên cứu thành công một số loài cây vừa có tác dụng làm cảnh đẹp vừa có khả năng xử lý khí độc.

Khí độc trong nhà

Theo TS Phùng Văn Khoa, Phó Chủ nhiệm Khoa sau đại học, trường Đại học Lâm nghiệp (Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội), toluene là một dung môi hữu cơ dễ bay hơi và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Trong nhà, khí toluene có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như sơn, khói thuốc lá, chất tẩy rửa, hoặc có thể bị khuếch tán từ ngoài trời vào trong nhà.

Ghi nhận thực tế cho thấy, trong nhà thoáng của dân, hàm lượng này chưa đến mức nguy hiểm. Tuy nhiên, tại những khu nhà mới hoặc gần các nhà máy sản xuất, gần đường giao thông thì hàm lượng khí này tương đối cao.

Theo các nghiên cứu, đây là một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà rất nguy hiểm. Bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, làm người ở trong nhà có cảm giác buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt… Khi ở nồng độ cao, khí toluene có thể ảnh hưởng đến não bộ, gây bất tỉnh và thậm chí gây tử vong.

“Việc lựa chọn được giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu các chất khí độc hại như toluene ở môi trường trong nhà là điều hết sức cần thiết và cấp bách. Một trong những giải pháp thân thiện nhất với môi trường đã được biết đến đó là dùng thực vật để hấp thu chất ô nhiễm (Phytoremediation) đồng thời có tác dụng làm cảnh đẹp”, TS Phùng Văn Khoa cho biết.

TS Phùng Văn Khoa, ThS Bùi Văn Năng và ThS Nguyễn Thị Bích Hảo là những người nghiên cứu sử dụng cây xanh để hấp thu khí độc. Theo đó, các chuyên gia cho rằng ba loài cây hấp thu khí toluene cao nhất trong 20 cây đã được khảo sát là Thiết mộc lan, Ngũ gia bì và Dương xỉ thường. Điều này dựa trên kế quả nghiên cứu: Sau 72 giờ tiếp xúc, Thiết mộc lan hấp thu 2,7µg/cm2 (đơn vị diện tích lá), Ngũ gia bì hấp thu 1,20µg/cm2, cây Cồ nốc hoa đầu hấp thu 1,00µg/cm2.

Cũng theo nhóm tác giả trên, ba loài cây này đã được lựa chọn nghiên cứu vì mang tính thẩm mỹ cao nên có thể trồng trong nhà như một loại cây cảnh. Ngoài ra, khi tiếp xúc với khí toluene ở nồng độ từ 8,0 – 12,0mg/m3, các loài cây này vẫn sinh trưởng bình thường và không có biểu hiện khác thường nào về hình thái.

Các chuyên gia khuyên, khi trồng cây nên có mật độ phù hợp để có tác dụng cao. Ví dụ, nhà khoảng 10m2 nên trồng từ 2 – 3 cây, trong đó nên có một cây cao khoảng 1m và đường kính tán 0,5m, còn một cây nhỏ hơn đặt gần nơi ngồi làm việc. Bởi các nghiên cứu đã chứng minh, khi để cây gần người sẽ giúp thư giãn và tăng hiệu suất làm việc. Khi trên bàn làm việc có cây xanh nhỏ không những giúp hấp thu khí ô nhiễm mà còn giúp phát huy tính sáng tạo, khả năng tập trung cao hơn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trồng nấm linh chi trên cây thân gỗ

Trồng nấm linh chi: người ta trồng Linh Chi thường theo ba phương pháp chính.

Nấm Linh chi

  nấm linh chi trên cây thân gỗ

Cấy trên các khúc gỗ, cấy trong chai lọ hay ống nghiệm, và cấy trong bồn lớn. Trong ba mươi năm qua, nhiều cuộc thí nghiệm đã được tiến hành để tìm xem phương pháp nào hiệu quả nhất và gặt hái được loại phẩm chất tốt hơn cả.
Thay vì sử dụng mùn cưa hoặc các phế phẩm nông nghiệp để làm nguyên liệu trồng nấm linh chi theo cách truyền thống, Trung tâm KH&SX Lâm nông nghiệp Quảng Ninh đã nghiên cứu và ứng dụng thành công giải pháp sử dụng gỗ khúc, tận dụng khai thác từ rừng trồng để nâng cao hiệu quả nuôi trồng nấm linh chi ở các khu vực miền núi trong tỉnh.
Chị Phạm Thị Vui, tác giả của giải pháp cho biết: “Nếu trồng nấm linh chitheo cách truyền thống sử dụng mùn cưa hoặc các phụ phẩm nông nghiệp thì cây nấm không được to, vị đắng của nấm cũng không cao. Đặc biệt ở các khu vực miền núi lại khó kiếm mùn cưa theo đúng yêu cầu. Chính vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm giải pháp trồng nấm linh chi sử dụng gỗ khúc thay vì mùn cưa, phế phẩm nông nghiệp như trước”. Chị Vui cũng cho biết, trồng nấm trên gỗ khúc, cây nấm sẽ to hơn, vị đắng của nấm thành phẩm cũng cao hơn làm tăng giá trị của nấm thương phẩm. Giải pháp lại tận dụng được nguồn gỗ khúc thừa và rất sẵn ở các khu vực miền núi.

Phương pháp, cách trồng nấm linh chi

Giải pháp sử dụng gỗ có đường kính cây từ 15-20cm được xử lý thanh trùng để đảm bảo gỗ khúc trước khi đưa vào trồng hoàn toàn sạch bệnh. Sau đó, nấm giống được cấy vào giữa thân bằng khoan hoặc chẻ ra làm đôi. Toàn bộ những thân cây đã được cấy giống được ủ trong những phòng bảo ôn qua mùa đông từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lúc đó hệ sợi nấm đã lan đầy các khúc gỗ. Các khúc gỗ được đưa vào những nhà trồng nấm được phủ những màn nhựa hoặc đặt trên mặt đất và được phủ một lớp đất trên bề mặt; có thể rải lên một lớp phân hữu cơ mỏng, đảm bảo độ ẩm luôn luôn được giữ vào khoảng 85-90%. Sau một thời gian mầm nấm mọc lên từ thân gỗ dưới đất tạo thành cuống nấm và tăng trưởng Ngang tạo quả thể, quả thể (tai nấm) tăng trưởng ngày càng to đến cuối tháng 10, đầu tháng 11 thì thu hoạch. Tai nấm lớn trọng lượng khô mỗi tai có thể từ 200g-400g.

Thời gian ủ nấm qua mùa đông là 6 tháng và thời gian để hình thành và tăng trưởng quả thể là khoảng 6 tháng, chu kỳ sản xuất là từ 11-12 tháng.

Được biết, Trung tâm đã ứng dụng thành công trên các loại gỗ không có tinh dầu, gỗ mềm, các cây thuốc thuộc họ thân thảo và đang nghiên cứu trồng nấm linh chi trên gỗ lim. Giải pháp đã được ứng dụng trong thực tế tại các khu vực miền núi trên địa bàn tỉnh gần một năm nay và được người trồng nấm đánh giá cao.
Một trong những nguyên tắc quan trọng là phải làm sao cho cây nấm càng gần thực tế càng tốt chứ không quá nhân tạo. Ở Nhật người ta dùng loại gỗ sồi (oak) tên là Kashi và Kunugi còn ở Việt Nam thì dùng cây cao su. Người Nhật đã tìm ra một phương pháp tương đối hoàn hảo, gọi là phương pháp MIKEI, là phương pháp trồng Linh Chi đỏ thông dụng nhất. Phương pháp này do gia đình họ Mayasumi, một gia đình đã có quá trình chuyên về trồng nấm trong hơn một trăm năm qua, thực hiện. Người ta tháp một mảnh Linh Chi vào cây gỗ, sau đó đem cả khúc gỗ vào trong nhà kính, được kiểm soát tinh vi bằng máy móc để giữ cho mọi điều kiện nảy mầm luôn luôn tối hảo.

Cách trồng nấm linh chi và thu hoạch đúng mùa

Mọi loại thực vật đều có một cao điểm để thu hoạch, là thời kỳ tập trung cao độ mọi năng lực, theo lý luận Ðông phương là đầy đủ tinh khí thần. Thời kỳ này là thời kỳ thu hoạch thích hợp nhất, và cũng chính là lợi điểm của việc trồng Linh Chi vì người ta có thể tính toán được thời khắc. Chỉ có những cây nấm tốt nhất, hình trái thận mới được thu hoạch.

Bào chế đúng cách sau khi cách trồng nấm linh chi

Linh Chi có khả năng chống lại bệnh tật cao hơn cả khi được dùng tươi, và đó là lợi ích mà người ta muốn khai thác. Vì thế, việc bào chế để Linh Chi giữ được công năng đó là một điều cần thiết. Ðể cho khỏi mục nát, nhà trồng tỉa phải xấy khô nhưng phương pháp xấy, tàng trữ và bảo trì phải được thi hành đúng cách. Phương pháp mới nhất là hấp Linh Chi bằng nhiệt độ thấp (80o C) trong ba tới bốn giờ cho bốc hết hơi nước còn trong cây nấm. Sau đó nấm được xay thành bột và ninh trong nước để rút hết tinh túy ra. Nước cốt đó lại được đun sôi ít nhất ba lần và dùng phương pháp chân không để xấy khô, làm thành viên hay đóng chai.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách làm giá đỗ bằng nhựa và khăn bông

Có rất nhiều bà nội trợ muốn đảm bảo an toàn cho cả gia đình nên chọn cách làm giá tại nhà. Họ áp dụng rất nhiều cách làm giá đỗ khác nhau. Nhưng khi thu hoạch giá đỗ vẫn bị thâm, nhiều rễ, đặc biệt thường bị gầy. Làm gì để cải thiện được tình trạng đó, Hôm nay chúng tôi xin hướng dẫn các bà nội trợ cách làm giá đỗ mập dễ nhất với các cách làm khác nhau từ khăn bông.

 làm giá đỗ từ rổ nhựa và khăn bông

Nguyên liệu :

  • 200g đậu xanh.
  • 2 khăn bông ẩm.
  • 1 cái rổ khoảng 40cm (dùng loại rổ dày, lỗ nhỏ).

Cách làm :

  • Đậu xanh  nên ngâm với nước ấm, một thời gian khoảng 6-8h.
  • Gấp đôi khăn. Đặt 1 phần vào đáy rổ.
  • Sau đó  rải đều phần đậu xanh đã ngâm lên trên và dùng phần khăn còn lại đè lên trên.
  • Tiếp tục tưới 1 ít nước lên trên tấm khăn.
  • Sau đó dùng đĩa úp lên trên và đem vào khu vực không có ánh nắng.

Chỉ cần như vậy, 2 đến 3 ngày sau là bạn đã có một phần giá đỗ vừa ngon vừa tiết kiệm   sạch sẽ và an toàn. Cách làm giá đỗ mập bằng khăn bông là cách làm khá tiết kiệm, vì khăn bông  có thể dùng cho 6-7 lần trồng rồi mới thay khăn mới.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam