Lưu ý yếu tố môi trường khi thả tôm sú giống

Việc đảm bảo tỷ lệ sống của tôm giai đoạn mới thả là rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất sau này của tôm nuôi. Vì vậy, cần điều chỉnh các yếu tố môi trường ở mức tối ưu khi thả giống.

Màu nước, độ trong

Màu nước và độ trong là hai chỉ tiêu đánh giá tình trạng môi trường sống của tôm nuôi; đồng thời là căn cứ để theo dõi và điều chỉnh chất lượng nước phù hợp tôm giống khi thả. Nếu độ trong quá cao (> 50 cm), ao nuôi sẽ rất nghèo dinh dưỡng, không đủ lượng thức ăn tự nhiên cho tôm. Hơn nữa, chất lượng nước không ổn định, pH thấp, rong và tảo đáy phát triển mạnh, tôm giống dễ bị sốc và chậm lớn. Nếu độ trong quá thấp do mật độ tảo dày dễ làm cho độ pH trong ao nuôi tăng cao (pH > 9) vào buổi trưa và chiều. Khi thả tôm giống, độ trong của nước thấp do mật độ tảo lớn, chu kỳ nở hoa của tảo trong ao nuôi sẽ xảy ra sau khi phát triển đến đỉnh sau khi nuôi trong thời gian ngắn. Cần có biện phắp khắc phục để giảm mật độ tảo trước khi thả giống. Cùng với độ trong, màu nước là yếu tố vật lý người nuôi cần quan tâm trước khi thả giống. Nên thả giống khi thấy nước có màu xanh nõn chuối hay màu nâu và độ trong 30 – 40 cm.

pH

Có thể thả tôm giống khi pH 7,5 – 8,5 (tốt nhất là 7,8 – 8), dao động giữa sáng và chiều không quá 0,5. Khi pH quá cao hoặc quá thấp so với mức thích hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự duy trì cân bằng pH của máu trong cơ thể tôm, rất dễ gây sốc cho tôm giống, tôm giống chết khi pH < 4 và pH > 11, ở mức pH 4 – 7 và 9 – 11 tôm rất chậm lớn, dễ cảm nhiễm bệnh. Hơn nữa pH thấp có thể làm tổn thương phần phụ, mang, ảnh hưởng đến quá trình lột xác và cứng vỏ. Ngoài ra còn làm tăng khả năng gây độc của khí H2S và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, làm cho mang tôm tiết ra nhiều chất nhầy, giảm sức đề kháng của tôm. Khi pH tăng cao (> 9) sẽ làm cho các tế bào ở mang và các mô của tôm bị phá hủy; đồng thời làm tăng tính độc của khí amoniac (NH3) trong môi trường nước.

Độ kiềm

Độ kiềm giữ vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của hệ sinh thái ao nuôi. Đây được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng có tác dụng làm giảm sự biến động của pH nước, hạn chế tác hại các chất độc có sẵn trong nước tránh gây sốc bất lợi cho tôm nuôi. Độ kiềm thích hợp trong nuôi tôm là 80 – 120 mg/l, cũng là mức thích hợp khi thả tôm giống. Khi độ kiềm thấp hơn mức này thì pH dễ biến động, tôm bị mềm vỏ; nhưng khi độ kiềm cao quá thì tôm khó lột xác.

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho tôm là 28 – 320C; nhưng chỉ nên thả giống khi nhiệt độ dưới 300C, lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tôm sú là động vật biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường sống), chúng không có khả năng ổn định nhiệt độ trong cơ thể; sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bắt mồi, làm mất cân bằng pH trong máu, thay đổi chức năng điều hoà áp suất thẩm thấu, làm rối loạn hô hấp và quá trình chuyển hoá vật chất bên trong cơ thể của nó, sinh lý bị rối loạn biểu hiện bên ngoài là cong thân, đục cơ, tôm ít hoạt động, nằm im và tăng cường hô hấp, rất dễ nhiễm bệnh, rủi ro sẽ rất lớn.

  thả tôm sú giống

Khi thả tôm, cần thả cả bao tôm giống xuống ao nuôi 15 – 20 phút khi nhiệt độ trong bao vận chuyển giống bằng với nhiệt độ ngoài môi trường nuôi. Sau đó bắt đầu mở bao tôm giống ra, tạt nước ngoài môi trường vào bao, rồi từ từ thả tôm giống ra ngoài ao nuôi.

Độ mặn

Độ mặn thích hợp nhất cho tôm sú là 8 – 20‰. Độ mặn giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu giữa nguyên sinh chất của tôm sú và nước. Độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của tôm nuôi sẽ gây ra các phản ứng sốc cho cơ thể, làm giảm khả năng kháng bệnh của chúng. Độ mặn còn ảnh hưởng đến độ kiềm và độ pH, khả năng sinh trưởng của tôm. Đối với những vùng có độ mặn cao hơn 25‰ không phù hợp cho phát triển của tôm nuôi và dễ xảy ra dịch bệnh, cần chủ động bổ sung nguồn nước ngọt để có độ mặn phù hợp trước khi thả tôm giống. Vùng không có điều kiện thì hạn chế thả tôm giống hoặc thả vào thời điểm đón mùa mưa.

Trong ao nuôi tôm, độ mặn có thể tăng nhanh do hiện tượng bốc hơi nước (thường vào mùa khô) hoặc có thể giảm cục bộ do mưa (thường vào mùa mưa). Vì vậy trước khi thả tôm giống cần đo độ mặn để lên kế hoạch thuần tôm cho phù hợp.

Ôxy hòa tan

Hàm lượng ôxy hòa tan ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của tôm nuôi ngay trong 10 ngày đầu. Sau khi thả giống, tôm thường bị yếu hơn do vận chuyển và phải thích nghi môi trường sống mới. Vì vậy, cần chạy máy quạt nước trước khi thả tôm giống khoảng 8 giờ, đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan được bão hòa, và tắt quạt nước trước khi thả tôm 1 giờ mà hàm lượng ôxy hòa tan lúc thả tối thiểu đạt 4 mg/lít.

Hàm lượng khí độc

Trước khi thả tôm giống cần đo hàm lượng khí độc trong ao nuôi. Chỉ thả giống khi hàm lượng H2S < 0,01 mg/lít và NH3 < 0,1 mg/lít. Khi hàm lượng khí độc cao quá mức cho phép, dễ gây sốc cho tôm giống, thậm chí có thể gây chết hàng loạt.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hạn chế stress trên tôm

Trong nuôi tôm, có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển, gây tình trạng stress ở tôm và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi. Do đó, thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế stress cho tôm là vô cùng quan trọng.

  1. Khái niệm

Stress là trạng thái mất cân bằng nội mô của cơ thể, là một trạng thái sinh lý không bình thường gây ra do tác động của các yếu tố bất lợi của môi trường ngoài hay trong cơ thể. Các yếu tố này gọi là tác nhân stress. Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, có tác nhân stress mà cơ thể không duy trì được cân bằng nội mô thì con vật sẽ lâm vào trạng thái stress và phải trải qua quá trình stress để tiến tới thích nghi với ngoại cảnh mới. Đây chỉ là một quan điểm, vì định nghĩa chính xác về stress vẫn còn vượt quá sự hiểu biết của các nhà khoa học, mặc dù đã có nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này.

kiểm tra tôm trong quá trình nuôi

Thế nhưng, không phải loại tác nhân gây stress nào cũng có hại, trong thực tế sản xuất, con người đã lợi dụng, khai thác các yếu tố stress để kích thích vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhiều, đẻ sớm, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm như bổ sung thêm các loại thuốc bổ, premix khoáng, acid amin… sử dụng chế độ màu sắc, cường độ ánh sáng phù hợp, tăng thời gian chiếu sáng để vật nuôi nhanh lên giống, tăng tỷ lệ trứng rụng… Ngày nay trong chăn nuôi công nghiệp, các yếu tố stress có lợi này đang được khai thác áp dụng rất nhiều để nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh.

  1. Tác nhân và ảnh hưởng

Trong nuôi tôm, các tác nhân gây stress bao gồm: thay đổi thời tiết, khí hậu, thay đổi thức ăn đột ngột, nuôi ghép, vận chuyển, nuôi nhốt, dùng thuốc quá liều quy định, chất lượng nước kém…. tất cả những yếu tố đó đều gây bất lợi cho con vật hay còn gọi là con vật bị stress làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển bình thường. Cụ thể, đối với tôm nuôi, các yếu tố có thể gây stress trong ao nuôi như: Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, pH, độ mặn, mưa liên tục, nắng nóng kéo dài; quá trình vận chuyển tôm giống, sang tôm; mật độ thả tôm dày; thiếu ôxy, nồng độ CO2 cao; NH3, H2S cao; chất rắn lơ lửng, hàm lượng kim loại nặng trong ao cao; độc tố do nấm, vi khuẩn; thuốc trừ sâu; tôm thường xuyên bị thiếu dinh dưỡng; quá trình lột xác; Xử lý nước bằng hóa chất quá liều hoặc hóa chất gây độc cho tôm; tôm bị nhiễm bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn hay virus…

Tôm bị stress có thể giảm ăn đôi khi bỏ ăn, màu sắc cơ thể bất thường như hồng nhạt, tím nhạt hoặc sẫm màu hơn so với bình thường; tôm dễ bị cong thân, đục cơ. Stress xảy ra phổ biến ở tất cả các ao tôm, đặc biệt là nuôi thâm canh. Stress gây hại thầm lặng nhưng nguy hiểm bởi khi tôm bị stress, trao đổi chất bị rối loạn dẫn đến mất khoáng, giảm hấp thu dưỡng chất, tiêu hóa giảm; bơi lội kém, giảm bắt mồi; tăng trưởng chậm, giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh và tệ hại hơn là tôm bị chết.

  1. Biện pháp hạn chế

Tôm có thể bị stress từ bất cứ tác nhân nào trong quá trình nuôi. Do đó, chủ động thực hiện biện pháp phòng bệnh bằng các phương pháp nuôi an toàn sinh học ngay từ ban đầu là giải pháp cơ bản và mang lại hiệu quả tốt nhất cho tôm nuôi. Trong đó, phòng bệnh trong quá trình nuôi bao gồm: thực hiện tốt việc quản lý con giống, thức ăn, nguồn nước và theo dõi sức khỏe tôm nuôi. Các biện pháp như:  Chọn tôm giống sạch bệnh, đã qua kiểm dịch; Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật trong nuôi tôm; Hạn chế các tác động xấu từ môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm như biến đổi của các yếu tố thủy lý, thủy hóa, sự gia tăng của mầm bệnh trong ao; Ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh từ nguồn giống không đảm bảo, chất lượng nước cấp không đạt yêu cầu, quá trình xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài do vệ sinh ao nuôi, trang trại chưa phù hợp…; Áp dụng nghiêm ngặt các giải pháp quản lý việc sử dụng thuốc và hoá chất: Chỉ sử dụng khi thật cần thiết, không lạm dụng; Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất được phép; Cần bảo quản thuốc, hóa chất đúng cách; Ghi chép cẩn thận mọi thông tin liên quan đến việc sử dụng thuốc, hóa chất; Quan sát hoạt động của tôm trong ao, biểu hiện của tôm vào sàng ăn, các dấu hiệu cảm quan như tình trạng thức ăn trong ruột, các dấu hiệu bên ngoài khác…

Bên cạnh đó, theo dõi dấu hiệu lột xác để kiểm soát chặt chẽ độ kiềm của nước, đảm bảo chất lượng nước để tôm phát triển tốt, tăng trọng tối đa và hình thành vỏ mới sau mỗi lần lột xác, đồng thời tăng khối lượng, chất lượng tôm trước khi thu hoạch; Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh, quản lý tốt màu nước ao; Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của tôm bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung một số sản phẩm như beta – glucan, Vitamin C, A, E… vào thức ăn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Tìm hiểu về bệnh ở cá ngừ nuôi lồng và biện pháp phòng trị

Cá ngừ đại dương là một trong các đối tượng thủy sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, đứng hàng thứ ba về giá trị xuất khẩu sau tôm sú và cá tra/cá basa. Tuy nhiên, sản phẩm cá ngừ dành cho xuất khẩu hiện nay đều được khai thác từ ngoài biển khơi.

 cá ngừ nuôi lồng

Cho đến nay, ở nước ta chưa có nghề nuôi cá ngừ đại dương. Nói chính xác hơn, đã có một vài doanh nghiệp tiến hành nuôi thử nghiệm cá ngừ trong lồng lưới ở ngoài vịnh và bước đầu đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá.

Do vậy, để đáp ứng đòi hỏi của tiêu thụ nội địa và chủ động trong việc tạo nguồn nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, gia tăng giá trị cho sản phẩm và giảm áp lực lên khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, trong tương lai rất cần hình thành và phát triển nuôi cá ngừ đại dương – một nghề mang lại nhiều lợi ích cả về phương diện kinh tế và xã hội.

Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu nuôi thương phẩm cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) và cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) tại Việt Nam”, nhóm cán bộ nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hải sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã tiến hành nuôi cá ngừ trong lồng đặt tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Trong thời gian nuôi đã phát hiện một số cá thể bị chết vì những nguyên nhân khác nhau như cá bị mắc lưới hoặc cá có dấu hiệu bị bệnh. Ngoài ra, cũng có những cá thể bị chết không rõ vì lý do gì (?).

Riêng đối với cá ngừ bị chết do có dấu hiệu bệnh lý, đề tài đã tiến hành thu mẫu để tìm hiểu các bệnh thường gặp ở cá nuôi lồng như bệnh ký sinh trùng, bệnh vi khuẩn, bệnh nấm, bệnh virus, và nhận thấy cá ngừ nuôi chủ yếu mắc bệnh ký sinh trùng. Bên cạnh đó còn một số cá thể mắc bệnh vi khuẩn.

  1. Bệnh ký sinh trùng

Cá ngừ nuôi lồng bị nhiễm ký sinh trùng thường có các dấu hiệu bệnh lý sau: Cá xuất hiện các vết thương ở trên thân cá và có biểu hiện ngứa ngáy, bơi nhanh xung quanh lồng rồi bơi lên mặt lồng, thỉnh thoảng bắt gặp cá bị mù mắt (được gọi là hiện tượng “nổ mắt”).

Đã phát hiện 3 loài ký sinh trùng nhiễm trên cá ngừ nuôi lồng có dấu hiệu bệnh được thu mẫu, gồm: trùng quả dưa nước mặn Cryptocaryon irritans ký sinh ở mang cá với tỷ lệ nhiễm là 36%, trùng lông Paranophrys sp. ký sinh ở mang và da cá với tỷ lệ nhiễm 28%, và rận cá Caligus sp. ký sinh ở da cá với tỷ lệ nhiễm 24%. Cả 3 loài ký sinh trùng này đều nhiễm trên cá ngừ nuôi với cường độ thấp. Điều đáng nói là chỉ phát hiện thấy cá ngừ nuôi bị nhiễm ký sinh trùng khi chúng có kích cỡ dưới 15 kg và vào những lúc môi trường nước biển bị đục, độ trong của nước thấp (chỉ từ 1,5 đến 2 mét).

  1. Bệnh vi khuẩn

Cá ngừ nuôi lồng mắc bệnh vi khuẩn do bị nhiễm Vibro sp. gây bệnh xuất huyết, và thường xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý như vây bị ăn mòn, thối rữa, mắt bị lồi và xuất huyết. Khi mổ cá thấy cá có dấu hiệu đặc trưng của bệnh do vi khuẩn gây ra là dưới cơ thịt cá bị xuất huyết.

* Một số biện pháp phòng trị bệnh cho cá ngừ nuôi lồng:   

Công tác quản lý sức khỏe và phòng trị bệnh cho các đối tượng thủy sản nuôi là rất cần thiết nhằm tránh rủi ro vì dịch bệnh gây ra, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi và tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Với cá ngừ nuôi lồng cũng vậy. Trong quá trình nuôi cá, phải theo dõi chặt chẽ chế độ cho ăn hàng ngày, quan sát mọi hoạt động của cá để có những biện pháp xử lý đúng và kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, do cá ngừ có đặc điểm bơi liên tục và với tốc độ cao nên nếu xảy ra hiện tượng cá bị bệnh, người nuôi sẽ vô cùng khó khăn (nếu không nói là không thể thực hiện được) khi bắt cá ra khỏi lồng để chữa trị. Do đó, một việc vô cùng quan trọng là phải tích cực phòng bệnh và nâng cao sức đề kháng với bệnh của cá ngừ nuôi.

Để phòng trị bệnh cho cá ngừ nuôi, cần áp dụng một số biện pháp sau:

– Khử trùng khu vực nuôi cá: Treo thuốc khử trùng dạng viên sủi có hoạt chất chính là trichloisocyanuric axit ở xung quanh lồng, với liều lượng 4 viên (100 gam) cho một lồng hình trụ tròn (đường kính 16 mét, chu vi miệng lồng 50 mét, chiều cao lưới 10 mét) để khử trùng vùng nuôi. Việc treo thuốc được thực hiện liên tục trong suốt thời gian nuôi cá.

– Nâng cao sức đề kháng và phòng bệnh cho cá nuôi bằng cách bổ sung các vitamin C và E vào thức ăn của cá 2 lần mỗi tuần với liều lượng bằng 0,5% khối lượng thức ăn cho cá.

– Cần đặt lồng nuôi cá ngừ ở vùng nước có độ trong lớn (thường trên 5 mét) và xa các khu vực nuôi cá lồng bè khác. Cũng cần sử dụng lồng nuôi có kích thước lớn hơn, chu vi miệng lồng hơn 100 mét, để cá ngừ có khoảng không gian bơi lội rộng hơn, phù hợp với đặc điểm vận động của cá, giảm nguy cơ cá lao đầu vào lưới xung quanh lồng và bị chết.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Dùng cá rô phi để lọc nước cho ao nuôi tôm

Với cơ chế hút thức ăn trong môi trường nước, cá rô phi được mệnh danh là “máy lọc nước sinh học”. Do đó, loại cá này được tận dụng thả trong ao lắng, lọc lấy nước sạch để bơm vào bể nuôi tôm.

nuôi cá rô phi lọc nước cho ao tôm

Cá rô phi có thể sống ở cả môi trường nước ngọt, nước lợ lẫn nước mặn. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại thực vật gồm tảo sợi, tảo đơn bào, rong cỏ, mùn bã hữu cơ và một số động vật nhỏ. Điểm đặc biệt của loại cá này là phần mang tiết ra nhiều chất nhầy để bắt các hạt lơ lửng trong nước, tạo thành cục nhầy dính đầy tảo, động vật phù du, thức ăn hữu cơ… làm thức ăn.

Với cơ chế hút thức ăn trong môi trường nước, rô phi được mệnh danh là “máy lọc nước sinh học”. Dựa vào đặc tính này, các nhà khoa học đã phát kiến ra biện pháp thả cá rô phi trong ao lắng để nuôi tôm, hay còn gọi là biện pháp nuôi tôm nước xanh. Cách làm này vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa tạo ra nguồn nước sạch cho nuôi trồng thủy sản.

Cụ thể, các điểm nuôi tôm sẽ được thiết kế theo mô hình tuần hoàn gồm: ao nuôi tôm, ao chứa nước thải và ao lắng. Nước bơm trực tiếp từ các nguồn tự nhiên như ao, hồ, sông… sẽ được trữ trong ao lắng. Tại đây, người dân tiến hành thả cá rô phi trong khoảng một tháng. Trong suốt thời gian này, cá không được cho ăn, thay vào đó, chúng sẽ sử dụng nguồn thức ăn là xác tôm, cá, động vật thủy sản chết và các loại tảo có trong nước. Việc làm này giúp tạo ổn định cho môi trường nước, hạn chế sự phát tán của các sinh vật gây bệnh từ bên ngoài.

Nước sau khi lọc được bơm vào ao nuôi tôm. Trong quá trình nuôi, người dân bổ sung nguồn nước từ ao lắng vào ao nuôi định kỳ một lần mỗi tuần. Khi nước ở ao nuôi tôm có dấu hiệu chuyển màu, người nuôi tiến hành bơm nước ra ao thải. Tại đây, nước được lắng cặn một phần rồi cho chảy sang ao lắng thả cá rô phi. Cứ như vậy, nước được tuần hoàn và tái sử dụng, hạn chế việc xả ra môi trường.

Ở nước ta, mô hình nuôi cá rô phi trong ao lắng xuất hiện từ năm 2010 tại một số tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu… Phương pháp này giúp cải thiện môi trường ao nuôi, giảm thiểu dịch bệnh; giúp tôm sinh trưởng và phát triển ổn định. Ngoài ra, cá rô phi sau khi nuôi một thời gian có thể cho thu hoạch, giúp bà con tăng thêm thu nhập. Như vậy, mô hình nuôi cá rô phi trong ao lắng không chỉ giúp tăng năng suất tôm mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế kép cho bà con.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

Tôm càng xanh nuôi trên ruộng lúa là mô hình đang cho thấy hiệu quả về kinh tế, nông dân nhiều nơi trong tỉnh muốn mở rộng diện tích nuôi đối tượng dễ tính và nhiều hấp dẫn này. Tuy nhiên bà con nên tìm hiểu rõ thêm về đời sống của tôm càng xanh để có sự chăm sóc tốt nhằm tăng năng suất.

nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

Theo các tài liệu, trong tự nhiên, vòng đời của tôm càng xanh có 4 giai đoạn rõ ràng là trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Tôm trưởng thành sống ở vùng nước ngọt, nhưng sau đó chúng di cư ra vùng nước lợ đẻ (có độ mặn 6 – 18‰) và ấu trùng nở ra sống phù du trong nước lợ. Khi hoàn thành 11 lần lột xác để thành tôm con thì tôm di chuyển dần vào trong vùng nước ngọt.

Về môi trường sống, tôm càng xanh là loài thích nghi với biên độ nhiệt rộng từ 18 – 34oC, nhiệt độ tốt nhất là 26 – 31oC; cần ánh sáng vừa phải, ánh sáng cao sẽ ức chế hoạt động của tôm, do vậy ban ngày tôm xuống đáy thủy vực trú ẩn, ban đêm hoạt động tìm mồi; mức pH thích hợp nhất là 6.5 – 8.5, pH dưới 5 thì tôm hoạt động yếu và chết sau 6 giờ. Khi gặp môi trường có pH thấp, tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, mang và các phụ bộ bị lở loét, tôm bơi lội chậm chạp và chết sau đó. Môi trường sống phải có ôxy hòa tan > 3 mg/l, dưới mức này tôm hoạt động yếu, tập trung ven bờ, nổi đầu và chết sau vài giờ. Tôm cũng thích hợp ở nồng độ muối từ 0 – 16‰, tôm trưởng thành sinh trưởng tốt ở vùng cửa sông, ven biển.

Về giới tính, tôm đực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, đầu ngực to hơn và khoang bụng hẹp hơn. Đôi càng thứ hai to, dài và thô. Ở con đực còn có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai. Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30mm và hoàn chỉnh khi tôm đạt 70mm. Ngoài ra, ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất còn có điểm cứng. Cơ quan sinh dục trong của con đực gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút. Tôm cái thường mang trứng sớm, ít ăn, chậm lớn nên có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon, có 3 tấm bụng đầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng làm buồng ấp trứng.

Về tập tính ăn, tôm càng xanh xác định thức ăn bằng mùi và màu sắc, tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác (râu). Là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn. Hình dạng và mùi vị thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng tôm đến bắt mồi, nên điều này rất quan trọng trong việc chế biến thức ăn cho tôm.

Tôm thường bò trên mặt đáy ao, bắt mồi nhiều vào chiều tối và sáng sớm, dùng càng nhỏ đưa mồi vào miệng. Trong thời gian ấp trứng, tôm cái có thể nhịn ăn vài ba ngày. Tôm càng xanh có đặc tính loài đáng lưu ý là nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, nên khi nuôi tôm thương phẩm phải đề phòng hiện tượng này để có giải pháp thích hợp.

Tôm càng xanh trưởng thành thường kiếm ăn ở tầng đáy, tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác, chúng dùng râu quét ngang dọc phía trước hướng di chuyển. Trong quá trình tìm thức ăn, tôm có tính tranh giành cao, cá thể nhỏ thường tránh xa đàn hay khi tìm được một miếng thức ăn thì di chuyển đi nơi khác, trong khi đó con lớn vẫn chiếm chỗ và đánh đuổi tôm nhỏ. Ngoài ra, tôm còn ăn đồng loại khi thiếu thức ăn hay bị mềm yếu nên trong vùng nuôi cần có những bó chà để tôm trú ngụ khi lột.

Về lột xác, giống như các loài giáp xác khác, để sinh trưởng, tôm càng xanh đều phải lột vỏ theo chu kỳ, sau mỗi lần lột xác là sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng. Tốc độ sinh trưởng của tôm đực và cái gần như tương đương nhau, cho tới khi chúng đạt kích cỡ 35 – 50g, sau đó khác nhau rõ theo giới tính, tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng có thể gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi, nên có hiện tượng thường thấy trong nuôi tôm càng xanh là sự phân đàn khá rõ, kể cả trong cùng một nhóm giới tính. Đây là ưu điểm của tôm càng xanh toàn đực.

Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh sẽ tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường… Khi tôm tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng và tới chu kỳ lột xác thì lớp vỏ mới hình thành dần dưới lớp vỏ cũ, lớp này rất mỏng, mềm. Khi lớp vỏ mới phát triển đầy đủ thì tôm tìm nơi vắng và giàu ôxy để lột vỏ. Khi lớp vỏ cũ lột đi, vỏ mới còn mềm và co giãn được. Dưới áp lực của khối mô cơ lâu ngày bị ép bởi lớp vỏ cũ, cơ thể tôm bấy giờ giãn nở, lớn lên nhiều và khác hẳn với lúc trước khi lột xác. Lớp vỏ mới cứng dần sau 3 – 6 giờ và tôm sẽ hoạt động lại bình thường sau đó.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Mô hình chăn nuôi mới

Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn đã triển khai bốn mô hình chăn nuôi gà thả đồi với quy mô mỗi mô hình 1.000 con/lứa nuôi, giống gà nuôi là giống J-DABACO.

Các mô hình, được triển khai tại huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn, đã cho kết quả cao, mở ra hướng phát triển kinh tế chăn nuôi cho người dân nơi đây.

Mô hình được triển khai với mục tiêu khai thác điều kiện đất đai, đồi bãi sẵn có dưới tán cây ăn quả, cây lâm nghiệp để kết hợp phát triển chăn nuôi gà và chăm sóc cây ăn quả, cây lâm nghiệp; thay đổi dần tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng ít, chuyển sang chăn nuôi trang trại tập trung với số lượng lớn theo hướng sản xuất hàng hóa; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gà thả đồi theo hướng án toàn sinh học, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Bắc Kạn: Thử nghiệm mô hình chăn nuôi gà thả đồiMô hình chăn nuôi mới

Tham gia thực hiện mô hình, các hộ chăn nuôi được Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm phối hợp với Chi cục Thú y tập huấn kỹ thuật nuôi gà J-DABACO; hỗ trợ 50% chi phí mua gà giống, thức ăn trong tháng đầu; 100% kinh phí mua vắcxin phòng chống dịch bệnh, kháng sinh và thuốc bổ; 100% kinh phí mua thuốc sát trùng trong chu kỳ nuôi.

Qua theo dõi thực tế, cả bốn mô hình chăn nuôi gà đồi đã thành công bước đầu Các hộ chăn nuôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn, sau 90 ngày tuổi, đàn gà nuôi đạt khối lượng trung bình gần 2kg/con và đã cho thu nhập.

Đánh giá về mô hình, ông Đỗ Xuân Việt, Giám đốc Trung tâm khẳng định, mô hình đã thành công bước đầu với kết quả đạt tỷ lệ sống cao, không xảy ra dịch bệnh.

Thông qua mô hình, người dân được tiếp cận quy trình chăn nuôi gà thả đồi với số lượng lớn theo hướng an toàn sinh học, có thể áp dụng chăn nuôi quy mô lớn, sản xuất hàng hóa.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cà chua bi

Cà chua bi tuy quả nhỏ, nhưng rất dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả. Cây cà chua có thể phát triển được ở bất cứ nơi nào, chỉ cần chú ý một chút tới các công đoạn kỹ thuật trồng cây, người trồng sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.

Cà chua bi

Cà chua bi là một loại trái cây nhỏ, có hình dạng quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp, vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thường. Ngoài ra, cây cà chua bi còn được trồng trong chậu, vừa mang lại sản phẩm cây trái, lại vừa trang trí cho các khu ban công, hay hiên vườn,…

Cây và hạt cà chua giống

Bạn lựa chọn giống cà chua muốn trồng, nếu lần đầu tiên thì nên chọn giống phổ biến, được nhiều người ưa chuộng trồng là cà chua hữu cơ. Cây giống 1 tháng tuổi có thể mua tại cửa hàng cây, nếu bạn gieo cà chua từ hạt thì ươm hạt trước 1 tháng để có cây con đúng vụ.

Cà chua bi trồng 3 vụ trọng năm được phân bổ như sau:

  • Vụ xuân-hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6.
  • Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10.
  • Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3.
  • Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1.

Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-25 ngày tuổi khi cây có 3-5 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh.

Có thể gieo hạt vào bầu hoặc khay xốp

Đất trồng

Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng bạn nên tham khảo các loại đất hữu cơ vừa sạch sẽ, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng trong chậu. Cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ. Cách đơn giản là bạn trộn đất và trấu cùng phân phân gà (có loại phân hữu cơ nào dùng loại đó). Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.

Ánh sáng

Cà chua là cây ưa sáng, vì thế mà vị trí trồng lý tưởng nhất cho cây cà chua là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 – 7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất nhiều ánh nắng ấm áp để có hương vị thơm ngon.

Kỹ thuật trồng

1.Chuẩn bị hạt

Chọn hạt phù hợp với vùng sinh thái và mùa vụ định trồng.

Xử lý hạt trước khi gieo: ngâm hạt vào nước ấm khoảng 45-50oC (xử lý 3 sôi : 2 lạnh), thời gian 2 – 3 giờ sau đó để ráo nước rồi cho vào khan vải ngâm ủ ở nhiệt độ 25 – 30 oC cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

2. Gieo hạt

Có thể gieo hạt vào túi bầu, khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với số lượng 40- 60 hốc/khay, trên khay có các lỗ bầu,đường kính 4,0- 5,5cm.

Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng

Giá thể: Hỗn hợp giá thể đưa vào khay ươm có thể trộn theo các công thức sau:

  • Đất : Bột xơ dừa : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1: 1: 1
  • Trấu hun : Đất : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 3: 4:3.

Gieo hạt: Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt.

Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng).

3. Trồng và chăm sóc

Cây con có 4-5 lá thật, cao 10-12 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra chậu.

Những cây cà chua có hình thái rễ chạy dọc lên cả phần thân, do đó bạn có thể trồng chúng sâu xuống đất, chỉ để phần lá non nổi trên mặt đất.

Cây con

Cây cà chua có hình thái rễ chạy dọc lên cả phần thân

Cây con có 4-5 lá thật, cao 10-12 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra chậu.

Tưới nước thường xuyên

Thường xuyên tưới nước cho cây cà chua trong 1 – 2 tuần đầu tiên luôn luôn là một ý tưởng hay để giúp chúng cứng cáp và sinh trưởng tốt hơn. Cây cà chua dễ bị khô hạn khi chúng còn non.

Cà chua được 20 – 25 ngày cho thể sang chậu khi cây được 2 – 3 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh. Cà chua bị bạn có thể trồng trong chậu, thùng xốp, vườn đều được. Trồng trong chậu, chậu phải sâu 20cm.

Cây cà chua con ưa ẩm nên cần phải tưới nước thường xuyên

Chú ý:

Giữ ẩm cho đất không phải là tưới nước liên tục. Nếu đất bị sũng nước sẽ giết chết bộ rễ và tạo điều kiện để nấm phát triển, nhất là khi trời thực sự ấm áp hoặc nóng.

Tưới nước tập trung từ phần thân trở xuống, tưới đều quanh cây sẽ tốt hơn là tưới trực tiếp lên phần lá. Vì cách tưới này sẽ khuyến khích một số bệnh dễ gặp ở cây cà chua phát triển.

Tăng dần lượng nước tưới sau 10 ngày và đảm bảo rằng cây nhận khoảng 7.5 lít nước mỗi tuần, bắt đầu từ cuối tuần thứ 2 sau khi trồng.

Tưới nước sâu cho cây từ 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần tưới từ 3 – 4 lít nước. Có thể tăng lượng nước nếu cây lớn hơn và thời tiết nóng hơn. Trong trường hợp thời tiết quá khô và nóng, bạn có thể tưới nước thường xuyên hơn so với mức tiêu chuẩn.

Làm giàn

Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc bạn cần làm giàn hoặc cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả. Kích cỡ của cọc đỡ hay giàn tùy thuộc vào loại cây cà chua mà bạn lựa chọn để trồng. Nếu chỉ trồng trong chậu nhỏ với cây cà chua anh đào thì chỉ cần một cái cọc dựng lên để đỡ cây, nhưng nếu là giống cây giống lớn hoặc trồng trong vườn thì phải dựng giàn đỡ, khung đỡ nhé.

Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc bạn cần làm giàn hoặc cọc để đỡ thân cây

Giàn chữ A với 3 nẹp ngang hay thanh sắt vòng tròn quanh chậu, cao 1,6-1,7m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giàn.

Làm cho cây sai quả và bền cây: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.

Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng.

Chú ý:

Tưới nước đủ ẩm cho cà chua, không để cà chua bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyên phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.

Thường xuyên tỉa bỏ các lá già, lá sâu bệnh giúp cây thông thoáng, giảm sâu bệnh.

Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.

Với cà chua sinh trưởng hữu hạn: Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 – 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

Quả sẽ xuất hiện từ khoảng 45-90 ngày tính từ thời điểm trồng cây xuống đất

Thu hoạch

Quả sẽ xuất hiện từ khoảng 45-90 ngày tính từ thời điểm trồng cây xuống đất. Ban đầu quả sẽ có màu xanh, sau đó là vàng, hồng và cuối cùng là đỏ đậm. Chất lượng quả cao nhất khi quả chuyển sang giai đoạn chín hoàn toàn (đỏ đậm). Khi quả chín hãy dùng dao hoặc kéo cắt quả. Hoặc có thể hái sớm hơn, giữ trong nhà để quả tự chín

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật trồng cây mùi tàu trị bệnh trong chậu

Đặc điểm thực vật học

Tên tiếng Anh của rau mùi tàu là Sawtooth Coriander, tên khoa học: Eryngium foetidum (L). Cây ngò gai có kỹ thuật trồng cây rất dễ. Ưu điểm của cây là chịu râm, có thể bố trí trồng xen canh với các loại cây màu, cây lâu năm khác. Cây ngò gai thuộc cây thân thảo, thấp. Thân đơn độc, chia cành ở ngọn. Cây cao trung bình khoảng 1 5 – 25 cm.

Công dụng

Cây mùi tàu có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản
Cây mùi tàu có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản

Từ xưa đến nay, cây ngò gai được tận dụng làm gia vị, là nguồn dược liệu quý giá. Cây mùi tàu được xem như loại rau dùng để ăn sống hoặc chế biến với những loại thực phẩm khác để kích thích ăn ngon miệng vì mùi thơm nhẹ nhàng của chúng. Ngoài ra, ngò gai còn được dùng để làm thuốc như chữa sổ mũi, đau tức ngực, chữa rối loạn tiêu hoá, viêm ruột…

Kỹ thuật trồng cây

Cây ngò gai ít bị ảnh hưởng của thời tiết, canh tác không theo mùa vụ nên người dân có thể chủ động mùa vụ và trồng được 2 vụ/năm. Trồng ngò gai chủ yếu bằng hạt. Hạt ngò gai dễ mọc nên gieo thẳng trực tiếp trên luống, liếp. Lượng hạt giống từ 3 – 5 kg cho 1.000 m2.

Người dân có thể trồng cây trong chậu để tiết kiệm diện tíchNgười dân có thể trồng cây trong chậu để tiết kiệm diện tích

Khi gieo xong, người trồng nên rải thuốc trừ kiến, dế, mối trong đất và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để tạo ẩm độ giúp hạt nẩy mầm nhanh, tưới nước để giữ ẩm độ. Khoảng một tuần sau, hạt sẽ nảy mầm.

Ngò gai là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất là đất nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Trước khi gieo hạt, người dân nên cày bừa làm đất thật nhỏ, lên liếp rộng 1 – 1,2m, cao 15 – 20cm, chiều dài liếp tuỳ theo kích thước vườn. Các liếp cách nhau 0,3 – 0,4m.

Rau mùi tàu là gia vị thiết yếu trong nhiều món ăn
Rau mùi tàu là gia vị thiết yếu trong nhiều món ăn

Bón phân (tính cho 1.000m2) gồm bón lót (bón trước khi gieo, ngay sau khi lần làm đất sau cùng, bón 400 – 500kg phân chuồng và 20 – 30kg NPK tỷ lệ 20 : 20 : 15.Sau khi rãi phân xong, người trồng cần xới đất lại lần nữa để trộn phân vào đất) và bón thúc (sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần, cây cần được bón 5kg Urê và 10kg super lân, kết hợp với việc tỉa dặm cây. Bà con có thể bón phân bằng cách pha vào nước rồi tưới).

Sau khi tưới phân, người dân nên tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá. Do đọt non của cây ngò gai nằm sát với mặt đất, vì thế bà con không được để cho đất cát, bùn bao phủ trên đọt non dễ làm cho đọt bị thối chết.

Người dân có thể trồng cây trong chậ1u3 để tiết kiệm diện tích
Cây mùi tàu có tên gọi khác là ngò gai

Ngò gai dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước và bón phân. Cây ngò gai ưa ẩm ướt vì thế phải thường xuyên tưới nước cho cây, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm, đất bị khô hạn sẽ làm cho cây còi cọc, sinh trưởng phát triển kém.

Thu hoạch

Tùy mục đích sử dụng (dùng ăn sống hoặc làm thuốc). Nếu dùng ngò gai để ăn sống thì sau khi trồng khoảng 2 tháng là có thể nhổ để sử dụng. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 4 – 6 tháng. Năng suất từ 3,5 – 4 tấn/công (1.000m2 ).

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

2 cách trồng hành tây siêu đơn giản tại nhà

?

1. Trồng hành trong chai nhựa

Nếu gia đình bạn đông người và thường xuyên nấu ăn ngày 2 bữa thì đây là cách hợp lý nhất bạn nên thử. Chỉ mất khoảng một tuần và không tốn công chăm sóc, bạn sẽ có được một bình cây xanh tốt.

Trồng hành trong chai nhựa                               Cách trồng rất đơn giản theo các bước sau đây:

Bước 1: Bạn chỉ cần chuẩn bị một chai nhựa to khoảng 5 lít hoặc chai 2 lít, kích cỡ và số lượng to nhỏ tùy theo nhu cầu của gia đình.

Chuẩn bị chai nhựa

Bước 2: Tiếp theo, hãy khoan các lỗ nhỏ quanh bình với khoảng cách đều nhau và chiều rộng vừa đủ sao cho các nhánh lá có thể chui qua. Để tiện hơn cho việc trồng hành, bạn có thể cắt phần đầu của bình để việc trồng trọt được dễ dàng.

Khoan các lỗ nhỏ quanh bình với khoảng cách đều nhau

Bước 3: Trước tiên, bạn đổ 1 lớp đất mùn mịn khoảng 5-7cm xuống đáy bình, xếp lần lượt các củ hành xung quanh. Bạn cần lưu ý xếp sao cho phần rễ hướng vào trong, ngọn hướng ra phía lỗ trống đã khoan trước đó để hành mọc lá.

Đổ mùn vào bình và xếp hành

Bước 4: Sau khi xếp xong lớp hành đầu tiên, bạn đổ đất phủ lên lớp củ hành rồi xếp lần lướt các lớp củ – đất như ban đầu cho tới khi đầy bình.

Bình có thể xếp được nhiều lớp hành, mỗi lớp cách nhau một lớp mùn

Lưu ý:

Nếu bình trồng hành đã được cắt phần nắp bình thì bạn có thể đặt hành trên khắp nền đất ở lớp trên cùng như trong hình.

Bạn nhớ tưới nước bằng cách phun sương đều đặn vào các lỗ trống và đặt bình cây ở gần cửa sổ có ánh sáng tự nhiên.

Sau 1 tuần, gia đình sẽ có được một vườn hành xinh xắn, tươi ngon, thuận tiện khi cần nấu các món ăn có hành.

Sau một tuần hành sẽ bắt đầu mọc lá

Trồng hành tây trong chậu đất, thùng xốp

Chuẩn bị:

  • Đất: đất nhiều mùn, thoát nước tốt
  • Hành
  • Chậu, thùng xốp trồng có lỗ thoát nước.

Trồng hành trong chậu

Thực hiện:

Do hành trồng bằng gốc, nên người trồng cần chọn cây già, gốc to, lá cứng và không bị nhiễm sâu bệnh để trồng.

Trồng thành nhiều hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 20 cm, mỗi hốc trồng khoảng 2 tép. Chỉ nên cấy gốc hành xuống với độ sâu vừa phải – khoảng 3 cm, để giúp cho cây hành phát triển nhanh và mau nở bụi .

Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho cây và làm cỏ kịp thời để không ăn hết chất dinh dưỡng của hành.

Sau 30 – 40 ngày, cắt lá ăn dần và tiếp tục tưới nước, bón phân cho chậu cây.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật trồng rau sạch trong chậu xốp tại nhà đơn giản

Chuẩn bị vật dụng trồng rau

Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho kỹ thuật trồng cây, rau sạch tại nhà.Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho kỹ thuật trồng cây, rau sạch tại nhà.

Sử dụng các vật dụng đơn giản có trong gia đình để tạo nên các chậu trồng cây: Thùng xốp, hạt giống, đất, phân hữu cơ, gạch.

Với chậu xốp, cần khoét lỗ thoát nước, thường thì từ 6 đến 8 lỗ 1 chậu, không nên khoét to quá, sẽ làm trôi đất, nếu trồng các loại cây cần thoát nước nhanh, có thể dùng lưới thép hoặc lưới nhựa bịt các lỗ vừa khoét trong hộp, vừa đảm bảo thoát nước vừa không bị trôi đất.

Khoét lỗ cho thùng xốp trước khi trồng rau
Với chậu xốp, cần khoét lỗ thoát nước, thường thì từ 6 đến 8 lỗ 1 chậu.

Với các loại thau, chậu, rổ cũ, nên chọn loại nhựa để bền và dễ vệ sinh. Cũng cần đục lỗ giống như hộp xốp để thoát nước,với các loại rổ đã có lỗ, có thể lồng 2 chiếc vào nhau làm 1 chậu để trồng, sẽ bền và tránh mất đất. Tất cả các loại chậu để trồng cần tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất bằng cách kê cao 4 góc để cân bằng giúp dễ cây lưu thông thoáng.

Lưu ý: Gạch kê tránh lỗ hổng dưới đáy hộp

Ngâm ủ hạt giống, gieo hạt

Các loại hạt giống như: Rau dền, xà lách, rau cải,… tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước.

Hạt giống được ngâm đúng kỹ thuật trồng cây sẽ có tỉ lệ nảy mầm cao hơn.
Hạt giống được ngâm đúng kỹ thuật trồng cây sẽ có tỉ lệ nảy mầm cao hơn.

Tuy nhiên để đảm bảo hạt giống rau có tỷ lệ nảy mầm cao nhất nên ủ như sau:

  • Bước 1: Cần phải ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh từ 2 – 6h (hạt dầy vỏ ngâm lâu hơn hạt có vỏ mỏng).
  • Bước 2: Sau khi ngâm vớt hạt ra ủ lại bằng khăn vải từ 12 – 48h (tùy theo loại hạt).
  • Bước 3: Khi thấy hạt mọng nước và bắt đầu nứt vỏ hạt, lấy hạt ra khỏi khăn, sau đó rải đều hạt trên mặt khay. Khi gieo hạt nên trộn ít dầu hôi để tránh côn trùng tha. không nên để hạt ra rễ quá dài rồi mới đem gieo tránh tình trạng đứt rễ non.

Không gieo quá nhiều hạt giống vào một thùng, tránh tình trạng cây mọc lên sẽ dày năng suất sẽ không cao. Có thể trồng các loại rau thơm như bạc hà, húng,… cùng một thùng, tuy nhiên những loại cây như ớt, cà chua, dưa chuột,… nên trồng riêng ở các thùng khác nhau. Sau khi gieo hạt, dùng vải mỏng phủ lên đễ giữ ấm, kích thích hạt nảy mầm nhanh.

Gieo hạt trong thùng xốpKhông gieo quá nhiều hạt giống vào một thùng.

Chuẩn bị đất trồng

Hiện nay đã có một số loại đất sạch đóng túi, chuyên phục vụ nhu cầu trồng rau trong nhà. Nếu không, có thể chuẩn bị đất bằng cách, lót 1 lớp giá thế như xơ dừa, các loại xơ quả vừa dễ thoát nước mà vẫn giữ lại các chất dinh dưỡng tốt cho cây. Trên đây là lớp đất thịt pha trộn với phân chuồng hoại mục, xơ dừa, tro trấu và bón lót phân hữu cơ khoáng hoặc phân hữu cơ vi sinh.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thì để trồng rau ăn trong nhà thì ban đầu nên trộn khoảng 10-30% phân bón là vừa đủ.

Chuẩn bị đất trồngBạn có thể chuẩn bị đất bằng cách, lót 1 lớp giá thế như xơ dừa, các loại xơ quả vừa dễ thoát nước mà vẫn giữ lại các chất dinh dưỡng tốt cho cây.

Chăm sóc hàng ngày

Tưới nước

Cần kiểm tra, tưới nước định kỳ cho cây, không để cho cây thiếu nước hoặc quá úng nước. Mùa nắng tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Mùa mưa tùy theo thời tiết mà tưới tránh tưới nhiều nước làm cây còi cọc không phát triển được. Đối với cây rau còn nhỏ khi gặp trời mưa cần che chắn tránh úng. Vào thời tiết nắng nóng có khi 2-3 lần/ngày. Vào mùa đông thường 1-2 ngày mới tưới một lần. Tận dụng nước vo gạo, nước rửa rau, bã chè, bã cà phê để tưới và bón cây hàng ngày.

Cần chú trọng tưới nước trong kỹ thuật trồng cây, rau sạch tại nhà.
Cần chú trọng tưới nước trong kỹ thuật trồng cây, rau sạch tại nhà.

Ánh sáng

Cây muốn phát triển mạnh nhất thiết phải đưa ra nơi có nhiều ánh sáng và nắng. Tuy nhiên cây còn non nên để nơi có nhiều sáng nhưng không trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Bên cạnh đó người trồng cũng cần lưu ý, nắng chiều không tốt bằng nắng sáng. Do đó, buổi chiều nên để cây ở những nơi không có nhiều nắng còn sáng nên cho cây được đón nắng, gió để đạt được giá trị dinh dưỡng tốt nhất.

Tỉa thưa và sang khay

Đây là bước nhằm tạo không gian, cung cấp chất dinh dưỡng giúp rau nhanh lớn và rút ngắn thời gian thu hoạch.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam