Bệnh nhiễm trùng huyết ở vịt

Bệnh Nhiễm trùng huyết ở vịt (RIEMERELLOSIS) hay còn gọi là bệnh BẠI HUYẾT, là tình trạng vi trùng xâm nhập vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, viêm màng não mủ đưa đến suy gan, suy thận và các nội tạng khác của cơ thể và cuối cùng vịt chết nhanh chóng.

Mầm bệnh: Do vi khuẩn Riemerella anatipestifer (RA) Gram âm, thuộc họ Flavobacteriaceae gây ra. Ở trong nền chuồng và môi trường nước, vi khuẩn có thể sống 13 – 27 ngày. Vi khuẩn Riemerella anatipestifer có khoảng 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo. Đôi khi trong cùng một đàn vịt có thể nhiễm 1 hay nhiều serotype vi khuẩn khác nhau, vì vậy việc dùng vaccine nhiều khi không hiệu quả. Do đó, khâu vệ sinh và sát trùng chuồng trại là rất quan trọng để phòng bệnh. Các thuốc sát trùng như BIO-GUARD, BIOXIDE, BIODINE, BIOSEPT rất hiệu quả để tiêu diệt mầm bệnh này.

Loài mắc bệnh: Ngoài vịt và ngỗng rất nhạy cảm với bệnh, các loài khác như: ngan, gà tây, chim cút, thiên nga,…cũng có thể bị bệnh này.

Lứa tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi của vịt đều có thể mắc bệnh. Nhưng ở vịt con 1 – 8 tuần tuổi là dễ bị bệnh nhất. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết khoảng 75%

                                                Vịt bị nhiễm trùng huyết

Đường lây bệnh:

Bệnh được lây từ vịt bệnh sang vịt khỏe theo 3 cách:

  • Vi khuẩn xâm nhập qua lớp biểu mô của cơ quan hô hấp
  • Mầm bệnh có trong chất tiết của dịch mũi làm vấy nhiễm vào thức ăn, nước uống lây qua đường tiêu hóa
  • Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết trầy xước trên da, đặc biệt là trên bàn chân

Triệu chứng:

  • Thường có một số con vịt bị chết độ ngột, vịt có các triệu chứng sau:
  • Dấu hiệu tiêu hóa: Vịt tiêu chảy, phân xanh xám (dấu hiệu đầu tiên)
  • Dấu hiệu hô hấp: Sốt, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở
  • Dấu hiệu thần kinh: Sưng phù đầu và cổ, ngoẹo cổ, đầu cổ bị run. Viêm khớp, mất điều hòa, vịt đi lại khó khăn. Dễ bị kích động, hai chân duỗi ra như bơi
  • Viêm ống dẫn trứng ở vịt đẻ (bên trong chứa nhiều dịch màu vàng)

Bệnh tích:Gan và lách sưng, gan bị tổn thương, viêm màng ngoài tim, viêm túi khí, viêm màng não, viêm vòi trứng, viêm sưng khớp, đôi khi bị mòn sụn khớp.

Điều trị

Những kháng sinh có thể điều trị được bệnh nhiễm trùng huyết bao gồm: Penicillin, Amoxycillin, Cephalosporins, Trimethoprim+Sulfamide, Florfenicol, Tetracycline, Quinolone (Marbofloxacin, Enrofloxacin…), Lincomycin.

Qua điều trị thực tế cho thấy hiệu quả cao nhất là các loại thuốc tiêm như BIO-CEPTIOFUR hoặc BIO-TULACIN 100 hoặc BIO-MARBO 50, đồng thời pha BIO SOL ADE-C vào nước cho vịt uống để tăng sức đề kháng, vịt sẽ mau khỏi bệnh.

Phòng bệnh

  • Tiêm phòng lúc vịt con từ 1 – 3 ngày tuổi 1 mũi thuốc BIO-CEPTIOFUR
  • Vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ và sát trùng định kỳ chuồng nuôi với một trong các loại thuốc như BIO GUARD, BIODINE, BIOXIDE, BIOSEPT
  • Pha thuốc BIO SOL ADE-C vào nước cho vịt uống liên tục để tăng sức đề kháng
  • Khi thời tiết thay đổi nên pha thuốc BIO-ENRO C hoặc BIO E.T.S vào nước cho vịt uống để phòng bệnh.
  • Nếu dùng vaccine thì nên sử dụng vaccine đa giá.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Vai trò của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Thủy sản ngày càng phát triển, đi đôi với chúng thì hàng loạt thuốc hóa chất được dùng trong nuôi càng nhiều. Tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh gây không những vật nuôi chậm phát triển mà cả người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Và vì thế chế phẩm sinh học ra đời

Chế phẩm sinh học ra đời là bước tiến lớn trong tất cả các ngành nông nghiệp, và thủy sản cũng nằm trong số đó.

Tìm hiểu vai trò của chế phẩm sinh học nhằm giúp người dân hiểu rỏ được công dụng nhằm sử dụng  chúng một cách đúng và đạt hiệu quả một cách tốt nhất.

  • Tăng cường sức khỏe và ngăn chặn mầm bệnh

Chế phẩm sinh học có khả năng sản sinh ra các chất hoá học có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh bám trên thành ruột của vật chủ, do vậy có thể coi chế phẩm sinh học là một rào cản hữu hiệu ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.

Ngoài ra, chế phấm sinh học hay các vi khuẩn có lợi còn có khả năng cạnh tranh vị trí bám vào thức ăn trong thành ruột với các vi sinh vật gây bệnh, không cho phép các vi sinh vật này bám vào cơ thể vật nuôi, nhờ vậy giúp ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi.

  • Cải tiến hệ tiêu hóa

Chế phẩm sinh học là nguồn dinh dưỡng và Enzyme cho bộ máy tiêu hoá của các vật nuôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế phấm sinh học có ảnh hưởng tích cực đến quá trình tiêu hoá của các vật nuôi bởi vì các dòng chế phẩm sinh học sản xuất ra các enzyme ngoại bào như: as protease, amilaza, lipaza,… và cung cấp các dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin…

Trong thủy sản, các vi khuẩn vi sinh như BacteroidesClostridium sp cung cấp dinh dưỡng cho cá, đặc biệt là cung cấp các axit béo và vitamin. Ngoài ra, một số vi khuẩn có thể tham gia vào quá trình tiêu hoá của động vật hai mảnh vỏ bằng cách sản xuất ra các enzyme ngoại bào như Protease, Amilaza, Lipaza và cung cấp dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin.

  • Cải thiện chất lượng nước

Chế phẩm sinh học xử lí nước thải BiO-EM

Chế phẩm sinh học còn giúp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm trong ao nuôi. Các vi sinh vật có lợi giúp phân hủy các chất hữu cơ, góp phần giảm thiểu việc hình thành lớp bùn và chất cặn bã, nhờ vậy chất lượng nước trong ao được cải thiện, làm tăng số động vật phù du, giảm mùi hôi, từ đó tăng sản lượng nuôi trông thủy sản. Hơn nữa, sử dụng chế phẩm sinh họcsẽ  góp phần làm giảm hóa chất, kháng sinh trong phòng và trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nuôi trông thủy sản bền vững.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Khái niệm về chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Chế phẩm sinh học có thể định nghĩa như là sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, kể cả vi sinh; các thực liệu lấy từ nấm, vi trùng, vi rút và các nguyên sinh: Độc tố, nọc độc từ nguồn động vật hoặc thực vật gây hại cho động vật để chuẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh cho thủy sản nuôi trồng và xử lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản (Bộ thủy sản, năm 2002)

Chế phẩm sinh học còn có thể được gọi là Probiotic, Có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cho cuộc sống”(for life) và đã có nhiều ý nghĩa khác nhau trong những năm qua. Probiotic lần đầu tiên được sử dụng bởi Lilley và Stillwell vào năm 1965 để mô tả các chất tiết ra bởi một vi sinh vật dùng để kích thích sự tăng trưởng của vật chủ. Do đó, nó mang ý nghĩa là sự đối lập với “kháng sinh” nên vẫn chưa được đưa vào sử dụng và định nghĩa này cũng chưa được gọi là chính xác.

Một sản phẩm của chế phẩm sinh học

Năm 1971 Sperti định nghĩa Probiotic mô tả chất chiết xuất từ các lớp biểu ​​mô có thể dùng để kích thích sự tăng trưởng của vi sinh vật.

Đến năm 1974 Parker đã sửa lại định nghĩa về Probiotic, là “sinh vật và các chất của vi sinh vật, góp phần cân bằng lại vi khuẩn đường ruột”. Tuy nhiên, định nghĩa này sử dụng Probiotic nói đến vi sinh đường ruột nhưng lại bao gồm “chất” lại mang thêm một ý nghĩa rộng mà trong đó sẽ bao gồm cả thuốc kháng sinh.

Trong một nỗ lực để cải thiện các định nghĩa, đến năm 1989, Fuller đã định nghĩa lại Probiotic như ” Sự bổ sung thức ăn vi khuẩn sống trong đó có lợi ích ảnh hưởng đến vật chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng với vi khuẩn đường ruột của nó”.

Probiotic đã và đang được sử dụng khá hiệu quả để phòng bệnh cho người, gia súc, gia cầm trên cạn, làm phân bón vi sinh…. Tuy nhiên, việc sử dụng chế phẩm sinh học vào nuôi trồng thủy sản còn là một điều khá mới mẻ. Các chủng vi sinh vật và các sản phẩm lên men giàu các chất ngoại bào đã được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Mục đích của việc sử dụng chế phẩm sinh học là nhằm cải thiện và bổ sung chức năng của các vi sinh vật trong hệ tiêu hóa của vật chủ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Nuôi gà nòi lai theo mô hình sinh học

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (KNKN) Kiên Giang vừa phối hợp với các tổ kinh tế kỹ thuật và nông dân xây dựng mô hình nuôi gà nòi lai theo hướng an toàn sinh học với tổng số 3.000 con.

Mô hình triển khai tại 2 huyện Châu Thành, An Biên và TX.Hà Tiên từ tháng 5/2014. 15 hộ nuôi thử nghiệm áp dụng phương thức nuôi trong chuồng bao lưới kết hợp với thả vườn để giảm chi phí đầu tư thức ăn. Nông dân tham gia được Trung tâm KNKN Kiên Giang hỗ trợ 60% tiền giống, 30% tiền thức ăn.

Nuôi gà nòi lai theo mô hình sinh họcGà nòi lai nuôi theo hướng an toàn sinh học ở Kiên Giang.

Theo kỹ sư Lê Thị Lượt – Trưởng phòng Khuyến nông, Trung tâm KNKN Kiên Giang – các hộ sử dụng thức ăn công nghiệp giai đoạn đầu (nuôi trong chuồng), sau chuyển ra thả vườn và cho ăn kết hợp với lúa. Quá trình nuôi, đến nay chưa xảy ra dịch bệnh do thực hiện đúng quy trình, tiêm phòng theo lịch hướng dẫn. Kết quả ở một số điểm nuôi ban đầu cho thấy, tỷ lệ gà nuôi sống đạt 96%, khi xuất chuồng (2,5 – 3 tháng tuổi) đạt bình quần 1,4 – 1,5kg/con. Ứớc tính sau khi trừ chi phí, mỗi hộ nuôi lãi 3,2 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Thơm – ngụ ấp Xẻo Rô, xã Hưng Yên, huyện An Biên – cho biết, bước đầu cho thấy nuôi gà nòi lai theo hướng an toàn sinh học dễ nuôi, thích ứng với môi trường. Đàn gà thả nuôi đợt đầu (200 con), gia đình đã thu về gần 6 triệu đồng tiền lãi. Nhận thấy nuôi gà nòi lai theo hướng an toàn sinh học dễ nuôi, hiệu quả kinh tế khá cao, nhiều nông dân tiếp tục nuôi đợt hai với số lượng gấp nhiều lần đợt nuôi đầu.

Theo kỹ sư Lê Thị Lượt, mô hình này sử dụng chế phẩm Balasa trong xử lý môi trường. Nuôi bình thường như mọi khi, nếu không sử dụng chế phẩm này, người nuôi phải thay đệm lót trong vòng từ 2 – 3 tuần vì chuồng sẽ bốc mùi hôi khó chịu. Khi sử dụng Balasa trong đệm lót, gần 3 tháng vẫn không cần phải thay đệm lót, nhưng không hề thấy mùi hôi. Sử dụng Balasa còn giảm được chi phí vì không cần phải thay đệm lót thường xuyên.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái trong chăn nuôi

Dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh: “Nhân rộng mô hình đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bắc Giang triển khai từ tháng 4/2011 đến nay trên địa bàn các huyện Yên Thế và Tân Yên đã mang lại nhiều lợi ích.

279 hộ gia đình ở các xã Đồng Tâm, Phồn Xương, Tân Hiệp của huyện Yên Thế và các xã Liên Chung, Liên Sơn của huyện Tân Yên được lựa chọn tham gia mô hình chăn nuôi lợn, gà sử dụng công nghệ đệm lót sinh thái.

Ngoài ra, cơ quan chủ trì dự án còn tổ chức tập huấn kỹ thuật làm đệm lót sinh thái, cấp chứng chỉ cho 30 cán bộ khuyến nông, thú y và các hộ nông dân; tổ chức 10 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ đệm lót sinh thái cho 750 lượt người tham gia dự án.

Tại các xã Liên Chung và Liên Sơn Sơn của huyện Tân Yên, có 50 hộ dân đã tham gia mô hình chăn nuôi lợn thịt bằng đệm lót sinh thái với quy mô 1.000m2 chuồng nuôi.

Qua theo dõi, phân tích cho thấy, lợn nuôi trên đệm lót sinh thái tăng trọng tốt hơn, ít bị mắc bệnh và ít bị tái phát bệnh hơn so với lợn nuôi trên nền chuồng láng xi măng.

Nguyên nhân là do chăn nuôi trên đệm lót sinh thái đã tạo một môi trường có tiểu khí hậu tốt, trong sạch, không ô nhiễm; sự tác động của các vi sinh vật có ích trong đệm lót lên men đã gây ra sự ức chế và tiêu diệt đối với các vi trùng gây bệnh trong chuồng nuôi.

Chăn nuôi lợnChăn nuôi lợn

So sánh cụ thể với đàn lợn đối chứng, đàn lợn nuôi trên nền đệm lót sinh thái đã giảm hơn 1/2 số con bị mắc bệnh tiêu chảy, hầu như không có con nào bị mắc bệnh hô hấp, khả năng tăng trọng cũng tốt hơn.

Trong khi đó, mô hình chăn nuôi gà thịt, gà đẻ bằng đệm lót sinh thái tại các xã Tân Hiệp, Đồng Tâm, Phồn Xương của huyện Yên Thế với quy mô 12.500m2 chuồng nuôi của 229 hộ tham gia cũng cho những kết quả khả quan.

Khi sử dụng nền độn lót lên men vi sinh vật, phân và chất thải được phân hủy thường xuyên, làm cho không khí chuồng nuôi sạch sẽ và khô ráo hơn, từ đó nâng cao tỷ lệ nuôi sống của gà.

So với đối chứng, đàn gà chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái đã giảm khoảng 1/3 mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và một số bệnh khác.

Đánh giá về một số chỉ tiêu kỹ thuật và môi trường cũng cho thấy, hàm lượng khí thải NH3, H2S tại các chuồng nuôi gà, lợn bằng đệm lót sinh thái thấp hơn 2,67-3 lần so với chuồng nuôi không sử dụng nền đệm lót sinh thái, nhờ đó đã giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Ngoài những ưu điểm trên, chăn nuôi công nghệ đệm lót sinh thái còn giúp giảm khoảng 80% công lao động do trong suốt quá trình nuôi người chăn nuôi không phải dọn chuồng; giảm chi phí tiền điện, tiền mua thuốc thú y; không gây ô nhiễm môi trường chuồng nuôi cũng như môi trường xung quanh.

Chăn nuôi đệm lót sinh thái còn giúp giữ ấm cho vật nuôi vào mùa đông do vậy sẽ giảm chi phí tiền điện do phải sưởi ấm cho vật nuôi vào mùa đông; phân và nước tiểu của vật nuôi được xử lí ngay tại chuồng nuôi nên không phải xử lí phân mà sử dụng trực tiếp bón cho cây trồng.

Hiện tỉnh Bắc Giang có đàn lợn khoảng 1,2 triệu con và đàn gia cầm gần 16 triệu con.

Từ những kết quả đạt được của mô hình, thời gian tới tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục ứng dụng rộng rãi công nghệ đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm để góp phần nâng cao giá trị ngành chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu không độc hại

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Bảo vệ thực vật đã hoàn thiện công nghệ sản xuất sử dụng 7 chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học đa chức năng để phòng trừ dịch hại trên một số cây trồng nông-lâm nghiệp, có khả năng thay thế các loại thuốc hóa học độc hại.

Sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu không độc hại                                           Sản xuất chế phầm không độc hại

Bằng kỹ thuật công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất: Chế phẩm trừ sâu xanh, sâu khoang, sau tơ hại rau đạt 75-89% sau 10 ngày phun thuốc. Chế phẩm Bacillus thuringienis (Bt) phòng trừ các loại sâu keo, sâu tơ, sâu khoang đạt hiệu quả sau 5-7 ngày phun thuốc. Chế phẩm Bt sản xuất theo phương pháp lên men phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có các chế phẩm nấm côn trùng trừ sâu hại có hoạt lực diệt côn trùng cao; Chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại; Chế phẩm tuyến trùng sinh học trừ sâu hại cây trồng; Chế phẩm Momosertatin trừ sâu hại rau; Chế phẩm kháng sinh Ditacin có nguồn gốc từ xạ khuẩn và chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại cây trồng.

Trên cơ sở phát triển nghiên cứu của đề tài, các sản phẩm này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, một số tỉnh thành phố mở rộng ứng dụng trong chương trình sản xuất rau an toàn, hình thành các vùng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Cần Thơ.

Hiện nay, một số Chi cục Bảo vệ thực vật được ngành bảo vệ thực vật cho phép đưa vào sử dụng chế phẩm này trong sản xuất rau an toàn như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nam, sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Các chế phấm bảo vệ thực vật sinh học sản xuất trong nước đã góp phần giảm lượng thuốc nhập nội khoảng 10 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho các công ty, đơn vị tiếp nhận công nghệ, chủ động về nguyên liệu, kiểm soát được chất lượng sản phẩm, yên tâm sử dụng trên một số cây trồng như rau, quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe cho người tiêu dùng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Dùng nấm xanh phòng trừ hiệu quả sâu bệnh hại lúa

Nông dân Hậu Giang đang dùng nấm xanh phun trên ruộng lúa Đông Xuân, không những đạt hiệu quả cao trong phòng trừ sâu bệnh mà còn góp phần bảo vệ môi trường trên đồng ruộng.

                       Dùng nấm xanh phòng trừ hiệu quả sâu bệnh hại lúa

Để gieo cấy nấm xanh, người dân cần chuẩn bị nguyên liệu gạo tấm và nấm gốc, các dụng cụ gồm nồi hấp, tủ cấy, bọc nilon và ống nhựa. Tấm được ngâm trong nước rồi cho vào nồi hấp, sau đó trộn với nấm gốc, cho vào bọc nilon và ủ trong vòng 14 ngày. Nấm thành phẩm được lọc lấy nước, trộn với chất bám dính và nước để phun trên ruộng. Do nấm thành phẩm có màu xanh nên được nông dân gọi là nấm xanh.

Nấm xanh được phun hai lần trong một vụ lúa, lần 1 vào lúc cây lúa được 25-30 ngày, lần hai vào lúc cây lúa 50-55 ngày. Chi phí gieo cấy nấm xanh khoảng 100.000 đồng/ha, giảm khoảng 5 lần so với việc sử dụng thuốc trừ sâu, tiết kiệm cho người nông dân từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng/ha trong một vụ lúa. Nấm xanh khi phun vào cây lúa sẽ ký sinh và phát triển trên cơ thể côn trùng, làm côn trùng bị tiêu diệt, nhất là các loại rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu keo.

Bà Lê Thị Như Thùy, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang, cho biết dự án ứng dụng nấm xanh trên cây lúa được Chi cục thực hiện từ vụ lúa Đông Xuân 2010-2011 ở 8 điểm, sang vụ Hè Thu năm 2011 thực hiện ở 12 điểm. Người dân được hỗ trợ nguyên liệu, vật liệu và được hướng dẫn cách gieo cấy nấm, sử dụng trên ruộng.

Vụ lúa Đông Xuân 2012, Chi cục thực hiện 17 điểm gieo cấy nấm xanh dùng cho khoảng 250ha, hỗ trợ một phần nguyên liệu và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. Ở những điểm thực hiện gieo cấy nấm xanh trong các vụ trước, người dân đã tự gieo cấy nấm xanh để dùng trên ruộng lúa.

Do nấm xanh đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, lại không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường trên đồng ruộng, nhất là giảm chi phí sản xuất cho người nông dân, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang đang có hướng mở rộng mô hình gieo cấy nấm xanh, hướng dẫn cho nhiều nông dân biết cách thực hiện và sử dụng nấm xanh trong những vụ lúa tới.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Giống lúa mới: ít nước hơn, sản lượng cao hơn

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa sản xuất được một loại lúa có thể trồng tốt hơn và sử dụng nước hiệu quả hơn những giống lúa khác. Giáo sư Andy Pereira thuộc Viện Virginia Bioinformatics VBI đang thực hiện nghiên cứu với các đồng nghiệp ở Ấn Độ, Indonesia, Israel, Ý, Mexico và Hà Lan để xác định và sử dụng một gen có tên là HARDY, gen có khả năng cải thiện các đặc điểm chính của giống ngũ cốc quan trọng này.

Nghiên cứu hiện được đăng trong tạp chí Proceedings của viện hàn lâm khoa học Mỹ, đã chứng minh được gen HARDY góp phần vào việc sử dụng nước hiệu quả ở lúa, nguồn thực phẩm chính cho hơn nữa dân số thế giới.

Lúa là loại cây hút nước rất nhiều so với các giống cây khác. Nó sử dụng nước gấp 3 lần các cây thực phẩm khác như ngô hoặc lúa mì và tiêu thụ khoảng 30% lượng nước ngọt sử dụng cho các loại cây trồng trên thế giới. Trong điều kiện nước hiếm, việc trồng các loại cây có khả năng tạo ra Biomass (năng lượng sinh khối, hay năng lượng từ vật liệu hữu cơ) một cách hiệu quả mà chỉ sử dụng một khối lượng nước hạn chế là rất quan trọng.

                             Giống lúa mới: Ít nước hơn, sản lượng cao hơn

Lúa HARDY cho thấy có sự gia tăng biomass đáng kể trong cả điều kiện khô hạn và không khô hạn. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, năng lượng biomass của lúa HARDY tăng khoảng 50% trong điều kiện thiếu nước (khô hạn) so với giống lúa cùng loại chưa được biến đổi gen.

Tiến sĩ Andy Pereira, giáo sư viện VBI phát biểu: “Dự án nghiên cứu xuyên ngành bao gồm việc nghiên cứu hai loại cây. Đầu tiên, chúng tôi sử dụng một kỹ thuật kiểm tra sự đột biến làm tăng chức năng để nghiên cứu một số lượng lớn các cây Arabidopsis, một loại cây mù tạt thuộc họ cải có thể mang những đặc điểm có lợi đối với sự kháng nước và chống lại khô hạn. Các xác định phân tử và sinh lý học cho thấy rằng hiệu quả sử dụng nước được cải thiện có liên quan đến gen HARDY”.

Tiến sĩ Aarati Karaba nhận xét: “Bước tiếp theo là cấy gen HARDY vào lúa và kiểm tra các đặc điểm nảy sinh từ sự biến đổi này”.

Ở lúa, HARDY dường như hoạt động theo cách hơi khác so với ở Arabidopsis, nhưng nó vẫn cải thiện hiệu quả sử dụng nước và tăng biomass. Các nghiên cứu sâu hơn đã chứng minh được HARDY làm tăng đáng kể khả năng quang hợp của lúa trong khi cùng lúc làm giảm sự mất nước từ cây.

Tiến sĩ Andy Pereira nói thêm: “Phân tích gen chip (DNA microarray) cho phép chúng tôi nghiên cứu các kiểu biểu hiện do gen HARDY điều chỉnh. Chúng tôi tập trung cụ thể vào các gen có tên gen ontology (GO), là những gen được cộng đồng khoa học cho là có quá trình hoặc chức năng sinh học cụ thể. Chúng tôi xác định tập hợp gen đã biết được điều chỉnh bởi gen HARDY, gen có mức độ thay đổi trong điều kiện cây thiếu nước. Chúng tôi còn nhận thấy sự thay đổi rõ rệt ở các tập hợp gen có liên quan đến sự chuyển hóa các protein và carbohydrate then chốt, điều này có lẽ giải thích được một số sự khác biệt về đặc điểm mà chúng tôi đã phát hiện ra trong cây Arabidopsis và lúa.”

Các nhà khoa học đã theo dõi cải thiện về hiệu quả sử dụng nước và phát hiện một loại phân tử cụ thể, phân tử này được biết đến như là yếu tố sao mã giống với AP2/ERF. Các yếu tố sao mã (transcription factors) là các protein kiểm soát sự biểu hiện gen và gen HARDY giải mã một protein thuộc vào loại các yếu tố sao mã giống với AP2/ERF.

Shital Dixit, sinh viên sau đại học tại Viện Nghiên Cứu Thực Vật Quốc Tế Wageningen (Hà Lan), nhận xét: “Tại thời điểm này, chúng tôi chưa biết chức năng chính xác của yếu tố sao mã này mặc dù nghi ngờ rằng nó ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành có liên quan đến sự làm khô của mô. Nhưng điều rõ ràng là lúa HARDY cải thiện hiệu quả sử dụng nước và có khả năng chống khô hạn ở lúa và có lẽ ở các cây ngũ cốc và cây hạt khác. Điều này sẽ góp phần duy trì sản lượng cao một cách bền vững trong điều kiện lượng nước cung cấp hạn chế.”

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi cấy giống ngô có tính chống chịu mặn cao

                                         Nuôi cấy giống ngô có tính chống chịu mặn cao

Trung tâm dinh dưỡng thực vật thuộc Đại học Giessen, Đức tuyên bố vừa nuôi cấy thành công giống ngô mới cho năng suất cao đồng thời có khả năng chống chịu mặn rất tốt.

Những nghiên cứu trước đó cho thấy các giống ngô khác nhau sẽ có khả năng chống chịu mặn khác nhau.

Trong thí nghiệm lần này, các nhà khoa học đã tạp giao nhiều loại ngô có tính chống chịu mặn tốt và cuối cùng đã nuôi cấy thành công một giống ngô mới có tính chống chịu mặn rất tốt và cho năng suất cao.

Tại nhiều khu vực trên thế giới đặc biệt là những khu vực khô hanh, hiện tượng nhiễm mặn đã làm giảm đi sự màu mỡ của đất, gây ảnh hưởng đến các cây trồng kinh tế.

Kết quả nghiên cứu này sẽ có lợi cho việc thúc đẩy công tác nghiên cứu đối với các cây trồng kinh tế khác trên các vùng đất nhiễm mặn./.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật mới nâng cao chất lượng súp lơ xanh

Súp lơ xanh nổi tiếng là loại “siêu thực phẩm” chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là công dụng chống ung thư. Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Illinois (Mỹ) đã tìm ra một phương pháp tự nhiên và rẻ tiền giúp kéo dài “thời hạn sử dụng” cho súp lơ xanh cũng như tăng cường nguồn dưỡng chất có lợi.

Đầu tiên, các chuyên gia xịt lên thân cây chất methyl jasmonate (MeJA – hợp chất báo hiệu thực vật vô hại) tại thời điểm 4 ngày trước khi thu hoạch. MeJA sẽ giúp tăng cường đặc tính chống ung thư của súp lơ bằng cách kích thích hoạt tính của gene có liên quan đến quá trình tổng hợp hóa sinh glucosinolate.

Kỹ thuật mới nâng cao chất lượng súp lơ xanhKỹ thuật mới nâng cao chất lượng súp lơ xanh

Đây là hợp chất thường có trong mô của súp lơ xanh cũng như thực vật họ cải bắp và đã được công nhận là tác nhân chống ung thư nhờ khả năng kích thích sản xuất các enzyme giải độc (giúp loại bỏ các chất gây ung thư khỏi cơ thể).

Mặc dù MeJA giúp tăng dưỡng chất của súp lơ xanh nhưng nó cũng có thể kích hoạt một mạng lưới gene trong cây giải phóng khí ethylene, khiến rau mau hư hỏng. Do đó, nhóm cũng phát triển thêm chất methylcyclopropene 1 (1-MCP) có đặc tính tương tự hợp chất tự nhiên trong thực vật nhằm tác động vào các protein nhạy cảm với ethylene, nhờ đó ngăn chặn hoặc làm chậm lại tốc độ thối rữa của súp lơ xanh.

Nhận xét về 1-MCP, trưởng nhóm nghiên cứu Jack Juvik cho biết: “Chất này rất rẻ và vô hại. Nó dễ bay hơi và biến mất khỏi sản phẩm sau 10 giờ”. Tuy nhiên, Juvik cũng lưu ý 2 hợp chất mới không phải là thuốc giúp loại bỏ hoặc phục hồi phần mô bị hư hỏng, mà chỉ là giải pháp bảo vệ tăng cường đối với loại rau củ này.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam