Giống sắn lai cho năng suất cao gấp 5 lần

Tạo ra một giống sắn lai mới từ các loài sắn khác nhau có thể là một phương pháp mới để cải thiện năng suất cây trồng này giúp ích cho khoảng 8 trăm triệu người trên thế giới, các nhà khoa học Brazil cho biết.

Nghiên cứu trên được đăng tải trên tờ HortScience. Theo đó, khi kết hợp giống sắn hoang dã Manihot Fortalezensis có khả năng chịu được hạn và kháng sâu đục thân tốt, nhưng củ không ăn được với giống sắn trồng M.esculenta UNB 201, một loại sắn có hàm lượng dinh dưỡng nhưng năng suất thấp, lại dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán và sâu bệnh, có thể tạo ra một giống sắn lai kết hợp được những ưu điểm của hai giống sắn này.

Giống sắn lai mới giúp tăng năng suất lên gấp 5 lần so với giống sắn thông thường. Nếu sắn M. esculenta UNB 201 chỉ cho ra 4-5 rễ củ với trọng lượng từ 2-3kg, thì khi lai với M.fortalezensis có thể đẻ được 7-8 rễ củ ăn được có tổng trọng lượng từ 10-12kg. Đồng thời kế thừa đặc điểm rễ cắm sâu xuống đất từ giống sắn hoang dại, sắn lai sẽ chịu hạn tốt hơn và phát triển mạnh hơn so với các giống sắn bố mẹ.

Sắn lai vừa chịu được hạn, kháng bệnh tốt lại cho năng suất cao gấp 5 lần. Sắn lai vừa chịu được hạn, kháng bệnh tốt lại cho năng suất cao gấp 5 lần.

Tuy nhiên, đến nay các nhà nghiên cứu mới tạo ra được 18 cây sắn lai. Đồng thời củ sắn tạo ra còn có mùi của loại axit Hydrogen cyanide (HCN) có thể gây độc nếu không biết xử lí củ sắn đúng cách.

Nhưng dù sao việc tạo ra giống sắn lai cũng gây ít rủi ro với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường hơn so với giống cây biến đổi gene. Hơn nữa giống sắn này có thể trồng dễ dàng ở quy mô lớn và cung cấp nhiều nguồn lương thực cho nông dân.

Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển hơn nữa giống sắn lai. Họ dự định sẽ mở rộng áp dụng phương pháp nhân giống này cho các cây trồng khác.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Giải mã bộ gene loài đậu thông dụng nhất trung mỹ

Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu cao cấp Cinvestav của Mexico vừa giải mã thành công bộ gene của loài đậu thông dụng nhất tại quốc gia này và toàn bộ vùng Trung Mỹ.

Phóng viên tại Mexico dẫn thông báo ngày 23/2 của giáo sư Alfredo Herrera Estrella cho biết qua hai năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Cinvestav đã tìm ra bộ gồm 26.500 gen của loài đậu có tên khoa học Phaseolus Vulgaris.

Việc tìm ra bộ gene này có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh giá cả lương thực trên thế giới tăng caoTìm ra bộ gane loài đậu

Trên cơ sở này, các nhà nghiên cứu sẽ sàng lọc những gene trội, cho phép cây đậu chịu hạn tốt, thích ứng với môi trường khắc nghiệt, có khả năng chống chọi với nhiều loại bệnh và lai tạo ra các dòng đậu cho năng suất cao.

Theo giáo sư Herrera Estrella, việc tìm ra bộ gene này có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh giá cả lương thực trên thế giới tăng cao.

Trong tương lai gần, Mexico sẽ tiến hành khoanh vùng và ưu tiên thâm canh loại đậu này để góp phần giảm đói nghèo tại các vùng sâu vùng xa thông qua tăng năng suất và sản lượng cây trồng.

Đây là kết quả công trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia có tên gọi “Dự án PhasIbeAm” với tổng chi phí gần 2,5 triệu USD, được thực hiện với sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học đến từ 21 quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Sau công trình này, các nhà khoa học thuộc Cinvestav tiếp tục nghiên cứu để giải mã gene của 12 loại đậu khác ở Mexico và các nước Trung Mỹ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Thuốc trừ bọ đậu đen từ hạt cây có dầu

Từ 20 năm nay, bọ đậu đen “tấn công” nhà dân ở nhiều nơi thuộc tỉnh Bình Dương. Mãi đến gần đây, mới có loại thuốc đặc trị loại bọ này, do Viện Khoa học vật liệu ứng dụng TP HCM bào chế từ hạt các loại cây có dầu.

Gần 20 năm nay, tại xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, vào những ngày cao điểm, bọ đậu đen bu kín từ trần nhà, tường, vật dụng… và rơi đầy nhà. Cứ 30 phút lại phải quét một lần. Mọi sinh hoạt nấu nướng, ăn ngủ… phải mang ra ngoài vườn. Theo nhiều hộ dân tại đây, bọ đậu đen tiết ra mùi hôi hăng hắc rất khó chịu. Nếu bị dính chất này vào da thì sẽ bị rộp như bỏng lửa.

“Đốt nhà” vẫn không thoát

Trường cấp 2 Long Bình, xã Long Nguyện, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương có 10 phòng thì tất cả đều bị bọ đậu đen tấn công. Nhiều hôm, nhà trường đành phải dời bàn ghế ra ngoài trời học vì bọ bu kín bàn ghế. Chưa kể mùi hôi, chúng còn mang thêm con mạt gây ngứa. Đã có người phải… đốt nhà, chuyển đồ đạc đi nơi khác mà vẫn bị loài côn trùng này tấn công.

      Thuốc trừ bọ đậu đen từ hạt cây có dầu

Theo những người am hiểu, ấu trùng bọ đậu đen sống chủ yếu dưới lá mục của các vườn cao su. Vào đầu mùa mưa và nhất là những đêm trăng sáng là thời điểm sinh sản của bọ đậu đen. Thời kì này, chúng bay tứ tán vào nhà dân và mang theo chất dịch hăng hắc để thu hút đồng loại và lưu mùi lại. Vì thế, nhà nào đã “dính” thì coi như xong, dù có… đốt nhà thì vật dụng trong nhà vẫn còn mùi của bọ đậu đen, nên khi dựng nhà mới hoặc chuyển nhà đi nơi khác thì năm sau chúng vẫn theo mùi mà tìm đến.

Diệt tận gốc

Để diệt loại bò này, người ta xịt thuốc trừ sâu nhưng cũng không có hiệu quả cao. Ngoài ra, mùi hôi của thuốc còn ảnh hưởng đến người, động vật nuôi. Xuất phát từ thực tế này, Sở KH-CN tỉnh Bình Dương đã đặt hàng Viện Khoa học vật liệu ứng dụng TP HCM nghiên cứu loại thuốc đặc trị bọ đậu đen.

PGS-TS Hồ Sơn Lâm cho biết, loại thuốc này có hàm lượng tinh dầu chiếm từ 10-40% và 1% chất hoạt tính sinh học. Sau nhiều tháng, PGS-TS Lâm và các cộng sự tại đây đã nghiên cứu được 6 mẫu thuốc. Qua thử nghiệm, có ba trong số 6 mẫu trên cho kết quả tốt nhất, tức tiêu diệt bọ đậu đen đến 85% sau 1giờ phun. Giá thành sản xuất khoảng 6.000 đồng/100ml và có thể pha với 5 – 6 lít nước khi sử dụng.

Đặc điểm của loại thuốc này là làm tê liệt hệ thần kinh của bọ đậu đen. Đặc biệt, nhờ được bổ sung các hệ oxyt kim loại có cấu trúc nano như bạc, titan, đồng vào thuốc nên thuốc còn có tác dụng tẩy mùi. Nhờ vậy, những lần sau, bọ đậu đen không tìm thấy mùi để đến. Ngoài ra, bọ đậu đen còn dễ bị hấp dẫn bởi mùi thuốc do thành phần thuốc có chất dẫn dụ là tinh dầu.

“Sau khi phun thuốc có gốc sinh học này, gia đình vẫn sinh hoạt bình thường. Bọ đậu đen đến nay không còn trở lại nữa”, ông Nguyễn Văn Cải, ấp Bà Phải, xã Long Nguyên, huyện Phú Giáo, Bình Dương cho biết.

Kết quả thử nghiệm độc tính của thuốc trên chuột do bộ môn dược lý lâm sàng, ĐH Y Dược TP HCM thực hiện, cho thấy thuốc không gây độc cho người.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trồng củ đậu thu đông

Giống và thời vụ: Dùng các giống củ đậu lai F1 có thời gian sinh trưởng ngắn 95-110 ngày, năng suất cao 15-20 tạ/sào. Vụ thu đông trồng tháng 8-9, đầu tháng 10; thu hoạch tháng 12 đến tháng 1 năm sau, vụ này cũng cho năng suất, chất lượng khá.

Cách trồng: Chọn đất cát pha, thịt nhẹ thoát nước, độ pH: 5,5-7,0, nếu đất chua cần bón 20-25kg vôi bột/sào khi cày bừa, để hả đất 7-10 ngày sau mới trồng.

Lượng phân bón cho 1 sào: Phân chuồng hoai mục 5-6 tạ; rơm, rạ 2-3 tạ. Phân khoáng: tốt nhất dùng phân tổng hợp NPK (5:10:3) Lâm Thao 40-50kg; đạm urê 2-3kg; kali clorua 5-6kg.

Cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, cày định luống, rộng 1,5-1,8m theo hướng đông – tây hay theo chiều thoát nước của ruộng. Bón lót toàn bộ rơm, rạ xuống dưới cùng cho xốp đất, phân chuồng hoai mục, phân tổng hợp NPK và 1/2 lượng kali trộn đều rắc lên trên, sau đó dùng cuốc vét đất lấp phân dày 4-5cm, luống cao 60-70cm, mặt luống khum hình mai rùa.

Tra hạt: Hạt củ đậu nếu gieo xen với hạt cải củ cho hiệu quả kinh tế cao. Sau khi vun luống xong thì rắc đều một lớp hạt cải củ lên trên bề mặt và hai bên luống rồi mới gieo hạt củ đậu. Hạt củ đậu được rắc thành 6-7 hàng theo chiều dọc luống, hàng nọ cách hàng kia 8-10cm, hạt nọ cách hàng kia 6-8cm, hạt chỉ ấn nhẹ vào luống, không cần lấp sâu. Gieo hạt xong thì tiến hành đậy rạ. Rạ được vuốt thẳng theo chiều từ trên đỉnh xuống chân luống, một lớp mỏng vừa phải để chống cỏ dại mọc, giữ ẩm và chống xói, lở trôi hạt giống khi gặp mưa to.

Sau khoảng 7-10 ngày hạt cải, hạt củ đậu đều mọc. Khi hạt mọc được 15-20 ngày, tỉa bớt rau cải củ đem bán, tưới thúc 2-3kg đạm cho cải củ và củ đậu phát triển nhanh thân lá.

Khi mọc được 40-45 ngày nhổ bán hết cải củ, tưới thúc nốt lượng kali còn lại cho củ đậu phát triển nhanh.

Lúc củ đậu bói hoa, dùng dao, kéo cắt hết hoa, nụ và lộc non vươn dài, tạo điều kiện cho các chất vận chuyển từ thân lá vào củ thuận lợi.

Tưới đủ ẩm cho củ đậu phát triển thuận lợi, năng suất cao.

Thu hoạch: Sau khi mọc được 95-110 ngày, có khoảng 50-70% số lá ngả màu vàng là lúc cần phải thu hoạch.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách trồng cây đậu đũa an toàn cho hộ gia đình

Với lượng dinh dưỡng cao và có kỹ thuật trồng cây khá dễ nên cây đậu đũa được trồng ở khá nhiều nơi và được chế biến trong nhiều món ăn. Đây cũng là thực phẩm được ưa chuộng vào mùa hè.

Đậu đũa hay đậu dải áo (tên khoa học: Vigna unguiculata subsp. sesquipedalis) là một phân loài thực vật thuộc phân họ Đậu, có kỹ thuật trồng cây không quá phức tạp. Đậu đũa là cây dây leo hàng năm, thường được trồng để lấy trái làm thực phẩm.

Kỹ thuật trồng đậu đũa rất đơn giản
Cây đậu đũa có kỹ thuật trồng cây không quá phức tạp

Quả đậu đũa xanh dài 35 cm đến 75 cm, thường được chế biến tương tự đậu cô ve. Đậu đũa ra quả khoảng 60 ngày sau khi gieo hạt, và thường gặp từng cặp quả đậu đũa trên cây. Loài cây này thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, được trồng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á và nam Trung Quốc. Tại châu Phi, đậu đũa là cây thực phẩm truyền thống, là nguồn dinh dưỡng tiềm tàng, giúp tăng cường an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển nông thôn và hỗ trợ sự bền vững của hệ sinh thái.

Kỹ thuật trồng cây

Thời vụ

Đậu đũa có thể trồng quanh năm nhờ có nhiều giống. Vụ Đông Xuân rơi vào tháng 11 – 12 dương lịch (dl), vụ Xuân Hè vào tháng 2 – 3 dl, vụ Hè Thu có thể gieo tháng 5 – 6 dl và vụ Thu Đông gieo tháng 8 – 9 dl. Bà con nên chọn đất cao, thoát nước tốt, làm sạch cỏ, bón 1 tấn vôi/ha, cày xới kỷ và phơi ải 7 – 10 ngày. Những nơi đất thấp phải lên luống cao 15 – 20 cm.

Bà con có thể trồng cây trong thùng xốp hoặc trong chậuBà con có thể trồng cây trong thùng xốp hoặc trong chậu để tiết kiệm diện tích

Gieo hạt

Đối với đậu leo, người trồng cần gieo hạt khoảng cách 1.2 x 0.40 m, mỗi lỗ để 2 cây. Đối với đậu lùn gieo hạt khoảng cách 50 x 30 cm, mỗi lổ để 2 cây. Mùa mưa ít nắng, cây nên được gieo thưa để dễ chăm sóc và thu hái. Mùa nắng nên gieo dầy để thu được năng suất cao. Ngoài ra, việc khử đất với Basudin và Kitazin hạt trước khi gieo và vô cùng quan trọng. Lượng giống gieo từ 18 – 20 kg hạt /ha (đậu leo) và 30 – 40 kg hạt (dạng lùn).

Làm giàn trồng đậu đũa

Chăm sóc

Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẳn trong đất và nhu cầu của cây qua từng giai đoạn sinh trưởng. Đậu đũa cho năng suất cao hơn đậu cove nên thường được bón lượng phân cao hơn. Công thức phân thường dùng cho đậu đũa là: N: 180 – 250 kg/ha, P2 O5: 150 – 200 kg/ha, K2O : 80 – 120 kg /ha.

Làm giàn đậu đũa bằng dây

Dựa vào công thức trên, bà con có thể bón với tỷ lệ: 100 – 150 kg Urê, 50 kg DAP và 50 kg KCl hoặc 400 – 450 kg Urê, 800 – 1.000 kg super lân, 150 – 200 kg KCl, 20 – 25 tấn phân chuồng và 1-2 tấn tro trấu.

Bón thúc lần 1 bao gồm các bước: làm cỏ và đánh rảnh một bên hàng đậu, bón phân NPK rồi vun mép lấp phân và giữ ấm gốc. Bón thúc lần 2 có các việc cần thực hiện là làm cỏ và đánh rảnh bên phía đối diện, bón phân NPK và vun mép còn lại. Trong thời gian thu hoạch trái tươi, bà con nên tưới dậm phân đạm và kali 10 ngày/lần để kéo dài thời gian thu trái và trái đậu được tốt.

Thu hoạch

Quả đậu đũa có nhiều chất dinh dưỡngQuả đậu đũa có nhiều chất dinh dưỡng

Đậu lùn cho thu hoạch 40 – 45 ngày và đậu leo cho thu hoạch 45 – 50 ngày sau khi gieo. Năng suất lứa đầu rất thấp, khoảng 150 – 200 kg/ha. Lứa thứ 4 – 5 cây mới cho thu rộ, cách ngày bà con nên thu 1 lần, mỗi lần thu khoảng 1 -1.5 tấn/ha. Đậu cho thu hoạch kéo dài 30 – 40 ngày với 12 -15 lứa. Khi thu, người dân nên dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ trái, không giật mạnh làm rụng nụ hoa các lứa sau. Năng suất các giống đậu đũa leo cải thiện từ 25 – 35 tấn/ha.

Đậu đũa xào trứng là món ăn bổ dưỡng cho mọi ngườiĐậu đũa xào trứng là món ăn bổ dưỡng cho mọi người

Công dụng của cây đậu đũa

Đậu đũa là món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam. Theo Đông y, đậu đũa có vị ngọt, mặn; tính bình, không độc; vào các kinh Túc thái âm Tỳ và Túc thiếu âm Thận. Quả đậu đũa có tác dụng kiện tỳ bổ thận, thanh nhiệt giải độc, lợi yết hầu… Loài cây này thường dùng chữa tỳ vị hư nhược, bụng trướng tiêu chảy, nôn mửa, tiêu khát (đái tháo đường), thận hư di tinh, đái đục, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ bị khí hư bạch đới…

Hành ta – thuốc kháng sinh tự nhiên

Hành ta có lá dài, củ nhỏ, thường được sử dụng trong nấu ăn như một gia vị quen thuộc. Thế nhưng cây hành ta nhỏ bé còn chứa đựng trong nó nhiều bí mật mà không phải bà nội trợ nào cũng biết.

                                Hành ta – thuốc kháng sinh tự nhiên

Hành chứa một lượng đáng kể can xi, phốt pho và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng không phải điều quý nhất của nó.

Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước. Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine.

Hành cũng chứa chất kháng khuẩn fitoncidi. Khi có dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng.

Do chứa nhiều chất kháng sinh nên tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ. Vì hành có thể kích thích được tuyến mồ hôi nên còn được sử dụng như một thức ăn giải độc. Người ta vẫn nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu ăn cháo hành nóng, chữa đau lưng, kiết lỵ.

Ngoài ra, hành còn có tác dụng hạ thấp mỡ trong máu, có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh tim mạch. Nước ép hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu. Hợp chất lưu huỳnh có trong gia vị này giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hành ta

Hành giã nát ngâm trong nước sôi, xông hoặc nhỏ mũi chữa ngạt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi

Cảm cúm, nhức đầu: Lấy hành ta 6-8 củ, gừng sống 10 g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2-3 lần. Đồng thời, nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).

Động thai: Hành ta tươi 60 g, sắc uống dần đến khi yên thai thì thôi.

Tăng huyết áp: Hành tây 2-3 củ xắt lát, trộn đường ăn, hoặc nấu nước uống thường xuyên. Uống 4-5 lần, huyết áp sẽ hạ.

Tắc ruột do giun đũa: Lá hành tươi 30 g giã nát, trộn với 30 g dầu vừng (dầu mè). Uống ngày 2-3 lần Nghiền nát hành sống đắp lên trên trán có thể làm giảm đau đầu.

Các củ hành nhỏ có thể được sử dụng như thuốc long đờm. Nghiền nát rồi trộn với đường phèn, để một lúc cho nước chảy ra. Dùng khoảng 3-4 thìa cà phê nước ép này để làm dịu đi chứng ho và đau họng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trồng và thâm canh hành tây xuất khẩu

Hành tây là loại rau cao cấp dùng để ăn tươi, chế biến và hiện được trồng nhiều ở một số địa phương để xuất khẩu đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao.

                                  Trồng và thâm canh hành tây xuất khẩu

Thời vụ trồng: Vụ chính gieo tháng 9-10, thu hoạch tháng giêng, tháng 2; vụ trái gieo cuối tháng 3, đầu tháng 4, thu hoạch tháng 8, tháng 9, vụ này bán được giá cao.

Giống: Nên dùng các giống lai F1 của Mỹ, Nhật Bản (Grano, Granex, Red, Crown) mới nhập nội hiện đang có bán tại các công ty giống cây trồng, các đại lý, cửa hàng hạt giống rau trên toàn quốc để trồng.

Ươm cây giống: Chọn đất tơi xốp, đất cát pha, thịt nhẹ, nơi cao ráo để gieo ươm cây giống. Làm nhỏ đất, lên luống rộng 90-100cm. Mặt luống phải phẳng, đất nhỏ mịn, gạt các viên đất to ra 2 bên mép luống. Dùng phân chuồng hoai mục, tro bếp, phân lân trộn rải đều trên mặt luống một lớp dày khoảng 5-7cm. Hạt giống nên ngâm nước ấm và ủ cho nứt nanh rồi trộn với đất bột theo tỷ lệ 1/200 để gieo cho đều.

Lượng hạt cần gieo khoảng 1,5-2 gam/m2. Sau khi gieo, phủ kín hạt bằng một lớp đất hạt nhỏ mịn rồi tiếp một lớp rơm, rạ mỏng nhằm giữ ẩm cho mặt luống và hạn chế bị xô hạt do mưa hoặc khi tưới nước. Trong 3 ngày đầu, mỗi ngày tưới 2-3 lần, sau đó tưới 1-2 lần/ngày cho đến khi trồng được. Sau gieo 5-6 ngày thì dỡ bỏ rơm, rạ và dùng trấu trộn với đất bột rải đều để phủ kín chân cây giống và tiếp tục chăm sóc cho cây con cứng cáp. Sau khi gieo ươm khoảng 30-35 ngày, cây giống có 2-3 lá thật, cứng đanh cây, mập mạp, xanh đậm là có thể nhổ đem trồng được.

Trồng và chăm sóc: Để củ hành đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (yêu cầu phải to, chắc, đều đẹp, bảo quản được lâu) thì cần phải trồng cây con đúng tuổi. Khi cây đạt từ 50-60 ngày tuổi, có 5-6 lá thật, mới nhổ trồng. Nếu trồng sớm, cây nhanh bén rễ, sớm cho thu hoạch nhưng củ nhiều nước, hàm lượng nước trên 90%, củ dễ thối, khó bảo quản, chất lượng kém, không xuất khẩu được. Lên luống rộng 120cm, rãnh rộng 30cm. Trên mỗi luống trồng 4 hàng ngang cách nhau 20cm, cây cách cây 15cm, mật độ trồng hợp lý là khoảng 150-170 ngàn cây/ha.

Lượng phân bón cho hành tây được tính cho 1 sào Bắc bộ (360 m2) là 900-1.000 kg phân chuồng hoai mục + 15-20 kg đạm urê + 30-35 kg lân + 5-7 kg kali. Ngoài ra có thể bón thêm các loại phân bón khác như bột đỗ tương đã được ngâm ủ, tro bếp tùy khả năng thâm canh của mỗi gia đình.

Căn cứ theo từng chân đất, thời vụ để tăng hay giảm lượng phân cho phù hợp. Bón lót 300-350 kg phân chuồng + 20-25 kg lân trộn đều với đất mặt khi lên luống hoặc xẻ rãnh rồi bón phân vào rồi lấp đất kín. Dện nhẹ cho chặt gốc, tủ rạ đã được cắt ngắn khoảng 7-10cm rồi tưới ngay bằng nước sạch. Những ngày đầu nên tưới 2-3 lần/ngày, các ngày sau có thể tưới ngày một lần. Nếu nắng to nên che nắng trong 3-4 ngày đầu.

Với hành tây hạn chế tưới rãnh, chỉ cần tưới đủ ẩm, thừa nước hành sẽ chết, độ ẩm đất tốt nhất là khoảng 70-80% là vừa. Bón thúc lần 1 sau trồng 7-10 ngày bằng cách pha loãng 2kg đạm urê để tưới. Thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 10-15 ngày bằng cách pha loãng 3 kg đạm urê để tưới. Thúc lần 3 theo rãnh giữa 2 hàng hành với lượng từ 7-10kg urê + 700 kg phân chuồng + 3-4 kg kali và số lân còn lại. Tiếp tục bón thúc lần 4, lần 5 mỗi lần cách nhau 10-12 ngày bằng cách pha loãng 1-2 kg urê + 1-2kg kali để tưới. Trước khi thu hoạch khoảng 2-3 tuần ngừng tưới nước để giảm lượng nước trong củ.

Phòng trừ sâu bệnh: Cần chú ý 2 loại bệnh chính (sương mai và thối củ) thường xuyên xuất hiện và gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hành củ. Bệnh sương mai do nấm Peronospora sp gây ra khi độ ẩm không khí và đất cao (trên 90%), nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C). Phun phòng bằng dung dịch Boócđô 1% định kỳ tuần/lần. Bệnh thối củ do vi khuẩn Ervinia sp hoặc nấm Botrytis gây hại bắt đầu từ khi củ vào chắc cho đến khi thu hoạch và trong thời gian bảo quản. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết quá ẩm ướt và bón quá nhiều đạm, bón mất cân đối. Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu là xử lý hạt giống bằng granosan (3g/kg hạt giống), hoặc Benomyl (2g/ kg hạt giống). Phun trừ bằng Zineb hoặc Benomyl (0,2- 0,3%).

Thu hoạch: Khi thấy lá hành đã chuyển sang màu vàng, có 70-80% cây tự đổ nghiêng, rủ xuống thì tiến hành thu hoạch. Nhổ cả cây, làm sạch đất cát, phơi nắng 1-2 giờ rồi buộc túm treo trên dây trong nhà kho nơi thoáng mát. Khi thấy vỏ ngoài của củ đã khô, mỏng chuyển màu vàng nâu sáng thì cắt bỏ thân lá, chỉ để đoạn thân dài khoảng 3-4cm. Bảo quản trong kho có giàn mát, thoáng. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các củ có triệu chứng hư thối tránh lây nhiễm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi nấm mốc để làm tương sạch

Nhóm nghiên cứu ở Viện Sinh học nhiệt đới TP HCM đã tìm ra công nghệ mới để sản xuất nước tương không chứa 3-MCPD…

Cơn bão mang tên 3-MCPD vào năm 2007 đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất nước tương lao đao, người tiêu dùng hoang mang và đặt ra nhiều thách thức cho các nhà khoa học về một phương pháp làm nước tương sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tháng 5/2008, nhóm các nhà khoa học ở viện này đã bắt tay vào nghiên cứu để tìm ra công nghệ sản xuất nước tương sạch.

Bằng việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Võ Thị Hạnh và kỹ sư Lê Thị Bích Phương (Viện Sinh học nhiệt đới TP HCM) làm đồng chủ nhiệm đã đưa ra được công nghệ sản xuất nước tương sạch không chứa độc tố 3-MCPD.

“Lấp” lỗ hổng công nghệ

Sở dĩ nước tương có độc tố 3-MCPD (loại hóa chất có thể gây ung thư) vì các cơ sở sản xuất nước tương sử dụng phương pháp hóa giải, sử dụng acid chlorhydric (HCl) để thủy phân bánh dầu đậu phộng hoặc đậu nành.

Nghiên cứu về nước tương từ năm 2001, tiến sĩ Võ Thị Hạnh biết rằng để làm tương hoàn toàn sạch, không có chất 3-MCPD thì chỉ có thể dùng phương pháp lên men truyền thống. Nhưng, doanh nghiệp không mấy mặn mà với phương pháp lên men truyền thống vì thời gian sản xuất dài, khoảng từ bốn đến sáu tháng, do đó chi phí đầu tư và giá thành sản phẩm cao hơn phương pháp thủy phân bằng HCl lại không có được thành phẩm như ý. Vì thế, tiến sĩ Hạnh và các cộng sự đã cải tiến phương pháp lên men truyền thống để khắc phục những hạn chế nói trên.

Nếu phương pháp truyền thống lên men đậu nành bằng cách ủ tự nhiên thì phương pháp cải tiến tìm cách nuôi chủng nấm mốc A. oryzae. Chủng nấm mốc này được Viện Sinh học nhiệt đới chọn lọc và có hoạt lực α-amylase và protease cao, đặc điểm là không sinh ra chất aflatoxin (chất độc có khả năng gây ung thư). Ngoài ra, chủng A. oryzae được nuôi cấy trên đậu nành, ủ trong thùng làm bằng sợi thủy tinh dung tích từ 800 đến 1.000 lít nên không chiếm nhiều diện tích.

Theo tiến sĩ Hạnh, cách ủ này không cho lẫn vào đó những chủng nấm mốc nguy hiểm có thể gây ung thư. Một lợi thế khác là Thay vì sử dụng hạt đậu nành thì có thể sử dụng khô bánh dầu đậu nành và bột mì để lên men.

Chỉ mất 15 ngày cho sản xuất

Khi nghiệm thu nghiên cứu này, Hội đồng khoa học của Sở Khoa học và công nghệ TP HCM lập đã xếp loại xuất sắc. Cùng với đánh giá đó, Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật 2008 của TP HCM cũng đã chấm giải nhì cho quy trình sản xuất nước tương sạch của các tác giả nói trên.

Không chỉ vậy, quy trình nói trên cho phép sản xuất ra được loại nước tương sạch với thời gian sản xuất 15 ngày. Nước tương thành phẩm không chứa 3- MCPD, cho hàm lượng độ đạm cao, hương vị đặc trưng của sản phẩm độc đáo…

Nhóm nghiên cứu cũng đã tìm cách ổn định mùi vị nước tương bằng cách sử dụng hỗn hợp vi sinh vật tạo mùi hương trong giai đoạn ủ muối. Đây là loại nấm men Sacchromyces sp và vi khuẩn lactic Lactobacillis sp giúp hạn chế tạp nhiễm và tạo được mùi vị ổn định.

Sớm chuyển giao cho nhiều doanh nghiệp

Hiện một công ty ở TP.HCM Công ty Nosafood là nơi đầu tiên đã áp dụng công nghệ sản xuất nước tương bằng phương pháp lên men cải tiến. Đại diện đơn vị này cho biết, họ và đã đã sản xuất 12 mẻ nước tương quy mô 1.000 lít mỗi mẻ để bán ra thị trường. “Lúc trước chưa bao giờ dám nghĩ xuất khẩu sang nước ngoài thì bây giờ chúng tôi tự tin xuất nhiều nước tương sạch sang Nga”, bà Phạm Thị Kim Cương (Phó giám đốc kỹ thuật, công ty Nosafood) cho hay.

Còn ông Đinh Minh Hiệp, Phó phòng quản lý khoa học, Sở Khoa học công nghệ TP HCM cho biết, sắp tới quy trình sản xuất nước tương sạch này sẽ được chuyển giao cho nhiều doanh nghiệp để sản xuất.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phát triển nhiên liệu sinh học không tổn hại nông nghiệp việt nam

“Nhiên liệu sinh học được sản xuất từ sản phẩm nông nghiệp, nhưng lại đang bị tách khỏi nền nông nghiệp. Đất cho vùng nhiên liệu sinh học gần như không còn”. Viện trưởng Viện KH Vật liệu ứng dụng trao đổi về việc thiết lập, bảo tồn mối quan hệ nhiên liệu sinh học – nông nghiệp Việt Nam.

                  Phát triển nhiên liệu sinh học không tổn hại nông nghiệp Việt Nam 

Trao đổi của PGS.TS Hồ Sơn Lâm, Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng xung quanh sự nghiệp phát triển nhiên liệu sinh học (NLSH) ở Việt Nam, đặc biệt là việc thiết lập và bảo tồn mối quan hệ NLSH – nông nghiệp.

PGS.TS Hồ Sơn Lâm cho biết, NLSH (còn gọi là nhiên liệu xanh) được sản xuất từ nhiều loại sản phẩm nông nghiệp khác nhau. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ NLSH – nông nghiệp.

Song hành vĩnh cửu

– Là người nghiên cứu lâu năm về NLSH, xin ông cho biết thêm về mối quan hệ giữa NLSH với nông nghiệp?

Mối quan hệ qua lại của tất cả các tác động lên vạn vật bao giờ cũng có hai mặt: Tốt và xấu. Sự khác biệt chỉ là tốt ít hay tốt nhiều, xấu ít hay xấu nhiều. Làm sao cho cái tốt nhiều, giảm thiểu cái xấu đến một mức độ có thể, luôn là mục tiêu của KH&CN.

NLSH cũng vậy, nó cũng có hai mặt. Nếu sử dụng đất nông nghiệp (đất tốt để sản xuất lương thực, thực phẩm) cho mục đích nhiên liệu, thì ta được lợi về mặt nhiên liệu, nhưng phía sau đó là ta phải nhập lương thực, thực phẩm, rau quả. Như vậy, lợi ít mà hại nhiều. Nếu sử dụng đất hoang hóa, đất bị bạc màu để trồng cây lấy dầu thì lợi nhiều mà hại ít. Nếu trên các nương đồi chỉ trồng sắn (củ mỳ), thì ta sẽ được tinh bột cho lương thực và làm nhiên liệu, nhưng ta đang khai tử vùng đất đó. Phải nhiều năm sau, cỏ mới mọc lại trên vùng đất đó, mà chủ yếu là cây cỏ tranh mới đủ sức sống ở đó.

Nông nghiệp trong đó có lúa gạo, khoai sắn, ngô, đậu là nguồn sống chính của người và gia súc. Các dạng thức ăn lên men công nghiệp cho gia súc có thể tăng nhanh số lượng, nhưng kèm theo đó là sự tăng trưởng đến chóng mặt của các loại bệnh lạ, làm hại đến sức khỏe của người. Nếu chúng ta nhớ lại hai, ba chục năm trước đây, khi chưa có thức ăn công nghiệp, gia súc của chúng ta hầu như không có các loại bệnh nan y. Sở dĩ như vậy, vì thức ăn của người và gia súc xuất phát từ nông nghiệp tự nhiên. Cho nên, nếu vì một lý do nào đó mà chúng ta thu hẹp diện tích nông nghiệp tự nhiên, sống dựa vào nền nông nghiệp lai tạo và chất kích thích tăng trưởng, ta sẽ là nạn nhân của chính chúng ta.

– Vậy, việc sử dụng nhiên liệu sinh học ảnh hưởng tới nông nghiệp như thế nào?

NLSH có nghĩa là nhiên liệu được sản xuất ra từ sản phẩm của nền nông nghiệp. Mà sản phẩm của nền nông nghiệp là loại sản phẩm có thể tái tạo. Sự tái tạo ở đây không phải là sự “sống lại”, mà là sự lặp lại chu kỳ sinh trưởng tự nhiên. Do đó, nguyên liệu cho NLSH sống mãi với nền nông nghiệp, không mất đi như dầu mỏ, chỉ mất đi khi nền nông nghiệp bị tiêu diệt! Vì vậy, chiến lược phát triển NLSH phải đi đôi và đồng bộ với chiến lược phát triển nông nghiệp.

Thật phi lý khi bộ Công thương lập chiến lược phát triển NLSH, trong khi Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, nơi chỉ đạo và QLNN về nền nông nghiệp lại chỉ là cơ quan phối hợp! Điều này chứng tỏ chúng ta chưa thực sự hiểu hết về nhiên liệu sinh học, hay nói cách khác, chúng ta vẫn tách NLSH khỏi nền nông nghiệp. Đây là một sai lầm rất lớn và sẽ phải trả giá, nếu không thay đổi quan điểm.

– Nói như thế có nghĩa là NLSH ở ta chưa thực sự phát triển. Vậy, nguyên nhân chính là do đâu?

Theo tôi, nguyên nhân chính là do cách quản lý và thực hiện của ta có vấn đề. Nếu đọc kỹ đề án phát triển NLSH của Việt nam đến năm 2025, chúng ta sẽ thấy nhiều con số rất ấn tượng. Nhưng các con số này chưa nêu được những biện pháp cụ thể, trong đó, cần chỉ rõ đất ở đâu, vùng nào trồng cây gì… Đất nông nghiệp (tạm xem là đất ở vùng có khả năng cải tạo để sử dụng cho mục đích sản xuất lương thực, thực phẩm) đang dần biến thành khu công nghiệp, sân golf, du lịch sinh thái… Vậy lấy đâu ra đất để qui hoạch vùng NLSH?

Điều các nhà khoa học, các nhà sản xuất NLSH, các doanh nghiệp trồng nguyên liệu quan tâm là ngày nào, tháng nào, năm nào, NLSH sẽ được chính thức hóa ở Việt nam? Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm định chất lượng? Cơ quan nào có trách nhiệm cung ứng? Thì không biết đến bao giờ mới có? Nếu không có những căn cứ cụ thể đó, ai dám xây dựng một nhà máy vài trăm tỷ rồi ngồi chờ đến lúc được phép sử dụng! Có những người dám đầu tư hàng trăm ngàn hec ta đất để trồng nguyên liệu, vì họ hiểu rằng, dầu là vàng! Nhiều nước sẵn sàng mua hết, kể cả mỡ cá với giá cao! Không biết đến năm 2025, ta có nguyên liệu để sản xuất NLSH hay không?

Phát triển NLSH: Lắng nghe thiên nhiên, bảo vệ đất

– Chúng ta nên làm gì để có thể phát triển nguồn NLSH một cách bền vững?

Có nhiều cách để phát triển NLSH (cả xăng và dầu diesel sinh học), chứ không chỉ có mía, sắn để làm cồn, đậu tương biến đổi gel để làm dầu… Cần phải lắng nghe và đồng cảm với thiên nhiên của ta. Đừng vội phá hoại nó cho một mục đích trước mắt để tạo ra nhiên liệu sinh học mà phá vỡ đi sự hài hòa của thiên nhiên và nông nghiệp Việt Nam.

Đừng thấy người Brazin trồng nhiều mía và trở thành cường quốc của NLSH, rồi ta cũng phá ruộng trồng mía. Đừng thấy Mỹ trồng bắp lai có năng suất cao rồi ta cũng bắt chước trồng bắp lai. Đừng thấy Ấn Độ trồng jatropha rồi ta cũng chặt cây sở, cây trẩu, cây cao su để trồng jatropha.

Các nhà sinh vật học vẫn cho rằng Việt Nam là một quốc gia đa dạng sinh học. Hãy tôn trọng điều đó và từ đó, tìm cho mình một hướng đi để phát triển NLSH. Tất cả những gì thái quá đến cực điểm, sẽ có mẫu số chung là thảm họa. Nhìn thấy trước thảm họa để tránh, hơn là khắc phục thảm họa.

– Vậy thì, phát triển NLSH nên dựa trên những nguyên tắc nào, theo ông?

Thứ nhất, tất cả các cơ sở sản xuất NLSH phải được xây dựng trên nguyên lý công nghệ không bã thải.

Thứ hai, vùng nguyên liệu mới chỉ nên phát triển ở vùng đất kém hiệu quả kinh tế, đồng thời, phải bố trí đan xen các lọai nguyên liệu khác nhau, không độc canh. Trồng để cải tạo và phát triển chứ không trồng để bóc lột đất.

Thứ ba, hãy tạo điều kiện để tất cả mọi người, đặc biệt nhân dân vùng sâu, vùng xa tham gia sản xuất nguyên liệu cho NLSH. Triết lý “góp gió thành bão” chính là cơ sở lý luận của công nghệ không bã thải.

Thứ tư, luôn nhớ rằng, NLSH có tính nhân văn, không phải để làm giàu, mà để bảo vệ trái đất, để xóa đói giảm nghèo, để trái đất xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn.

Từ những nguyên lý đó, dẫn đến việc bố trí trồng nguyên liệu sao cho phù hợp với từng khu vực và trồng những cây gì để hài hòa sinh thái, để bảo vệ đất. Điều này, các nhà khoa học nông nghiệp hiểu rất rõ.

Việc sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên (trong đó có tài nguyên thực vật và sản phẩm nông nghiệp) sẽ tạo ra một mạng lưới nguyên liệu cho NLSH. Chỉ có thể phát triển bền vững, nếu ta kết hợp một cách hài hòa lợi ích của thiên nhiên với lợi ích của con người

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hệ thống giúp nông dân israel tưới nước bằng smartphone

Các doanh nghiệp Israel phát triển công nghệ tưới tiêu thông minh cho nông dân với sự hỗ trợ của chính phủ.

Nhiều nông trường ở Israel đang sử dụng SupPlant, một nền tảng ứng dụng trực tuyến có thể thu thập dữ liệu theo thời gian thực từ hệ thống cảm biến tại đồng ruộng và cung cấp phản hồi liên tục tới nông dân.

SupPlant sử dụng các cảm biến chuyên theo dõi đất đai, thời tiết cũng như các cảm biến giám sát nhiệt độ của lá, kích thước của quả cùng nhiều thông số khác để giúp nông dân xác định những thay đổi trong quá trình tăng trưởng của cây trồng, dấu hiệu của tình trạng thiếu nước, đồng thời cho phép họ ra lệnh tưới nước cho cây trồng tùy theo nhu cầu của cây.

Chia sẻ với PV, ông Ori Ben Ner, đồng sáng lập SupPlant, nhà cung cấp công nghệ Tưới tiêu dựa trên tăng trưởng cây trồng (Growth-Based Irrigation) Israel, cho biết để có được chỗ đứng trên thị trường, công ty phải trải qua rất nhiều khó khăn.

“Thách thức lớn nhất là chúng tôi đưa ra công nghệ mới dành cho người tiêu dùng đã quen với cách thức cũ trong nhiều năm. Việc bán ra sản phẩm mới luôn luôn khó khăn”, ông Ner nói.

Tuy nhiên, ông khẳng định sau khi trải nghiệm công nghệ mới, khách hàng của Suplant đã nhận thấy rõ hiệu quả. Họ có thể kiểm soát vùng canh tác bằng một chiếc điện thoại thông minh.

Hệ thống tưới tiêu của SupPlant hoàn toàn khác với tưới bằng sức người, bởi nó có thể giúp nông dân kiểm soát lượng nước dựa trên nhu cầu của từng loại cây thông qua Mạng lưới thiết bị kết nối (IoT), điện toán đám mây (cloud computing), phân tích dữ liệu và năng lực dự đoán.

Dưới góc độ là một startup, đánh giá về các nhân tố giúp doanh nghiệp thành công, ông Ner cho hay chính môi trường là yếu tố chủ chốt giúp nhà cách tân phát triển, đặc biệt là công nghệ trong nông nghiệp.

“Chúng tôi có một môi trường rất thuận lợi để phát triển, dù có sự hỗ trợ trực tiếp của chính phủ hay không. Tất nhiên chúng tôi nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, họ có những công cụ giúp các công ty phát triển công nghệ. Điều đó vẫn đang xảy ra”, ông Ner nói.

Một trong các biện pháp quan trọng của Israel là thúc đẩy công nghệ giúp tiết kiệm nước.

Đồng tình với ý kiến này, ông Naty Barak, người phụ trách Phát triển bền vững của Netafim, công ty cung cấp các giải pháp tưới tiêu thông minh, trong đó có thiết bị tưới nhỏ giọt, cho rằng xuất phát từ thực tế Israel không có đủ nước dành cho tiêu dùng và phát triển nông nghiệp, chính phủ đã nhận thức rõ vấn đề này và thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục. Một trong các biện pháp quan trọng của Israel là thúc đẩy công nghệ giúp tiết kiệm nước.

Với Netafim, bên cạnh nhân tố chính là phát triển công nghệ, công ty nhận được sự hỗ trợ lớn từ chính phủ trong đầu tư máy móc, trong nghiên cứu, thiết kế sản phẩm.

“Chính phủ Israel cũng miễn thuế cho những nông dân sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước”, ông nhấn mạnh.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam