Người dân Bình Định hồ hởi vì rau tăng giá

Các loại rau cải như cải xanh, cải ngọt… trước đây chỉ 15-16 ngàn đồng/kg thì hiện có giá đến 24 ngàn đồng/kg. Các loại rau ăn quả như khổ qua, dưa leo, đậu cô ve… cũng đều tăng so với trước đây khoảng 5-7 ngàn đồng/kg.

“Hiện thị trường tiêu thụ đang ăn mạnh các loại rau xanh, nhưng các nhà vườn không đủ cung ứng do nhiều diện tích rau bị chết trong những đợt bão lũ vừa qua. Tại thời điểm này, các siêu thị Co.op mart Quy Nhơn, Co.op mart An Nhơn, Big C Quy Nhơn và những quầy hàng bán lẻ rau xanh quanh TP Quy Nhơn có nhu cầu thu mua mỗi ngày đến 500kg rau các loại, nhưng bà con chỉ cung ứng được khoảng 300kg”, ông Hùng nói ra vẻ tiếc nuối.

Mô hình rau an toàn VietGap tại Thuận Nghĩa, Phú Phong, Tây Sơn

Rau ở HTXNN Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, Bình Định) cũng đang sốt giá. Ông Quách Văn Cầu, Giám đốc HTXNN Thuận Nghĩa, phấn khởi: “Nếu như trước đây rau muống chỉ có giá hơn 10 ngàn đồng/kg thì hiện nay đã tăng đến 23-24 ngàn đồng/kg, rau ngò trước đây chỉ 20-30 ngàn đồng/kg thì nay tăng đến 40 ngàn đồng/kg. Các loại rau ăn quả cũng đang có giá rất cao, tăng bình quân 5-7 ngàn đồng/kg. Với giá cả hiện nay, nông dân trồng rau trên địa bàn có lãi từ 2,5-3 triệu đồng/sào/vụ (từ 25 đến 30 ngày), riêng ai trồng rau muống có lãi nhiều hơn. Lãi cao nhất là những hộ trồng hành ăn lá, hơn 5 triệu đồng/sào/vụ”.

Cũng theo ông Cầu, hiện bà con ở HTXNN Thuận Nghĩa trồng được 36 ha rau các loại, trong đó có 4 ha rau an toàn (RAT). Riêng diện tích RAT mỗi năm  HTX cung ứng ra thị trường khoảng 700 tấn rau các loại.

Bà con Bình Định phấn khởi khi giá rau màu tăng cao

“Hiện trên địa bàn Bình Định vẫn chưa dừng mưa, nếu thời tiết kiểu này kéo dài thì bà con SX rau trong tỉnh sẽ gặp bất lợi, do đó thị trường rau trong dịp tết sẽ còn tăng hơn hiện nay. Tuy nhiên, vùng SX rau Đà Lạt vẫn ổn định nên rau cung ứng cho dịp tết ở Bình Định sẽ không thiếu và giá cũng sẽ chỉ tăng chút ít chứ không có biến động lớn”, ông Thái Lương Hùng, Giám đốc Co.op mart Quy Nhơn, nhận định.

Theo nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Nuôi cá nheo Mỹ trên 0.5ha cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng

Ông Đỗ Văn Nên ở thôn Cáp Trên, xã Trung Kênh, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã nuôi thử nghiệm 7650 con cá nheo Mỹ với giá cả như hiện nay gia đình có thu nhập hơn 1 tỷ đồng…

Ông Đỗ Văn Nên cho biết, năm 2016, gia đình tham gia nuôi thử nghiệm 7.650 con cá nheo Mỹ thương phẩm. Thực tế cho thấy, sau 14 tháng , cá nheo Mỹ cho thu hoạch với trọng lượng trung bình 2,5 kg/con, sản lượng đạt gần 18 tấn, với giá thị trường khoảng 75.000-80.000 đồng/kg như hiện nay gia đình có thu nhập hơn 1 tỷ đồng.

Ở Việt Nam có nhiều loài thuộc bộ Cá da trơn như cá trê, cá nheo, cá bông lau, cá ba sa, cá tra v.v. Đại đa số chúng sinh sống tự nhiên trong các ao, đầm, sông, hồ. Chỉ đến gần đây, khi nhu cầu tiêu thụ loại cá này dưới dạng thực phẩm tăng lên một cách đột biến, một số loài cá thuộc bộ này bắt đầu được các chủ trại nuôi cá ở Việt Nam chăn nuôi.

Cá nheo Mỹ (danh pháp hai phần: Ictalurus punctatus) là một loài cá thuộc chi Ictalurus. Nó là cá chính thức của Missouri, Iowa, Nebraska, Kansas, và Tennessee, và tên trong tiếng Anh không chính thức là “channel cat”. Tại Hoa Kỳ chúng là đối tượng là đánh bắt loài cá da trơn với khoảng 8 triệu người đi câu nhắm vào nó mỗi năm.

Theo báo Bắc Ninh, để nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, từ tháng 7 năm 2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh triển khai mô hình: “Thử nghiệm nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp” tại các huyện: Gia Bình và Lương Tài. Sau hơn 1 năm triển khai, có thể khẳng định nuôi cá nheo Mỹ là hướng đi mới giúp cho người nuôi trồng thủy sản nâng cao thu nhập, hiệu quả kinh tế…

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh hiện có 5.350 ha mặt nước đủ điều kiện nuôi trồng thuỷ sản. Để khai thác tốt tiềm năng, những năm qua, ngành Nông nghiệp chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh xây dựng mô hình, đưa giống thuỷ sản mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào nuôi trồng như: nuôi cá rô phi đơn tính, nuôi lươn không bùn, nuôi ếch, ba ba…

Tháng 7/2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình “Thử nghiệm nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp” tại các huyện Gia Bình và Lương Tài. Mô hình được triển khai với quy mô 9.000 m2, thả 15.300 con giống tại 2 hộ thuộc xã Bình Dương (Gia Bình) và Trung Kênh (Lương Tài). Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các xã khảo sát chọn hộ tham gia; kiểm tra công tác chuẩn bị ao nuôi, xử lý ao trước khi thả giống; tập huấn kỹ thuật cho hộ dân xây dựng mô hình và cung ứng con giống, thức ăn theo mức hỗ trợ.

Ông Đỗ Văn Nên ở thôn Cáp Trên, xã Trung Kênh (Lương Tài), một trong 2 hộ tham gia mô hình cho biết: “Với diện tích 4.500 m2 mặt nước, gia đình từng nuôi nhiều loại cá truyền thống như cá trôi, mè, chim, rô phi…nhưng hiệu quả kinh tế không cao, mỗi năm chỉ cho thu nhập khoảng 70-80 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 30 triệu đồng.

Năm 2016, gia đình Ông Nên tham gia nuôi thử nghiệm 7.650 con cá nheo Mỹ thương phẩm. Thực tế sản xuất cho thấy, cá Nheo Mỹ dễ nuôi, ít bị nhiễm bệnh, tỷ lệ sống đạt từ 90% trở lên. Sau 14 tháng nuôi, cá nheo cho thu hoạch với trọng lượng trung bình 2,5 kg/con, sản lượng đạt gần 18 tấn, với giá thị trường khoảng 75.000-80.000 đồng/kg như hiện nay gia đình có thu nhập hơn 1 tỷ đồng, trừ chi phí cho thu lãi hơn 100 triệu đồng, gấp 3-4 lần so với nuôi các giống cá truyền thống”.

Cá nheo là loài cá nước ngọt, giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, có khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường, chúng ăn các loại thức ăn phụ phẩm từ các lò mổ gia súc, gia cầm, tôm, tép, cá tạp, ốc bươu vàng, , giun…, nếu dùng thức ăn công nghiệp thì lượng đạm trên 35% và canxi là 0.45 % mới đảm bảo cho cá phát triển bình thường.

Ông Vũ Thái Ninh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: “Cùng với mô hình nuôi lươn không bùn, nuôi cá trắm đen, kết quả khả quan của mô hình nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp đã mở ra triển vọng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập có giá trị, mô hình còn bổ sung cơ cấu giống thuỷ sản của tỉnh, hướng tới mục tiêu đa dạng nguồn hàng hoá thương phẩm, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân…”.

Từ hiệu quả của mô hình thử nghiệm cần khuyến khích người dân đẩy mạnh khai thác mặt nước để nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là với các loại cá đặc sản như cá nheo Mỹ, cá lăng để tăng thu nhập cho người chăn nuôi, đồng thời tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Theo ông Vũ Thái Ninh, cá nheo Mỹ cũng là nguồn tạo ra sản phẩm có ý nghĩa xã hội cao, nguồn thực phẩm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, nuôi cá nheo Mỹ cần vốn đầu tư lớn cho con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất… vì vậy, để nhân rộng mô hình, ngoài việc cung ứng con giống tốt, khỏe mạnh, tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc nuôi trồng, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để người chăn nuôi dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi.

Nguồn: Báo thương hiệu và pháp luật được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Người dân tập trung chăm sóc ao nuôi tôm sau bão

Theo số liệu của Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, toàn tỉnh còn hơn 3.500 ha nuôi tôm chưa thu hoạch. Do ảnh hưởng của bão làm môi trường ao nuôi biến động. Sau bão, người nuôi tôm đang khẩn trương xử lý, ổn định môi trường ao nuôi.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn khoảng 3.516ha nuôi tôm trên đồng và không có loại hình nuôi lồng, bè.

Gần 3.000 mét vuông nuôi tôm thẻ của gia đình anh Ngô Thanh Tuấn ở xã Hòa Đông đã được 50 ngày, dự kiến Tết nguyên đán sẽ thu hoạch. Để chủ động ứng phó với bão, trước đó anh đã giảm mực nước trong ao phòng khi mưa lớn. Tuy nhiên, cơn mưa kéo dài trong ngày và đêm 25/12, đã làm giảm độ mặn, độ kiềm và độ PH trong ao. Để ổn định lại môi trường, anh đã bổ sung vôi và khoáng để tôm lấy lại sức, giúp tôm đã lột cứng vỏ, phục hồi nhanh. Ông Dương Hoàng Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Đông cho biết: Toàn xã còn 500 ha tôm chưa thu hoạch, trong đó 50% diện tích trên 75 ngày tuổi. Trong thời gian bão, mưa nhiều làm đục ao nuôi, xã đã cử cán bộ xuống hộ dân hướng dẫn bà con xử lý ao.

Ngoài sự chủ động của địa phương, ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo cán bộ trực tiếp đến hỗ trợ, hướng dẫn bà con cách xử lý để ổn định ao nuôi, giúp tôm phát triển tốt. Trong 3.500 ha tôm chưa thu hoạch trong tỉnh tập trung ở xã Vĩnh Tân, Lai Hòa và Hòa Đông của thị xã Vĩnh Châu. Thời tiết nắng tốt trở lại, các hộ tập trung chăm sóc ao tôm, mong là sẽ có vụ nuôi thắng lợi .

Rãi vôi xử lý nước ao nuôi tôm sau bão

Chi cục Thủy sản cũng có lưu ý đến bà con nuôi tôm, để quản lý tốt các yếu tố môi trường ao nuôi cần: dự trữ nước ao lắng để lấy nước đã được xử lý bằng phương pháp sinh học (cá rô phi, vi sinh…) để thường xuyên cấp bổ sung cho ao nuôi nhằm duy trì độ sâu và ổn định chất lượng nước cho ao nuôi; vận hành phần cống xả tràn để ổn định mức nước của ao nuôi, tăng cường sử dụng quạt nước để tránh phân tán nhiệt độ, tăng hàm lượng oxy và giảm độc tố của các khí độc như H2S, NH3… nhất là vào ban đêm; phối hợp với việc sử dụng vi sinh có chất lượng trong quá trình nuôi; kiểm soát lượng bùn đáy trong ao để hạn chế phát sinh độc tố và mầm bệnh.

Đối với việc quản lý cho ăn, cần theo dõi sự biến động môi trường nhất là pH, nhiệt độ… lưu ý khi nhiệt độ nước trong ao dưới 24ºC nên giảm thức ăn hoặc thậm chí không cho ăn khi thời điểm nhiệt độ xuống thấp, nên cho ăn bằng sàn nhằm điều chỉnh, bổ sung các khoáng chất và vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho tôm. Riêng đối với diện tích chuẩn bị cho vụ mới, người nuôi cần chuẩn bị theo quy trình kỹ thuật nuôi và chờ thông báo của lịch khung thời vụ.

Nguồn:  Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trồng hoa công nghệ cao trên vùng kinh tế mới, thu 15 – 20 triệu đồng/tháng

Nói tới trồng hoa công nghệ cao, người ta nghĩ ngay tới “thành phố Đà Lạt ngàn hoa”. Ít ai ngờ tại vùng kinh tế mới huyện Lâm Hà, Lâm Đồng chuyên canh cây cà phê lại có những nhà kính, trồng hoa theo công nghệ Israel cho hiệu quả kinh tế cao…

Ông Lăng Văn Trọng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Văn, huyện Lâm Hà dẫn chúng tôi tham quan khu nhà kính rộng 5.000m2 trồng hoa công nghệ Israel đang cho thu hoạch của ông Giáp Mạnh Kiểm (thôn Tân Thành, xã Tân Văn).

Nhờ trồng hoa công nghệ cao, nhiều nông dân Lâm Hà có thu nhập tốt

Ông Kiểm cho biết, quê ông ở Bắc Giang, sau 5 năm từ quân ngũ trở về, năm 1994 ông đưa gia đình vào huyện Lâm Hà xây dựng kinh tế mới. Thời gian đầu rất vất vả, vợ chồng ông phải đi làm thuê làm mướn kiếm ăn. Nhờ chịu khó cần cù, tích cóp ông mua được 5.000m2 đất và trồng hoa cẩm tú cầu.

Do hiệu quả không cao, đầu năm 2017, ông mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà kính trồng hoa cát tường với tổng kinh phí 135 triệu đ/1.000m2 và hệ thống tưới Israel kinh phí 35 triệu đ/1.000m2; trong đó có hệ thống tưới phun sương và tưới nhỏ giọt, đèn chiếu sáng. Loài hoa cát tường màu sắc đẹp, được nhiều khách hàng ưa chuộng, thị trường tiêu thụ lớn. Đặc biệt, loài hoa này là chỉ cần xuống giống một lần nhưng thu hoạch hai lần (lứa thứ nhất cắt hết, rồi bón phân theo hệ thống nhỏ giọt để tiếp tục thu lần hai).

Ông Kiểm cho biết, trồng hoa theo công nghệ Israel thấy rất hiệu quả, hệ thống tưới phun sương làm mát cho cả nhà kính, còn hệ thống tưới nhỏ giọt vừa làm mát gốc, vừa trực tiếp cung cấp phân bón và dinh dưỡng cho cây, thời gian thu hoạch từ khi trồng tới lúc thu là 3 tháng.

“Tôi đang liên kết với Hasfarm Đà Lạt, chợ hoa Hồ Thị Kỷ (TP.HCM) và các mối khác để tiêu thụ sản phẩm. Với 5.000m2 trồng hoa công nghệ cao, gia đình tôi thu nhập 100 triệu đồng mỗi tháng. Đặc biệt, tôi vừa ký hợp đồng trồng hoa xuất cho một công ty Nhật”.

Qua cánh đồng kế bên, chúng tôi sang thăm nhà kính trồng hoa của chị Bùi Thị Sáu (thôn Dam Pao, xã Đạ Đờn). Chị Sáu cho biết, quê chị ở tỉnh Hà Tây (cũ), nay là Hà Nội. Năm 1994 gia đình vào huyện Lâm Hà trồng lúa, cà phê. Năm 2016 chị mạnh dạn phá bỏ 4.000m2 cà phê, chuyển qua trồng hoa.

Thời gian đầu chị trồng hoa hướng dương, khi được thu hoạch thì thị trường tiêu thụ yếu, bán giá thấp. Chị lặn lội lên Đà Lạt tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm về áp dụng cho vườn hoa của mình. Năm 2017 chị mạnh dạn đầu tư 2.000m2 nhà kính và 2.000m2 nhà lưới để trồng hoa cát tường.

“Qua quá trình làm tôi thấy trồng hoa cát tường hiệu quả kinh tế cao hơn trồng cà phê gấp nhiều lần. Tháng nào cũng có thu nhập, tiền đóng học cho con cái không phải lo nghĩ như trước đây. Nhờ trồng hoa gia đình tôi có tiền nuôi con học đại học”, chị Sáu khoe.

Tương tự, anh Phan Quốc Vũ, người cùng thôn Dam Pao cũng mạnh dạn đầu tư 1.500m2 nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt Israel để trồng hoa đồng tiền. Anh Vũ cho biết, trồng hoa theo công nghệ Israel có hệ thống tưới phun sương tự động, đặc biệt là bón phân và dinh dưỡng qua hệ thống tưới nhỏ giọt rất hiệu quả, tiết kiệm và nhàn hạ. Đặc biệt, trồng trong nhà kính chủ động về nhiệt độ, tránh được nắng, mưa, hoa không bị dập nát, ngăn ngừa côn trùng từ bên ngoài xâm hại…

“Từ khi trồng tới thu hoạch chỉ 2,5 tháng, hoa thu quanh năm, cứ 3 ngày cắt bán một lần, 4 năm mới phải thay giống. Chỉ với 1.500m2 trồng hoa đồng tiền, mỗi tháng tôi thu được từ 15 – 20 triệu đồng”, anh Vũ hồ hởi nói.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Thu về 500 tỷ đồng nhờ trồng cây rau màu

Ông Nguyễn Văn Khoa, Giám đốc HTXNN xã Gia Xuyên phấn khởi cho biết: “Vụ đông này các xã viên thắng lớn. Đến nay, toàn xã đã tiêu thụ hết 150ha bắp cải lứa đầu. Mỗi ha trung bình nông dân thu được 240 triệu đồng, thời điểm cao thu đến 350 triệu đồng/ha. Tính ra mỗi hộ trừ chi phí còn thu nhập ngày công và lãi khoảng 200 triệu đồng/vụ. Thôn Tranh Đấu có vài chục hộ thu hàng trăm triệu đồng bắp cải như ông Hồ Văn Kiển, bà Vũ Thị Dưỡng…”.

Ông Phạm Văn Mát, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoàng Diệu, vùng trồng bắp cải lớn, hồ hởi khoe với chúng tôi: “Bắp cải năm nay thắng như năm 2015. Hội viên nông dân chúng tôi thu nhập khá. Tết này sẽ ăn to. Thôn Đại Tỉnh và thôn Long Tràng đã thu hoạch xong 70ha bắp cải, thu thấp nhất là 7 triệu đồng/sào, phổ biến là 8 – 10 triệu đồng/sào.

Gia đình tôi trồng 4 sào rưỡi bắp cải đã đút túi 45 triệu đồng. Đến nay, thôn Long Tràng có hàng chục hộ thu bắp cải 150 triệu đồng trở lên như bà Son, ông Chí, ông Hiến… Có hộ mượn ruộng, thuê ruộng trồng cây vụ đông thì thu từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng như ông Trần Văn Đoàn sản xuất 20ha rau”.

Người dân trồng bắp cải thắng lớn, thu được lợi nhuận rất cao

Bà Nguyễn Thị Tâm ở thôn Đông Thượng, xã Đồng Quang chia sẻ: “Gia đình vừa thu hoạch xong 6 sào su hào, 5 sào bầu và bí ngô cũng đang thu hái. Bầu bán được từ 5 – 10 ngàn đồng/kg, trung bình 1 sào bầu thu được 9 – 10 triệu đồng, bí ngô chỉ cho thu nhập 2 triệu đồng/sào nhưng nhàn và dễ trồng. Su hào tôi bán non cho đại lý nên mỗi sào chỉ được 5,5 triệu đồng nhưng yên tâm. Đến nay tôi đã thu được 90 triệu đồng, vào loại khá của thôn”.

Theo bà Tăng Thị Hạnh, Phó phòng NN-PTNT huyện Gia Lộc: Vụ đông 2017 – 2018, toàn huyện phấn đấu gieo trồng 3.100ha cây màu và đã hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch trên 100ha. Diện tích vụ đông đã thu hoạch trên 50%, doanh thu đạt khoảng 300 tỷ đồng. Bình quân 1ha cây vụ đông thu khoảng 200 triệu đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch 66,66%.

Nét mới của vụ đông năm nay là nông dân tiếp thu đưa nhiều giống cây trồng mới vào SX như bắp cải No71, su hào TV16, bầu Trầm hương, khổ qua, đậu bắp… Diện tích cây vụ đông có hợp đồng bao tiêu sản phẩm tăng so với năm trước, với 340ha chủ lực là bắp cải 190ha, súp lơ 65ha”.

Huyện quy hoạch vùng SX rau theo hướng an toàn ở 11 xã với 61 vùng tổng diện tích là 1.011ha. Diện tích SX áp dụng công nghệ cao tăng mạnh ở các xã Toàn Thắng, Phạm Trấn, Cty Hưng Việt… Khối lượng sản phẩm rau an toàn tăng, giá bán cao, mang lại lợi nhuận cao cho người SX. Mô hình mang lại hiệu quả, là điểm sáng để nông dân các nơi trong huyện đến học tập…

“SX vụ đông năm nay cơ bản thuận lợi về thời tiết và tiêu thụ, kênh tiêu thụ đa dạng, tiêu thụ trong các siêu thị, các bếp ăn tập thể, nhà trường, doanh nghiệp. Thị trường tiêu thụ suốt từ Bắc vào Nam. Rau quả bán được giá, không có sản phẩm bị quá lứa. Nhiều hộ nông dân bán sản phẩm non cho các đại lý, không mất công thu hoạch nên hiệu quả SX tăng cao, ước giá trị ước đạt trên 500 tỷ đồng”, bà Hạnh chia sẻ.

Theo nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Nhà nông xứ Huế: Làm giàu nhờ sinh sản thành công giống lươn đồng

Mô hình“Sinh sản lươn đồng bằng phương pháp bán nhân tạo” (SSLĐBPPBNT) vừa được Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện thành công, mở ra cơ hội mới, đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản (NTTS), giảm áp lực khai thác nguồn lươn tự nhiên.

Sinh sản lươn đồng nhân tạo thành công tại gia đình ông Hoàng Huế ở thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế).

Ông Hoàng Huế ở thị trấn Sịa (Quảng Điền) được TTKN tỉnh chọn triển khai mô hình SSLĐBPPBNT với quy mô diện tích 30m2. Có kinh nghiệm nuôi tôm, cá từ nhiều năm nay nên ông Huế dễ dàng tiếp cận, ứng dụng mô hình nuôi lươn đồng.

“Ban đầu cũng khá lúng túng vì mô hình còn mới, nhưng được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ khuyến nông, chỉ trong thời gian ngắn tui đã tiếp thu các quy trình kỹ thuật và ứng dụng vào sản xuất giống lươn đồng”, ông Huế chia sẻ. Sau 8 tháng nuôi, ông Huế đã thu được 44 tổ trứng với số lượng ước chừng 15.360 trứng, tỉ lệ nở 72,9%; tỉ lệ ương từ bột lên giống đạt 64,4%, số lươn giống thu được là 7.209 con giống.

Những năm gần đây, NTTS trên đầm phá Tam Giang ngày càng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng biến đổi khí hậu (BĐKH), ô nhiễm môi trường. Các đối tượng nuôi khó thích nghi môi trường thay đổi đột ngột, nhất là nuôi tôm thường xảy ra dịch bệnh, thua lỗ. Mô hình lươn đồng tuy mới nhưng khá dễ nuôi, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, môi trường ở nhiều địa phương. Đây chính là cơ hội cho người dân vùng đầm phá trong việc đa dạng hóa các đối tượng NTTS trong điều kiện ứng phó BĐKH.

Ngoài đa dạng mô hình NTTS, giá trị kinh tế cao, mô hình nuôi lươn đồng không đòi hỏi diện tích lớn, có thể tận dụng sân vườn nuôi tại chỗ. Vốn đầu tư cho mỗi mô hình khá thấp, với mỗi bể nuôi khoảng 30m2, kể cả giống, thức ăn, xây dựng bể chỉ khoảng 20-30 triệu đồng. Khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa chủ động được nguồn lươn giống, chủ yếu mua ở các tỉnh phía nam, giá thành cao và tỷ lệ sống thấp.

Lươn đồng hiện nay ngày càng khan hiếm do khai thác quá mức, trong khi thị trường tiêu thụ mạnh, giá trị kinh tế cao. Giá bình quân mỗi kg lươn đồng dao động từ 150-200 ngàn đồng, trong khi các loại cá chỉ 50-100 ngàn đồng; kể cả tôm sú cũng chỉ từ 100 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng/kg. Lươn đồng không chỉ được người tiêu dùng ưa chuộng, làm thức ăn hằng ngày mà còn được các nhà hàng, khách sạn chế biến nhiều món ăn hấp dẫn.

Do nhu cầu tiêu thụ lớn nên người dân khai thác quá mức nên nguồn lươn đồng trên các vùng đầm phá có nguy cơ cạn kiệt gây mất cân bằng sinh thái. Vậy nên mô hình nuôi lươn đồng khi được nhân rộng sẽ giảm áp lực khai thác nguồn lươn tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường.

Ông Châu Ngọc Phi, Phó Giám đốc TTKN tỉnh đánh giá, mô hình SSLĐBPPBNT tại thị trấn Sịa bước đầu thử nghiệm thành công, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được quy trình sản xuất giống lươn đồng; góp phần từng bước chủ động nguồn giống lươn cho nuôi thương phẩm có chất lượng và phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu tại nhiều địa phương. Lâu nay, mô hình nuôi lươn chủ yếu theo mùa, thường từ tháng 3 đến tháng 9; sắp đến sẽ nghiên cứu sản xuất giống để nuôi quanh năm. TTKN tỉnh đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng, sau đó tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao cho người dân.

Theo ông Phi, để nhân rộng mô hình sản xuất giống, cũng như nuôi lươn đồng thương phẩm cần xã hội hóa trong việc đầu tư nguồn lực tài chính. Các địa phương chủ động đầu tư kinh phí, quy hoạch, định hướng và có chính sách hỗ trợ người dân nhân rộng mô hình. Cơ quan chức năng, TTKN có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi. Lâu dài, Nhà nước cần xây dựng các cơ sở ương giống tại một số địa phương để cung ứng nhu cầu sản xuất cho người dân.

Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Acid folic đối với tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii

Các nhà khoa học Ấn Độ đã đề xuất rằng có thể bổ sung folic acid giúp kích thích tôm tăng trưởng, hiệu quả tiêu hóa thức ăn và hệ thống phòng chống oxy hoá của tôm càng xanh M. rosenbergii.

Acid folic tăng cường tăng trưởng và sức đề kháng của tôm. 

Vitamin được coi là các hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp được sử dụng với số lượng nhỏ để duy trì sự trao đổi chất, tăng trưởng bình thường và sức khoẻ của cá. Acid folic là một dạng vitamin hòa tan trong nước, rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất amino acid và nucleotide, tăng trưởng và sức khoẻ của hầu hết các loài động vật thủy sinh.

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một đối tượng thủy sản cho năng suất cao, tăng trưởng nhanh, rộng muối và có các sức sống rất cao như chịu nhiệt độ, kháng bệnh cũng như hương vị cao của nó và giá trị thương mại cao. Ngoài ra còn là nguồn dinh dưỡng bổ sung protein, axit amin thiết yếu, axit béo không bão hòa và ít chất béo. Do đó, nó có thể được sử dụng như là một lựa chọn an toàn cho người tiêu dùng.

Có nhiều nghiên cứu về các yêu cầu dinh dưỡng của tôm càng xanh, nhưng những thông tin liên quan đến nhu cầu vitamin và chức năng dinh dưỡng của tôm vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, không có thông tin về hiệu quả chống oxy hoá và các thông số sinh học huyết thanh của acid folic đối với tôm càng xanh M. rosenbergii, những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của tôm.

Một thử nghiệm của các nhà khoa học Ấn Độ cho ăn kéo dài 12 tuần đã được tiến hành để xác định tác động của việc bổ sung acid folic trong chế độ ăn đối với hoạt động của enzym tiêu hóa, thành phần cơ, đáp ứng miễn dịch, khả năng chống oxy hoá và hoạt tính enzyme của tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii.

Thí nghiệm

Các nghiệm thức được bổ sung axit folic với tỷ lệ 0 (đối chứng), 0,5; 1,0; 2,0;4,0 và 8,0 mg/kg trọng lượng thức ăn khô. Axit folic bổ sung vào thức ăn và cho tôm càng xanh M. rosenbergii ăn trong thời gian 90 ngày.

Kết quả

Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy trọng lượng cơ thể cuối cùng, tăng trọng, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cải thiện đáng kể (P <0,05) khi mức acid folic bổ sung tăng lên từ 0,5 đến 2,0 mg/kg. Tuy nhiên, những con tôm ăn với thức ăn bổ sung 4,0-8,0 mg/kg acid folic cho thấy hiệu quả lại kém hơn.

Thêm vào đó, tôm ăn 0,5 – 2,0 mg/kg khẩu phần bổ sung acid folic cải thiện đáng kể hoạt tính tăng trưởng, hoạt động của enzym tiêu hóa và các thành phần sinh hóa trong cơ. Trong khi tôm ăn khẩu phần bổ sung trên 2,0 mg/kg acid folic cho thấy nồng độ protein tổng số (p <0,05) cao hơn đáng kể.

Tác dụng chống oxy hoá của hoạt tính enzym (SOD, CAT) trong cơ không thấy có sự thay đổi đáng kể (P> 0,05) đối với nhóm tôm nuôi ăn chế độ ăn bổ sung axit folic 0,5 – 2,0 mg/kg.

Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã đề xuất rằng có thể bổ sung 2,0 mg/kg acid folic giúp kích thích tôm tăng trưởng, tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn và hệ thống phòng chống oxy hoá của tôm càng xanh M. rosenbergii.

Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Một số giống bơ có chất lượng cao

Các giống này có thể phù hợp trồng ở các tỉnh miền Bắc. Một số tỉnh khu vực bắc miền Trung cũng đã trồng bơ đạt năng suất rất cao. Tuy nhiên trước khi phát triển sản xuất bơ, các nhà nông cần tham khảo tư vấn từ các chuyên gia nghiên cứu về cây bơ.

Một số giống bơ đạt năng suất cao

1. Giống TA1

Khả năng sinh trưởng khỏe. Tán cây hình trứng ngược. Dạng lá hình oval. Có 8 cặp gân lá. Cuống lá dài 2,5cm. Kích thước lá 12 x 6cm. Sau trồng 5 năm cây sẽ cho thu quả bói. Ra hoa đậu quả từ tháng 1 – 3. Hoa thuộc nhóm A.

Thời gian từ ra hoa đến đậu quả thành thục và rụng, 185 – 200 ngày. Thời vụ thu hoạch quả, tháng 7 – 9. Có 1 – 2 quả/chùm. Năng suất trung bình đạt 40kg quả/năm. Khối lượng quả bình quân, 400g. Mặt quả sần sùi sáng bóng. Vỏ quả dày khoảng 2mm. Khi chín vỏ quả màu tím đen. Thịt quả màu vàng đậm, rất béo và ít xơ. Tỷ lệ thịt quả đạt trên 75%.

Hàm lượng đường 1,07%. Hàm lượng chất khô 27%. Lipit 12,8%. Protein 1,95%. Sau trồng 15 năm cây có thể đạt đường kính gốc 23cm, chiều cao vút ngọn 5,6m, đường kính tán 4m. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống, trung bình.

2. Giống TA40

Khả năng sinh trưởng, khỏe. Tán cây hình chóp. Dạng lá hình trứng ngược. Có 7 cặp gân lá. Cuống lá dài gần 3cm. Kích thước lá 12 x 7,6cm. Sau trồng 5 năm cây sẽ cho thu quả bói. Ra hoa đậu quả từ tháng 2 – 3. Hoa thuộc nhóm B.

Thời gian từ ra hoa đến đậu quả thành thục và rụng, 175 – 180 ngày. Thời vụ thu hoạch quả, tháng 8 – 9. Có 2 – 3 quả/chùm. Năng suất trung bình đạt 75kg quả/năm. Dạng quả hình quả lê. Khối lượng quả bình quân 310g. Vỏ quả dày khoảng 2mm. Khi chín vỏ quả màu tím. Thịt quả màu vàng đậm, rất béo rất dẻo, thơm và không xơ. Tỷ lệ thịt quả hơn 66%.

Hàm lượng đường 1,11%. Hàm lượng chất khô 25,5%. Lipit gần 20%. Protein 1,83%. Sau trồng 15 năm cây có thể đạt đường kính gốc 21cm, chiều cao vút ngọn 3,6m, đường kính tán 4m. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống, tốt.

3. Giống Booth 7

Nguồn gốc giống, nhập nội từ Mỹ. Khả năng sinh trưởng, khỏe. Tán cây hình tròn. Dạng lá hình tròn. Có 8 cặp gân lá. Cuống lá dài gần 2,9cm. Kích thước lá 13,7 x 7,8cm. Sau trồng 4 năm cây sẽ cho thu quả bói. Ra hoa đậu quả từ tháng 1-3. Hoa thuộc nhóm B.

Thời gian từ ra hoa đến đậu quả thành thục và rụng, 240 – 250 ngày. Thời vụ thu hoạch quả, tháng 10 – 11. Có 1 – 2 quả/chùm. Năng suất trung bình đạt 87kg quả/năm. Dạng quả hình tròn. Khối lượng quả bình quân trên 400g. Vỏ quả láng bóng dày trên 2mm. Khi chín vỏ quả màu xanh vàng. Thịt quả màu vàng đậm, dẻo béo thơm và không xơ. Tỷ lệ thịt quả đạt trên 62%.

Hàm lượng đường 2,76%. Hàm lượng chất khô 23,32%. Lipit gần 13,8%. Protein 1,75%. Sau trồng 15 năm cây có thể đạt đường kính gốc 25cm, chiều cao vút ngọn 5,5 – 6m, đường kính tán 5,5m. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống, trung bình.

4. Giống Reed

Nguồn gốc giống, nhập nội từ Mỹ. Khả năng sinh trưởng, khỏe. Tán cây hình trụ. Dạng lá hình tròn. Có 7 cặp gân lá. Cuống lá dài gần 2,8cm. Kích thước lá 13,53 x 5,63cm. Sau trồng 3 năm cây sẽ cho thu quả bói. Ra hoa đậu quả từ tháng 3 – 4. Hoa thuộc nhóm A.

Thời gian từ ra hoa đến đậu quả thành thục và rụng, 245 – 260 ngày. Thời vụ thu hoạch quả, tháng 10 – 12. Có 3 – 7 quả/chùm. Năng suất trung bình đạt 88kg quả/năm. Quả dạng tròn. Khối lượng quả bình quân trên 360g. Vỏ quả sần sùi bóng, dày trên 2mm. Khi chín vỏ quả màu xanh vàng. Thịt quả màu vàng đậm, dẻo béo không xơ. Tỷ lệ thịt quả đạt trên 67%.

Hàm lượng đường 0,64%. Hàm lượng chất khô 23,77%. Lipit gần 17%. Protein 1,41%. Sau trồng 15 năm cây có thể đạt đường kính gốc 33cm, chiều cao vút ngọn 6m, đường kính tán 5,5m. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống, rất tốt.

Theo nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Bùng nổ thị trường cá cảnh

Cá cảnh ngày càng chứng tỏ lợi thế trong nền nông nghiệp đô thị ở TPHCM. Mặc dù có bước khởi động khá chậm, nhưng khi đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu nuôi

Cá cảnh tại Hội chợ Nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp thực phẩm lần 6 (Hi-Tech Agro 2017) 

Nội địa vẫn là chủ yếu

Là người có thâm niên với nghề nuôi cá cảnh, ông Tống Hữu Châu, chủ Trại cá cảnh Châu Tống (quận 12), kể lại câu chuyện trước đây ông chỉ quan tâm đến việc nuôi cá để xuất khẩu. Có lần tình cờ đến cửa hàng bán cá cảnh gần một khu công nghiệp, ông thấy có nhiều công nhân vào xem.

Lân la hỏi chuyện, các cô cho biết chọn mua vài con về nuôi để khi rảnh rỗi nhìn cá bơi tung tăng trong hồ nhỏ nhắn cũng giúp thư thái tâm hồn, nhẹ nhàng đầu óc, giảm bớt căng thẳng sau những giờ làm việc. Lúc đó, ông Hữu Châu mới nghiệm ra thêm một điều, cá cảnh không chỉ dành cho giới có tiền, nuôi những con cá giá trị hàng triệu đồng; trước đây là các loại cá rồng như kim long, hồng long… còn gần đây có cá Koi – cá chép Nhật Bản. Như vậy, đối tượng nuôi cá giải trí đã được mở rộng, phổ cập nhiều hơn ở thị trường nội địa.

Những nhà cung cấp cá cảnh cho biết, hiện thị trường bán lẻ rất mạnh, không chỉ ở TPHCM hay vài TP lớn như Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng hay Hải Phòng mà nhu cầu đã xuất hiện ở nhiều TP nhỏ thuộc các tỉnh, kể cả khu vực Tây Nguyên như Buôn Ma Thuột, Pleiku.. Đó chính là điều kiện giúp ngành cá cảnh phát triển mạnh hơn.

Tiềm năng còn nhiều nhưng theo ông Lê Như Phú, chủ Cơ sở cá cảnh Phú Khang (quận 12, TPHCM), hạn chế của nghề nuôi cá cảnh hiện nay là quy mô cực nhỏ và siêu nhỏ. Vì vậy, dù có nhiều người nuôi (285 cơ sở với sản lượng 135 triệu con) nhưng không mạnh. Các cơ sở hay trang trại nuôi manh mún, quá ít sản phẩm để chào hàng.

Với nghề này, PGS-TS Vũ Cẩm Lương, Đại học Nông Lâm TPHCM, nhận xét xu hướng tiêu dùng của ngành này đòi hỏi phải luôn mới và lạ. Trong khi các cơ sở sản xuất, nuôi cá cảnh đa phần sản xuất giống thuần túy có sẵn, một số loại giá trị bị suy thoái về chất lượng con giống. Bên cạnh đó, một số loài cá cảnh trong tự nhiên đã gần như tuyệt chủng như cá Thái Hổ… Nguồn giống vì vậy thiếu đa dạng và hiện chỉ tập trung vài loại đã có thương hiệu tốt như cá dĩa.

Việc lai tạo chọn các loại giống cá mới là vấn đề cần quan tâm. Ông Lê Hữu Thiện, Giám đốc Công ty cổ phần Sinh vật cảnh Thiên Đức (huyện Củ Chi), cho biết ngày càng phát sinh thêm nhiều dòng cá cảnh nằm trong danh mục của Cites ở dòng cá nước ngọt, đặc biệt là trên một số loại sinh vật biển. Điều này càng đặt ra việc nhân giống, lai tạo sinh sản là vô cùng cần thiết cho ngành cá cảnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và thị hiếu thường xuyên thay đổi của thị trường. Việc đa dạng loài là nhu cầu lớn và không kém phần thách thức. Vì vậy, nhập một số cá cảnh từ nước ngoài về bán và làm giống là phổ biến.

Những năm gần đây, Công ty Saigon Aquarium, Công ty Hải Thanh chuyên về cá chép Koi, Công ty CP Sinh vật cảnh Thiên Đức… và một số hộ mua cá từ nước ngoài về để sản xuất giống mới. Đa phần con giống mới được cung cấp thị trường trong nước giúp phong phú và đa dạng hơn giống loài cho thú chơi cá cảnh của người dân, nhưng danh mục con giống cá cảnh được nhập còn hạn chế.

Việc Tổng cục Thủy sản chỉ cho đăng ký 2 lần/năm, gây khó cho người làm giống khi muốn nhập khẩu nếu phát hiện nhu cầu của thị trường. Các nhà sản xuất cá cảnh cũng đề xuất cách tính thuế nhập khẩu cá cảnh về làm giống cần thật sự ưu đãi, dễ dàng, giúp nghề nuôi cá cảnh còn khá non trẻ có điều kiện làm mới con giống, đáp ứng nhu cầu mới và lạ trên thị trường.

Cá cảnh và sinh vật cảnh

“Vài năm nữa khi thuế suất bằng 0%, cá cảnh từ các nước ASEAN như Thái Lan… có thể sẽ xuất hiện ở Việt Nam, tham gia vào thị trường bán lẻ. Đó là viễn cảnh rất gần. Vì vậy, phải đứng vững “trận địa” trong nước trước khi nói đến xuất khẩu”, ông Tống Hữu Châu nêu ý kiến. Theo ông Châu, thị trường nội địa cần được tổ chức lại, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm vì nếu không có sự liên kết hay hợp tác sẽ làm rối loạn thị trường, người sản xuất bị ép giá.

TPHCM đã có các chính sách phát triển nghề nuôi cá cảnh, cũng như hỗ trợ kỹ thuật, vốn vay cho các hộ gia đình và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, nhưng mức độ phát triển nghề nuôi cá cảnh, tỷ trọng xuất khẩu vẫn còn khá thấp so với khả năng và tiềm lực. Ông Lê Hữu Thiện cho rằng, trình độ tay nghề của Việt Nam không thua các nước nhưng lại yếu về tổ chức và xúc tiến thương mại. Mặc dù rất muốn sản xuất cá cảnh tập trung để có điều kiện hợp tác, nhưng theo ông Lê Như Phú, trong bối cảnh hiện nay, mô hình vệ tinh là khả thi. Liên kết hình thành giữa doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất nhỏ để bán cái thị trường cần thay vì bán cái người nuôi có.

Là người nghiên cứu về thị trường cá cảnh, PGS-TS Vũ Cẩm Lương cho rằng, cần hình dung đầy đủ về thị trường cá cảnh để mở rộng thị trường nội địa. Đề cập đến công thức 10-90, PGS-TS Vũ Cẩm Lương so sánh giá trị cá cảnh chỉ khoảng 10% với người chơi cá cảnh, 90% còn lại là khâu thiết kế ao bể, trang thiết bị, tư vấn dịch vụ, chăm sóc khách hàng… Đó là những dịch vụ giúp gia tăng giá trị thị trường cá cảnh nói chung. Ngay cả thiết bị cho hồ cá cũng rất cần đa dạng như bao bạt, bể đất, lu hũ, chum vại, bể kính, cây thủy sinh… Vì vậy, mở rộng thị trường bằng việc đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, có sự tương hỗ lẫn nhau, dần hình thành tour du lịch cá cảnh và sớm có chợ đầu mối sinh vật cảnh là điều cần thiết để nghề nuôi và thú chơi cá cảnh phát triển.

Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Cử nhân nuôi tôm siêu lợi nhuận trên vùng đất mỏ

Với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi tôm sú và các loại cá…. mang lại thu nhập hàng tỉ đồng/năm, chàng trai Nguyễn Văn Long, sinh năm 1979, trú tại khu 6B phường Hà Phong, TP.Hạ Long (Quảng Ninh) được nhiều người biết đến là tấm gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.

Anh Long quăng chài vớt tôm kiểm tra dịch bệnh.

Cử nhân mê tôm

Hiện nay anh Long đang là chủ sở hữu của gần 100ha diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, các loại cá như cá vược, cá song…. Xuất phát điểm không phải học về thủy sản, mà là cử nhân chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh, nhưng với sự đam mê, và mong muốn nối nghiệp của gia đình nên sau khi tốt nghiệp đại học, anh Long đã về giúp bố quản lý khu ao đầm nuôi tôm của gia đình.

Nhiều đoàn công tác, người nuôi tôm đến thăm quan, học hỏi tại khu đầm của anh Long.

Long tự nhận mình là “thằng dân chài”, một người nông dân thực thụ. Anh bộc bạch: “Mình làm nghề này khác gì một người nông dân đâu, ngày ngày ngoài đầm mà”. Long cho biết, gia đình anh bắt đầu nuôi tôm từ năm 1985, ban đầu chủ yếu nuôi tôm sú với diện tích nhỏ hẹp nhưng tôm thường mắc dịch bệnh dẫn đến hiệu quả thấp. Nhận thấy nhu cầu thị trường của loại tôm thẻ chân trắng, nên gia đình anh quyết định chuyển sang nuôi loại tôm cho giá trị đặc biệt này.

Hiện gia đình anh Long phát triển mô hình nuôi theo hướng công nghiệp. Cứ 1ha diện tích nuôi trồng anh Long đầu tư hơn 10 tỉ đồng với hệ thống máy quạt khí hiện đại. Các ao nuôi khi xây dựng cũng được lót bạt ở dưới, có hệ thống ống hơi và thoát khí ngầm. “Để có được những vụ tôm có chất lượng tốt cần có kỹ thuật cao, con giống tốt, đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng”, anh Long chia sẻ.

Cho tôm ăn bằng máy tự động.

Lắm lời, lắm rủi ro…

“Ngành thủy sản là một ngành siêu lợi nhuận, nhưng rủi ro gặp phải cũng khủng khiếp. Nếu nuôi thủy sản trong hai năm mà không gặp bất kỳ rủi ro hay sự cố gì thì lợi nhuận từ nó mang lại rất lớn”, anh Long chia sẻ.

Để tránh rủi ro chủ yếu do dịch bệnh mang lại, Nguyễn Văn Long thường hay thu mua của người dân cây Diệp Hạ Châu (dân gian gọi là cây chó đẻ) đem giã lấy nước trộn với thức ăn để phòng bệnh gan cho tôm. Đây là một “bí kíp”, một kinh nghiệm dân gian anh học được từ những người đi trước, từ các mô hình nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh lân cận. Theo anh Long, nên chia các ao nuôi với diện tích lớn nhỏ khác nhau để giảm thiệt hại khi có sự cố xảy ra.

Đến vụ thu hoạch, tôm của gia đình anh được bán cho các nhà hàng, các chợ trên địa bàn và các tỉnh lân cận, đồng thời bán cho các công ty đông lạnh để xuất khẩu. Sau khi thu hoạch sẽ tiến hành kiểm tra lại hệ thống ao nuôi và lựa chọn con giống cho vụ tiếp theo. Con giống chủ yếu được anh mua của Tập đoàn Việt – Úc và một số công ty sản xuất giống trong nước ở Nha Trang (Khánh Hòa).

Bên cạnh tạo thu nhập ổn định cho gia đình, hàng năm mô hình nuôi trồng thủy sản của anh Long còn tạo công ăn việc làm cho 20 lao động với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng

Với kết quả nổi bật trong quá trình phát triển sản xuất, nuôi trồng thủy sản anh đã vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ NN&PTNT, Bằng khen của HND tỉnh… Mô hình của anh cũng được mọi người trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận đến tham khảo, học tập và áp dụng.

Nguồn: Danviet.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.