Cách trồng cà rốt 1 lần ăn mãi không cần hạt giống

Cà rốt là thực phẩm phổ biến và rẻ tiền nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mọi người có thể ăn sống, nấu chín, làm nước ép cà rốt hay thái vài lát trang trí cho bữa cơm gia đình. Chính vì vậy, nhiều người mệnh danh cà rốt là “thực phẩm vàng” trong nhà.

Trong quá trình chế biến, phần đầu gốc thường bị bỏ đi. Lần sau, bạn hãy tận dụng phần này để trồng cà rốt thủy canh. Rễ cây cà rốt mới được nuôi dưỡng trong nước sẽ mọc lại và cho ra cây mới.

Thời vụ

Có thể trồng cà rốt từ tháng 7 đến tháng 2 năm sau.

Vụ sớm: Gieo tháng 7 – 8, thu hoạch vào tháng 10 – 11.

Chính vụ: Gieo tháng 9 – 10, thu hoạch tháng 12 – tháng 1 năm sau.

Vụ muộn: Gieo tháng 1 – 2, thu hoạch tháng 4 – 5.

Chuẩn bị

Đất trồng: Cây cà rốt có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên rất cần đất tơi xốp để phát triển củ, thoát nước tốt. Lưu ý khi chọn đất là nếu trồng trên đất nhẹ, cát và các hạt thô nhiều thì hình thù của củ sẽ biến dạng, méo mó. Nếu trồng trên đất quá nặng (hàm lượng sét quá cao) thì có chiều hướng cây ra nhiều lá, khó ra củ.

Làm đất: Cây cà rốt có rễ và củ đều nằm dưới đất, do vậy trước khi trồng cà rốt bạn nên làm đất tơi xốp và lên luống.

Chậu trồng: Bạn chọn chậu có chiều cao tối thiểu từ 20-25cm để đảm bảo củ được phát triển tốt nhất.

Phân bón: Bón phân trùn quế kết hợp phân NPK để cho năng suất tốt nhất

Nhiệt độ: Cà sốt sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 16 – 27 độ C. Ở nhiệt độ thích hợp củ cà rốt phát triển to, nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá thì củ bé, màu đỏ nhạt.

Các bước trồng cà rốt bằng đầu củ

Bước 1: Dùng phần đầu cà rốt (còn cuống) khoảng 3-4cm sau khi đã dùng phần thân củ ngâm vào một khay nước.

Cắt bỏ lấy phần đầu của củ cà rốt

Bước 2: Đặt khay nước ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời như cửa sổ, ngoài hiên,… Thay nước hàng ngày để tránh các loại rêu tảo phát triển.

Đặt khay nước nơi có nhiều ánh sáng

Bước 3: Sau khoảng 1 tuần khi cà rốt bắt đầu ra rễ thì mang cà rốt ra trồng xuống đất hoặc trồng trong chậu.

Mang cà rốt đi trồng trong chậu

Chăm sóc

Tưới nước: Cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm, thông thường chỉ cần 2-3 ngày tưới 1 lần tuỳ thời vụ. Ở giai đoạn hình thành củ, cây cà rốt cần được cung cấp đủ nước cho sự sinh trưởng và phát triển của củ vì thế bạn nên tưới hàng ngày.

Chăm sóc để cà rốt có chất lượng tốt nhất

Tỉa cây: Khi cây cà rốt đã mọc cao 5-7cm bạn nên tỉa bớt cây xấu mọc chen chúc, chỉ giữ lại khoảng cách cây cách nhau 5-7cm là vừa.

Xới đất: Khi cây cà rốt bắt đầu phát triển củ, dùng dụng cụ làm vườn vét đất ở rãnh luống phủ lên mặt luống sao cho lấp kín củ giúp cho củ không bị xanh đầu do bị tiếp xúc với ánh sáng.

Thu Hoạch

Sau khi trồng khoảng, bạn thấy lá chuyển màu vàng, lá non ngừng phát triển thì cây đã đến thời điểm thu hoạch để củ cho chất lượng ngon ngọt nhất.

Thành quả sau thu hoạch

Ban nên thu hoạch vào những ngày khô nắng, cách thu hoạch như sau: nhổ củ, làm sạch đất, rửa bằng nước sạch và cắt bớt phần lá, chỉ để lại đoạn cuống dài 15-20 cm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật nuôi cá tai tượng thương phẩm

Tại Việt Nam cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông Đồng Nai, khu vực La Ngà. Trên thế giới cá tai tượng có ở Borneo, đảo Sumatra (Indonesia), Thái Lan, Campuchia, Lào.

Cá tai tượng Osphronemus goramy

1. Chuẩn bị ao:

Nơi có nguồn nước tốt, dồi dào không bị ô nhiễm, có thể cung cấp suốt thời gian nuôi. Cải tạo ao; dọn sạch bùn, cây cỏ mục, lấp các hang cua mọi, tu sửa bờ ruộng có lưới chắc chắn, bờ cao hơn mực nước cao nhất 0,5m, chặt bỏ cây để không che quá 25% diện tích mặt nước.

Có thể sử dụng mương vườn, liếp rẫy có mặt nước từ 100 đến vài ngàn mét vuông để nuôi cá. Mức nước sâu thích hợp từ 1-2m. Sau khi đã vét bùn, bón vôi bột 10- 15kg/100m2 ao. Nếu c̣ó cá tạp, dùng dây thuốc cá đập dập lấy nước, rải theo tỷ lệ 4kg/100m2 mặt nước, phơi khô 5-7 ngày, bón phân lợn, phân bón: 20-30 kg/100m2, phân gà: 10-15 kg/100 m2, rải đều ao. Cho nước vào ao khoảng 40cm, sau 1 tuần, khi nước có màu xanh đọt lá chuối non, cho thêm nước vào tới 0,8-1m.

2. Thả cá và cho cá ăn:

a) Giống cá: Chọn cá đều cỡ khỏe mạnh, không bị xây xát, bị dị tật hoặc mang bệnh. Mật độ nuôi: 3-10 con/m2; nếu thả ghép tai tượng với cá mè trắng, cá hường thì mật độ 1 con/1m2 (để tận dụng thức ăn rơi vãi và làm sạch môi trường nước).

b) Thức ăn cho cá: sau 1 tháng ương cá tai tượng lớn thành cá giống và chuyển dần sang ăn thực vật là chính, giai đoạn đầu ta cho ăn thực vật nhỏ như: bèo cám, hoa đậu lá cải, lá rau muống, lá mì (sắn). Cá lớn hơn ăn hầu hết các loại rau, thực vật thủy sinh, phế phẩm nhà bếp. Cá ăn rau sẽ lớn chậm (2-3 năm đạt trên 1 kg); nếu có thức ăn tinh kèm theo rau, cá sẽ lớn nhanh hơn (1 năm đạt trên 1 kg). Tỷ lệ cho ăn rau khoảng 2-5% trọng lượng cá. Ngoài ra ta có thể thả rau xanh trên mặt nước cho cá ăn:

Thức ăn tinh (bột cá, đầu tôm, cá biển tươi, ruột ốc, cá con 30% + cám, xác đậu nành 30% + tấm, bắp 7% + bột lá g̣n 3%) + rau xanh 30%.

Thức ăn tinh (50% cám + 15% bột cá + 25% bánh dầu) và 10% rau muống.

Chế biến thức ăn: Rau muống, lá mì, rau lang thái nhỏ. Ốc, cá, cua nghiền nhỏ. Nấu cháo tấm với cá, cua, ốc, sau đó cho rau muống vào kết hợp với bột lá g̣n, xác đậu nành nấu riêng rồi trộn chung, để nguội trộn cám vừa đặt dính cho vào máng ép viên.

Cho cá ăn: Thời gian đầu cá c̣n nhỏ dùng sàng cho cá ăn, ngày 2 lần. Khi cá lớn dần ta phân đàn, rải đều thức ăn để cá lớn nhỏ đều ăn được.

3. Chăm sóc và quản lý cá nuôi:

Nếu trong thời gian nuôi mà cá lớn không đều ta kéo lưới, tuyển chọn cá lớn nuôi riêng để đạt cỡ thương phẩm, cá c̣òn lại trong ao đều cỡ sẽ mạnh và lớn nhanh hơn. Cách 45 ngày ta tuyển chọn cá 1 lần.

Cá có thể ăn phân gà, phân lợn. Cần thay nước thường xuyên. Vứt bỏ rau xanh mà cá ăn dư, cho rau mới vào. Nước được thay hàng tuần, tối thiểu nửa tháng/lần, nước phải sạch, tốt, có màu xanh lá chuối non. Giữ mức nước ổn định ở ao nuôi từ 1,2-1,5m.

Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá để xử lư kịp thời, kiểm tra bọng bờ, chống trộm cá.

4. Thu hoạch cá:

Chặn từng khúc mương hoặc từng phần ao, kéo lưới nhẹ nhàng, bắt cá bằng vợt, cho cá vào thùng chứa nước hay cho vào dèo (giai) chứa. Tuyệt đối không để cá bị khô.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá ngừ mắt to tại Việt Nam

ThS. Bùi Quang Mạnh, Viện nghiên cứu hải sản, vừa hoàn thành đề tài “Nghiên cứu nuôi thương phẩm cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) và cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) tại Việt Nam”. Sau hơn 2 năm triển khai, đề tài đã hoàn thiện được kỹ thuật dồn cá ngừ giống từ lưới vây sang lồng lưu giữ và vận chuyển cá giống.

Kết quả đã thả giống được 485 con cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to vào 2 lồng, xây dựng được quy trình nuôi thương phẩm cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Quy mô 2 lồng đạt sản lượng 7.092 kg, tỷ lệ sống cá nuôi đạt 53,2%, cá ngừ có chất lượng cao và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Nhật Bản.

Nuôi cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to lần đầu tiên nghiên cứu tại Việt Nam nên việc lựa chọn vùng nuôi là điều vô cùng quan trọng. Địa điểm đặt lồng nuôi cần phù hợp với đặc tính sinh học của cá ngừ. Trước hết là điều kiện khí hậu phải phù hợp với cá ngừ, sau đó là các chỉ tiêu chất lượng nước và đặc điểm địa hình vùng nuôi.

Thức ăn của cá ngừ là cá nục và cá trích tươi, mỗi ngày cho cá ăn hai lần sáng và chiều. Khung lồng nuôi cá là hình trụ tròn, chu vi 50 m và sâu 10 m.

Nguồn: Khoa học phổ thông được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi cá lóc bông trong ao đất

Cá lóc bông (Channa micropeltes) có thịt thơm ngon, rất được ưa chuộng. Nghề nuôi cá lóc bông đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế. Fman giới thiệu cùng bà con kỹ thuật nuôi loài cá này.

Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi nên có diện tích từ 500m2 trở lên, độ sâu từ 2,5 – 3m. Bờ ao phải cao, chắc chắn, không bị rò rỉ, hang hốc. Trước khi thả cá nuôi, cần phải vét bùn, cải tạo ao. Hệ thống cấp và thoát nước dễ dàng.

Rải vôi đáy ao, bờ ao với lượng từ 10 – 15 kg/100 m2, phơi ao từ 2 – 3 ngày rồi cấp nước vào ao. Nguồn nước cấp vào ao phải chủ động, nước không bị nhiễm phèn và mặn (độ pH của nước >6; độ mặn <5‰).

Mùa vụ và mật độ thả giống

Tại các tỉnh Nam bộ, có thể thả nuôi cá lóc bông quanh năm. Còn tại các tỉnh miền Bắc do bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh nên chỉ nuôi 1 vụ, bắt đầu từ tháng 3 – 4 và thu hoạch trước mùa đông.

Chọn và thả giống: Cá giống phải có kích cỡ đồng đều (trọng lượng thân từ 15 – 20g/con). Cá khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng, cơ thể cân đối, nhiều nhớt. Mật độ thả từ 20 – 25 con/m2.

Lưu ý: Trước khi thả, tắm cá giống qua nước muối có nồng độ 25 – 30‰ để tiêu diệt mầm bệnh. Thả cá vào buổi sáng, hoặc chiều mát.

Cần kiểm tra cá lóc bông thường xuyên để phát hiện các biểu hiện bất thường – Ảnh: Phan Thanh Cường

Chăm sóc và cho ăn

Thức ăn cho cá lóc bông chủ yếu là cá tạp biển, cá vụn, cua, ốc… Khi cá còn nhỏ (2 tháng đầu) thức ăn cần được xay nát hoặc băm nhỏ. Khi cá lớn hơn chỉ cần băm nhỏ hoặc cắt khúc đối với những loại thức ăn có kích cỡ lớn hoặc quá dài. Với loại thức ăn này cho cá ăn với khẩu phần từ 3 – 5% trọng lượng thân.

Có thể dùng thức ăn chế biến (lượng cá tạp phải chiếm 50% trở lên). Hàm lượng đạm trong thức ăn chế biến phải đảm bảo từ 25 – 35% thì mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cá. Với thức ăn chế biến cho ăn từ 5 – 7% trọng lượng thân

Cho thức ăn vào sàng ăn (có chiều dài từ 3 – 4m; rộng 0,5m) đặt gần bờ và ngập sâu trong nước khoảng 10cm.

Quản lý môi trường ao nuôi

Hàng ngày kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn của cá để điều chỉnh hợp lý. Thay nước định kỳ mỗi tuần một lần, mỗi lần thay từ 30 – 40% lượng nước.

Phòng và trị bệnh

Kiểm tra cá thường xuyên, phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường của cá: cá bỏ ăn, bơi lội không bình thường, có dấu hiệu bị bệnh… để có biện pháp chữa trị kịp thời. Cá lóc bông có thể mắc một số loại bệnh do các tác nhân như: vi khuẩn, ký sinh trùng, giun sán ký sinh, giáp xác ký sinh… Có thể dùng một số loại thuốc và hóa chất như: thuốc tím (KMnO4, H2O2), muối ăn để phòng và trị bệnh cho cá.

Chú ý:  Cá lóc bông chịu rét kém, vì vậy người nuôi cần phải thu hoạch đúng thời vụ. Nếu muốn giữ cá qua mùa đông (bán vào dịp tết Nguyên đán) cần phải có biện pháp chống rét hiệu quả để tránh thiệt hại.

Nguồn: Thủy sản Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi cá lóc (P2)

Ở bài kỹ thuật nuôi cá lóc trước, Fman đã giới thiệu cho người nuôi hiểu qua về đặc điểm sinh học cũng như cách đào ao và cải tạo ao cũ. Ở bài này, chúng tôi xin giới thiệu tiếp kỹ thuật nuôi và cách chữa một số bệnh thường gặp ở cá lóc nuôi.

PHẦN III: KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT

1. Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống

– Cá hương dùng để ương có cỡ từ 0,5-1 g/con, nhanh nhẹn không bệnh tật. Ương trong giai lưới kích cỡ 1,5×1,5x2m hoặc trong ao nhỏ (50-100m2) có lót bạt ni lông.

– Mật độ ương: 3000con/m2 tuần thứ nhất; 1500con/m2 tuần thứ 2; 500con/m2 tuần thứ 3 đến tuần thứ 8.

– Thức ăn:

+ Hai tuần đầu lúc cá còn nhỏ cho ăn lòng đỏ trứng gà trộn với cá tạp xay nhuyễn, lượng thức ăn bằng 20-25% trọng lượng đàn cá.

+ Sáu tuần tiếp theo dùng cá tạp xay nhuyễn cho ăn, với lượng thức ăn hàng ngày bằng 10-15% trọng lượng đàn cá.

– Thời gian ương 60 ngày, khi cá ăn được cá con thì chuyển ra ao nuôi thương phẩm. Lúc này cá đạt chiều dài từ 10-12cm, trọng lượng 80-100g/con.

2. Kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất

2.1 Thả giống

– Chọn cá giống khoẻ mạnh, kích cỡ đồng đều, không bị xây xát, không bị bệnh.

– Kích cỡ cá giống: dài thân 8-10cm.

– Trước khi thả cá phải để túi chứa cá xuống ao từ 10-15 phút, cho nước vào túi từ từ sau đó mới thả cá ra ao.

– Để phòng ngừa cá bị bệnh ngoại ký sinh, trước khi thả cá xuống ao nên tắm cho cá bằng nước muối nồng độ 2-3% ( 20-30g/lít nước) trong 3-5 phút.

– Mật độ thả: từ 10-20con/m2, tuỳ theo mức độ đầu tư thức ăn và chế độ thay nước mà có thể chọn mật độ thích hợp.

– Ngoài ra có thể thả thêm cá mè trắng hoặc mè hoa với mật độ 1 con/5m2 để cải thiện chất lượng nước.

– Thả cá giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

2.2 Thức ăn

– Cá lóc là loài cá dữ do đó để cá lớn nhanh tốt nhất là người nuôi nên cho cá ăn các loại thức ăn tươi sống như: tôm, tép, cá tạp…. Nếu có khả năng cung cấp thức ăn tươi sống thì cỡ cá giống thả nuôi có thể nhỏ hơn ( 5-6 cm) nhưng cần lưu ý cho thức ăn thích hợp, thức ăn quá nhiều sẽ làm cá nổi đầu.A- Đối với trường hợp sử dụng thức ăn chế biến: công thức chế biến gồm 60% cá tạp hoặc phế phẩm ở các cơ sở chế biến thuỷ sản như: đầu, đuôi, xương, ruột cá xay nhuyễn trộn với 20% bột đậu tương, 10% bột cám, 5% men và 5% còn lại là Vitamin và muối khoáng. Lượng thức ăn cho cá hằng ngày bằng 5-7% trọng lượng đàn cá.

– Cho cá ăn thức ăn chế biến phải tập cho cá ăn từ lúc còn nhỏ. Cần đặc biệt lưu ý trong thời gian cho cá ăn thức ăn chế biến không được cho ăn thức ăn tươi sống.

2.3 Chăm sóc quản lý

– Cá lóc có thể nhảy cao 1m và có thể nhảy qua bờ ao khi trời mưa hoặc có dòng chảy kích thích, vì vậy phải thường xuyên kiểm tra cống và lưới bao xung quanh bờ ao.

– Trước khi cho cá ăn kiểm tra lượng thức ăn dư thừa trong sàng ăn để điều chỉnh và vệ sinh sàng ăn sạch sẽ.

– Cần giữ nước trong ao luôn sạch bằng cách quản lý thức ăn tốt, khi thấy nước dơ bẩn cần thay 30-50% lượng nước trong ao.

– Thông qua quá trình cho ăn, thường xuyên theo dõi khả năng bắt mồi và tình trạng sức khỏe của cá để tăng giảm lượng thức ăn cho thích hợp và có các biện pháp xử lý kịp thời.

– Định kỳ 15 ngày một lần kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá về chiều dài và trọng lượng. Mỗi lần kiểm tra 10con lấy giá trị trung bình.

– Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường để điều chỉnh cho phù hợp như:

pH = 7 – 8,5

NH3 và H2S có hàm lượng dưới 0,1mg/l.

2.4 Thu hoạch

Sau 4-6 tháng nuôi có thể thu hoạch, lúc này cá đạt cỡ 0,8-1kg/con. Thu hoạch bằng lưới hoặc tát cạn ao bắt hết cá.

Cá lóc nếu đầu tư chăm sóc tốt tỷ lệ sống đạt cao (> 80%) và có thể cho năng suất từ 30-50 tấn/ha.

PHẦN IV: NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM TRONG LỒNG BÈ:

Cá lóc cỡ 3-4 cm đem ương ở lồng rộng 1,5×1,5 x 2 (m) thả 5.000con. Cho ăn bằng cá rô phi, cá tạp ở các chợ hay phế phẩm ở các nhà máy chế biến thuỷ sản như: đầu, ruột, da cá xay nhuyễn đặt lên sàng để trong bè.

Cho cá ăn trong các sàng cho ăn, thức ăn cần đảm bảo tươi, không bị ôi thối dễ gây bệnh cho cá.

Nuôi đến cỡ 10-12cm chuyển sang nuôi ở bè có kích thước lớn hơn. Nuôi tiếp 4-5 tháng nữa cá lóc bông sẽ đạt 1-1,2kg là có thể thu hoạch.

PHẦN IV: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ LÓC VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ.

Cá lóc là loài cá dữ có sức sống bền bỉ rất ít bệnh tật, cá có sức đề kháng cao và có khả năng thích nghi với môi trường nước đục, tù, nóng…, cá có thể chịu được nhiệt độ 39-400C. Khi nuôi mật độ thưa cá khoẻ mạnh, lớn nhanh và hầu như không bị bệnh, nhưng khả năng thích ứng của cá cũng có giới hạn, khi nuôi với mật độ cao thì cá lóc bắt đầu xuất hiện một số bệnh. Có thể gặp một số bệnh ở cá lóc khi nuôi thâm canh như sau:

1. Bệnh không truyền nhiễm

Dấu hiệu: Bệnh do môi trường gây ra như sự biến đổi nhiệt độ, ao nước bị nhiễm bẩn, thức ăn chế biến không tốt….

Phòng trị: Luôn giữ mực nước ao nuôi tốt (từ 1,5-2m) thay nước thường xuyên không để ao nhiễm bẩn, thức ăn chế biến không nên để lâu.

2. Bệnh đốm đỏ

Dấu hiệu: Cá bệnh thường bơi lờ đờ trên mặt nước, trên thân xuất hiện điểm xuất huyết nhỏ li ti, nếu bệnh nặng thì các gốc vây cũng xuất huyết. Bụng cá trương to, thành ruột xuất huyết, cá ít ăn hoặc bỏ ăn, các tia vây lưng, hậu môn và vây đuôi bị rách xơ xác.

Cách phòng trị:

– Dùng Oxytetracyline: 2g + Vitamin C 3g/100kg cá, trộn vào thức ăn cho cá liên tục trong 5-7 ngày. Cũng có thể dùng một số loại thuốc khác đặc trị cho nuôi trồng thủy sản trên thị trường.

3. Bệnh trắng da (bệnh mất nhớt)

Dấu hiệu: Bệnh dễ xuất hiện khi cá bị xây xát hoặc bị sốc do đánh bắt, vận chuyển hay nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột.

Cá nhiễm bệnh thường bỏ ăn, yếu dần, gốc vây lưng xuất hiện màu trắng, lan dần đến cuối đuôi và toàn thân. Bệnh nặng xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, cá bơi yếu dần và chìm xuống đáy chết.

Phòng bệnh:

– Giữ mực nước (1,5-2m) tốt để ổn định nhiệt độ.

– Vận chuyển cá giống thưa, tránh đánh bắt xây xát cá. Cá giống vận chuyển về, trước khi đưa xuống ao nuôi cần tắm muối 3% trong 5-10 phút.

Trị bệnh: Dùng Cyprocan 4g/kg thức ăn, ngày cho ăn 2 lần trong 5 ngày liên tục.

4. Bệnh đốm trắng

Dấu hiệu: Những đốm trắng mọc khắp cơ thể cá, gần như phủ khắp vảy cá.

Bệnh do kí sinh trùng Ichthyriophthyrius multifilius gây nên. Sau khi kí sinh trên cơ thể cá nó có thể biến thành nang nhớt chìm xuống đáy ao, hồ sau đó sinh sôi phát triển rồi đi tìm vật chủ khác. Ký sinh trùng phát triển nhanh trong nước vì vậy phải điều trị trên toàn ao nuôi.

Trị bệnh: Dùng thuốc tím (KMnO4) hoà loãng với nồng độ 1g/m3 phun tạt đều xuống ao, đồng thời dùng kháng sinh Gencin 100g/15kg thức ăn cho ăn ngày 2 lần dùng liên tục trong 5 ngày.

5. Bệnh thối vây đuôi

Dấu hiệu: Sau khi đánh bắt hoặc vận chuyển cá bị nhiễm trùng vết thương, cũng có thể cá tấn công lẫn nhau cắn vào vây bụng vây đuôi làm cá bị viêm nhiễm khuẩn.

Trị bệnh: Tắm cho cá bằng dung dịch thuốc tím 1g/m3. Dùng kháng sinh Pantacin 200 với lượng 3mg/kg thức ăn cho ăn ngày 2 lần trong 5 – 7 ngày liên tục.

6. Bệnh viêm mắt miệng

Dấu hiệu: Mắt hoặc miệng cá bị viêm do vi khuẩn Chondrococcus gây ra làm cho mắt hoặc miệng cá bị biến dạng, sùi lên. Bệnh nặng làm cá bị mù hoặc mất khả năng kiếm mồi.

Trị bệnh:

– Tắm cho cá bằng nước muối nồng độ 3% trong 10-15 phút, lưu ý nếu trong lúc tắm thấy cá có biểu hiện khó chịu (nổi đầu lên mặt nước) thì vớt cá ra. Tiến hành tắm cá thường xuyên, mỗi ngày 01 lần, bệnh nhẹ thì khoảng 03 ngày thì bớt.

– Trộn kháng sinh Ciprocan với lượng 4g/kg thức ăn, ngày cho ăn 2 lần trong 5-7 ngày liên tục.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi cá lóc (P1)

Cá lóc là loài cá này có trọng lượng lớn, tăng trọng nhanh, chu kỳ nuôi ngắn, cho năng suất cao. Với thời gian 5 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng 500g/con. Năng suất nuôi từ 35 – 40 tấn/ha/năm.

Cá lóc đen Channa striata

Cá lóc có nhiều loài với các tên gọi khác nhau, tùy theo từng địa phương như:

– Cá chuối, cá quả (Ophiocephalus macalatus) ở Bắc bộ.

– Cá sộp, cá tràu (Ophiocephalus striatus) ở Bắc bộ, Nam bộ.

– Cá lóc bông (Ophiocephalus micropentes) ở Nam bộ.

PHẦN I: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ LÓC

1. Đặc điểm phân bố và môi trường sống:

Cá lóc sống được trong nhiều loại hình thủy vực như ao, hồ, kênh mương, vùng ruộng trũng, vùng ngập sâu. Nơi cá lóc sống thường có dòng chảy yếu hay nước tĩnh, ven bờ cỏ, thích hợp với tập tính rình bắt mồi của chúng.

Do có cơ quan hô hấp phụ nên cá lóc có thể sống rất lâu trên cạn với điều kiện ẩm ướt toàn thân. Chúng có khả năng sống ở vùng nhiễm mặn, có nồng độ muối thấp dưới 10‰ và có thể thích nghi với môi trường nước đục, tù, nóng. Một số thông số môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá:

– Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá là 26-30oC.

– pH = 7 – 8.

– Độ mặn ≤ 5‰.

– Hàm lượng oxy hòa tan >3mg/lít.

2. Sinh trưởng:

– Cá lóc (loài O. striatus) có cỡ cá trung bình, con lớn nhất đạt 5-7 kg và sống đến 4 – 5 năm. Cá tăng trưởng nhanh, năm thứ nhất có chiều dài 15 – 16 cm. Cá 2 tuổi có chiều dài 38 – 45 cm.

– Cá lóc bông thuộc loài cá lớn có con dài gần 1m, nặng tới 20kg. Cá 1 tuổi nặng 1,5 – 2kg, cá 2 tuổi nặng 2 – 4kg, cá 3 tuổi nặng 4 – 6kg. Đây là loài cá hiện nay được nuôi phổ biến ở các tỉnh Nam bộ.

3. Dinh dưỡng:

Cá con mới nở còn sử dụng dinh dưỡng từ khối noãn hoàng. Từ ngày thứ 4-5, khi noãn hoàng đã hết, cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Lúc này cá bột (ròng ròng) ăn được các loài động vật phù du vừa cỡ miệng chúng như: luân trùng, trứng nước.

Khi cá dài cỡ 5-6 cm chúng đã có thể rượt bắt các loại tép và cá có kích thước nhỏ hơn chúng. Khi cơ thể có chiều dài > 10cm, cá có tập tính ăn như cá trưởng thành.

Cá lóc là loài cá dữ điển hình. Thức ăn của cá trưởng thành gồm các loại cá con, tôm ,tép, nòng nọc…. Cá tìm kiếm thức ăn quanh hồ, quanh các bãi cỏ, bụi thực vật và có tập tính rình mồi.

4. Sinh sản:

Cá thành thục sau 1 năm tuổi, mùa sinh sản từ tháng 4 – 7.

Cá đẻ trứng trong tổ; trước lúc đẻ, cá dùng miệng làm tổ bằng rong, cỏ. Tổ cá có hình tròn, đường kính từ 40-50 cm. Khi đẻ có hiện tượng ghép đôi, cá thường chọn nơi có cây cỏ, thực vật thủy sinh kín nhưng thoáng để đẻ trứng và thụ tinh. Trứng cá lóc có màu vàng sạm, có chứa hạt dầu nên nổi được trên mặt nước. Sau khi đẻ, cá đực và cá cái cùng canh giữ trứng và cá con cho đến khi cá con bắt đầu có thể sinh sống độc lập được. Cá con nở ra quyện vào nhau thành đàn, ăn nổi, được bố mẹ chăm sóc và “dẫn dắt” tìm thức ăn trong vực nước cho đến cỡ 3 – 4 cm, sau đó cá phân tán sống tự lập. Sức sinh sản của cá thấp 7.000 – 8.000 trứng/kg cá cái. Cá đẻ 4 – 5 lần/năm.

5. Giá trị kinh tế:

Thịt cá lóc thơm ngon, được ưa chuộng trong nước và có giá trị xuất khẩu. Có khả năng sống trong môi trường có hàm lượng oxy thấp, do đó dễ lưu giữ và vận chuyển. Cá có thể khai thác bằng lưới, câu, tát cạn ao đìa để bắt.

PHẦN II: THIẾT KẾ VÀ CHUẨN BỊ AO NUÔI CÁ LÓC

1. Xây dựng ao nuôi

– Ao có sẵn hay ao mới đào đều có thể cải tạo để nuôi cá. Diện tích ao tuỳ thuộc vào điều kiện của từng gia đình, diện tích thích hợp là 500 – 2.000 m2.

– Hình dạng ao thích hợp là hình chữ nhật và có độ sâu từ 1,5-2m.

1.1 Vị trí

– Gần nguồn nước sạch để dễ dàng trao đổi nước khi cần.

– Không quá rợp để ao tiếp nhận nhiều ánh nắng mặt trời giúp cho các sinh vật là thức ăn cho cá phát triển tốt.

– Nếu có điều kiện nên bố trí ao nuôi gần nhà để tiện việc chăm sóc và quản lý cá nuôi.

1.2 Bờ ao

– Bờ ao phải chắc chắn, không để rò rỉ, không để hang hốc, lỗ mọt.

– Ao mới đào phải nện kỹ tránh sạt lở bờ.

– Bờ phải cao hơn mực nước cao nhất trong ao ít nhất 0,5m.

– Bao lưới xung quanh ao, chiều cao lưới 1m để tránh nước tràn bờ, cá nhảy ra ngoài.

– Xung quanh bờ ao nên được phát quang sạch sẽ.

– Ao phải có 02 cống cấp và thoát riêng biệt, miệng cống được bao bằng lưới để ngăn cá đi và địch hại vào ao khi cá còn nhỏ.

– Để tận dụng diện tích trên bờ có thể trồng nhiều rau màu trên bờ như rau muống, cà, bí… nhưng phải hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc sâu, bệnh cho rau màu. Nên dùng các loại ít độc cho cá và không để thuốc trôi xuống ao cá.

1.3 Đáy ao

Nên bằng phẳng và dốc về một phía cống thoát để dễ tháo nước và thu hoạch cá.

Đáy ao phải được nạo vét bùn hàng năm, chỉ nên để bùn dày 15-20cm.

2. Chuẩn bị ao và cải tạo ao

2.1. Đối với ao cũ:

Tát cạn ao, nạo vét ao chừa lớp bùn đáy 15-20cm, vệ sinh sạch cỏ xung quanh ao, lấp các hang hốc, không để có mọi rò rỉ, sau đó bón vôi từ 7 – 10kg/100m2 và phơi nắng từ 2-3 ngày tiến hành cấp nước vào ao qua lưới lọc với mức nước từ 1,2-1,5m. Sau đó bón phân gây màu nước: Phân chuồng 5 – 10 kg/100m2 ao nuôi, phân hóa học (NPK) 3 – 4 kg/1000m2.

2.2. Đối với ao mới:

Sau khi xây dựng ao xong, cho nước vào tháo rửa ao 2 -3 lần để rửa bớt phèn có trong ao. Tiến hành rải vôi ở khắp đáy ao và mái bờ. Liều lượng vôi tùy thuộc vào độ phèn của ao. Nếu ao ít phèn (pH trên 4,5) dùng 7 – 10 kg/100m2, nếu ao nhiều phèn (pH dưới 4,5) dùng 10 – 15kg/100m2. Bón phân gây màu nước liều lượng cao hơn so với ao cũ: phân chuồng 10 – 15 kg/100m2 ao nuôi, phân hóa học (NPK) 4 – 6 kg/1000m2.

Đối với những ao không có điều kiện tháo cạn nước, trong ao có nhiều cá tạp thì dùng rễ cây thuốc cá dập kỹ ngâm một đêm vắt lấy nước pha loãng tạt đều khắp ao, liều lượng 1kg rễ/1000m3 nước hoặc dùng Saponin liều lượng dùng theo hướng dẫn trên bao bì để diệt hết các cá tạp, cá dữ còn trong ao. Thời gian xử lý thuốc diệt cá tốt nhất là vào lúc 7-8h sáng. Chú ý sau khi xử lý thuốc diệt cá phải để 7-10 ngày sau mới thả cá giống.

* Lấy nước vào ao:

Khi lấy nước vào ao nước phải được lọc qua lưới dày để không cho cá tạp, cá dữ theo vào ao nuôi.

Sau khi bón vôi, phơi đáy ao 2-3 ngày bón phân chuồng lấy nước vào ao đạt độ sâu từ 1- 1,2 m, chờ khoảng 5-7 ngày nước có màu xanh lá chuối non là nước tốt. Kiểm tra nước trong ao có độ pH =7-8, độ trong 30-40cm thì tiến hành thả cá nuôi.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Trại cá giống bè vàng (cá khế vằn) của một người phụ nữ ở Khánh Hòa.

Một người phụ nữ ở Khánh Hòa đã sản xuất thành công giống cá bè vàng (cá khế vằn) giúp giải quyết vấn đề con giống cho người nuôi bởi trong tự nhiên, nguồn giống ngày càng khan hiếm.

Nguồn: Vnexpress được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

‘Bà mụ’ mát tay ép đẻ thành công hàng chục loài cá biển

Gần 20 năm qua, kỹ sư thủy sản Lê Thị Như Phượng đã ép đẻ thành công gần 20 loài cá biển có giá trị kinh tế cao giúp người nuôi trồng thủy sản (NTTS) có nguồn giống phong phú, chất lượng để nuôi thương phẩm.

Kỹ sư thủy sản Lê Thị Như Phượng đã ép đẻ thành công gần 20 loài cá biển có giá trị kinh tế cao

“Phá sản” ngay lần đầu tiên đỡ cá đẻ

Hẹn chúng tôi tại trại nuôi cá giống nằm trên địa bàn huyện Ninh Hòa – Khánh Hòa, bà Lê Thị Như Phượng (SN 1972), phụ trách một công ty sản xuất cá biển giống hàng đầu Việt Nam nhưng vô cùng bình dị. Bà mặc chiếc áo khoác dày, đội mũ rộng vành, chân mang ủng nhựa, tay cầm vợt lưới… tất tả cùng các công nhân sang lựa cá giống giữa cái nắng rát người.

Mở đầu câu chuyện về cơ duyên đến với nghề “bà mụ” cho cá, bà kể, năm 1998, sau khi tốt nghiệp Khoa Nuôi trồng Trường Đại học Thủy sản Nha Trang (nay là Đại học Nha Trang) bà được nhận vào làm kỹ thuật viên một công ty thủy sản có vốn của Đài Loan.

Lúc bấy giờ, ngoài tôm sú, tôm hùm lồng, ốc hương và một số loài nhuyễn thể khác, người NTTS ở Khánh Hòa bắt đầu nuôi thương phẩm thử nghiệm một số loài cá biển như cá mú, cá hồng…

Nhận thấy con giống được đánh bắt từ tự nhiên ngày một khan hiếm trong khi chưa có một cơ sở nào sản xuất cá giống thương phẩm, kỹ sư Phượng đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng sản xuất giống cá biển bằng phương pháp sinh sản nhân tạo với ban giám đốc.

Sự táo bạo của cô gái mới ra trường, non kinh nghiệm và còn là “hàng hiếm” trong ngành nuôi trồng thủy sản (xưa nay rất ít cơ sở nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là sản xuất con giống thường không nhận phụ nữ làm việc) đã thuyết phục ban giám đốc bởi sự quyết đoán và tầm nhìn chiến lược.

Với sự tận tụy và kiến thức nền tốt, kỹ sư Phượng đã lai tạo, nhân giống nhiều loài cá khó như cá mú, cá khế vằn.

Vậy là cô kỹ sư trẻ bắt đầu “săn lùng” cá bố mẹ từ các ngư dân để nuôi vỗ cho cá phát triển.

“Cái khó nhất của nghề làm cá giống là tìm cá bố mẹ và nuôi chúng phát triển thành thục. Trong 100 con cá bố mẹ sau nhiều năm nuôi vỗ may mắn lắm có thể chọn được 40 con nhưng để tìm được 100 con bố mẹ là cả một vấn đề.

Đặc biệt là cá mú, phải hơn 3 – 6 năm nuôi vỗ (tùy kích thước cá bố mẹ) và sử dụng nhiều phương pháp mới có thể “ép” chúng thành con đực hay con cái. Bởi đây là loài không xác định giới tính khi còn nhỏ”, bà Phượng chia sẻ.

Khó nhưng kỹ sư Phương đã chọn cá mú là đối tượng ép đẻ làm cá giống. Sau 4 năm nuôi vỗ, cô nữ kỹ sư và cả công ty mừng vui khi có thể cho cá đẻ lứa đầu tiên. Tuy nhiên, lúc đó cả cá bố mẹ và con giống đều chết sạch.

Một cú sốc cực lớn với kỹ sư Phượng và của cả công ty. Mọi thứ gần như sụp đổ, mọi vốn liếng, tâm huyết và cả thời gian đã dành cho đàn cá đã mất trắng.

Không từ bỏ, nữ kỹ sư vẫn tin sẽ ép cá mú đẻ trong môi trường nuôi nhốt. Đồng thời, bà được sự hậu thuẩn của vị giám đốc lúc bấy giờ là hôn phu nên tiếp tục nghiên cứu công việc dang dở.

“Làm thủy sản là phải lao vào làm, phải sống với thất bại để rút tỉa kinh nghiệm. Thất bại giúp tôi nhận ra những thiếu sót nên sau lứa cá bố mẹ chết ngay lần đầu ép cá đẻ tôi đã thành công”, bà Phượng nói.

Nhiều lần thất bại nhưng bản thân kỹ sư Phượng luôn nghĩ đó là bài học và bà tâm niệm làm thủy sản là phải dấn thân, phải làm để rút tỉa kinh nghiệm. Trong ảnh, các công nhân đang sang lựa cá giống tại trại cá của kỹ sư Phương.

Không từ bỏ

Khi cá con nở, kỹ sư Phượng như quay cuồng không phải vì vui mừng mà xoay sở tìm thức ăn, cân bằng môi trường phù hợp với cá con trong môi trường nuôi nhốt. Lý do là, cá con nhỏ như đầu tâm, miệng nhỏ hơn đầu kim nên tìm mồi nhỏ từng ấy là cả một vấn đề.

Rồi môi trường nước phải được xử lý như thế nào để cá con khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và kháng bệnh cao. Tất cả đều mới mẻ với kỹ sư Phượng và buộc bà không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm qua từng ngày.

Hơn 18 năm làm cá giống, bà Phượng đã ép đẻ thành công gần 20 loài, riêng cá mú (loại cực khó trong quá trình lai tạo con giống) bà đã ép đẻ thành công 5 giống khác nhau. Trong có cả việc lai cá mú cọp với cá mú đen để ra con mú trân châu đang thịnh hành trên thị trường.

Hiện thương hiệu Phượng “cá giống” đã trở nên thân thuộc với người NTTS cả nước. Từ 5 loài cá mú đến cá bớp, cá gáy, cá vược… đến cá tai bồ, cá bè, cá khế vằn bà ép đẻ làm giống nuôi thương phẩm đã giúp người NTTS yên tâm làm giàu.

Từ nhiều năm nay, thương hiệu cá giống của kỹ sư Phượng luôn được người NTTS tin dùng.

“Chị Phượng không chỉ bán con giống mà còn đồng hành với người nuôi. Cá có vấn đề về dinh dưỡng, nguồn nước, bệnh tật có thể gọi chị bất cứ lúc nào. Cái nào biết, chị tư vấn ngay.

Trường hợp lần đầu, hay ca khó chị bảo gửi mẫu để chị đưa đi phân tích để tránh, hạn chế rủi ro. Nhờ sự đồng hành của chị Phượng mà người NTTS như tôi rất an tâm”, ông Võ Văn Vinh, một người nuôi cá bớp ở Vạn Ninh nhận định.

Chính sự gần gũi và sẵn sàng hỗ trợ người NTTS đã giúp chị Phượng tạo được lòng tin nơi họ. Và cũng xuất phát từ mối quan hệ đó mà nhiều giống cá chị làm mới là do chính người nuôi trồng yêu cầu.

“Nhiều giống cá có giá trị kinh tế cao như cá gáy, cá bè, cá khế vằn… sau một thời gian bị đánh bắt đã cạn kiệt con giống tự nhiên nên người dân nói mình ép đẻ làm giống vậy là bắt tay mày mò làm.

Nhưng cũng chính sự gần gũi và tin tưởng nên tôi nhờ họ kiếm giúp cá bố mẹ để nuôi vỗ là có ngay. Vì để tìm được vài chục con cá bố mẹ là cả một vấn đề nếu không có sự hỗ trợ của người NTTS”, bà Phượng tâm sự

Với mỗi giống cá mới, bà đều được người NTTS tin tưởng đón nhận và được Sở KHCN, Hội Nông dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và cá giải thưởng về qui trình lai tạo giống mới.

Với đề tài kỹ thuật sản xuất thành công giống nhân tạo cá khế vằn nuôi thương phẩm, kỹ sư Lê Thị Như Phượng vừa được trao giải nhì trong hội thi Sáng tạo Khoa học – Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ VII. 

“Không một việc gì là thành công ngay mà không gặp thất bại, nhất là với ngành thủy sản. Phải làm và làm sẽ thấy được mình đúng và sai chỗ nào.

Chính việc lao vào công việc và tự tin bước tiếp đã giúp tôi thành công trong việc ép đẻ thành công nhiều giống cá biển để nuôi thương phẩm”, kỹ sư Lê Thị Như Phượng tâm niệm.

Nguồn: Đời sống & Pháp lý được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng

Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng như thế nào cho có hiệu quả đang là mối quan tâm của nhiều người, đặc biệt với bà con đang làm quen với kỹ thuật nuôi trồng mới này. Để biết kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng khác gì so với nuôi trong ao đất mời bà con đọc bài viết sau.

1. Đặc tính cá diêu hồng

Trước khi chúng ta tìm hiểu về kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng như thế nào cho có hiệu quả thì đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc tính của loài cá diêu hồng này là gì.

Cá diêu hồng hay còn gọi được gọi là cá rô phi đỏ (tên khoa học là: Oreochromis ). Đây là một loài cá nước ngọt thuộc họ cá rô phi và có nguồn gốc hình thành từ lai tạo. Cá diêu hồng được người Trung Quốc phát hiện và bắt đầu đem vào nuôi từ 1997, bây giờ đã bắt đầu phổ ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao.

Cá diêu hồng sống chủ yếu trong môi trường nước ngot và nước lợ, cá thích hợp với nguồn nước có pH: từ 6,2 – 7,5, và khả năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ từ 5 – 12%o cá sống trong mọi tầng nước. Đây là loài cá ăn tạp, thức ăn dành cho cá diêu hồng chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật như cám, ngô xay nhỏ, bã đậu, rau muống và các chất như mùn bã hữu cơ, côn trùng, giun ốc, do đó nguồn thức ăn cho cá rất đa dạng.

2. Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng

Khác với mô hình và kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất thì đối với kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng bà con phải chú ý ở các điểm như sau;

Chuẩn bị bể nuôi:

Khi tiến hành xây dựng bể xi măng để nuôi cá diêu hồng, bà con có thể lựa chọn giữa bể chìm hoặc bể nổi. Tuy nhiên, nên chọn bể chìm vì nhiều hơn ưu điểm của bể chìm là chắc chắn, nhiệt độ nuôi ổn định.

Thông thường thì bể nuôi nên có độ sâu khoảng từ 1 – 1,5 m, và độ nghiêng vừa phải hướng về phía cống thoát nước. Để tránh cá nhảy ra ngoài vào mùa mưa, thì bà con nên rào lại bể bằng lưới hoặc phên tre. Ở phía trên bể nuôi, thì bà con nên thiết kế mái che, để giúp giảm nhiệt độ cho ao nuôi trong mùa nắng.

Xử lý bể nuôi:

Với kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng thì trước khi nuôi cá bà con cần phải làm sạch bể nuôi. Tùy thuộc vào bể nuôi cũ hay mới mà bà con có thể thực hiện từng bước tương ứng.

Đối với bể mới, thì bà con có thể sử dụng phèn chua để ngâm bể khoảng 1 tuần. Với cách này sẽ giúp làm sạch bể và những vết xi măng còn sót lại. Sau thời gian này bà con tiến hành xả hết nước rồi dùng nước sạch rửa bể lần nữa sau đó lại ngâm tiếp trong vài ngày.Khi tháo nước nên rửa lại một lần nữa trước khi chính thức bơm bước mới, bón vôi để ổn định độ pH trong bể.

Với bể nuôi cũ, bà con cũng nên cho ngâm bể trong vài ngày sau đó rửa sạch trước khi bơm nước. Tiếp đó bà con cũng đừng quên bón vôi để ổn định độ pH cho bể nuôi.

Chọn giống:

Cũng giống như nuôi cá diêu hồng trong ao đất thì kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng cũng quan tâm đến khâu chọn giống khi thả vào bể nuôi. Đối với cá diêu hồng bạn nên cho thử trước khi cho vào bể, đầu tiên bạn lấy cá giống trong bể chứa, sau đó chọn khoảng 10- 15 con cho vào trong bể và theo dõi trong vòng 20-30 phút, nếu như cá quẫy đuôi bơi nhanh nhẹn thì thả cá vào. Nếu như cá bơi dáng vẻ mệt mỏi, ngoi đầu lên thì nên ngừng ngay việc thả cá mà phải xử lý trước nguồn nước.

Trong quá trình chọn giống để thả nên chọn những con nhanh nhẹn, mình vảy không bị xây xước.

Nên tiến hành thả cá giống vào bể khi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thả khi trời nắng hoặc mưa. Ngoài ra, với việc nuôi cá trong bể xi măng, để phòng bệnh cho cá, thì bà con nên tắm cá qua nước muối với nồng độ 2 – 3% và chú ý đến phản ứng của chúng.

Chăm sóc cá:

Cũng giống như cá sống trong ao đất, cá diêu hồng cũng rất tạp ăn chúng thường ăn, cua, ốc, tôm, tép.v.v.… Bà con cũng có thể sử dụng nguồn nguyên liệu này để tạo ra thức ăn hoặc chế biến bằng cách kết hợp với cám gạo, bột bắp. Với những cách này, cá thường lớn nhanh, phát triển đồng đều, sức đề kháng tốt.

Khi tiến hành cho cá ăn, thì bà con nên thực hiện 2 lần vào sáng và tối. Nên chú ý cho cá ăn theo nhu cầu của cá, bởi giống cá diêu hồng rất háu ăn nên bạn có thể cho ăn nhiều một chút.

Chú ý tới bể nuôi:

Với kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng thì bạn phải đặc biệt chú ý đến môi trường sống bằng cách thay nước đều đặn tránh để cho nước bị đục ảnh hưởng tới sức khỏe của cá.

Với phương pháp nuôi cá diêu hồng và những điểm lưu ý trên, mong rằng các quý độc giả có thể nắm rõ được và áp dụng thành công với ao cá của mình. Ngoài ra trong quá trình nuôi bạn nên theo dõi kỹ và tiến hành thay nước thường xuyên. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với BioSpring chúng tôi sẽ vui lòng giải đáp thắc mắc cho các bạn. Trên đây là kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng mà bà con có thể tham khảo.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất đơn giản mà hiệu quả

Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất  làm sao để cá nhanh lớn, khỏe mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao là vấn đề luôn được nhiều người quan tâm. Sau đây là một vài đặc tính và những chú ý không thể thiếu khi nuôi cá diêu hồng.

1. Đặc tính cá diêu hồng

Cá diêu hồng là loại cá ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu là có nguồn gốc từ thực vật như cám, bắp xay nhỏ, bã đậu, bèo tấm, rau muống và các loại côn trùng…Ngoài ra cá điêu hồng cũng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, vì vậy rất thích hợp cho việc nuôi thâm canh

Điều kiện môi trường thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của loài cá này là: nhiệt độ từ 22-30 độ C, độ pH 6-8, ôxy hòa tan > 1,5 mg/l. Cá diêu hồng ở thế hệ sau có sức sống kém hơn bố mẹ chúng, nhưng tốc độ tăng trưởng lại nhanh hơn rất nhiều lần.

Loài cá này được nuôi nhiều ở vùng Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long do có nhiều ao hồ kênh rạch phù hợp với các đặc điểm của cá. Hơn nữa đây là vùng có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất nên hiệu quả kinh tế mà loài cá này mang lại rất cao.

2. Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất

Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất rất đơn giản và dễ làm nếu các hộ chăn nuôi nắm vững được những yếu tố sau:

Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất đòi hỏi yếu tố đầu tiên mà bạn cần phải biết là điều kiện ao nuôi.

Ao nuôi: Với kỹ thuật nuôi cá diêu hồng này, bà con không cần quan tâm nhiều đến vấn đề diện tích ao nuôi. Ao nuôi có thể từ 300m2 trở lên hoặc to nhỏ tùy theo diện tích ao nhà mình.

  • Độ sâu từ 1-1,5m và gần nguồn nước có thể cấp tháo nước linh hoạt.
  • Xung quanh bờ ao phải phát quang bụi rậm, lấp hết hang hốc. Đảm bảo ao thông thoáng để tăng cường oxy hòa tan từ không khí vào nước.
  • Thường xuyên khử trùng ao nuôi để tránh những dịch bệnh có thể xảy đến với cá. Để khử trùng ao nuôi, bà con đều cần tiến hành xả hết nước trong ao, vét bùn rồi bón vôi với liều lượng thích hợp. Sau khi khử trùng, bà con nên phơi ao từ 5 – 7 ngày để đảm bảo ao được sạch sẽ nhất.
  • Trong kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất này bà con cần chú ý là trước khi cấp nước vào ao thì bà con cần tiến hành lọc qua lưới để loại bỏ cá tạp và động vật gây hại.

Về mật độ thả nuôi: Tuỳ vào chất lượng ao nuôi và nguồn nước cung cấp cũng như khả năng cung cấp thức ăn mà bà con quyết định mật độ thả nuôi như thế nào có thể từ 3 – 5 con/m2, cỡ cá giống từ 3 – 7cm.

Việc chọn cá giống cũng rất quan trọng: Cần chọn những con cá ăn mạnh, bơi khỏe, màu sắc tươi, kích cỡ đều nhau. Không nên lấy những con cá dị dạng, gầy bé… Để đảm bảo giống nuôi bạn nên tìm mua cá giống ở các cơ sở có uy tín, chất lượng.

Về thời gian thả cá giống ra ao: các bà con nên thả giống vào lúc trời mát. Trước khi thả cá vào ao bạn nên cho các quen dần với môi trường trong ao bằng cách cho cá vào túi chứa cá thả xuống ao để khoảng 20-30 phút, đồng thời bạn phải kết hợp sát trùng cá bằng loại kháng sinh chuyên dụng để tăng sức đề kháng cho cá.

Vấn đề thức ăn: Thức ăn cho cá cũng rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất. Do cá diêu hồng là loài cá ăn tạp, ăn các thức ăn có nguồn gốc thực vật nên bà con nên chú ý về thức ăn dành cho cá diêu hồng chứa các loại hỗn tạp có trong ao. Không nên vứt những thứ rác rưởi xuống ao tránh trường hợp cá ăn phải sẽ mắc bệnh và chết. Nên cho cá ăn các loại thức ăn chế biến gồm các nguyên liệu như: Cám, tấm , Rau xanh (nghiền nhỏ), bột cá (bột ruốc), bột đậu nành, Premix khoáng/ vitamin. Bên cạnh đó, nếu hộ chăn nuôi có điều kiện có thể xem xét về việc sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá.

3. Kỹ thuật chăm sóc cá

Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất đưa ra những phương pháp chăm sóc cá đơn giản mà đem lại hiệu quả cao. Một số phương pháp chăm sóc cá phổ biến như:

Thường xuyên kiểm tra nước ao: phải luôn đảm bảo độ sâu của ao thấp nhất là 1m, quan sát màu nước, nếu nước đục, xám xịt chứng tỏ là nước có chứa nhiều chất độc và bẩn, lúc này bà con phải có biện pháp để vệ sinh nước ngay. Nếu nước có màu xanh nõn chuối hoặc vàng nhẹ thì đây chính là điều kiện lý tưởng cho cá phát triển.

Trong quá trình nuôi cá, nếu thấy bờ ao có hiện tượng nhiều phèn, phải tiến hành các biện pháp rửa phèn, chặn phèn, nên chặn phèn sớm trước những cơn mưa đầu mùa
Chú ý kiểm tra tu bổ cống bọng, bề mặt ao lấp kín các lỗ hổng nơi rò rỉ, hang hốc.

Theo dõi khả năng ăn mồi, bơi lội (xem cá có bơi cùng đàn hay không), màu sắc cá. Nếu có những dấu hiệu bất thường về khả năng bắt mồi hoặc thấy cá chết vài con trong ngày thì cần phải có biện pháp điều trị ngay.

Đó là những kiến thức chuyên ngành mà bà con có thể tham khảo và áp dụng để cho ra được những sản phẩm cá tươi ngon và năng suất với kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.