Thu gần nửa tỷ đồng từ 8 sào chanh đào

Trồng chanh đào đúng lúc nhu cầu thị trường tăng cao, sau 4 năm, ông Nguyễn Gia Đảo (xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã có thu mỗi vụ 300 đến 450 triệu đồng.

Vườn chanh đào của ông Nguyễn Gia Đảo

Hơn 300 gốc chanh đào của ông Nguyễn Gia Đảo đang bắt đầu vào vụ thu hoạch. Các thương lái tại chợ đầu mối Hà Nội đã vào tận vườn để lựa hái. Ông Đảo cho biết, từ đầu tháng 8 đến nay, bình quân mỗi ngày ông bán được trên dưới 1 tạ quả, với giá 40.000 đồng/kg.

Theo ước tính của ông Đảo, so với năm ngoái, năm nay chanh đào không sai quả, nhưng cây đang đúng thời gian sinh trưởng nên trái to và đẹp hơn. “Với hơn 8 sào chanh đào, khả năng năm nay sẽ thu hoạch khoảng 15 tấn cho thu nhập nhập từ 400 đến 450 triệu đồng”, ông Đào dự tính.

Ông Đảo cho biết, chanh đào khác chanh thường ở chỗ không thể thu hoạch một lúc để đi bán mà thường chín dần, chín đến đâu thương lái vào cắt đến đó, nên một vụ thu hoạch thường kéo dài trong 2 tháng. “Đây cũng là lý do mà giá chanh cũng liên tục giảm theo thời vụ. Hiện tại đang đầu mùa, giá cắt tại gốc là 40.000 đồng/kg, nhưng từ nay đến đầu tháng 9 vào chính vụ, khả năng giá bán sẽ giảm nhiều, có khi xuống còn 26.000 – 28.000 đồng/kg”, ông Đào chia sẻ.

Hiện nay chanh đào của ông Đảo đều được các mối buôn tại chợ Phùng Khoang, Dịch Vọng bao thầu tại vườn. Ngoài ra, còn một số cơ sở chuyên làm chanh đào ngâm mật ông cũng vào tận vườn để thu hái.

Nói về “nhân duyên” với loại cây này, ông Đào cho hay, năm 2010 trong lần tình cờ đi hội thảo thương mại, ngồi cạnh một người chuyên làm cây ăn quả. Sau khi nghe những người này  nhắc đến cây chanh đào, ông tò mò tìm hiểu rồi vay tiền để mua giống về trồng thay thế cây sắn – vốn là cây truyền thống của vùng đất “miền núi” của Hà Nội. Có vốn và hiểu kỹ thuật trồng, ông Đảo vừa làm vừa lo. Mối lo lớn nhất của ông là không biết tìm đầu ra thế nào, thì may mắn, một người họ hàng nhận bao thầu hết chanh đào để đem ra Hà Nội bán thử. Vì vậy, vụ thu hoạch đầu tiên được 1,5 tấn chanh đào ông Đảo đã kiếm được 40 triệu đồng.

Sản lượng quả không cao như các năm trước, nhưng nhờ chất lượng tốt nên doanh thu từ vườn chanh đào của ông Đảo cũng lên đến 400 – 450 triệu đồng

“Năm ngoái còn không ngờ chanh đào năng suất cao, thậm có cây sai quả hái hết vụ đã được 60kg. Cả vụ gia đình thu hoạch được 8 tấn cho thu nhập 350 triệu đồng. Trừ mọi chi phí nhân công, phân bón, cũng lãi được 100 – 200 triệu làm vốn”, ông Đảo hồ hởi cho biết.

Không chỉ kiếm được tiền từ trái chanh, sau mỗi vụ, khi tiến hành tỉa đầu cành, bứt lá, rất nhiều thương lái vào thu mua để làm hương liệu hoặc thực phẩm. Lá chanh có giá 30.000 đồng/kg, đầu cành từ 4 đến 5 lá thì bán với giá 25.000 đồng/kg. “Năm vừa rồi chỉ tỉa cành, lá của hơn 150 cây cũng đã kiếm thêm được khoảng 30 triệu đồng. Năm nay đúng thời gian cây sinh trưởng mạnh, theo tính toán, nếu tỉa lá hết vườn cũng có thể cho thêm thu nhập khoảng 40 – 50 triệu đồng”, ông Đảo phấn chấn chia sẻ.

Tuy không phải là người trồng loại cây này đầu tiên tại xã, nhưng ông Đảo lại là người “có gan” trồng thâm canh đầu tiên chanh đào với diện tích lớn. Ông cho biết, mấy năm gần đây, nhu cầu sử dụng chanh đào của người dân luôn tăng cao, khiến loại quả này trở thành một trong những loại cây giúp nông dân làm giàu. “Chỉ sợ một thời gian nữa các hộ nông dân đua nhau trồng hàng loạt, thị trường lại bão hòa, rớt giá”, triệu phú chanh đào chia sẻ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật trồng bông vải năng suất cao (P1)

Hiện nay, giống bông vải đang được trồng phổ biến trong sản xuất đều là giống có dạng cành vô hạn, tức là cây bông ra nụ, hoa, quả từ cành dưới lên cành trên và từ trong ra ngoài .

I. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây bông:

Quá trình sinh trưởng và phát triển từ khi gieo hạt đến bắt đầu có quả nở khoảng 95 – 125 ngày và đến tận thu khoảng 140 – 170 ngày, được chia thành năm giai đoạn:

1. Giai đoạn nẩy mầm (từ khi nẩy mầm đến xòe hai lá mầm):

Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày và cần có đủ nước, nhiệt độ và oxy thích hợp để mầm mọc khỏe.

2. Giai đoạn cây con (từ khi xòe hai lá mầm đến khi có nụ):

Giai đoạn này thường kéo dài 24 – 36 ngày tùy từng giống, điều kiện thời tiết khí hậu và chăm sóc. Giai đoạn này rễ cây được ưu tiên phát triển. Cây bông còn nhỏ nên rất mẫn cảm với tác động của mọi điều kiện ngoại cảnh, nếu bất lợi sẽ làm cho cây bông sinh trưởng không bình thường, năng suất thấp và phẩm chất xơ kém. Để cây sinh trưởng tốt cần phải đủ nước, oxy và dinh dưỡng trong đất.

Các biện pháp cần chú ý trong giai đoạn này là:

– Tỉa định cây sớm.

– Làm cỏ, xới xáo, bón phân cân đối.

– Đủ nước nhưng không để cây bông bị úng.

3.Giai đoạn nụ (từ khi nụ đầu tiến đến nở hoa đầu tiên):

Khi cây có 4 – 8 lá thật thì xuất hiện nụ đầu tiên. Nụ bông do mầm hoa phân hóa từ mầm hỗn hợp mà thành. Giai đoạn này kéo dài khoảng 20-25 ngày.

Cây bông cùng một lúc vừa ra cành lá, vừa ra hoa, quả và luôn được tiếp diễn. Khi cây còn non, ra rễ, thân, lá được gọi là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng. Khi có nụ đến khi nở quả vừa sinh trưởng dinh dưỡng vừa sinh trưởng sinh thực chồng chéo lên nhau.

Quan hệ giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực là quan hệ thúc đẩy lẫn nhau. Sinh trưởng dinh dưỡng cung cấp cơ sở vật chất cần thiết cho sinh trưởng sinh thực, nếu sinh trưởng dinh dưỡng kém sẽ làm cây còi cọc, cho năng suất thấp. Ngược lại, nếu sinh trưởng dinh dưỡng quá mạnh, dinh dưỡng được tiêu phí cho phát triển thân, lá, cành quá nhiều, cây bông bị “bốc lá” dẫn đến nụ, hoa, quả non rụng nhiều. Vì vậy đối với cây bông trong giai đoạn này rất quan trọng, phải điều khiển kỹ thuật canh tác thật tốt để cây sinh trưởng cân đối, cho hoa, quản nhiều đạt năng suất cao, phẩm chất tốt.

4 .Giai đoạn hoa nở (từ hoa nở đầu tiên đến quả đầu tiên chín):

Giai đoạn này khoảng 42 – 55 ngày ,từ nở hoa đến hình thành qủa.

– Nở hoa và thụ phấn: Hoa bông thường nở từ 7-9 giờ sáng. Tràng hoa bung ra, bao phấn nứt vãi hạt phấn ra xung quanh và bắt đầu có sự thụ phấn. Nhiệt độ cao hoa nở sớm, nhiệt độ thấp hoa nở muộn.

– Trình tự nở hoa: Hoa nở theo trình tự từ dưới lên trên mất khoảng 2-3 ngày và từ trong ra ngoài mất khoảng 5-7 ngày.

– Hình thành quả: Thụ phấn tốt thì đậu quả tốt, không đậu quả thì hoa rụng. Đến ngày thứ 10 từ khi hoa nở nếu quả non không rụng thì được coi là quả đã đậu.

5 .Giai đoạn quả nở:

Khi quả già thành thục hoàn toàn, vỏ quả mất nước co lại và tách ra thành 4-5 mảnh. Múi bông bị phơi ra nhưng còn dính vào vỏ quả, xơ bông khô đi và nở bồng lên, lúc này ta có thể thu hái phơi 1-2 nắng và đóng bao.

II. Những yêu cầu về ngoại cảnh của cây bông

1. Nhiệt độ:

Cây bông có nguồn gốc nhiệt đới, nên đòi hỏi cao về nhiệt. Nhiệt độ tối ưu cho bông nẩy mầm, sinh trưởng và phát triển là 25-30oC , nhiệt độ dưới 25oC sự phát triển của cây bị chậm lại và nhiệt độ 37-40oC cây ngừng phát triển. Để hoàn thành quá trình sinh trưởng, phát triển từ khi mọc đến khi có quả nở cây bông cần một lượng nhiệt hữu hiệu khoảng 1450 – 1650ºC.

2. Ánh sáng:

Bông vải là cây trồng ưa ánh sáng, lá bông luôn thay đổi góc độ để phiến lá luôn nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Trời âm u, nhiều mây, mưa làm cho bông phát triển chậm, yếu, rụng nụ, quả non.

Thời gian chiếu sáng trong ngày cũng ảnh hưởng đến phát triển, cây bông đòi hỏi đêm dài ngày ngắn. Trong điều kiện dài ngày cây phát triển chậm, chậm hình thành nụ hoa, ngược lại thời gian chiếu sáng nhiều, cây bông phát triển nhanh hơn và sớm ra nụ, nở hoa. Đặc tính này giúp cho chúng ta bố trí thời vụ cho từng vụ, từng nơi một cách hợp lý.

3. Nước:

Cây bông có bộ rễ khá phát triển nên chịu hạn rất tốt, nhưng để đảm bảo năng suất cao, phẩm chất xơ tốt thì còn có chế độ nước thích hợp.

Giai đoạn nảy mầm độ ẩm đất thích hợp là 70 – 80 %.

Giai đoạn cây con cần ít nước: 10 – 12m3/ha, độ ẩm đất thích hợp là 55 – 65 % .

Giai đoạn nụ : 30 – 35m3/ha ,độ ẩm đất thích hợp là 60 – 70 % .

Giai đoạn hoa nở: 90 – 150m3/ha ,độ ẩm đất thích hợp là 70 – 80 % .

Giai đoạn quả lại cần rất ít: 30 – 35m3/ha ,độ ẩm đất thích hợp là 65 % .

Cả vụ cây bông cần khoảng 4.000 – 5000 m3/ha. Những vùng có lượng mưa trên 1.000 mm và đều có thể trồng bông không cần tưới.

Đối với cây bông tỉ lệ rụng nụ, đài thường cao, làm giảm năng suất, vì vậy phải tìm cách hạn chế, chú ý cung cấp đủ nước, phân bón cân đối, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật.

III. Kỹ thuật trồng bông vải năng suất cao

1. Chọn đất trồng bông:

Hầu hết các loại đất thích hợp cho cây trồng cạn đều có thể trồng bông vải, tuy nhiên để đạt năng suất cao, hiệu qủa kinh tế lớn cần chọn đất tốt, giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước, giữ ẩm, ít chua ( pH > 5 ) và có độ mặn thấp < 0,4% .

Đối với vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Duyên Hải Miền Trung cần chọn các loại đất Bazan nâu đỏ, Bazan nâu đen, đất đen, đất xám và đất phù sa không được bồi hàng năm. Bông vải là cây chịu hạn, rất sợ bị úng vì vậy khi trồng cần chọn đất cao ráo, dễ tiêu nước khi bị úng.

Đồng bằng sông Cửu Long nên chọn đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu, vùng đất thịt pha cát gò cao. Những vùng trũng, thấp cần phải lên liếp cao hơn mực nước ngập hàng năm ít nhất từ 30-50cm.

2. Thời vụ trồng bông:

Thông thường bông vải ở nước ta có hai thời vụ trồng đó là vụ khô (còn gọi là vụ Đông xuân) và vụ mưa (còn gọi là vụ mùa). Tuy nhiên mỗi vùng có điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau, nên thời vụ trồng cũng khác nhau.

Đồng bằng sông Cửu Long:

-Vụ khô: Gieo trong tháng 10 đến 11 dương lịch.

-Vụ mưa: Gieo trong tháng 8 dương lịch trên vùng đất gò cao.

3. Làm đất trước khi gieo:

– Đất trồng bông trước khi cày, bừa làm đất cần phải dọn sạch cỏ dại. Dùng cày máy hoặc trâu bò cày sâu, bừa kỹ đảm bảo 50% cục đất nhỏ hơn 3-6cm. Sau đó rạch hàng sâu 7 – 10 cm theo khoảng cách quy định để bón phân lót và gieo hạt bông.

– Vùng đất trũng dễ bị ngập khi mưa thì phải lên luống, lên líp.

– Với những chân đất cây trồng trước chưa thu hoạch mà đã đến thời vụ gieo bông thì cần tổ chức gieo gối vụ vào cây trồng trước, có thể rạch hàng hoặc bổ hốc theo khoảng cách qui định.

– Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đất lúa sau khi cắt bỏ gốc rạ, đào rãnh để thoát nước theo băng 3 – 5 m. Không cần làm đất, chỉ cần chọc lỗ gieo hàng ngang theo khoảng cách quy định. Lỗ chọc sâu 2 – 3 cm, gieo hạt và lấp đất nhỏ hoặc phân hữu cơ vi sinh .

– Để diệt cỏ một cách hữu hiệu có thể phun thuốc diệt cỏ Ametrex 80 WP, liu lượng 1,0 – 1,5 kg/ha trước khi gieo từ 7 – 10 ngày.

4. Mật độ và khoảng cách:

Mật độ là yếu tố cấu thành năng suất quan trọng, việc xác định mật độ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai, giống, thời vụ, trình độ thâm canh,…

* Vụ khô:

– Đất tốt, thâm canh cao, gieo đúng thời vụ: Mật độ: 4,0 – 5,0 vạn cây/ha . Khoảng cách: 70 – 80 cm x 30 cm x 1 cây. Lượng hạt gieo: 4,5 – 5,5 kg/ha .

– Đất trung bình, xấu, thâm canh kém và gieo muộn: Mật độ: 5,5 – 6,5 vạn cây/ha. Khoảng cách: 50 – 60 cm x 30 cm x 1 cây hoặc 60 – 70 cm x 25 cm x 1 cây/ha. Lượng hạt gieo: 6,0 – 6,5 kg/ha.

* Vụ mưa :

– Đất tốt ,thâm canh cao , gieo đúng thời vụ: Mật độ: 3,0 – 4,0 vạn cây/ha. Khoảng cách: 90 – 100 cm x 30 cm x 1 cây hoặc 80 – 90 cm x 30 cm x 1 cây. Lượng hạt gieo: 4,0 – 4,5 kg/ha.

– Đất trung bình, xấu, thâm canh kém và gieo muộn: Mật độ: 4,0 – 5,0 vạn cây/ha. Khoảng cách: 70 – 80 cm x 30 cm x 1 cây . Lượng hạt gieo : 4,5 – 5,5 kg/ha.

5. Cách gieo hạt bông:

– Đất sau khi làm cỏ, cày bừa, người ta tiến hành rạch hàng để bón phân lót và gieo hạt bông. Vùng nào đất tơi xốp hoặc tranh thủ thời vụ thì chỉ cần cắt bỏ cây trồng trước sau đó cuốc hốc hoặc chọc lỗ bỏ hạt. Chú ý gieo thẳng hàng để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch sau này.

– Tiến hành gieo khi đất đang còn ẩm.

– Gieo mỗi hốc 1-2 hạt, tốt nhất là gieo xen kẽ 2 hạt – 1 hạt – 2 hạt,…/hốc, khi cây bông có 2-3 lá thật nhổ tỉa chỉ để 1 cây/hốc.

– Lấp đất nhỏ, mịn, dày 3-4cm, nơi khô hạn thì lấp dày 5-7cm.

– Sau khi gieo xong có thể phun thuốc trừ cỏ Dual 720 EC với liều lượng 1,5-2 lít/ha.

6. Cây trồng xen – gối vụ:

Xen canh cây trồng khác với bông vải có nhiều ý nghĩa rất quan trọng, nó làm tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích, đồng thời làm cho người nông dân ít bị thiệt hại hơn khi bị rủi ro. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu cây bông và cây có sợi cho thấy sản lượng cây trồng xen có thể trang trải tất cả chi phí cho đến trước khi thu hoạch bông. Mặt khác trồng xen sẽ tạo ra môi trường sinh thái thích hợp cho ký sinh, thiên địch sâu hại bông phát triển tốt, do đó hạn chế được sâu bệnh hại cho cây bông.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các phương thức xen thì xen kiểu 1/ 1 là thích hợp, tức một hàng bông, một hàng cây xen.

Nên gieo cây xen sau khi cây bông đã gieo 15-20 ngày, nhằm tránh cây xen che phủ bông khi còn nhỏ

* Cây trồng xen: Cây trồng xen trong ruộng bông tùy thuộc vào điều kiện, tập quán canh tác cũng như hiệu quả kinh tế của cây trồng xen. Nhưng phải đảm bảo nguyên tắc :

– Cây trồng xen là cây ngắn ngày.

– Không che phủ hoặc tranh chấp ánh sáng của cây bông.

– Không lây nhiễm sâu bệnh sang cây bông

* Một số cây trồng thường được khuyến cáo trồng xen trong ruộng bông thâm canh như : Đậu xanh, đậu nành, bắp ăn tươi, hành, tỏi, các loại rau,…

* Gối vụ: Để tranh thủ thời vụ có thể trồng gối bông vải vào chân đất cây trồng trước .cách trồng gối như sau: Cắt bỏ bớt lá (cây trồng trước giống như cây ngô), dùng sào ép ngả (cây trồng trước giống như cây đậu) về hai phía, tạo khoảng trống để rạch hàng trồng bông. Thời gian trồng gối khoảng 15 – 20 ngày là tốt nhất, không nên trồng gối quá 20 ngày.

7. Phân bón cho cây bông:

7.1. Thời kỳ bón phân:

– Bón lót: Việc bón phân trước khi gieo bông là rất cần thiết và là một tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt có hiệu quả đối với vùng đất xấu và cây trồng trước không phải là cây họ đậu.

– Bón thúc:

• Bón thúc lần 1: Bón vào giai đoạn cây bông được 20-25 ngày sau gieo.

• Bón thúc lần 2: Bón vào giai đoạn cây bông được 40-45 ngày sau gieo.

• Bón thúc lần 3: Bón vào giai đoạn cây bông được 60-65 ngày sau gieo.

7.2 .Liều lượng phân bón và số lần bón phân:

7.2.1 .Khu vực Tây nguyên – ĐBSCL và vùng đất tốt:

Các vùng đất tốt: Đất bazan, đất đen, đất phù sa,… bón với lượng phân như sau:

– Tổng lượng phân bón (tính cho 1 ha):

90 kg N + 45 kg P2O¬¬5 + 45 kg K2O
– Loại phân và lượng phân bón cho mỗi lần cho như sau:

Số lần bón

          

Lượng phân bón cho 1 ha ( Kg ) Lượng phân bón cho 1000 m2 (Kg)
Lân Đạm SA Urea Kali Lân ĐạmSA Urea Kali
1.Bón lót 300 100 0 25 30 10 0 2,5
2.Thúc lần 1 0 0 50 25 0 0 5 2,5
3.Thúc lần 2 0 0 50 25 0 0 5 2,5
4.Thúc lần 3 0 0 50 0 0 0 5 0
5.Tổng số 300 100 150 75 30 10 15 7,5

7.3. Sử dụng phân bón lá:

Cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho cây bông bằng các loại phân bón qua lá là rất cần thiết nhằm tăng khả năng đậu qủa, sức chống chịu sâu bệnh, năng suất và phẩm chất sợi. Các loại phân thường dùng hiện nay là: K-HUMATE, VCC, KN03,…

Cách sử dụng K-HUMATE loại 100 ml như sau: Phun 3 lần / vụ.

Lần 1: Khi cây bông được 30 – 35 ngày sau gieo, pha 15 ml (3 nắp chai) cho 1 bình phun 8 – 10 lít nước.

Lần 2: Khi cây bông được 45 – 50 ngày sau gieo , pha 15 ml (3 nắp chai) cho 1 bình phun 8 – 10 lít nước.

Lần 3: Khi cây bông được 60 – 65 ngày sau gieo, pha 15 ml (3 nắp chai) cho 1 bình phun 8 – 10 lít nước.

Chú ý: Không nên sử dụng một số loại phân bón chứa chất kích thích sinh trưởng có tác dụng tương tự như 2,4D sẽ làm lá bị xoăn lại ,ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây bông.

8. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng PIX:

Để cây bông sinh trưởng cân đối, năng suất cao cần phải sử dụng PIX. Điều kiện sử dụng PIX có hiệu qủa là:

– Đúng liều lượng .

– Đúng thời kỳ .

Đối với ruộng bông tốt , trình độ thâm canh cao ,trồng dày và phun vào 3 thời kỳ :

– Lần 1: 35 – 40 ngày sau gieo, liều lượng 5 ml / 1000 m2 hay 50 ml cho 1 ha.

– Lần 2: 50 – 55 ngày sau gieo, liều lượng 10 ml / 1000 m2 hay 100 ml cho 1 ha.

– Lần 3: 65 – 70 ngày sau gieo, liều lượng 10 – 15 ml / 1000 m2 hay 100 – 150 ml cho 1 ha.

Đối với ruộng bông sinh trưởng bình thường nên phun như sau:

– Lần 1: 35 – 40 ngày sau gieo,liều lượng 2,5 ml / 1000 m2 hay 25 ml cho 1 ha.

– Lần 2: 50 – 55 ngày sau gieo liều lượng 5 ml / 1000 m2 hay 50 ml cho 1 ha .

– Lần 3: 65 – 70 ngày sau gieo liều lượng 10 ml / 1000 m2 hay 100 ml cho 1 ha.

Nguồn: Hội nông dân Cần Thơ được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh đào

1. Thời vụ trồng cây chanh đào

Chanh đào thường trồng vào vụ xuân tháng 2-3, vụ thu trồng từ tháng 8-10 và có thể trồng vào quanh năm.

Chanh đào Cao Phong

2.  Mật độ trồng cây

Hố đào rộng 60-80cm, độ sâu tuỳ theo chất đất. Nếu đất đồi khoảng 60-80cm, đất bằng khoảng 30-40cm. Bón lót 20-30kg phân hữu cơ. Chanh đào có thể trồng xen canh với khoảng cách 5x5m hoặc trồng thâm canh với khoảng cách thích hợp là 3x3m hoặc 3x4m .

3.  Chuẩn bị hố trồng, chăm sóc cây non

Lấy đất mặt liếp hoặc đất mương đã khô băm nhỏ rồi trộn thêm hỗn hợp phân chuồng hoai, tro trấu và phân lân, một ít thuốc trừ sâu để trị rệp sáp và tuyến trùng rễ, rồi đắp thành mô cao 5 tấc và rộng 5 tấc vuông. Móc lỗ đặt cây xuống, mặt đất bầu bằng mặt đất mô, cắm một cây kèm để giữ cho cây mới trồng đứng thẳng không bị gió lay động gốc và giúp cho rễ non mau phát triển.

Một thời gian sau, khi đọt non chuyển sang bánh tẻ thì có thể bón một ít phân NPK hoặc xịt thêm phân bón lá (Lay-O, Combi-5) để cho cây ra đợt đọt non mới đồng loạt hơn, có thể bấm tỉa những đọt quá dài để tạo tán cây tròn hơn không bị gió làm gãy. Thường thì đọt nhú ra khoảng 2 phân có thể xịt thuốc trừ sâu, đến khi đọt non có nhiều lá lụa có thể xịt thuốc trừ nấm bệnh. Tùy theo tình trạng cây hoặc chu kỳ ra đọt non mà áp dụng phân bón hợp lý.

4.  Bón lót

Trước khi trồng, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục khoảng 20 kg/hố trồng. Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng. Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có thể tưới từ 2 – 3 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau đó khoảng 1 tuần – 10 ngày tưới 1 lần. Luôn chú ý giữ sạch cỏ dại.

5.  Bón thúc

Năm đầu tiên, bón thúc với liều lượng 1 muỗng canh phân urea pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. 1 năm tưới 3 – 4 lần. Cây chanh dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên muốn đạt năng suất, chất lượng cao cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác.

Có thể bổ sung phân lân, kali và các yếu tố vi trung, vi lượng thông qua bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo khuyến cáo. Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loảng tỷ lệ khoảng từ 1 – 5 để tưới cho cây. Bón thúc từ năm thứ hai là 100 – 500g phân urea/cây/năm.

Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất hoặc pha nước tưới. Nếu tưới cần tưới xả lại một lần với nước lã. Chú ý phòng trừ sâu bệnh cũng như chăm sóc, tỉa cành cho cây thường xuyên. Cắt bỏ những cành rậm rạp sát gốc, cành trong tán, hoặc cành khô già, cành nhỏ, cành vượt để tạo độ thông thoáng cho cây cho năng suất tốt.

6.  Phòng trừ bệnh

Sâu chích hút (như bọ xít, rầy, rệp): Dùng tay bắt giết hoặc phun Bi58 0,05-0,1%, Basa 0,2%. Sâu bùa vẽ: Phun Padan 95WP nồng độ 0,05-0,1%, hoặc dùng hỗn hợp 20ml Decis 25EC+1 lít Bi58 rồi pha loãng với nước nồng độ 0,05-0,07% để phun.

Nhện trắng gây rám quả: Phun lưu huỳnh bột 20-25kg/ha hoặc Zineb 0,3-0,5%. Nhện đỏ: Phun Polytrin 40EC nồìng độ 0,1%, Supracid 40EC 0,2%. Sâu đục thân, cành: Bắt giết xén tóc, bẻ cành chớm héo, lấy giây mây bắt sâu non.

Bệnh đốm đen, bệnh loét, ghẻ: Phun Zineb 0,5%, oxy clorua đồng 0,3-0,5%, Maneb 0,3-0,5%. Bệnh phấn trắng: Phun Topsin M nồng độ 0,075-0,1%, lưu huỳnh bột (20-30kg) trộn với (7- 10kg) vôi bột để phun cho 1ha.

7.  Xử lý cho cây ra hoa, đậu quả

Ngay từ bây giờ cần dừng hẳn việc bón phân, hạn chế tưới nước (chỉ duy trì mức độ ẩm cần thiết để cây không bị khô héo) nhằm hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 3-4 tuần. Hái bỏ hết các quả nhỏ (nếu có) trên cây, dùng kéo làm vườn cắt bỏ bớt các chồi vượt, các cành già, cành tăm, cành nhỏ mọc trong tán làm cho cây thông thoáng, tạo điều kiện cho các cành hè, cành thu sớm thuần thục đồng thời dùng cào sắt có răng xới nhẹ xung quanh gốc làm đứt bớt rễ nhằm giúp cây chuẩn bị phân hóa mầm hoa và ra hoa vào đầu năm tới (tháng 2-3).

Vào khoảng đầu tháng 12 ngừng hẳn tưới nước để tạo khô hạn cho cây khoảng 1 tháng, sau đó bón phân trở lại và tưới đẫm nước trong 2-3 ngày liên tục, cây sẽ ra hoa đồng loạt. Nếu gặp trời mưa, dùng nilon phủ kín gốc không cho nước mưa thấm vào vùng đất quanh cây.

Khi chanh đã đậu quả bằng đầu ngón tay, bón thêm phân NPK 16-16-8 khoảng 0,5-0,7 kg/cây để nuôi quả lớn. Những năm sau thì tăng lượng phân lên tùy theo tuổi cây và sản lượng thu hoạch. Với các tỉnh phía Nam, các công đoạn xử lý trên đây cần làm sớm hơn miền Bắc 1 tháng.

8.  Kỹ thuật chăm sóc cho chanh đào ra hoa trái vụ

Để chanh ra 2 vụ/năm và ra quả trái vụ để bán được giá theo ý muốn, cần tác động một số biện pháp sau: Khi chanh chính vụ đang nở hoa rộ, muốn làm chanh trái vụ cần cuốc sâu 20-30cm xung quanh tán cây. Đồng thời ngừng tưới nước, tưới phân, hái bớt quả bằng tay hoặc phun Ethrel làm rụng bớt 50% trái chính vụ, sau đó lấp đất lại.

Sau 7-10 ngày cây chanh sẽ trút 40-50% lá non, lộc non và lá bánh tẻ. Cuốc rãnh sâu 10cm xung quanh tán, bón mỗi gốc 1-2kg kali clorua (tùy tuổi cây), để đất khô trong vòng 1 tháng, sau đó tưới ẩm và chăm sóc bình thường. Khoảng 30 ngày sau cây chanh tiếp tục nẩy lộc, ra hoa, ra quả vào tháng 6-7, cho thu quả vào tháng 12-2 năm sau.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Cây chanh đào “trồng chơi, ăn thật”

Ban đầu, ý tưởng trồng chanh đào của các chủ vườn trên địa bàn huyện Cao Phong chỉ là để làm hàng rào bảo vệ cho diện tích cam nhờ vào những gai sắc nhọn của chanh. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị kinh tế của loại cây có múi này làm nên điều khiến nông hộ bất ngờ!

Chanh đào Cao Phong

Hộ ông Vũ Văn Tiến ở khu II, thị trấn Cao Phong nhận khoán đất của Nông trường trồng cam tính đến nay đã hàng chục niên vụ. Đất rộng, cam sai lại ở khá xa KDC nên vào mùa cam chín, việc trồng coi dù đã thuê người nhưng vẫn không xuể. Năm 2010, ông mua một ít giống chanh đào trồng theo cách tạo thành hàng rào che chắn cho diện tích cam. Cũng vì xác định là cây rào nên ông chăm sóc sơ sài, thậm chí bón phân cho cam xong, còn ít phân nào thừa mới rắc đến chanh. Ấy vậy mà cây chanh đào vẫn phát triển mạnh, lá, gai quấn quýt. Đặc biệt là chỉ sau 2 năm trồng, các cây đã cho quả bói. Ở vụ đầu, ông thu được khoảng từ 20kg – 30 kg chanh quả/cây, giá bán tại vườn 30.000 đồng/kg.

“Trồng chơi, ăn thật” là cách mà hộ làm vườn vẫn nói đùa nhưng đủ để khẳng định giá trị kinh tế của cây chanh. Theo những chủ trang trại vườn đồi ở thị trấn Cao Phong, các xã Nam Phong, Tây Phong, Bắc Phong, nếu như việc chăm sóc, đầu tư kỹ thuật đối với cây cam đòi hỏi 5 phần, với cây chanh đào chỉ tốn một phần. Chanh cũng thích nghi ở cả khu đất xấu, mấp mô chứ không kén đất như các loại cây trồng có múi khác. Thường thì với cam, thời gian từ kiến thiết đến lúc cho thu nhanh nhất 3 năm, không phải đến năm thứ tư nhưng chanh đào đến năm thứ hai là đã cho sản lượng. Từ năm thứ 3 trở đi, mỗi cây cho thu bình quân từ 50 – 60kg quả, với giá bán tại vườn ổn định sẽ mang lại không dưới 1,5 triệu đồng/cây/vụ trong khi chi phí đầu tư không đáng là bao.

5 – 6 năm trước, số hộ trồng chanh đào và chanh thường làm hàng rào còn lác đác nhưng đến hiện tại, hầu như toàn bộ diện tích cam trên địa bàn huyện đã được bao bọc bởi hệ thống cây hàng rào chanh. Theo đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN & PTNT huyện, rất khó thống kê diện tích chanh đã được bà con trồng trong ít năm gần đây bởi lý do cây trồng hàng rào, gần như chỉ trồng tận dụng đất chứ không chiếm diện tích. Tuy nhiên, vượt xa mục đích ban đầu, sản lượng và giá trị của cây chanh đào đã khiến các hộ làm vườn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ở đây, hộ trồng ít thì vài chục cây, có hộ trồng nhiều từ 300 – 500 cây.

Cũng từ nhận thức hiệu quả kinh tế của chanh đào, có một số hộ như anh Nguyễn Văn Dũng ở khu I, thị trấn Cao Phong đã chuyển sang trồng với quy mô gia trại vườn đồi 170 gốc chanh đào, 130 gốc chanh trắng của gia đình anh đang bước vào vụ thu hoạch thứ 3. Anh Dũng quả quyết: Có chăm sóc, đầu tư hơn nên quả mọng, lứa quả dày. Năm ngoái, mình thu trên 5 tấn quả. Đến năm nay, có thể sản lượng đạt gần gấp đôi. Thương lái đã đặt mua cả vườn với giá 180 triệu đồng nhưng mình không bán. Để minh chứng, anh dẫn chúng tôi “mục sở thị” hàng chục gốc chanh đào hiện đã vượt xa về sản lượng so với mức bình quân từ 50 – 60kg/cây. Ngay tại khu vườn đồi nhà anh, nhiều gốc chanh đào dự kiến cho thu 1,5 – 1,7 tạ quả.

Chanh đào không chỉ làm hàng rào mà đang được nhân rộng trên diện tích

Có cung ắt có cầu, ở vụ chanh đào năm trước, lái thương đến thu gom cho bà con chỉ chở bằng xe máy nhưng đến vụ này, người mua buôn đánh cả chuyến ô tô đến vườn. Chị Trần Thị Vân ở khu I thị trấn Cao Phong cho biết: Với chanh đào khi nào vỏ chín đỏ là lúc cho thu. Chanh thường chín theo đợt, kéo dài từ nay đến Tết. Càng gần Tết, chanh càng được giá, ví dụ như Tết năm ngoái mỗi kg có giá bán tại vườn đã 50.000 – 60.000 đồng.

Xu hướng hiện nay ở một số địa phương, chanh đào không chỉ làm hàng rào mà đang được nhân rộng trên diện tích, mang về lợi nhuận thậm chí cao hơn so với cây trồng có múi khác như bưởi, cam. Một số hộ hiện trồng chanh đào thành vườn hoặc trồng xen. Điển hình như trong mô hình liên kết trồng cam ở huyện Kim Bôi đã trồng khoảng 2 vạn cây, gồm cả diện tích trồng tập trung và hàng rào bảo vệ. Mô hình liên kết trồng cam ở xóm Mạc, xã Nam Phong trồng khoảng 1.200 cây…

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật trồng bông vải xen đậu phộng

Một hai năm trở lại đây mô hình trồng bông xen đậu phộng đã và đang được thực hiện trên vùng đất cát nội đồng, bước đầu đem lại hiệu kinh tế cao. Sau đây là quy trình kỹ thuật trồng bông xen đậu phộng.

1. Chọn đất và làm đất:

Chọn vùng đất có điều kiện thoát nước, tưới nước một cách chủ động. Đất được cày bừa, sau đó lên luống để dễ tưới và tiêu nước.

2. Thời vụ gieo:

Bông được trồng từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 3 (dương lịch) năm sau, tùy thuộc vào thời vụ của đậu phộng. Gieo sớm sẽ tránh được hạn, tiết kiệm nước tưới và năng suất bông cao hơn.

3. Phương thức gieo:

Gieo theo phương thức bông hàng kép: Mật độ và khoảng cách gieo bông: (160cm + 60cm) x 20 – 25cm x 1 cây, giữa xen 4 – 5 hàng đậu phộng. Mật độ bông khoảng 2.000 – 2.250 cây/sào. Sử dụng 250g hạt giống để gieo cho một sào (500m2).

Tùy chân đất, lên luống cao vừa phải (khoảng 15 – 20cm), bề rộng mặt líp 180 – 200cm, mặt rãnh 20 – 30cm. Gieo hàng bông cách mép rãnh 20cm. Trên hàng bông, gieo các hốc bông cách nhau 20 – 25cm, mỗi hốc gieo một hạt, gieo hạt bông thật cạn (khoảng 1,5cm). Gieo 4 – 5 hàng lạc trên mặt luống. Hàng đậu phộng phải cách hàng bông ít nhất 30cm. Phương thức gieo bông hàng kép xen lạc, với việc lên luống giúp thoát nước khi mưa nhiều ở đầu vụ và giúp tưới được nước cho bông vào lúc gặp hạn, hay lúc đậu phộng đã già phải bỏ nước, vẫn tưới được cho bông mà không gây ảnh hưởng đến lạc. Làm bông bầu trước 10 – 15 ngày, để trồng cùng lúc gieo đậu phộng là biện pháp thâm canh tốt nhất. Sau khi gieo bông xong, nên làm thêm khoảng 10% bầu dùng để dặm.

4. Giống bông và giống đậu phộng:

Cây bông vải giống VN01 – 2, VN15, VN01 – 4, GL03 (kháng sâu). Nên sử dụng giống đậu phộng MĐ7, L14 (kháng bệnh chết ẻo)

5. Chăm sóc – bón phân – tưới nước:

Bón lót phân chuồng + 7 – 8kg NPK tỷ lệ 16:16:8 hoặc DAP + 20 – 25kg vôi cho mỗi sào trước khi gieo bông. Nếu ruộng có nhiều sâu đất phải rải Basudin 10H hoặc Furadan 3H (1kg/sào). Không để phân dính vào hạt bông để tránh thối hạt. Đối với đậu phộng cũng nên bón lót trước khi gieo với lượng phân: 8 – 10kg NPK + 20 – 25kg vôi/sào.

Phun thuốc trừ cỏ tiền mọc mầm sau khi gieo xong. Sử dụng Ronstar 25 EC 1,5 lít/ ha hoặc Alachlor 3,0 lít/ha phun đều lên mặt đất.

Phải phun Moceren hoặc Luster 1 – 2 lần (10ml/sào/lần) vào gốc cây bông con, ngay sau khi bông mới mọc để phòng trừ bệnh chết cây con.

Dặm: Tiến hành dặm bông sớm, khoảng 5 – 7 ngày sau khi gieo. Dặm bằng hạt hay dặm bằng bầu.

Bón thúc lần 1: 8 – 10kg NPK/sào, khi bông có 6 – 7 lá thật (khoảng 30 – 35 ngày sau khi gieo). Đối với đậu phộng bón 5 – 7kg NPK/sào. Phun PIX lần 1 (pha một gói 5g PIX phun cho 2 sào, phun cả cho bông và đậu phộng).

Khi bông được 60 ngày thì phun PIX lần 2 (pha một gói PIX, kết hợp trộn với 1 gói KNO3 (200g) phun cho một sào, phun cho cả bông và đậu phộng.

Sau khi nhổ lạc: Bón 5kg Ure + 7 – 8 kg SA + 3kg Kali/sào. Nên phơi héo thân cây đậu phộng vùi vào giữa hai hàng kép, sau đó vun luống thật cao, tưới nước thật đẫm. Phun PIX lần 3 (pha 1 gói PIX và một gói KNO3 (200g) phun cho một sào.

Tưới nước: Nếu trời không mưa, khi thấy bông héo lá ngọn vào giữa trưa, thì phải tưới nước, nhất là lúc cây đang ra hoa, ra quả.

Khi cây bông đã có 15 – 16 cành quả (cành mọc ngang), bấm ngọn cây bông để cây ra nhiều quả tầng ngọn.

6. Phòng trừ sâu bệnh (hạn chế phun thuốc trừ sâu)

Chỉ nên phun phòng trừ bệnh và rầy, rệp, bọ trĩ. Ngay sau khi bông mọc, phun 1 – 2 lần Monceren hoặc Luster vào gốc cây với liều lượng 10ml/sào/lần, phun thật đúng kỹ thuật (nén hơi và mở bét bình phun vừa phải để hạt thuốc không quá tơi, phun gần như tưới vào gốc cây bông con). Nếu có sâu đất phải rải thuốc Basudin 10H hoặc Furadan 3H với liều lượng 1kg/sào khi gieo hạt. Sau 80 ngày, khi thấy rầy xanh, rệp hoặc bọ trĩ xuất hiện với mật độ cao có khả năng gây hại thì phun Admire 0,4 lít/ha. Các trường hợp khác, chỉ được phun thuốc khi có hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

7. Thu hoạch:

Khoảng 115 – 120 ngày, bông bắt đầu nở quả. Từ ngày 125 có thể hái bông. Để 5 – 7 ngày thu 1 lần. Hái bông về phải phơi khô, khi cắn thử thấy hạt kêu giòn là được. Vụ bông chính thu hoạch 3 lần, bông tái sinh thu thêm 1 – 2 lần nữa.
Khi hái bông, phơi và tồn trữ phải để riêng bông loại 1(nở tốt, trắng) và bông loại hai 2 (nở kém, hơi ố vàng). Không được để lẫn dây ny lông và bông hư thối.

8. Bông tái sinh:

Ngay sau khi hái bông xong, cắt bỏ 1/2 hoặc 1/3 thân cây bông và cành bông. Bón phân, xới xáo, vun gốc và tưới nước thì cây bông tái sinh mạnh. Nên bón thêm 5kg NPK + 5kg Urea + 2kg Kali/sào. Nếu chăm sóc tốt sẽ cho 1 – 2 đợt thu hoạch.

9. Các lưu ý đặc biệt:

a. Không để bông bị chết cây con, ruộng bông đồng đều và có đủ cây (2000 – 2500 cây/sào). Bón phân, tưới nước đầy đủ. Không dừng tưới nước cho bông khi thu hoạch đậu phộng. Bông đang thu hoạch, vẫn cần được tưới nước khi gặp khô hạn.

b. Khi phun PIX, phải phun ướt đều cây bông và không được phun lặp lại (phun xong còn thừa thuốc không được phun trở lại). Sau khi phun PIX khoảng 3 ngày, lá bông sẽ chuyển màu xanh đậm, dễ nhầm lẫn là bông đủ phân, no nước. Thật ra, không phải như vậy. Khi phun PIX, cần phải tăng cường bón phân, tưới nước thì mới có hiệu quả cao.

Nguồn: Hội nông dân Cần Thơ được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi Bào ngư treo trên biển

Cùng với một số hình thức nuôi phổ biến như vãi (gieo) đáy, nuôi công nghiệp… nuôi bào ngư treo trên biển mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vị trí nuôi

Khu vực nuôi có nguồn nước sạch, đạt tiêu chuẩn cho nuôi thủy sản, không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải khu dân cư. Dòng triều thông thoáng, giao thông thuận lợi, đảm bảo một số điều kiện đối với các yếu tố lý hóa, cụ thể: Ðộ sâu của nước đạt trên 10 m, lưu tốc nước 0,5 – 1,0 m/s, nhiệt độ 11 – 280C, độ mặn 30‰, ôxy hòa tan trên 4 mg/l, pH 7,4 – 8,6.

Lồng nuôi

Lồng nuôi bào ngư làm theo kiểu nhiều tầng. Hệ thống lồng được thiết kế bằng chất dẻo polyethylene màu sẫm hoặc polyvinyl chloride (PVC) không độc. Lồng gồm 6 tầng, kích thước mỗi tầng là 40x30x13 cm. Nguyên liệu làm khung lồng thường là gỗ thông, kích thước 2,5×3,6 m. Cứ 10 khung kết thành 1 giàn, 3 giàn lại được nối với nhau để tạo thành 1 ô. Xung quanh mỗi ô sử dụng 15 chiếc phao nổi hình cầu, có sức nổi 75 kg/chiếc.

Chọn giống

Phải chọn những con giống khỏe mạnh, đã được kiểm dịch và được ương nuôi tại bản địa. Chiều dài vỏ con giống bào ngư hơn 1,5 cm, ngoại hình đầy đặn, không có dị hình, lực bám mạnh.

Việc vận chuyển giống bằng phương pháp vận chuyển khô. Mỗi túi lưới đựng 500 con giống, các túi được cho vào hộp xốp cách nhiệt, vận chuyển bằng xe hoặc thuyền đến khu nuôi. Thông thường, tỷ lệ sống khi vận chuyển đạt trên 99%.

Thả giống

Theo dõi thời tiết để đảm bảo thả giống thời điểm thích hợp nhất. Tránh thả khi có mưa to, gió lớn, nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng. Lưu ý sự chênh lệch nhiệt độ và độ mặn giữa môi trường ao ương con giống và khu thả giống không quá 20C và 2‰.
Mật độ thả 100 con/tầng. Tầng nước nuôi treo lồng bào ngư được đảm bảo luôn ở mức 3 – 5 m.

Cho ăn

Thức ăn chủ yếu cho bào ngư là tảo bẹ (Laminaria) tươi và khô, tảo bẹ muối và cho ăn thích hợp từng thời điểm khác nhau. Từ tháng 4 – 6 bào ngư ăn tảo bẹ tươi; tháng 7 – 9 thức ăn là tảo bẹ muối, có bổ sung các loại tảo tự nhiên hoặc thức ăn nhân tạo dạng bản mỏng; tháng 10 đến tháng 3 năm sau bào ngư sử dụng tảo tía hoặc tảo bẹ muối làm thức ăn.

Cho ăn lượng khoảng 10 – 30% trọng lượng cơ thể bào ngư. Tuy nhiên, lượng thức ăn có thể thay đổi tùy theo nhiệt độ nước và mức độ tiếp nhận thức ăn của bào ngư. Thông thường, 2 – 3 ngày cho ăn 1 lần, mùa hè có thể 3 ngày 1 lần và mùa đông nếu nhiệt độ thấp dưới 120C thì cho ăn 4 ngày 1 lần. Trước khi cho ăn phải dọn thức ăn thừa và bùn đọng.

Ðiều chỉnh mật độ nuôi

Để đảm bảo tốc độ sinh trưởng, cần tiến hành phân loại con giống khi chiều dài vỏ đạt trên 3 cm. Một năm phân chia 2 lần, thời điểm thích hợp nhất là vào cuối mùa thu và đầu mùa xuân. Việc phân chia giống được tiến hành trên giàn, các bào ngư có kích thước tương đương nhau sẽ ở cùng 1 tầng. Trong quá trình cần thường xuyên vệ sinh lồng bằng cách dùng dụng cụ loại bỏ các vật bám trên lồng lưới như hàu (Ostrea), sum (Balanus)… Mật độ nuôi thả con giống được xác định theo loại kích cỡ của bào ngư.

Quản lý hàng ngày

Kiểm tra tình trạng bắt mồi và hoạt động của bào ngư. Kịp thời điều chỉnh lượng cho ăn và ghi chép đầy đủ.

Thường xuyên kiểm tra lồng và vệ sinh, làm sạch các dị vật và địch hại xung quanh lồng nuôi bào ngư. Phát hiện những bào ngư dị thường hoặc đã chết, tìm nguyên nhân và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.

Định kỳ xác định các chỉ tiêu chất nước như nhiệt độ nước, độ mặn, pH, ôxy hòa tan, lấy mẫu nước đi phân tích và ghi chép cẩn thận.

Phòng bệnh

Thực hiện phòng bệnh ngay từ thời điểm chọn vị trí nuôi phù hợp. Trong quá trình nuôi, tăng cường công tác quản lý, luôn bảo đảm mật độ nuôi thích hợp.

Sử dụng thức ăn tươi, không dùng thức ăn đã thối rữa và biến chất.

Ðịnh kỳ loại thải và tẩy sạch các sinh vật có hại trên lồng lưới và một số tảo tạp, phòng tránh trường hợp các mắt lưới bị bịt kín không cho dòng nước thông suốt từ trong ra ngoài lồng lưới.

Đối với nuôi bào ngư, quá trình nuôi thường xuất hiện bệnh mụn nhọt (pustuls) do một số loại vi khuẩn thuộc giống Vibrio gây ra. Thời gian mắc bệnh này kéo dài, tỷ lệ chết cao, tính nguy hại lớn. Phương pháp phòng trị chủ yếu hiện nay là sử dụng vaccine kháng khuẩn.

Nguồn: Thủy sản Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Nuôi kết hợp tôm hùm với bào ngư và xẹm xanh

Nghề nuôi tôm hùm phát triển nhanh và tập trung ở một số khu vực hẹp nên chất thải của hoạt động nuôi tích luỹ ngày càng nhiều gây tác động xấu đến môi trường. Để duy trì và phát triển nghề nuôi thuỷ sản theo hướng bền vững thì không còn con đường nào khác là phải hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường.

Ý tưởng nuôi kết hợp được nhiều nhà khoa học đề cập đến như nuôi khép kín gồm cá, vẹm, rong biển. Chất thải của cá làm gia tăng nguồn dinh dưỡng trong thuỷ vực tạo điều kiện cho tảo biển phát triển. Tảo làm thức ăn cho vẹm, phân thải của vẹm lại bổ sung dinh dưỡng cho rong biển. Vẹm được chế biến thành thức ăn cho cá, sau đó thức ăn dư thừa từ các lồng nuôi cá lại thúc đẩy sự phát triển của vẹm, rong biển và tảo, tạo nên vòng chuyển hoá dinh dưỡng và năng lượng khép kín trong thuỷ vực. Viện Nghiên cứu NTTS III thực hiện đề tài nhà nước “Nghiên cứu công nghệ và xây dựng quy tình nuôi kết hợp đa đối tượng hải sản trên biển theo hướng bền vững”. Đề tài thuộc chương trình KC 06 thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Địa điểm được triển khai tại Xuân Tự, huyện Vạn Ninh, Khánh Hoà.

Hai lồng nuôi tôm hùm 25m2/lồng, mật độ thả 100con/lồng, kích thước tôm ban đầu trên 100 gam/con. Một lồng nuôi đơn, một lồng ghép thêm các đối tượng vẹm xanh, rong sụn và bào ngư. Tỷ lệ ghép giữa tôm hùm, vẹm xanh, rong sụn là 2:25:30 (theo trọng lượng). Vẹm xanh được nuôi bằng phương pháp treo dây xung quanh lồng, kích thước giống 2-3cm/con. Mỗi dây vẹm bố trí 4 cụm (0,5 kg vẹm giống/cụm). Rong sụn được treo bằng dây trong và xung quanh lồng và cách mặt nước 50cm. Rong giống thả cỡ 1,5kg/1mdây. Cách 20cm treo một cụm.

Bào ngư được thả nuôi bằng lồng nhựa xung quanh lồng nuôi tôm hùm. Lồng nuôi bào ngư có kích thước 30x40x25cm. Mật độ thả ương: 200 con/lồng. Sau 1 tháng nuôi chuyển sang các rổ có mắt lưới lớn hơn để nuôi thương phẩm. Mật độ: 20-30 con/lồng. Viện Nghiên cứu NTTS III đã tiến hành nuôi bào ngư ở các mật độ khác nhau 10, 20, 36, 75 và 88 con/lồng. Mỗi mật độ bố trí nuôi bào ngư theo các nhóm kích thước khác nhau. Thức ăn cho bào ngư là rong câu chỉ vàng, rong sụn.

Theo dõi các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy hoà tan, độ mặn, đo 1 lần/tuần. Các yếu tố như nitrate, phosphate, ammonium-nitrogen, tổng N, tổng P được xác định 1 lần/tháng.

Theo dõi tốc độ sinh trưởng: Định kỳ 15 ngày đo trọng lượng và chiều dài các đối tượng nuôi 1 lần.

Thức ăn cho tôm hùm là các loại cá tạp, thân mềm, tôm nhỏ, cua…Thường xuyên vớt bỏ thức ăn thừa, kiểm tra đáy lồng. Hằng ngày lặn kiểm tra thức ăn thừa, sức khoẻ tôm, chất đáy, địch hại như cua, ghẹ, cá nóc…quanh lồng. Lượng thức ăn và thức ăn dư thừa được cân đo hằng ngày để xác định hệ số tiêu tốn thức ăn.

Kết thức thí nghiệm, Viện nghiên cứu NTTS III đã tổng kết và đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi như sau:

Hàm lượng ni tơ (N), phốt pho (P) tổng số trong nền đáy lồng nuôi ghép thấp hơn nuôi đơn.

Tốc độ sinh trưởng trung bình về trọng lượng của tôm hùm ở lồng nuôi đơn là 0,48%/ngày và 0,53%/ngày ở lồng nuôi ghép, sinh trưởng của bào ngư là 1,47%/ngày, vẹm xanh là 0,57%/ngày và của rong sụn là 3,97%/ngày.

Không có sự khác nhau về sinh trưởng khi nuôi bào ngư ở các mật độ 10, 20, 36 và 75 con/lồng. Tuy nhiên, ở mật độ 88 con/lồng thì tốc độ sinh trưởng có sự sai khác ý nghĩa thống kê, đó là tốc độ sinh trưởng của bào ngư giảm. Tỷ lệ sống của bào ngư giảm khi tăng mật độ nuôi.

Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ghép cao hơn nuôi đơn, lợi nhuận thu được tăng 42,44% trong khi chi phí đầu tư chỉ tăng thêm 16,42%, tổng chi phí sản xuất tăng 39,37%.

Nguồn: Viện NTTS III được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm Bào ngư vành tai (Haliotis asinina Linne,1758)

Vùng biển Việt Nam có 4 loài bào ngư phân bố gồm bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor Reeve, 1864), bào ngư bầu dục (Haliotis ovina Gmelin, 1791), bào ngư vành tai (Haliotis asinina Linne, 1758) và bào ngư dài (Haliotis varia Linne, 1758). Trong các loài đó, bào ngư vành tai phân bố khá phổ biến ở vùng biển miền Trung và miền Nam. Đây là loài có nhiều tiềm năng phát triển nuôi do kích thước cơ thể lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh.

1. Kỹ thuật sản xuất giống

1.1. Nuôi vỗ thành thục bào ngư bố mẹ trong hệ thống bể xi măng

– Chọn tuyển những con đực và cái có chiều dài vỏ từ 60 – 80mm, không bị tổn thương đưa vào nuôi trong các lồng nhựa treo trong bể xi măng

– Nhiệt độ nước trong bể duy trì ở 27-300C; độ mặn: 30- 340/00; nước chảy ra vào bể nuôi với vận tốc 15 l/phút

– Thức ăn là rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) tươi

– Lượng thức ăn bằng 30 – 40% khối lượng cơ thể

1.2. Kích thích sinh sản

– Sau khi bào ngư thành thục được bắt vào bể đẻ với tỷ lệ đực/cái là 1/7 hoặc 1/10

– Kích thích bào ngư sinh sản bằng sốc nhiệt kết hợp với hệ thống nước chảy và thay đổi chu kỳ chiếu sáng ngày và đêm trong bể.

– Trứng thụ tinh được lọc, rửa sạch và chuyển qua bể ấp với mật độ 5 – 10 trứng/ml.

1.3. Ương nuôi ấu trùng trôi nổi

– Sau 5-7 giờ trứng nở, thu ấu trùng Trochophore đưa vào bể ương với mật độ 5-10con/mml

– Sau 22 giờ ấu trùng Trochophore biến thái chuyển thành ấu trùng Veliger bơi lội tự do trong nước nhờ vành tiêm mao, chưa ăn thức ăn ngoài, dinh dưỡng bằng noãn hoàng.

1.4. Ương nuôi ấu trùng bám (spat) và bào ngư con

– Sau 40-48 giờ kể từ lúc trứng được thụ tinh, ấu trùng Veliger chuyển thành ấu trùng bám và xuống sống bám vào các bản nhựa có tảo đáy Navicula sp. làm thức ăn và bắt đầu ăn thức ăn tảo đáy.

– Mật độ ương thích hợp là 200-300 con/bản tảo (25x25x0,2)cm

– Sau hai tháng, ấu trùng bám chuyển thành bào ngư con có chiều dài vỏ 3-5mm. Mật độ ương giai đoạn này là 50-100 con/bản tảo

– Sau 3 tháng thu được con giống 10-15mm, chuyển ra nuôi thương phẩm trong bể xi măng hoặc trong lồng treo bè ngoài biển.

2. Kỹ thuật nuôi thương phẩm

Có 2 loại hình nuôi thương phẩm bào ngư vành tai: Nuôi trong lồng treo ở bể xi măng và nuôi trong lồng treo trên bè ngoài biển

2.1. Nuôi trong lồng treo ở bể xi măng

– Lồng nuôi bằng nhựa hình chữ nhật kích thước 40x40x28cm

– Mật độ nuôi ban đầu 60 – 100 con/lồng.

– Khi bào ngư nuôi đạt kích thước 20-25mm, san thưa lồng nuôi với mật độ 30-35 con/lồng. Lồng được treo trong bể xi măng 15-20m3.

– Điều kiện môi trường nuôi: nhiệt độ 26-310C, độ mặn 30-340/00, độ oxy hoà tan >4ml/l.

– Thức ăn là rong câu chỉ vàng, 3-4 ngày cho ăn một lần, lượng thức ăn bằng 30% trọng lượng cơ thể. Tạo dòng nước luân chuyển tuần hoàn trong bể nuôi với tốc độ 15-20 lit/phút. Bào ngư đạt kích thước thương phẩm 5-6cm sau 9-10 tháng nuôi.

2.2. Nuôi trong lồng treo trên bè

– Lồng nuôi được làm bằng lưới có kích thước 40x30x28 cm

– Mật dộ ban đầu là 40-60 con/lồng

– Điều kiện môi trường nuôi: nhiệt độ 26-310C, độ mặn 30-340/00, độ oxy hoà tan >4ml/l.

– Thức ăn là rong câu chỉ vàng, 3-4 ngày cho ăn một lần, lượng thức ăn bằng 30% trọng lượng cơ thể. Bào ngư đạt kích thước thương phẩm 5-6cm sau 9-10 tháng nuôi.

Nguồn: Viện NTTS III được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật sinh sản Bào ngư chín lỗ

Kỹ thuật nuôi Bào ngư chín lỗ:

Bào ngư chín lỗ Haliotis diversicolor

I. Phạm vi:

– Bãi nuôi có nề​n đáy là các đá phiến xếp tầng, đá tảng lớn tạo nên các hang hốc cho bào ngư ẩn nấp. Nơi có nhiều thực vật biển như rong mơ (Sargassum), rong câu (Gracilaria), rong đông (Hypnea)… phân bố.

– Nước có độ mặn cao, ổn định: 29-32‰; nhiệt độ: 18-30oC; độ pH: 7,5-8,5; hàm lượng ôxy hoà tan≥ 5 mg/l; Các thông số môi trường khác nằm trong giới hạn cho phép đối với vùng nuôi trồng thủy sản theo QCVN 10-MT:2015/BTNMTQuy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển.

– Bãi nuôi có nước lưu thông tốt, độ trong mực nước > 1,5m; độ sâu mực nước nuôi đạt từ 1-3 m so với 0 m hải đồ; lưu tốc dòng chảy từ 1-5 cm/s.

– Bãi nuôi có hoặc đã có bào ngư tự nhiên phân bố; được địa phương giao hoặc cho thuê mặt nước sử dụng;nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương.

– Bãi nuôi không bị ảnh hưởng bởi các chất thải từ các khu chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, vận tải thuỷ. Thuận tiện cho đi lại, trông coi, chăm sóc, quản lý bào ngư nuôi.

II. Nội dung quy trình

1. Chuẩn bị bãi nuôi

– Bãi nuôi thương phẩm bào ngư phải đảm bảo các điều kiện về phạm vi áp dụng.

– Diện tích bãi nuôi từ 3.000 m2 trở lên. Nếu nền đáy bãi nuôi ít gồ ghề, ít hang hốc, có thể xếp thêm đá làm giá thể cho bào ngư bám và ẩn nấp.

– Sử dụng hệ thống dây, phao neo (hoặc các cọc bê tông đổ cố định trên vùng triều) để đánh dấu, xác định vùng nuôi. Có biển báo hiệu vùng nuôi (nếu cần thiết).

2. Chuẩn bị con giống và thả giống

2.1. Tiêu chuẩn con giống:

– Có chất lượng tốt, khoẻ mạnh, hình dạng hoàn chỉnh, không dị hình, lực bám mạnh.

– Không mang mầm bệnh, được kiểm dịch trước khi đưa ra vùng nuôi (theo Thông tư số26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

– Kích thước chiều dài vỏ con giống đạt tối thiểu đạt 8 – 10 mm.

2.2. Vận chuyển con giống:

– Vận chuyển con giống vào lúc chiều mát hoặc buổi tối, tránh vận chuyển lúc thời tiết nắng nóng.

– Phương pháp vận chuyển:

1. Vận chuyển ướt:

+ Vận chuyển gần (dưới 3 giờ): Bào ngư giống được thu dồn và cho bám vào các bản nhựa. Đặt các bản nhựa trong các thùng xốp có nước sấp hết bản nhựa. Phủ một lớp mỏng rong biển tươi lên trên mặt và giữa các bản nhựa. Mỗi bản nhựa (kích thước: 40 cm x 30 cm) cho bám khoảng 200-300 con giống. Sục khí trong suốt quá trình vận chuyển.

+ Vận chuyển xa (từ 3-12 giờ): Bào ngư giống được thu nhốt vào trong các ống nhựa PVC, đường kính ống 70-80 mm, chiều dài ống 100-150 mm, hai đầu ống bịt lưới, trong ống cho một ít rong biển tươi (chiếm 1/3-1/4 ống). Mỗi ống nhốt khoảng 150-200 con giống. Cho các ống nhựa PVC vào các túi nilon có chứa nước (đảm bảo sấp hết các ống nhựa). Mỗi túi nilông (kích thước: 80 x 50 cm) chứa khoảng 10-15 ống PVC (khoảng 2.000 – 2.500 con giống). Bơm đầy không khí vào trong túi, buộc chặt, đặt túi vào trong các thùng xốp cách nhiệt, cho 3-4 viên đá nhỏ (đường kính khoảng 10 cm) xung quanh bên trong thùng xốp. Đậy chặt lắp, duy trì ổn định nhiệt độ trong thùng xốp khi vận chuyển 20-22oC. Sau 6-7 giờ vận chuyển, thay nước trong túi và bơm lại khí một lần.

2. Vận chuyển khô: Vận chuyển xa (từ 12-24 giờ). Bào ngư giống được thu vào trong các lồng nhựa có lắp đậy (kích thước lồng: 50 x 30 cm chứa khoảng 500 con giống). Cho lồng nhựa vào trong thùng xốp, đáy thùng có 1 lớp vải ẩm. Hạ từ từ nhiệt độ trong thùng xốp xuống khoảng 8-10oC (trong 1 giờ). Duy trì nhiệt độ trong thùng xốp trong quá trình vận chuyển bằng túi đá khô lạnh đặt sẵn trong thùng.

2.3. Kỹ thuật thả giống:

– Sau khi vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi nuôi, cần tiến hành làm cho bào ngư thích nghi với môi trường nuôi mới trước khi thả:

+ Với phương pháp vận chuyển bằng thùng xốp có sục khí: Cho thùng xốp xuống mặt biển khu vực nuôi. Múc dần nước biển tại khu vực nuôi vào các thùng xốp để bào ngư thích nghi dần với điều kiện môi trường nuôi mới (trong khoảng 10-15 phút).

+ Với phương pháp vận chuyển bằng túi nilon có bơm khí: Cho toàn bộ túi nilon chứa bào ngư giống xuống khu vực nuôi. Sau 10-15 phút, mở miệng túi nilôn để nước biển dần dần vào trong hoà lẫn với nước vận chuyển bào ngư có sẵn trong túi.

+ Với phương pháp vận chuyển khô: Chuẩn bị sẵn các thùng xốp có chứa nước biển vùng nuôi, hạ nhiệt độ nước trong thùng xuống còn 8-10oC bằng nhiệt độ trong thùng khi vận chuyển. Cho toàn bộ lồng nhựa chứa bào ngư khi vận chuyển vào trong thùng xốp, xục khí mạnh. Nhiệt độ nước trong thùng xốp tăng dần theo nhiệt độ môi trường và bào ngư sẽ dần hồi tỉnh.

– Thời gian thả giống: Quanh năm, tránh thả giống vào thời điểm nắng nóng. Tốt nhất là tháng 3-5 dương lịch hàng năm.

– Thời điểm thả giống: Vào lúc chiều muộn khi thời tiết mát mẻ(16-17 giờ chiều).

– Mật độ thả: 5-10 con/m2.

– Kỹ thuật thả: Khi thủy triều xuống thấp, đưa cả ống nhựa PVC chứa bào ngư giống xuống đáy. Bỏ lưới bịt ở hai đầu ống, ống đặt nằm ngang, đè đá chặt lên thành ống để cố định ống không bị xê dịch. Cũng có thể tách bào ngư rồi cho bám vào các viên đá, khi thả tiến hành đưa các viên đá có bào ngư bám vào trong các hang hốc trên nền đáy. Sau một thời gian, bào ngư sẽ tự bò đi, bám vào các vật bám và phát tán ra xung quanh.

3. Chăm sóc, quản lý

3.1. Chăm sóc:

Thức ăn của bào ngư là hỗn hợp rong biển: rong mơ, rong câu, rong đông…

– Từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau: Đây là mùa phát triển của rong biển nên không cần bổ sung thức ăn, bào ngư sử dụng thức ăn sẵn có tại bãi nuôi.

– Từ tháng 6 đến tháng 11: Đây là mùa rong tàn lụi, bãi nuôi không đủ cung cấp thức ăn cho bào ngư, cần tiến hành bổ sung thức ăn từ rong biển nuôi trồng (rong câu) hoặc rong khô (rong mơ phơi khô). Khi cho ăn rong khô, ngâm rong trong nước biển từ 12-16 tiếng để rong nở ra và mềm hơn. Sau đó rong được rửa sạch, buộc chặt vào đá rồi thả đều xuống vùng nuôi. Cho ăn vào lúc 16-17 giờ chiều tối.

– Khi cho ăn bổ sung thức ăn, định kỳ cho ăn 5-7 ngày/lần. Lượng cho ăn như sau:

Stt Kích thước vỏ bào ngư nuôi (mm) Tỷ lệ (%) thức ăn/trọng

lượng bào ngư nuôi

Lượng cho ăn (kg)/1 lần cho ăn/10.000 cá thể
1 8 – 20 80 – 100 3,0-6,0
2 20 – 30 70 – 80 6,0 – 8,0
3 30 – 40 60 – 70 8,0 – 10,0
4 40 – 50 50 – 60 10,0 – 12,0
5 50 – 60 40 – 50 12,0-14,0
6 > 60 30 – 40 14,0- 16,0

Lượng cho ăn có thể được điều chỉnh theo tình hình thực tế sử dụng thức ăn của bào ngư.

3.2. Quản lý:

– Thường xuyên gia cố, thay thế, sửa chữa hệ thống dây phao neo; hệ thống cọc bê tông và các biển báohiệu vùng nuôi.

– Trông coi bảo vệ, đảm bảo an ninh, an toàn khu vực bãi nuôi bào ngư.

– Định kỳ hàng tháng tiến hành lặn kiểm tra, đánh giá tình hình bào ngư nuôi, tốc độ tăng trưởng cũng như nguồn thức ăn tự nhiên tại bãi nuôi để có hướng bổ sung.

– Phòng bệnh: Cần sử dụng nguồn giống bào ngư sạch bệnh cho nuôi thương phẩm. Con giống phải được kiểm dịch trước khi vận chuyển, thả nuôi. Trong quá trình nuôi, khi cần bổ sung thức ăn, trước khi cho ăn thức ăn cần được rửa sạch, ngâm trong Iodine 2ppm.

4. Thu hoạch bào ngư thương phẩm

– Sau thời gian nuôi 24-30 tháng, bào ngư đạt kích cỡ thương phẩm 40-50 con/kg, tỷ lệ sống 25-30%, tiến hành thu hoạch.

– Thu hoạch bào ngư lúc thủy triều xuống thấp nhất, thời tiết mát. Thu tỉa những cá thể đạt kích cỡ thương phẩm, những cá thể chưa đạt kích cỡ tiến hành nuôi tiếp.

– Cách thức thu hoạch: Lặn bắt bào ngư. Sử dụng móc sắt dài 40-50 cm, một đầu hình chữ L, một đầu nhọn để giật, cậy bào ngư bám dưới đá trong các hang hốc; hoặc lật đá để bắt bào ngư.

– Vận chuyển: Bào ngư thu gom vào rọng, thả dưới nước và vận chuyển theo thuyền. Khi vào bờ, tiến hành úp phần thịt của hai cá thể bào ngư lại với nhau để tránh cơ thể bị mất

Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Chanh đào hết thời thu 1 triệu/cây

 “Trên thì trời, dưới là chanh đào”, đó là câu nói cửa miệng của người dân trồng chanh trong vụ thu hoạch năm nay. Từ Bắc Giang, Phú Thọ đến thủ phủ cam Cao Phong (Hòa Bình)… bà con đang đứng trên đống lửa vì vườn chanh một thời thu tiền tỷ, nay chỉ thu được bạc cắc.

Chanh đào Cao Phong

Một cốc nước chanh ở phố Lý Thường Kiệt (Hà Nội) có giá 75.000 đồng. Chỉ mất một quả chanh và ít nước, đá lạnh cho cốc nước đó, trong khi đó người trồng chanh phải bán 20kg chanh mới thu được 75.000 đồng.

Việc so sánh thật khập khiễng, nhưng những người trồng chanh đang rơi vào cảnh khóc dở mếu dở vì khó bán được hàng. Nhiều nhà vườn không buồn hái và chăm sóc, chanh để rụng đầy gốc.

Những năm 2010-2014, cây chanh đào được ví như cây tiền triệu cho người nghèo, vì người nông dân chỉ cần cắm vài chục cây là sống ổn. Chanh đào dễ trồng, dễ chăm sóc, chỉ sau 2 năm đã bói quả lại được giá nên người dân đổ xô vào trồng.

Thời điểm hoàng kim đó, 1kg chanh đào bán tại vườn có giá 40.000 – 50.000 đồng/kg. Một cây chanh cho thu từ 40-50kg, trừ hết chi phí, người nông dân lãi hơn 1 triệu đồng một cây.

Mấy năm trước chỉ có nông dân ở vùng Cao Phong (Hòa Bình) và Văn Giang, Khoái Châu (Hưng Yên) trồng chanh đào. Khi đó sản lượng chanh đào rất ít, nên nông dân bán được giá cao, có lúc lên đến 50.000 đồng/kg. Trồng chanh đào hốt bạc lại nhàn nhã, vì vậy người dân bắt đầu đổ xô vào trồng.

Các hộ dân ở thủ phủ cam Cao Phong đầu tiên chỉ trồng chanh đào làm hàng rào. Chanh lên giá, nhiều người dành 2-3ha đất trồng chanh. Một đồn mười, mười đồn trăm, người nông dân đổ xô, mua giống, cải tạo đất trồng chanh đào với hi vọng sớm hốt bạc.

Nguồn cung quá lớn khiến chanh đào khó tiêu thụ

Giờ không chỉ các hộ ở Hòa Bình, Hưng Yên mà cây chanh đã nhanh chóng phủ xanh đất trống ở các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Bắc Giang, rồi cả Thanh Hóa, Nghệ An. Diện tích nhân lên nhanh chóng, trong khi đó mặt hàng này chỉ dùng để ngâm, chữa ho và viêm vọng.

Khi cung vượt quá cầu, giá chanh giảm là điều không tránh khỏi. Từ mấy chục nghìn, nay còn vài nghìn đồng/kg. Điều đáng lo ngại hơn là do giá rẻ, nhiều nhà vườn bỏ đói chanh. Một số hộ đã rục rịch phá bỏ chanh. Gia đình bà Nguyễn Chấn ở xóm Tháu, phường Thái Thịnh, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình năm 2016 đã phá đi 3.000 cây chanh đào.

Với tình trạng giá cả xuống thấp như hiện nay, nhiều hộ dân khác vẫn đang tiếp tục phá chanh đi trồng cây khác. Làm theo phong trào, không cần tính toán đầu ra cho sản phẩm mà nhiều hộ vẫn lao vào trồng như con thiêu thân. Và cuối cùng hậu quả tất yếu đã xảy ra là bà con không bán được hàng.

hông riêng gì cây chanh đào, hiện nay, phong trào trồng cây có múi như cam, quýt, bưởi… ở nhiều nơi cũng đang tăng theo cấp số nhân. Vùng nào cũng san gạt đất đồi, cải tạo đất hoang để trồng cây ăn quả. Sau vài năm, sản lượng bưởi, cam bỗng tăng đột biến. Hoa quả lại theo mùa khiến bà con không lúc nào hết vật lộn với bài toán đầu ra cho sản phẩm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.