Kỹ thuật lai tạo và tạo giống gà

Để lai tạo ra những giống gà tốt cần có con mái tốt và con trống tốt, trong quá trình chọn lọc con giống để tiến hành lai tạo cần tuân thủ những điểm lưu ý sau nhằm có thể tạo ra một giống mới, hoàn hảo hơn thế hệ trước, góp phần gia tăng năng suất. Có câu dân gian “Chó giống cha, gà giống mẹ”, chính vì vậy trong lai tạo, con mái là vấn đề quyết định quan trọng.

Kỹ thuật lựa chọn con giống
Trong chọn giống, điều quan trọng là phải có gà mái tốt, để làm mái gốc, mái nền. Mái tốt là mái có thể đẻ ra lượng trứng nhiều, trứng đạt chất lượng, ngoài ra con con có khả năng tăng trưởng cao, chống chọi bệnh tật tốt. 

lai tạo giống gà

Tiến hành lai tạo
Cách đơn giản nhất là thu thập và ấp nở trứng từ bầy gà của mình nhưng thách thức quan trọng nhất chính là ở đời F1 xảy ra tình trạng xuống cấp di truyền cho cận huyết con giống.
Để tránh tình trạng cận huyết, chúng tôi gợi ý cho bà con một số phương pháp như sau:

  1. Phương pháp lai pha
    Là cách lai đơn giản nhất, bà con đem những trống mới từ nơi khác về hằng năm và đây cũng là phương pháo được áp dụng rộng rãi nhất trong chăn nuôi. Qua mỗi mùa sinh đẻ, những con trống thuộc giống khác ở nhiều nơi khác được đưa mới vào bầy để tiến hành thụ tinh mới, ưu điểm của phương pháp sẽ tránh được hoàn toàn tình trạng cận huyết, không xảy ra tình trạng giảm năng suất. Nhưng nhược điểm là khó kiểm các tính trạng của con giống bởi quá trình lai tạo có thể tạo ra những tính trạng lặn khiến giống gà mới trở nên yếu hơn.
    2. Phương pháp lai dựa
    Cũng là một phương pháp mà bạn đựa trống mới về mỗi mùa. Chỉ khác là nguồn trống mới chỉ ở một nơi, giúp kiểm soát các tính trạng đã có ở gà tạo ra con giống mới phát triển hơn, cũng như tránh được tình trạng cận huyết.
  2. Phương pháp lai bầy
    Là một phương pháp lai tạo theo bầy như một đơn vị tổng thể thường được áp dụng trong các trang trại quy mô công nghiệp. Ví dụ sử dụng khoảng 20 con giống và 200 con mái, bầy sẽ tự lai tạo quyết định tạo ra giống mới và tiến hành chọn lọc con giống tốt nhất trong thế hệ tiếp theo, sau đó lại nhập số lượng con giống mới và tiếp tục lai tạo, cuối cùng tổ hợp hai con giống mới để tạo ra giống tốt hơn.
  3. Phương pháp lai cuốn
    Theo phương pháp này, bà con cần phân đàn gà ra thành hai nhóm. Nhóm mái tơ được ghép với trống trưởng thành và nhóm trống tơ được ghép với mái trưởng thành. Vào cuối mùa lai tạo, cả hai nhóm được thanh lọc được gom lại cho mùa sau, và gà con được nuôi lớn thành mái tơ và trống tơ cho mùa lai tạo kế tiếp. Đây là một hệ thống đơn giản và có lợi thế trong việc chỉ duy trì hai nhóm gà

  1. Phương pháp lai xoay
    Là phương pháp mà ba bầy, cụ thể gà mái được chia thành 3 bầy mà mỗi bầy được đặt tên: chẳng hạn như “1”, “2” và “3. Trong mùa đầu tiên, trống mới 1 sẽ lai tạo với duy nhất một bầy 1, tương tự cho trống mới 2 và 3. Ở mùa thứ hai, con trống tơ 1 sẽ lai tạo với bầy 2, tương tự lai tạo chéo cho mùa 3… Cứ như vậy, sự tổ hợp chéo sẽ tạo ra 03 giống mới sau 3 mùa. Điểm thuận lợi của phương pháp lai xoay đó là không xảy ra tình trạng cận huyết cũng như không cần bổ sung giống mới trong quá trình lai tạo.

Bất kể bà con áp dụng phương pháp nào cho bầy gà của mình, thành công lâu dài của việc lai tạo phụ thuộc vào việc sở hữu bầy gà gồm nhiều cá thể khác biệt về nguồn gốc cũng như sự kiên trì trong lai tạo. Điều này có nghĩa cần lưu giữ gà ở nhiều thế hệ khác nhau và sử dụng càng nhiều trống khác nhau càng tốt trong điều kiện cho phép. Chúc bà con thành công.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Điều trị bệnh cắn mổ nhau ở gà

Bệnh gà cắn mổ nhau là hiện tượng rất phổ biến khi chăn nuôi gà, nhất là trong điều kiện nuôi tập trung, nuôi công nghiệp. Các con trong đàn tự cắn mổ nhau dẫn tới xước da, chảy máy, trụi lông, gày gò chậm lớn, mẫu mã xấu. Hiện tượng cắn mổ nhau ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và doanh thu trong chăn nuôi gia cầm.

 gà cắn mổ lẫn nhau

1. Biểu hiện gà cắn mổ lẫn nhau.

Hiện tượng gà cắn mổ nhau xuất hiện ở hầu hết các loại gia cầm, thủy cầm nhưng nhiều nhất là ở gà. Biểu hiện: gia cầm rụng lông một cách bất thường. Lúc đầu là lông cánh, lưng, cổ ngực rồi đến vùng đuôi và hậu môn.Kèm theo là những vết xước trên toàn thân dẫn tới loét, nhiễm trùng.

Hậu quả của mổ cắn phụ thuộc vào nơi chúng rỉa: Từ trụi lông đến chảy máu, rách da, rách thịt, nếu ở hậu môn thì chúng lôi cả ruột, ống dẫn trứng ra để ăn. Những gia cầm bị mổ chảy máu hoặc rách da, rách thịt đều sẽ chết nếu không nhanh chóng tìm được nơi trú ẩn an toàn.

Ban đầu, chỉ có vài con rượt đuổi, cắn nhau. Khi một số con bị thương, sẽ kích thích cả đàn. Nếu không can thiệp nhanh sẽ bùng phát trên cả đàn.

2. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng cắn mỗ nhau

Nhóm 1: Do thức ăn không đảm bảo, cho ăn không đúng cách gồm:

+ Thức ăn thiếu chất hoặc thừa chất.
+ Mất cân đối giữa đạm, năng lượng, các nguyên tố vi lượng và vitamin.
+ Để gà, vịt, ngan đói quá hoặc khát quá (khoảng cách giữa các bữa ăn, bữa uống quá lâu).
+ Giai đoạn gia cầm đẻ sẽ cần đủ lượng và chất để bù đắp lại sự thiếu hụt do phải huy động nguồn dự trữ của bản thân cho sự hình thành và phát triển trứng, nhưng nếu không được đáp ứng sẽ sinh ra mổ linh tinh.

Nhóm 2: Do các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo, mất cân bằng.

+ Ánh sáng quá thừa.
+ Mật độ quá đông.
+ Độ ẩm không khí cao, thông thoáng kém.
+ Chất độn chuồng bị mốc, chuồng nuôi chứa nhiều khí độc như: H2S, NH3, CO2 gây ngạt hoặc kích thích phản xạ khó chịu.
+ Tiếng ồn liên tục gây bứt rứt cho gia cầm.
+ Chậm thu trứng, trong ổ đẻ hoặc trên dây chuyền trứng có nhiều trứng non, vỏ mềm, bị dập vỡ hoặc có dính máu đỏ gây hấp dẫn gia cầm khác.

Nhóm 3: Vì nguyên nhân nào đó gây chảy máu, có màu đỏ trên cơ thể làm hấp dẫn các con khác đến rỉa như:

+ Do đẻ trứng to quá (trứng 2 lòng) làm rách tử cung gây chảy máu ở hậu môn hoặc lộn nội mạc tử cung ra ngoài.
+ Do cầu trùng cấy ghép Coli bại huyết, ỉa ra máu, máu dính đít.
+ Do chảy máu chân lông ống cánh, đuôi khi bị bệnh thiếu máu truyền nhiễm, hay do một nguyên nhân khác.
+ Do ngoại ký sinh trùng gây ngứa khiến chính gà, vịt, ngan đó quay lại mổ rỉa và làm rách da, rách thịt, tự gây chảy máu.

3. Cách điều trị

– Sau khi tìm được nguyên nhân, cần xử lý và phối hợp đồng thời các biện pháp sau:
+ Truy tìm những con bị mổ, nhốt riêng và làm lành vết thương bằng cách bôi xanh Methylen vào chỗ bị mổ.
+ Phát hiện ra những con chuyên đi mổ, cắt mỏ và nhốt riêng chuồng khác.
+ Tách đàn, giảm mật độ nuôi nhốt càng thưa càng tốt.
+ Giảm cường độ ánh sáng. Thông gió cho chuồng trại thoáng mát, ấm áp.
+ Cho ăn uống đều bữa.
+ Thay chất độn (nếu có thể), dọn dẹp chuồng nuôi thường xuyên.
+ Cân chỉnh lại chất lượng thức ăn.
+ Bổ sung ngay 6g Super-Vitamin hoặc 6g Doxyvit. Thái/1kg thức ăn, cho ăn liên tục 3 tuần.
+ Để trong chuồng hoặc ngoài sân chơi các chậu đá nghiền thành sỏi nhỏ, gạch non, cát vàng, vôi bột để chúng tự tìm kiếm và bù đắp Ca, P và một số chất khác.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Những điều chưa biết về bệnh gà rù, niu-cát-xơn

Bệnh gà rù là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gà với các biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng huyết, rối loạn tiêu hóa và hệ thần kinh. Trước đây người ta gọi bệnh này là dịch tả gà (Pestis Avium), ngày nay người ta gọi là Niu-cát-xơn (Newcastle disease).

gà mắc phải bệnh gà rù

Nguyên nhân gây bệnh là do virut Myxo gây ra. Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Ở các loài thủy cẩm như ngan vịt không mắc bệnh này nhưng chúng mang theo trùng Niu cát xơn. Bênh có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên mùa đông là mùa cao điểm nhất.

Triệu chứng của Bệnh Gà Rù

Bệnh gà rù có 5 thể biểu hiện: quá cấp tính, cấp, dưới cấp, mãn tính và thể không điển hình. Trong thực tế chúng tôi tạm chia ra 3 thể: thể phát nhanh (thể quá cấp và cấp tính), thể trung bình (dưới cấp) và thể phát chậm (thể mãn tính và thể không điển hình).

1. Thể phát nhanh

– Gà bỏ ăn, ủ rũ, buồn ngủ, mào thâm, rù, tiêu chảy phân xanh hoặc xanh trắng, thở khó, thở khò khè đôi khi sặc khoẹt kèm theo tiếng toóc, nước mũi chảy dàn dụa, nước mắt, nước dãi chảy dài kéo thành sợi, diều chứa thức ăn không tiêu và nhiều hơi khí.

– Ở gà đẻ thấy giảm đẻ, có nhiều trứng non, vỏ mềm, kích thước nhỏ, gà gầy sút nhanh và chết rất nhanh, chết mỗi ngày một tăng, tỷ lệ chết lên đến 100%.

2. Thể phát trung bình.

– Các biểu hiện chủ yếu là ho hen sặc khoẹt, gà rất khó thở, phải rướn dài, rướn cao cổ để hít khí, tiếng toóc thưa thớt.

– Gà đi tiêu chảy phân xanh, phân xanh trắng, ăn uống kém, diều chứa đầy hơi hoặc chất lỏng, gầy rộc, mào thâm, xung quanh lỗ huyệt bẩn do phân xanh trắng bám dính.

– Gà bệnh bị liệt chân, liệt cánh, ngoẹo đầu, ngoẹo cổ khiến gà không ăn uống được, gầy sút nhanh và chết. Gà chết mỗi ngày một tăng, tỷ lệ chết lên đến 60-70%.

3. Thể phát chậm

– Đây là thể bệnh thường xảy ra ở những đàn gà đã được dùng vacxin Lasota hoặc ND-IB thậm chí đã tiêm H1 hoặc Clone 45 để phòng bệnh, nhưng đáp ứng miễn dịch chưa đủ.

– Lúc đầu, gà bệnh xuất hiện lác đác trong đàn với biểu hiện giảm hoặc bỏ ăn, trong khi nhìn tổng thể cả đàn không thấy triệu chứng bệnh, nhưng mỗi ngày số gà ốm cứ tăng dần.

– Các biểu hiện chủ yếu là ho hen sặc khoẹt, loặc xoặc giống như CRD.

– Sau đó, nhiều gà ốm bắt đầu tiêu chảy loãng, phân xanh trắng, xung quanh lỗ huyệt bẩn, chân mỏ khô quắt, lông xơ, chúng đứng lẻ loi, mắt nhắm nghiền rụt cổ hoặc nằm tụm đống vào một góc chuồng, mào thâm hoặc thâm xám.

– Trong đàn phần lớn gà vẫn ăn uống bình thường thì đêm nào cũng có gà chết, chúng chết lác đác, rải rác lúc đầu vào ban đêm, sau tăng dần và chết cả vào ban ngày, xác chết gầy, ướt, thịt thâm, mào thâm tím.

– Đối với gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm nhẹ dần theo thời gian và có nhiều trứng non, kích thước nhỏ, đôi khi gà đẻ ra không có vỏ cứng, dễ rách vỡ.

Mổ khám phát hiện bệnh.

– Bóp mỏ thấy dịch nhầy mũi chảy ra.

– Mào thâm, xác gà gầy, ướt, bẩn, có nhiều phân xanh, xanh trắng bám đầy xung quanh lông lỗ huyệt.

– Viêm khí quản, khí quản chứa nhiều nhầy.

– Diều chứa nhiều hơi, thức ăn không tiêu.

– Viêm xuất huyết dạ dày tuyến, ruột non, van hồi manh tràng, niêm mạc hậu môn.

– Viêm túi khí. Túi khí đục hoặc có nhiều Fibrin bám dính.

– Viêm xuất huyết thoái hóa buồng trứng, ống dẫn trứng.

– Trứng non dập vỡ gây viêm dính phúc mạc.

Điều trị bệnh gà rù

– Thực hiện đồng thời 2 bước sau:

Bước 1: Can thiệp ngay vacxin vào đàn gà bệnh
– Đối với gà dưới 20 ngày tuổi đã có tiếp xúc với nguồn bệnh, chưa được phòng vacxin thì tốt nhất nên tiêu hủy.

– Đối với gà dưới 20 ngày tuổi chưa tiếp xúc với nguồn bệnh: Nhỏ mắt, mũi, mồm vacxin Lasota hoặc ND-IB (sau đó cho uống thuốc ở bước 2) rồi chuyển đến nơi an toàn nuôi tiếp. Sau 10 ngày cho uống lại Lasota hoặc ND-IB lần 2, sau 15 ngày nữa thì tiêm H1.

– Đối với gà từ 20-30 ngày tuổi đã được dùng 1 lần lasota: cho uống lại Lasota hoặc ND-IB. Sau 10 ngày tiêm Newcastle H1 hoặc Clone 45.

– Đối với gà từ 30 ngày tuổi trở lên mới dùng 1-2 lần Lasota hoặc ND-IB, chưa tiêm H1 hoặc đã tiêm H1 thì phải tiêm ngay vacxin Newcastle H1.

Bước 2: Sau khi được dùng vacxin, đàn gà bệnh phải được dùng toa thuốc theo 1 trong các phác đồ sau:
* Phác đồ 1:
– T.Cúm gia súc: 20g
– T.Colivit: 20g
– Super-Vitamin: 20g
Cả 3 loại thuốc trên pha chung vào 15-20 lít nước cho 100kg gà uống trong cả 1 ngày, dùng 4 ngày liên tục.

* Phác đồ 2:
– Anti – Gum: 20g
– T. Avimycin: 20g
– Doxyvit. Thái: 20g

Cả 3 loại thuốc trên pha chung vào 15-20 lít nước cho 100kg gà uống trong cả 1 ngày, dùng 4 ngày liên tục.
* Phác đồ 3
Ta thay T. Colivit bằng một trong các loại thuốc sau: T. Flox.
C, T. Umgiaca, T.I.C; Tydox. TA; Anti-CRD.LA; Flumex.30…

Phòng bệnh gà rù

– Phải nghiêm túc giữ gìn vệ sinh chăn nuôi thú y trong khu chăn nuôi theo quy định chăn nuôi an toàn sinh học.

– Phải nghiêm cấm việc tiếp xúc, thăm nom các cơ sở chăn nuôi khác và ngược lại.– Phải áp dụng sơ đồ, lịch dùng vacxin hiện đại nhất như sau:
+ Nhỏ mắt, mũi, mồm Lasota hoặc ND-IB lần 1 lúc gà 3-4 ngày tuổi.
+ Cho uống Lasota hoặc ND-IB lần 2 lúc gà đạt 18-24 ngày tuổi.
+ Tiêm dưới da Newcastle H1 hoặc Clone 45 lúc gà đạt 35-38 ngày tuổi.
+ Riêng đối với gà nuôi trên 2 tháng phải tiêm lại H1 hoặc Clone 45 lúc 90 ngày tuổi và 15 ngày trước khi gà vào đẻ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Mầm bệnh xâm nhập vào quả trứng khi ấp như thế nào?

Trong môi trường đất, nước, trong phân và thậm chí là hạt bụi cũng tạo ra vi khuẩn xâm nhập vào trứng ấp.

Khi có một số vi khuẩn trên bề mặt vỏ trứng nó sẽ làm tăng vi khuẩn xâm nhập vào quả trứng, khi xâm nhập vào quả trứng, vi khuẩn có thể sử dụng chất dinh dưỡng của quả trứng và nhân đôi, phá hủy phôi và hình thành các chất độc hại để phá hủy trứng.

Cấu tạo của trứng gồm có lớp biểu bì (lớp protein), vỏ và lỗ hỏng. Lớp biểu bì giúp bịt kín và bao phủ lỗ hỏng giúp vi khuẩn không thể xâm nhập. Khi trứng còn nguyên vẹn, vi khuẩn khó xâm nhập vào bên trong trứng, tuy nhiên nếu lỗ hỏng bị vỡ 1 vài lỗ thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào và phá hủy phôi bên trong trứng.

quả trứng bảo vệ khỏi nhiễm bẩn

Những quả trứng bị nhiễm bẩn mà không được ấp trong lò ấp sẽ bị ảnh hưởng đến các trứng khác, nếu trứng bị nhiễm bẩn bị vỡ trong lò vi sống, vi khuẩn sẽ lây lan sang các trứng khác và gà con mới nở.

Điều này rất dễ làm ảnh hưởng đến gà con bị nhiễm vi khuẩn và nhiễm bệnh, vì vậy cần phải nhanh tay ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập bằng cách các phòng chống như sau:

Cách phòng chống mầm bệnh

– Thu thập trứng thường xuyên tránh để trứng tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài.

– Vệ sinh sạch sẽ môi trường, chuồng trại nơi đẻ trứng, chất độn chuồng sạch sẽ hoặc phủ 1 lớp vải mỏng.

– Thức ăn, nước uống của gà phải an toàn, sạch sẽ để hạn chế các vi khuẩn sinh bệnh.

– Chuyển trứng mới đẻ vào nơi khô ráo, càng sạch càng tốt.

– Không để trứng nơi có tích tụ hơi nước.

– Tránh để vỡ vỏ trứng, vỡ trứng, vì như thế sự xâm nhập của vi khuẩn càng cao.

– Trứng có vỡ thì cách ly chúng, dọn dẹp sạch sẽ.

– Tránh lao chùi làm trày xước vỏ trứng sẽ làm vi khuẩn xâm nhập.

– Xịt khử trùng thường xuyên nơi gà mới đẻ trứng.

Việc lây lan vi khuẩn từ các trứng nứt, vỡ sang các trứng khác tuy không thể hiện hữu hình nhưng nó cũng ảnh hưởng khá lớn vì lây lan cho cả đàn nhiễm khuẩn. Vì thế bà con nên thẩn trọng và cố gắng phòng bệnh.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật thụ tinh cho gà giống

Sau quá trình chọn giống, có thể một số con giống dù đẹp đạt tiêu chuẩn nhưng lại không thể tự thụ tinh tự nhiên để tạo ra trứng có cồ, vì vậy hiện nay các nhà khoa học đã tạo ra phương pháp thụ tinh cho gà cực kỳ đơn giản mà bà con nông dân có thể làm được. Sau đây là hướng dẫn kỹ thuật thụ tinh cho gà mái giống.

Gà khẻ mỏ

Về dụng cụ cần thiết để thụ tinh
Dụng cụ dùng vào việc thụ tinh nhân tạo rất đơn giản mà bà con có thể mua ở bất kỳ cơ sở thú y nào, bao gồm súng gieo tinh, dụng cụ hút tinh và bình chứa tinh ổn định nhiệt độ.

Cách đẩy tinh vào vòi trứng của gà mái
Theo hình trên, gà trống được đặt lên trên một cái chén để lấy tinh. Ống thủy tinh sẽ được nạp tinh sẵn, sau đó vòi trứng gà mái được đặt lên ống thủy tinh, còn người thực hành dùng chân đạp bong bóng cao su để tạo lực đẩy tinh vào vòi trứng.
Quy trình lấy tinh gà trống
Để lấy tinh gà trống cần đến 02 đền để thực hiện quá trình cho dễ dàng, tay trái luồn xuống bên dưới lườn gà và đầu gà hướng vào phía người nắm. Người còn lại nắm lấy chân gà và duỗi thẳng. Tay phải vỗ từ giữa lưng xuống đến đuôi đồng thời xoa bóp dưới vụng. Điều này thường kích thích bộ phận sinh dục khiến gà xuất tinh. Một dòng dịch nhỏ như sữa chảy ra sẽ được chảy thẳng vào chén hứng phía bên dưới.

Một số lưu ý cho bà con như sau: Lần thực hiện có thể không thu được kết quả như ý muốn. Một số con tiết cả phân và nước tiểu khi xuất tinh. Để có kết quả tốt nhất, hãy ngưng cho gà ăn uống từ 4-6 giờ trước khi lấy tinh để nguồn tinh có chất lượng tốt nhất.

Quy trình gieo tinh cho gà mái
Gà mái là loài rất nhạy cảm, vì vậy bà con cần nhẹ nhàng và chậm rãi trong quá trình gieo tinh. Cách giữ và kích thích gà mái theo cách tương tự như gà trống, khi xuất hiện vòi ở bên trái (Nó có thể hình tỏa tròn hay một nếp hoặc kẽ da), chính nó là đầu cuối của vòi trứng. Người còn lại có thể dùng ống thủy tinh để đẩy sâu vào bên trong vòi trứng khoảng 2,5cm để tinh được vào sâu bên trong hoặc dùng dụng cụ tương tự bên trên.Trên đây là cách thụ tinh cho gà giống, tuy nhiên đây chỉ là phương pháp chữa cháy cho những giống gà tốt mà bị khó thụ tinh tự nhiên, để đảm bảo tốt nhất bà con nên chọn lọc nguồn con giống thụ tinh theo cách tự nhiên để đảm bảo năng suất tốt nhất.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hướng dẫn làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Ở phương pháp nuôi gà trong chuồng kín, nhiệt độ được ổn định theo từng độ tuổi, chuồng được thiết kế kín, cách ly với bên ngoài, một đầu có hệ thống điều hòa hút lớn, đường kín từ 1.4 – 1.5 m, một đầu có hệ thống làm mát từ nước. Các hệ thống này sẽ làm giảm nhiệt độ bên trong và làm mát cho gà.Đối với chuồng kín nhiệt độ trong chuồng điều chỉnh nhiệt độ giảm dần theo độ tuổi của gà. Đặc biệt, gà thịt nuôi trong chuồng kín rất đồng đều khi bán thịt, gà hầu như không bị bệnh tật, việc áp dụng phương pháp đệm lót sinh học lên men trong chuồng kín cũng rất đơn giản.

 đệm lót sinh học cho gà

Đối với các chuồng nuôi gà thịt, mà sử dụng luôn chuồng úm gà đẻ nuôi tiếp, thì khi ta úm gà xong, đến khoảng qua ngày thứ 21, tức là 22 ngày tuổi, ta chỉ việc thực hiện một công việc rất đơn giản là dùng cào ngắn hoặc là tay cào bề mặt đệm lót sao cho tơi xốp sau đó ta rắc đều chế phẩm men lên trên bề mặt đệm mới cào xong, như vậy là ta có thể tiếp tục nuôi gà thịt bằng phương pháp đệm lót sinh học lên men cho gà thịt.

Đối với các chuồng đang nuôi gà mà sử dụng phương pháp đệm lót sinh học lên men này thì cần lưu ý, với chuồng có đệm lót là trấu dày 5 cm trở lên mà không bị nén chặt và hôi nhiều do quá ẩm và nhiều phân thì trước hết, rắc thêm trấu cho có độ dày khoảng 8 cm trở lên, sau đó trộn đều phân với trấu sao cho tơi xốp và rắc đều men đã được chế lên trên bề mặt đệm lót, sau đó dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp đệm lót.

Đối với chuồng có nền là trấu không đạt được đọ dày 5cm trở lên, đệm bị nén chặt, hôi nhiều do quá ẩm và nhiều phân, thì bà con cần làm lớp đệm lót sinh học mới, sau đó mới tiến hành rắc chế phẩm men đã được chế lên như bình thường.

Xin lưu ý với bà con là khi sử dụng đệm lót sinh học lên men bằng chế phẩm sinh học để nuôi gà thịt, có khi gà sẽ mổ và ăn chính những men vi sinh này vì men này được ủ từ ngô( bắp) và cám gạo, bà con hãy yên tâm vì trong  ngô( bắp)  và cám gạo này có chưa men vi sinh  bao gồm những vi sinh vật có lợi, khi gà ăn vào sẽ không bị ảnh hưởng gì về sức khoee, tiêu hóa, đường ruột, mà trái lại nó còn giúp con gà có khả năng tiêu hóa tốt hơn và có khả năng phòng bệnh đường ruột.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam