Kỹ thuật nuôi ngan hậu bị đạt hiệu quả

Nuôi ngan là một nghề khá quen thuộc đối với nông dân lựa chọn mô hình chăn nuôi. Nuôi ngan mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Và để giúp bà con tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi và chăm sóc ngan, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến quý bà con bài viết sau đây “Kỹ thuật nuôi ngan hậu bị đạt hiệu quả”

1. Đặc điểm ngan

Giai đoạn này ngan trống và ngan mái được áp dụng nuôi chế độ ăn hạn chế trong điều kiện tự nhiên nhằm đảm bảo cho ngan không quá béo, không quá gầy, đạt khối lượng chuẩn bước vào thời kỳ đẻ trứng. Đây là giai đoạn khá quan trọng cho suốt quá trình đẻ. Ngan quá béo hay quá gầy hoặc ngan bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sản lượng trứng trong giai đoạn sau.

2. Kỹ thuật chọn ngan hậu bị

Sau khi nuôi hết giai đoạn ngan con, chọn ngan hậu bị phải chọn từ đàn ngan con khoẻ mạnh, không mắc bệnh, đạt tỷ lệ nuôi sống cao (92-95%). Giai đoạn này các con được chọn phải chéo cánh, ngoại hình đẹp, bộ lông mượt, loại bỏ con cánh tiên hay bộ lông mọc không đầy đủ. Khối lượng phải đạt tiêu chuẩn của giống. Ngan mái đạt 1,1-1,9 kg (ngan nội); 1,8-2,2 kg (ngan Pháp) ở 77 ngày tuổi; ngan trống 2,9-3,0 kg với ngan nội; 3,5-4,0 kg với ngan Pháp lúc 88 ngày tuổi. Với con trống, phải chọn những con dáng hùng dũng, có gai giao cấu rõ nêt, lỗ huyệt không viêm. Đối với ngan mái chọn những con nhanh nhẹn, chân vững vàng, lỗ huyệt ướt, bụng mềm, phần hông nở nang. Cần có đủ số lượng ngan giống để áp lực chọn lọc tốt. Thông thường tỷ lệ này là 15% với ngan mái và 55% với ngan trống.

3. Chuẩn bị chuồng nuôi và trang thiết bị khác cho ngan

– Giai đoạn nuôi hậu bị ngan cán có đủ diện tích nhà nuôi và sân chơi, mương nước hoặc ao cho ngan đám, tâm.

– Chuồng và sân choi bảo đảm các yếu tố kỹ thuật để ngan có thể phát triển tốt.

+ Nền chuồng: Có thể là sân xi măng hay sàn gỗ đảm bảo ấm trong mùa đông, mát trong mùa hè. Nền chuồng nên có độ dốc 3-5° thuận tiện trong khâu vệ sinh. Diện tích chuồng nên đảm bảo 6-8 con mái/m2; 5-7 con trống/m2. Nền sân cẩn nhằn, tránh sây sát gan bàn chân.

+ Sân choi: Nên có diện tích sân choi cho ngan vận động tự do hàng ngày. Sân có thể là nền xi măng (nuôi tập trung) hoặc vườn cây, bãi chăn và nên có hàng rào ngăn cách với khu dân cư và ngăn các gia súc khác đi vào. Diện tích cần tối đa: 6-7 con/m2, tối thiểu 4-5 con/m2.

+ Mương hoặc ao hồ cho ngan đầm, tắm: Ngan là loài thuỷ cầm nên rất cần nước trong quá trình sổng để bộ lông sạch, bóng. Ở những nơi không có ao hồ, có thể sử dụng mương nước nhân tạo. Tại hộ gia đình, có thể vỉa hai bên hàng gạch trên nền sân hoặc một mương nước chảy qua độ sâu và rộng (0,3 X 0,8 m).

+ Sân chơi và mương nước cần tiêu độc khử trùng bằng formalin 0,05% và quét vòi nên chuồng trước 1 tuần lễ mới đưa ngan vào nuôi.

+ Chất độn chuồng sử dụng trấu, phôi bào sạch không bị nấm mốc, rải dày từ 2-3 cm.

+ Máng ăn đảm bảo 5cm chiều dài máng cho 1 đầu con.

+ Máng uống sử dụng loại 5 lít cho 25 con.

4. Chế độ chiếu sáng cho ngan

Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong mùa hè.

Vào mùa đông nếu nhốt trong chuồng không có điều kiện chăn thả thì thì cần thắp đèn từ 7-10 giờ/ngày. Đảm bảo 4 w/ma (10-12 lux/m2)

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng chanh ngón tay đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay có nguồn gốc từ Úc. Nhờ hình dáng kỳ lạ và mùi vị thơm, chanh ngón tay trở thành loại chanh đắt nhất thế giới với giá ít nhất 280 USD/kg, đắt gấp 100 lần so với quả chanh thường.

Chanh ngón tay có đặc điểm khác biệt so với những giống cam chanh khác, chẳng hạn như lá và hoa rất nhỏ nhìn như ngón tay người, tép chanh lại tròn giống như trứng cá tầm với đủ các màu từ xanh, vàng, đỏ, hồng, tím,… Mùi hương của loại chanh được mô tả là rất đặc biệt, tép chanh tròn, mọng nước, vị chua ngọt không hề giống các loại chanh của Việt Nam.

Cây chanh ngón tay có nhiều gai, lá nhỏ, kháng sâu bệnh tốt nên kỹ thuật trồng cây và chăm sóc không phải quá khó chỉ hơi phức tạp ở khâu mua chọn giống và cách ngâm ủ hạt sao cho đúng cách.

KỸ THUẬT TRỒNG CHANH NGÓN TAY

Nhiệt độ

Chanh ngón tay sinh trưởng và phát triển rất tốt ở Thái Lan, về Việt Nam trồng cũng khá ổn vì khí hậu hai nước khá tương đồng. Ngoài ra, Giống chanh ngón tay nhập về Việt Nam có chiều cao 25- 30cm, bắt đầu có nụ. Loại cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi trồng trong chậu cảnh hoặc ở sân vườn với nhiệt độ thích hợp là 20 đến 25 độ C.

Thời vụ

Cây chanh có thể trồng gần như quanh năm, nhưng nếu trồng vào mùa mưa cần chú ý thoát nước cho cây vì nếu mưa nhiều thì đất sẽ bị lèn làm cho cây chết vì nghẹt rễ.

Ươm Hạt

Trước khi trồng cây chanh ngón tay cần phải ngâm hạt vào nước ấm từ 6-12 tiếng để làm vỏ hạt mềm. Sau đó bạn cần làm ẩm và trộn đều đất ươm rồi mới cho vào khay ươm hạt.

Kỹ thuật trồng cây chanh ngón tay

Kỹ thuật trồng cây chanh ngón tay bằng cách gieo hạt hoặc chiết ghép. Tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm thấp, cây cũng phải 3-4 năm mới cho trái. Còn trồng bằng cây chiết ghép thì chỉ hơn 1 năm cây đã bắt đầu bói quả.

Với phương pháp gieo hạt bạn gieo với khoảng cách 5cm/hạt. Khi trồng cần vùi 1 lớp đất mỏng lên trên và đậy nắp lại nên để khay nơi bóng mát, tránh ánh sáng trược tiếp. Hố trồng cũng cần đào với kích thước 60x60x60 cm hoặc 80x80x80 cm. Sau đó trộn đều các loại phân, vôi bột, một ít đất mặt cho xuống đáy hố. Sau đó lấp đất dày khoảng 20cm và đóng cọc để cây có độ chắc chắn.

Bón phân

Để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt bạn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng bằng cách bón lót từ 20 đến 25kg phân chuồng hoai + 1 đến 2kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK (5 – 10 – 3 – 8)/hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.

Tạo quả trái vụ

Việc tạo quả trái vụ tương đối khó khăn và mất nhiều thời gian nhưng cũng không thể không làm được. Bạn hãy ngưng tưới nước, tưới phân, hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 3 – 4 tuần, sau đó bón phân và tưới nước trở lại, cây sẽ cảm ứng và cho hoa quả sớm hơn thường lệ.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật chăn nuôi hươu sao

Nhung hươu là sừng non của con hươu, chứa nhiều mạch máu là thực phẩm rất bổ dưỡng dành cho mọi người đặc biệt là người mới ốm dậy, trẻ em và người già. Không những vậy, nhung hươu còn hổ trợ điều trị một số bệnh như: tăng cường sinh lý, thiếu máu,suy dinh dưỡng, chống lão hóa…

1. Các hình thức chăn nuôi hươu sao

  • Nuôi nhốt: Là nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng, có đặc điểm dễ chăm sóc nuôi dưỡng, nhưng không thoả mãn tập tính, sinh lý vật nuôi. Vì thế chúng ta nuôi nhốt nhưng phải có sân chơi.

  • Nuôi bán tự nhiên: Là hình thức nuôi vừa có chuồng nuôi vừa có đồng cỏ chăn thả, hình thức này môi trường sinh thái của con vật được mở rộng hơn, phù hợp mọi hoạt động sống hoang dã của nó, hình thức này cũng rất phù hợp cho điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.

  • Nuôi tự nhiên: Không có chuồng trại mà chỉ khoanh vùng nuôi với diện tích lớn. Hình thức này khó quản lý chăm sóc nuôi dưỡng.

2. Chuẩn bị chuồng trại

  • Việc xây dựng chuồng trại phải đạt được các mục đích sau đây:

– Phù hợp với các đặc tính sinh lý của hươu.

– Có độ bền vững, chắc chắn không cho hươu thoát ra ngoài và đi mất.

– Phải tiết kiệm nguyên vật liệu, vật liệu làm chuồng không ảnh hưởng tới sức khoẻ của hươu.

  • Vị trí xây chuồng:

– Phải cách nhà một khoảng hợp lý tránh ô nhiễm và tiếng động, mùi vị ô nhiễm, phải là nơi cao ráo nhưng phải là vị trí mà mùa đông thì ấm áp, mùa hè thoáng mát.

  • Hướng chuồng:

– Tốt nhất là xây dựng chuồng hướng nam hoặc đông nam để điều hoà được không khí của chuồng nuôi.

  • Nền chuồng:

– Phải có độ dốc từ 1 – 2o và phải cao hơn vùng đất xung quanh 10 –15cm.  Nền chồng có thể làm bằng xi măng láng nhám hoặc bằng đất nện chặt đều được.

  • Diện tích chuồng:

– Hươu đực phải đạt mỗi con trên 6m2 trở lên. Hươu cái có thể lớn hơn một chút để có thể giao phối ngay trong chuồng. Nhưng hiện nay thường làm chuồng hai ngăn để tiện vệ sinh và phối giống. Chuồng hai ngăn này thường rộng khoảng là 12m2 trở lên.

  • Xử lý và chế biến thức ăn trước khi cho hươu ăn.

– Thức ăn cho hươu: Thức ăn xanh phải non, ngon, sạch, không để thức ăn quá ướt nước, nhất là nước bẩn vì vậy trước khi cho ăn thì phải được rửa sạch để ráo nước, thì mới cho hươu ăn. Một số cây thức ăn như lá cây mía, cây cỏ voi trước khi cho ăn thì cần cắt ngắn chừng 10-15cm, các loại củ quả dùng làm thức ăn cho hươu thì đem thái lát cắt mỏng làm nhỏ, thức ăn có chứa độc tố thì cần xử lý loại bỏ độc tố rồi mới cho hươu ăn

– Không cho hươu ăn các thức ăn ôi thối kém phẩm chất.

– Cần trồng một số cây hươu thích ăn để chủ động nguồn thức ăn cho hươu.

– Cho hươu ăn uống sạch sẽ: Hươu là động vật nhai lại nhưng trong ăn uống hươu rất sạch sẽ, chính vì thế hươu ít mắc bệnh tật, thức ăn xanh được kẹp thành một dãy phía ngoài chuồng để hươu có thể thò cổ ra ăn, máng ăn được bố trí dốc vào phía trong chuồng có độ cao khoảng 30 – 40cm, rộng máng là 60cm, dài là 1,2 m vừa để bỏ cỏ hoặc cành lá cho hươu rút ăn từ từ.

– Để đảm bảo vệ sinh ăn uống cho hươu: chuồng rộng có sân chơi thì không nên xây máng gần chồng vì thế công tác vệ sinh không bảo đảm, hươu sẽ dễ bị một số bệnh đường tiêu hoá. Vì vậy nên dùng máng ăn, máng uống di động sẽ giữ được vệ sinh sạch sẽ hơn. Sau khi hươu ăn xong thì nên chùi rửa máng, để khô ráo sạch sẽ để lần sau cho ăn tiếp.

3. Kỹ thuật cho hươu ăn

  • Cho ăn đúng cách: Hươu chủ yếu hoạt động vào ban đêm, ban đêm hươu ăn tới 60% tổng số thức ăn của khẩu phần, vì vậy mỗi lần cho ăn trong ngày không nhiều, ban ngày hươu ăn ít mà dành thời gian nhai lại thức ăn qua đêm.

Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng mà người chăn nuôi cần nắm biết. Vì vậy lịch phân bố cho hươu ăn như sau:

– Bữa thứ nhất: 6-7 giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh.

– Bữa thứ hai: 9-10giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh.

– Bữa thứ ba: 13-14 giờ chiều cho ăn 10% thức ăn xanh cộng với thức ăn tinh trong ngày.

– Bữa thứ tư: 17 – 18giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh.

– Bữa thứ năm: 22 giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh.

  • Thức ăn tinh không được cho hươu ăn vào buổi sáng vì ăn như vậy sẽ làm cho hươu ăn ít thức ăn xanh

4.4. Vận động – Tắm nắng – Tắm chải

  • Vận động

– Tuỳ thuộc vào hình thức nuôi khác nhau nên cho hươu vận động khác nhau. Hươu là động vật còn mang tính hoang dã nên rất thích vận động, chạy, nhảy rất hiếu động nên khi bị bó hẹp trong nuôi nhốt thì rất khó chịu. Chúng ta nên tạo diện tích sân chơi cho hươu bằng cách khoanh vùng rộng bằng rào chắn cao 2 – 2.5m thì khả năng vận động và tắm nắng của hươu được tốt hơn và thích nghi với điều kiện sinh lý của nó hơn, ít gây ra các hiện tượng ức chế (strees), con vật thoải mái hơn, góp phần tiêu hoá, trao đổi chất được tốt hơn.

– Nếu không có điều kiện thì cần phải thiết kế mái che có lắp tấm kính có độ rộng 40x50cm cho nắng rọi vào 1giờ/ngày. Có thể thiết kế chuồng cho nắng xuyên vào chuồng 7-8 giờ/ngày.

  • Tắm chải

– Thứ tự tắm chải từ đầu đến mông, từ trên xuống dưới, mỗi lần chỉ cần 5- 10 phút. Trước khi tắm chải phải tập làm quen với con vật để tạo cho nó có phản xạ có điều kiện.

– Trong quá trình tắm chải chú ý phát hiện một số ký sinh trùng như ve, ghẻ, lỡ, loét…Nếu có hãy dùng các biện pháp sau:

* Bắt diệt liên tục bằng cơ học.
* Dùng Ivermactin điều trị nội ngoại ký sinh trùng để tiêm 1ml/7kg trọng lượng.
* Dùng các thuốc sát trùng ngoài da và khử trùng chuồng trại.

– Định kỳ dọn vệ sinh chuồng trại.

4.5. Chăm sóc nuôi dưỡng hươu đực

Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý hươu đực trong giai đoạn làm đực phối giống.

  •  Nuôi dưỡng: Hươu đực phối giống cần ăn đúng khẩu phần thức ăn là:

– Thức ăn xanh: 20-22kg.
– Thức ăn tinh: 0.6- 0.8kg.
– Thức ăn củ quả: 2.5 –3kg.
– Thức ăn giàu đạm: 0.5 –0.6kg.
– Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 30-35g.

Trong thời gian làm đực phối giống hươu đực cần đủ chất dinh dưỡng để tăng cường việc sản xuất tinh trùng, đảm bảo chất lượng tinh dịch cho phối giống. Hoạt động giao phối cần nhiều sức, nên trong thời kỳ này cần cho ăn thêm các thức ăn có nguồn gốc giàu đạm, cho ăn các loại thức ăn khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, và các loại Premix Vitamin A, D, E, B, tổng hợp.

Nên cho ăn xen kẻ các loại thức ăn ủ mầm như thóc, ngô mầm… rất cần thiết cho sản xuất tinh trùng.

  • Chăm sóc và quản lý đực phối giống:

– Mỗi tháng nên tắm chải cho hươu đực 2- 3 lần, dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cho vận động tắm nắng thường xuyên, về mùa phối giống thường tập trung vào mùa nắng nóng nên cho hươu nghỉ ngơi trong bóng mát, để cho hươu được yên tĩnh, không nên gây các ảnh hưởng gây strees trong mùa phối giống, nếu không hiệu quả phối giống sẽ đạt thấp

– Một đực giống nên ghép đôi từ 3- 4 con cái/ năm.

– Thời gian phối giống cho hươu thường từ tháng 4-10 dương lịch hàng năm.

– Cách giữa các lần phối giống là 10 –15 ngày.

– Tuổi phối giống lần đầu là 24 tháng tuổi, tốt nhất 3 – 9 năm tuổi.

– Đặc tính hung hăng trong mùa phối giống điều này chứng tỏ chúng còn mang tính hoang dã đấu tranh để đựơc phối giống, bộ lông vào mùa phối giống có màu nâu đen sao không nổi rõ, dưới bộ phận sinh dục, lúc nào cũng ướt sũng.

– Tiêu chuẩn cho một đực phối giống là: Trọng lượng đạt 55kg trở lên, hai hòn cà to đều, bộ phận sinh dục hoàn thiện, khoẻ mạnh không bệnh tật, gốc sừng to mập, khoảng cách giữa hai gốc sừng rộng, năng suất nhung đạt từ 0.8kg trở lên, tính hăng trong mùa phối tốt và ít hung dữ, dễ phối, hiệu quả phối đậu cao. Chuồng phối có diện tích là 8m² lên.

  • Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý hươu đực trong giai đoạn cho nhung, cắt nhung, sau cắt nhung.

– Nuôi dưỡng: Hươu đực cho nhung, cắt nhung, sau cắt nhung. Cần ăn đúng khẩu phần thức ăn là:

* Thức ăn xanh: 18-22kg/ngày
* Thức ăn tinh: 0.6- 0.8kg/ngày
* Thức ăn củ quả: 2 –2.5kg/ngày.
* Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 30-35g.
* Nước uống:12-14 lít nước.

– Cho hươu được ăn khẩu phần này 1-2 tháng trước khi bắt đầu đổ đế, để nâng cao chất lượng cũng như trọng lượng nhung thì trong giai đoạn này cần cho hươu ăn nhiều lá cỏ hỗn hợp, nhất là các loại cây có mủ, thức ăn tinh cần phối trộn nhiều thành phần như khô dầu, cám ngô, cám gạo để cân đối chất dinh dưỡng trong khẩu phần.

– Trong thời gian này hươu đực cần đủ chất dinh dưỡng để tăng cường việc sản xuất, tổng hợp nhung, đảm bảo chất lượng nhung thì cần cho ăn đủ cho ăn các loại thức ăn khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, và các loại Premix Vitamin A, D, E, B, tổng hợp, muối ăn…

– Giai đoạn ra nhung (giai đoạn thúc nhung) kéo dài khoảng 55 –60 ngày.Lúc này khẩu phần cho hươu thay đổi:

* Thức ăn xanh: 20-25kg.
* Thức ăn tinh: 0.6- 0.8kg.
*Thức ăn củ quả: 2.5 –3kg.
* Thức ăn giàu đạm: 0.5 –0.6kg.
* Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 35 – 40g.
* Nước uống:12-14 lít nước.

– Chăm sóc và quản lý hươu đực cho nhung, cắt nhung, sau cắt nhung: Dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cho vận động tắm nắng thường xuyên, để cho hươu được yên tĩnh, không nên gây các ảnh hưởng gây strees làm cho hươu húc vào thành chuồng gây dập nát nhung, ảnh hưởng xấu đến tốc độ phát triển của cặp nhung.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Kỹ thuật trồng bắp cải tím

Bắp cải tím đang ngày càng được ưa chuộng vì những lợi ích mà nó mang lại. 

Trong bắp cải tím có chứa nhiều vitamin C và vitamin K tốt cho làn da cùng với hàm lượng chất chống ô xy hóa cao, giúp làn da trở nên mềm mại và đàn hồi.

Sở dĩ bắp cải tím có màu như vậy là vì nó có hàm lượng cao polyphenol anthocyanin. Chất anthocyanin có tính kháng viêm. Ngoài ra, chất này có tác dụng như kem chống nắng, bảo vệ các tế bào khỏi những tổn hại do các tia cực tím gây ra cho da, thậm chí còn có các chất dinh dưỡng thực vật nhiều hơn so với một bắp cải xanh.

Bắp cải tím có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, thích hợp với những vùng có khí hậu ôn đới, ở Việt Nam, loại rau này được trồng nhiều ở Đà Lạt. Kỹ thuật trồng loài cây này tương đối đơn giản gần giống với loại bắp cải xanh truyền thống của ta.

Chuẩn bị

  • Chọn đất canh tác: Cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy, … (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện).
  • Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt.
  • Vệ sinh vườn, dọn sạch các tàn dư thực vật của vụ trước
  • Ở những vườn các vụ trước đã trồng bắp cải cần xử lý đất bằng Flusulfamide hay Methyl Bromide để hạn chế bệnh sưng rễ.

Gieo hạt và trồng cây

  • Đặc điểm hạt giống bắp cải tím là dễ nứt vỏ nên không cần ngâm ủ. Sau khi làm đất thì rải đều hạt lên trên mặt,phủ thêm một lớp đất mỏng. Để giữ đất ẩm lâu hơn bạn nên rải thêm một lớp rơm rạ hoặc trấu lên phía trên.
  • Tưới nước: Sau khi gieo hạt phải tưới nước liên tục 3 – 5 ngày đầu, 1 – 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Khi hạt đã nảy mầm ngừng tưới 1 – 2 ngày, sau đó cách 1 ngày tưới 1 lần. Trước khi nhổ cây đem trồng, ngừng tưới nước 3 – 4 ngày để luyện cây con. Trước khi nhổ cây trồng phải tưới nước trước 4 – 5 giờ để khi nhổ cây không bị đứt rễ.
  • Bón phân thúc: Sau khi cây có 2 lá thật dùng phân chuồng ủ mục ngâm nước pha loãng tưới cho cây con (lượng phân 1,5 – 2,0 tấn/ha).
  • Tỉa cây: Khi cây có 1 lá thật thì tỉa lần 1 ở những chỗ cây quá dày. Khi cây có 3 lá thật tỉa lần 2, để cây cách cây 5 – 6 cm.
  • Mật độ trồng: Cây trồng hai hàng kiểu nanh sấu.Mật độ 30.000 – 35.000 cây/ha, khoảng cách 60 x 40 cm.

Chăm sóc và bón phân

  • Tưới nước: Sau khi trồng, tưới đủ ẩm vào buổi sáng và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh. Sau khi vun, bón thúc đợt 1 và 2, tưới rãnh cho nước ngấm 2/3 rãnh, sau đó tháo hết nước.
  • Lượng phân và cách bón:
    – Lượng phân bón cho 1ha: 20 – 25 tấn phân chuồng hoai mục, 350 – 400 kg super lân, 300 kg đạm urê, 200 kg phân kali.
    – Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân. Rạch hai hàng trên mặt luống bón phân, sau đó lấp đất hoặc bón theo hốc trồng cây.
    – Bón thúc lần 1: Thời kỳ hồi xanh, sau trồng 7 – 10 ngày, bón 70 kg urê và 60 kg kali sunfat hoà tưới vào gốc kết hợp xới vun làm cỏ vét rãnh.
    – Bón thúc lần 2: Thời kỳ trải lá bàng, sau trồng 20 – 25 ngày, bón 150 kg urê và 80 kg kali sunfat, bón cách gốc 20 cm kết hợp xới xáo làm cỏ lấp phân.
    – Bón thúc lần 3: Thời kỳ cuốn bắp, sau trồng 30 – 35 ngày, bón nốt lượng phân còn lại, có thể bón vào gốc hoặc hòa nước tưới.

Chú ý vị trí cây phải cung cấp đủ ánh sáng để cây đậm màu.

  • Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu xám, giết các ổ trứng sâu khoang, sâu xanh,dùng thuốc trừ sâu với sâu tơ và rệp.
  • Khi xuất hiện các bệnh sương mai, thối nhũn, nhổ bỏ cây bị bệnh, vệ sinh đồng ruộng tránh lây lan.

Thu hoạch

Sau khoảng 3 tháng, bạn có thể thu hoạch được cây. Loại bỏ lá già, lá ngoài, lá giập nát, không ngâm nước.

Nguồn: tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Kinh nghiệm “vàng” khi trồng bắp cải sớm

Cải bắp vụ sớm thường hay bị bệnh thối nhũn do vi khuẩn, muốn hạn chế được bệnh này cho cây người trồng phải làm tốt tất cả các khâu.

Chọn và xử lý giống

Vụ sớm, cải bắp không phát triển thuận lợi được vì thời tiết không ưu tiên. Vì vậy, người trồng cần phải lựa chọn các giống có khả năng chịu nhiệt như Takii (T40); KK Cross, Thúy Phong, Roma hoặc bắp cải tím Sakata.

Chọn mua các túi giống mới được SX hoặc trong hạn sử dụng. Hạt giống trước khi đem gieo nên xử lý bằng nước ấm (3 sôi 2 lạnh) trong thời gian 20 phút hoặc xử lý bằng thuốc trừ nấm bệnh. Sau đó ngâm nước lạnh 8 – 10 tiếng rồi mới đem gieo.

Tốt nhất nên gieo hạt giống trong hộp xốp hoặc khay bầu để đảm bảo hạt mọc đều, cây con không bị thất thoát do nắng nóng hay mưa lớn. Lượng hạt phù hợp là 2 gr/m2.

Chọn giá thể và đất trồng

Giá thể trong khay hoặc hộp xốp bao gồm 40% đất, 30% trấu mục, 30% phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh + 0,1% vôi tả hoặc 0,01% nấm đối kháng Trichodecma (Biobus). Hạt giống được ươm trong nhà lưới, nhà màn hoặc che đậy lúc mưa lớn, nắng nóng.

Nếu thời tiết có nắng mưa xen kẽ kéo dài nên phòng bệnh chết rũ cho cây con bằng cách tưới chế phẩm Biobus có tác dụng vừa phòng bệnh cho cây lại kích thích bộ rễ phát triển.

Đồng thời cần bổ sung 1 – 2 lần các chế phẩm phân bón trung vi lượng qua lá giúp cây khỏe mạnh và đủ tiêu chuẩn ra đồng.

Đất trồng cải bắp tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha hoặc đất phù sa bồi có độ pH trung tính 5,5 – 6. Vụ sớm hay có mưa to cần lên luống cao và hẹp hơn các vụ khác (luống rộng 0,8 – 1 m, cao 25 – 30 cm, rãnh rộng 30 – 35 cm), lên luống theo hình mai rùa để thoát nước tốt. Đất trồng cải bắp vụ sớm không nên làm quá kỹ và đập luống chặt.

Cải bắp vụ sớm thường hay bị bệnh thối nhũn do vi khuẩn, muốn hạn chế được bệnh này cho cây người trồng phải làm tốt tất cả các khâu.

Với đất trồng tốt nhất nên xử lý bằng chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma bằng cách trộn đều vào phân chuồng bón lót với lượng như khuyến cáo của nhà SX. Nếu không có nấm đối kháng thì có thể dùng vôi tả hoặc thuốc gốc đồng để xử lý đất trước khi trồng.

Trồng và chăm sóc

Vụ sớm không nên trồng cây con non quá sẽ dễ bị chột, chết, tốt nhất nên để cây có 6 – 7 lá thật rồi mới cấy chuyền.

Mật độ trồng thích hợp là 50 x 35 – 40 cm. Đất cần được bón lót trước khi trồng với lượng 400 kg phân chuồng mục hoặc hữu cơ vi sinh thay thế (40 kg) + 6 – 8 kg NPK 16:16:8+ 0,8 – 1 kg siêu vi lượng.

Vụ này không nên bón lót phân đơn vì dễ bị thất thoát do rửa trôi hoặc bay hơi. Lượng đạm và kali dùng để bón thúc chia làm 3 lần bón (lúc cây bén rễ, trải lá bàng và bắt đầu cuốn) có thể hòa nước tưới khi trời râm mát hoặc trộn đều bón vùi cách gốc 10 cm khi gặp mưa hoặc nắng nóng.

Để tăng chất lượng bắp cải sau này và tăng khả năng kháng sâu bệnh, chống chịu bất lợi thời tiết, ngoài việc cung cấp phân bón gốc, nông dân cần bổ sung phân bón lá trung vi lượng cho cây nhất là thời kì cuốn bắp theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.

Xới xáo, tưới nước

Cải bắp vụ sớm hay bị mưa to làm dí rẽ luống nên cần phải xới xáo và vun gốc cho cây 2 – 3 lần/vụ để cây phát triển thuận lợi. Tuyệt đối không nên xới xáo luống đất khi trời có mưa hay ruộng quá ẩm sẽ dễ làm cây bị thối rễ chết do vi khuẩn và nấm xâm nhập.

Cải bắp có bộ lá lớn nên cần được tưới dưỡng ẩm thường xuyên sao cho độ ẩm luống đất luôn đạt 75 – 80% (đất còn nguyên khối khi nắm chặt trong tay và không có nước rỉ ra ngoài).

Nếu gặp mưa kéo dài cần phải có những bịên pháp tác động tích cực như khơi thông mương máng, nạo vét dõng luống, đào hố góc ruộng cho nước róc nhanh, bón phân lân supe hoặc phân bón siêu ra rễ để cây nhanh hồi phục.

Thời kỳ cây cuốn bắp nếu gặp thời tiết bất thuận cần bổ sung một lượng phân bón siêu kali + vi lượng để phun qua lá cho rau định kì 1 tuần/lần nhằm giúp cho bắp cuốn thuận lợi hơn.

Bảo vệ thực vật

Các đối tượng như rệp muội, sâu xanh, sâu tơ và vi khuẩn thối nhũn thường hay phát sinh và gây hại cải bắp vụ sớm.

Nông dân cần thực hành phòng trừ tổng hợp, coi trọng dùng giống khỏe, luân canh, xen canh cây trồng, bón phân cân đối, tưới tiêu hợp lý mới nhằm giảm thiểu được mối nguy do dịch bệnh gây nên.

Sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết theo nguyên tắc 4 đúng, chú trọng đến thuốc sinh học để đảm bảo cho rau được an toàn.

* Chú ý:

– Không bón đạm urê quá muộn hoặc lạm dụng đạm cho cải bắp sẽ làm cây giảm chất lượng, sâu bệnh nhiều và nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Nếu trong vụ có nhiều mưa nên giảm lượng đạm bón, đồng thời tăng cường kali và vi lượng cho rau.

– Nên trồng xen cà chua hoặc hành tỏi cùng với cải bắp để hạn chế sâu tơ gây hại.

– Nếu mưa kéo dài cần tưới nấm đối kháng vào vùng rễ cây định kỳ 1 tuần/lần để hạn chế cây chết rũ.

Theo: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam

Ứng dụng của vi khuẩn quang hợp trong nuôi tôm

Quản lý chất lượng nước có vai trò quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Đặc biệt vấn đề quản lý khí độc phát sinh trong quá trình nuôi do lượng chất thải hữu cơ tích tụ là vấn đề nan giải cần được chú trọng.

Vi khuẩn quang hợp (PSB). Là một loại vi khuẩn có thể tiến hành quang hợp (khác với quang hợp trên thực vật). Vi khuẩn quang hợp dùng H2S để cung cấp H, dùng CO2 để cung cấp nguồn C, qua phản ứng quang hợp sản sinh ra chất hữu cơ, không tạo ôxy.
PSB thường dùng trong NTTS là loài có sắc tố quang hợp màu đỏ. Đây là chủng vi khuẩn có lợi tác dụng phân hủy các chất thải hữu cơ thông qua các quá trình tổng hợp thức ăn và có tác dụng xử lý triệt để khí độc H2S sinh ra trong ao nuôi tôm, cá.

PSB khi sử dụng trong ao nuôi thủy sản (rộng muối) được kích hoạt nhanh chóng và sống trong nhiều điều kiện khắc nhiệt. 

Tác dụng và nguyên lý của vi khuẩn quang hợp

Tác dụng của vi khuẩn quang hợp và nguyên lý của nó trong nghề nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu có mấy mặt sau :

– Làm thuốc làm sạch chất nước của nước nuôi trồng

Trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản, do sự tăng lên của cặn bã thức ăn vật phế thải của đối tượng nuôi tăng lên, chất nước bị ô nhiễm. Phương pháp truyền thống trước đây là thay một lượng nước lớn, xả bỏ nước cũ bị ô nhiễm, bơm vào nước sạch mới. Song do sự hạn chế của hàng loạt nguyên nhân, biện pháp này chỉ trị ngọn chứ không trị từ gốc, theo sự ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng của sông, cái gọi là thay nước chỉ là nói một cách tương đối thôi, nước ô nhiễm thải ra từ trên thượng du, ở hạ du lại trở thành nước sạch được đưa vào nguồn nước nuôi. Cứ tiếp tục như thế, không ngừng ô nhiễm, nước sau khi bị ô nhiễm, vật hữu cơ tăng lên, nồng độ các ion NH3, N tăng lên có thể ảnh hưởng đến việc kiếm mồi sinh trưởng của tôm cá mà dẫn đến bệnh tật. Cho nên nói nuôi cá trước hết là nuôi nước là vì vậy, nước trong sạch, loài cá ăn mồi nhiều, sinh trưởng nhanh, bệnh tự nhiên ít, và ngược lại. Nếu trong quá trình nuôi, định kỳ cho một lượng vi khuẩn quang hợp thích hợp vào nước nuôi, có thể làm mất ion N trong nước và các vật sinh ra do phân giải vật hữu cơ khác từ đó đạt tới việc không thay nước mà vẫn có thể giữ được môi trường nước tốt. Ðiều đó chủ yếu là do vi khuẩn quang hợp ở trong nước có thể lợi dụng vật hữu cơ làm vật cung ứng H để tiến hành tác dụng quang hợp, đồng thời với việc loại bỏ vật ô nhiễm, bản thân vi khuẩn quang hợp cũng sinh sôi tăng trưởng, đạt tới tác dụng tuần hoàn ưu việt.

Trong công nghiệp, vi khuẩn quang hợp thường dùng để xử lý nước ô nhiễm. Trong tự nhiên, nước bẩn nồng độ cao, trước tiên do vi khuẩn dị dưỡng phân giải các carbohydrate, lipid, protein thành vật chất phân tử cấp thấp như axit béo cấp thấp, aminô axit. Tiếp đó vi khuẩn quang hợp lợi dụng chất hữu cơ phân tử, lượng nhỏ như axit béo cấp thấp mà sinh sôi rất nhanh, xử lý nước bẩn BOD 95% trở lên. Sau đó, do loài tảo và vi sinh vật bùn đất hoạt tính làm cho BOD xuống tới tiêu chuẩn xả bỏ. Quá trình làm sạch nước bẩn vật hữu cơ trong công nghiệp chia thành 3 bước :

Vật hữu cơ cao phân tử nồng độ cao khuẩn dị dưỡng axit béo phân tử thấp.

* Axit béo phân tử thấp vi khuẩn quang hợp vật hữu cơ nồng độ thấp.

* Vật hữu cơ nồng độ thấp loài tảo, bùn đất hoạt tính nước thải được làm sạch.

– Dự phòng và điều trị bệnh

Do sự sinh sôi nhanh chóng của vi khuẩn quang hợp, mà hạn chế sự sinh sôi của khuẩn khác gây bệnh. Theo thông báo, vi khuẩn quang hợp có tác dụng rõ rệt đối với bệnh đỏ vỏ tôm, bệnh đen mang, bệnh khuẩn dạng sợi. Và khuẩn quang hợp trong quá trình chuyển hoá có thể sinh ra loại men chống độc tố bệnh (men phân giải trypsin, có tác dụng dự phòng và chữa trị bệnh tôm cá).

– Làm thức ăn cho ấu thể tôm cá

Vi khuẩn quang hợp có giá trị dinh dưỡng rất cao hàm lượng prôtêin đạt trên 60%, đồng thời còn chứa vitamin nhóm B phong phú và folacin, sinh vật tố và chất thúc lớn sinh vật chưa biết, chấy lượng của nó thì men không có cách gì so sánh được. Còn khuẩn thể của vi khuẩn quang hợp rất nhỏ (chỉ là 1/20 của tảo tiểu cầu), do đó, còn là thức ăn vừa miệng nhất của ấu thể cá, tôm, nhuyễn thể có vỏ. Trong quá trình nuôi ấu thể cá, tôm, nhuyễn thể có vỏ ứng dụng vi khuẩn quang hợp có thể nâng cao tỷ lệ sống, tăng nhanh sự sinh trưởng, giảm bớt lượng nước thay. Cuối cùng nguyên nhân của nó, một là làm sạch nước, cải thiện môi trường nước, hai là làm thức ăn cho ấu thể, ba là vi khuẩn quang hợp sau khi trở thành loài ưu thế của khối nước, vật chất sinh trưởng do nó giải phóng ra có thể làm cho một số nguyên nhân bệnh khó tồn tại, có thể giảm bớt bệnh của ấu thể, từ đó nâng cao tỷ lệ sống của ấu thể.

– Làm chất phụ gia cho thức ăn có chất lượng

Vi khuẩn quang hợp gồm vật chất sống có nhiều loại công năng thúc đẩy sinh trưởng và vật hoá hợp chất béo (nhân tố sinh trưởng) v.v Do đó, nó có thể trực tiếp làm chất phụ gia cho thức ăn. nếu trong thức ăn cho thêm vi khuẩn quang hợp thì không cần phải thêm chất phụ gia vào thức ăn nưã. Vì giá thành không cao, thông thường trong thức ăn tăng 0,5 -1% là có thể tăng rõ rệt hiệu quả thức ăn và tỷ lệ tăng trọng.

Phương pháp sử dụng vi khuẩn quang hợp và những vấn đề cần chú ý

– Phương pháp sử dụng

* Cách dùng trong

Sử dụng làm chất phụ gia của thức ăn, lượng dùng dạng nước là 1%, lượng dùng dạng bột là 0,5%. Nếu khi là thức ăn nở hoặc thức ăn của tôm, căn cứ vào số lượng thức ăn cho ít vi khuẩn quang hợp, sau đó để thức ăn thấm vi khuẩn quang hợp rồi cho ăn. Khi cho ăn thức ăn hạt thông thường, trước hết dùng một lượng ít nước sau khi làm thưa vi khuẩn quang hợp, làm ướt thức ăn rồi cho ăn, nếu khi là thức ăn cho ăn dạng bột, nhào vi khuẩn quang hợp với chất kết dính, cùng với thức ăn làm thành nắm cho ăn.

* Cách tưới vãi

Khi làm sạch nước dự phòng trị bệnh, có thể trực tiếp đem vi khuẩn quang hợp đã làm thưa tưới vãi đều trong nước. Lượng dùng dạng nước là mỗi mẫu mỗi mét nước sâu 3 kg; dạng bột mỗi mẫu mỗi mét nước sâu 1kg, cứ cách 15 ngày vãi lại một lần.

-Khi sử dụng vi khuẩn quang hợp phải chú ý một số vấn đề dưới đây

* Vi khuẩn quang hợp phải bảo quản ở nơi râm mát tránh ánh sáng.

* Trước khi sử dụng vi khuẩn quang hợp phải lắc đều nước sử dụng; vi khuẩn quang hợp chưa sử dụng hết phải nút kín cất giữ.

* Hàm lượng vi khuẩn quang hợp do Trung Quốc sản xuất có sự khác nhau nhiều, số hoạt khuẩn mỗi ml có từ mấy chục triệu đến mấy trăm triệu, do đó khi sử dụng phải chú ý. Thông thường khi dùng tưới vãi toàn ao mỗi m3 hàm lượng vi khuẩn quang hợp trên 1 tỷ khuẩn thể, lượng phụ gia thức ăn mỗi kg nên có từ 1 tỷ khuẩn thể trở lên.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Ứng dụng của trùn quế trong ao nuôi tôm

Người nuôi tôm hiện nay đang gặp nhiều rủi ro về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… Việc tìm ra phương pháp nuôi cải tiến giúp tôm khỏe mạnh, mau lớn, tăng sức đề kháng được chú trọng hơn cả.

Trùn quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae

Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, trùn quế được xem như là một món ăn tự nhiên khoái khẩu trong môi trường nước ngọt (ao, hồ, sông suối,..) đối với các loài cá, kì nhông, tôm, nhện nước, tôm hùm và một số loài bọ nước. Có thể sử dụng trùn trong cả môi trường nước lợ.

Tác dụng của trùn quế

Trong thịt trùn tươi chứa hàm lượng Protein cao, nhiều vi khuẩn có lợi Bacillus, các chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, axit amin, Vitamin B, B3, B6, B12… Vì vậy trùn quế là loại thức ăn rất tốt cho tôm, bổ sung vi khuẩn Baccilus kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh đường ruột và bệnh về gan. So với thức ăn thông thường thì thức ăn có trộn dịch trùn giúp tôm sú phát triển nhanh hơn, sức đề kháng mạnh hơn. Phân trùn là loại hữu cơ sinh học, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong phân trùn quế có chứa những vi sinh vật có hoạt tính cao, là chất xúc tác sinh học như: vi khuẩn, nấm mốc, đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do, vi khuẩn phân giải lân, phân giải cellulose. Đặc điểm chính của phân trùn làm môi trường ao nuôi trong sạch, tảo ổn định do tác dụng của các vi khuẩn có lợi có trong phân trùn: Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nitơ hóa… các chỉ tiêu môi trường ao nuôi ổn định giúp tôm khỏe mạnh, nhanh lớn.

Tỷ lệ chất béo/protein của trùn quế là lý tưởng nhất (chất béo thấp, protein cao)

Kỹ thuật nuôi trùn quế

Phương pháp nuôi trùn quế khá đơn giản, chỉ cần sử dụng thùng gỗ có kích thước 0,2 – 0,4 m2, chiều cao 0,3 m, hoặc có thể tận dụng thau, chậu có sẵn. Các thùng được đặt nơi hạn chế ánh sáng và phải có các lỗ thoát nước. Chất nền để nuôi trùn yêu cầu tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng.

Trùn giống được mua ở một số trại giống về sau 2 ngày thì bắt đầu cung cấp thức ăn cho trùn. Trùn quế thường sử dụng mùn bã hữu cơ như phân gia súc làm thức ăn. Lượng thức ăn tùy thuộc vào mật độ trùn hiện có. Chỉ bổ sung lượng thức cho trùn khi thức ăn cũ đã hết hoặc còn ít.

Quy trình nuôi tôm

Ao nuôi tôm được chuẩn bị, cải tạo đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật theo những mô hình nuôi tôm thông thường.

Sử dụng lượng phân trùn từ 15 – 20 kg/1.000 m2 để gây màu nước hoặc cải thiện màu nước trong ao nuôi tôm. Khi sử dụng phân trùn quế để gây màu nước thì động vật phù du phát triển rất mạnh. Sinh khối lượng thức ăn tự nhiên cho tôm nhiều, đặc biệt là copepoda, một loại thức ăn ưa thích cho tôm nuôi.

– Tôm được nuôi với mật độ 40 – 50 con/m2.

– Trong 7 – 10 ngày nuôi đầu tiên, tôm sử dụng hoàn toàn thức ăn tự nhiên trong ao nên không cho tôm ăn.

– Sau 10 ngày nuôi, sử dụng trùn quế băm nhỏ, cho vào sàng ăn đưa xuống ao để tôm ăn. Trùn quế trước khi làm thức ăn cho tôm cần được ngâm trong nước khoảng 2 giờ rồi rửa sạch.

– Trong thời gian 20 – 40 ngày nuôi, bắt đầu bổ sung thức ăn công nghiệp với lượng 30%, thịt trùn 70%. Thịt trùn được xay nhuyễn trộn với thức công nghiệp, dùng sàng cho tôm ăn.

– Trong thời gian nuôi 40 – 60 ngày, bổ sung thức ăn công nghiệp với lượng 50%, thịt trùn 50%.

– Trong thời gian nuôi từ 60 ngày đến khi thu hoạch, sử dụng 70% lượng thức ăn công nghiệp, 30% thịt trùn.

– Thường xuyên theo dõi sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm nuôi phù hợp. Sang tháng nuôi thứ 2, lượng chất thải hữu cơ gia tăng. Sử dụng chế phẩm sinh học EM liều lượng 2 lít/1.000 m3, loại bỏ các chất lơ lửng, làm sạch môi trường ao nuôi, tăng cường vi khuẩn có lợi,  hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam