Phát hiện “mỏ” nấm ở Quảng Trị

Mấy ngày qua, người dân đi rừng phát hiện nấm mối mọc khắp nơi, thế là mọi người gác lại tất cả mọi công việc để vào rừng nhổ nấm mang ra chợ bán.

Biết được nấm mối là loại thuốc quý nên các đầu mối từ các tỉnh lân cận đổ về Quảng Trị thu gom một lúc vài trăm cân nấm…

Nấm mối tại Quảng Trị

Vào mùa “săn” nấm mối, các nhà hàng trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị thêm các món đặc sản chế biến từ nấm mối, vì thế nên giá nấm mối không ngừng tăng cao. Những ngày qua, giá nấm giao động khoảng 120.000/kg.

Theo chị Lê Thị Hoa, ở xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, mấy ngày qua, người dân đi rừng phát hiện nấm mối mọc dày đặc khắp nơi, thế là mọi người gác lại tất cả mọi công việc để vào rừng nhổ nấm mang ra chợ bán. Chị Hoa cho biết: “Gia đình tôi 5 người nhổ một ngày cũng được 100 kg nấm, bán cho thương lái tại chỗ 60 nghìn đồng/kg”.

Theo nhiều người dân có kinh nghiệm trong nghề săn nấm mối, từ 5 năm trở lại đây chưa bao giờ nấm mọc nhiều như thế này. Người dân quan ngại sau mỗi lần nấm mọc nhiều thì xảy ra tình trạng rét nặng kéo dài. Tên gọi nấm mối vì nấm chỉ xuất hiện ở nơi có nhiều tổ mối đất sinh sống. Mối đất làm tổ to như trái dừa khô, hình dáng từng hốc đất, ổ mối đất màu trắng hoặc hơi ngả vàng.

Nấm mối xuất hiện vào đầu mùa mưa, ở nơi đất cao vì mối không thể làm ổ ở nơi đất quá ẩm ướt. Nấm mối được hình thành từ meo đặc biệt của một loại mối chuyên sinh ra nấm. Một gò nấm có vài chục tổ như vậy. Các tổ liên kết nhau bởi những con đường hầm nhỏ. Mối chúa ở tổ trung tâm nơi sâu nhất, chuyên việc sinh sản. Nó to cỡ đầu đũa, dài hơn 3 cm, thân mềm, màu trắng đục, các chân thoái hóa, di chuyển chậm chạp.

Vào mùa nấm mọc, mối thợ lăng xăng tạo meo quanh tổ, chờ ngày nấm rẽ đất mọc lên. Khởi đầu meo phát triển trong tổ thành nhiều mầm nấm trông như những mũi tên trắng xóa, rất đẹp. Những mầm nấm này hút chất dinh dưỡng trong tổ nấm để lớn dần và rẽ đất mọc lên.

Cụ Hồ Nung, ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông cho biết: “Cuộc đời cây nấm cũng trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Giai đoạn nấm mới mọc nhú gọi là “nấm nứt đất” chưa thu hái được vì cái nấm còn rất bé. Vài ngày sau, nấm phát triển thành nấm búp có hình như cây dù chưa mở. Sau đó, tán nấm xòe ngang ra nở trọn vẹn gọi là nấm tán dù. Ngày sau, nấm héo úa, hư hoại dần, gọi là nấm tàn, bán chỉ 20.000/kg mà chẳng ai mua”.

Sau lời hứa chắc chắn chỉ đi theo để thu thập thông tin chứ không hái nấm, đặc biệt không tiết lộ thông tin khu vực hái nấm cho người khác, những người hái nấm cho chúng tôi theo chân vào một đêm khuya giá lạnh. Đoàn người lặng lẽ nhằm hướng rừng sâu thẳng tiến, không nói chuyện, không bật đèn để giữ bí mật.

Ông Núi, một người ngoại lục tuần có vẻ là trưởng nhóm thỉnh thoảng dừng lại dùng mũi đánh hơi nấm mối. Sau này một người cho tôi biết, không phải ai cũng tìm ra nơi nấm mối mọc. Ai “nặng vía” không thể nào tìm được nấm mối, nếu có đi ngang chỉ có giẫm lên mà thôi, còn người “nhẹ vía” có thể tìm được rất nhiều. Người dùng mũi đánh hơi nấm mọc như ông Núi chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng họ lại không ăn được nấm.

Đi khoảng gần một giờ đồng hồ, đến một đám cây rừng rậm rạp, ông Núi lệnh cho cả đoàn ngừng lại nghỉ ngơi, rồi rút trong túi một cây đèn pin nhỏ bịt kín chóa đèn, chỉ chừa một luồng ánh sáng nhỏ bằng ngón tay út tiến vào đám cây rừng. Một lúc sau trở ra, ông Núi nói khẽ, thấy nấm rồi, nhưng hôm nay triển khai lên phía tây.

Ở phía nam nấm mới nứt đất, 8 giờ sáng mai mới hái được. Mọi người đồng loạt rút đèn pin đều bịt kín như ông Núi rồi cầm gậy phòng thân tán ra phía tây. Tôi đi theo một thanh niên, anh cầm gậy phang vài cái vào một đám cây để đuổi rắn rết rồi thụp xuống soi đèn. Trước mắt chúng tôi không biết cơ man nào là nấm mối. Chúng mọc dày đúng nghĩa như câu nói: mọc như nấm. Anh này nói với tôi dẫm lên dấu chân người đi trước kẻo dẫm phải nấm là mang tội, rồi cẩn thận nhổ từng tai nấm nguyên vẹn cho vào bao tải sau lưng.

Tôi lóng ngóng nhổ thử vài cây nấm, thấy chúng dập nát trong lòng bàn tay. Thì ra tìm nấm và hái nấm là cả một nghệ thuật mà những người nôn nóng không làm được. Đặc biệt, nhổ nấm không được dùng dao hay bất cứ thứ gì bằng kim loại, vì người dân cho rằng, nấm nghe hơi sắt mùa sau sẽ lặn mất, không mọc nữa, nên những chỗ đất cứng dùng que tre, que gỗ để bới gốc nhổ nấm.

Khoảng 2 giờ đồng hồ sau, mọi người tập trung đầy đủ ở vị trí tập kết với các bao tải gai đầy nấm, ông Núi kiểm tra quân số rồi ra về. Ước chừng một bao nấm mọi người hái được khoảng 30 kg. Ở khu vực này, nấm đang giai đoạn cây búp nên rất quý. Loại này bán giá cao hơn rất nhiều so với nấm tán dù hay nấm tàn. Nếu bán với giá 60 nghìn đồng/kg thì mỗi người kiếm được gần 2 triệu đồng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trồng nấm theo chuẩn JGAP

An toàn vật liệu trồng nấm

Trang trại tiến hành đánh giá rủi ro về độ an toàn của các vật liệu sau đây được sử dụng để trồng nấm và ghi lại kết quả phân tích. Nguyên liệu gỗ và lớp nền phù hợp với tiêu chuẩn chất phóng xạ. Nếu phát hiện bất kỳ rủi ro nào, trang trại phải có biện pháp xử lý.
– Trang trại xác minh nơi xuất xứ và các loài cây gỗ thô được sử dụng (kể cả các lớp nền như mùn cưa và các loại gỗ).
– Trang trại xác minh nhà cung cấp và các thành phần của các chất dinh dưỡng (như cám gạo và cám lúa mì).
– Trang trại xác minh nhà cung cấp và các thành phần của các chất phụ gia (như canxi
cacbonat).
– Trang trại xác minh nhà cung cấp và các thành phần của chất làm tăng năng suất.
– Trang trại kiểm tra nhà cung cấp và vật liệu của thùng chứa.
– Trang trại kiểm tra nhà cung cấp và vật liệu của các vật liệu khác được sử dụng (như sáp niêm phong, vỏ styrene và lớp phủ đất).

Quản lý vệ sinh lớp nền và vật chứa dùng để trồng nấm

Lớp nền và vật chứa dùng cho trồng nấm đáp ứng các điều kiện sau:
– Bảo quản theo cách ngăn ngừa sự nhiễm bẩn bởi vi sinh vật gây bệnh và các chất lạ.
– Khi tái sử dụng, phải rửa sạch và khử trùng một cách thích hợp. Khi khử trùng, có ghi lại vị trí, ngày tháng, tên thuốc khử trùng, phương pháp khử trùng, tên người thực hiện và thời gian trồng trước. Việc khử trùng được thực hiện bên ngoài trang trại, có lưu hồ sơ về tên và địa chỉ
của công ty đã khử trùng lớp nền.
– Trang trại xử lý lớp nền và các vật chứa một cách hợp vệ sinh.
– Trang trại thường xuyên làm sạch cơ sở.
– Các vật chứa dùng để ngâm không được sử dụng cho các mục đích khác, chẳng hạn như
chuẩn bị hoá chất nông nghiệp.
– Chất khử trùng được sử dụng không ảnh hưởng tiêu cực đến việc trồng nấm.

Hồ sơ về việc áp dụng đầu vào cho nấm

Trang trại ghi lại các thông tin sau về đầu vào áp dụng cho nấm.
– Vị trí (ví dụ: tên trang web)
– Ngày
– Tên của đầu vào được sử dụng và thành phần hoạt chất của nó (ví dụ canxi cacbonat, amoni sulfat, vv)
– Số lượng
– Phương pháp đăng ký
– Tên nhà khai thác
– Nhà cung cấp

An toàn của nước sử dụng cho nấm

Trang trại xác minh hàm lượng kim loại nặng (như chì, cadmium, thủy ngân và asen) của nước dùng cho nấm không vượt quá mức tiêu chuẩn nước uống.

Quản lý vệ sinh cơ sở trồng nấm

Cơ sở trồng nấm thực hiện theo các điều kiện sau:
– Chất khử trùng dùng cho thiết bị và dụng cụ cấy nấm không chạm vào lớp nền.
– Chất tẩy uế dùng cho nơi trồng trọt không chạm đến nơi đặt nấm.
– Các chất khử trùng được sử dụng không ảnh hưởng tiêu cực đến việc trồng nấm.
– Cơ sở được duy trì ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu như môi trường làm việc.

Xử lý thuốc cấy nấm

Thuốc cấy nấm phù hợp với các điều kiện sau:
– Có biện pháp đối phó để ngăn ngừa nhiễm bẩn vi khuẩn gây bệnh hoặc các chất lạ.
– Kho chứa thuốc cấy nấm phải được giữ ở nhiệt độ tối ưu cho giống.
– Dụng cụ tiêm và tay chạm vào thuốc cấy nấm phải được giữ sạch.

Theo “Hướng dẫn chung về Thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt” của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản, tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật cách trồng và thu hoạch nấm bào ngư xám.

 Để giảm bớt những công đoạn phức tạp ta có thể nuôi trồng nấm bào ngư xám trên những bịch phôi đã xử lý cấy meo giống vào hai giai đoạn cuối: nuôi ủ tơ nấm và tưới đón thu hoạch.
1/ Giai đoạn nuôi ủ tơ nấm

Yêu cầu đối với nơi ủ tơ:

  • Sạch và thoáng mát. Làm vệ sinh trại định kỳ. Ít ánh sáng nhưng không tối. Không bị dột mưa hoặc nắng chiếu. Không ủ chung với giàn nấm đang tưới hoặc đang mới thu hoạch xong. Bịch ủ có thể xếp trên kệ hoặc treo trên giàn. Không chồng chất lên nhau quá nhiều lớp. Không xếp vào ngăn, tủ quá kín làm tơ bị ngộp. Cứ 5 – 7 ngày ta kiểm tra một lần nhằm phát hiện những bịch nhiễm mốc xanh để huỷ bỏ, không để lây nhiễm sang các bịch khác. Trong thời gian nuôi ủ tơ nấm, không cần tưới thường xuyên mà chỉ tưới ở nền, xung quanh vách sao cho đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ. Thời gian nuôi ủ tơ nấm bào ngư khoảng 25 – 30 ngày.

2/ Giai đoạn tưới đón – thu hoạch (ra quả thể):

trại nấm 2    Kĩ thuật trồng và thu hoạch nấm bào ngư

  •  Sau khi ủ tơ lan trắng đến đáy bịch, để loại bỏ bụi bám bên ngoài bịch ta cần nhúng bịch vào xô nước lạnh đến cổ rồi rút ra cho sạch bụi và cũng tạo sốc nhiệt trước khi treo trong nhà trồng nấm để tưới đón – thu hoạch.
  • Yêu cầu đối với nhà trồng nấm:
    Không cần cao (vì khó giữ ẩm) thường từ 2,2 – 2,8m. không nên che rợp quá (thiếu ánh sáng và dễ bị bệnh). Diện tích vừa đủ để treo 1 đợt bịch để đảm bảo độ ẩm. Dây cách dây khoảng 3,5 tất. Mỗi dây treo 8-10 bịch nằm ngang, bịch dưới cùng cách mặt nền chừng 3 tất. Bố trí lối đi giữa các các hàng dây treo bịch chừng 6 tất sao cho có thể với tay vừa đủ để chắm sóc và thu hoạch (mỗi bên bố trí 3 hàng dây treo bịch).  Trời nóng nên làm vách hở chân để thông thoáng, trờ lạnh cần che kín chân nhất là ban đêm để giữ ấm cho nấm. Nhà có khả năng giữ ẩm, không bị gió lùa nhưng không bí quá làm ngộp nấm. Sạch sẽ và đủ ánh sáng nhưng không bị chiếu nắng. Nên bao lưới nylon ở các chỗ hở để ngăn côn trùng hại nấm. Gần nguồn nước tưới và có chổ thoát nước. Không gần nơi khói bụi và các nguồn nước ô nhiễm như ổ rác, mương cống, chuồng gà, chuồng heo, bịch nấm hư, … vì nấm rất nhạy cảm với môi trường. Cần khử trùng nhà nấm cho sạch sẽ trước khi treo bịch nấm. Nhiệt độ thích hợp: 20 – 30oC. độ ẩm không khí cần trong khoảng 80 – 90%.
    Bịch phôi sau khi làm sạch như đã nói ở phần trên được treo lên giàn để tưới đón nấm, nhớ tháo báo ở cổ bịch để nấm mọc ra từ đó.
  •  Cách tưới: không tưới thẳng lên bịch phôi mà phun xịt tạo mưa nhẹ rơi từ trên xuống, tưới ướt các vách, nóc và nền nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết cho nhà trồng nấm. Tuỳ theo thời tiết mà tưới nhiều hay ít để tạo ẩm cho nhà trồng nấm, mỗi ngày tưới 2 – 4 lần (khi mưa dầm ẩm ướt, không cần tưới). Lưu ý là không để giọt nước bắn thẳng vào nụ nấm mà làm hư hỏng nó.
  •  Việc thu hái nấm bào ngư nên tiến hành ở giai đoạn trưởng thành, đó là lúc tai nấm chuyển từ dạng phễu lệch sang dạng lá lục bình (mũ nấm mỏng lại và căng rộng ra, mép hơi quằn xuống – nếu mép cong lên là nấm già). Nấm thu ở giai đoạn này, ngoài chất lượng dinh dưỡng cao, ít bị hư hỏng (không gãy bìa mép khi thu hái) và dễ bảo quản (giữ được lâu ở dạng tươi).
  •  Khi hái nên hái từng chùm (nếu dạng chùm) không nên tách tai lẽ và vì vậy cần tính toán sao cho có lợi nhất. Lưu ý là cần làm vệ sinh sạch sẽ gốc nấm còn sót lại trong bịch nấm. Nấm hái xong, nên cắt gốc cho sạch và cho vào túi nylon có đục nhiều lỗ nhỏ (thông khí, tế bào nấm không bị ngộp chết). Thu hoạch đợt 1 ở cổ bịch xong (chừng 4 – 5 ngày) ta ngưng tưới trong khoảng 2 ngày để tơ nấm phục hồi. Nếu thấy bịch đã xốp nhẹ thì có thể dồn nén bịch lại. Chế độ chăm sóc sau đó giống như ban đầu. Tuỳ theo giống nấm, có thể thu hoạch khoảng 6 – 12 đợt, mỗi đợt cách nhau chừng 15 – 20 ngày trong khoảng 3 – 8 tháng (giống bào ngư Nhật khoảng hơn 8 tháng) khi bịch đen và tóp lại thì ngưng. Năng suất thu hoạch nấm dao động trong khoảng 40 – 60% so với trọng lượng bịch.

Chú ý: khi vào nhà trồng nấm phải mang khẩu trang để tránh bào tử nấm bay vào mũi gây hại đường hô hấp.

3/ Một số điểm lưu ý khi trồng nấm bào ngư xám

  • Nhạy cảm với môi trường: ngoài các tác nhân ảnh hưởng như nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng,…. nấm bào ngư đặc biệt nhạy cảm với tác nhân gây ô nhiễm môi trường như hóa chất, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, kể cả trong nguyên liệu cũng như không khí và môi trường xung quanh khu vực nuôi trồng. Trong điều kiện ô nhiễm trên, tai nấm sẽ bị biến dạng hoặc ngừng tạo quả thể. Vì vậy, khi nấm bào ngư phát triển tốt thì nấm thu hoạch được chắc chắn sẽ là một loại rau sạch.
  •  Dịch bệnh gây hại nấm: chủ yếu là mốc xanh Trichoderma và ấu trùng ruồi nhỏ. Đối với mốc xanh, có thể hạn chế bằng cách khử trùng tốt nguyên liệu hoặc nâng pH. Đối với ấu trùng ruồi nhỏ, để ngăn ngừa nhà trồng cần có lưới chắn và vệ sinh nhà trại, không cho ổ dịch phát sinh.
  • Dị ứng do bào tử nấm bào ngư: nếu hít phải có triệu chứng khó thở, có nhiều vết đỏ ở tay, nhức đầu, ho và sốt. Khắc phục bằng cách đeo khẩu trang khi vào nhà nuôi trồng, tưới ẩm cho nhà trồng.

4/ Bảo quản chế biến nấm bào ngư xám

A/ Bảo quản nấm bào ngư

  • Nấm bào ngư trong điều kiện được giữ lạnh ở 5 – 8oC, có thể giữ tươi từ 5 – 7 ngày. Ở điều kiện gia đình có tủ lạnh, nấm bào ngư nên được bảo quản ở ngăn rau.
    Nấm bào ngư dễ làm khô, chỉ cần dàn mỏng để nơi thoáng có gió là nấm khô quéo lại. Nếu phơi và sấy thì thời gian càng nhanh hơn. Nhiệt độ sấy khoảng 50oC. Thường nấm khô có mùi thơm đặc trưng hơn nhưng không giòn, ngọt như nấm tươi. Tỉ lệ nấm khô/nấm tươi là 1/10 (10 kg tươi thu được 1kg nấm khô).
  • B/ Chế biến nấm bào ngư:
    Đun sôi nước, thả nấm vào trong 1 – 2 phút, vớt ra ngâm trong nước lạnh, vớt ra để ráo nước cho nấm săn chắc và hết mùi ngái, rồi mới chế biến.
  • Nấm chế biến thành nhiều món ăn: nấu cháo, nấu canh, xào mì với thịt, làm nem, chiên với trứng, muối xã ớt chiên, nướng, pha lẫn với giò nạt
  •  Với nấm sấy khô: rửa sạch trụng qua nước sôi 1 –2 phút để chế biến như nấm tươi.
    Chú ý: không nên ăn quá nhiều nấm. Định lượng 200g/người/bữa. Không cần thêm bột ngọt vì nấm đã đủ ngọt, phải nấu chín, không nấu tái.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Bệnh sương mai và biện pháp phòng trừ

Triệu chứng bệnh sương mai do nấm Peronospora parasitica

Vết bệnh xuất hiện bắt đầu từ mép lá và ở phần cuối cuống lá. Vết bệnh hình tròn hoặc bán nguyệt. Đầu tiên màu xanh xám rồi chuyển sang xanh tối cuối cùng là màu đen. Giữa mô bệnh và mô khoẻ không có ranh giới ở mặt dưới lớp bệnh có 1 lớp mốc xám bao phủ lên.

Triệu chứng bệnh sương mai trên lá bắp cải                                 Triệu chứng bệnh sương mai trên lá bắp cải

Triệu chứng bệnh sương mai trên bắp cải cuốn                             Triệu chứng bệnh sương mai trên cây bắp cải cuốn

Điều kiện phát sinh bệnh sương mai do nấm Peronospora parasitica

Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ > 80%, bào tử nẫy mầm. Nhiệt độ thích hợp 24 – 30oC, tối thiểu 10 – 13oC đây là khoảng nhiệt độ cần thiết để cho động bào tử nang nẫy mầm

Khi nhiệt độ thấp bệnh phát triển mạnh vì nó phóng ra động bào nang nhiều. Ẩm độ càng cao cây sinh trưởng tốt, động bào nang phóng ra nhiều động bào tử và nó xâm nhập gây hại cho cây trồng (Nhiệt độ thích hợp 18-22oC, tối thiểu = 12oC).

Đêm mát và nhiệt độ ngày vừa phải (nhiệt độ tối thích là 15 -18oC) kèm theo độ ẩm không khí cao thuận lợi cho bệnh phát triển. Ẩm độ cao thường xuất hiện trong mùa mưa, trong thời gian có nhiều sương, hoặc khi áp dụng biện pháp thưới phun mưa và khi mật độ trồ ng dày. Màng sương hay màng nước do m ưa phùn tạo ra trên các tán lá cho phép các bào tử nảy m ầm, xâm nhập và sản sinh ra nhiều bào tử nữa trên cây chủ mẫn cảm trong vòng 4 ngày.

Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai do nấm Peronospora parasitica

  • Chọn giống kháng bệnh, cây khoẻ.
  • Tiến hành các biện pháp vệ sinh đồng ruộng như dung luống ươm sạch, không trồng các cây họ hoa thập tự khác, huỷ bỏ các tàn dư cây trồng và cây dại họ hoa thập tự.
  •  Chọn địa điểm trồng và mật độ trồng phù hợp để cây có thể tiếp xúc với ánh sang mặt trời trong cả ngày.
  •  Tỉa bớt cây con để khoảng cách 2-3 cm. Các cây con trồng quá dày sẽ làm độ ẩm không khí cao và tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của bệnh.
  •  Để giảm sự lan truyền của bệnh qua tay người hoặc máy móc, hạn chế làm việc trên ruộng khi cây ướt.
  • Không cần đến các biện pháp phòng trừ khi các triệu chứng bệnh xuất hiện trên cây lớn ở cuối giai đoạn sinh trưởng.
  •  Xử lý hạt trước khi gieo (Zineb 0,05%).

Dùng thuốc: Mancozeb 80 WP, Ridomil MZ 72WP

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Vai trò của vi sinh vật đối kháng

Hướng phòng trừ bệnh sinh học đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và cho ra các chế phẩm sinh học có nhiều triển vọng.

Đây là một trong những phương pháp phòng chống có hiệu quả khả quan. Hiện nay, để phòng trừ các loại nấm gây bệnh hại cây trồng, giúp cây trồng phát triển tốt hơn, làm cho tác nhân gây bệnh không kháng thuốc, an toàn với môi trường sinh thái, phù hợp với xu hướng an toàn nông nghiệp hiện nay. Tìm ra các chủng vi sinh vật có khả năng kháng nấm bệnh là biện pháp phổ biến của công tác phòng trừ sinh học. Cơ chế đối kháng với vi sinh vật gây bệnh là chủng vi sinh vật có thể tiết ra chất kháng sinh, cạnh tranh về dinh dưỡng hoặc tấn công trực tiếp lên tơ nấm gây bệnh, hay tiết ra những chất kích thích sinh trưởng giúp cho cây trồng tăng khả năng kháng bệnh.

Bacillus là một tác nhân sinh học đầy tiềm năng trong việc phòng trừ bệnh hại cây trồng. Chúng có khả năng đối kháng các loại vi nấm gây bệnh với phổ tác động rộng, không gây hại cho con người và cây trồng. Mặt khác, Bacillus còn tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ khó phân hủy thành những chất hữu cơ đơn giản cho cây trồng dễ sử dụng, giúp cải tạo đất, khống chế và tiêu diệt một số loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng bởi các chức năng sinh học chuyên biệt của chúng. Vi khuẩn Bacillus subtilis nằm trong nhóm vi khuẩn có khả năng đối kháng với một số nấm gây bệnh cho cây. Trong các vi sinh vật đối kháng, vi khuẩn Bacillus được chứng minh có khả năng đối kháng với nhiều loại nấm như: Rhizoctonia, Sclerotinia, Fusarium, Pythium và Phytopthora và một số vi khuẩn khác nhờ vào khả năng sinh ra các chất kháng sinh (Lê Đức Mạnh và ctv, 2003; Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thu Hoa, 2005; Nguyễn Xuân Thành và ctv 2003, Võ Thị Thứ, 1996).

Bacillus subtilis

Trichoderma là một loại vi nấm được phân lập từ đất, thường hiện diện ở vùng xung quanh hệ thống của rễ cây. Đây là loại nấm hoại sinh có khả năng ký sinh và đối kháng trên nhiều loại nấm bệnh cây trồng. Nhờ vậy, nhiều loài Trichoderma spp. đã được nghiên cứu như là một tác nhân phòng trừ sinh học và đã được thương mại hóa thành thuốc trừ bệnh sinh học, phân sinh học và chất cải tạo đất (Harman & ctv, 2004). Có khả năng phòng trị, cạnh tranh hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh giúp cải thiện sức khỏe của cây; Kích thích sự phát triển của rễ nhờ tiết ra các chất điều hòa sinh trưởng. Tính đối kháng với các nấm hại này bằng cách cạnh tranh dinh dưỡng, ký sinh với nấm hại hoặc tiết kháng sinh, enzyme phân hủy vách tế bào nấm gây bệnh cây trồng. Cơ chế tác động chính của nấm Trichoderma là ký sinh và tiết ra các kháng sinh trên các loài nấm gây bệnh. Ngoài hiệu quả trực tiếp trên các tác nhân gây bệnh cây, nhiều loài Trichoderma còn định cư ở bề mặt rễ cây giúp thay đổi khả năng biến duỡng của cây, nhiều dòng nấm đã kích thích sự tăng trưởng của cây, gia tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cải thiện năng suất cây và giúp cây kháng được bệnh

Trichoderma harzianum

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam