Danh mục các loại chế phẩm vi sinh hữu ích cho nông nghiệp hữu cơ

     Các sản phẩm chế phẩm sinh học

1. Chủng vi sinh vật xử lý phụ phẩm nông nghiệp

Các chủng vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm mùn hóa nhanh các phụ phẩm nông nghiệp có nguồn thành phần celullose cao (bã bùn mía, mụn xơ dừa, rơm rạ,…) để sản xuất phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh

2. Phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh có khả năng thay thế ít nhất 25-50% phân đạm và lân hóa học, năng suất cây trồng tăng (trung bình 10%)
Giúp cây khoẻ, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh
Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật
Giảm lượng NO3– tồn đọng trong nông sản
Cải tạo đất
Giảm chi phí cho sản xuất

3. Chế phẩm vi sinh vật cố định đạm cộng sinh cây họ đậu (Rhizobium sp.

Tăng cường sự cố định N của khí trời nhằm cung cấp thêm đạm cho cây trồng
Nâng cao năng suất và phẩm chất nông sản, duy trì và cải tạo độ phì nhiêu của đất
Cung cấp các chất kháng sinh phòng chống sâu bệnh hại

4. Chế phẩm và phân vi sinh vật cố định đạm sống tự do (Azotobacter), hội sinh (Azospirillum)

Tăng cường cung cấp đạm cho cây trồng
Có khả năng cải tạo đất và kích thích sinh trưởng cho cây trồng
Làm tăng năng suất từ 5 – 10%

5. Chế phẩm và phân vi sinh vật phân giải lân

Tăng cường cung cấp thêm lân (P) dễ tiêu
Phát huy hiệu quả của phân lân
Tăng cường sức hoạt động của các loại VSV khác trong đất
Cung cấp các chất điều hòa sinh trưởng
Cung cấp các chất kháng sinh phòng chống sâu bệnh hại

6. Chế phẩm và phân vi sinh vật kích thích, điều hòa sinh trưởng thực vật

Kích thích, điều hòa sinh trưởng thực vật
Có khả năng sinh tổng hợp các hoạt chất sinh học có tác dụng điều hòa hoặc kích thích quá trình trao đổi chất của cây
Giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, tăng năng suất
Làm tăng khả năng nảy mầm của hạt, tăng trọng lượng hạt, thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hồ tiêu

 

Thời gian gần đây, giá hồ tiêu ở VN tăng cao khiến nông dân các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kom Tum… mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh tăng năng suất. Tuy nhiên, do phát triển tự phát, thiếu quy hoạch và hạn chế về quy trình chăm sóc khiến dịch hại trên cây tiêu ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm ngày càng phổ biến và đang trở thành mối đe dọa trực tiếp đến nguồn thu nhập của nhiều hộ nông dân. Đáng báo động, để phòng trừ và ngăn ngừa dịch bệnh này, rất nhiều nông dân đã tự ý sử dụng đủ loại thuốc BVTV hóa học, dẫn đến làm suy thoái đất trồng, ô nhiễm đất và nước, nhưng hiệu quả quản lý dịch hại và kinh tế không cao.

Thuốc trừ bệnh Hồ tiêu

Nhận thấy tác hại của thuốc hóa học, gần đây, nhiều hộ trồng tiêu ở Tây Nguyên đã có ý thức về việc sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học để thay thế, trong đó phổ biến là sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học BIOBUS 1.00WP (Trichoderma viride 1%) để phòng trị, quản lý dịch bệnh chết nhanh, chết chậm.

Cụ thể, thuốc trừ bệnh sinh học BIOBUS 1.00WP có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm gây bệnh khác, giết nhiều loài nấm gây thối rễ (tác nhân gây nên bệnh chết nhanh, chết chậm) như Phitophthora, Pythium, Fusarium…

Cơ chế trừ bệnh của Trichoderma viride (BIOBUS 1.00WP) cụ thể như sau: Nó tiết ra một enzyme làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại và biến nó thành thức ăn, tạo nên những hữu cơ có lợi. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loài nấm gây thối rễ. Nó còn giúp tái tạo, phục hồi các rễ bị tổn thương do tuyến trùng hoăc rệp sáp gây ra, tạo ra chất có hoạt tính tương tự như “thuốc kháng sinh” kìm hãm sự tăng trưởng của tác nhân gây bệnh. Đồng thời nó giống như một dạng “ký sinh” có tác dụng giết chết các loài gây bệnh, tiết ra các enzyme phân huỷ chúng.

Ngoài ra, BIOBUS 1.00WP còn giúp ủ phân hữu cơ mau hoai mục, tăng sinh khối vi sinh vật có lợi; bảo vệ cây khỏi tác nhân gây bệnh; giảm thiểu thuốc hóa học để trừ sâu bệnh; giảm lượng phân hoá học; giảm ô nhiễm môi trường; giúp đất tơi xốp, hạn chế cỏ dại…

Cách sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học BIOBUS 1.00WP: Bà con pha một gói loại 20 gr với 16 lít nước, sau đó phun ướt đẫm đều cho tất cả các bộ phận của cây trồng hoặc sục gốc hồ tiêu. Tiến hành hòa tưới hoặc sục gốc, phun trên cây khi trời mát không mưa, mỗi lần cách nhau 3 – 4 ngày và áp dụng 2 – 3 lần liên tục (nhưng tốt nhất xử lý vào đầu, giữa và cuối mùa mưa, không nên phối trộn với thuốc BVTV hóa học khác và độ pH đất từ 6-7 để phòng trừ bệnh đạt hiệu cao hơn).

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Vai trò của vi sinh vật đối kháng

Hướng phòng trừ bệnh sinh học đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và cho ra các chế phẩm sinh học có nhiều triển vọng.

Đây là một trong những phương pháp phòng chống có hiệu quả khả quan. Hiện nay, để phòng trừ các loại nấm gây bệnh hại cây trồng, giúp cây trồng phát triển tốt hơn, làm cho tác nhân gây bệnh không kháng thuốc, an toàn với môi trường sinh thái, phù hợp với xu hướng an toàn nông nghiệp hiện nay. Tìm ra các chủng vi sinh vật có khả năng kháng nấm bệnh là biện pháp phổ biến của công tác phòng trừ sinh học. Cơ chế đối kháng với vi sinh vật gây bệnh là chủng vi sinh vật có thể tiết ra chất kháng sinh, cạnh tranh về dinh dưỡng hoặc tấn công trực tiếp lên tơ nấm gây bệnh, hay tiết ra những chất kích thích sinh trưởng giúp cho cây trồng tăng khả năng kháng bệnh.

Bacillus là một tác nhân sinh học đầy tiềm năng trong việc phòng trừ bệnh hại cây trồng. Chúng có khả năng đối kháng các loại vi nấm gây bệnh với phổ tác động rộng, không gây hại cho con người và cây trồng. Mặt khác, Bacillus còn tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ khó phân hủy thành những chất hữu cơ đơn giản cho cây trồng dễ sử dụng, giúp cải tạo đất, khống chế và tiêu diệt một số loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng bởi các chức năng sinh học chuyên biệt của chúng. Vi khuẩn Bacillus subtilis nằm trong nhóm vi khuẩn có khả năng đối kháng với một số nấm gây bệnh cho cây. Trong các vi sinh vật đối kháng, vi khuẩn Bacillus được chứng minh có khả năng đối kháng với nhiều loại nấm như: Rhizoctonia, Sclerotinia, Fusarium, Pythium và Phytopthora và một số vi khuẩn khác nhờ vào khả năng sinh ra các chất kháng sinh (Lê Đức Mạnh và ctv, 2003; Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thu Hoa, 2005; Nguyễn Xuân Thành và ctv 2003, Võ Thị Thứ, 1996).

Bacillus subtilis

Trichoderma là một loại vi nấm được phân lập từ đất, thường hiện diện ở vùng xung quanh hệ thống của rễ cây. Đây là loại nấm hoại sinh có khả năng ký sinh và đối kháng trên nhiều loại nấm bệnh cây trồng. Nhờ vậy, nhiều loài Trichoderma spp. đã được nghiên cứu như là một tác nhân phòng trừ sinh học và đã được thương mại hóa thành thuốc trừ bệnh sinh học, phân sinh học và chất cải tạo đất (Harman & ctv, 2004). Có khả năng phòng trị, cạnh tranh hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh giúp cải thiện sức khỏe của cây; Kích thích sự phát triển của rễ nhờ tiết ra các chất điều hòa sinh trưởng. Tính đối kháng với các nấm hại này bằng cách cạnh tranh dinh dưỡng, ký sinh với nấm hại hoặc tiết kháng sinh, enzyme phân hủy vách tế bào nấm gây bệnh cây trồng. Cơ chế tác động chính của nấm Trichoderma là ký sinh và tiết ra các kháng sinh trên các loài nấm gây bệnh. Ngoài hiệu quả trực tiếp trên các tác nhân gây bệnh cây, nhiều loài Trichoderma còn định cư ở bề mặt rễ cây giúp thay đổi khả năng biến duỡng của cây, nhiều dòng nấm đã kích thích sự tăng trưởng của cây, gia tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cải thiện năng suất cây và giúp cây kháng được bệnh

Trichoderma harzianum

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam