Tìm đầu ra bền vững cho cam Cao Phong

Cam Cao Phong ngày càng được nhiều người tiêu dùng trong cả nước biết đến là một loại đặc sản của tỉnh Hòa Bình.

Cam Cao Phong có màu sắc hấp dẫn và thơm ngon

Sau hơn 2 năm được cấp chỉ dẫn địa lý, cùng với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, cam Cao Phong ngày càng được nhiều người tiêu dùng trong cả nước biết đến là một loại đặc sản của tỉnh Hòa Bình có chất lượng thơm ngon và an toàn. Diện tích trồng cam Cao Phong không ngừng được mở rộng qua mỗi năm. Sản lượng ngày càng tăng nhanh chóng. Đây cũng là lúc cần đến những giải pháp kết nối, tiêu thụ tìm đầu ra ổn định, để giữ gìn và phát triển bền vững thương hiệu cho loại nông sản nổi tiếng này.

Cần kết nối tiêu thụ bền vững

Khi những đồi cam ở Cao Phong bắt đầu chín vàng, cũng là lúc tư thương khắp nơi tấp nập đến tận vườn để gom hàng đưa về các tỉnh, thành tiêu thụ. Ông Trần Văn Tuyên ở khu 4, thị trấn Cao Phong chia sẻ, gia đình ông trồng cam từ năm 2004 đến năm 2008 bắt đầu cho thu hoạch. Nhận thấy tiềm năng từ loại cây trồng này, ông Tuyên tiếp tục đầu tư hợp tác, liên kết mô hình 50/50 (người đầu tư vốn hợp tác với người có đất), đến nay đã có 17ha cam. Mỗi hec-ta cho sản lượng khoảng 30 tấn. Mùa cam năm nay, giá đầu vụ tương đối ổn định, người trồng cam Cao Phong phấn khởi vì có lãi.

Ông Trần Văn Tuyên cho hay, 1ha thu về cả gốc lãi 700-800 triệu đồng. Cam Cao Phong có thương hiệu và chất lượng, an toàn thực phẩm tốt. Với giá đầu vụ người trồng cam cũng phấn khởi vì có lợi nhuận. Các năm trước chất lượng cam Cao Phong chưa cao, chưa có thương hiệu, tiêu thụ chủ yếu ở chợ đầu mối. Nhưng 3-4 năm trở lại đây có thương hiệu người tiêu dùng trong nước biết đến.

Nông dân Cao Phong chăm sóc cam theo quy trình VietGAP

Cam Cao Phong vốn có nguồn gốc từ cam Xã Đoài (Nghệ An), nhưng khi được trồng tại huyện vùng núi Cao Phong đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu mát mẻ, nên cam ở đây có những nét đặc trưng như mùi hương thơm mát, mọng nước, vị ngọt nhẹ, vỏ quả màu vàng óng đẹp mắt. Năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, khiến cho loại cam này càng được nhiều người tiêu dùng biết đến là một thương hiệu nổi tiếng.

Điều mà người trồng cam nơi đây trăn trở là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Cho đến nay, các chủ vườn vẫn tự tìm mối tiêu thụ, trông chờ vào các tư thương đến tận vườn thu mua. Cũng bởi vậy mà có những năm cam được mùa nhưng bị tư thương ép giá. Các chủ vườn chưa kết nối được với các chợ đầu mối, các hệ thống siêu thị, mà chủ yếu là qua tư thương.

Đầu ra của cam Cao Phong chủ yếu thương lái thu mua

Ông Nguyễn Đình Bang, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cao Phong cho rằng cần có kết nối chặt chẽ, tạo kênh tiêu thụ ổn định cho người trồng cam. “Bây giờ đang hình thành chuỗi sản phẩm. Hội trồng cam và hội nông dân đang có ý tưởng sang năm có chuỗi tiêu thụ cho nông dân. Vừa rồi cũng có nhiều siêu thị muốn ký hợp đồng nhưng còn một số vấn đề nên chưa ký được. Còn từ năm sau, với một số tiêu chí, họ ký trực tiếp từng hộ. Hội trồng cam sẽ đứng ra để làm đầu mối ký với các hộ, vận chuyển đưa ra các siêu thị”.

Không phát triển ồ ạt

Những năm gần đây, diện tích, sản lượng cam ở Cao Phong liên tục tăng. Năm 2010, mới có 557 ha cam, quýt, sản lượng đạt 9.000 tấn. Sau 6 năm, diện tích tăng lên 2.000 ha, sản lượng đạt tới 23.000 tấn. Diện tích trồng cam và sản lượng đang tăng lên nhanh chóng qua mỗi năm, vừa là niềm vui vừa là nỗi lo của người trồng cam. Nhờ giá trị sản phẩm ngày càng được nâng cao sau khi được cấp chỉ dẫn địa lý đã có hàng trăm hộ trồng cam trong huyện có thu nhập từ 1 đến gần 10 tỷ đồng/năm. Thế nhưng nếu không tìm hướng tiêu thụ bền vững, nguy cơ các chủ vườn sẽ rơi vào cảnh được mùa rớt giá, hoặc bị ép giá.

Ông Tạ Đình Đào, một chủ vườn có 10ha cam ở Cao Phong cho rằng: “Đầu ra từ trước giờ toàn thương lái đến tận vườn. Có những lúc thương lái ép không bán được hàng. Một vài năm trở lại đây thì không đến nỗi nhưng về lâu dài thì cần có đầu mối tiêu thụ để ổn định cho nông dân. Như sang năm trở đi cam sẽ nhiều hơn. Hiện đã có 2000 ha cam. Nếu thu trong vòng 1.700 – 1.800 ha thì có tới 60.000 – 70.000 tấn cam, nhiều quá không tiêu thụ hết sẽ ế ẩm”.

Theo ông Quách Văn Ngoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong, những năm gần đây, diện tích cam tăng lên nhanh chóng vì người dân thấy hiệu quả nên đã rót vốn đầu tư. Tuy nhiên, huyện đã quy hoạch cụ thể về diện tích trồng cam và kiểm soát chất lượng để giữ gìn thương hiệu cam Cao Phong. Bên cạnh đó cũng đã thành lập ban kiểm soát chỉ dẫn địa lý nhằm tăng cường quản lý. Tới đây, địa phương sẽ nghiên cứu về việc sản xuất bao bì, gắn tem nhãn riêng cho cam Cao Phong để người tiêu dùng dễ nhận biết. Ngoài ra, việc mở rộng xuất khẩu cam Cao Phong cũng đã được tính đến để tạo thêm kênh tiêu thụ cho nông dân.

Ông Quách Văn Ngoan cho biết, “trước mắt là thị trường trong nước. Sau khi thị trường trong nước cung cầu đảm bảo thì hướng đến xuất khẩu. Muốn xuất khẩu thì cũng phải có các nhà máy chế biến. Hiện huyện cũng đã có một số dự án nhà máy sơ chế ban đầu. Trong tương lai đây cũng là hướng mở tốt để bà con có giá thành đảm bảo trên thị trường trong nước và quốc tế”.

Cam Cao Phong đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển nông nghiệp của địa phương. Cùng với việc phát triển quy mô sản xuất, chất lượng cam Cao Phong cũng tốt hơn nhờ kỹ thuật canh tác, quy trình sản xuất sạch. Vấn đề còn lại, là cần tạo dựng được kênh tiêu thụ ổn định cho nông dân. Không chỉ kết nối trong nước mà còn tìm cách vươn ra thị trường thế giới. Quan trọng nhất là phải giữ được thương hiệu cam Cao Phong, mà điều đó phải bắt đầu từ cái tâm của người sản xuất, mang ra thị trường sản phẩm sạch và an toàn, để có được niềm tin của người tiêu dùng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật canh tác Cỏ Ba lá – Trifolium repens

Cỏ ba lá có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi bởi đây là giống cỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nó có một hàm lượng protein, và phong phú. Hạt và hoa của chúng cũng có ích cho con người.

Đất và canh tác

Cỏ ba lá có sức đề kháng mạnh, khả năng thích ứng rộng, không yêu cầu nghiêm ngặt về đất, miễn là lượng mưa đầy đủ, nóng ẩm, thoát nước tốt, không thích hợp với đất mặn tuy nhiên vẫn có thể phát triển bình thường, thậm chí trong vườn có thể được trồng được . Hạt giống cỏ ba lá nhỏ màu trắng, cây giống thường yếu, tăng trưởng cây giống là rất chậm, cho nên việc bảo tồn cây giống chuẩn bị phải tốt, cho dù mùa xuân hoặc mùa thu, chúng ta phải tiến chuẩn bị ánh sáng, dọn sạch rác rến. Cứ 10 đến 15 ngày, lại cày bừa, san lấp mặt bằng, nghiền nhỏ và làm tơi xốp đất gieo hạt giống.

Phì nhiêu

Kết hợp với cày sâu đủ phân bón cơ bản, phân bón hữu cơ cho 0,4ha là 1500-2000 kg, trộn với 15-20 kg supe lân, ủ từ 20 đến 30 ngày để xảy ra quá trình lên men trong môi trường ẩm ướt tích lũy vật chất dinh dưỡng , sau đó trước khi gieo trồng bón thêm 5 ~ 8 kg/0.4 ha ammonium nitrate, để thúc đẩy tăng trưởng cây giống.

Gieo

Vì hạt giống cỏ ba lá tương đối cứng nên trước khi gieo ta cần sử dụng các biện pháp cơ học nhằm làm xước vỏ hạt hoặc ngâm vào axit sulfuric để ăn mòn vỏ hạt.

Phương pháp sử dụng axit Sulfuric là: ngâm 20-30 phút, loại bỏ và rửa sạch bằng nước, gieo hạt khô.

Mật độ gieo sạ 0,2-0,25 kg/0.4 ha. Độ sâu từ 1 đến 2 cm. Gieo hạt quá sâu thường khó mọc. Độ sâu gieo hạt phụ thuộc theo kết cấu đất và điều kiện độ ẩm để làm chủ.

Thời gian gieo sạ: mùa xuân, mùa hè, mùa thu có thể được, nhưng các khu vực cao hơn lạnh, trồng mùa xuân và mùa hè là tốt, chẳng hạn như hàng mùa thu, nên cây giống gieo vào đầu có thể phát triển theo thời gian có vào tháng Giêng để tạo thuận lợi cho mùa đông .

Quản lý

Sau khi gieo, nếu đất bị nén quá chặt, bạn nên kịp thời cào xới, taọ điều kiện cho hạt giống nảy mầm. Cây giống phát triển chậm nên để ngăn ngừa cỏ dại, cần làm cỏ 1-2 lần, phát hiện sâu bệnh để phòng và trị kịp thời.

Cỏ cần 2 năm để phát triển hoàn thiện, vào mùa xuân và mùa thu trước khi cỏ chuyển màu, cần cắt và tiến hành bừa xới, kết hợp bón phân làm tới xốp đất . Lượng phân bón: photphoric 20-25 kg/0.4 ha  canxi hoặc amoni phốt pho 5-8 kg/0.4 ha. Phân bón lúc này rất cần thiết, bởi sau một thời gian sinh trưởng, đất đã cạn dinh dưỡng. Lượng phân bón này giúp cho rễ mới của cỏ mọc ra nhanh chóng.

Nguồn: Bách khoa toàn thư Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Vì sao cam Cao Phong chưa từng phải nhờ đến cộng đồng “giải cứu”?

Đã từng có thời kỳ, để tiêu thụ được sản phẩm cam Cao Phong (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình), người trồng cam đã phải “mượn” tên cam Vinh, thậm chí xuất cam sang Trung Quốc, dán nhãn cam Trung Quốc rồi nhập trở lại Việt Nam.

Cam Cao Phong

Đó là thực tế đã diễn ra đối với người trồng cam Cao Phong trong quá khứ, khi những vườn cam chín khắp các triền đồi nhưng không có người mua. Thế nhưng, điều kỳ diệu đã xảy ra vào năm 2014, khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho cam Cao Phong. Từ đó, giá cam Cao Phong mua tại vườn đang từ mức giá 5.000 – 7.000 đồng/kg đã tăng lên từ 25.000 – 40.000 đồng, thậm chí đến thời điểm này cam Cao Phong mua tại vườn đang có mức giá lên đến 80.000 đồng/kg. Mức giá này là không tưởng so với trước đây khi chưa có Chỉ dẫn địa lý.

Câu chuyện về cam Cao Phong nói trên được bà Hà Nguyệt Thu, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Cục Sở hữu trí tuệ đưa ra để làm dẫn chứng về tầm quan trọng của Chỉ dẫn địa lý, như một gợi ý cho bài toán nông sản liên tục rơi vào cảnh được mùa – mất giá, thậm chí phải nhờ đến các chiến dịch “giải cứu” của cộng đồng.

Đúng là Chỉ dẫn địa lý mang lại giá trị cho quả cam Cao Phong, vậy Chỉ dẫn địa lý thuộc quyền của ai? Theo bà Hà Nguyệt Thu, đó là quyền sở hữu của nhà nước và nhà nước cho phép các tổ chức, cá nhân nhất định được thay mặt nhà nước thực hiện quyền đăng ký Chỉ dẫn địa lý, và khi thực hiện quyền đăng ký không đồng nghĩa với việc họ trở thành chủ sở hữu. Họ chỉ được quyền quản lý đối với Chỉ dẫn địa lý đó mà thôi.

Cam Cao Phong cuối vụ có giá lên đến 80.000 đồng/kg

“Chỉ những thương hiệu nào đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý thì lúc đó mới được coi là Chỉ dẫn địa lý, hoặc thời hạn bảo hộ cho Chỉ dẫn địa lý nhà nước quy định là được bảo hộ vô thời hạn, nhưng vẫn có điều kiện là khi nào các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính, đặc thù của sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý đó vẫn còn được duy trì thì hiệu lực của Chỉ dẫn địa lý vẫn còn. Trường hợp các yếu tố trên bị thay đổi, hiệu lực của Chỉ dẫn địa lý cũng sẽ chấm dứt”.

“Bài học không bao giờ là cũ đối với người Việt khi thương hiệu Cà phê Buôn Mê Thuột của Việt Nam bị rơi vào tay người Trung Quốc. Sau đó chúng ta đã phải áp dụng rất nhiều nỗ lực, bao gồm cả nỗ lực ngoại giao và các chi phí kinh tế, cùng sự vào cuộc của nhiều luật sư, chúng ta mới có thể thực hiện được thủ tục đăng ký Chỉ dẫn địa lý cho Cà phê Buôn Mê Thuột. Tuy nhiên, thực tế chúng ta cũng may mắn khi hệ thống pháp luật của Trung Quốc cho phép chúng ta có thể thực hiện việc hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu Cà phê Buôn Mê Thuột tại Trung Quốc. Giả sử trong hệ thống pháp luật của quốc gia khác không thể có cơ chế thực hiện quyền hủy bỏ hiệu lực của một Chỉ dẫn địa lý đã bị một chủ thể khác ở nước ngoài đăng ký tại lãnh thổ quốc gia họ, chúng ta đã không thể đòi được quyền của mình,” bà Hà Nguyệt Thu lấy ví dụ.

Câu chuyện trên cho thấy đây là bài học để các địa phương, người sản xuất luôn nhớ quyền với các tài sản sở hữu trí tuệ, trong trường hợp này là quyền đối với Chỉ dẫn địa lý.

Tại Cao Phong hiện nay, bên cạnh việc bán cam, các hộ dân còn phát triển sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc địa phương, du khách có thể tận hưởng dịch vụ homestay và tự mình hái cam.

Tuy nhiên, để có được thành công như cam Cao Phong, người dân phải đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm, họ cũng không tăng diện tích trồng cam một cách ồ ạt dẫn đến dư thừa nguồn cung.

Quyền SHTT thực chất chỉ là một công cụ góp phần vào thành công của doanh nghiệp. Để tạo sự thành công cho mình, doanh nghiệp cần giữ cho mình được chất lượng sản phẩm cũng như tất cả những thứ làm nên thương hiệu cho mình, nếu chỉ trông chờ duy nhất vào quyền SHTT cũng khó có thể làm nên thành công cho một thương hiệu.

Theo cafef.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Cách phân biệt cam Cao Phong

Để tránh mua phải cam Trung Quốc trà trộn cam Cao Phong và đánh giá đúng chất lượng cam của địa phương, người tiêu dùng cần biết cách phân biệt cam Cao Phong “xịn” và “dởm”.

Phân biệt cam Cao Phong và cam Trung Quốc

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cam được gắn mác là cam Cao Phong và được bày bán tràn lan tại giỏ hàng của những người bán rong, thậm chí là ở cửa hàng lớn mà giá chỉ vào khoảng 25.000 – 30.000 đồng/kg. Nhưng trên thực tế thì không phải vậy, người tiêu dùng đang bị đánh lừa bởi phần lớn là cam Trung Quốc được lấy từ chợ Long Biên (Hà Nội) mang đi bán.

Phần lớn cam ở chợ Long Biên là cam Trung Quốc với giá thành rẻ chỉ 15.000 đến 17.000 đồng/kg. Rẻ hơn rất nhiều so với cam Cao Phong. Không những thế, một số cửa hàng còn lấy tem cam Cao Phong để gán mác bên ngoài trái cam Trung Quốc rồi bán với giá thành rẻ từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg, mà người tiêu dùng không hề hay biết.

Do đó, để nhận biết được cam Cao Phong chuẩn và cam Trung Quốc trá hình, PV đã có cuộc trao đổi với chị Nguyễn Thị Thủy, chủ của hàng hoa quả sạch trên đường Láng, chị cho biết đa phần người mua đều không thể phân biệt được cam Cao phong chuẩn hay là hàng Trung Quốc vì mẫu mã khá giống nhau.

“Hai loại cam nhìn khá giống nhau, người mua cũng khó nhận ra được, tuy nhiên nếu mọi người chịu khó quan sát, để ý kĩ từ hình dáng cho đến chất lượng bên trong của quả là có thể nhận ra ngay đâu là cam chuẩn chính hiệu Cao Phong.

Khi chọn cam, bạn lưu ý nên chọn quả to, quả càng to chứng tỏ cam càng già. Vỏ cam lúc già cũng mỏng và bóng hơn các quả khác. Còn về màu sắc, có màu vàng nhạt, nếu thấy cam có màu vàng tươi, sậm, óng ả thì không nên mua vì rất có thể đó là cam Trung Quốc hoặc cũng có thể là một loại cam khác, người bán không có thông tin, giới thiệu không trung thực về nó.

Đây là đặc trưng rất quan trọng để phân biệt giữa giống cam được trồng ở Việt Nam và cam Trung Quốc. Ngoài ra, cam Cao Phong khi cắt có lá kèm theo thường bị héo sau vài tiếng. Riêng lá kèm theo quả cam Trung Quốc, sau mấy ngày liền lá vẫn cứ tươi như ở trên cây, vì được tẩm chất bảo quản”.

Ngoài cách trên mọi người có thể nhận biết cam Cao Phong chuẩn bằng cách nhìn kích cỡ và chất lượng bên trong quả cam.

“Về kích cỡ, cam Trung Quốc quả rất đều nhau, trọng lượng giữa các quả gần như tương đương nhau. Cam Cao Phong quả không đồng đều, có quả to, quả nhỏ.

Cam Cao Phong, khi thu hoạch vỏ dày, khi bổ ra có màu vàng đậm, có hạt, mùi thơm nồng, tỏa ra một mùi thơm rất hấp dẫn, đặc biệt không loại cam nào có được. Trong lòng quả có nhiều các gân trắng chia đều các múi. Cam Trung Quốc thường không có hạt, màu vạng nhạt, bổ ra không có mùi thơm đặc trưng”, chị Thủy nói.

Cam Cao phong vị đậm, ngọt, thanh mát

Cách chọn cam Cao Phong ngon, chuẩn

Mọi người hãy kiểm tra vỏ cam là biết ngay có phải cam Cao Phong không và có phải cam Cao Phong ngon không. Chỉ cần lấy móng tay bấm vào vỏ cam, thấy sụt nhẹ và tỏa ra mùi thơm phức thì đó chính là cam Cao Phong ngon. Lưu ý nếu thấy móng tay sụt sâu là cam còn non, không nên mua. Hoặc khi bấm móng tay vào không có mùi thơm – ban đầu là sực, hơi hắc, sau đó thì thơm nhẹ hơn – thì đó cũng chưa phải là cam chín, ăn cam lúc này sẽ bị chua hơn và không thơm.

Cam Cao Phong thơm ngon đúng chuẩn

Khi mua cam Cao Phong, cần đến các cửa hàng uy tín, có giấy phép bán hàng chuẩn, không ham rẻ, hãy là người tiêu dùng thông minh khi chọn thực phẩm cho cả gia đình.

Vùng đất Cao Phong – Hòa Bình, nhờ chất lượng ổn định mà hiện nay cam Cao Phong đã tạo được một chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Do vậy, người tiêu dùng cần nắm rõ kiến thức để nhận biết được cam Cao Phong chuẩn, nhằm bảo vệ được những loại quả quý của Việt Nam.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Vài nét là cỏ Ba lá – Trifolium Repens

Bộ Bộ Đậu (Fabales)
Họ Họ Đậu (Fabaceae)
Chi Chi Cỏ Ba Lá (Trifolium)
Loài Loài T. Repens
Tên khác Cỏ chìa ba, Ðậu chẻ ba hoa trắng
Tên khoa học Trifolium Repens L
Cây Cỏ Bạc Đầu – Kyllinga Nemoralis
Cây Xăng Sê – Sanchezia Speciosa Leonard

Mô tả: Cây thân thảo, bò lan trên mặt đất, sau vươn thẳng. Thân mềm, dài 30-60cm. Lá kép chân vịt, có 3 lá chét, hình trái xoan ngược, mép có răng, lá kèm hình mũi dùi. Chùm hoa ở nách lá; hoa nhỏ màu trắng phớt hồng, xếp sít vào nhau. Quả nhỏ, có mỏ nhọn, chứa 3-4 hạt.

Ra hoa tháng 5 đến tháng 10.

Cây Cỏ Ba Lá – Trifolium Repens
Thành Phần Cây Cỏ Ba Lá – Trifolium Repens
Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Trifolii Repentis.

Nơi sống và thu hái: Cây được nhập trồng và cũng gặp mọc hoang ở Sapa, tỉnh Lào Cai.

Thành phần hoá học: Trong cây có glucosid cyanogenetic với hàm lượng 6%, bao gồm lotaustralin và pinitol. Còn có các chất oestrogenic.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Là loại cỏ dùng làm thức ăn giàu protein cho gia súc. Ở Ấn Độ, người ta cho biết cỏ này độc đối với ngựa.

Cỏ 3 lá là một loại thảo dược quý, có thể được dùng như một loại thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, do thành phần dinh dưỡng chứa nhiều đạm (protein – nhiều hơn cả trong đậu tương), nên loại thảo dược này được khuyến cáo là không nên ăn sống, sẽ gây khó tiêu. Cách ăn tốt nhất là nên luộc kỹ từ 5 – 10 phút. Toàn thân đều được dùng làm thuốc. Thân lá hoa phơi khô nghiền nhỏ được coi là loại bột giàu dinh dưỡng, dùng bổ sung cho trẻ em, người già, người ốm dậy. Hoa khô hãm uống như chè, có tác dụng thải độc, dưỡng da rất tốt.

Về tác dụng dược lý thì loài cỏ 3 lá hoa đỏ được coi là tốt nhất, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ vì có chứa thành phần phytoestrogen – một loại hormone tự nhiên. Bởi vậy, cỏ 3 lá hoa đỏ có tác dụng cải thiện tâm trạng, ngăn chặn phát hỏa, cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa loãng xương, tăng cường sức khỏe cho tim mạch và ham muốn tình dục cho phụ nữ tiền mãn kinh. Các tác dụng dược lý khác của cỏ 3 lá hoa đỏ còn có thể kể đến: Hỗ trợ phòng chống loãng xương, làm đẹp da, nở ngực, đặc biệt, hỗ trợ phòng ngừa ung thư vú, ung thư da.

Nguồn: Y dược Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Cách nuôi cá Vàng không bị chết (P2)

Thả cá vào hồ đúng cách

Không chỉ riêng đối với cá vàng mà với tất cả các loại cá cảnh khác, trong điều kiện thay đổi môi trường sống một cách đột ngột (từ chỗ bán cá về nhà, từ nơi này sang nơi khác) đều làm cho cá bị sốc dẫn đến cá không được khoẻ và dễ chết.
Thả cá đúng cách là một trong những công đoạn quan trọng
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hoặc quan tâm đến vấn đề này. Dưới đây là một cách thả cá đơn giản mà ai cũng có thể làm được:
  • Bước 1: Ngâm cả bịch cá còn cột dây thun vào hồ. Mục đích giúp nhiệt độ nước trong hồ và trong bịch cá cân bằng nhau, mặc khác giúp cá quen với khung cảnh trong hồ.
  • Bước 2: Mở bịch ra và múc một ít nước từ trong hồ cho vào bịch. Tiếp tục cho thêm nước vào bịch (mỗi lần cách nhau 5 phút). Mục đích là để cá quen dần với nguồn nước mới.
  • Bước 3: Từ từ nghiêng bịch để cá tự động bơi ra. Không nên trút bịch cá quá nhanh.

Sau khi thả cá vào hồ hãy quan sát hành động của chúng:

  • Nếu cá bơi lội bình thường như lúc ở tiệm thì bạn đã thành công.
  • Nếu thấy cá bơi hoảng loạn và đâm đầu vào bể hay các vật trang trí thì bạn hãy dời bể cá đến nơi không có người qua lại, không có tiếng động để chúng hồi phục lại và quen với hồ mới, nếu không chúng sẽ chết chỉ trong vài ngày.

Cho cá ăn

Thức ăn cho cá vàng tương đối da dạng, gồm 2 loại dạng viên và dạng mảnh. Loại thức ăn dạng viên chìm tương đối chậm trong nước, rất tốt cho cá cảnh, trong đó có cá vàng vì các loại cá ở mặt bể hay đáy bể đều có thể ăn được. Cũng cần lưu ý chỉ nên cho cá ăn trong khoảng 3 phút. Đối với loại cá vàng còn nhỏ và đang phát triển, hãy cho ăn 2-3 lần một ngày. Đối với loại cá vàng lớn hơn, 1 lần/ngày là đủ. Bạn cũng có thể bổ sung thêm vào chế độ ăn của cá vàng giun sống và tôm, lưu ý phải là loại có sẵn từ các cửa hàng hồ cá.

Chăm sóc cá bệnh

Hãy quan sát cá vàng của bạn thường xuyên để phát hiện ra bất kì thay đổi nào trong đàn cá, đặc biệt chú ý nếu cá vàng xuất hiện các đốm trắng và nấm vây. Bạn hãy yên tâm là hầu hết các loại bệnh ở cá vàng đều có thể được chữa trị bằng thuốc. Nếu cá bị bệnh, hãy tìm mua loại thuốc phù hợp ở các cửa hàng hồ cá, khi cho thuốc vào hồ cá, trước hết hãy trộn đều nó vào một ly nước rồi từ từ đổ vào bể. Trong một vài trường hợp nếu cần, bạn buộc phải cách ly con cá càng bị bệnh trong một bể cá riêng để tránh lây nhiễm sang các con cá khác.

Thay nước cho hồ thủy sinh

Bạn có biết, cá vàng sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh hơn nếu như được nuôi dưỡng trong một môi trường nước an toàn. Chính vì thế, hãy thay nước và vệ sinh bể cá thường xuyên và định kỳ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thay một phần nước thay vì thay toàn bộ để cá không gặp khó khăn trong việc thích nghi với một môi trường nước hoàn toàn mới.

Cách chăm cá vàng đẻ

Cá vàng ba đuôi rất dễ sinh sản, đẻ nhiều và tỷ lệ sống rất cao ta có thể cho ép từng cặp hoặc cho ép theo bầy.

Chọn cá bố mẹ : Cá vàng trống có hình dáng thon đều cân đối, cá mái thì bụng to, đầu hơi nhỏ hình dáng không được cân đối đặc biệt khi sắp tới kỳ sinh sản thì bụng cá mái rất to có thể bị méo lệch về một bên nhìn rất rõ trong giống như bị có tật do mang nhiếu trứng.

Chuẩn bị hồ cho cá sinh sản : hồ cho cá vàng sinh sản phả tương đối lớn >50lít nước, mặt hồ phải rộng, trong hồ nên đặt nhiều rong lục bình hoặc bèo tây khi cá sinh sản thì trứng sẽ bám lên rong, rể lục bình và bám vào cả thành và dáy hồ. cá trước khi sinh sản thì ta nên bắt nhốt riêng cá tróng và cá mái riêng ra và cho ăn đầy đủ trong vòng 1-2 tuần lễ, cá vàng nếu cho ăn đầy đủ thì nuôi khoảng 6 tháng là có thể cho sinh sản được.

Ta có thể cho ép chung 1 trống 1 mái hoặc 1 trống nhiều mái hoặc một mái nhiều trống hoặc nhiều mái nhiều trống.

Trong sinh sản để kinh doanh thì người ta thường chọn phương pháp cho ép chung nhiều trống nhiều mái nhưng thường thì con trống phải nhiều hơn con mái. Sau khi chuẩn bị xong thì thả cá trống và cá mái vào trong hồ đẻ và cho ăn bình thường không cần phải che đậy nếu mặt hồ nhỏ thì ta phải bơm oxy khoảng 1 vài ngày sau thì ta thấy cá trống đuổi theo cá mái rất dữ lúc đó là cá đang đẻ hoặc bắt đầu đẻ, khi bị rượt đuổi cá trống sẽ cọ mình vào bụng cá mài thì cá mái sẽ đẻ trứng và cá trống sẽ sản sinh ra tinh trùng để thụ tinh cho những trứng đó,

Khi đẻ cá mài lội đến chổ có nhiều rong hoặc rê lục bình khi trứng đẻ ra sẽ bám vào đó, cá đẻ trứng rất nhiều ta có thể nhìn thấy nhiều trứng tròn nhỏ trong suốt nằm rời rạc bám trên hồ, trên rong hoặc trên rễ lục bình. Khi đẻ xong cá hết rượt đuổi nhau thi ta phải lập tức vớt hết cá mái và cá tróng ra hố khác hoặc ta cũng có thể nhẹ nhàng vớt hết rong và lục bình sang một hồ khác chừng hai ba ngày sau la trứng sẽ nở.

Cá con nở ra trong suốt mình thon dài chưa thấy đuôi chia ra, khoảng vài ngày sau cá con lớn ta sẻ thấy minh cá dài đuôi chia ra rất ngộ, ta cho cá con ăn bo bo hoặc lòng đỏ trứng gà, khoang 1-2 tuần sau có thể cho ăn lang quang, trùng chỉ được, từ tuần thứ ba trở đi cá bắt đầu có màu nếu có hồ rộng và cho ăn đầy đủ thì cá sẽ lớn rất nhanh, cá  vàng ba đuôi đẻ nhiều tỷ lệ sống cao nhưng tỷ lệ bi dị tậc cũng rất cao khoang >1 tháng thì ta nên lựa loại bỏ hết nhũng con bị dị tật, đèo đẹt chỉ chừa các con khoẻ mạnh, dáng đẹp nuôi để tiết kiệm chi phí thức ăn và giảm mật độ cá để chúng lớn nhanh.

Đến tháng thứ 2,3,4 ta cung tiếp tục loại bỏ bớt những con cá xấu đi chỉ chừa những con thật đẹp thôi.

Cách sinh sản nhân tạo : Ta có thể cho sinh sản nhân tạo băng cách chuẩn bị một cái tô hay một cái chén lớn, dưới đáy tô lót nhiều rong, tảo, rễ lục bình đổ nước săm sắp trước tiên ta bắt cá trống một tay nhẹ nhàng cầm cá đặt trong tô, tay kia dùng ngón tay vuốt dọc theo bụng cá ta thấy cá trống sẽ tiết ra rất nhiều dịch màu trắng, như nước cơm làm cho tô nước trở nên đục.

Kế đó ta có bắt con mái cũng làm tương tự như vậy cá mái sẽ đẻ trứng vào tô làm song ta chỉ cần mang nguyên tô đó đặt vào một hồ rong sau vài ngày cá sẽ nở. Do cá vàng rất dễ đẻ nên có khi chỉ cần thay nước hồ thì chúng cũng đẻ, bạn đừng ngạc nhiên khi vừa thay nước hồ xong thì nước đã bị đục như nước vo gạo bạn hãy nhìn kỹ sẽ thấy cá trứng cá vàng trong hồ của bạn và đó là nguyên nhân làm cho hồ trở nên đục như vậy.

Chúc các bạn có những chú cá vàng thật đẹp và ưng ý!

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Cách nuôi cá Vàng không bị chết (P1)

Làm sao nuôi cá vàng không bị chết? Câu hỏi này có lẽ được nhiều bạn yêu cá đặt ra. Các bạn có thể tham khảo thêm một vài thông tin qua bài viết dưới đây để có thể rút ra một vài kinh nghiệm cho việc nuôi cá trong thực tế của mình.

Cá Vàng cảnh

Cá Vàng (carassius auratus) là loài cá nước ngọt nhỏ thường được nuôi làm cảnh trong bể cá mini để bàn. Cá vàng là một trong những dòng cá được thuần hóa sớm nhất và ngày nay vẫn là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất cho cả bể cá trong nhà và hồ cá ngoài trời.
Cá vàng được thuần hóa từ loài cá giếc Phổ (Carassius gibelio), một loài cá giếc màu nâu xám sẫm bản địa của châu Á. Cá vàng được nhân giống theo màu lần đầu tiên tại Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước. Do chọn giống, cá vàng đã phát triển thành nhiều giống khác nhau và hiện có nhiều màu sắc và hoa văn đa dạng, có hình dạng và kích thước khác nhiều do với giống cá diếc được thuần hóa ban đầu.

Cá vàng là thành viên tương đối nhỏ của họ Cá chép, họ cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Ngoài cá vàng, trong họ Cá chép còn có các thành viên nổi tiếng khác như cá tuế, cá lưới, cá chép, cá trắm đen, cá trắm cỏ và cá chép Koi v.v. Quá trình chọn giống qua nhiều thế kỷ đã tạo ra nhiều kiểu màu sắc khác nhau, một số khác xa với màu vàng của cá vàng nguyên gốc. Cá cũng có những hình dáng khác nhau và kiểu vây, đuôi, mắt khác nhau. Một số loại cá vàng ở các thái cực phải được nuôi trong bể kính trong nhà vì chúng yếu hơn các giống gần với giống tự nhiên ban đầu. Một số giống khác như cá vàng Shubunkin lại khỏe hơn và có thể sống trong hồ cá ngoài trời.

Nuôi cá cảnh hiện đang trở thành xu hướng và sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc sao cho cá của mình khỏe mạnh và đẹp mắt. Đặc biệt đối với cá vàng, việc chăm sóc cần phải thực hiện kỹ lưỡng và chu đáo hơn rất nhiều, từ khâu cho cá ăn, thay nước trong bể đến chăm sóc khi cá bị bệnh. Dưới đây là một vài hướng dẫn cơ bản về cách nuôi cá vàng nhằm giúp cho quá trình chăm sóc cá vàng của bạn dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bể cá

Đa số người nuôi cá vàng đều thích nuôi trong bể tròn vì trông sẽ đẹp mắt hơn, tuy nhiên, đây lại không phải là loại bể cá cảnh lý tưởng. Bởi lẽ bể cá tròn tuy dễ mang đi mang lại và cọ rửa nhưng diện tích mặt nước lại quá nhỏ để có thể cung cấp lượng oxy cần thiết cho cá. Bạn nên lựa chọn loại bể có bề mặt phẳng, lớn xíu ví dụ như hồ cá treo tường, hồ thủy sinh dạng tủ, hồ cá để bàn… Cũng cần lưu ý rằng cá vàng không phải là vật nuôi hoàn toàn trong nhà, chúng sẽ khỏe mạnh hơn nếu như được nuôi ở môi trường bên ngoài, ví dụ như ao cá ở ngoài vườn.

Cách chuẩn bị bể nuôi cá vàng

Bể mới mua về phải được đổ nước cho đầy để kiểm tra sức chịu đựng, rịn nước nếu có.
Cho chuối xiêm chín đập dập thả vào hồ và ngâm nước khoảng 3 ngày để bay hết mùi keo và làm cho hồ sạch bề mặt (cách này cũng áp dụng tương tự cho hồ xi măng mới xây nhưng phải để một tuần sau đó mới xúc sạch hồ và đổ nước sạch vào, có thể dùng nước máy).
Bật máy lọc hoạt động liên tục trong 3 ngày và để đèn chiếu sáng (hồ xi măng cũng làm như vậy nhưng thời gian lọc nước có thể kéo dài hơn thì càng tốt, mục đích lọc nước là để nước trong và bay hết mùi clo) nhớ xả miếng lọc cho thật sạch.
Đối với hồ đã cũ bạn hãy cho nước vào ngập hồ, tiếp theo cho vào đó 1-2 kg muối (càng mặn càng tốt), ngâm hồ 2 ngày nhằm tiêu diệt những mầm bệnh như: ký sinh, nấm… Sau đó súc nước lại cho sạch, thay nước mới vào và thực hiện quy trình lọc nước giống như hồ mới.
Lưu ý:
Không được để bể cá tiếp xúc với xà phòng và các chất tẩy rửa.
Tuyệt đối không được dùng chậu thủy tinh tròn để nuôi cá vàng vì chúng sẽ chết chỉ sau vài ngày do không gian sinh sống bị bóp méo và thiếu oxy. Chậu thủy tinh tròn và những loại chậu có kích thước nhỏ khác chỉ thích hợp dùng để nuôi các loại cá nhỏ như cá betta, cá 7 màu, cá mún, cá bình tĩnh … Với số lượng tối đa là 3 con.

Vị trí thích hợp để đặt bể cá

Cá vàng là loại cá rất nhạy cảm với âm thanh và tiếng động, vì vậy nên đặt bể cá ở nơi yên tĩnh không có tiếng động và ít người qua lại hay nói chuyện lớn tiếng, tuyệt đối không gây tiếng động mạnh làm cho cá bị sốc. Không đặt hồ cá gần các thiết bị điện như Tivi, tủ lạnh, máy vi tính, … Vì sóng điện từ sẽ lan truyền vào nước làm cá bị chấn động và chết sau một khoảng thời gian nhất định.

Khi nào có thể thả cá vàng vào bể?

Có 3 cách nhận biết thời điểm thích hợp để thả cá:
Khi ngửi thấy nước không còn mùi clo.
Cho vài cọng rong xanh vào hồ và tắt máy lọc nước, sau 3 ngày thấy rong vẫn tươi xanh thì có thể thả cá được.
Cho vài con cá bảy màu vào, nếu thấy chúng vẫn ổn sau 1 ngày thì có thể thả cá vàng vào.

Lưu ý:Nếu bạn thả cá mà không thực hiện 1 trong các cách trên thì cá vàng sẽ bị sốc nước và chết.

Cách chọn mua cá khoẻ mạnh

Thông thường, có 2 loại cá vàng. Loại thứ nhất thân dài, là loại hay gặp và phổ biến. Loại thứ hai có thân tròn, chia ra làm nhiều loại nhỏ với đặc trưng là đuôi dài, mắt lồi và đầu to hơn mình. Loại cá này bao gồm cá mắt bong bóng, cá thiên đàng, cá đầu sư tử, cá đuôi quạt,…Để có một hồ cá thủy sinh đẹp, bạn phải chọn được những chú cá vàng tốt và đẹp. Bạn không nên nuôi cùng lúc cả hai loại cá trong cùng 1 bể vì cá thân dài bơi nhanh hơn nên sẽ chiếm hết thức ăn cũng như khoảng không gian trong bể của cá thân tròn.
Sau khi nhận biết được thời điểm thích hợp để thả cá vào bể, việc kế tiếp là chọn mua cá. Nhiều người cho rằng cá vàng chậm chạp, thật ra điều đó không đúng vì chúng rất linh hoạt, bơi suốt ngày và ít đứng yên nếu cá khỏe.

Cách nhận biết cá khoẻ mạnh:

Cá phải luôn luôn linh động và nhanh nhẹn, không ở một chổ, không nằm dưới đáy hồ, không nổi đầu lên mặt nước để ngáp (do thiếu oxy, cá sắp chết).
Vây bơi linh hoạt, không có chỉ máu, đuôi xoè, vảy óng ánh, không bị xù hay tróc hoặc chảy máu, không bị xuất huyết.
Không có những chấm nâu hình oval viền trong ở ngoài, hơi đậm ở trong vì có khả năng là cá bị rận, rận cá nếu quan sát kỹ sẽ di chuyễn trên mình cá (thay đổi vị trí).
Cá không được nhảy dựng bất thường (có khả năng do nhiễm rận và ký sinh).
Môi cá không bị phù, miệng đớp nước đều đặn, thích bơi ngược dòng và không bị trôi theo dòng chảy, không lật ngược lật xuôi và bị hút dính vào máy lọc nước, khi bơi phải nằm ngang, không chổng ngược chổng xuôi.
Không ghẻ chóc, không nổi những bệt trắng có gồ (nhiễm nấm), mắt cá phải trong hoặc đen rõ rệt, không được đục, bể tròng.

Lưu ý: Dù cá đẹp đến cỡ nào nếu không đạt các tiêu chuẩn trên thì đừng mua vì cá sẽ dễ chết, không sống lâu.

Khi mua cá vàng dù gần hay xa, cũng phải nói người bán bơm oxy thật đầy, cá vàng không cần nhiều nước mà chỉ cần nhiều oxy, thậm chí nước xâm xấp lưng cá cũng không sao, trung bình cứ 1 con cá vàng thì túi đựng cá phải có từ 1-2 lít (thể tích khí) như vậy với hai con cá vàng thì ít nhất cũng phải có hai lít khí bơm vào.
Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

 

Trồng tỏi nơi đảo xa, nhà nông thu 1-1,3 tỷ đồng/ha

Ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), mỗi năm người dân ở đây trồng được một vụ tỏi (trồng từ tháng 9 – 10 và thu hoạch từ tháng 2 – 3 năm sau). Trung bình mỗi ha tỏi, bà con thu về từ 1 – 1,3 tỷ đồng/vụ, cao hơn bất kỳ cây trồng, công việc nào ở nơi đây…

Nhà nhà trồng tỏi

Toàn huyện Lý Sơn có khoảng 320ha trồng hành, tỏi, phân bố ở cả 3 xã An Vĩnh, An Hải và An Bình, trong đó An Hải là nơi trồng nhiều nhất. Theo báo cáo của Phòng NNPTNT huyện Lý Sơn, hầu hết các hộ dân ở đây đều làm nghề trồng tỏi, hành, dưa hấu, đánh bắt thủy hải sản và một số hộ làm dịch vụ du lịch. Hộ nào ít cũng có 1 sào đất trồng tỏi, hành; hộ nhiều 5 – 7 sào, thậm chí có hộ trồng tới gần 2ha.

Hầu hết người dân Lý Sơn đều làm nghề trồng tỏi

Ông Lê Hoài Ân – Chủ tịch UBND xã An Hải cho biết, trước đây ngành du lịch, dịch vụ ở Lý Sơn chưa phát triển, thương hiệu tỏi Lý Sơn ít được biết đến, giá trị thu nhập thấp nên ít hộ trồng. “Khoảng 7 – 8 năm trở lại đây, tỏi Lý Sơn đã xây dựng được thương hiệu, đặc biệt ngành du lịch, dịch vụ cũng được huyện, tỉnh quan tâm nên du khách tìm đến Lý Sơn tham quan, nghỉ dưỡng ngày một tăng, nhờ đó đầu ra của tỏi, hành tốt hơn và có giá trị ngày càng cao” – ông Ân cho biết.

Cũng theo ông Ân, nhờ có đầu ra tốt, giá trị thu nhập cao (khoảng 50 – 60 triệu đồng/sào/vụ) nên các diện tích đất trống đã được người dân tận dụng triệt để để canh tác, cải tạo trồng tỏi, kể cả những mảnh ruộng chỉ vài chục, thậm chí vài m2 cũng được người dân trồng tỏi, hành…

Anh Lê Tấn Dũng – người thôn Đông, xã An Hải cho biết, hiện ở An Hải đã hết đất để mở rộng diện tích trồng tỏi, hành nên hầu như hộ gia đình nào có đất đều canh tác và chăm sóc cây tỏi, hành rất cẩn thận, sao cho đạt năng suất và giá trị cao nhất…

Cây làm giàu

Từ nhiều năm nay, cây tỏi, hành đã trở thành cây trồng chủ lực, cây thoát nghèo và làm giàu của người dân nơi đây. Theo ông Dũng, từ khi trồng tỏi đến khi thu hoạch mất khoảng 4 tháng, trung bình 1 sào tỏi cho thu nhập từ 50 – 70 triệu đồng, có hộ thu tới 80 triệu đồng/sào.

ó lẽ người trồng nhiều tỏi, hành nhất Lý Sơn phải kể đến anh Dương Giáp (xã An Hải), khi anh có tới 37 sào tỏi, mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng chục tấn tỏi tươi và khô, thu về hàng tỷ đồng. Ngoài ruộng của gia đình, anh còn nhận thầu lại ruộng của nhiều hộ dân khác rồi thuê gần chục người làm công cho mình. Anh được người dân nơi đây gọi bằng cái tên trìu mến là “vua tỏi”, không chỉ vì anh trồng nhiều tỏi, mà còn vì anh là người “bắt bệnh” tỏi rất tài tình.

Trồng tỏi giúp người dân Lý Sơn cải thiện đời sống đáng kể

Anh Giáp cho biết, gần 20 năm gắn bó với cây tỏi, giá có thể bấp bênh, song hầu như chưa bao giờ anh thất thu, kể cả vụ năm 2014 – 2015 thời tiết mưa nhiều, nhiều diện tích tỏi của bà con trên đảo bị cát vùi, giập nát thì vườn tỏi của anh vẫn xanh tốt.

Chia sẻ về bí quyết của mình, anh Giáp nói: “Đất trồng tỏi ở Lý Sơn chủ yếu là cát trắng nên khi trời mưa to kéo dài, cát sẽ bị xối vùi đảo lộn rất nhanh, nên cần phải theo dõi thời tiết để xuống giống cho phù hợp. Còn khi nhỡ xuống rồi, gặp trời mưa, bà con nên dùng lưới che để hạn chế mưa trực tiếp xối xuống luống tỏi, hành. Khi trời nắng thì dùng vòi tưới tự động để giữ ẩm cho đất…”.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trồng tỏi voi Nhật Bản tại đảo Lý Sơn: Cần nghiên cứu khảo sát đầy đủ

Trước việc hai Công ty của Nhật Bản muốn đưa giống tỏi voi Nhật vào trồng tại đảo Lý Sơn (huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), đã đặt ra nhiều vấn đề xoay quanh sự phát triển, cạnh tranh đối với tỏi Lý Sơn.

Tỏi Lý Sơn

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có buổi làm việc với Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering và Công ty CAN Holdings (Nhật Bản) về việc phát triển và tiêu thụ giống tỏi voi của Nhật Bản trên huyện đảo Lý Sơn, đồng thời, hai công ty này giới thiệu sản phẩm tỏi voi của Nhật đối với tỉnh Quảng Ngãi.

Theo đó, tỏi voi  là giống tỏi có năng suất, chất lượng, sản lượng đạt 4,5 tấn/ha, ở Nhật giá tỏi tương đương khoảng 180.000 VNĐ/kg và được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ. Công ty này mong rằng sẽ được mang giống tỏi voi sang trồng trên đảo Lý Sơn để xuất khẩu sang Nhật Bản. Điều này đã đặt ra nhiều vấn đề xoay quanh sự phát triển, cạnh tranh đối với tỏi Lý Sơn, vốn là thương hiệu tỏi lâu đời của cư dân vùng đất đảo Lý Sơn.

Trao đổi với Báo SGGP Online, T.S Võ Thị Việt Dung, Giảng viên thuộc Khoa Hóa –Sinh-Môi trường, Trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi), người đã có những nghiên cứu về tỏi Lý Sơn cho rằng, việc đưa các giống ngoại, giống lai về trồng đã có từ nhiều năm trước. Có nhiều giống khi đến vùng đất mới có thể thích hợp thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu mà phát triển tốt, tuy nhiên, cũng nhiều giống cây trồng khi đến một điều kiện khác thì giảm năng suất, chất lượng, không được như kỳ vọng ban đầu.

Người dân Lý Sơn vẫn sản xuất tỏi bằng phương pháp truyền thống

T.S Việt Dung cho biết: “Hiện tỏi Lý Sơn chỉ trồng được 1 vụ, nếu như giống mới có thể trồng quanh năm, đạt được kết quả tốt, năng suất tốt mà vẫn giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng trong tỏi thì có thể mở ra một hướng đi mới. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một đánh giá, khảo sát nào về tỏi voi Nhật Bản khi trồng trên đất đảo Lý Sơn nên vẫn chưa thể nhận định được sản phẩm tạo ra có đạt tiêu chuẩn không”. Theo T.S Võ Thị Việt Dung, ngay cả tỏi Lý Sơn khi đem về trồng ở Khánh Hòa cũng không đạt tiêu chuẩn như tỏi trồng trên đất Lý Sơn. Nhật Bản cũng có đảo, biển nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ đạt năng suất, chất lượng, chất dinh dưỡng tương đương khi trồng tại đảo Lý Sơn.

Vì vậy, trước khi thực hiện trồng tỏi voi Nhật Bản, chính quyền, các nhà nghiên cứu cần phải có những khảo sát, đánh giá, thử nghiệm trồng trên 1-2 hộ dân, từ đó có những nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng, năng suất… rồi đưa về Trung tâm Khuyến nông, chứ không nên trồng ngay.

Đồng thời, khí hậu, thổ nhưỡng đảo Lý Sơn có nét riêng biệt: “Đất cát ở Lý Sơn là sự hình thành, kiến tạo qua hàng ngàn năm từ dung nham các miệng núi lửa phun trào từ lòng biển lên. Hằng năm, người dân đảo đem đất, cát này về trồng, nên trong đó sẽ có lẫn vỏ sò, ốc, san hô vỡ, cùng với kỹ thuật trồng lâu đời, người dân Lý Sơn tạo ra hương vị tỏi đặc trưng”-  T.S Võ Thị Việt Dung khẳng định.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi chồn hương

Là một loài động vật hoang dã nhưng nhờ có giá trị cao về dược liệu và thực phẩm nên hiện nay việc nuôi chồn hương ngày càng phổ biến. Dưới đây là một số hướng dẫn và kinh nghiệm nuôi chồn hương để bạn đọc tham khảo.

Chồn hương là một loài động vật hoang dã, được sử dụng như một loại dược liệu quý hiếm. Không chỉ vậy chồn hương còn được biết đến là món đặc sản thơm ngon, thịt ngọt và mềm nên rất được ưa chuộng trong các nhà hàng.

Chồn hương có dáng dài thon, lông ngắn xám đen và có khoang màu trên thân, dọc sống lưng có các vết sọc dưa xám đen thành hàng chạy từ vai xuống đến mông, đầu mõm nhọn, chân ngắn, đuôi dài với 7 vòng trắng xen kẽ 7 vòng đen. Có nguồn gốc tự nhiên nhưng do nhu cầu sử dụng lớn và có giá trị về kinh tế cao nên hiện nay nghề nuôi chồn hương ngày càng phổ biến tại nhiều địa phương.

1. Kỹ thuật xây chuồng và phòng bệnh

Yếu tố đầu tiên cần chú ý trong kỹ thuật nuôi chồn hương là chuồng trại. Chuồng nuôi chồn nên làm theo hướng đông nam, mái lợp ngói hoặc lá, đảm bảo thoáng mát, cao ráo, có hệ thống cửa sổ đóng – mở thuận tiện cho đông ấm, hè mát phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Tùy theo số lượng chồn mà có thể thiết kế các kiểu chuồng nuôi khác nhau, nếu nuôi nhiều thì xây chuồng thành các tầng (khoảng từ 2 đến 3 tầng), mỗi tầng cao từ 0,7 đến 0,8m bằng bê tông, gỗ hay tre thật chắc chắn để đặt các lồng nuôi nhốt chồn.

Chú ý nền chuồng cần làm dốc thoải để dễ dàng thoát nước tiểu. Trên cùng một tầng, giữa các lồng nên ngăn kín để chồn không nhìn thấy nhau, có thể gây nên tình trạng bị stress.

Lồng nuôi nhốt chồn hương thường được làm kiên cố bao quanh bằng lưới sắt B40 hoặc có thể đan bằng gỗ, tre nhưng phải có then cài thật chắc chắn để chồn không chui ra ngoài được.

Kích thước chuồng nuôi

Kích thước lồng tham khảo: Chiều cao 0,7 – 1m, rộng từ 0,8 – 1 m, dài 1,2m. Khi làm chuồng bằng gỗ, tre thì cần tạo các khe hở để phân lọt xuống dưới nền. Nếu lồng nuôi chồn đẻ thì phần đáy lại càng phải quan tâm hơn, nên làm đáy bằng gỗ nhẵn, các tấm gỗ rộng 3cm và có độ dày khoảng 1cm, chỉ để khe hở khoảng 1cm giữa các tấm để chồn con không bị lọt chân, đồng thời giữ cho khu vực lồng nuôi chồn đẻ thật yên tĩnh.

Vệ sinh chuồng trại: Đây cũng là vấn đề rất cần quan tâm, bạn phải giữ cho môi trường nuôi chồn không bị ô nhiễm, luôn khô ráo sạch sẽ vì vậy mỗi ngày đều phải quét dọn khu chuồng trại, cho phân và nước tiểu thoát ra ngoài thông qua hệ thống rãnh để tránh ô nhiễm môi trường.

2 Chọn giống nuôi

Để có những con chồn nuôi chất lượng bạn nên chọn nuôi những con nhanh nhẹn, không dị tật, lông mượt mà, mắt mũi tinh anh, không bị thương… còn nếu chọn con làm giống thì tốt nhất lấy những con nuôi từ nhỏ lên vì chúng đã có thời gian thích nghi với môi trường nuôi nhốt.

Chồn sinh sản phải từ 8 tháng tuổi trở lên. Chồn cái đến giai đoạn động đực thường phát ra tiếng kêu lạ, bỏ ăn phá chuồng còn con đực tiết ra xạ hương thơm để quyến rũ con cái. Khi đó bạn thả con đực vào để chúng giao phối, nên thực hiện ngay khi chồn động đực để có chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Khi chồn giao phối xong, bạn lại tách con cái và đực ra để nuôi riêng. Nếu sau 1 tháng không thấy chồn cái có thai thì cần tiếp tục quan sát và cho giao phối lại.

Chồn mang thai trong vòng 90 ngày, sau khi sinh chồn con sẽ mở mắt sau 7 đến 10 ngày. Thời gian đầu chồn con sẽ bú sữa mẹ, đến khi được 35 ngày tuổi chồn sẽ tập ăn thức ăn của mẹ, khi được 60 ngày tuổi thì cho tách bầy.

Khi ở ngoài tự nhiên, mỗi năm chồn hương đẻ 1 lứa, khi được thuần hóa thì có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 đến 6 con. Thời gian sinh sản thường từ tháng 2 đến tháng 10 âm lịch.

3 Thức ăn

Chú ý tới thức ăn của chồn hương cũng là một yêu cầu trong kỹ thuật nuôi chồn hương
Thức ăn yêu thích của chồn hương là côn trùng như kiến, mối, chim, chuột hay các loại bò sát như rắn, nhông và một số loại quả: đu đủ, chuối, cafe, mít, rễ cây… Còn đối với chồn nuôi, bạn cần cho ăn cơm với thức ăn có cá, thịt đã được chế biến. Chồn bắt từ ngoài tự nhiên về nuôi thường rất nhát nên bạn cần kiên trì tập cho chúng ăn.

Bữa ăn chính của chồn nên thực hiện vào buổi tối, bữa sáng chỉ là phụ. Bạn cần cho chồn ăn đầy đủ thức ăn và nước uống, ngoài ra để đảm bảo sự phát triển của chồn thì sẽ không thể thiếu các chất dinh dưỡng như B.complex, cám gà đậm đặc (concentrat)…

4 Phòng và trị bệnh

Việc phòng và trị bệnh là khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi chồn hương. Trong điều kiện nuôi nhốt, chồn hương rất dễ bị mẫn cảm với những loại thức ăn mới lạ. Chúng rất dễ bị mắc bệnh tiêu chảy, bạn nên phòng bệnh này cho chồn bằng cách trộn thuốc kháng sinh vào trong thức ăn mới.

Ngoài ra chồn hương cũng dễ mắc bệnh cầu trùng tức bệnh phân lẫn máu hoặc bị bệnh thương hàn giống như nhiều loại gia súc, gia cầm khác với biểu hiện sốt cao, phân lỏng màu vàng. Bạn có thể mua các loại thuốc thú y đặc trị, sử dụng theo hướng dẫn liều lượng thuốc/kg thể trọng trên bao bì.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.