Kinh nghiệm “vàng” khi trồng bắp cải sớm

Cải bắp vụ sớm thường hay bị bệnh thối nhũn do vi khuẩn, muốn hạn chế được bệnh này cho cây người trồng phải làm tốt tất cả các khâu.

Chọn và xử lý giống

Vụ sớm, cải bắp không phát triển thuận lợi được vì thời tiết không ưu tiên. Vì vậy, người trồng cần phải lựa chọn các giống có khả năng chịu nhiệt như Takii (T40); KK Cross, Thúy Phong, Roma hoặc bắp cải tím Sakata.

Chọn mua các túi giống mới được SX hoặc trong hạn sử dụng. Hạt giống trước khi đem gieo nên xử lý bằng nước ấm (3 sôi 2 lạnh) trong thời gian 20 phút hoặc xử lý bằng thuốc trừ nấm bệnh. Sau đó ngâm nước lạnh 8 – 10 tiếng rồi mới đem gieo.

Tốt nhất nên gieo hạt giống trong hộp xốp hoặc khay bầu để đảm bảo hạt mọc đều, cây con không bị thất thoát do nắng nóng hay mưa lớn. Lượng hạt phù hợp là 2 gr/m2.

Chọn giá thể và đất trồng

Giá thể trong khay hoặc hộp xốp bao gồm 40% đất, 30% trấu mục, 30% phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh + 0,1% vôi tả hoặc 0,01% nấm đối kháng Trichodecma (Biobus). Hạt giống được ươm trong nhà lưới, nhà màn hoặc che đậy lúc mưa lớn, nắng nóng.

Nếu thời tiết có nắng mưa xen kẽ kéo dài nên phòng bệnh chết rũ cho cây con bằng cách tưới chế phẩm Biobus có tác dụng vừa phòng bệnh cho cây lại kích thích bộ rễ phát triển.

Đồng thời cần bổ sung 1 – 2 lần các chế phẩm phân bón trung vi lượng qua lá giúp cây khỏe mạnh và đủ tiêu chuẩn ra đồng.

Đất trồng cải bắp tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha hoặc đất phù sa bồi có độ pH trung tính 5,5 – 6. Vụ sớm hay có mưa to cần lên luống cao và hẹp hơn các vụ khác (luống rộng 0,8 – 1 m, cao 25 – 30 cm, rãnh rộng 30 – 35 cm), lên luống theo hình mai rùa để thoát nước tốt. Đất trồng cải bắp vụ sớm không nên làm quá kỹ và đập luống chặt.

Cải bắp vụ sớm thường hay bị bệnh thối nhũn do vi khuẩn, muốn hạn chế được bệnh này cho cây người trồng phải làm tốt tất cả các khâu.

Với đất trồng tốt nhất nên xử lý bằng chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma bằng cách trộn đều vào phân chuồng bón lót với lượng như khuyến cáo của nhà SX. Nếu không có nấm đối kháng thì có thể dùng vôi tả hoặc thuốc gốc đồng để xử lý đất trước khi trồng.

Trồng và chăm sóc

Vụ sớm không nên trồng cây con non quá sẽ dễ bị chột, chết, tốt nhất nên để cây có 6 – 7 lá thật rồi mới cấy chuyền.

Mật độ trồng thích hợp là 50 x 35 – 40 cm. Đất cần được bón lót trước khi trồng với lượng 400 kg phân chuồng mục hoặc hữu cơ vi sinh thay thế (40 kg) + 6 – 8 kg NPK 16:16:8+ 0,8 – 1 kg siêu vi lượng.

Vụ này không nên bón lót phân đơn vì dễ bị thất thoát do rửa trôi hoặc bay hơi. Lượng đạm và kali dùng để bón thúc chia làm 3 lần bón (lúc cây bén rễ, trải lá bàng và bắt đầu cuốn) có thể hòa nước tưới khi trời râm mát hoặc trộn đều bón vùi cách gốc 10 cm khi gặp mưa hoặc nắng nóng.

Để tăng chất lượng bắp cải sau này và tăng khả năng kháng sâu bệnh, chống chịu bất lợi thời tiết, ngoài việc cung cấp phân bón gốc, nông dân cần bổ sung phân bón lá trung vi lượng cho cây nhất là thời kì cuốn bắp theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.

Xới xáo, tưới nước

Cải bắp vụ sớm hay bị mưa to làm dí rẽ luống nên cần phải xới xáo và vun gốc cho cây 2 – 3 lần/vụ để cây phát triển thuận lợi. Tuyệt đối không nên xới xáo luống đất khi trời có mưa hay ruộng quá ẩm sẽ dễ làm cây bị thối rễ chết do vi khuẩn và nấm xâm nhập.

Cải bắp có bộ lá lớn nên cần được tưới dưỡng ẩm thường xuyên sao cho độ ẩm luống đất luôn đạt 75 – 80% (đất còn nguyên khối khi nắm chặt trong tay và không có nước rỉ ra ngoài).

Nếu gặp mưa kéo dài cần phải có những bịên pháp tác động tích cực như khơi thông mương máng, nạo vét dõng luống, đào hố góc ruộng cho nước róc nhanh, bón phân lân supe hoặc phân bón siêu ra rễ để cây nhanh hồi phục.

Thời kỳ cây cuốn bắp nếu gặp thời tiết bất thuận cần bổ sung một lượng phân bón siêu kali + vi lượng để phun qua lá cho rau định kì 1 tuần/lần nhằm giúp cho bắp cuốn thuận lợi hơn.

Bảo vệ thực vật

Các đối tượng như rệp muội, sâu xanh, sâu tơ và vi khuẩn thối nhũn thường hay phát sinh và gây hại cải bắp vụ sớm.

Nông dân cần thực hành phòng trừ tổng hợp, coi trọng dùng giống khỏe, luân canh, xen canh cây trồng, bón phân cân đối, tưới tiêu hợp lý mới nhằm giảm thiểu được mối nguy do dịch bệnh gây nên.

Sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết theo nguyên tắc 4 đúng, chú trọng đến thuốc sinh học để đảm bảo cho rau được an toàn.

* Chú ý:

– Không bón đạm urê quá muộn hoặc lạm dụng đạm cho cải bắp sẽ làm cây giảm chất lượng, sâu bệnh nhiều và nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Nếu trong vụ có nhiều mưa nên giảm lượng đạm bón, đồng thời tăng cường kali và vi lượng cho rau.

– Nên trồng xen cà chua hoặc hành tỏi cùng với cải bắp để hạn chế sâu tơ gây hại.

– Nếu mưa kéo dài cần tưới nấm đối kháng vào vùng rễ cây định kỳ 1 tuần/lần để hạn chế cây chết rũ.

Theo: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam

Diệt ruồi đục quả bằng chế phẩm từ men bia

Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) vừa chuyển giao cho Việt Nam công nghệ phòng trừ ruồi hại quả mới – chế phẩm protein từ phế thải men bia, tiêu diệt hiệu quả ruồi hại quả ở giai đoạn trưởng thành.

Ruồi hại quả (Oriental fruit fly) có tên khoa học là Bactrocera dorsalis (Hendel), thuộc họ Trypetidae, bộ hai cánh (Diptera).to hơn ruồi nhà, có màu vàng, cánh trong và mang đặc tính sinh học khá đặc biệt.

Để đẻ trứng, ruồi cái buộc phải tìm nguồn protein trong tự nhiên. Thời kỳ quả gần chín, ruồi tập trung nhiều dưới các tán lá, đậu trên mặt quả, dùng ống đẻ trứng chích sâu vào trong thịt quả, đẻ trứng.

Khi trứng nở, sâu non (giòi) hại thịt quả, ăn thịt quả. Đồng thời những lỗ ruồi châm cũng khiến vi khuẩn xâm nhập khiến quả rụng nhanh hơn.

Công dụng lớn nhất của hỗn hợp bả protein, theo TS Khánh, là nhờ mùi vị của protein rất hấp dẫn đối với ruồi hại quả. Vì vậy, để diệt ruồi hại quả, chỉ cần diệt trên một loại cây.

TS Khánh còn khuyến cáo nên tiến hành trên diện rộng, với sự đồng loạt của cả vùng, cả thôn, cả bản thì mới mong mang lại hiệu quả cao.

Bả protein tránh để rớt vào quả, mặc dù phun trước một tháng, với nồng độ thuốc trừ sâu thấp song cũng vẫn là điều đáng lưu tâm.

Để mua bả Ento-pro, có thể liên lạc với Viện Bảo vệ Thực vật-Phòng Côn trùng (Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội). Theo thống kê của Viện Bảo vệ Thực vật, chỉ tính riêng miền Bắc, có tới 18 loại quả, rau ăn quả bị hại. Thậm chí, nhiều nơi, 100% cây ăn quả bị ruồi hại.

Để diệt sâu trong quả, các biện pháp trước đây thường dùng chất hóa học (lân) với nồng độ cao, đủ khả năng thẩm thấu vào bên trong quả. Nhưng với cách này, một dư lượng chất hoá học độc hại lớn để lại trong quả. Hơn nữa, sử dụng biện pháp hóa học gì cũng không đem lại hiệu quả.

Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) chuyển giao cho Việt Nam công nghệ phòng trừ ruồi hại quả mới – chế phẩm protein từ phế thải men bia, tiêu diệt hiệu quả ruồi hại quả ở giai đoạn trưởng thành.
Chỉ với 20 lít hỗn hợp bả Ento-pro (gồm 100 ml bả protein+0,1g thuốc trừ sâu+900ml nước) là có thể sử dụng cho một hécta.

“Với biện pháp phun điểm lên lá cây, mỗi cây xịt một điểm, tính trung bình, để bảo vệ một hécta cây ăn quả, chỉ hết khoảng 700 nghìn đồng”, TS Khánh nói.

Cũng trong chương trình hợp tác, phía Úc giúp Việt Nam xây dựng một xưởng sản xuất bả protein tại Nhà máy bia Foster Tiền Giang. Tuy nhiên, xưởng sản xuất quá nhỏ, thành phẩm làm ra không đủ để đáp ứng nhu cầu của cả nước.

Do vậy phía Úc giúp và chuyển giao công nghệ cho xây dựng một xưởng sản xuất lớn hơn tại Nhà máy bia An Thịnh (Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh), nhằm cung cấp bả protein cho các tỉnh phía Bắc và miền Trung với giá rẻ hơn rất nhiều so với nhập khẩu.

Giá thành của những sản phẩm này cũng hợp lý, đối với bình nhỏ 100ml, có giá 13.650 đồng; bình 480ml, giá 50.400đồng. Như vậy, để phun cho khoảng 1.000m2 chỉ cần 4-5 bình, tương ứng với số tiền là trên 200.000 đồng.

Đặc biệt, để phun cho một hécta cây ăn quả bằng thuốc hóa học, thông thường cũng phải mất 4-6 ngày. Áp dụng bả protein, một người chỉ cần ba tiếng là có thể phun cho một hécta.

(theo AGRIVIET, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam)

 

Nấm xanh diệt rầy nâu

Ông Hồ Đắc Thọ, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV TT-Huế cho biết, Chi cục vừa xây dựng thành công mô hình sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa đạt hiệu quả cao, mở ra triển vọng phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững… Trong lúc nhiều diện tích lúa trên địa bàn TT- Huế trong thời gian qua bị sâu bệnh, rầy nâu gây hại, thì những chân ruộng ở HTXNN Phú Đa I, huyện Phú Vang do sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu nên cả ruộng lúa óng vàng, trĩu hạt, hứa hẹn một vụ mùa cho năng suất cao.

Trong quá trình chăm sóc cây lúa, người nông dân ở đây cũng không còn nỗi lo như trước vì chịu tác động của thuốc BVTV làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đầu vụ HT vừa qua, Chi cục BVTV TT- Huế đã xây dựng mô hình sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa trên diện tích 2 ha ở các xã, thị trấn như: Phú Đa (huyện Phú Vang), xã Thủy Lương (thị xã Hương Thủy), xã Hương Phong (thị xã Hương Trà)và xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền).

Nguyên liệu SX nấm xanh là nguồn nấm cấp I. Trước kia, nguyên liệu phải mua từ ĐH Cần Thơ. Hiện nay, Chi cục BVTV TT- Huế là đơn vị đầu tiên ở khu vực miền Trung đã chủ động SX được nguồn nấm cấp I. Cách làm nấm xanh khá đơn giản. Trước hết, lấy gạo hoặc tấm để ngâm ủ trong nước trong thời gian từ 30 – 40 phút, sau đó vớt ra để ráo và chia vào các túi ni lông, bình quân nửa kg/túi, rồi dùng các nút bông gòn bao bọc các miệng túi để tránh nước vào và tiến hành hấp khử trùng. Nguồn giống cấp I được nuôi cấy trong gạo và tấm từ 7- 14 ngày.

Thực tế, kết quả sử dụng nấm xanh cho thấy nấm phát triển tốt, ký sinh gây hại rầy nâu đạt hiệu quả cao. Theo ước tính ban đầu,việc sử dụng nấm xanh phòng trừ rầy nâu đã tiết kiệm công sức lao động, giảm chi phí phun thuốc từ 700.000 – 900.000 đồng/ha so với dùng thuốc hoá học ở vụ HT này.

ông Nguyễn Duy Bờ, hộ nông dân ở HTXNN Phú Đa I,được chọn làm điểm mô hình này cho biết: “Qua triển khai trên diện tích lúa vụ HT, tôi nhận thấy mô hình nấm xanh mang lại hiệu quả rõ rệt. Nhìn chung đồng ruộng không có rầy đe dọa, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Vì vậy, đề nghị các ngành chức năng địa phương cần nhân rộng mô hình này bởi, ngoài giảm chi phí SX cho bà con nông dân thì còn giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc BVTV”.

ông Hồ Đắc Thọ đánh giá: “Qua theo dõi thực tế trên đồng ruộng, hiệu quả của nấm xanh trừ rầy đạt tương đối khá cao, từ 70 – 75%. Trước đây, bà con thường sử dụng thuốc hóa học để phun trừ rầy, nhưng phun rất nhiều lần, vừa tốn kém trong chi phí, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như môi trường sinh thái, tuy nhiên rầy vẫn bộc phát ở thời điểm cuối vụ rất lớn.

Qua 2 mô hình sử dụng nấm xanh trừ rầy đối chứng với nông dân làm theo tập quán địa phương ở 4 điểm trên địa bàn toàn tỉnh thì mô hình rất khả quan và mang lại hiệu quả cao”.

ông Thọ cho biết thêm, việc sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa là một giải pháp tốt, hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo tồn thiên địch có ít trên đồng ruộng, góp phần tạo ra sản phẩm lúa sạch.

Trong những vụ mùa tiếp theo sẽ đề nghị Sở NN-PTNT tỉnh TT- Huế cùng các ngành chức năng trong tỉnh tạo điều kiện để Chi cục chuyển giao kỹ thuật SX nấm xanh và ứng dụng sản phẩm nấm xanh vào SX để quản lý rầy nâu hại lúa.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Thêm silic vào đất để tăng cường khả năng phòng vệ thực vật

Để giúp các loài thực vật chống lại sâu bệnh tốt hơn, các nhà nghiên cứu đang trang bị đá cho chúng.

Biểu hiện của lá cây thiếu Silic

Nhà khoa học Ivan Hiltpold từ Đại học Delaware và các nhà nghiên cứu từ Viện Môi trường Hawkesbury từ Đại học Tây Sydney đang tiến hành kiểm tra việc thêm silic vào đất có trồng cây để giúp tăng cường khả năng chống lại những kẻ thù tiềm tàng.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Soil Biology và Biochemistry. Nền tảng của dự án là tiếp cận tác động của nấm arbuscular mycorrhizal đối với chất lượng dinh dưỡng của cây và sâu hại rễ, bổ sung thêm mía và côn trùng ăn rễ, chủ yếu là giòi mía – giòi của bọ cánh cứng trên cây mía.

Silic là nguyên tố dồi dào đứng thứ hai trên thế giới sau oxy trong lớp vỏ Trái đất, nhưng do silic ở dưới dạng đá hoặc khoáng nên không sẵn có cho thực vật sử dụng.

Bằng cách bổ sung cho đất Silic đioxyt, một dạng silic mà thực vật có thể dễ dàng hấp thu, các nhà nghiên cứu đã giúp thực vật xây dựng các phân tử nhỏ bé gọi là phytolith, hay “đá thực vật” để chống lại côn trùng ăn cỏ và có thể là các loài gặm nhấm.

Trong thí nghiệm với hai giống mía trồng trong nhà kính, côn trùng ăn rễ, chủ yếu là giòi mía, ký sinh trên cây. Chức năng miễn dịch của côn trùng được đánh giá bằng cách đo phản ứng miễn dịch của chúng đối với tuyến trùng giun gây bệnh – những sinh vật nhỏ giết côn trùng trong đất – trong khi sự phát triển côn trùng và tiêu thụ rễ được đánh giá trong một thử nghiệm cho ăn.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, ở mức hàm lượng silic cao hơn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của côn trùng và tốc độ ăn rễ tới 71%. Do silicon không ảnh hưởng đến gia súc chăn thả, các nhà khoa học cho biết sẽ không ảnh hưởng đến con người.

Việc lựa chọn sử dụng silic để tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cây trồng chống lại giòi mía bởi sự thân thiện với môi trường và tiết kiệm về mặt kinh tế đối với người trồng do không phải phun thuốc nhiều để bảo vệ cây trồng.

Kết quả năng xuất khi thử hiện ứng dụng

M.H – Mard, theo EurekAlert, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu không độc hại

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Bảo vệ thực vật đã hoàn thiện công nghệ sản xuất sử dụng 7 chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học đa chức năng để phòng trừ dịch hại trên một số cây trồng nông-lâm nghiệp, có khả năng thay thế các loại thuốc hóa học độc hại.

Sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu không độc hại                                           Sản xuất chế phầm không độc hại

Bằng kỹ thuật công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất: Chế phẩm trừ sâu xanh, sâu khoang, sau tơ hại rau đạt 75-89% sau 10 ngày phun thuốc. Chế phẩm Bacillus thuringienis (Bt) phòng trừ các loại sâu keo, sâu tơ, sâu khoang đạt hiệu quả sau 5-7 ngày phun thuốc. Chế phẩm Bt sản xuất theo phương pháp lên men phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có các chế phẩm nấm côn trùng trừ sâu hại có hoạt lực diệt côn trùng cao; Chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại; Chế phẩm tuyến trùng sinh học trừ sâu hại cây trồng; Chế phẩm Momosertatin trừ sâu hại rau; Chế phẩm kháng sinh Ditacin có nguồn gốc từ xạ khuẩn và chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại cây trồng.

Trên cơ sở phát triển nghiên cứu của đề tài, các sản phẩm này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, một số tỉnh thành phố mở rộng ứng dụng trong chương trình sản xuất rau an toàn, hình thành các vùng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Cần Thơ.

Hiện nay, một số Chi cục Bảo vệ thực vật được ngành bảo vệ thực vật cho phép đưa vào sử dụng chế phẩm này trong sản xuất rau an toàn như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nam, sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Các chế phấm bảo vệ thực vật sinh học sản xuất trong nước đã góp phần giảm lượng thuốc nhập nội khoảng 10 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho các công ty, đơn vị tiếp nhận công nghệ, chủ động về nguyên liệu, kiểm soát được chất lượng sản phẩm, yên tâm sử dụng trên một số cây trồng như rau, quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe cho người tiêu dùng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các loài thiên địch có lợi cho lúa

Việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật hóa học quá nhiều để phòng chống sâu bệnh đã dẫn đến tiêu diệt nhiều loài thiên địch có lợi trong việc diệt sâu bệnh trên lúa. Dưới đây là một số loài thiên địch có lợi mà bà con nông dân cần biết.

1. Kiến ba khoang:

Tên khoa học là Coleoptera, có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành một khoang đen. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, các đống rơm rạ mục ngoài ruộng; làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, chúng tìm đến, chui vào những tổ sâu, ăn thịt từng con. Trung bình mỗi con kiến ba khoang có thể ăn từ 3 – 5 con sâu non/ngày. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm cho số lượng sâu hại giảm đáng kể và bảo vệ lúa không bị phá hại, giúp nông dân giảm dùng thuốc hóa học, giảm chi phí, bảo vệ môi trường.

2. Nhện nước:

nhện nước ở đồng ruộng

Tên khoa học là Lycosa psseudoannulata, có 8 chân cao như gọng vó, trên lưng có màu xám hoặc xanh đen, có hình cái nĩa màu trắng trên lưng. Nhện nước làm tổ trong những đám cỏ, rơm rạ mục trong ruộng lúa ngập nước hay ruộng cạn. Khi ruộng lúa xuất hiện bướm sâu đục thân, sâu cuốn lá hoặc rầy nâu, chúng tìm đến dùng vòi hút chất dinh dưỡng bên trong con mồi. Gặp trứng rầy nâu, chúng ăn từ 5 – 15 trứng/ngày. Mật độ nhện nước càng tăng khi số sâu hại tăng, từ đó khống chế sâu hại không tăng quá lớn để phá hại cây trồng.

3. Bọ đuôi kìm:

Tên khoa học là Eborellia, có màu đen bóng, giữa các đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu râu. Chúng thường sống ở những ruộng khô và làm tổ dưới gốc cây lúa. Mỗi con cái đẻ 200 – 350 trứng. Bọ đuôi kìm chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Chúng chui vào các rãnh do sâu đục thân khoét để tìm sâu non hoặc trèo lên lá tìm sâu cuốn lá, có thể ăn 20 – 30 con mồi/ngày.

4. Bọ xít mù xanh:

Tên khoa học là Cytorbinus, có màu xanh và đen, thường đẻ trứng vào mô thực vật, sau 2 – 3 tuần sẽ trưởng thành và có thể sinh sản từ 10 – 20 con non. Chúng thích ăn trứng và sâu non của các loài rầy. Bọ xít mù xanh tìm trứng rầy ở bẹ lá và thân, dùng vòi nhọn hút kho trứng. Mỗi con ăn hết 7 – 10 trứng/ngày hay 1 – 5 con bọ rầy/ngày.

5. Bọ xít nước:

Tên khoa học là Veliide, là loài bọ xít nhỏ, có vạch trên lưng, có nhiều trên ruộng lúa nước. Đối tượng của chúng là những rầy non. Chúng ăn rầy non rơi xuống nước. Mỗi con bọ xít nước ăn từ 4 – 7 con bọ rầy/ngày.

6. Bọ rùa đỏ:

Tên khoa học là Micraspissp, có hình ô van, màu đỏ nhạt hoặc tươi. Bọ rùa đỏ hoạt động vào ban ngày, trên ngọn cây lúa, tìm ăn bọ rầy, sâu non và trứng rầy.

Các loại bệnh thường gặp ở cây thanh long

  1.  BỆNH THỐI CÀNH
    Bệnh xuất hiện quanh năm, phát triển nặng trong điều kiện nóng ẩm và thường tấn công trên những cành đã trưởng thành. Đầu tiên là những vết sũng nước màu nâu, lây lan rất nhanh, làm thối cành mở đường cho vi khuẩn tấn công và có mùi hôi, sau đó phần mô này bị mất chỉ còn lại phần lõi gỗ ở giữa, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bệnh nặng làm cho cả trụ thanh long bị chết.
    2. BỆNH THỐI ĐẦU CÀNHNấm gây hại trên đầu các cành non. Đầu tiên phần đầu cành chuyển sang màu vàng, vết bệnh mềm, thối và sũng nước. Bệnh nặng làm cho cây bị chết ngọn và cành không thể phát triển được.3. BỆNH ĐỐM NÂU THÂN CÀNHDo nấm. Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu nâu có viền màu nâu đậm hơn, sau đó lớn dần tạo thành những đốm gần tròn như mắt cua. Vết bệnh này có thể lớn rộng và lan dài dọc thân. Gặp điều kiện ẩm độ cao, buổi sáng có sương mù nhiều bệnh phát triển rất nhanh.4. BỆNH NÁM CÀNHNắng nóng làm bỏng mô cây tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Vết bệnh đầu tiên là vết cháy nắng sau đó tại chỗ cháy nắng có một màng mỏng màu xám tro, nhám do nấm lớp mốc phát triển.

    5. BỆNH THÁN THƯ

    Do nấm. Trên cành vết bệnh bắt đầu từ mép cành lan dần vào bên trong. Vết bệnh dạng gần tròn hay bất định, tâm có màu nâu đỏ đặc trưng bởi những vòng đồng tâm màu nâu sậm. Trên trái vết bệnh là những đốm tròn hoặc gần tròn, có tâm màu nâu đỏ, lõm xuống, xung quanh có những vòng đồng tâm màu nâu sậm. Bệnh nặng có thể gây thối khô trái.

B/ NHỮNG LOẠI SÂU HẠI THƯỜNG GẶP CỦA THANH LONG

  1. KIẾN LỬAKiến có màu nâu đỏ, ấu trùng không gây hại. Thành trùng cắn, đục phá các cành non, cành già và làm hư hom giống. Tấn công trên trái và tai lá làm giảm giá trị thương phẩm. Vườn cây lâu năm kiến lửa đục phá cả phần gốc ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.2. KIẾN RIỆNThành trùng màu nâu đen, loài này thường sinh sản và trú ẩn ở các cành khô và vỏ thân của các cây trụ. Kiến riện đục phá nụ hoa, trái non và trái chín làm giảm giá trị thương phẩm.3. NGÂU (BỌ CÁNH CỨNG)Thành trùng là loài bọ cánh cứng màu nâu đen, rất bóng, trên cánh có những mảng màu trắng rất đặc trưng. Thành trùng gây hại bằng cách đục phá cành non, cành già và cả nụ hoa làm ảnh huởng đến tỷ lệ đậu trái.4. RỆP SÁP

    Rệp chích hút nhựa ở tất cả các bộ phận của cây: cành non, nụ hoa, trái, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ đậu trái. Chất thải của rệp tạo điền kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Rệp tấn công dưới rễ làm cho cây bị vàng, còi cọc, trái nhỏ, giảm năng suất.

    5. BỌ TRĨ

    Bọ trĩ thường tấn công trên hoa và trái non. Gây hại bằng cách chích hút nhựa cây làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái và giảm giá trị thương phẩm.

    6. RẦY MỀM

    Rầy mềm có nhiều loại gây hại trên hoa và trái chích hút nhựa làm hoa bị rụng. Trên trái để lại những vết chích nhỏ, khi chín bị mất màu đỏ tự nhiên, giảm giá trị thương phẩm. Khí hậu khô nóng làm gia tăng mật số gây hại của rầy mềm.

    7. RUỒI ĐỤC TRÁI

    Gồm nhiều loài, gây hại chủ yếu trên hoa và trái, đặc biệt trên trái sắp thu hoạch. Mật số cao làm trái bị rụng, ảnh hưởng đến năng suất.

    8. TUYẾN TRÙNG

    Tuyến trùng chích hút hoặc chui vào trong rễ làm cho rễ cây phình ra tạo thành các khối u (bướu rễ), làm cho cây chậm phát triển, còi cọc. Những vết chích tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào trong cây.

    9. ỐC SÊN, ỐC BƯƠU

    Tập trung nhiều ở phần gốc cây, cạp vỏ cây, leo lên thân và cạp thân, trái làm giảm năng suất, giá trị thương phẩm.

CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH:

Theo các nhà khoa học và theo kinh nghiệm của các nhà vườn thì phòng bệnh vẫn là biện pháp quan trọng hàng đầu, chúng tôi xin giới thiệu với bạn:

1/ PHÒNG SÂU BỆNH:

Trước hết cần tuân thủ trồng thanh long theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Đào mương lên luống để trồng. Tùy theo độ cao của đất mà thiết kế mô để cây phát triển tốt, kích thước mô 80 x 30 cm, khoảng cách trồng 3 x 3 m (khoảng 1.000 trụ/10.000 m2). Trồng cây xung quanh chắn gió nhằm hạn chế mầm bệnh lan vào. Nên dùng trụ bê tông xi măng cao 2 – 2,5 m, ngang 12 – 15 cm, chôn sâu 0,5 m phía trên có que sắt để đỡ cành. Nên hạn chế dùng các loại phân vô cơ nhất là lạm dụng nhiều để kích cho hoa trái…Bón nhiều phân hữu cơ vi sinh và các loại vi lượng phù hợp, cung cấp thêm vôi trước và sau mùa mưa. Tủ gốc giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, cỏ khô, tủ cách gốc 5 – 10 cm, hoặc trồng cây lạc dại vào gốc thanh long để giữ độ ẩm mà không cần phủ bằng rơm.

  1. TRỊ SÂU BỆNH:

Khi phát hiện sâu bệnh phải nhanh chóng chữa trị, nên phun thuốc trừ nấm, trừ sâu có bán trên thị trường, lựa chọn các chủng loại phù hợp… Nên phun thuộc phòng sâu bệnh sau khi thu hoạch trái và sau khi cắt tỉa để làm giảm áp lực mầm bệnh, phun lần thứ 2 khi cây ra nụ hoa. Dùng thuốc phun vào gốc khi vừa đậu trái. Sau khi thu hoạch, ngâm trái vào nước nóng 40oC trong thời gian 10 phút không làm tổn thương trái và giảm thiểu đáng kể mầm bệnh sau thu hoạch. Trái nào có bệnh nên loại bỏ, không để chung với các trái khác để tránh sự lây lan.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Thành phần dược tính một giống lúa đỏ tại đồng tháp

Với những ưu điểm nổi trội về hàm lượng chất dinh dưỡng, giống lúa đỏ mang tên Ngọc Đỏ Hương Dứa do ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc HTX giống Định An, huyện Lấp Vò, lai tạo đang tạo được sức hút lớn từ thị trường trong và ngoài nước. Hiện tại, không những thị trường trong nước có nhu cầu cao với loại gạo đỏ quý này mà các đối tác ở Châu Âu cũng đang đặt hàng với sản lượng lớn.

Giống lúa đỏ tại Đồng Tháp

Anh Dũng chia sẻ: “Trong một lần tình cờ đi thăm đồng, tôi phát hiện được một cá thể lúa có mùi thơm lạ. Sau đó tôi mang về nghiên cứu, tuyển chọn, phân ly và nhân giống”. Sau khi tuyển chọn được dòng thuần nhất, năm 2014 anh Dũng tiến hành sản xuất hàng hóa trên giống lúa có màu đỏ và mùi thơm lá dứa này. So với những giống lúa cùng dòng trên thị trường thì giống lúa Ngọc Đỏ Hương Dứa này có hạt dài, mùi thơm lá dứa đậm, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất đạt từ 6 – 7 tấn/ha.

Theo kết quả phân tích của Trường ĐH Cần Thơ cho thấy các chỉ tiêu dinh dưỡng của gạo Ngọc Đỏ Hương Dứa đều vượt trội so với gạo trắng cao cấp Jasmine. Trong đó, hàm lượng chất sắt của gạo này tới 26,4mg/kg, cao hơn 81,8% so với gạo trắng và bằng hàm lượng chất sắt có trong 0,9kg thịt bò. Còn hàm lượng canxi là 137mg/kg, cao gần gấp ba lần gạo trắng. Các khoáng chất khác đều cao hơn gạo trắng, có tác dụng kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.

Ông Nguyễn Phước Tuyên, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Thông tin, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cho biết: “Hiện nay, giống lúa đỏ Ngọc Đỏ Hương Dứa của HTX giống Định An đang có nhiều triển vọng bởi giống lúa này sở hữu lợi thế về nhiều mặt như: đặc tính sinh trưởng, phẩm chất gạo… Đặc biệt ưu điểm mà thị trường đánh giá cao đối với giống lúa này là hàm lượng protein cao gấp đôi so với gạo trắng. Ngoài ra, lượng đường ở gạo này thấp, chất sơ, chất sắt, canxi cao… rất thích hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường. Vì vậy ngay khi loại gạo này được tung ra thị trường được sự đánh giá cao của thị trường nội địa lẫn khách hàng Châu Âu”.

Theo thông tin từ HTX giống Định An, hiện nay HTX đang hợp tác liên kết với công ty Docimexco trong việc sản xuất và tiêu thụ đối với giống lúa Ngọc Đỏ Hương Dứa. Theo cam kết thì công ty sẽ bao tiêu toàn bộ sản lượng của HTX với mức giá sàn là 7 ngàn đồng/kg lúa tươi (trong khi đó, hiện giá lúa thơm Jasmine chỉ có 5.200 đồng/kg, còn lúa IR50404 là 4.200 đồng/kg). Với giá này, nông dân lãi gần 20 triệu đồng/ha. Trong vụ Đông xuân tới, HTX dự kiến sẽ tiếp tục hợp tác với một số HTX lân cận mở rộng diện tích sản xuất khoảng 100 ha. Để đảm bảo chất lượng gạo đồng nhất và an toàn, ngoài cung cấp giống HTX còn hướng dẫn và hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất lúa theo hướng an toàn cho các hộ dân thực hiện liên kết.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trị sâu đục thân cây bưởi

Sâu đục thân bưởi thường đục cành nhỏ trên tán lá đục dần vào cành lớn đến thân và có loại đục vòng quanh gốc ăn lớp vỏ… Image result for sâu đục thân cây bưởi

sâu đục thân ở cây bưởi

Sâu đục thân bưởi thường đục cành nhỏ trên tán lá đục dần vào cành lớn đến thân và có loại đục vòng quanh gốc ăn lớp vỏ, ngăn cản quá trình vận chuyển lưu thông dinh dưỡng và chất hữu cơ làm cây bị rối loạn trao đổi chất, tán lá héo xanh, héo vàng và có thể làm cho cây bị chết.

Xin giới thiệu kinh nghiệm phòng, trị loại sâu đục thân hại bưởi.

Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali cho cây, tránh bón quá nhiều đạm hấp dẫn sâu đến phá hại.

Định kỳ 15-20 ngày trong các tháng mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, kiểm tra tán cây, gốc cây để phát hiện sớm khi sâu hại để có biện pháp phòng trừ thích hợp.

Thường xuyên vệ sinh, nhặt sạch cỏ dại quanh gốc cây ít nhất cách gốc 50cm để dễ dàng phát hiện sớm vết sâu cắn và mùn gỗ, phân sâu thải ra bên ngoài, có biện pháp tiêu diệt kịp thời.

Quét vôi quanh gốc cây định kỳ 1-2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80-100cm, lớp vôi bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành (một loại xén tóc) đến đẻ trứng vào lớp vỏ của gốc cây.

Buổi tối 19-21 giờ thắp bóng điện sáng ở giữa vườn, xén tóc có tính hướng quang sẽ bay đến, dùng vợt bắt đem giết hạn chế trứng đẻ.

Kinh nghiệm phát hiện và diệt sâu hại: Sâu non của sâu đục thân tuổi nhỏ đục những cành tăm trên tán làm héo ngọn cành. Sâu đục dần xuống cành to và thân thải phân qua các lỗ đục ra ngoài. Sâu non đục gốc mới hại nhìn thấy một lớp mùn gỗ nhỏ màu nâu trắng bám vòng quanh gốc cây, lấy tay gạt lớp mùn cưa này thấy vết sâu ăn lỗ chỗ vỏ cây. Sâu còn nhỏ thường ở tuổi 1-3, kích thước bằng chiếc kim đến cái tăm, dài 3-10mm màu trắng sữa đến đỏ nâu. Khi thấy cành to của cây hay toàn cây cằn cỗi, lá chuyển sang màu vàng là lúc sâu tuổi lớn 4-5, đục sâu vào cành lớn, thân cây hoặc vòng quanh gốc, phân rơi nhiều quanh vết sâu đục; sâu non đẫy sức gần bằng chiếc đũa ăn cơm, dài 50-100mm, màu vàng ngà, chuẩn bị hoá nhộng trong lỗ đục ở thân hoặc gốc cây.

Cách trị sâu: Khi phát hiện thấy sâu hại, bẻ cành tăm héo bắt sâu non. Dùng mũi dao, ngọn mây hoặc dây phanh lụa xe đạp luồn quanh vết sâu đục chọc chết sâu ở thân cành hay gốc cây. Có thể hoà thuốc trừ sâu loại có tác dụng tiếp xúc mạnh với nồng độ cao 5-10%, độ độc với người thấp như: Sokupi 0,36AS; Sherpa 25EC; Abamectin 36EC…cho vào bơm tiêm nhỏ tiêm vào lỗ sâu đục để diệt sâu.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Bệnh sương mai và biện pháp phòng trừ

Triệu chứng bệnh sương mai do nấm Peronospora parasitica

Vết bệnh xuất hiện bắt đầu từ mép lá và ở phần cuối cuống lá. Vết bệnh hình tròn hoặc bán nguyệt. Đầu tiên màu xanh xám rồi chuyển sang xanh tối cuối cùng là màu đen. Giữa mô bệnh và mô khoẻ không có ranh giới ở mặt dưới lớp bệnh có 1 lớp mốc xám bao phủ lên.

Triệu chứng bệnh sương mai trên lá bắp cải                                 Triệu chứng bệnh sương mai trên lá bắp cải

Triệu chứng bệnh sương mai trên bắp cải cuốn                             Triệu chứng bệnh sương mai trên cây bắp cải cuốn

Điều kiện phát sinh bệnh sương mai do nấm Peronospora parasitica

Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ > 80%, bào tử nẫy mầm. Nhiệt độ thích hợp 24 – 30oC, tối thiểu 10 – 13oC đây là khoảng nhiệt độ cần thiết để cho động bào tử nang nẫy mầm

Khi nhiệt độ thấp bệnh phát triển mạnh vì nó phóng ra động bào nang nhiều. Ẩm độ càng cao cây sinh trưởng tốt, động bào nang phóng ra nhiều động bào tử và nó xâm nhập gây hại cho cây trồng (Nhiệt độ thích hợp 18-22oC, tối thiểu = 12oC).

Đêm mát và nhiệt độ ngày vừa phải (nhiệt độ tối thích là 15 -18oC) kèm theo độ ẩm không khí cao thuận lợi cho bệnh phát triển. Ẩm độ cao thường xuất hiện trong mùa mưa, trong thời gian có nhiều sương, hoặc khi áp dụng biện pháp thưới phun mưa và khi mật độ trồ ng dày. Màng sương hay màng nước do m ưa phùn tạo ra trên các tán lá cho phép các bào tử nảy m ầm, xâm nhập và sản sinh ra nhiều bào tử nữa trên cây chủ mẫn cảm trong vòng 4 ngày.

Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai do nấm Peronospora parasitica

  • Chọn giống kháng bệnh, cây khoẻ.
  • Tiến hành các biện pháp vệ sinh đồng ruộng như dung luống ươm sạch, không trồng các cây họ hoa thập tự khác, huỷ bỏ các tàn dư cây trồng và cây dại họ hoa thập tự.
  •  Chọn địa điểm trồng và mật độ trồng phù hợp để cây có thể tiếp xúc với ánh sang mặt trời trong cả ngày.
  •  Tỉa bớt cây con để khoảng cách 2-3 cm. Các cây con trồng quá dày sẽ làm độ ẩm không khí cao và tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của bệnh.
  •  Để giảm sự lan truyền của bệnh qua tay người hoặc máy móc, hạn chế làm việc trên ruộng khi cây ướt.
  • Không cần đến các biện pháp phòng trừ khi các triệu chứng bệnh xuất hiện trên cây lớn ở cuối giai đoạn sinh trưởng.
  •  Xử lý hạt trước khi gieo (Zineb 0,05%).

Dùng thuốc: Mancozeb 80 WP, Ridomil MZ 72WP

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam