Nuôi cấy thịt gia súc

Thịt gia súc nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đang mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành nông nghiệp toàn thế giới.

               Nuôi cấy thịt gia súc

Chỉ trong 10 năm nữa, con người có thể thoải mái ăn thịt gia súc mà không sợ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc gặp phải thịt nhiễm độc. Không những thế, con người còn thoát được “tội sát sinh” và môi trường trái đất cũng được bảo vệ tốt hơn. Nghe có vẻ như trong tiểu thuyết viễn tưởng, nhưng nhóm chuyên gia đang đi tiên phong trong lĩnh vực nuôi cấy thịt gia súc trong phòng thí nghiệm khẳng định: Phát kiến của họ có thể thay đổi chế độ ăn uống trên toàn cầu trong vòng 1 thập niên nữa.

Ích lợi của thịt cấy

Hãng tin CNN dẫn lời nhà khoa học Jason Matheny thuộc nhóm nghiên cứu New Harvest (Mỹ) cho biết: thịt gia súc nhân tạo có rất nhiều ưu điểm. “Chúng ta có thể kiểm soát một cách chính xác lượng mỡ trong thịt. Chúng ta có thể tạo ra thịt bò với tỷ lệ a-xít béo lý tưởng”, ông Matheny nói.

Công nghệ sản xuất thịt và chăn nuôi gia súc hiện là một trong những nguồn gây ra nhiều căn bệnh cho con người, như cúm gia cầm, bệnh bò điên, nguồn gây nhiễm khuẩn salmonella. Các nhà khoa học cam đoan sản phẩm thịt cấy của họ được tạo ra trong một môi trường vô rùng, điều kiện mà những trại chăn nuôi hoặc lò sát sinh không bao giờ có được.

Quy trình sản xuất thịt thông thường cũng tạo ra gánh nặng đối với môi trường. Tác động của ngành chăn nuôi đối với sự thay đổi khí hậu toàn cầu đã được nêu rõ trong báo cáo mới đây của Liên Hiệp Quốc. Các tổ chức như Greenpeace và Friends of the Earth đã chứng minh chuyện những cánh đồng trồng đậu nành để phục vụ cho việc nuôi gia súc đã góp phần tàn phá rừng Amazon. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu ban đầu của Đại học Oxford (Anh) cho thấy thịt gia súc cấy sẽ giảm hơn 80% lượng khí thải carbon so với chu trình sản xuất thịt bình thường.

Lợi nhuận khổng lồ

Như vậy làm sao để sản xuất được thịt gia súc nhân tạo? Nhóm của ông Jason Matheny cho hay thịt cấy sẽ được tạo từ các mẫu của động vật đã bị giết thịt theo cách thông thường. Ví dụ, “thịt heo” được làm từ buồng trứng của heo nái đã được thụ tinh với tinh trùng heo tại lò mổ, sau đó biến trứng thành dạng phôi thai. Lúc đó các nhà khoa học sẽ đặt chúng vào môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển.

Ngoài những lợi ích thiết thực cho sức khỏe con người và môi trường, động lực chính đằng sau cuộc nghiên cứu thịt cấy chính là lợi nhuận khủng khiếp của ngành khai thác thịt gia súc. Theo thống kê của New Harvest, ước tính thị trường thịt trên toàn cầu đang tạo ra doanh thu 1.000 tỉ USD/năm, và nhu cầu này dự tính sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Nhà nghiên cứu Matheny cũng cho biết tập đoàn đầu tư tài chính Kleiner Perkins Caufield & Buyers (Mỹ) tỏ vẻ hứng thú với dự án khoa học của ông, trong khi Stegman – công ty cung cấp xúc xích cho tập đoàn thực phẩm Sara Lee – hiện là đối tác của New Harvest. Chính phủ Hà Lan cũng đã đầu tư khoảng 4 triệu USD vào công trình nghiên cứu thịt gia súc nhân tạo.

Xem ra, điều còn lại khiến giới khoa học lo lắng chính là phản ứng của người tiêu dùng. Liệu họ có đồng ý đổi miếng thịt lấy từ một con bò được nuôi theo cách bình thường để lấy dòng “thực phẩm Frankenstein”?

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Ảnh hưởng đáng sợ của cây trồng biến đổi gen

Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện, việc nuôi, trồng bằng công nghệ biến đổi gene đang tạo ra các loại siêu cỏ và sinh vật gây hại siêu kháng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, họ trấn an rằng, thực phẩm biến đổi gene nhìn chung vẫn an toàn cho việc hấp thụ của con người.

Nghiên cứu mới từ Viện Khoa học quốc gia Mỹ hé lộ, nhiều hứa hẹn của công nghệ nuôi, trồng biến đổi gene đã không phát huy trong thực tế. Đặc biệt, các chuyên gia kết luận, sự xuất hiện của các giống cỏ và sinh vật gây hại đột biến do công nghệ nuôi, trồng biến đổi gene là “một vấn đề nông nghiệp nghiêm trọng”.

Trong một số trường hợp, các loại siêu cỏ đã xâm lấn nhiều vùng diện tích rộng lớn, trước đây từng là đất nông nghiệp năng suất ở Bắc Mỹ. Các nông dân đã phải nhờ cậy đến những biện pháp xử lý quyết liệt, kể cả phun các hóa chất vô cùng độc hại như DDT và thậm chí sử dụng cả các súng phun lửa, để cố gắng loại bỏ chúng.

Dư luận vẫn còn nhiều nghi ngại về mức độ an toàn cũng như ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gene đối với môi trường và sức khỏe của con người.
Dư luận vẫn còn nhiều nghi ngại về mức độ an toàn cũng như ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gene đối với môi trường và sức khỏe của con người

Hiện cũng có bằng chứng cho thấy, một số côn trùng gây hại đã phát triển khả năng đề kháng các chất độc cài cắm vào cây trồng biến đổi gene. Vì vậy, chúng đã sống sót để gây tổn hại nghiêm trọng đến các cây trồng có giá trị cao, chẳng hạn như cây bông biến đổi gene đang được trồng ở Ấn Độ.

Các cây trồng biến đổi gene được phát triển lần đầu tiên cách đây hơn 20 năm, với những hứa hẹn sẽ gia tăng sản lượng, cắt giảm việc phun xịt hóa chất và cải thiện lợi nhuận của người nông dân.

Một nhóm các cây trồng, chẳng hạn như đậu tương và ngô, đã được cài cắm thêm gene để khiến chúng miễn dịch trước những hóa chất diệt cỏ như glyphosate. Về lý thuyết, các nông dân sau đó có thể tưới đẫm cây trồng biến đổi gene của họ bằng hóa chất diệt cỏ, giúp chúng sinh trưởng tốt. Song, nhiều loại cỏ, chẳng hạn như giống Palmers pigweed có thể cao tới 2,1 mét, thường phát triển khả năng chống glyphosate, một đặc tính cũng được trang bị cho hầu hết các cây trồng biến đổi gene, khiến chúng ta rất khó kiểm soát chúng.

Một nhóm cây trồng thứ hai, chẳng hạn như cây bông và ngô, được cho thêm một độc tố có tên gọi là Bt nhằm tiêu diệt bất kỳ sinh vật gây hại nào ăn cây. Tuy nhiên, giống sâu bướm màu hồng chuyên ăn bông vải và ngũ cốc đã phát triển khả năng đề kháng Bt trong cây bông biến đổi gene.

Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện: “Bằng chứng cho thấy, ở những nơi trồng các loại cây trồng biến đổi gene kháng côn trùng nhưng không tuân thủ các phương pháp kiểm soát sự đề kháng, một số loại côn trùng đã tiến hóa mức đề kháng gây hại”.

Trước những vấn đề nêu trên, các chuyên gia kết luận rằng, cần phải có các cơ chế hoạch định chính sách nghiêm ngặt trong việc khám, chữa bệnh cho các cây trồng mới cũng như cách nuôi dưỡng chúng.

Nhiều người phản đối cây trồng biến đổi gene đã bày tỏ lo ngại về các ảnh hưởng của chúng.
Nhiều người phản đối cây trồng biến đổi gene đã bày tỏ lo ngại về các ảnh hưởng của chúng.

Nhiều người phản đối cây trồng biến đổi gene đã bày tỏ lo ngại về các ảnh hưởng của chúng đến môi trường và sức khỏe của con người. Nghiên cứu mới trấn an rằng, nhìn chung các chuyên gia chưa phát hiện bằng chứng đáng tin cậy về mối quan hệ nhân – quả giữa cây trồng biến đổi gene với các vấn đề về môi trường. Song, bản chất phức tạp của việc đánh giá các thay đổi môi trường dài hạn thường khiến họ rất khó đưa ra những kết luận chắc chắn.

Về ảnh hưởng đối với sức khỏe con người, Viện Khoa học quốc gia Mỹ nói, mặc dù các nghiên cứu bệnh dịch dài hạn không trực tiếp xem xét việc hấp thụ các thực phẩm biến đổi gene, nhưng các dữ liệu bệnh dịch học sẵn có không cho thấy mối liên hệ giữa bất kỳ căn bệnh hay tình trạng mạn tính nào với việc hấp thu thực phẩm biến đổi gene. Do đó, họ cho rằng không có căn cứ khoa học để dán nhãn phân biệt các thực phẩm chứa thành phần biến đổi gene, chẳng hạn như ngũ cốc ăn sáng, bim bim hay thức ăn sẵn.

Anh và một số nước châu Âu khác đã thông qua luật yêu cầu phải dán nhãn cho các sản phẩm có chứa thành phần biến đổi gene. Song, tại Mỹ, người ta vẫn đang còn tranh cãi về việc liệu các công ty thực phẩm và siêu thị có nên học theo cách làm này hay không.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp: tiềm năng còn rất lớn

Trong khi nguồn than bùn, nguyên liệu chính để sản xuất phân bón hữu cơ đang ngày càng suy giảm, thì việc tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, chất thải chăn nuôi… để sản xuất phân hữu cơ, giúp cải thiện đồ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và giảm phát khí thải nhà kính được coi là một hướng đi quan trọng và hoàn toàn khả thi trong thời gian tới.

phế phụ phẩm rơm rạ

Theo dự báo của Phòng Sử dụng đất và phân bón – Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, hiện nay, nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ của Việt Nam rất cao, khoảng 13 triệu tấn/năm, trong khi công suất sản xuất của các nhà máy rất thấp, chỉ khoảng 500 nghìn tấn/năm.

“Hiện có khoảng 150 công ty chuyên sản xuất phân hữu cơ, nhưng chỉ có một số ít công ty sản xuất với số lượng lớn như Công ty CP Sông Gianh, Công ty CP Quế Lâm, Công ty Thiên Sinh…, còn lại đa số là các công ty nhỏ với công suất chỉ từ 500-2.000 tấn/năm”, ông Cao Việt Hưng, chuyên viên Phòng Sử dụng đất và phân bón cho biết.

Cũng theo ông Hưng, trong tổng số 21 danh mục phân bón đã được Bộ NN&PTNT ban hành thì tổng số phân bón hữu cơ là trên 1.500 loại, trong đó phân hữu cơ thông thường là 80 loại, phân hữu cơ sinh học là 465 loại, phân hữu cơ khoáng là 621 loại và phân hữu cơ vi sinh là 417 loại. Mặc dù nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng cao nhưng hiện nay, có một thực tế là nguồn than bùn, nguyên liệu sản xuất chủ yếu lại đang bị suy giảm cả về chất lượng lẫn trữ lượng. Nguồn than bùn của Việt Nam hiện nay chủ yếu có hàm lượng chất hữu cơ chỉ từ 12-15%, trong khi tiêu chuẩn do Bộ NN&PTNT đưa ra cho phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh ngày càng cao nên việc sản xuất phân bón hữu cơ gặp nhiều khó khăn. Nếu không bổ sung được nguồn hữu cơ khác thì việc vi phạm chất lượng về chỉ tiêu hữu cơ sẽ trở nên phổ biến.

Ông Hưng cho biết, kết quả kiểm tra chất lượng phân bón của Bộ NN&PTNT những năm gần đây cho thấy, riêng chỉ tiêu hữu cơ các mẫu bị phát hiện không đủ chất lượng chiếm tới 25-35%.

Do đó, việc khai thác nguồn nguyên liệu từ phế phụ phẩm nông nghiệp được coi là một hướng quan trọng, vừa mang lại nguồn phân bón, vừa góp phần giảm khí thải do việc đốt rơm rạ gây nên.

Ước tính, để sản xuất 13 triệu tấn phân hữu cơ có chứa từ 15-22% chất hữu cơ sẽ cần từ 2-3 triệu tấn hữu cơ dạng nguyên chất. Theo số liệu năm 2011, mỗi năm Việt Nam sản xuất khoảng 42 triệu tấn lúa, 4,6 triệu tấn ngô, 10 triệu tấn sắn, 1,1 triệu tấn cà phê… Như vậy, bình quân mỗi năm chúng ta có thể khai thác được khoảng 50 triệu tấn phế phụ phẩm từ những cây trồng chủ lực này. Nếu được xử lý theo đúng các quy định và quy trình thì việc sản xuất 13 triệu tấn phân hữu cơ là hoàn toàn khả thi.

Đối với một dạng phế phẩm khác từ chăn nuôi, thạc sỹ Nguyễn Quỳnh Hoa, chuyên viên Phòng Môi trường chăn nuôi – Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT nhận định: Hiện nay, phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi tương đương 11,15 triệu tấn CO2 mỗi năm, chiếm khoảng 17,2% tổng lượng phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp. Do đó, việc sử dụng phụ phẩm từ khí sinh học (KSH) để sản xuất phân hữu cơ cũng là một hướng đi đúng đắn.

Theo đó, phụ phẩm từ KSH gồm 3 phần là nước xả, bã cặn và váng đều có chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ hòa tan và nhiều nguyên tố vi lượng có ích cho cây trồng như đồng, kẽm, sắt, magiê. Nếu quy đổi thì 1 tấn nước xả tương đương với khoảng 0,8-1,7 kg urê, 0,5-1,5 kg super lân và 0,5-0,9 kg phân kali… Đồng thời, nước xả là loại phân bón có tác dụng nhanh, chứa nhiều chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nên cây trồng dễ hấp thu khi tưới, trong khi bã cặn gồm các hợp chất hữu cơ và các chất hấp thu nhiều yếu tố dinh dưỡng có hiệu quả cho cây trồng.

Theo bà Hoa, đến nay, các phụ phẩm KSH đã có nhiều ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp như dùng làm phân bón cho cây trồng, nuôi trồng nấm, xử lý hạt giống. Riêng đối với việc cải tạo đất, phụ phẩm KSH giúp cải thiện khả năng canh tác của đất, cải thiện cấu trúc và tính chất lý học của đất, làm đất tơi xốp hơn, tăng khả năng giữ, thấm nước, làm giảm sự xói mòn do gió và nước.

Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Thổ nhưỡng nông hóa, khi sử dụng 60m 3 nước xả hòa với nước lã theo tỷ lệ 1/1 để bón bổ sung cho 1 ha bắp cải đã làm cho năng suất bắp cải tăng 24% so với lô đất cùng diện tích chỉ bón bằng phân NPK. Sau một vụ gieo trồng, với mỗi hecta, người dân tiết kiệm được trên 60 kg đạm urê, 65 kg supe lân… Ngoài ra, việc sử dụng nước xả để tưới đã giúp giảm 50% số lần phun thuốc trừ sâu cắn lá cho một vụ.

Bên cạnh đó, việc sử dụng phụ phẩm KSH để nuôi cá, theo bà Hoa cũng là một hướng đi thích hợp để giảm phát khí nhà kính, vì phụ phẩm KSH là một loại phân sạch, qua quá trình lên men sinh học, các mầm bệnh đã bị tiêu diệt. Do đó, việc sử dụng phụ phẩm KSH làm phân bón cho cá đã góp phần làm giảm các loại bệnh cho cá và cũng là cách hữu hiệu để giảm phát khí CO2 ra môi trường.

Theo dự báo của các chuyên gia, khí thải của ngành nông nghiệp tiếp tục tăng lên, đặc biệt là khí thải từ hoạt động chăn nuôi sẽ vượt qua lượng khí thải từ đất nông nghiệp trong giai đoạn 2020-2030 tới và sẽ chiếm khoảng 30% lượng khí nhà kính phát thải trong nông nghiệp nói chung. Do đó, theo bà Hoa, trong thời gian tới, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các vùng chăn nuôi, giết mổ tập trung gắn với bảo vệ môi trường, các cơ quan chức năng cần triển khai nhanh việc áp dụng quy trình chăn nuôi tốt và chăn nuôi sản xuất các bon thấp thông qua đẩy mạnh chương trình KSH cho ngành chăn nuôi để không chỉ giảm phát khí thải mà còn tận dụng phụ phẩm KSH, đem lại giá trị và lợi ích kinh tế cao hơn trong sản xuất nông nghiệp

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Lợi ích của dùng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi

Diễn đàn có sự tham gia của các nhà khoa học, đại diện ngành chăn nuôi các tỉnh, thành phố phía Nam.

Hiện sản lượng thịt lợn, bò, gà… ở Việt Nam là 4 triệu tấn/năm, trong đó thịt lợn chiếm 3 triệu tấn. Thời gian qua, người chăn nuôi đang đối mặt với nhiều khó khăn như giá thức ăn và thuốc thú y tăng cao, nhiều loại dịch bệnh và ô nhiễm môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng các chất tăng trọng, tạo nạc và thuốc kháng sinh làm tồn dư các hóa chất này trong sản phẩm thịt, trứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thực tế, việc người tiêu dùng quay lưng với các sản phẩm thịt lợn đã gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng cho người nuôi.

Ngoài ra, mỗi ngày tại các trại chăn nuôi lợn thải ra khoảng 5 tấn phân và nước thải. Lượng phân này hiện đang được dùng vào việc trồng trọt, tuy nhiên việc xử lý không đúng cách làm rau màu nhiễm trứng giun và vi sinh vật có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Lợi ích của dùng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi

Trên thị trường hiện nay có hơn 200 chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tiêu hóa tốt, giảm tỷ lệ các sinh vật gây bệnh, kích thích hệ miễn dịch, nhờ đó khống chế các bệnh lây nhiễm và giảm ô nhiễm môi trường.

Theo phó giáo sư, tiến sỹ Lâm Minh Thuận (Đại học nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh), việc sử dụng chế phẩm tự nhiên như gừng, nghệ, tỏi thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gà giúp loại gia cầm này chuyển hóa trao đổi chất, đồng thời nâng cao sức đề kháng bệnh, tạo ra thịt sạch, an toàn cho người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

Trong chăn nuôi lợn, việc sử dụng tỏi, nghệ theo các nhà khoa học, giúp cải thiện tăng trưởng cũng như hệ số chuyển hóa thức ăn, giảm chi phí trên 1kg tăng trọng so với lợn sử dụng kháng sinh. Với việc sử dụng thức ăn, nhiều nhà khoa học đánh giá, nếu người chăn nuôi sử dụng thức ăn lên men bằng “Men vi sinh hoạt tính” sẽ giúp gia súc, gia cầm phát triển tốt, tăng trọng nhanh; giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn; giảm tỷ lệ mắc bệnh; tạo môi trường sạch.

Thực tế tại tỉnh Đồng Tháp, những năm qua nhờ dùng chế phẩm sinh học Balasa N01 nên ngành chăn nuôi của tỉnh này đã hạn chế chất thải độc hại ra môi trường.

Bà Ngô Xuân Hương (Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Đồng Tháp) cho biết việc sử dụng men Balasa N01 đem lại nhiều lợi ích như phân giải được nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế mùi hôi thối, ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ sinh vật có hại, bảo vệ sức khỏe vật nuôi; tiết kiệm khoảng 80% nước trong chăn nuôi do không phải sử dụng nước rửa chuồng hay tắm cho vật nuôi; tiết kiệm 50% nhân công do không cần dọn, tắm cho vật nuôi hàng ngày. Đặc biệt, người chăn nuôi khi sử dụng men Balasa N01 đã cho ra sản phẩm thịt đảm bảo vệ sinh về màu, mùi, vị.

Tại Đồng Nai, hiện gần 100% trang trại chăn nuôi lợn, gà đã ứng dụng chế phẩm sinh học. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình hay về sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, điển hình như việc nuôi gà bằng thảo dược của chị Cao Thị Len ở xã Phú Ngọc, huyện Định Quán.

Sau hơn một năm thực hiện, chị Len đã nuôi được nhiều lứa gà bằng thảo dược. Với giá bán 50.000 đồng/kg, gà thảo dược của chị Len được người tiêu dùng đón nhận bởi chất lượng thịt cao hơn so với gà nuôi theo phương pháp thông thường. Hiện trang trại của chị có hai chuồng gà thảo dược, với hơn 5.000 con.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới.

Tại Việt Nam, các chế phẩm sinh học cũng đã được áp dụng tại nhiều trang trại. Tuy nhiên, với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học vẫn là một điều xa lạ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Chăn nuôi gà an toàn sinh học

Chăn nuôi gà an toàn sinh học là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh, đảm bảo cho gia cầm được khỏe mạnh, không dịch bệnh…

Chăn nuôi gà an toàn sinh học

Người nuôi gia cầm nói chung và gà nói riêng rất dễ rơi vào tình trạng thua lỗ nếu để gia cầm mắc bệnh mà nguy hiểm nhất hiện nay là dịch cúm H5N1. Chính vì vậy, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn khuyến nông và công nghệ “Chăn nuôi gà an toàn sinh học” tại Hải Dương, thu hút sự quan tâm của hơn 160 nhà khoa học, nhà quản lý và nông dân các tỉnh phía Bắc.

Nguyên tắc cơ bản trong thực hành chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học là đàn gia cầm phải được nuôi trong một môi trường được bảo vệ, được chăm sóc tốt và tất cả mọi sự di chuyển ra vào trại, giữa các khu vực trong trại đều phải được kiểm soát. Vị trí xây dựng chuồng trại gia cầm an toàn phải xa khu dân cư, bệnh viện, trường học, chợ… tránh xây trại ở những nơi gần sông, suối, kênh mương, đảm bảo có nước sạch thường xuyên.

  • Nuôi khép kín với từng trại (trong mỗi trại chỉ có một giống gia cầm và cùng độ tuổi. Đối với gia cầm giống nên có các khu vực nuôi dành cho các lứa tuổi khác nhau);
    Kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại. Sử dụng con giống an toàn.
    – Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại (trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa).
    – Phòng bệnh bằng vắc xin. Xét nghiệm định kỳ, giám sát sự lưu hành các loại mầm bệnh.
    – Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi và sau mỗi đợt nuôi.
    – Xử lý chất thải (bằng bigogas hoặc ủ), tiêu hủy gia cầm ốm, chết. Kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển ra vào trại.
    –  Chống sự xâm nhập của động vật bên ngoài.

Diễn đàn trở nên sôi nổi ở phần hỏi đáp trực tiếp giữa nông dân và các nhà khoa học về nuôi gà an toàn sinh học. Chị Hoàng Thị Ngọc Kiều ở Nam Sách (Hải Dương) hỏi về bệnh viêm đường hô hấp trên gà và được PGS Phạm Sỹ Lăng trả lời: “Biện pháp phòng bệnh bằng tiêm phòng và tiêm nhắc lại là cần thiết. Quan trọng hơn phải vệ sinh định kỳ trong chuồng trại vì viêm đường hô hấp còn gọi là bệnh do ô nhiễm. Điều trị mà không có những biện pháp vệ sinh an toàn kèm theo bệnh vẫn tái phát đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa”.

Chị Nguyễn Thị Uyển ở Tiên Lãng (Hải Phòng) băn khoăn về chuyện H5N1 lây sang người theo cơ chế nào, tại sao có người tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh lại không bị và ngược lại. Câu hỏi trên được TS Nguyễn Tiến Dũng giải đáp: “Có người tiếp xúc với gà cúm mà không phát bệnh nhưng kiểm tra máu vẫn thấy kháng thể đối với loại virus này. Kiểm tra máu những người nuôi gà ở Thái Bình phát hiện khoảng 20% có kháng thể. Còn trường hợp một bệnh nhân nhiễm H5N1 ở nước ngoài, lúc đầu không tìm thấy nguyên nhân lây do anh ta không ăn thịt gia cầm cũng không có tiếp xúc với gia cầm nhưng tìm hiểu kỹ mới biết vườn nhà người này có nhiều chim hoang cư trú”.

Một nông dân hỏi về tình trạng đại đa số bà con nuôi 100-1.000 gia cầm, nuôi trong khu dân cư vậy biện pháp nào để đạt được an toàn sinh học? TS Nguyễn Tiến Dũng trả lời: “Cứ nuôi gà cạnh khu dân cư rất nguy hiểm nhưng chuyển đi đâu lại rất khó. Đây là quá trình dài và không dễ dàng vì nó phụ thuộc vào đất đai, quy hoạch và nhiều vấn đề phức tạp khác”.

Một chủ trại gia cầm khác lại quan tâm đến sử dụng thức ăn như thế nào để đảm bảo an toàn sinh học và được ông Hoàng Văn Lộc hướng dẫn: “Bà con cần quan tâm đến chất lượng thức ăn vì thức ăn chiếm thành phần lớn trong cấu thành giá sản phẩm. Thức ăn cần không bị mốc, mọt, mở bao bì thức ăn phải có vị thơm đặc trưng và không có màu sắc bất thường. Tốt nhất bà con chọn những hãng có uy tín”.

Có ý kiến lại muốn hỏi chi tiết về giá thành cho công thức sử dụng thuốc trong nuôi gà an toàn sinh học của Công ty thuốc thú y Minh Dũng và được đại diện của đơn vị này trả lời: “Nuôi 100 con gà thịt dùng thuốc thông thường mất khoảng 200.000 đồng nhưng nuôi công thức và dùng thuốc của Công ty hết 300-350.000 đồng nên nhiều bà con băn khoăn. Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì nuôi gà dùng công thức thuốc của Công ty rút ngắn được thời gian nuôi từ 5-7 ngày, giảm tỷ lệ chết, giảm ô nhiễm chuồng trại vì đó là thuốc thảo dược và thực phẩm ra đảm bảo sạch, an toàn”…

Thời gian của cuộc diễn đàn hạn chế nhưng sự quan tâm và những ý kiến của những người chăn nuôi vẫn không dứt khiến cho nó lại kéo dài thêm trong sự sôi nổi…

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Xử lí đất trước khi trồng cây

Bạn bắt đầu trồng rau tại nhà nhưng vẫn còn lúng túng không biết bắt đầu từ đâu? Hoặc sau một vài vụ trồng rau đất của bạn đã bạc màu mà không biết làm thế nào. Câu trả lời chính là hãy bắt tay vào xử lí, cải tạo đất.

Đối với đất mới mang về ,  hoặc đất của các cây trồng từ vụ trước sẽ chứa các nguồn bệnh hại như nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng hại cây trồng mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Nếu không xử lí thì khi ta trồng cây chúng sẽ phát triển gây hại thậm chí không cho thu hoạch.

đất đã được xử lí

Để xử lí đất trồng cây, ta thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Phơi khô đất:  nguồn bệnh thường thích hợp sống trong môi trường ẩm thấp, phơi khô đất trồng dưới ánh nắng mặt trời kết hợp với nhiệt độ cao giúp tiêu diệt hầu hết nguồn bệnh.
  • Bước 2: Làm tơi xốp đất: nếu đất của bạn bị đóng tảng hay có cục to bạn nên làm nhỏ đất, đường kính viên đất khoảng 1-2cm. Sau đó trộn với thêm vôi bột, xỉ than, trấu hun, xơ dừa, rơm rạ… Vôi bột sẽ giúp cung cấp thêm oxi và tăng hiệu quả sử dụng phân bón còn các loại vật liệu trên sẽ tạo không gian thoáng trong môi trường đất giúp đất tơi xốp hơn.

  • Bước 3: Tăng cường dinh dưỡng cho đất:  sau một thời gian sử dụng qua quá trình cây hút dinh dưỡng hoặc bị rửa trôi thì đất trở nên cứng hơn, thiếu dinh dưỡng không đủ cung cấp cho cây chúng ta sẽ phải bổ sung dinh dưỡng bằng cách trộn thêm phân trùn, phân hữu cơ, phân xanh vào đất. Ngoài ra ta cũng có thể tự làm phân hữu cơ từ rác hữu cơ trong bếp, vừa tạo dinh dưỡng cho cây, vừa sạch môi trường. Bạn cũng nên trộn thêm phân lân để bổ sung dinh dưỡng vào đất, lí do là bởi phân lân tuy là phân vô cơ nhưng có đặc điểm giống phân hữu cơ là tan rất chậm trong đất, bón trộn trước sẽ có thời gian cho chúng phân hủy.

Để tăng hiệu quả diệt nguồn bệnh, tăng dinh dưỡng cho cây bạn cũng có thể dùng thêm nấm đối kháng bán sẵn trên thị trường bổ sung cho khi trộn đất.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Các loài thiên địch có lợi cho lúa

Việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật hóa học quá nhiều để phòng chống sâu bệnh đã dẫn đến tiêu diệt nhiều loài thiên địch có lợi trong việc diệt sâu bệnh trên lúa. Dưới đây là một số loài thiên địch có lợi mà bà con nông dân cần biết.

1. Kiến ba khoang:

Tên khoa học là Coleoptera, có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành một khoang đen. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, các đống rơm rạ mục ngoài ruộng; làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, chúng tìm đến, chui vào những tổ sâu, ăn thịt từng con. Trung bình mỗi con kiến ba khoang có thể ăn từ 3 – 5 con sâu non/ngày. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm cho số lượng sâu hại giảm đáng kể và bảo vệ lúa không bị phá hại, giúp nông dân giảm dùng thuốc hóa học, giảm chi phí, bảo vệ môi trường.

2. Nhện nước:

nhện nước ở đồng ruộng

Tên khoa học là Lycosa psseudoannulata, có 8 chân cao như gọng vó, trên lưng có màu xám hoặc xanh đen, có hình cái nĩa màu trắng trên lưng. Nhện nước làm tổ trong những đám cỏ, rơm rạ mục trong ruộng lúa ngập nước hay ruộng cạn. Khi ruộng lúa xuất hiện bướm sâu đục thân, sâu cuốn lá hoặc rầy nâu, chúng tìm đến dùng vòi hút chất dinh dưỡng bên trong con mồi. Gặp trứng rầy nâu, chúng ăn từ 5 – 15 trứng/ngày. Mật độ nhện nước càng tăng khi số sâu hại tăng, từ đó khống chế sâu hại không tăng quá lớn để phá hại cây trồng.

3. Bọ đuôi kìm:

Tên khoa học là Eborellia, có màu đen bóng, giữa các đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu râu. Chúng thường sống ở những ruộng khô và làm tổ dưới gốc cây lúa. Mỗi con cái đẻ 200 – 350 trứng. Bọ đuôi kìm chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Chúng chui vào các rãnh do sâu đục thân khoét để tìm sâu non hoặc trèo lên lá tìm sâu cuốn lá, có thể ăn 20 – 30 con mồi/ngày.

4. Bọ xít mù xanh:

Tên khoa học là Cytorbinus, có màu xanh và đen, thường đẻ trứng vào mô thực vật, sau 2 – 3 tuần sẽ trưởng thành và có thể sinh sản từ 10 – 20 con non. Chúng thích ăn trứng và sâu non của các loài rầy. Bọ xít mù xanh tìm trứng rầy ở bẹ lá và thân, dùng vòi nhọn hút kho trứng. Mỗi con ăn hết 7 – 10 trứng/ngày hay 1 – 5 con bọ rầy/ngày.

5. Bọ xít nước:

Tên khoa học là Veliide, là loài bọ xít nhỏ, có vạch trên lưng, có nhiều trên ruộng lúa nước. Đối tượng của chúng là những rầy non. Chúng ăn rầy non rơi xuống nước. Mỗi con bọ xít nước ăn từ 4 – 7 con bọ rầy/ngày.

6. Bọ rùa đỏ:

Tên khoa học là Micraspissp, có hình ô van, màu đỏ nhạt hoặc tươi. Bọ rùa đỏ hoạt động vào ban ngày, trên ngọn cây lúa, tìm ăn bọ rầy, sâu non và trứng rầy.

Làm giàu từ giống bưởi quý tiến vua

Bưởi tiến Vua  là đặc sản từ thời Hậu Lê của vùng đất Thọ Xuân (Thanh Hóa). Từ một cây bưởi tổ thường được dâng lên tiến vua, giống bưởi này được nhân rộng sang các xã lân cận. Nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu nhờ mạnh dạn bảo tồn và phát triển giống bưởi quý.

Phát triển giống cây đặc sản

Có nguồn gốc từ làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân, Thanh Hóa), bưởi tiến Vua thường chín vào dịp Tết nguyên đán nên có giá trị kinh tế rất cao, đem lại thu nhập ổn định cho các hộ trồng bưởi trên địa bàn huyện.

cây bưởi tiến vua

Ông Lê Trí Nhạc (60 tuổi)  trồng 3 sào với gần 50 gốc bưởi, trong đó có hai chục cây tầm mười năm tuổi cho biết: “Giống bưởi quý này xưa kia được dâng lên tiến vua có mùi thơm và màu sắc rất đặc biệt khiến những ai có dịp nhìn thấy cũng không khỏi trầm trồ khen ngợi. Mỗi dịp lễ Tết hay mồng Một đầu tháng , nhiều người lại “săn” bưởi bày mâm ngũ quả nên năm nào bưởi cũng cháy hàng. Với giá 50.000 – 100.000 đồng/ quả mua tại vườn, dự tính năm nay gia đình thu gần 100 triệu đồng”.

Trong 3 năm đầu tiên, bưởi không cho trái, nếu có trái thì chủ vườn phải loại bỏ hết đi để dành chất dinh dưỡng nuôi cây. Đến năm thứ 4 thì quả bưởi mới đủ chất lượng. Mỗi cây bưởi tiến Vua cho khoảng 150 – 250 quả, có cây lên tới 400 quả thu về khoảng 3 triệu đồng/ gốc bưởi.

“Bưởi tiến Vua là giống bưởi quý nên rất cầu kì và khó tính khi chăm sóc cũng như điều kiện thổ nhưỡng. Bưởi sẽ phát triển tốt và sai quả nếu được trồng trên đất thịt nhẹ. Cần tưới nước và bón phân đều đặn như phân vi sinh, phân tổng hợp,… nhưng quan trọng nhất vẫn là phân chuồng. Thân cây rất hay bị sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu đục quả. Vì vậy, ngoài bón phân, đắp gốc, việc quan trọng là phải thường xuyên theo dõi, phát hiện và khắc phục sâu bệnh cho bưởi. Tầm tháng 3 đến tháng 7, nếu lơ là chăm sóc và phun thuốc trừ sâu thì phải chặt cả cây để sâu bệnh không phát tán sang các cây khác”, ông Nhạc chia sẻ.

Bệnh vàng lá Greening ở bưởi tiến Vua hiện vẫn chưa có thuốc phòng hay chữa bệnh. Nếu cây bưởi mắc phải loại bệnh này thì phải đốt hết các cây cũ và trồng lại từ đầu. Nhiều hộ dân ở Thọ Xuân đang áp dụng cách trồng xen cây ổi để xua rầy chống cánh. Những mầm mống bệnh sẽ bị cây ổi thu hút, từ đó cây bưởi có thể tránh khỏi căn bệnh mang tính hủy diệt, gây hại trên diện rộng này.

Bảo tồn giống bưởi quýỞ làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân, Thanh Hóa), gia đình ông Nguyễn Văn Khảm (77 tuổi) là hộ dân lưu giữ giống bưởi gốc Luận Văn, ngoài cung cấp trái cây bán ra thị trường dịp Tết, gia đình ông còn bán cây giống cho người dân khắp mọi miền có nhu cầu trồng giống bưởi quý này.Ông Khảm chia sẻ: “Từ đời ông cố của tôi, cách đây khoảng 140 năm, giống bưởi quý tiến vua này đã được trồng trong vườn. Vì là loại quả thơm ngon đặc biệt, có màu sắc khác thường nên gia đình tôi cố giữ lại đặc sản địa phương, giữ cái gốc mà ông cha để lại. Hai cây bưởi lớn trong vườn nhà tôi đã được đào mang ra lăng Bác  trồng, năm nào cũng sai trĩu quả”.“Những ngày đầu gia đình trồng cả mẫu đất nhưng cây chưa cho quả, phải trồng xen canh lạc, đậu để giữ lại giống bưởi quý hiếm vì lúc đó gia đình đang trồng cây trên đất thầu. Vì ba năm đầu chưa cho thu hoạch nên hợp tác xã cũng tạo điều kiện miễn sản, miễn thuế. Hiện nay, nhiều người biết đến giống bưởi quý này nên năm nào cũng không đủ lượng bưởi cung ứng ra thị trường”, ông Khảm chia sẻ.Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Thọ Xuân, toàn huyện có khoảng 500 hộ trồng bưởi Luận Văn với diện tích trên 50 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Thọ Xương, Xuân Bái và Xuân Lam.Vừa qua, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã về Luận Văn lấy mẫu đất ba tầng để thí nghiệm, làm rõ câu hỏi vì sao đất Luận Văn trồng bưởi thơm ngon hơn hẳn các nơi khác. Trước đó, Trung tâm Nuôi cấy mô Thanh Hóa đã tổ chức đợt tập huấn kỹ thuật trồng thâm canh, phòng chống tái nhiễm bệnh ở bưởi tiến Vua cho 300 hộ trồng bưởi ở Thọ Xuân. Đây là tiền đề quan trọng để huyện Thọ Xuân mở rộng và phát triển thành vùng chuyên canh giống bưởi quý tiến Vua.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Giới thiệu một số giống cam ngon ở việt nam

1. Cam mật không hạt

– Tên thường gọi: Cam mật không hạt

– Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

– Tên tiếng Anh: “Seedless sweet orange”

Tán cây có dạng tròn hơi vươn cao, cây sinh trưởng mạnh. Lá có dạng hình trứng. Quả có dạng hình cầu, đáy quả có vòng tròn nhạt hơn so với cam soàn, vỏ quả màu xanh khi chín , vỏ quả dầy 3,5- 3,8cm

Khả năng ra hoa mạnh.

Hạt phấn có tỉ lệ bất dục rất cao >95%.

Khối lượng quả trung bình 150-270g, chất lượng quả ngon, thịt quả màu vàng tươi, dày vỏ từ 3,5-4,0mm, tỉ lệ nước quả 36-52%, độ Brix 8-10%, acid tổng số 0,5-0,6g/100ml dịch quả, hàm lượng vitamin C 30-32mg/100ml dịch quả;

Năng suất khá cao (20-30kg/cây/năm ở cây 4-5 năm tuổi).

Cây có khả năng thích nghi với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long và vùng cao (ở tỉnh Lâm Đồng).

Giống cam Mật không hạt có khả năng ra hoa rất mạnh, nhưng do bản chất không hạt làm ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả và năng suất, có thể khắc phục bằng cách trồng xen với các giống cam, quýt thương phẩm khác.

Có mùi vị ngọt và đặc trưng bên trong, để cam mật đạt chất lương nên thu hoạch quả cam Mật không hạt ở tuần thứ 33-34 sau khi hoa nở.

Cam mật không hạt                                                  Cam mật không hạt

Giống cam mật không hạt xuất từ cây chiết. Giống này đạt giải nhì trong hội thi trái ngon và an toàn thực phẩm

2. Cam Soàn

– Tên thường gọi: Cam Soàn

– Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

– Tên tiếng Anh: “Soàn” sweet orange

Điểm đặc trưng để phân biệt giống cam soàn với các giống cam khác là tán cây có hình cầu hơi vươn cao, lá thon dài, đỉnh và đáy quả có hình tròn phẳng như đồng tiền, bề mặt vỏ sần.

Cam soàn năng suất cao, vị ngọt nhưng có điểm hạn chế so với các giống cam khác là thịt quả có màu vàng nhạt, lượng nước quả ít, trong qúa trình canh tác nếu không chăm sóc tốt sẽ dẫn đến múi bị dễ bị chai sượng, để khắc phục hiện tượng này nên bón nhiều phân hữu cơ kết hợp công thức phân bón có nhiều lân, kali và tăng cường sử dụng phân bón lá để hỗ trợ dinh dưỡng cho cây.

Lá non có màu xanh nhạt, trở thành xanh đậm khi lá thành thục, có hình oval.

Chống chịu khá tốt với bệnh vàng lá Geenning và một số dịch hại khác.

Dạng trái cam soàn giống như cam mật.

Da màu xanh khi chín ngã màu vàng chanh đậm.

Trọng lượng trung bình 250 – 300gram/trái

Trái cam soàn tơ vàTrái cam soàn lãoTrái cam                                    Soàn tơ và Trái cam soàn lão

Cam soàn sinh trưởng phát triển tốt nhất trên vùng đất phù sa ngọt, tưới đủ quanh năm, thoát nước tốt. Cây có khả năng ra hoa sau trồng 2-3 năm (cây ghép). Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng, thu hoạch tập trung từ tháng 8 – 2dl khi quan sát thấy vỏ trái ít sần, chuyển sang màu xanh hơi vàng là thời điểm quả chín. Cây cho năng suất khá cao khoảng 80kg/ (cây 10năm tuổi) cây/ năm.

3. Cam mật

– Tên thường gọi: Cam Mật

– Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

– Tên tiếng Anh: Sweet orange

Cây 5 tuổi cao trung bình 5 m, tán hình cầu, cây phân cành nhiều, ít gai.

Lá có dạng hình trứng, quả hình cầu, vỏ quả màu xanh đến xanh vàng khi chín, thịt có màu vàng tươi, nước quả nhiều. Trọng lượng trái trung bình 200g. Cam mật là một giống có năng suất cao. Cây sinh trưởng mạnh, dễ ra hoa đậu quả.

Cam mật                                                       Cam mật

4. Cam mật Ôn Châu

– Quả có vị ngọt và không có hạt.

– Kích thước to hơn quýt và nhỏ hơn cam.

– Vỏ quả rất mỏng, nhìn giống như da và có nhiều chấm nhỏ cùng với nhiều tuyến tinh dầu nằm xung quanh quả

– Rất dễ được bóc vỏ so với các loại quả khác thuộc chi Cam chanh.

– Thịt quả cũng rất dễ bị tổn thương trước những va đập mạnh (ví dụ như việc chuyên chở, mang vác không cẩn thận gây ra rơi rớt, va đập).

Cam mật                                                     Cam mật Ôn Châu

5. Các giống phổ biến ở miền Bắc

5.1 Cam Sành

Cam Sành Hà Giang – Tuyên Quang – Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc. Cây cao trung bình, thích nghi rộng, năng suất cao. Cam Sành thu quả vào dịp Tết, khối lượng quả trung bình 150 – 250 g, ngon thơm ngọt đậm.

Cam sành                                                              Cam sành

5.2 Cam Xã Đoài

Nguồn gốc từ vùng Xã Đoài, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Đưa lên vùng núi cao, mã quả đẹp hơn. Cây cao trung bình, tán lá hơi xoè, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 200 – 250 g/quả, có 18 – 22 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 12-1.

Cam Xã Đoài                                                          Cam Xã Đoài

5.3 Cam Valencia

Nhập vào Việt Nam từ năm 1971. Quả to hơn cam Hamlin, trung bình 250 g/quả. Khi chín vỏ quả có màu vàng, ruột màu vàng da cam. Hạt 0 – 3 hạt/quả. Chín muộn vào dịp Tết âm lịch.

Cam Valencia

5.4. Cam Ham Lin

Là giống của Mỹ, (Hamlin là tên ông chủ vườn ở Mỹ), được đưa vào Việt Nam từ năm 1971 thông qua Cu Ba. Hamlin là giống chín sớm vào tháng 9 – 10, vỏ quả mỏng, khối lượng quả trung bình 200 g/quả, ngọt đậm, 0 – 5 hạt/quả.

Cam Ham Lin

5.5. Cam Sông Con

Nguồn gốc chọn từ cây gieo hạt ở Nông trường Sông Con, Nghệ An. Cây cao trung bình, tán gọn, không có gai trên cành, thích nghi rộng. Năng suất trung bình, khối lượng quả trung bình 200 – 250 g/quả, có 3 – 5 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 10 – 11.

Cam sông con

5.6. Cam Vân Du

Được chọn lọc từ những cây gieo hạt của giống cam Sunkist ở Trại nghiên cứu cam Vân Du (Thanh Hoá), trồng nhiều ở các nông trường vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh trong những năm 70 – 80. Cây cao trung bình, tán gọn có gai trên cành, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 180 – 200 g/quả, có 10 – 15 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 10 – 11.

Cam Vân Du

5.7. Cam Bù Hà Tĩnh

Là giống quýt được trồng nhiều ở Nghệ An -Hà Tĩnh. Cây cao trung bình, khối lượng quả 180 – 220 g, có 3 – 12 hạt/quả, ngọt đậm. Quả chín vào tháng 12 đến tháng 1.

Cam bù Hà Tĩnh                                                      Cam bù Hà Tĩnh

 

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Qui trình xử lý vỏ tôm, cua tạo chitosan bằng biện pháp sinh học

Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam vừa nghiên cứu thành công quy trình xử lý vỏ tôm cua thành chitosan bằng biện pháp sinh học.

Vỏ tôm là nguồn nguyên liệu triển vọng đang bị lãng phí hiện nay

Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp hóa học:

  • Không sử dụng acid vô cơ (HCl) để thủy phân Protein trong vỏ tôm cua nên thân thiện với môi trường.
  • Tận dụng nguồn protein tồn dư trong vỏ tôm cua để chuyển hóa thành acid amin, dùng làm phân bón sinh học chất lượng cao.
  • Hạn chế chất thải nguy hại cho môi trường trong quá trình xử lý.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam