Tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm đặc trưng vùng miền

Thương mại kết nối thị trường cho sản phẩm đặc trưng vùng miền và giao thương tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn năm 2019.

 

Tinh dầu Khánh Đan, sản phẩm từ vùng đất Yên Bái

 

Đó là chủ đề hội thảo do Vụ Thị trường trong nước và Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương) phối hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) vừa tổ chức tại Hà Nội.

Trong bối cảnh yêu cầu đổi mới của đất nước, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn là những lĩnh vực có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua, Ðảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển đồng bộ nông nghiệp, nông thôn, được triển khai hiệu quả, mang lại giá trị thiết thực và đi vào cuộc sống mà điển hình như chương trình nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 – 2020, chương trình khuyến công hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển…

Trong đó, Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo theo Quyết định  964/QĐ-TTg ngày 30/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ là một trong những chương trình trọng tâm được thực hiện trên phạm vi địa bàn 287 huyện có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng ở các địa bàn khu vực này.

Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ các kinh nghiệm, khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển sản phẩm đặc trưng vùng miền; các chính sách hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý nhà nước thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, đưa ra những yêu cầu từ thị trường với các sản phẩm đặc trưng vùng miền; một số biện pháp nhằm phát triển thương hiệu đặc sản cho Việt Nam; kết nối thương mại cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, HTX… sản xuất, phân phối sản phẩm đặc trưng vùng miền với các đối tác, chuỗi phân phối. Quảng bá thương mại sản phẩm đặc trưng vùng miền, góp phần đẩy mạnh hoạt động kết nối giao thương, mở rộng thị trường, đưa các sản phẩm đặc trưng vùng miền đến với khách hàng trong và ngoài nước.

Hội thảo tạo ra các cơ hội phát triển, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng vùng miền góp phần giúp người dân sống được với nghề, giữ gìn và phát triển nghề, giữ đất giữ làng nhất là các sản phẩm đặc trưng của bà con vùng cao gắn với núi rừng. Những sản phẩm đặc trưng vùng miền ngày càng được biết đến nhiều hơn nhờ các chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ, các kênh thông tin quảng bá cũng như hỗ trợ từ Chính phủ đến các bộ, ngành…

Nguồn: Tổng hợp và được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Chính thức: Lô xoài Việt Nam đầu tiên đi máy bay sang Mỹ

Sau 10 năm đàm phán, xoài Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Theo đó, tỉnh Đồng Tháp là nơi có lô xoài đầu tiên được xuất khẩu.

Sáng nay (18.4), tại tỉnh Đồng Tháp, Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ công bố xuất khẩu lô xoài đầu tiên của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Các đại biểu làm nghi thức chào mừng lô xoài đầu tiên của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Xoài là loại quả tươi thứ 6 của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ, trước đó là thanh long (2008), chôm chôm (2011), nhãn và vải (2014), vú sữa (2017).

Để trái xoài vào Hoa Kỳ, Cục Bảo vệ thực vật đã nộp hồ sơ xin mở cửa thị trường từ năm 2009. Đến ngày 18.2.2019 vừa qua, tại Hà Nội, Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với Văn phòng của Cục Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) tổ chức “Lễ công bố xuất khẩu xoài của Việt Nam sang Hoa Kỳ”.

Xoài Đồng Tháp được xuất sang Hoa Kỳ

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Hùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, đơn vị xuất khẩu lô hàng xoài đầu tiên này là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, đơn vị nhập khẩu là Công ty Trái cây nhiệt đới Đại Tân, đơn vị cung ứng sản phẩm xoài là Hợp tác xã Xoài Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh).

“Sau hơn 10 năm đàm phán, chúng tôi rất mừng khi xoài Việt Nam, trong đó có Đồng Tháp được xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Đây là kết quả nỗ lực rất lớn của Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương, cơ quan chức năng phía Hoa Kỳ đồng ý nhập khẩu xoài Việt Nam. Có thị trường đã khó, giữ thị trường càng khó khăn hơn vì vậy, người dân sản xuất xoài, đơn vị xuất khẩu phải đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn” – ông Hùng nói.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, hiện nay, Đồng Tháp có diện tích trồng xoài lớn nhất khu vực ĐBSCL với khoảng 9.300 ha. Theo đó, 2 giống xoài chủ lực đã đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của địa phương này là xoài Cao Lãnh và xoài cát chu Cao Lãnh.

Đến nay, xoài Việt Nam đã được xuất khẩu sang 40 nước trên thế giới, trong đó có châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand… Các giống xoài được xuất khẩu là xoài cát Hòa Lộc, xoài cát Chu, xoài tượng da xanh, xoài keo,…

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Nghệ nhân Chè búp tím

Gần cả đời gắn bó với cây chè ở vùng chè nổi tiếng thuộc xã Tức Tranh (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên), kỹ năng làm chè của ông Phạm Văn Dung đã được người dân phong vào hàng nghệ nhân.

Ông Phạm Văn Dung giới thiệu về quy trình chăm sóc, chế biến đặc biệt đối với chè búp tím

Gần đây, việc nhân giống và phát triển thành công cây chè tím của ông Dung lại được người dân gán cho ông tên gọi “Tể tướng chè tím”.

Dù đã ngoại thất thập nhưng ngày ngày, ông vẫn lặn lội trên đồi, dưới bãi chăm lo cho từng cây, từng luống chè. Chè Tức Tranh vốn đã nổi tiếng nay lại càng nức hương bởi loại chè được coi là biệt dược này.

Say nghề

Gia đình ông Dung có gần 10.000m2 đất chè thuộc làng nghề chè truyền thống xóm Minh Hợp. Trong đó, ông có 4.000m2 chè Tri 777, 3.000m2 chè Trung du. Diện tích còn lại, ông làm vườn ươm các loại chè giống bán cho người dân.

Ông kể, khi chăm sóc cho hàng nghìn mét vuông chè trung du, nhận thấy có cây chè khác lạ, ngọn non và lá có màu tím, phát triển mạnh hơn với những cây chè khác. Qua tìm hiểu trên sách báo, tivi rồi mạng xã hội, cùng với sự giúp đỡ của giảng viên, sinh viên ĐH Nông lâm Thái Nguyên, biết được cây chè tím có nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau, ông đã quyết định nhân giống để trồng.

Đưa chúng tôi lên thăm vườn chè tím, cẩn thận nâng một cây giống còn trong bầu lên cao, ông Dung giới thiệu, ngọn chè tím có màu tím giống như màu mận chín, cuống lá non màu đỏ, có khi búp lá cũng đỏ hoặc tím.

Ban đầu, chỉ từ một vài cây mọc xen kẽ với những cây chè trung du trong vườn chè giống, ông bắt đầu tìm hiểu và nhân cành ra để trồng. Sau hơn 5 năm kiên trì nhân giống trồng và chăm sóc, đến nay diện tích vườn chè tím của gia đình ông Dung đã lên đến gần 2.000m2. Chè tím được bán với giá gấp 2, gấp 3 lần so với chè thông thường được làm tại đây. Ông Dung không giấu diếm bí quyết, trái lại, ông đã tiếp tục nhân ra hàng vạn hom giống để cung cấp cho người làm chè cùng trồng.

Thành quả từ nỗ lực phục tráng và phát triển giống chè tím được ông Dung khoe không phải là giá trị từ nương chè mà chính là việc sản phẩm chè tím đã góp phần chữa được căn bệnh hiểm nghèo cho chính người anh ruột của mình.

Năm 2013, ông Phạm Văn Đúp (xóm Bái Xuyên, Minh Tân, Phú Xuyên, Hà Nội – anh trai của ông Dung) được Bệnh viện U Bướu chuẩn đoán bị bệnh ung thư xương. Sau xạ trị và truyền hóa chất xong về nhà, ông Đúp được ông Dung gửi chè tím xuống.

Uống thuốc của bệnh viện kết hợp với uống chè tím được một thời gian, ông Đúp đi xét nghiệm lại, thì tình trạng bệnh tình của ông đã dần ổn định, các chỉ số máu đã trở lại bình thường, tế bào ung thư không còn phát triển. Từ đó, ông duy trì uống chè hàng ngày và kết hợp theo chỉ dẫn của các bác sỹ trong bệnh viện. Cứ 3 tháng đi tái khám một lần, các chỉ số đều đảm bảo.

Phát triển vườn chè thuốc

Rót chén chè tím mời khách, ông Dung giải thích, chè búp tím nước vàng sóng sánh, vị đượm, được nước. Ngon nhất là nước thứ hai, sau 5 – 7 lần châm nước, chè vẫn giữ được vị. Chè búp tím mới uống có vị chát, sau thì ngọt và lưu lại vị ngọt đặc trưng sau khi uống từ 20 – 30 phút. Chỉ cần pha một ấm thì có thể nhâm nhi cả ngày.

Coi chè tím như một vườn thuốc biệt dược, ông Dung đã thay đổi phương thức sản xuất, chế biến chè. Năm 2014, ông đề nghị hình thành nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông được bầu làm tổ trưởng tổ sản xuất chè VietGAP. Hơn 5.000m2 chè kinh doanh của gia đình ông được đưa vào thực hiện theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.


Bên căn nhà cấp 4 đã được xây dựng từ lâu của gia đình ông là khu vực chế biến với các máy móc, thiết bị vào loại hiện đại bậc nhất của xã Tức Tranh cũng như của huyện Phú Lương hiện nay. Trang thiết bị để sản xuất chè an toàn bằng inox gồm 3 tôn quay và 2 máy vò chè; hệ thống quạt hút khói bụi tại khu chế biến rộng cả trăm mét vuông; hệ thống máy sấy, tủ sấy hương, máy hút chân không, máy gắn mép, máy dập chữ số và hạn sử dụng.

Ông Dung cho đào và xây một ao trữ nước với diện tích khoảng hơn 300m2, tạo nguồn nước mạch sạch liên tục và hệ thống máy bơm nước tự động để tưới cho chè. Sản phẩm chè của gia đình ông Dung đã được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Giá bán được nâng cao, sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó.

Riêng vườn chè tím, ngoài đáp ứng theo tiêu chuẩn VietGAP, ông Dung còn đảm bảo theo quy trình sản xuất hữu cơ. Ông cho hay, sản xuất chè tại Tức Tranh chính là cái nôi đầu tiên cho nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, việc thực hiện là không khó, cái khó là người làm chè có nhận thức được sự cần thiết, tất yếu phải làm hay không.

Nghĩ thế, ông cho mua một máy nghiền đỗ tương. Hạt đỗ tương mua về được xay thành bột để bón cho những gốc chè búp tím. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thuộc ĐH Nông lâm Thái Nguyên, bột đỗ tương có chứa rất nhiều đạm, có thể sử dụng làm phân hữu cơ bón cho cây ăn quả, rau màu các loại, đặc biệt nguồn dinh dưỡng có trong bột đỗ tương không bị bay hơi, khi gặp mưa sẽ ngấm dần xuống đất làm cho đất tơi xốp, cây trồng tốt hơn.

Trong khi đó, giá thành để làm phân hữu cơ từ bột đỗ tương còn thấp hơn so với phân vô cơ. Cái chính là tạo ra được sản phẩm an toàn. Ông Dung triết lý, chè có thể chưa sạch nhưng chè thuốc thì phải an toàn tuyệt đối!


Ông Phạm Bình Công, Chủ tịch UBND huyện Phú Lương cho biết, trong lễ hội chè huyện Phú Lương lần thứ Nhất năm 2017 vừa được tổ chức, cá nhân ông Phạm Văn Dung cũng như sản phẩm chè tím của ông đã được BTC lễ hội vinh danh.

Hiện tại, sản phẩm chè búp tím của gia đình ông đã được nhiều khách hàng trong cả nước đặt mua. Mô hình phát triển chè búp tím của ông Dung không chỉ khẳng định vị thế mũi nhọn của cây chè nói chung trên địa bàn huyện mà góp phần làm phong phú, đa dạng các sản phẩm từ chè.

Mô hình cũng có sức lan tỏa và ông Dung cũng sẵn sàng là người hướng dẫn, cung ứng giống để nhân rộng, phát triển cây chè búp tím.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyêt bởi Farmtech VietNam.

Nông dân Hậu Giang lãi lớn nhờ trồng Dứa Phụng phục vụ Tết

Vùng dứa nguyên liệu Hậu Giang không chỉ nổi tiếng với dứa Cầu Đúc ngon ngọt được chế biến thành các mặt hàng xuất khẩu mà còn có các loại dứa độc đáo phục vụ thị trường Tết Nguyên đán như dứa hoa, dứa son; trong đó độc đáo nhất và có giá trị cao nhất là dứa phụng, có giá từ 200.000 đến 500.000 đồng/quả, cao hơn 20 lần so với giá dứa thường.

Để dứa phụng có hình dáng đẹp, ông Lưu Văn Lượm, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) phải chăm sóc tỉ mỉ từng quả.

Dứa phụng là loại dứa khó trồng, đòi hỏi nhiều công sức và kỹ thuật để có được những quả dứa đẹp, có hình dáng độc đáo. Ông Huỳnh Trường Văn ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến (thành phố Vị Thanh) là một trong những nhà vườn đầu tiên trồng dứa phụng ở Hậu Giang.

Năm 2010, ông Văn xin được một cây dứa phụng giống của người bà con rồi nhân thành nhiều cây giống trồng trong vườn phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

Ông Văn cho biết, cây dứa phụng có bụi rộng và cao nên cần được trồng với khoảng cách lớn, cần phải bón phân đúng kỹ thuật theo từng thời kỳ để cây cung cấp đủ dưỡng chất cho quả phát triển.

Dứa phụng có giá cao từ 200.000 đến 500.000 đồng/quả nên ông trồng và xử lý ra quả theo đơn hàng của thương lái, nếu còn dư mời biếu họ hàng và trưng bày trong gia đình dịp Tết.

Gia đình ông Lưu Văn Lượm có vườn dứa phụng lớn nhất Hậu Giang khi có đến hơn 250 cây dứa phụng đang cho quả phục vụ dịp Tết Nguyên đán Bính Thân. Dứa phụng khó sản xuất cây giống so với dứa thường do không có cây con ở phần cuống quả, chỉ lấy được cây con mọc ra từ bụi. Vì vậy, để nhân thành vườn dứa hơn 250 cây như gia đình ông Lượm là cả một quá trình chọn lựa cây giống tỉ mỉ.

Ngoài ra, cây dứa phụng chỉ cho quả một lần rồi phải phá bỏ để trồng mới nên mỗi năm nhà vườn đều phải cải tạo đất và chuẩn bị cây giống cho vụ mới. Trồng dứa phụng được hơn 5 năm, ông Lượm ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chăm sóc quả để nhân rộng vườn dứa phụng của gia đình.

Theo ông Lượm, quả dứa phụng được đánh giá đẹp khi có trọng lượng lớn từ 3-5kg, quả dài nhiều mắt, phần đầu quả có màu đỏ thắm, xòe to như đuôi phụng, phần cuống có nhiều quả nhỏ bao quanh, đẹp nhất là từ 10 đến 12 quả con.

Để quả dứa phụng có hình dáng đẹp, cần dùng rơm phủ khi quả lớn để không bị ánh sáng mắt trời làm mất đi màu đỏ tự nhiên, cần cắt tỉa lá dứa xung quanh để quả có không gian phát triển. Tuy cần nhiều kỹ thuật chăm sóc nhưng quả dứa phụng phát triển thành nhiều kiểu tự nhiên khác nhau không theo ý người trồng, giá trị nhất là quả có phần đầu xòe rộng, phần cuống có nhiều quả nhỏ xung quanh, sau đó là những quả có phần đầu nhỏ hoặc nhọn, quả có ít quả nhỏ xung quanh.

Thương lái trả giá tùy theo hình dáng của từng quả dứa phụng, nhưng luôn cao hơn từ 10 đến 20 lần so với giá dứa thường. Mỗi vụ trồng dứa phụng phục vụ Tết Nguyên đán, ông Lượm đạt thu nhập khoảng 30 triệu đồng, các vụ khác trong năm ông trồng dứa Cầu Đúc để cung cấp cho các nhà máy chế biến dứa xuất khẩu.

Cùng với dứa phụng, các loại dứa son, dứa hoa trồng trong dịp Tết cũng được nhiều khách hàng quan tâm. Dứa hoa là quả đợt đầu của cây dứa mới trồng, quả có trọng lượng lớn và có nhiều cây con ở phần cuống, tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ nên được nhiều gia đình chọn trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán nên một số nhà vườn đã dành những vườn dứa ra quả đầu vụ để bán trong dịp Tết.

Dứa hoa được bán cho thương lái hoặc bán lẻ tại các chợ địa phương có giá 15.000 đến 20.000 đồng/quả, trong khi giá dứa thường từ 5.000 đến 10.000 đồng/quả. Dứa son là loại dứa có quả màu đỏ tươi như son, theo người dân địa phương, màu đỏ tượng trưng cho may mắn, tài lộc nên hay trưng quả này trong dịp Tết để cầu mong may mắn, phát tài. Dứa son thường chỉ được trồng một vụ trong năm và xử lý ra quả đúng vào dịp Tết Nguyên đán.

Theo ông Quách Thận, cán bộ khuyến nông xã Hỏa Tiến, xã có khoảng 900 ha trồng dứa Cầu Đúc; trong đó hơn 10 nhà vườn trồng các loại dứa có màu sắc, kiểu dáng độc đáo có giá cao trong dịp Tết Nguyên đán.

Ngành nông nghiệp xã đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, hướng dẫn nhà vườn xử lý kỹ thuật để dứa ra quả đúng vào dịp Tết, các cách chọn lựa, chăm sóc để dứa có màu sắc và kiểu dáng đẹp, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong dịp Tết, nhân giống dứa phụng để cung cấp cho các nhà vườn địa phương, góp phần nâng cao giá trị cây dứa ở Hậu Giang.

Nguồn: Vietnam+ được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Chế biến Chè xanh an toàn chất lượng cao

Chè sau khi được thu hoạch, cần nhanh chóng đưa vào công đoạn sơ chế để giữ được hương vị tươi ngon nhất và bảo quản được lâu.

– Nguyên liệu: búp chè loại A theo TCVN cú tỷ lệ 1 tụm 2 lỏ > 80% trở lờn. Nguyên liệu phải được hái từ vườn chè được canh tác, đốn, hái và phũng trừ dịch hại theo qui trỡnh chố an toàn.

– Héo nhẹ: Chè hái về được rải ngay vào nong gác trên dàn héo đặt trong phòng héo thoáng khí, ít bị ảnh hưởng bởi bức xạ mặt trời. Độ dày chè rải trên nong từ 2¸4cm. Thời gian héo chè đối với nguyên liệu giống Trung du tốt nhất là 3¸4 giờ, thời gian héo nhẹ đối với nguyên liệu giống chè LDP1 là 4¸6 giờ.

– Diệt men. Bằng máy sao thùng quay chế tạo bằng thép không gỉ. Các thông số kỹ thuật áp dụng như sau:

+ Lượng chè diệt men: 1,4-1,6kg/mẻ

+ Thời gian diệt men: 2,5-3 phỳt

+ Nhiệt độ thùng sao: 250-2600C

+ Tốc độ quay thùng sao: 40-45 vũng/phỳt

+ Thủy phần chố sau diệt men: 60-62%

– Vũ và rũ tơi: Chè sau diệt men được vũ làm 2 lần (mẻ).

Lượng chè vũ thớch hợp: Với thựng vũ cú đường kính 300mm : 3,5-3,8 kg chè diệt men/mẻ vũ tương ứng 6-7kg chè tươi/mẻ.

Với thựng vũ cú đường kính 400mm: 5-6,6 kg chè diệt men/mẻ vũ tương ứng 9-12 kg chè tươi/mẻ.

Thời gian vũ mỗi mẻ: 12-15 phút.

Tốc độ vũng quay thựng vũ: 55-60 v/ph.

Sau mỗi lần vũ, chố được bỏ ra nong để rũ làm tơi các phần chè vón thành cục trước khi đem vũ lại (đối với chè mới qua 1 lần vũ) hoặc đem sấy (đối với chè đó được vũ 2 lần với đủ thời gian).

– Làm khụ: theo phương pháp sấy-sao-sấy với các thông số kỹ thuật như sau:

Giai đoạn 1: Chè sau khi vũ và làm tơi được đem sấy sơ bộ ở máy sấy chuyên dùng (đó được chế tạo phù hợp với công suất dây chuyền)

Sấy ở nhiệt độ 100¸110ºC đến khi hàm lượng nước trong chè còn 33¸35%, thời gian sấy khoảng 4¸5 phút. Chè ra khỏi máy sấy được rải ra nong làm nguội và cân bằng ẩm trong thời gian 8-10 phút

Giai đoạn 2: Chè được sao định hình trong mỗi sao thùng quay ở nhiệt độ 150¸170ºC (nhiệt độ bầu lũ) đến khi hàm lượng nước trong chè còn khoảng 8¸10%, thời gian sao khoảng 15¸20 phút. Chè sau khi sao được làm nguội và cân bằng ẩm  trong thời gian 10¸15 phút.

Giai đoạn 3: Chè được sấy bằng máy sấy chuyên dùng ở nhiệt độ 95¸100ºC đến khi hàm lượng nước trong chè còn 3%, thời gian sấy khoảng 20¸25 phút.

– Phân loại: Với sản xuất quy mô hộ và do có tỷ lệ bồm cám không đáng kể nên phân loại chỉ cần sàng, sẩy bằng sàng tay.

– Đánh hương: Tùy theo yêu cầu thị hiếu khách hàng về ngoại hình và hương thơm của chè và mục đích sử dụng mà chè có thể được đánh hương (sao hương) hoặc không cần đánh hương.

Đối với khách hàng ưa ngoại hình của chè có màu xanh lục sẫm và hương thơm tự nhiên hoặc mua chè làm nguyên liệu cho ướp hoa thì không cần đánh hương.

Đối với khách hàng ưa ngoại hình chè có màu óng bạc  và hương cốm mạnh, chè được đánh hương trong máy sao thùng quay ở nhiệt độ 110¸130ºC trong thời gian 7¸10 phút. Trước khi ra chè khoảng 1¸2 phút, điều chỉnh nhiệt độ tăng đến 150¸170ºC để tạo hương cốm.

Nguồn: Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Rau quả vào Top 4 mặt hàng nông lâm sản chủ lực

Là mặt hàng nông sản có mức tăng trưởng mạnh nhất trong suốt mấy năm qua, năm 2017, rau quả tiếp tục tăng trưởng vượt bậc để không chỉ lần đầu vượt mốc 3 tỷ USD mà còn đứng vào nhóm 4 mặt hàng nông lâm thủy sản có giá trị XK cao nhất.

Bưởi da xanh – một loại trái cây đang được XK tốt

So với nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực, rau quả là mặt hàng “đi sau” trong việc tham gia vào CLB XK tỷ đô (những mặt hàng có giá trị XK từ 1 tỷ USD/năm trở lên). 5 năm trước, khi kết thúc năm 2012, trong ngành nông nghiệp đã có 7 mặt hàng XK đạt giá trị từ hơn 1 tỷ USD trở lên, gồm thủy sản, gỗ, gạo, cà phê, cao su, hạt điều và sắn, thì giá trị XK rau quả mới đạt 827 triệu USD. Trong bảng xếp hạng 11 sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực năm 2012, rau quả đứng hàng thứ 8, chỉ trên hạt tiêu và chè.

Tuy “đi sau”, nhưng kể từ khi lọt vào CLB XK tỷ đô vào năm 2013, rau quả đã rất nhanh chóng vượt qua những mốc XK khác, đồng thời vượt qua nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Năm 2014, rau quả vượt qua sắn về giá trị XK. Năm 2015, rau quả tiếp tục vượt qua cao su. Năm 2016, rau quả vượt mốc 2 tỷ USD (đạt 2,457 tỷ USD) và lần đầu tiên vượt qua gạo về giá trị XK.

Trong năm 2017, rau quả tiếp tục giữ được mức tăng trưởng cao và vượt mốc 3 tỷ USD chỉ trong 11 tháng đầu năm. Đồng thời, với giá trị XK như vậy, rau quả đã vượt qua cà phê để đứng hàng thứ 4 sau thủy sản, gỗ và điều trong số những mặt hàng nông lâm thủy sản XK chủ lực.

Cần lưu ý rằng cao su, gạo và cà phê đều là những mặt hàng từng đạt giá trị XK tới hơn 3 tỷ USD từ nhiều năm trước (gạo từ 2010 – 2012; cao su 2011; cà phê vào các năm 2012, 2014 và 2016). Điều đó càng cho thấy ý nghĩa và vai trò đặc biệt của sự tăng trưởng trong XK rau quả những năm qua, trong bối cảnh nhiều mặt hàng chủ lực sau khi đạt đến đỉnh cao đã không còn có thể duy trì được lợi thế, thậm chí giảm mạnh về giá trị XK do gặp phải những khó khăn lớn về mặt thị trường. Nhiều khả năng rau quả sẽ tiếp tục vượt qua điều trong thời gian ngắn sắp tới để đứng vào Top 3 mặt hàng nông lâm thủy sản có giá trị XK lớn nhất.

Phân loại thanh long xuất khẩu

Với kết quả XK đã đạt được trong 11 tháng (3,177 tỷ USD), XK rau quả của cả năm 2017 có thể đạt kỷ lục mới là hơn 3,4 tỷ USD. Với giá trị 2,404 tỷ USD trong 11 tháng và chiếm khoảng 76% tổng giá trị XK rau quả của Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục đóng vai trò là thị trường quan trọng nhất, có tính quyết định tới sự tăng trưởng mạnh của XK rau quả nước ta.

Trong 11 tháng, giá trị rau quả XK sang Trung Quốc tăng tới 54,88% so cùng kỳ 2016. Mức tăng trưởng đó của thị trường Trung Quốc cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của XK rau quả trong 11 tháng là 44,1%. Đặc biệt, trong năm 2017, XK rau quả sang Trung Quốc đánh dấu lần tiên vượt mốc 2 tỷ USD, cao hơn 2 lần so với năm 2015 là năm mà XK rau quả sang Trung Quốc lần đầu vượt mốc 1 tỷ USD (đạt 1,195 tỷ USD).

Nhiều thị trường quan trọng khác, tuy thị phần cũng như giá trị còn khá khiêm tốn so với Trung Quốc, nhưng cũng đã tăng trưởng tốt, góp phần vào thành công của XK rau quả năm 2017. Trong 11 tháng đầu năm 2017, XK rau quả sang Nhật Bản đạt 116,707 triệu USD, tăng 70,63% so cùng kỳ 2016; Mỹ đạt 92,568 triệu USD, tăng 21,24%…

Trồng rau VietGAP ở Lâm Đồng

Nhìn chung phần lớn các thị trường XK của rau quả Việt Nam đều có mức tăng trưởng so cùng kỳ 2016. Nỗ lực mở cửa thị trường cho nhiều loại trái cây vào các thị trường khó tính đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng ở những thị trường này. Đến nay, đã có 6 loại trái cây tươi Việt Nam được phép XK sang Mỹ gồm vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, vú sữa và xoài. Thanh long và xoài được phép XK sang Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand…

Theo dự báo của FAO, thị trường rau quả toàn cầu sẽ tăng trưởng 8% trong giai đoạn 2017 – 2020 và đạt 320 tỷ USD vào năm 2020. Các nước phát triển đang tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rau quả nhiệt đới, trái mùa và hữu cơ.

Với thị trường Trung Quốc, dự báo của FAO cho hay, nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ trên bình quân đầu người với sản phẩm rau quả cũng tiếp tục gia tăng trong giai đoạn 2017 – 2020. Lượng rau quả tiêu thụ ở Trung Quốc sẽ chiếm tỷ trọng 15,1% tổng tiêu thụ của thế giới, cao hơn Nhật Bản, EU và Mỹ. Thị hiếu tiêu dùng rau quả ở Trung Quốc cũng khá rõ nét: Người Quảng Tây ưa dùng thanh long ruột đỏ, nhãn, vải trái vừa phải, vị ngọt đậm; người miền Bắc Trung Quốc ưa dùng thanh long trái to, dưa hấu trái vừa phải (3 – 4 kg/quả), ngọt đậm…

Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công thương), cho hay, thị trường các nước Trung Đông đang có nhu cầu lớn với nhiều loại nông, lâm thủy sản Việt Nam, trong đó có trái cây, đặc biệt là chuối, dứa, chanh… Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nên 80% nhu cầu lương thực thực phẩm của Trung Đông phụ thuộc vào NK. Năm 2016, NK lương thực, thực phẩm của Trung Đông là 40 tỷ USD, dự kiến tăng lên 70 tỷ USD vào 2025.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech Việt Nam.

Tăng trưởng nông nghiệp cao nhất trong 3 năm

Năm 2017, tổng giá trị SX toàn ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng 3,16%, GDP nông lâm thủy sản tăng ở mức 2,9% so với năm 2016.

Ngành trồng trọt, nhất là rau quả XK đang có nhiều chuyển biến tích cực

Đây được xem là một nỗ lực lớn trong bối cảnh phải hứng chịu hậu quả thiên tai nặng nề cùng nhiều thách thức lớn về thị trường.

Trồng trọt vượt kế hoạch

Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, giá trị SX toàn ngành nông nghiệp năm 2017 tăng 3,16% so với năm 2016, trong đó, trồng trọt tăng 2,23%, chăn nuôi tăng 2,16%, lâm nghiệp tăng 5,17% và thủy sản tăng 5,89%. GDP nông lâm thủy sản tăng 2,9% (so với mức 2,95% năm 2013; 3,9% năm 2014; 2,6% của năm 2015 và 1,44% năm 2016).

Là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất từ thiên tai, tuy nhiên, trồng trọt là lĩnh vực đã tạo được nhiều chuyển biến trong năm qua. Việc đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức SX; khuyến khích phát triển SX quy mô lớn, hợp tác liên kết SX theo chuỗi giá trị… tiếp tục được đẩy mạnh. Cơ cấu SX ngành trồng trọt tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường. Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm có sự thay đổi rõ nét, tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như rau, hoa, quả nhiệt đới, các loại cây công nghiệp giá trị cao… Nhờ đó, giá trị SX trồng trọt đã tăng 2,23% so với năm 2016, vượt mục tiêu so với kế hoạch đề ra (2%).

Việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2017, với tổng số khoảng 185,7 nghìn ha được chuyển sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả và các cây màu, cây làm thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Cộng thêm với thiệt hại do thiên tai, diện tích lúa cả năm chỉ đạt 7,72 triệu ha, giảm 26,1 nghìn ha; sản lượng lúa ước đạt 42,84 triệu tấn, giảm khoảng 318,3 nghìn tấn so với năm 2016. Bên cạnh đó, các loại cây lương thực như ngô cũng giảm trên 52 nghìn ha và 114,6 nghìn tấn so với năm 2016. Tuy nhiên, bù lại diện tích, sản lượng nhiều loại rau màu, cây lâu năm, đặc biệt là cây ăn trái có thị trường tiêu thụ tốt tăng mạnh.

Cụ thể, diện tích rau các loại đạt 937,3 nghìn ha, tăng 29,5 nghìn ha, sản lượng ước đạt 16,49 triệu tấn, tăng 562,8 nghìn tấn (3,5%). Diện tích cà phê đạt 664,6 nghìn ha, tăng 14,1 nghìn ha, sản lượng ước đạt 1.529 nghìn tấn, tăng 51,9 nghìn tấn (4,7%); hồ tiêu đạt 152 nghìn ha, tăng 22,7 nghìn ha, sản lượng đạt 241,5 nghìn tấn, tăng 25,1 nghìn tấn (11,6%). Đặc biệt, diện tích cây ăn quả ước đạt 923,9 nghìn ha, tăng 52,5 nghìn ha; sản lượng ước đạt 9.478,9 nghìn tấn, tăng 555,9 nghìn tấn (6,2%)… Xu hướng phát triển SX quy mô lớn, hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị tiếp tục được nhân rộng.

Đến nay, hầu hết các địa phương đã quy hoạch vùng SX hàng hóa tập trung quy mô từ vài chục ha đến vài trăm ha với nhiều loại cây trồng (lúa, ngô, rau đậu các loại). Đến hết năm 2017, cả nước có khoảng 600 nghìn ha SX lúa theo mô hình cánh đồng lớn với các quy trình tiên tiến, thân thiện môi trường (như VietGAP, Global GAP…) được phổ biến nhân rộng…

Thủy sản quyết vượt khó

Thủy sản tiếp tục là lĩnh vực duy trì được đà tăng trưởng ở mức cao nhất của toàn ngành nông nghiệp trong năm 2017 với tốc độ tăng giá trị SX đạt khoảng 5,89%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (5%). Cụ thể, tổng sản lượng thủy sản năm 2017 ước đạt 7,22 triệu tấn, tăng 5,2%; trong đó khai thác đạt 3,4 triệu tấn, tăng 5,1%; nuôi trồng đạt 3,8 triệu tấn, tăng 5,3%. Sản lượng tôm các loại đạt khoảng 723,8 nghìn tấn (tăng 10,3%), cá tra đạt khoảng 1.251,3 nghìn tấn (tăng 5,0% so với năm 2016), các đối tượng nuôi khác vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Thủy sản vượt khó ấn tượng trong năm 2017

Điểm khởi sắc trong năm 2017 của ngành thủy sản, đó là việc khôi phục SX sau sự cố môi trường biển miền Trung đã được triển khai quyết liệt, có hiệu quả. Đến nay, hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, thương mại thủy hải sản ở khu vực này đã cơ bản lấy lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, hoạt động khai thác và XK hải sản nước ta trong năm 2017 lại vấp phải khó khăn do EC ban hành “thẻ vàng” về khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) áp dụng với DN Việt Nam.

Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang quyết liệt chỉ đạo, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục như: Ban hành Quyết định 4840/QĐ-BNN-TCTS ngày 23/11/2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện một số giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo của EU về IUU; đồng thời hoàn thiện Luật Thủy sản trình Quốc hội phê duyệt để có quy định pháp lý cao nhất điều chỉnh các hành vi đánh bắt bất hợp pháp; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị và xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chống đánh bắt bất hợp pháp IUU-Fishing; xây dựng chương trình truyền thông về khai thác IUU nhằm nâng cao nhận thức và hành động, tạo chuyển biến thật sự trong thực hiện các quy định, khuyến nghị của EC về khai thác hải sản…

Tại buổi họp báo tổng kết 2017 của Bộ NN-PTNT mới đây, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn khẳng định, mục tiêu trong năm 2018, ngành thủy sản phải bằng mọi biện pháp trước hết không để EU rút “thẻ đỏ”, tiếp tục duy trì trạng thái thẻ vàng, từ đó triển khai các giải pháp khắc phục.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech Việt Nam.

Trồng 1ha măng cụt VietGAP trên đất lúa, mỗi năm thu về trăm triệu

Với 1ha măng cụt trồng theo VietGap, mỗi năm, ông Nguyễn Văn Tỵ ở Bình Dương thu về trăm triệu.

Vườn măng cụt của ông Tỵ

Ông Tỵ bắt đầu trồng thêm cây măng cụt trên đất lúa từ năm 2004. Cây có thể cho trái đến gần 100 năm, sản lượng mỗi năm sẽ một tăng. Hơn nữa, cây măng cụt sinh trưởng mạnh, khả năng chống sâu bệnh tốt, ít phải chăm sóc giống các loại cam, quýt.

Ban đầu, ông học kỹ thuật trồng từ người bán giống và tự tìm hiểu thêm qua sách vở. Năm 2015, sau khi tham gia lớp tập huấn quy trình, kỹ thuật trồng măng cụt theo chuẩn VietGap do Trung tâm khuyến nông tỉnh Bình Dương tổ chức, ông đem kiến thức học được về áp dụng cho vườn cây của gia đình.

Ông Tỵ cho biết, chăm sóc cây măng cụt không khó mà cái khó hơn là tuân thủ các yêu cầu khi trồng theo VietGap. Chi phí đầu tư gồm giống, phân bón cho 1ha tốn khoảng 20 triệu đồng, trong đó cây giống khoảng 1,6 triệu đồng trên 200 cây. Ông tuân thủ kỹ càng các yêu cầu từ cách đào hố, bón lót, tỷ lệ đạm, lân, kali, phân chuồng để cây sinh trưởng tốt.

Tại Bình Thuận, mùa nắng kéo dài nên nước tưới là yếu tố quan trọng. Để vườn đủ nước, ông đào rãnh, mương dẫn nước vào vườn, xen giữa các hàng cây. Để tránh nắng cho cây, nhiều nhà vườn còn chăng lưới che. Riêng vườn ông, tận dụng thêm những cành dừa khô để chắn cho cây con thay lưới. Từ khi trồng đến nay, suốt 13 năm, vườn nhà ông chỉ xuất hiện kiến. Mỗi năm, ông chỉ xịt thuốc sinh học một lần.

Ông Tỵ tự tay chăm bón 1ha măng cụt, từ bón phân, làm cỏ, tỉa cành. Sau 5 năm, vườn măng cụt bắt đầu cho thu hoạch, năm sau cao dần hơn năm trước. Thời điểm thu hoạch từ tháng 3-4 Âm lịch hàng năm.

Vụ măng cụt 2017, ông Tỵ phấn khởi vì sản lượng tiếp tục tăng thêm 0,4 tấn so với vụ 2016. Giá bán tại vườn là 45.000 -50.000 đồng một kg. Giá cả các năm ổn định mang về đều đặn cho ông trên 100 triệu đồng mỗi năm. Theo ông, giá măng cụt ổn định như vậy là do chất lượng quả ngon, đều và thị trường tiêu thụ khá rộng. Ông cho biết, măng cụt có thể bảo quản cả tháng mà không bị hư nên chúng có thể vận chuyển ra thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Theo xu hướng phát triển của cây măng cụt, địa phương đang có các chủ trương khuyến khích hộ trồng giữ vững tiêu chuẩn trồng VietGap, liên kết thành hợp tác xã trồng măng cụt VietGap, tạo nền tảng hình thành vùng chuyên canh và xây dựng thương hiệu măng cụt địa phương.

Nguồn: VNE được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Cà phê Tây Nguyên thối, rụng, bung hoa, nông dân điêu đứng

Người trồng cà phê Tây Nguyên không chỉ điêu đứng vì giá liên tục giảm mà còn bất lực chứng kiến cảnh cà phê đang chín rộ khiến quả thối rụng. Chưa hết, hiện tượng hoa bung nở trong lúc thu hoạch còn làm giảm năng suất, chất lượng cà phê vụ kế tiếp.

Chị Ngân nhặt từng quả cà phê sau bão

Cơn bão số 12 đổ bộ vào các tỉnh Tây Nguyên đúng lúc nông dân đang bước vào vụ thu hoạch khiến nhiều diện tích cà phê bị quật đổ. Chị Đinh Thị Ngân ở thôn Xuân Lạng 1, xã Ea Đah, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) có 400 cây cà phê đang cho thu hoạch bị bão quật gãy cành lá, trái non, già vùi lẫn dưới đất. Tiếc của, chị phải bới từng gốc nhặt quả, vớt vát thiệt hại. Năm trước chị thu được 2 tấn cà phê nhân nhưng nay chỉ được 1 nửa, năm sau còn giảm nữa do nhiều cây gãy chết.

Sau bão, tiếp tục xuất hiện nhiều cơn mưa lớn kéo làm chậm tiến độ thu hoạch, phơi sấy cà phê. Nhà chị H’ Djuang Niê ở buôn xã Cuôr Đăng, huyện Cư Mgar (Đắk Lắk) có hơn 5 sào cà phê nhưng cả tháng nay vẫn chưa thu hoạch xong.

Theo chị H’ Djuang, tầm này mọi năm nhà chị đã thu hoạch xong cà phê nhưng hiện tại vẫn phải vừa hái, vừa phơi rất tốn thời gian. “Trời mưa liên tục, cà phê hái về đổ đầy sân không phơi được nên không dám thu hoạch nữa. Gọi là hái chứ nhặt dưới gốc là phần nhiều vì cà phê chín quá rụng trắng gốc. Nước mưa thấm vào làm quả nở tét, nhân bị thâm đen, bán mất giá.

Năm vừa rồi thu được 3 tấn, năm nay cao lắm là 2 tấn, hiện giá cà phê bán ra cũng giảm từ 50 nghìn đồng/kg (2016) xuống còn khoảng 36 nghìn đồng/kg. Để tiết kiệm chi phí thu hoạch, nhà tôi tự hái hoặc đi đổi công ở các nhà khác chứ không dám thuê nhân công”, chị H’ Djuang chia sẻ.

Cà phê chín rụng khó thu hoạch

Không riêng Đắk Lắk, nông dân các tỉnh khác cũng lao đao vì thời tiết. Ông Vương Đình Danh (51 tuổi, ở xã Ia Bă, huyện Ia Grai, Gia Lai) có 2ha cà phê chín rộ vẫn chưa thu hoạch xong do khát nhân công. Từ đầu vụ đến nay ông đã thuê 10 nhân công từ các tỉnh miền Trung vào hái nhưng được vài ngày thì họ phải quay về khắc phục hậu quả mưa lũ tại quê nhà. Số người còn lại do không quen với khí hậu nắng mưa thất thường nên tiếp tục bỏ về khiến tình trạng khan hiếm nhân công xảy ra trên diện rộng.

Ông Danh xót ruột cho biết: “Ở đây nhà nào cũng có cà phê nên họ lo thu hoạch cho xong phần mình. Giờ tôi mới tìm thêm được vài nhân công nên năn nỉ họ cố hái hết vụ chứ nhà tôi không thể xoay xở hết 2ha đang chín đỏ trên cây. Với tình hình thời tiết, giá cả như hiện nay tôi chỉ mong đủ vốn để tiếp tục đầu tư cho vụ sau”.

Nỗi lo mất mùa vụ đang hiện hữu thì hiện tượng hoa cà phê nở trắng cành khi việc thu hái chưa xong càng khiến nông dân lo lắng hơn. Thông thường, sau khi kết thúc thu hoạch, vườn cà phê phải trải qua một mùa nắng nữa để dưỡng chất dồn lên búp hoa, lúc này người dân mới tưới nước tập trung cho cây nở hoa đều, khả năng đậu quả cao và cho trái chín đúng mùa vụ. Tuy nhiên, năm nay thời tiết thất thường, mưa kéo dài sang mùa khô khiến cây ra hoa nhiều khi đang thu hoạch.

Anh Nguyễn Văn Việt ở huyện Cư M’gar có vườn cà phê nở hoa khi đang thu trái cho hay, mưa nhiều làm gián đoạn việc thu hoạch, giảm năng suất, chất lượng cà phê cho vụ hiện tại, lại kích thích hoa nở sớm, ảnh hưởng đến vụ năm sau.

Thu hoạch cà phê gián đoạn vì thời tiết

Giờ anh đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan” nếu hái quả khi hoa đang nở sẽ gây rụng hoa chắc chắn làm giảm năng suất vụ sau. Còn nếu kiên nhẫn chờ hoa khô rụng rồi mới hái thì quả chín quá, rơi hỏng, vừa nhọc công thu hoạch, nâng suất cũng giảm.

Đằng nào cũng ảnh hưởng nên anh và một số hộ khác chọn cách tuốt bỏ bông hoa nở sớm, khi thu hoạch quả xong thì cho cây nghỉ một thời gian rồi tưới nước để kích thích cho hoa ra đồng loạt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Nguồn: Báo Nông nghiệp được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trồng hoa công nghệ cao trên vùng kinh tế mới, thu 15 – 20 triệu đồng/tháng

Nói tới trồng hoa công nghệ cao, người ta nghĩ ngay tới “thành phố Đà Lạt ngàn hoa”. Ít ai ngờ tại vùng kinh tế mới huyện Lâm Hà, Lâm Đồng chuyên canh cây cà phê lại có những nhà kính, trồng hoa theo công nghệ Israel cho hiệu quả kinh tế cao…

Ông Lăng Văn Trọng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Văn, huyện Lâm Hà dẫn chúng tôi tham quan khu nhà kính rộng 5.000m2 trồng hoa công nghệ Israel đang cho thu hoạch của ông Giáp Mạnh Kiểm (thôn Tân Thành, xã Tân Văn).

Nhờ trồng hoa công nghệ cao, nhiều nông dân Lâm Hà có thu nhập tốt

Ông Kiểm cho biết, quê ông ở Bắc Giang, sau 5 năm từ quân ngũ trở về, năm 1994 ông đưa gia đình vào huyện Lâm Hà xây dựng kinh tế mới. Thời gian đầu rất vất vả, vợ chồng ông phải đi làm thuê làm mướn kiếm ăn. Nhờ chịu khó cần cù, tích cóp ông mua được 5.000m2 đất và trồng hoa cẩm tú cầu.

Do hiệu quả không cao, đầu năm 2017, ông mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà kính trồng hoa cát tường với tổng kinh phí 135 triệu đ/1.000m2 và hệ thống tưới Israel kinh phí 35 triệu đ/1.000m2; trong đó có hệ thống tưới phun sương và tưới nhỏ giọt, đèn chiếu sáng. Loài hoa cát tường màu sắc đẹp, được nhiều khách hàng ưa chuộng, thị trường tiêu thụ lớn. Đặc biệt, loài hoa này là chỉ cần xuống giống một lần nhưng thu hoạch hai lần (lứa thứ nhất cắt hết, rồi bón phân theo hệ thống nhỏ giọt để tiếp tục thu lần hai).

Ông Kiểm cho biết, trồng hoa theo công nghệ Israel thấy rất hiệu quả, hệ thống tưới phun sương làm mát cho cả nhà kính, còn hệ thống tưới nhỏ giọt vừa làm mát gốc, vừa trực tiếp cung cấp phân bón và dinh dưỡng cho cây, thời gian thu hoạch từ khi trồng tới lúc thu là 3 tháng.

“Tôi đang liên kết với Hasfarm Đà Lạt, chợ hoa Hồ Thị Kỷ (TP.HCM) và các mối khác để tiêu thụ sản phẩm. Với 5.000m2 trồng hoa công nghệ cao, gia đình tôi thu nhập 100 triệu đồng mỗi tháng. Đặc biệt, tôi vừa ký hợp đồng trồng hoa xuất cho một công ty Nhật”.

Qua cánh đồng kế bên, chúng tôi sang thăm nhà kính trồng hoa của chị Bùi Thị Sáu (thôn Dam Pao, xã Đạ Đờn). Chị Sáu cho biết, quê chị ở tỉnh Hà Tây (cũ), nay là Hà Nội. Năm 1994 gia đình vào huyện Lâm Hà trồng lúa, cà phê. Năm 2016 chị mạnh dạn phá bỏ 4.000m2 cà phê, chuyển qua trồng hoa.

Thời gian đầu chị trồng hoa hướng dương, khi được thu hoạch thì thị trường tiêu thụ yếu, bán giá thấp. Chị lặn lội lên Đà Lạt tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm về áp dụng cho vườn hoa của mình. Năm 2017 chị mạnh dạn đầu tư 2.000m2 nhà kính và 2.000m2 nhà lưới để trồng hoa cát tường.

“Qua quá trình làm tôi thấy trồng hoa cát tường hiệu quả kinh tế cao hơn trồng cà phê gấp nhiều lần. Tháng nào cũng có thu nhập, tiền đóng học cho con cái không phải lo nghĩ như trước đây. Nhờ trồng hoa gia đình tôi có tiền nuôi con học đại học”, chị Sáu khoe.

Tương tự, anh Phan Quốc Vũ, người cùng thôn Dam Pao cũng mạnh dạn đầu tư 1.500m2 nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt Israel để trồng hoa đồng tiền. Anh Vũ cho biết, trồng hoa theo công nghệ Israel có hệ thống tưới phun sương tự động, đặc biệt là bón phân và dinh dưỡng qua hệ thống tưới nhỏ giọt rất hiệu quả, tiết kiệm và nhàn hạ. Đặc biệt, trồng trong nhà kính chủ động về nhiệt độ, tránh được nắng, mưa, hoa không bị dập nát, ngăn ngừa côn trùng từ bên ngoài xâm hại…

“Từ khi trồng tới thu hoạch chỉ 2,5 tháng, hoa thu quanh năm, cứ 3 ngày cắt bán một lần, 4 năm mới phải thay giống. Chỉ với 1.500m2 trồng hoa đồng tiền, mỗi tháng tôi thu được từ 15 – 20 triệu đồng”, anh Vũ hồ hởi nói.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.