Biến đổi khí hậu làm tăng độc tố trong thực phẩm

Do phải vật lộn để tồn tại trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên một số cây lương thực có thể sản sinh ra nhiều độc tố có hại cho người và vật nuôi.

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), hạn hán và nhiệt độ cao gây ra sự tích tụ của các thành phần độc hại tiềm ẩn trong cây trồng – tương tự khi con người bị stress.

Báo cáo nhận định và đề xuất các giải pháp cho các vấn đề đang nổi lên trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trong đó bao gồm độc tính theo mùa vụ, các bệnh lây từ động vật và ô nhiễm do nhựa công nghiệp gây ra.

Cây lương thực đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu. Cây lương thực đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu. 

Theo báo cáo trên, lúa mì, lúa mạch, ngô và kê là những loại cây trồng dễ tích lũy nitrat, do hậu quả của hạn hán kéo dài. Ở động vật, ngộ độc nitrate cấp tính có thể gây sẩy thai, ngạt thở và thậm chí tử vong. Nó cũng có thể hủy hoại cuộc sống và sinh kế của nông dân và người chăn nuôi.

Mưa lớn sau một đợt hạn hán kéo dài cũng có thể dẫn đến sự tích tụ của hydrogen cyanide hoặc axit prussic trong hạt ngô, lúa, táo, anh đào và một số loài cây trồng khác.

Độc tố vi nấm aflatoxin cũng có thể được sản sinh trong quá trình các cây ngũ cốc chống chọi với biến đổi khí hậu. Loại nấm này gây bệnh ung thư ở người và cản trở sự phát triển của thai nhi.

Bà Jacqueline McGlade, nhà khoa học của UNEP cho biết, khoảng 4,5 tỷ người ở các nước đang phát triển phải tiếp xúc với aflatoxin mỗi năm, mặc dù con số thực tế có thể cao hơn.

“Theo một nghiên cứu gần đây, các độc tố aflatoxin cũng được coi như một mối đe dọa an toàn thực phẩm của châu Âu, đặc biệt là trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu đang tăng dần lên” – bà McGlade cho biết.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Tại sao carrageenan sản xuất từ rong biển được ứng dụng nhiều trong thực phẩm?

Carrageenan là một chất xơ hoà tan trong nước, được tìm thấy trong nhiều loại rong biển.  Tên của loại phụ gia từ rong biển được lấy theo tên của một loại rong biển mọc dọc theo bờ biển Ireland, khu vực gần một ngôi làng có tên là Carragheen

Carrageenan được sản xuất từ rong sụn

Về tính chất của Carageenan là một chất có màu hơi vàng, màu nâu vàng nhạt hay màu trắng. Chúng có dạng bột thô, bột mịn và gần như có mùi. Đặc biệt chất được sản xuất từ rong biển này đóng vai trò là chất phụ gia trong thực phẩm để tạo đông tụ, tạo tính mềm dẻo, đồng nhất cho sản phẩm và cho điểm nóng chảy thấp. Carrgeenan được dùng trong các món ăn trong thực phẩm: các món thạch, hạnh nhân, nước uống.

  • Carrageenan được bổ sung vào bia, rượu, dấm làm tăng độ trong.
  • Trong sản xuất bánh mì, bánh bicquy, bánh bông lan…carrageenan tạo cho sản phẩm có cấu trúc mềm xốp.
  • Trong công nghệ sản xuất chocolate:bổ sung Carrageenan vào để làm tăng độ đồng nhất, độ đặc nhất định
  • Trong sản xuất kẹo:Làm tăng độ chắc, độ đặc cho sản phẩm.
  • Trong sản xuất phomat, sản xuất các loại mứt đông, mứt dẻo
  •   Đặc biệt ứng dụng nhiều trong lĩnh vực chế biến thủy sản:Carrageenan được ứng dụng tạo lớp màng cho sản phẩm đông lạnh, làm giảm hao hụt về trọng lượng và bay hơi nước, tránh sự mất nước của thịt gia cầm khi bảo quản đông…
  • Trong bảo quản đóng hộp các sản phẩm thịt, bổ sung vào surimi và giò chả…
  • Do Carrageenan tích điện âm của gốc SO42+ nên có khả năng liên kết với protein qua gốc amin mang điện tích dương khi pH nằm dưới điểm đẳng điện.Chính nhờ điểm này mà trên 50%tổng lượng Carrageenan được sử dụng trong công nghiệp sữa. Vai trò của Carrageenan là làm cho các sản phẩm sữa có độ ổn định khá cao, không cần dùng đến tinh bột hoặc lòng trắng trứng.

Carrageenan được ứng dụng trong thực phẩm thạch

Việc chiết tách Carrageenan có hiệu quả cao và chất lượng tốt là cơ sở để dẫn tới sản xuất polysaccharide này ở quy mô công nghiệp, từ đó nâng cao giá trị kinh tế của rong sụn, rong hồng vân…nhằm thúc đẩy ỡ rộng quy mô,cải thiện đời sống cho người dân ven biển. Ngoài ra, sự đầu tư phát triển nuôi trồng rong sụn, rong hồng vân còn giảm ô nhiễm môi trường

Vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ được môi trường thủy vực. đó là một hướng đi bền vững, tại sao chúng ta lại không dám làm?

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hành ta – thuốc kháng sinh tự nhiên

Hành ta có lá dài, củ nhỏ, thường được sử dụng trong nấu ăn như một gia vị quen thuộc. Thế nhưng cây hành ta nhỏ bé còn chứa đựng trong nó nhiều bí mật mà không phải bà nội trợ nào cũng biết.

                                Hành ta – thuốc kháng sinh tự nhiên

Hành chứa một lượng đáng kể can xi, phốt pho và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng không phải điều quý nhất của nó.

Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước. Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine.

Hành cũng chứa chất kháng khuẩn fitoncidi. Khi có dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng.

Do chứa nhiều chất kháng sinh nên tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ. Vì hành có thể kích thích được tuyến mồ hôi nên còn được sử dụng như một thức ăn giải độc. Người ta vẫn nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu ăn cháo hành nóng, chữa đau lưng, kiết lỵ.

Ngoài ra, hành còn có tác dụng hạ thấp mỡ trong máu, có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh tim mạch. Nước ép hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu. Hợp chất lưu huỳnh có trong gia vị này giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hành ta

Hành giã nát ngâm trong nước sôi, xông hoặc nhỏ mũi chữa ngạt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi

Cảm cúm, nhức đầu: Lấy hành ta 6-8 củ, gừng sống 10 g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2-3 lần. Đồng thời, nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).

Động thai: Hành ta tươi 60 g, sắc uống dần đến khi yên thai thì thôi.

Tăng huyết áp: Hành tây 2-3 củ xắt lát, trộn đường ăn, hoặc nấu nước uống thường xuyên. Uống 4-5 lần, huyết áp sẽ hạ.

Tắc ruột do giun đũa: Lá hành tươi 30 g giã nát, trộn với 30 g dầu vừng (dầu mè). Uống ngày 2-3 lần Nghiền nát hành sống đắp lên trên trán có thể làm giảm đau đầu.

Các củ hành nhỏ có thể được sử dụng như thuốc long đờm. Nghiền nát rồi trộn với đường phèn, để một lúc cho nước chảy ra. Dùng khoảng 3-4 thìa cà phê nước ép này để làm dịu đi chứng ho và đau họng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Công nghệ sinh học nâng sức cạnh tranh cho hàng nông sản

Mở rộng ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học (CNSH) nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa là một trong những mục tiêu trọng tâm của tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn từ nay đến năm 2015, Vĩnh Long tập trung xây dựng đề án phát triển CNSH thành một ngành kinh tế kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tỉnh Vĩnh Long hiện có 60 tổ chức khoa học và công nghệ. Trong đó, có trên 10 tổ chức hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNSH cùng với mạng lưới 4 hợp tác xã nông nghiệp, 59 tổ hợp tác và trên 5.800 hộ tham gia sản xuất giống lúa, 1 trại giống cây ăn trái và 128 cơ sở sản xuất giống cây ăn trái trong dân quy mô 1,73 triệu cây/năm; 119 cửa hàng giống rau màu, trung tâm cung cấp giống lợn, bò, gia cầm; trên 210 cơ sở ươm cá giống, nhân giống tôm càng xanh. Các cơ sở đã thực hiện 18 đề tài liên quan đến ứng dụng CNSH tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tuyển chọn và đưa vào sản xuất 10 giống lúa mới ngắn ngày, 5 giống rau màu mới, 11 giống cây ăn trái và các giống gia súc lai tạo góp phần cải thiện chất lượng con giống địa phương.

Tuy nhiên, điểm hạn chế trong nghiên cứu, ứng dụng CNSH của Vĩnh Long thời gian qua là chưa tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả đầu tư. Nhiều đề tài, dự án về CNSH chỉ mang tính nghiên cứu, thử nghiệm, chưa ứng dụng vào sản xuất đại trà mang lại hiệu quả cao. Mạng lưới nhân giống quy mô nhỏ, phát triển chưa ổn định, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất của việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Từ nay đến năm 2015, Vĩnh Long sẽ mở rộng khai thác, đa dạng nguồn vốn để tạo sự chuyển biến rõ nét trong đầu tư phát triển CNSH, tạo ra những sản phẩm thiết yếu thúc đẩy kinh tế phát triển. Tỉnh đã xây dựng cơ cấu vốn đầu tư phát triển CNSH trong đó vốn Nhà nước (Trung ương và địa phương) chiếm tỷ lệ 70%, vốn tài trợ thông qua các tổ chức quốc tế 10% và vốn mời gọi đầu tư qua doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chiếm tỷ lệ 20%; thu hút các nguồn vốn đầu tư trang thiết bị theo hướng hiện đại, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, ứng dụng CNSH.

Từ nay đến năm 2010, Vĩnh Long tăng cường phân bổ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án về CNSH chiếm tỷ lệ từ 25-35% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm; bố trí ưu tiên cho các dự án sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, thủy sản năng suất, chất lượng cao và kháng sâu bệnh, sản xuất chế pham sinh học dùng trong nông nghiệp, môi trường và sản xuất các sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm bằng CNSH. Bằng các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, môi trường đầu tư…, tỉnh khuyến khích thành lập các đơn vị ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất tạo ra sản phẩm.

Trong đề án phát triển CNSH giai đoạn 2007-2015, Vĩnh Long tập trung phát triển tiềm lực CNSH. Trong đó, thành lập Trung tâm CNSH; đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm của Trung tâm giống thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng thí nghiệm của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc Sở Khoa học- Công nghệ, Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc-mỹ phẩm-thực phẩm… Hai lĩnh vực được tỉnh tập trung ứng dụng CNSH là: chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp và trong công nghệ chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm như: gạo, trái cây, thủy sản.

Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long có trên 50 cán bộ có trình độ thạc sĩ hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến CNSH, trong đó chủ yếu được bố trí công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước nên chưa phát huy hiệu quả chuyên môn. Từ năm 2007, tỉnh thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học theo 2 hướng: đào tạo đội ngũ cán bộ đầu đàn chuyên ngành có trình độ tiến sĩ và đào tạo đội ngũ nhân lực cần thiết 100 người có trình độ thạc sĩ, đại học và kỹ thuật viên chuyên ngành ở 3 lĩnh vực: CNSH nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, môi trường. UBND tỉnh giao cho các Sở, ngành như: nông nghiệp, công nghiệp, y tế xây dựng chương trình, dự án về CNSH ứng dụng cho ngành mình, đẩy mạnh đưa CNSH vào thực tiễn và phát triển thành một ngành kinh tế-kỹ thuật phục vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Long.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Tác hại khi thực phẩm có nhiều kim loại nặng

Các kim loại nặng như asen, chì, kẽm, thiếc… nếu tồn dư trong thực phẩm với hàm lượng quá cao sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Biểu hiện trước hết là ngộ độc mãn tính hoặc cấp tính.

Tác hại khi thực phẩm có nhiều kim loại nặng

Tác dụng độc hại cấp tính, thí dụ Asen với liều lượng cao có thể gây ngộ độc chết người ngay.

Tác dụng độc hại mãn tính hoặc tích lũy thí dụ chỉ với liều lượng nhỏ hàng ngày, liên tục, sau một thời gian sẽ gây nhiễm độc chì, rất khó chữa.

Đối với thức ăn:

Làm hư hỏng thức ăn, thí dụ chỉ cần có vết đồng cũng đủ kích thích quá trình ôxy hóa và tự ôxy hóa dầu mỡ…

Làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, thí dụ chỉ cần vết kim loại nặng cũng đủ để kích thích sự phân hủy Vtamin C, vitamin B1…

Dưới đây là một số kim loại nặng thường thấy trong thực phẩm và chỉ chú ý đến tính chất độc hại của chúng.

ASEN (As)

Asen không được coi như một vị khoáng cần thiết. Hợp chất vô cơ của asen với liều lượng cao, rất độc. Ngộ độc do asen chủ yếu là ngộ độc cấp tính: với liều lượng 0,06g AS203 đã bị ngộ độc, với 0,15g/người có thể bị chết. Ngộ độc cấp tính là do ăn nhầm phải thức ăn bị nhiễm asen…

Ở người, ngộ độc thường diễn do tích lũy asen trong cơ thể, kết quả của bệnh nghề nghiệp, hoặc do thức ăn, thức uống bị nhiễm asen trong quá trình chế biến công nghiệp. Do đó, mỗi loại thức ăn đều được quy định có một lượng tối đa asen cho phép, thí dụ:

– Hoa quả được có tối đa 1,4ppm As.

– Thiếc dùng để làm hộp đựng thực phẩm chỉ được có tối đa 0,001ppm As. nhôm dưới 0,0016ppm As.

Liều lượng tối đa asen (As) có thể chấp nhận được hàng ngày cho người là 0,05mg/kg thể trọng.

Triệu chứng ngộ độc cấp tính giêng như bị dịch tả, xuất hiện rất nhanh, có khi ngay sau khi ăn phải asen. Nạn nhân nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí đái, chết sau 24 giờ.

Ngộ độc mãn tính do tích lũy những liều lượng nhỏ asen trong thời gian dài, có triệu chứng: mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày và ruột, đau mắt, đau tai, cảm giác về sự di động bị rối loạn, có asen trong nước tiểu yếu dần, gày còm, kiệt sức, chết sau nhiều tháng hay nhiều năm.

Chì (Pb)

Chì là một thành phần không cần thiết của khẩu phần ăn. Trung bình liều lượng chì do thức ăn, thức uống cung cấp cho khẩu phần hàng ngày từ 0,0033 đến 0,005 mg/ kg thể trọng. Nghĩa là trung bình một ngày, một người lớn ăn vào cơ thể từ 0,25 đến 0,35mg chì. Với liều lượng đó hàm lượng chì tích lũy sẽ tăng dần theo tuổi, nhưng cho đến nay chưa có gì chứng tỏ rằng sự tích lũy liều lượng đó có thể gây ngộ độc đối với người bình thường khỏe mạnh.

Liều lượng tối đa chì (Pb) có thể chấp nhận hàng ngày cho người, do thức ăn cung cấp, được tạm thời quy định là 0,005mg/kg thể trọng.

Ngộ độc cấp tính do chì thường ít gặp. Ngộ độc trường diễn là do ăn phải thức ăn có chứa một lượng chì, tuy ít nhưng liên tục hàng ngày. Chỉ cần hàng ngày cơ thể hấp thu từ 1 mg chì trở lên, sau một vài năm, sẽ có những triệu chứng đặc hiệu: hơi thở thối, sưng lợi với viền đen ở lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng), mạch yếu, nước tiểu ít, trong nước tiểu có poephyrin, phụ nữ dễ bị sảy thai.

Thủy ngân (Hg)

Thuỷ ngân không có chức năng gì cần thiết trong chuyển hoá cơ thể con người và thường có rất ít trong thực phẩm rau, quả. Nếu thực phẩm có lẫn thuỷ ngân rất có tác hại cho sức khoẻ con người. Vì vậy cần phải giữ để thực phẩm rau quả không có lẫn thuỷ ngân dù ở hàm lượng rất thấp.

Đồng (Cu)

Đồng là một thành phần cần thiết cho cơ thể do thức ăn đưa vào hàng ngày từ 0,033 đến 0,05 mg/kg thể trọng. Với liều lượng này, người ta không thấy có tích luỹ Cu trong cơ thể người bình thường.

Đến một nồng độ nào đó, ngay cả khi thể vết đồng có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị và giá trị dinh dưỡng của thức ăn, thí dụ kích thích sự tự ôxy hoá của dầu mỡ chóng bị ôi khé, đẩy nhanh sự phá huỷ các vitamin…

Liều lượng đồng chấp nhận hàng ngày cho người là 0,5 mg/kg thể trọng. Liều lượng này không đáng lo ngại với điều kiện nồng độ molypđen và kẽm trong thức ăn, không được quá giới hạn thông thường, vì các chất này ảnh hưởng đến chuyển hoá của đồng trong cơ thể người. Đồng không gây ngộ độc cho tích luỹ, nhưng nếu ăn phải một lượng lớn muối đồng, thì bị ngộ độc cấp tính. Triệu trứng biểu hiện ngay như nôn nhiều và như vậy, làm thoát ra ngoài phần lớn đồng ăn phải. Cũng vì vậy mà ít thấy trường hợp chết người do bị ngộ độc đồng. Chất nôn có mầu xanh đặc hiệu của đồng, sau khi nôn, nước bọt vẫn tiếp tục ra nhiều, và trong một thời gian dài vẫn còn dư vị đồng trong miệng.

Kẽm (Zn)

Kẽm là thành phần tự nhiên của thức ăn và cần thiết cho đời sống con người. Một khẩu phần mẫu cung cấp hàng ngày từ 0,17 đến 0,25 mg Zn/kg thể trọng.

Nói chung, tất cả các loại động vật đều chịu đựng được kẽm, kim loại mà ít gây độc nếu hàm lượng thấp và khẩu phần ăn chứa nhiều đồng, sắt và chịu tác động tương hỗ giữa các yếu tố khác.

Do có giới hạn bảo đảm chắc chắn giữa nồng độ kẽm có trong khẩu phần ăn bình thường hàng ngày, với liều lượng kẽm có thể gây ngộ độc do tích luỹ, cho nên với hàm lượng kẽm được quy định giới hạn trong thức ăn (từ 5 đến 10 ppm) không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngộ độc do kẽm cũng là ngộ độc do cấp tính, do ăn nhầm phải một lượng lớn kẽm (5-10g ZNSO4 hoặc 3-5ZnCl2) có thể gây chết người với triệu chứng như có vị kim loại khó chịu và dai dẳng trong miệng, nôn, ỉa chảy, mồ hôi lạnh, mạch đập khẽ, chết sau 10 đến 48 giây.

Thiếc (Sn)

Thiếc là một thành phần bình thường của khẩu phần ăn, không có chức năng sinh lý gì, nhưng tính chất độc hại rất thấp. Liều lượng thiếc trong thực phẩm thường được quy định cho phép từ 100 đến 200mg/kg sản phẩm. Thông thường chưa đến 100 mg thức ăn có vị kim loại khó chịu, và như vậy đã không đạt tiêu chuẩn về trạng thái cảm quan.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Rau sạch theo công nghệ israel là cực kỳ an toàn? không hẳn

Người Israel ăn rau quả được tưới bằng nước thải tái chế đang gia tăng sự phơi nhiễm với chất có trong thuốc động kinh.

Chúng ta đều biết rằng Israel có một nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao. Rất nhiều công nghệ và quy trình hiện đại được đất nước này áp dụng trong trồng trọt để khắc phục sự bất lợi về điều kiện canh tác, điển hình là thiếu nước ngọt.

Tuy nhiên, một trong số những công nghệ này đang bộc lộ sự mất an toàn. Cụ thể, tình trạng khan hiếm nước ngọt đang khiến Israel tăng cường sử dụng nước thải tái chế để tưới cho cây trồng. Đồng thời, điều này cũng gia tăng sự phơi nhiễm hóa chất trong thực phẩm của họ.

Mới đây, một nhóm nghiên cứu đa ngành đến từ Đại học Hebrew và Trung tâm Y tế Hadassah của Israel đã phát hiện: người ăn rau quả trồng trong đất tưới bằng nước thải tái chế bị phơi nhiễm với một chất hóa học có tên carbamazepine. Hợp chất này có nguồn gốc từ một loại thuốc chống động kinh, và xuất hiện nhiều trong nước thải.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Environmental Science & Technology.

“Israel là quốc gia tiên phong trên thế giới sử dụng nước thải thu hồi và tái chế trong lĩnh vực nông nghiệp”, giáo sư Benny Chefetz của Khoa Nông nghiệp và thực phẩm môi trường, Đại học Habrew cho biết. Vì vậy, sẽ là cần thiết để thực hiện các nghiên cứu đánh giá sức khỏe của người tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sử dụng nước thải tái chế có bị ảnh hưởng. Công trình của giáo sư Chefetz là nghiên cứu đầu tiên hướng đến mục đích cụ thể này.

“Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên, chúng tôi đã chứng minh rằng những người khỏe mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tưới bằng nước thải tái chế có sự xuất hiện của carbamazepine và các chất chuyển hóa trong nước tiểu. Trong khi đó, người ăn rau quả tưới bằng nước sạch hầu như không phát hiện mức độ carbamazepine”, giáo sư Ora Paltiel, hiệu trưởng Trường Y tế động đồng thuộc Đại học Hebrew nói.

Nghiên cứu theo dõi 34 người cả nam và nữ, được chia làm 2 nhóm. Nhóm đầu tiên được định hướng tiêu thụ rau quả tưới bằng nước thải tái chế trong 1 tuần, sau đó chuyển sang sản phẩm tưới bằng nước sạch. Nhóm thứ 2 thực hiện theo thứ tự ngược lại.

Các tình nguyện viên tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp gồm: cà chua, dưa chuột, ớt và rau diếp. Ngoài ra, họ ăn theo một chế độ bình thường và uống nước đóng chai được đồng bộ hóa suốt thời gian nghiên cứu.

Ý tưởng của nghiên cứu được trình bày trong báo cáo.Ý tưởng của nghiên cứu được trình bày trong báo cáo.

Các nhà khoa học thực hiện đo nồng độ carbamazepine trong sản phẩm tươi đầu vào và trong nước tiểu của tình nguyện viên sau khi tiêu thụ chúng. Thời điểm ban đầu trước khi ăn rau quả tưới bằng nước thải tái chế, carbamazepine không được phát hiện, hoặc nếu có đều ở nồng độ rất thấp. Sau 7 ngày, những người ở nhóm thứ nhất đã phát hiện mức định lượng rõ ràng của carbamazepine, nhóm thứ 2 không có sự thay đổi.

“Sản phẩm nông nghiệp sử dụng nước thải tái chế cũng trưng bày một mức độ carbamazepine cao hơn đáng kể so với sử dụng nước sạch”, giáo sư Paltiel nói. “Rõ ràng những người tiêu thụ sản phẩm trên đất được tưới bằng nước thải tái chế đang gia tăng sự phơi nhiễm với chất có trong thuốc động kinh này. Mặc dù mức độ phát hiện của nó thấp hơn nhiều so với bệnh nhân sử dụng thuốc thực sự”.

Thêm vào kết luận, giáo sư Chefetz cho biết: “Đây là bằng chứng cho ý tưởng người tiêu dùng đang phơi nhiễm với các hợp chất trong dược phẩm thông qua tiêu hóa sản phẩm nông nghiệp thương mại”. Dữ liệu cung cấp trong nghiên cứu có thể giúp các nhà hoạch định chính sách đánh giá mức độ rủi ro cho vấn đề này. Trong tương lai, nhiều nghiên cứu tương tự cũng sẽ phải được thực hiện.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nhận biết tôm bơm tạp chất như thế nào?

Cách nhận biết tôm bị bơm tạp chất

Loại tôm được chọn để bơm tạp chất phần lớn là tôm sú.

Khi chọn tôm, nếu thấy con tôm cứng, thẳng đơ thì đó là tôm đã được bơm tạp chất. Bình thường mình tôm mềm, cong.

Mang tôm bơm tạp chất cứng, phồng căng trong khi mang tôm thường mềm, phẳng.

Nhận biết tôm bơm tạp chất như thế nào?
Tôm đã bị bơm hóa chất. 

Về màu sắc, gần như không thể phân biệt được tôm bơm và tôm sạch. Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân.

Tôm bơm khi mới chết thường bị phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Đầu và thân nhanh chóng rời nhau.

Tôm bơm tạp chất mình thường căng phồng, mập bất thường
Tôm bơm tạp chất mình thường căng phồng, mập bất thường. 

Tôm bơm khi nấu chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường.

Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là ở phần đầu, dưới mang.

Cách chọn tôm tươi ngon

Chắc ăn nhất, bạn hãy tìm mua tôm còn “nhảy tanh tách”, không rớt chân càng, đây là cách an toàn nhất để chắc chắn rằng bạn đang mua tôm tươi sống. Mặt khác, người tiêu dùng có thể chọn các loại tôm nhỏ hơn.

Cách tiếp theo là dành cho tôm đông lạnh hoặc đã hấp, bạn hãy bắt tôm lên, cầm phần đầu và phần đuôi tôm để kéo thẳng tôm ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.

Tôm tươi ngon là tôm còn sống, vỏ sáng bóng, còn nguyên chân, càngTôm tươi, ngon là tôm còn sống, vỏ sáng bóng, còn nguyên chân, càng.

Với tôm sú: Không chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn. Với tôm he, ngoài đặc điểm còn sống, bạn nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. Riêng với tôm sắt, không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.

Về mặt cảm quan, khi mua bạn nên chọn những con tôm có vỏ sáng bóng, tươi tắn. Thịt trong gắn chặt vào vỏ.

Người ta bơm tôm bằng những chất gì?

Dung dịch để bơm tôm nhằm tăng trọng lượng chủ yếu là tinh bột như rau câu, a dao, CMC (chất ổn định dùng để kiểm soát độ nhớt của thủy hải sản)… Các chất này thường được nấu chín hoặc hòa với nước thành dung dịch sền sệt. Sau đó dùng ống tiêm chích trực tiếp vào đầu, thân và đuôi tôm.

Tạp chất được bơm vào tôm qua đầu, thân và đuôi. (Ảnh minh họa)
Tạp chất được bơm vào tôm qua đầu, thân và đuôi.

Ngoài ra, để giữ được vẻ bề ngoài cho tôm tươi lâu hơn, nhiều thương lái còn dùng hàn the, diêm tiêu, ure… để ướp tôm.

Tôm bơm tạp chất có hại như thế nào?

Theo các chuyên gia về thủy, hải sản, khi tôm, cá có chứa tạp chất lạ, nhất là dạng lỏng sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm phát triển.

Cụ thể, vi khuẩn vibrio cholarae gây bệnh thổ tả, vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn, ngộ độc, tiêu chảy, nhiễm trùng máu. Vi khuẩn shigella gây bệnh kiết lị, vi khuẩn escheria coli gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…

Ngoài ra, việc ngâm giữ tôm trong hàn the, ure… cũng làm tăng khả năng người tiêu dùng bị ngộ độc cấp tính. Ure tích tụ trong cơ thể có thể gây ngộ độc mạn tính, mất ngủ, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, gây bệnh gan, thận…

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Giới thiệu một số giống cam ngon ở việt nam

1. Cam mật không hạt

– Tên thường gọi: Cam mật không hạt

– Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

– Tên tiếng Anh: “Seedless sweet orange”

Tán cây có dạng tròn hơi vươn cao, cây sinh trưởng mạnh. Lá có dạng hình trứng. Quả có dạng hình cầu, đáy quả có vòng tròn nhạt hơn so với cam soàn, vỏ quả màu xanh khi chín , vỏ quả dầy 3,5- 3,8cm

Khả năng ra hoa mạnh.

Hạt phấn có tỉ lệ bất dục rất cao >95%.

Khối lượng quả trung bình 150-270g, chất lượng quả ngon, thịt quả màu vàng tươi, dày vỏ từ 3,5-4,0mm, tỉ lệ nước quả 36-52%, độ Brix 8-10%, acid tổng số 0,5-0,6g/100ml dịch quả, hàm lượng vitamin C 30-32mg/100ml dịch quả;

Năng suất khá cao (20-30kg/cây/năm ở cây 4-5 năm tuổi).

Cây có khả năng thích nghi với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long và vùng cao (ở tỉnh Lâm Đồng).

Giống cam Mật không hạt có khả năng ra hoa rất mạnh, nhưng do bản chất không hạt làm ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả và năng suất, có thể khắc phục bằng cách trồng xen với các giống cam, quýt thương phẩm khác.

Có mùi vị ngọt và đặc trưng bên trong, để cam mật đạt chất lương nên thu hoạch quả cam Mật không hạt ở tuần thứ 33-34 sau khi hoa nở.

Cam mật không hạt                                                  Cam mật không hạt

Giống cam mật không hạt xuất từ cây chiết. Giống này đạt giải nhì trong hội thi trái ngon và an toàn thực phẩm

2. Cam Soàn

– Tên thường gọi: Cam Soàn

– Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

– Tên tiếng Anh: “Soàn” sweet orange

Điểm đặc trưng để phân biệt giống cam soàn với các giống cam khác là tán cây có hình cầu hơi vươn cao, lá thon dài, đỉnh và đáy quả có hình tròn phẳng như đồng tiền, bề mặt vỏ sần.

Cam soàn năng suất cao, vị ngọt nhưng có điểm hạn chế so với các giống cam khác là thịt quả có màu vàng nhạt, lượng nước quả ít, trong qúa trình canh tác nếu không chăm sóc tốt sẽ dẫn đến múi bị dễ bị chai sượng, để khắc phục hiện tượng này nên bón nhiều phân hữu cơ kết hợp công thức phân bón có nhiều lân, kali và tăng cường sử dụng phân bón lá để hỗ trợ dinh dưỡng cho cây.

Lá non có màu xanh nhạt, trở thành xanh đậm khi lá thành thục, có hình oval.

Chống chịu khá tốt với bệnh vàng lá Geenning và một số dịch hại khác.

Dạng trái cam soàn giống như cam mật.

Da màu xanh khi chín ngã màu vàng chanh đậm.

Trọng lượng trung bình 250 – 300gram/trái

Trái cam soàn tơ vàTrái cam soàn lãoTrái cam                                    Soàn tơ và Trái cam soàn lão

Cam soàn sinh trưởng phát triển tốt nhất trên vùng đất phù sa ngọt, tưới đủ quanh năm, thoát nước tốt. Cây có khả năng ra hoa sau trồng 2-3 năm (cây ghép). Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng, thu hoạch tập trung từ tháng 8 – 2dl khi quan sát thấy vỏ trái ít sần, chuyển sang màu xanh hơi vàng là thời điểm quả chín. Cây cho năng suất khá cao khoảng 80kg/ (cây 10năm tuổi) cây/ năm.

3. Cam mật

– Tên thường gọi: Cam Mật

– Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

– Tên tiếng Anh: Sweet orange

Cây 5 tuổi cao trung bình 5 m, tán hình cầu, cây phân cành nhiều, ít gai.

Lá có dạng hình trứng, quả hình cầu, vỏ quả màu xanh đến xanh vàng khi chín, thịt có màu vàng tươi, nước quả nhiều. Trọng lượng trái trung bình 200g. Cam mật là một giống có năng suất cao. Cây sinh trưởng mạnh, dễ ra hoa đậu quả.

Cam mật                                                       Cam mật

4. Cam mật Ôn Châu

– Quả có vị ngọt và không có hạt.

– Kích thước to hơn quýt và nhỏ hơn cam.

– Vỏ quả rất mỏng, nhìn giống như da và có nhiều chấm nhỏ cùng với nhiều tuyến tinh dầu nằm xung quanh quả

– Rất dễ được bóc vỏ so với các loại quả khác thuộc chi Cam chanh.

– Thịt quả cũng rất dễ bị tổn thương trước những va đập mạnh (ví dụ như việc chuyên chở, mang vác không cẩn thận gây ra rơi rớt, va đập).

Cam mật                                                     Cam mật Ôn Châu

5. Các giống phổ biến ở miền Bắc

5.1 Cam Sành

Cam Sành Hà Giang – Tuyên Quang – Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc. Cây cao trung bình, thích nghi rộng, năng suất cao. Cam Sành thu quả vào dịp Tết, khối lượng quả trung bình 150 – 250 g, ngon thơm ngọt đậm.

Cam sành                                                              Cam sành

5.2 Cam Xã Đoài

Nguồn gốc từ vùng Xã Đoài, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Đưa lên vùng núi cao, mã quả đẹp hơn. Cây cao trung bình, tán lá hơi xoè, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 200 – 250 g/quả, có 18 – 22 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 12-1.

Cam Xã Đoài                                                          Cam Xã Đoài

5.3 Cam Valencia

Nhập vào Việt Nam từ năm 1971. Quả to hơn cam Hamlin, trung bình 250 g/quả. Khi chín vỏ quả có màu vàng, ruột màu vàng da cam. Hạt 0 – 3 hạt/quả. Chín muộn vào dịp Tết âm lịch.

Cam Valencia

5.4. Cam Ham Lin

Là giống của Mỹ, (Hamlin là tên ông chủ vườn ở Mỹ), được đưa vào Việt Nam từ năm 1971 thông qua Cu Ba. Hamlin là giống chín sớm vào tháng 9 – 10, vỏ quả mỏng, khối lượng quả trung bình 200 g/quả, ngọt đậm, 0 – 5 hạt/quả.

Cam Ham Lin

5.5. Cam Sông Con

Nguồn gốc chọn từ cây gieo hạt ở Nông trường Sông Con, Nghệ An. Cây cao trung bình, tán gọn, không có gai trên cành, thích nghi rộng. Năng suất trung bình, khối lượng quả trung bình 200 – 250 g/quả, có 3 – 5 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 10 – 11.

Cam sông con

5.6. Cam Vân Du

Được chọn lọc từ những cây gieo hạt của giống cam Sunkist ở Trại nghiên cứu cam Vân Du (Thanh Hoá), trồng nhiều ở các nông trường vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh trong những năm 70 – 80. Cây cao trung bình, tán gọn có gai trên cành, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 180 – 200 g/quả, có 10 – 15 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 10 – 11.

Cam Vân Du

5.7. Cam Bù Hà Tĩnh

Là giống quýt được trồng nhiều ở Nghệ An -Hà Tĩnh. Cây cao trung bình, khối lượng quả 180 – 220 g, có 3 – 12 hạt/quả, ngọt đậm. Quả chín vào tháng 12 đến tháng 1.

Cam bù Hà Tĩnh                                                      Cam bù Hà Tĩnh

 

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Đặc điểm của cây chè dây dùng trị viêm loét dạ dày

Đặc điểm của cây chè Dây dùng trị viêm loét dạ dày

Chè dây hay bạch liễm là loại cây 2 lá mầm trong họ nho. Chè Dây sinh trưởng tự nhiên trên các triền núi. Thoạt nhìn chè dây có màu trắng như màu mốc, màu như vậy là do nhựa chè dây tiết ra với kinh nghiệm các nhà khoa học thì lá chè dây càng màu trắng thì chứng tỏ nhiều nhựa và rất tốt. Kết quả phân tích thành phần của chè dây cho thấy, đó là một loại dược liệu giàu chất flavoroid toàn phần chiếm 18.15 +_ 0.36% trong đó myricetin chiếm 5.32+_ 0.04% và tanin (10.82 -13.30%); chứa hai loại đường Glucase và Rhamnese.

chè Dây dùng trị viêm loét dạ dày

Kết quả nghiên cứu về tính an toàn cho thấy, thành phần hóa học của chè dây không có những nhóm chất thường có độc như: alcaloid, saponin…

Chè dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm độ axit tại dạ dày, giúp cho bệnh viêm dạ dày tá tràng dễ liền sẹo; cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng đạt 93,4%, với Alusi (loại thuốc chuyên trị bệnh viêm loét hành tá tràng hiện nay) là 89%, thời gian cắt cơn đau trung bình của chè Dây từ 8 đến 9 ngày, và Alusi là 17 ngày.

Theo kinh nghiệm dân gian chè dây có giá trị về mặt dược liệu rất quý; giúp tiêu hoá tốt, dễ ngủ, những người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, uống một thời gian dài thấy bệnh đỡ dần và hết đau.

Cao chè dây không gây ngộ độc cấp tính, không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hóa sinh, huyết học, cổ truyền và sinh sản khi dùng thuốc trong thời gian dài. Các nghiên cứu trên lâm sàng cũng đều cho thấy chè dây không thấy có các tác dụng phụ như đầy bụng, nôn mửa hoặc khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu hoặc các biểu hiện dị ứng.

Chè dây thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả đem về rửa sạch cắt nhỏ, phơi khô, sao qua rỗi hãm với nước đun sôi như pha chè uống thay nước. Phơi khô có mùi thơm nhẹ. Sau khi sao mùi thơm càng rỡ hơn. Nước chè dây có vị hơi ngọt, uống rất dễ chịu…

Chè dây thuộc loại thuốc “hàn lương” (mát lạnh) nên khi sử dụng bạn nên chia theo đợt: Hàng ngày lấy 30-50g uống thay nước. Mỗi đợt uống liên tục từ 15-20 ngày

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Ngành nông nghiệp nói gì về giá heo hơi tăng nóng từng ngày?

Ngành nông nghiệp nói gì về giá heo hơi tăng nóng từng ngày?

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, thừa nhận giá heo đã phục hồi nhưng cho rằng nông dân không nên chủ quan, vội tăng đàn.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, giá heo hơi đã phục hồi rất đáng kể trong những ngày qua. Giá heo bình quân loại 80-110 kg/con đã ở mức từ 35.000 – 38.000đ/kg, có nơi cán mốc 40.000 đồng/kg.

Ông Dương cho rằng đây là dấu hiệu rất tích cực không chỉ cho người chăn nuôi mà có tác động chung đến thị trường các sản phẩm chăn nuôi. Vì mặt hàng thịt heo vẫn chiếm 65-70 % cơ cấu sản phẩm của ngành chăn nuôi.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi đánh giá nguyên nhân chính của việc giá heo hơi phục hồi là do đã triển khai tích cực và đồng bộ giải pháp, trong đó có kiểm soát mạnh khâu tăng đàn. Người chăn nuôi đã loại thải khá nhiều heo nái và heo con kém chất lượng mà trước đây đều để nuôi tận dụng.

Ngoài ra, việc tăng sức mua trong nước bằng rất nhiều các hình thức tiêu thụ đã được các bộ, ngành và các địa phương triển khai. Mặt khác còn có cả yếu tố tâm lý thì trường. Người chăn nuôi bình tĩnh hơn để quyết định việc xuất bán sản phẩm trước thông tin và sức ép không nhỏ của thương lái mà thời gian đầu họ chưa thể làm được.

Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho rằng thị trường thịt heo có dấu hiệu khôi phục trở lại nhưng người dân không nên chủ quan. Việc khôi phục hiện tại chưa phải là những biểu hiện căn cơ của quan hệ cung cầu và phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Xuân Dương nói cần phải thực sự bình tĩnh với vấn đề thị trường và những quyết định trong sản xuất, nhất là tăng đàn heo trong thời gian tới. Cụ thể, với quy mô đàn nái hiện có và năng lực chuồng trại, thức ăn dinh dưỡng và các nguồn lực hiện có, thì hoàn toàn dư khả năng để tăng sản lượng thịt heo.

Nếu giá heo rẻ thì nuôi kiểu rông dài, giá heo đắt sẽ thâm canh tăng năng suất, vì đàn nái vẫn đang quá lớn so với dung lượng thì trường và tiềm năng năng suất sinh sản chưa được khai thác hết.

Cục Chăn nuôi khuyến cáo người chăn nuôi lúc này cần tập trung làm tốt khâu kiểm soát dịch bệnh, nhất là sử dụng đầy đủ các loại vacxin, tiêu độc, khủ trùng chuồng trại. Phía cơ quan quản lý và các doanh nghiệp cần tiếp tục các biện pháp mở thị trường cả trong nước và xuất khẩu.

“Hiện tại là cơ hội để triển khai nhanh các giải pháp tái cơ cấu, tổ chức mạnh sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết và điều chỉnh phương thức, đối tượng chăn nuôi cho phù hợp. Có thể kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi hữu cơ gắn với giết mổ, chế biến sâu. Ngoài ra, phải đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi đáp ứng đủ cho các phân khúc thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu”, ông Nguyễn Xuân Dương nói.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam