Xử lý chanh ra hoa rải vụ

Giải pháp SX trái cây rải vụ (nghịch vụ) để bán được giá giúp nhà vườn ở ĐBSCL thu về một khoản lợi nhuận rất cao.

Xử lý chanh ra hoa rải vụTrồng chanh xử lý cho ra hoa rải rụ sẽ “hốt bạc”

Điển hình là gia đình gia đình anh Nguyễn Hoàng Vũ, ấp Tân An, xã Tân Hội, TP Vĩnh Long (Vĩnh Long). Nhờ xử lý cho cây chanh ra hoa rải vụ, năm 2014, trên diện tích 3.000 m2 anh Vũ đã thu hoạch 9 tấn chanh với giá bán 12.000 đ/kg cho thu nhập 108.000.000 đ.

Anh Vũ chia sẻ: “Mùa mưa giá chanh thường rất rẻ, thậm chí không đủ chi phí thu hoạch nên người trồng có khuynh hướng điều khiển cho cây ra hoa nghịch vụ để thu hoạch trong mùa khô, nhất là dịp tết sẽ bán được giá. Việc xử lý ra hoa là yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng đối với người trồng chanh”.

Nhờ áp dụng thành công kỹ thuật xử lý ra hoa nghịch vụ trên cây chanh 5 năm tuổi, anh Vũ từ khó khăn vươn lên khá giàu.

Anh Vũ cho biết cách thực hiện như sau: Đầu tiên, sau khi thu hoạch tháng 7 – 8 âm lịch khoảng 15 ngày (áp dụng cho cây 5 năm tuổi), cung cấp dinh dưỡng cho cây phục hồi bằng cách: Bón gốc cho cây 1 – 2 kg NPK 20-20-15; 10 kg phân hữu cơ hoai mục trộn với 20 gram nấm Trichoderma. Tiến hành cắt tỉa các đoạn cành đã mang trái, cành già cỗi, sâu bệnh… Quét vôi hay Bordeaux lên thân, cành phòng ngừa nấm; đồng thời kết hợp phun thuốc trừ sâu 2 lần (7 ngày/lần) giúp cây phát triển tốt chuẩn bị sức ra hoa.

Để có được kết quả như hôm nay, anh Vũ cho biết không chỉ áp dụng đúng kỹ thuật, bán được giá cao mà còn phải có tính cần cù chịu khó ham học hỏi.

Khoảng thời gian 1,5 tháng sau khi cây ra đọt non bón 0,5 kg DAP + 0,5 kg kali. Phun F.Bo 2 lần (7 ngày/lần) phun ướt đều 2 mặt lá. Khi lá đủ già (khoảng 3 tháng) bắt đầu xiết nước 1 – 2 tuần tùy theo thời tiết.

Quan sát lá chanh héo (lá gần như cuốn lại) thì bắt đầu tưới đẫm cho ướt đều 3 ngày liên tục. Sử dụng chế phẩm C.A.T + F. Bo xịt ướt đều 2 mặt lá ( 5 ngày 1 lần). Sau đó, hoa nở nhanh và nhiều. Cũng như các loại cây có múi khác, khi xử lý ra hoa nghịch vụ, cây chanh cũng bị một số loại dịch hại tấn công do phải phòng trị kịp thời để bảo vệ tốt năng suất và chất lượng trái.

Ngoài biện pháp xử lý ra hoa bằng cách xiết nước anh Vũ còn áp dụng xử lý hóa chất Thioure làm rụng lá nồng độ 0,5%, 0,3% kết hợp với ure nồng độ 4,6%.

Trên đây là cách làm giàu của anh Vũ các nhà vườn có thể nghiên cứu và áp dụng biện pháp xử lý chanh cho ra hoa nghịch vụ để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, đồng thời cũng phục vụ tốt nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm cho năng suất cao nhất

Mãng cầu xiêm là thực phẩm qúy nhờ giàu chất khoáng: lân, canxi và rất nhiều Vitamin B 1, B2 ,P,C có vị chua ngọt rất ngon khi làm nước sinh tố và được người dân rất ưa chuộng.

Trái mãng cầu xiêm lớn hơn mãng cầu ta rất nhiều, nặng trung bình từ 1-2 kg có khi lớn hơn nữa, vỏ ngoài nhẵn chỉ phân biệt múi nọ với múi kia nhờ mỗi múi có một cái gai cong, mềm vì vậy còn có tên là mãng cầu gai. Nếu biết kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm sẽ cho năng suất rất cao.

Nhân giống

Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm không khó để có năng suất cao nhất
Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm không khó để có năng suất cao nhất

Mãng cầu xiêm thường nhân giống bằng hạt, song nó cũng có thể trồng bằng cây đã lớn được bứng lên cẩn thận, bằng chiết cành, ghép mắt và ghép cành. Có thể gieo hạt trong các bầu hay trên líp đất có hơi pha cát. Gieo hạt sâu chừng 1cm và cách nhau 2 – 2,5cm. Che nắng cho hạt và tưới giữ ẩm thường xuyên. Hạt tốt có thể nảy mầm từ 85 – 90% trong 20 – 30 ngày.

Cách trồng và khoảng cách trồng

Đào hố rộng 30 – 50cm, sâu 30 – 50cm, tùy cây lớn nhỏ. Nếu trồng luôn bầu cây thì hố phải rộng hơn nhiều so với kích thước của bầu để không ép rễ cây con. Lấp trở lại lớp đất mặt khi đặt cây con và tưới nước ẩm ngay. Cây mãng cầu xiêm nên trồng với khoảng cách 3 – 4m, trồng theo kiểu nanh sấu hoặc theo hàng. Nên trồng khoảng cách 3 x3 m, một số nơi trồng 2,5 x2,5m tận dụng tối đa diện tích mặt đất

Mãng cầu xiêm thường được trồng bằng hạt
Nếu biết kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm sẽ cho năng suất rất cao.

Phân bón

Cần bón cân đối NPK nên chọn các loại phân 10-10-10 với loại phân trên năm 1 bón 100g, năm thứ 2 bón 400 g, năm thứ 3 bón 800g, năm thứ 4 bó 1,2 kg/cây. Khi cây lớn bon gia giảm từ 2-3 kg/cây/năm. Nếu đất xấu hoặc trên đất cát nên bổ sung thêm 10-20 kg phân chuồng /cây/năm. Chia làm 2-3 lần bón, sau thu hoạch (cuối mưa) và khi cây nuôi quả (đầu + cuối mùa mưa).

Quả mãng cầu có rất nhiều công dụngQuả mãng cầu có rất nhiều công dụng

Sâu bệnh hại chính

Sâu gây hại phổ biến nhất vẫn là rệp sáp và các loại rầy miệng chích hút khác, làm giảm chất lượng, sản lượng. Trị bằng nhiều loại thuốc như Supracid, Bi 58ND, Sumithion, Suprathion. Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết đốm đen. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc Benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTN

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa một số bệnh trên cây hồng xiêm

1. Sâu đục trái

Cách gây hại:

Sâu  phá từ lúc trái còn nhỏ đến sắp thu hoạch, gây thiệt hại trầm trọng, có thể làm rụng trái 30% và giảm phẩm chất trái 60%.

Biện pháp phòng trừ:

– Hái tiêu huỷ tất cả các trái bị sâu mùa trước còn sót lại, tránh lây lan cho mùa sau.

– Dùng 1 trong các loại thuốc sau: Karate, Cyper  Alpha… phun định kỳ 2 lần/ngày

2. Bọ đục cành

Cách gây hại:

Bù xè đục thành đường dưới vỏ và đục vào trong gỗ thân chính, hoặc các cành lớn làm cho cành gãy khi có gió mạnh. Cành cây bị chảy mủ từng đoạn và phân gỗ trắng đổ ra rơi trên mặt đất

cây hồng xiêm

Biện pháp phòng trừ:

– Tìm đường đục trên cây rồi dùng bông gòn tẩm thuốc trừ sâu (Karate, Basudin…) nhét vào rồi bơm nước cho thuốc thấm vào để diệt.

– Tránh gây thương tích trên thân và cành tạo đường xâm nhập cho bù xè.

3. Ruồi đục trái

Cách gây hại:

Khi trái chín, ruồi đẻ trứng và dòi đục vào ăn bên trong trái, làm trái thối, gây thiệt hại đáng kể.

Biện pháp phòng trừ:

– Thu hoạch khi trái vừa chín.

– Dùng chất dẫn dụ  Metyleugenol trộn với thuốc sát trùng hoặc dùng chất Vizubon D để diệt ruồi.

4. Rệp sáp và rầy mềm

Cách gây hại:

Tấn công đọt non, lá và trái, làm giảm phẩm chất của trái.

Biện pháp phòng trừ:

Đây là đối tượng khó phòng trừ nên phun xịt định kỳ 5-7 ngày/lần, bằng các loại thuốc Trebon, Applaurd, Fenbis, Karate.

5. Bệnh đốm lá (do nấm Pestalotia versicolor Speg)

Triệu chứng:

Trên lá có nhiều đốm bệnh, lúc đầu nhỏ, có màu nâu đỏ. Đốm bệnh lớn dần có hình tròn, đường kính 1-3 mm, có tâm xám trắng viền màu nâu sậm hay nâu đỏ. Nấm sẽ hình thành ổ nấm là những vết đen, nhỏ bằng đầu kim ở tâm đốm bệnh.

Biện pháp phòng trừ:

Phun các loại thuốc thông thường như hỗn hợp  Bordeaux, Copper zine, Copper B,  Zineb hay Benomyl ở nồng độ 2/1.000.

6. Bệnh thán thư (do nấm Glomerella cingulata)

Triệu chứng:

Trên cả 2 mặt lá có các đốm bất dạng, màu vàng. Đốm bệnh sau đó biến sang màu xám trắng hay nâu nhạt và tạo nhiều ổ nấm đen trên đó. Nhiễm nặng, lá sẽ bị vàng.

Biện pháp phòng trừ:

Phun ngừa định kỳ hằng tháng bằng Zineb nồng độ 2/1.000.

7- Bệnh đốm lá (do nấm Phaeophleosporaindica Chim)

Triệu chứng:

Trên lá có nhiều đốm tròn, nhỏ màu đỏ hay nâu đỏ, tâm màu xám trắng. Lá bệnh bị rụng sớm. Do lá bị rụng nhiều nên năng suất giảm.

Biện pháp phòng trừ:

Phun ngừa định kỳ hằng tháng bằng Zineb (2/1.000) hay Copper – Zinc (3/1.000).

8- Bệnh đốm rong (do  rong  Cephaleuros virescens)

Triệu chứng:

Lá có các đốm tròn đường kính khoảng 0,5-1 cm; màu nâu trên có rêu phủ màu rỉ sắt như lớp nhung. Mặt dưới đốm bệnh có màu nâu nhạt.

Biện pháp phòng trừ:

Phun bằng các loại thuốc gốc đồng như: Bordeaur 1%, Copper – Zinc ở nồng độ 2-3/1.000.

9- Bệnh cháy bìa lá (do nấm Fusicoccum sapoticola Chim Rao)

Triệu chứng:

Dọc theo bìa lá có các vết bất dạng, nhỏ, màu nâu. Sau đó các nhóm liên kết làm lá cháy từng mảng bất dạng.

Biện pháp phòng trừ: Phun zineb, Maneb, Benomyl ở nồng độ 2/1.000.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kĩ thuật ươm cây xoài

Tại sao có những cây xoài mọc từ hạt mà không hề thoái hoá? Khi ghép xoài nên dùng cây gì làm cây gốc ghép thì tốt? Có phải dùng muỗm, quéo làm cây gốc ghép thì mắt xoài không tiếp hợp không? Ghép cách nào bảo đảm tỷ lệ cây sống cao?

Cây xoài

                                                           Trái xoài

Rất nhiều giống xoài của ta trong hạt có nhiều phôi – gọi là giống đa phôi. Các phôi đều mọc thành cây. Hầu hết các phôi đó đều là phôi vô tính do các tế bào phôi tâm hình thành. Các cây hình thành từ phôi vô tính đều giữ được đặc tính của cây mẹ, cũng như các cây chiết, ghép hay cây giâm hom. Duy nhất chỉ có một cây phát triển từ phôi hữu tính do quá trình thụ phấn, thụ tinh hình thành. Cây này dễ nhận biết vì nó thường là cây xấu, còi cọc nhất, để loại bỏ.
Cách nhân giống xoài bằng các cây mọc từ phôi vô tính vẫn được nhiều nước trồng nhiều xoài ưa dùng. Vì nó chẳng những không bị mất đi các đặt tính tốt của cây mẹ, mà còn bảo đảm tính đồng đều của các cây con và đặt biệt là cây sống rất lâu. Ở Bang Punjab (Ấn Độ) có cây xoài sống tới cả nghìn năm, chu vi thân của nó dài gần 13 m, độ che phủ của tán cây chiếm tới 3.000m2. Xoài có thể ghép lên các cây cùng họ như cóc (còn gọi là sấu tây hay sấu Vân Nam – Spondias pinnata Kurz), cây điều (còn gọi đào lộn hột – Anacardium xcidenta L). Cho quả to, hạt nhỏ, thịt quả ngon, nhưng cây nhỏ bé, tuổi thọ kém. Ở nhiều nước, kể cả ở ta, người ta vẫn dùng muỗm, quéo hay cây quéo rừng còn gọi mắc chai làm cây gốc ghép. Hiện tượng vết ghép không tiếp hợp cũng có thể xảy ra ở một vài nơi. Người ta cho đó là do ảnh hưởng của thời tiết hay đất đai. Cẩn thận bạn có thể làm thử trước khi ghép đại trà. Tốt hơn hết là dùng hạt của chính các giống xoài để gieo lấy cây gốc ghép. Chọn giống sinh trưởng khoẻ và đã được trồng nhiều năm ở ngay địa phương mình thì khỏi áy náy gì cả.
Việc ghép xoài cho kết quả tốt, tỷ lệ sống cao, tuỳ thuộc vào tay nghề hay sự quen làm của từng người với từng cách. Theo chúng tôi, cách ghép đơn giản nhất là ghép nêm trên cây gốc ghép non. Làm cách này, đầu tiên cũng lấy hạt còn rất mới từ các quả xoài tốt, đem rửa sạch, rồi gieo ngay. Khi cây con mọc, đem các cây con ra trồng lên luống đã làm đất kỹ, bón phân ải với mật độ 35 – 40 cm hoặc trồng vào chậu hay túi bầu có đúc đất tốt trộn phân, rồi chăm cho cây phát triển bình thường. Khi cây cao 40-50 cm lá đã chuyển từ tía sang xanh, thân cây to độ 0,5 cm thì ghép được. Hom ghép lấy từ các cành có đường kính tương đương với cây gốc ghép có tuổi trên dưới 1 năm, mọc ở đầu cành, hom cần dài 10-12 cm, hái bỏ hết lá, bỏ chúng vào các bọc vải sạch thấm ướt hay cắm ngập chân hom trong lọ nước. Lấy vừa đủ làm trong 1-2 giờ cho hom khỏi khô. Khi ghép thì vát 2 bên chân hom với độ dày khoảng 1 cm. Ở cây gốc ghép, cũng cắt bỏ ngọn ở phía trên vị trí của lá thật đầu tiên, sau đó chẻ dọc ở giữa thêm xuống khoảng 1 cm. Nêm hom ghép vào gốc ghép, cuốn băng nilon chặt kín. Sau đó, dùng túi nilon kín một đầu trùm kín hom và vết ghép, làm giàn che nắng mưa. Khi hom ghép nhú chồi thì tháo túi nilon cho chồi phát triển. Chồi lên thành cây cao 75-80cm. Lá chuyển sang màu xanh thì đem trồng được. Mùa ghép và trồng xoài nên tránh lúc quá nắng nóng hay rét, nhiều mưa.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kĩ thuật trồng và chăm sóc na thái

Đất đai: Cây Na Thái dễ sống không kén chọn đất, kể cả đất nghèo dinh dưỡng, đất sỏi, đất cát, chua hoặc trung tính. Tuy nhiên, để Cây Na Thái cho quả to ngon, năng suất cao, thi Bà con nên trồng ở loại đất tốt, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.

Đất thích hợp nhất để trồng Na Thái là đất rừng mới khai phá, đất phù sa, có độ pH= 5,5-6,5. Nếu trồng đất xấu, không bón phân thì cây nhanh già cỗi, ít quả, hạt nhiều, quả nhỏ.

Ánh sáng và độ ẩm: Na Thái là cây trồng ưa ánh sáng hoàn toàn,  Na Thái ưa độ ẩm trung bình.

Nhiệt độ: Na Thái chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu rét khá tốt. Mùa đông cây rụng lá, nghỉ đông ngừng sinh trưởng, đến mùa xuân lại mọc lá mới. Cây rất phù hợp trồng ở Miền Bắc nước ta.

Thời vụ trồng: Bà con nên trồng Na Thái vào mùa xuân kéo dài đến tháng 8-9.

Mật độ trồng: Tính theo kích thước của tán cây có thể trồng mật độ 4x4m hoặc 4x5m/ 1 cây. Khoảng cách trồng 5m ở đất tốt, 4m ở đất xấu

  Na Thái giống

Đào hố trồng: Hố trồng Na Thái cần có chiều sâu khoảng 50 cm, kích thước rộng, bón lót bằng 15-20kg phân chuồng + 0,2 kg kali + 0,5 kg lân trước khi trồng khoảng 7-10 ngày.

Cách trồng: Trồng Na Thái cũng không khác gì so với trồng Na Thường. Đối với Bầu Na gieo từ hạt khi đã đủ tuổi Bà con tiến hành rạch nilon sau đó đặt cây vào giữa hố đã đào sẵn, san đất xuống hố và nệm đất cao hơn gốc cây một chút. Đối với cây giống ghép cành Bà con cũng trồng như thế. Bà con chú ý sau khi trồng cần tưới đẫm nước cho cây, chú ý bảo vệ cây.

Thời vụ trồng: đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8, 9. Nhất thiết phải tưới đẫm nước khi vừa trồng, dù là cây ương trong bầu, hay cây đánh đi trồng cho đến khi cây xanh trở lại, phải tưới nếu nắng hạn. Sau này khi cây đã ra trái, tưới bổ sung khi gặp trời hạn cũng có lợi.

Bón phân: Nên bón 20 – 30 kg phân chuồng khi trồng cho mỗi cây. Sau đó khi cây lớn bón phân cho 1 cây như sau: Phân chuồng hai năm đầu bón 20 kg/năm, sau đó từ năm thứ ba trở đi 30 kg/năm. Phân chuồng nên bón làm một lần hoặc hai lần trước mùa mưa và sau khi thu trái. Phân khoáng (bón thêm với phân chuồng) năm đầu bón phân NPK 16 -16 – 8 : 0,5 kg cho mỗi cây. Từ năm thứ hai trở đi cứ thêm 1 năm tuổi bón thêm 0,5 kg. Ví dụ năm thứ hai bón 1 kg/cây, năm thứ ba 1,5 kg và đến năm 9, 10 thì thôi không tăng nữa. Để trái thêm ngọt, có thể bón thêm phân Kali từ năm thứ ba trở đi, 0,5 kg cho mỗi cây, và sau đó tăng lên chút ít mỗi năm.

Sâu bệnh: Na Thái ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi Na chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị nhạt.

– Trị bằng thuốc: Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin,… Xịt vào cuối vụ, khi không còn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, không xịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ.

Thu hoạch: dấu hiệu Na chín là màu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa 2 mắt, và các kẽ này đầy lên, đỉnh múi thấp xuống (Na mở mắt). Ở một số giống xuất hiện những kẽ nứt và ở các giống “Na bở” kẽ nứt toác. Nên lót lá tươi, lá chuối khô để trái khỏi sát vào nhau, vỏ nát thâm lại, mã xấu đi, khó bán. Hái xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì khi chín rồi, dù là Na Thái, vẫn dễ nát.

Bảo quản:

Trái cây chín nhanh thường do quá trình hô hấp mạnh (hút khí O2 và thải khí CO2). Ngoài ra, trong quá trình chín, trái cây còn thải khí etylen và chính khí này quay trở lại kích thích trái cây mau chín hơn. Cách hữu hiệu để bảo quản trái cây không chín nhanh là dùng nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, đối với một số loại trái cây nhiệt đới, khi nhiệt độ quá thấp sẽ bị tổn thương lạnh (trái nhũn, bị chấm đen,…). Vì vậy, nhiệt độ bảo quản không nên thấp hơn so với giá trị quy định. Với xoài cần bảo quản ở nhiệt độ không thấp hơn 130C, chôm chôm: 120C, Na: 130C, Dưa hấu: 100C,… Nếu không có điều kiện bảo quản lạnh, có thể ngâm trái cây với dung dịch muối canxi (CaCl2, nồng độ 1-3% trong thời gian 1-3 phút) để ức chế quá trình hô hấp của trái cây.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Tác hại khôn lường khi ăn quá nhiều quả bơ

Trái bơ chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như giảm cholesterol gây hại, ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng chống ung thư, cải thiện thị giác… Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều bơ sẽ dẫn đến nhiều tác hại khôn lường: làm tổn thương gan, dị ứng, ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc, tăng cân,….

Ăn quá nhiều trái bơ có thể bị tổn thương gan

Trong quả bơ chứa nhiều collagen. Collagen là một chất có tác dụng tái tạo da, giúp đẩy lùi sự lão hóa rất tốt. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều quả bơ, collagen có thể không được tiêu hóa hết, tích tụ trong gan và gây tổn hại cho gan. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn quả bơ với lượng vừa phải.

Tác hại khôn lường khi ăn quá nhiều quả bơ

Nhiều calo, tăng cân

Nếu thêm bơ vào chế độ ăn của mình thì hãy chắc chắn cắt giảm lượng calo ở các món ăn khác vì hàm lượng calo trong quả bơ khá cao nên nếu ăn nhiều có thể khiến bạn nạp nhiều calo cho cơ thể, gây tăng cân.

Tác hại khôn lường khi ăn quá nhiều quả bơ

Dị ứng

Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng khi ăn một loại quả nào đó, ví dụ như bơ, chuối, đào, dưa hấu, khoai tây, cà chua, kiwi…

Những người bị dị ứng với cao su thường có nguy cơ dị ứng với quả bơ khá cao. Nếu thấy các dấu hiệu như: chóng mặt, mẩn ngứa, bồn nôn… khi ăn quả bơ thì bạn cần chú ý để tránh loại quả này trong chế độ ăn của mình.

Ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc

Trái bơ có tác dụng kháng viêm nhưng nó đồng thời cũng ảnh hưởng đến hiệu quả khi uống một số loại thuốc. Nếu bạn đang uống thuốc làm loãng máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn ăn bơ vì trái bơ có thể làm cho loại thuốc này mất tác dụng.

Ăn bao nhiêu là đủ?

Thứ gì ăn nhiều cũng đều khiến cơ thể dư thừa chất đó và không có lợi cho sức khỏe. Quả bơ cũng vậy. Theo một nghiên cứu về tác dụng của trái bơ do các chuyên gia Mexico thực hiện, để phát huy tốt đa tác dụng của trái bơ, trong một ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 2 thìa cà phê tương đương với 1/6 quả bơ thế là đủ bởi lẽ với mỗi thìa cà phê trái bơ, cơ thể bạn đã được cung cấp 5g chất béo và 55 đơn vị calo.

Cách chọn bơ ngon

Để chọn được quả bơ ngon, chín tự nhiên, hãy chọn quả bơ có phần vỏ căng bóng nhưng vẫn có chút sần sùi. Bơ ngon khi bóp nhẹ sẽ thấy hơi mềm cầm chắc tay, không ọp, đừng lấy những quả bơ đã mền nhũn. Thử bấm nhẹ vào cuống bơ, thấy hơi mềm thì chọn, bên cạnh đó quả nào có cuống to thì quả bơ đó là bơ non.

Có một loại bơ khi chín phần hạt sẽ tách khỏi thịt, lắc nhẹ kêu lúc lắc, đó là bơ nâu. Vì vậy người ta thường hay sử dụng cách này để chọn bơ ngon. Tuy nhiên, nếu khi lắc hạt lăn nghe quá rõ thì trái bơ đó thịt sẽ mỏng. Bơ dáng tròn thì hạt thường to nhưng ít xơ còn bơ dáng thuôn dài thì hạt nhỏ, thịt dày nhưng sẽ có xơ. Nếu bạn muốn thưởng thức những trái bơ thật béo, thật ngậy hãy chọn nhưng trái bơ vỏ màu xanh, khi chín có màu xanh sáng, bóng, lấm tấm điểm vàng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Những thực phẩm chữa bệnh tốt hơn thuốc

Quả bơ giúp giảm cholesterol

Những thực phẩm chữa bệnh tốt hơn thuốc                                          Quả bơ giúp giảm cholesterol

Theo một nghiên cứu gần đây, ăn quả bơ mỗi ngày trong một chế độ dinh dưỡng chứa lượng chất béo vừa phải (34% calo từ chất béo) thực sự có thể giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Mặc dù bơ rất giàu chất béo, nhưng phần lớn hàm lượng chất béo trong loại quả này là chất béo đơn, chưa bão hòa hay chất béo “tốt”. Loại chất béo này đã được ghi nhận các tác dụng hạ cholesterol, giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim cũng như cải thiện sức khỏe của trái tim nói chung.

Quả bơ giúp giảm cholesterol

Những thực phẩm chữa bệnh tốt hơn thuốcQuả bơ giúp giảm cholesterol

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh gây sưng phồng, viêm và cứng ở các khớp gối của chúng ta. Bệnh phổ biến nhất ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, một tin tốt lành là, chúng ta có thể giảm nguy cơ phát triển chứng viêm khớp dạng thấp chỉ bằng cách ăn một khẩu phần cá dầu (gồm các loại như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, …) mỗi tuần, theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Annals of Rheumatoid Diseases.

Nghiên cứu đã xem xét tình hình sức khỏe và các thói quen ăn uống của phụ nữ suốt hơn 15 năm. Các chuyên gia khám phá ra rằng, những ai thường xuyên ăn ít nhất một khẩu phần cá dầu mỗi tuần có nguy cơ mắc chứng viêm khớp dạng thấp, thấp hơn tới 52% so với những người ăn ít hơn mức đó.

Ngoài điều này, axit béo omega 3 tồn tại nhiều trong các loại cá dầu còn mang lại vô số lợi ích khác cho sức khỏe của chúng ta, chẳng hạn như giúp mắt sáng khỏe, tăng trí nhớ, bảo vệ tế bào thần kinh, làm chậm quá trình lão hóa hay bảo vệ tim mạch.

Hạnh nhân chống áp huyết cao và bệnh tim

Những thực phẩm chữa bệnh tốt hơn thuốcHạnh nhân chống áp huyết cao và bệnh tim

Các loại quả hạch có thể là nguồn cung cấp protein và chất béo “tốt” dồi dào, nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn tránh xa chúng do hàm lượng calo cao.

Tuy nhiên, trong thực tế, hạch nhân không chỉ chứa hàm lượng calo thấp nhất trong các loại quả hạch, mà còn có tác dụng phòng chống chứng áp huyết cao và bệnh tim. Theo một nghiên cứu của Đại học Aston (Anh), chỉ ăn 50g hạnh nhân/ngày cũng có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu và do đó có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.

Sôcôla nóng giúp tăng trí nhớ, cải thiện sức khỏe tim mạch

Những thực phẩm chữa bệnh tốt hơn thuốcSôcôla nóng giúp tăng trí nhớ, cải thiện sức khỏe tim mạch

Các nhà khoa học thuộc Trường Y Havard danh tiếng của Mỹ đã kiểm tra trí nhớ và các kỹ năng suy nghĩ của 60 người lớn tuổi trước và sau 30 ngày thực hiện chế độ uống 2 tách sôcôla nóng mỗi ngày. Một nửa số người tình nguyện uống nước cacao với lượng chất chống oxy hóa flavanol tiêu chuẩn, trong khi nửa còn lại uống nước cacao với hàm lượng flavanol thấp.

Nhóm nghiên cứu phát hiện, những người bị suy giảm giảm tuần hoàn não đã cải thiện được trí nhớ và chức năng não nếu họ uống nước cacao chứa hàm lượng flavanol cao hơn.

Ngoài ra, một cuộc khảo cứu đối với 42 thử nghiệm khác nhau liên quan đến 1.200 bệnh nhân còn khám phá thấy rằng, hấp thu một phần flavanol trong cacao có thể hỗ trợ giảm insulin và lượng cholesterol “xấu” trong máu. Khi kết hợp tác dụng này với hiệu ứng làm tăng tuần hoàn máu, cacao nóng có khả năng giúp làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh như đau tim và đột quỵ.

Rau xanh rậm lá giúp giảm cân

Những thực phẩm chữa bệnh tốt hơn thuốcRau xanh rậm lá giúp giảm cân

Một số nghiên cứu từng phát hiện, chịu lạnh và tập thể dục thể thao dường như giúp làm tăng lượng mỡ nâu hay mỡ “tốt”, có tác dụng thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ trong cơ thể của chúng ta. Một nghiên cứu mới đối với nitrat cũng cho thấy, những chất hóa học này, vốn tồn tại nhiều trong các loại rau xanh rậm lá, cũng có tác dụng biến tế bào mỡ trắng hay mỡ “xấu” trong cơ thể thành các tế bào tương tự như tế bào mỡ nâu.

Vì vậy, theo các chuyên gia, bạn nên ăn thêm rau xanh rậm lá kèm với việc đi bộ nhanh ngoài trời lạnh để tăng đáng kể lượng mỡ “tốt” trong cơ thể, giúp giảm cân hiệu quả.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách trồng và chăm sóc dâu tây tại nhà

Dâu tây là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng. Với nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch như hiện nay thì cách trồng dâu tây tại nhà là rất cần thiết cho mỗi người.

Trồng dâu tây trong chậu Cách trồng và chăm sóc dâu tây tại nhà

Không thể không kể đến sự ưu chuộng của việc trồng dâu tây tại nhà hiện nay, với việc quả đỏ tươi ngon, cây có thể sử dụng làm cây cảnh khiến nhiều người quan tâm tới cây dâu tây. Để trồng dâu tây tại nhà không hề khó khăn, dưới đây chia sẻ cách trồng dâu tây và chăm sóc cây tại tại nhà.

Chọn chậu và giống cây

Chọn chậu

Loại thích hợp: chậu dài, máng dài để có thể lên luống nhỏ và dài; chậu treo. Quả dâu sẽ được thả sang hai bên chậu, không tiếp xúc với mặt đất, chất lượng và màu sắc quả sẽ tốt hơn.

Nên trồng dâu tây vào máng, chậu
Nên trồng dâu tây vào máng, chậu

Dễ trồng, chăm sóc và tưới bón. Thuận tiện cho dâu phát triển và đẻ nhánh (dâu tây là giống cây chia nhánh bẵng cách ra các mầm lan mặt đất và ra rễ). Có thể tận dụng được những diện tích nhỏ khi treo lên theo diện tích thẳng đứng thì cùng một diện tích có thể bố trí từ 4 – 5 chậu.

Giống cây

Mọi người có thể trồng cây bằng cách tự ươm hạt hoặc mua sẵn cây con về trồng. Lựa chọn hạt giống dâu tây chất lượng có tỷ lệ nảy mầm cao ( tốt nhất lên lựa chọn những hạt giống còn hạn sử dụng, bao bì vẫn còn nguyên, không rách, ẩm…)

Chọn giống dâu tây tốt sẽ thu được hiệu quả cao
Chọn giống dâu tây tốt sẽ thu được hiệu quả cao

Giá hạt giống dâu tây từ 25.000 đồng/ túi khoảng 30 hạt. Cây con khoảng 80.000 đồng/ cây giống Nhật hoặc New Zealand. Bạn có thể mua hạt và cây con ở các shop online hay các viện nghiên cứu. Nếu chọn giống dâu tây chọn cây từ 10 – 15cm cây chắc khỏe, không sâu bệnh, cây phát triển đều.

Đất trồng dâu tây

Mọi người nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và thỉnh thoảng xới đất cho cây. Có thể dùng đất tribat hoặc dùng đất thường trộn thêm phân bón và xơ dừa, chấu để đất tơi xốp lâu, luôn luôn ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng, có thể bón phân bổ sung.

Cách trồng dâu tây đúng cũng cần phụ thuộc vào cách lựa chọn đất
Cách trồng dâu tây đúng cũng cần phụ thuộc vào cách lựa chọn đất

Do tính chất ưa ẩm của cây dâu và quả thường mọc thấp nằm trên mặt đất nếu ta trồng bằng chậu tròn nên có thể phủ lên 1 lớp rơm trên bề mặt xung quanh gốc và phía dưới quả. Điều này sẽ giữ ẩm tốt vừa nâng đỡ cho quả.

Kĩ thuật trồng dâu tây trong chậu

Gieo hạt

Qua 2 bước trước tiến hành gieo hạt vào đất sạch và ẩm. Chậu hay khay đựng hạt cần được để khô ráo thoáng mát, có nắng tốt. Tưới nước một ngày một lần vào buổi chiều tối.

Chăm sóc

Dâu tây là loại cây ưu ẩm nển chỉ cần nắng một buổi là đủ. Để cây phát triển tốt nhất là trồng ở nơi nào chỉ có nắng trực tiếp vào nửa ngày. Vì thế dâu tây rất được ưa chuộng trồng trong trậu treo để ban công.

Sau khoảng 2 tháng là có thể thu hoạch những trái dâu chín mọng đầu tiên
Sau khoảng 2 tháng là có thể thu hoạch những trái dâu chín mọng đầu tiên

Tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và chiều khi hết nắng. Tưới đều ẩm đất, sử dụng các loại nước sạch tránh nguồn nước mương suối dễ gây sâu bệnh, tránh tưới nhiều nước đất úng làm chết cây.

Khi chuyển từ khay ươm sang chậu/luống để trồng cây sẽ có hiện tượng héo rũ do rễ bị đứt nếu chuyển không khéo. Trong 2 đến 3 ngày đầu nên che nắng cho cây, tưới nước đều cây sẽ phát triển bình thường trở lại.

Thường xuyên xới đất cho đất được tơi xốp thoáng cây. Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.

Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bớt những nụ, hoa, trái dị dạng và sâu bệnh. Thường xuyên tỉa tót các lá già sâu bệnh.

Trong thời gian cây phát triển cần thường xuyên bón phân cho cây bằng một số loại phân hữu cơ hoặc phân lân, ka li… Cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh. Nếu trồng bằng chậu dài nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi tránh sâu bọ.

Cuối cùng, hãy thưởng thức những quả dâu tây chín mọng, ngon và siêu sạchCuối cùng, hãy thưởng thức những quả dâu tây chín mọng, ngon và siêu sạch

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật trồng chanh không hạt sai trĩu cành quanh năm

Chanh không hạt là loại cây ăn trái thích nghi rộng rãi ở nước ta. Trong chanh có nhiều thành phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của con người đặc biệt nhất là hàm lượng vitamin C rất cao.

Chanh không hạt được nhập từ bang California (Mỹ) vào nước ta trong khoảng 10 năm nay. Cây có thể mọc cao đến 6m, thân cây không có gai, có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt (hoặc chỉ có vài hạt).

Chanh không hạt

Ưu điểm nổi bật của Chanh không hạt là cho trái quanh năm, có thể cho năng suất quả 150 – 200 kg/năm/cây. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác. Tuy nhiên khi nói tới kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt thì không phải ai cũng biết quy trình trồng thế nào cho đúng để cây cho hoa và quả nhiều quanh năm. Dưới đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật trồng Chanh không hạt chuẩn nhất.

Đất trồng

Chanh không hạt có khả năng thích nghi rộng với môi trường sống nên việc chọn đất trồng cây Chanh cũng không phải là yêu cầu quá khó. Chanh không hạt thích hợp với mọi loại đất chỉ cần đất không bị ngập úng và có nước tưới vào mùa khô là đủ. Nhưng để cây Chanh phát triển tối ưu nhất thì nền đất tốt cũng là vấn đề được ưu tiên hơn. Do đó, đất phù hợp nhất là đất thịt tơi xốp, có nhiều mùn. Cần có biện pháp chống úng và chống hạn cho cây ngay từ lúc này.

Kỹ thuật trồng cây chanh không hạt

Kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ Đông Xuân trồng vào tháng 2 – 3, vụ Thu Đông trồng từ tháng 8 – 10.

Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt chúng ta cần đào hố trước từ 1-2 tháng, vùng đất thấp hố đào sâu 30-40cm, đất đồi đào sâu 60-80cm.

Sau đó cần chuẩn bị lượng phân bó có thể như sau: Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg; phân lân 0,5 kg; kali 0,1kg; vôi bột 1 – 1,5 kg.Trộn đều lượng phân với đất, tưới nước, khoảng 10-15 ngày sau là trồng được.Nên nhớ khoảng cách trồng cây phải có khoảng cách từ 2,5m x 2,5m, mật độ là 1.600 cây/ha.

Nếu là nhánh chiết nên đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán. Cắm cọc để buột thân cây cho gió khỏi lay làm đổ cây. Nếu là cây ghép xoay mắt ghép về hướng gió chính, lấp đất ngang cổ rễ hoặc cao hơn 1– 2 cm , tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá sâu.

Bón phân và chăm sóc

Vì mỗi năm cây Chanh không hạt cho ra trái 4 đến 5 lần nên việc xử lý ra trái vụ là không cần thiết mà cần nhất là phân bón cho đủ để cây ra hoa, nuôi trái, phát triển. Chú trọng nhất là lượng lân và Kali cho cây. Đây là 2 yếu tố liên quan đến sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra cần bón Canxin đều hàng tháng để quá trình vận chuyển và hấp thụ bên trong cây diễn ra thường xuyên và cũng là yếu tố hạn chế bệnh tật trong vườn.

Phòng và trị bệnh

Trong kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt đạt hiệu quả cao thì việc phòng bệnh cũng hết sức quan trọng. Để phòng bệnh một cách tốt nhất đó là tỉa cành. Đây là công đoạn ảnh hưởng đến năng suất và dịch bệnh trong vườn nên thường xuyên kiểm tra bấm bỏ những cành già, yếu, hướng nội. Đây là những cành kém phát triển nên sẽ là khâu yếu nhất để các bệnh trên thân xâm nhập mà điển hình nhất là sâu đục thân.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật trồng cây bơ cho giá trị dinh dưỡng cao

So với các loại cây ăn quả khác, bơ có kĩ thuật trồng khá dễ, khả năng thích nghi rộng, chống chịu khá với các bất lợi của môi trường như hạn hán, gió, đất nghèo dinh dưỡng. Ngoài đem lại giá trị về dinh dưỡng, bơ còn là một loại trái cây khá an toàn, do có vỏ dày nên hạn chế được các loài sâu hay côn trùng chích hút, thuốc bảo vệ thực vật rất ít được dùng cho cây bơ.

Kỹ thuật trồng cây bơ

Cây bơ trồng được ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan. Địa hình đất trồng bơ bắt buột phải thoát nước tốt, đây là lý do miền Tây Nam bộ khó phát triển được bơ. Độ pH đất đạt yêu cầu từ 5 – 6 trên đất cà phê cần bổ sung vôi. Ở vùng đất quá dốc, người trồng cần thiết kế theo đường đồng mức, tạo băng để hạn chế xói mòn đất.

Cây bơ trồng từ hạt phân ly rất lớn trên nhiều tính trạng và chất lượng quả nên người dân phải trồng cây ghép đúng giống tốt, cây sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh, năng suất đạt cao, dạng quả và chất lượng quả đảm bảo. Nếu làm được điều này thì sản phẩm của bà con sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và phù hợp một số tiêu chuẩn xuất khẩu.

cây bơ trồng đúng kĩ thuật năng suất cao

Mật độ, cách trồng

Trong điều kiện trồng thuần bơ, người trồng nên thiết kế khoảng cách 8m x 7m hoặc 9m x 6m giữa các cây, trồng xen kết hợp che bóng, chắn gió cho cà phê thiết kế 9m x 9m hoặc 9m x 12m. Đối với vườn trồng mới cà phê, người nông dân nên hạn chế trồng xen bơ ở khoảng trống.

Hố đào cần có kích thước 60 x 60 x 60cm, lượng phân bón lót mỗi hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai (bổ sung men vi sinh), 0,5kg lân Ninh Bình và cần được rải 0,3 -0,5kg vôi. Bà con nông dân nên dùng dao rạch vòng tròn, bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5 cm có ngọn quay về hướng gió và lấp đất ½ bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất, nên xen kẽ các giống nhóm hoa A, B. Bơ mới trồng rất cần được che nắng, cắm cọc.

Phân bón

Cây con nên bón 4 -5 lần/năm, lượng bón tùy tuổi cây. Khi bắt đầu cho quả, cây có nhu cầu phân Kali cao hơn và lượng bón nên được ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn sinh trưởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây cà phê nên cần có chế độ dinh dưỡng cân đối theo tuổi và giai đọan. Người chăm cây cần bổ sung vôi và phân hữu cơ, bổ sung phân qua lá như: phân bón lá cao cấp Alpha Super, Antonic; dùng Grow More trước và sau bón lần 4.

Tỉa cành tạo tán

Người nông dân cần tiến hành tỉa lá từ 2 -3 lần/năm hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn. Ngoài ra, bà con nên bỏ hoa ra trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Khi cây còn nhỏ, chưa ổn định, điều kiện chăm kém, thiếu nước, tỉa không hợp lý sẽ khiến cây ra lệch mùa so với đặc tính giống.

Tưới và tủ gốc

Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng người trồng nên tưới nhiều lần. Bà con có thể  tưới 10-15 ngày/lần trong mùa khô kết hợp ủ gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp bón 2 lần phân trong mùa khô. Việc tưới quá đẫm, sau đó để đất khô nứt sẽ làm cây bị đứt rễ non, không phát triển hoặc chết.

Phòng trừ sâu, bệnh

Ở cây bơ nên được quản lý theo hướng IPM (hạn chế dùng thuốc BVTV). Người trồng cây nên tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, hạn chế ẩm ướt và phun thuốc phòng trị cục bộ trong vườn.

Bệnh thối rễ, nứt thân do nấm Phytophthrora cinamoni. Cây bị bệnh thường có tán lá xơ xác, lá đổi sang màu xanh nhạt rồi rụng, cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Người nông dân cần tránh ẩm ướt liên tục ở vùng rễ, phát hiện sớm những vết nứt dọc, xì mũ trên thân và thâm đen trong mạch gỗ.

Bệnh khô cành do nấm Colletotrichum cloeosporiodes, làm cành khô chết, làm trái bị nhũn (thường là ở phần cuối trái). Ngoài ra, bệnh còn do nắng nóng rọi trực tiếp trong thời gian dài, trường hợp này xuất hiện rất phổ biến ở những cây mới trồng ít lá.

Bệnh trên quả già : Nấm bệnh xâm nhập từ khi quả đang phát triển (đường kính 1-3cm) tạo ra các điểm đen nhỏ trên vỏ quả, ở các giống bơ Sáp nhìn khá rõ vào thời điểm sắp thu hoạch. Chúng có những vết nứt nhỏ, hình dấu cộng trên vỏ quả, các điểm đen này nứt và tách ra, làm giảm mẫu mã và giá bán.

Sâu hại phổ biến

Côn trùng hại rễ gồm các đối tượng thường thấy như mối, sùng, dế, kiến, đặc biệt là rệp sáp, tập trung ở tầng đất từ 0 – 50cm, cây bị bệnh có lá vàng nhạt, cây suy yếu và dễ chết.

Bọ xít: Gồm 2-3 loài, chích hút nhựa đọt non, lá non làm héo và chùm đọt, đặc biệt là trái non, tạo ra các chấm đen trên vỏ quả và nhiều hạt chai cứng trong thịt quả, với mật số cao sẽ làm rụng nhiều quả. Đây cũng là cửa ngõ xâm nhập của nhiều loại nấm bệnh, làm giảm rất rõ năng suất và chất lượng quả.

Mọt đục thân cành: Xuất hiện khá phổ biến trên các vườn bơ, tạo nhiều lổ đục nhỏ trên thân, cành (khác với sâu đục cành) với lớp phấn trắng ở lỗ đục (có thể là nấm) xuất hiện từ giữa mùa mưa khá rộ đến giữa mùa khô, lổ đục tuy nhỏ và đường đục ngắn nhưng làm giảm quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và làm cành dễ gãy.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam