Làm giàu từ giống bưởi quý tiến vua

Bưởi tiến Vua  là đặc sản từ thời Hậu Lê của vùng đất Thọ Xuân (Thanh Hóa). Từ một cây bưởi tổ thường được dâng lên tiến vua, giống bưởi này được nhân rộng sang các xã lân cận. Nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu nhờ mạnh dạn bảo tồn và phát triển giống bưởi quý.

Phát triển giống cây đặc sản

Có nguồn gốc từ làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân, Thanh Hóa), bưởi tiến Vua thường chín vào dịp Tết nguyên đán nên có giá trị kinh tế rất cao, đem lại thu nhập ổn định cho các hộ trồng bưởi trên địa bàn huyện.

cây bưởi tiến vua

Ông Lê Trí Nhạc (60 tuổi)  trồng 3 sào với gần 50 gốc bưởi, trong đó có hai chục cây tầm mười năm tuổi cho biết: “Giống bưởi quý này xưa kia được dâng lên tiến vua có mùi thơm và màu sắc rất đặc biệt khiến những ai có dịp nhìn thấy cũng không khỏi trầm trồ khen ngợi. Mỗi dịp lễ Tết hay mồng Một đầu tháng , nhiều người lại “săn” bưởi bày mâm ngũ quả nên năm nào bưởi cũng cháy hàng. Với giá 50.000 – 100.000 đồng/ quả mua tại vườn, dự tính năm nay gia đình thu gần 100 triệu đồng”.

Trong 3 năm đầu tiên, bưởi không cho trái, nếu có trái thì chủ vườn phải loại bỏ hết đi để dành chất dinh dưỡng nuôi cây. Đến năm thứ 4 thì quả bưởi mới đủ chất lượng. Mỗi cây bưởi tiến Vua cho khoảng 150 – 250 quả, có cây lên tới 400 quả thu về khoảng 3 triệu đồng/ gốc bưởi.

“Bưởi tiến Vua là giống bưởi quý nên rất cầu kì và khó tính khi chăm sóc cũng như điều kiện thổ nhưỡng. Bưởi sẽ phát triển tốt và sai quả nếu được trồng trên đất thịt nhẹ. Cần tưới nước và bón phân đều đặn như phân vi sinh, phân tổng hợp,… nhưng quan trọng nhất vẫn là phân chuồng. Thân cây rất hay bị sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu đục quả. Vì vậy, ngoài bón phân, đắp gốc, việc quan trọng là phải thường xuyên theo dõi, phát hiện và khắc phục sâu bệnh cho bưởi. Tầm tháng 3 đến tháng 7, nếu lơ là chăm sóc và phun thuốc trừ sâu thì phải chặt cả cây để sâu bệnh không phát tán sang các cây khác”, ông Nhạc chia sẻ.

Bệnh vàng lá Greening ở bưởi tiến Vua hiện vẫn chưa có thuốc phòng hay chữa bệnh. Nếu cây bưởi mắc phải loại bệnh này thì phải đốt hết các cây cũ và trồng lại từ đầu. Nhiều hộ dân ở Thọ Xuân đang áp dụng cách trồng xen cây ổi để xua rầy chống cánh. Những mầm mống bệnh sẽ bị cây ổi thu hút, từ đó cây bưởi có thể tránh khỏi căn bệnh mang tính hủy diệt, gây hại trên diện rộng này.

Bảo tồn giống bưởi quýỞ làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân, Thanh Hóa), gia đình ông Nguyễn Văn Khảm (77 tuổi) là hộ dân lưu giữ giống bưởi gốc Luận Văn, ngoài cung cấp trái cây bán ra thị trường dịp Tết, gia đình ông còn bán cây giống cho người dân khắp mọi miền có nhu cầu trồng giống bưởi quý này.Ông Khảm chia sẻ: “Từ đời ông cố của tôi, cách đây khoảng 140 năm, giống bưởi quý tiến vua này đã được trồng trong vườn. Vì là loại quả thơm ngon đặc biệt, có màu sắc khác thường nên gia đình tôi cố giữ lại đặc sản địa phương, giữ cái gốc mà ông cha để lại. Hai cây bưởi lớn trong vườn nhà tôi đã được đào mang ra lăng Bác  trồng, năm nào cũng sai trĩu quả”.“Những ngày đầu gia đình trồng cả mẫu đất nhưng cây chưa cho quả, phải trồng xen canh lạc, đậu để giữ lại giống bưởi quý hiếm vì lúc đó gia đình đang trồng cây trên đất thầu. Vì ba năm đầu chưa cho thu hoạch nên hợp tác xã cũng tạo điều kiện miễn sản, miễn thuế. Hiện nay, nhiều người biết đến giống bưởi quý này nên năm nào cũng không đủ lượng bưởi cung ứng ra thị trường”, ông Khảm chia sẻ.Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Thọ Xuân, toàn huyện có khoảng 500 hộ trồng bưởi Luận Văn với diện tích trên 50 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Thọ Xương, Xuân Bái và Xuân Lam.Vừa qua, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã về Luận Văn lấy mẫu đất ba tầng để thí nghiệm, làm rõ câu hỏi vì sao đất Luận Văn trồng bưởi thơm ngon hơn hẳn các nơi khác. Trước đó, Trung tâm Nuôi cấy mô Thanh Hóa đã tổ chức đợt tập huấn kỹ thuật trồng thâm canh, phòng chống tái nhiễm bệnh ở bưởi tiến Vua cho 300 hộ trồng bưởi ở Thọ Xuân. Đây là tiền đề quan trọng để huyện Thọ Xuân mở rộng và phát triển thành vùng chuyên canh giống bưởi quý tiến Vua.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Các loại bệnh thường gặp ở cây thanh long

  1.  BỆNH THỐI CÀNH
    Bệnh xuất hiện quanh năm, phát triển nặng trong điều kiện nóng ẩm và thường tấn công trên những cành đã trưởng thành. Đầu tiên là những vết sũng nước màu nâu, lây lan rất nhanh, làm thối cành mở đường cho vi khuẩn tấn công và có mùi hôi, sau đó phần mô này bị mất chỉ còn lại phần lõi gỗ ở giữa, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bệnh nặng làm cho cả trụ thanh long bị chết.
    2. BỆNH THỐI ĐẦU CÀNHNấm gây hại trên đầu các cành non. Đầu tiên phần đầu cành chuyển sang màu vàng, vết bệnh mềm, thối và sũng nước. Bệnh nặng làm cho cây bị chết ngọn và cành không thể phát triển được.3. BỆNH ĐỐM NÂU THÂN CÀNHDo nấm. Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu nâu có viền màu nâu đậm hơn, sau đó lớn dần tạo thành những đốm gần tròn như mắt cua. Vết bệnh này có thể lớn rộng và lan dài dọc thân. Gặp điều kiện ẩm độ cao, buổi sáng có sương mù nhiều bệnh phát triển rất nhanh.4. BỆNH NÁM CÀNHNắng nóng làm bỏng mô cây tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Vết bệnh đầu tiên là vết cháy nắng sau đó tại chỗ cháy nắng có một màng mỏng màu xám tro, nhám do nấm lớp mốc phát triển.

    5. BỆNH THÁN THƯ

    Do nấm. Trên cành vết bệnh bắt đầu từ mép cành lan dần vào bên trong. Vết bệnh dạng gần tròn hay bất định, tâm có màu nâu đỏ đặc trưng bởi những vòng đồng tâm màu nâu sậm. Trên trái vết bệnh là những đốm tròn hoặc gần tròn, có tâm màu nâu đỏ, lõm xuống, xung quanh có những vòng đồng tâm màu nâu sậm. Bệnh nặng có thể gây thối khô trái.

B/ NHỮNG LOẠI SÂU HẠI THƯỜNG GẶP CỦA THANH LONG

  1. KIẾN LỬAKiến có màu nâu đỏ, ấu trùng không gây hại. Thành trùng cắn, đục phá các cành non, cành già và làm hư hom giống. Tấn công trên trái và tai lá làm giảm giá trị thương phẩm. Vườn cây lâu năm kiến lửa đục phá cả phần gốc ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.2. KIẾN RIỆNThành trùng màu nâu đen, loài này thường sinh sản và trú ẩn ở các cành khô và vỏ thân của các cây trụ. Kiến riện đục phá nụ hoa, trái non và trái chín làm giảm giá trị thương phẩm.3. NGÂU (BỌ CÁNH CỨNG)Thành trùng là loài bọ cánh cứng màu nâu đen, rất bóng, trên cánh có những mảng màu trắng rất đặc trưng. Thành trùng gây hại bằng cách đục phá cành non, cành già và cả nụ hoa làm ảnh huởng đến tỷ lệ đậu trái.4. RỆP SÁP

    Rệp chích hút nhựa ở tất cả các bộ phận của cây: cành non, nụ hoa, trái, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ đậu trái. Chất thải của rệp tạo điền kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Rệp tấn công dưới rễ làm cho cây bị vàng, còi cọc, trái nhỏ, giảm năng suất.

    5. BỌ TRĨ

    Bọ trĩ thường tấn công trên hoa và trái non. Gây hại bằng cách chích hút nhựa cây làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái và giảm giá trị thương phẩm.

    6. RẦY MỀM

    Rầy mềm có nhiều loại gây hại trên hoa và trái chích hút nhựa làm hoa bị rụng. Trên trái để lại những vết chích nhỏ, khi chín bị mất màu đỏ tự nhiên, giảm giá trị thương phẩm. Khí hậu khô nóng làm gia tăng mật số gây hại của rầy mềm.

    7. RUỒI ĐỤC TRÁI

    Gồm nhiều loài, gây hại chủ yếu trên hoa và trái, đặc biệt trên trái sắp thu hoạch. Mật số cao làm trái bị rụng, ảnh hưởng đến năng suất.

    8. TUYẾN TRÙNG

    Tuyến trùng chích hút hoặc chui vào trong rễ làm cho rễ cây phình ra tạo thành các khối u (bướu rễ), làm cho cây chậm phát triển, còi cọc. Những vết chích tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào trong cây.

    9. ỐC SÊN, ỐC BƯƠU

    Tập trung nhiều ở phần gốc cây, cạp vỏ cây, leo lên thân và cạp thân, trái làm giảm năng suất, giá trị thương phẩm.

CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH:

Theo các nhà khoa học và theo kinh nghiệm của các nhà vườn thì phòng bệnh vẫn là biện pháp quan trọng hàng đầu, chúng tôi xin giới thiệu với bạn:

1/ PHÒNG SÂU BỆNH:

Trước hết cần tuân thủ trồng thanh long theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Đào mương lên luống để trồng. Tùy theo độ cao của đất mà thiết kế mô để cây phát triển tốt, kích thước mô 80 x 30 cm, khoảng cách trồng 3 x 3 m (khoảng 1.000 trụ/10.000 m2). Trồng cây xung quanh chắn gió nhằm hạn chế mầm bệnh lan vào. Nên dùng trụ bê tông xi măng cao 2 – 2,5 m, ngang 12 – 15 cm, chôn sâu 0,5 m phía trên có que sắt để đỡ cành. Nên hạn chế dùng các loại phân vô cơ nhất là lạm dụng nhiều để kích cho hoa trái…Bón nhiều phân hữu cơ vi sinh và các loại vi lượng phù hợp, cung cấp thêm vôi trước và sau mùa mưa. Tủ gốc giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, cỏ khô, tủ cách gốc 5 – 10 cm, hoặc trồng cây lạc dại vào gốc thanh long để giữ độ ẩm mà không cần phủ bằng rơm.

  1. TRỊ SÂU BỆNH:

Khi phát hiện sâu bệnh phải nhanh chóng chữa trị, nên phun thuốc trừ nấm, trừ sâu có bán trên thị trường, lựa chọn các chủng loại phù hợp… Nên phun thuộc phòng sâu bệnh sau khi thu hoạch trái và sau khi cắt tỉa để làm giảm áp lực mầm bệnh, phun lần thứ 2 khi cây ra nụ hoa. Dùng thuốc phun vào gốc khi vừa đậu trái. Sau khi thu hoạch, ngâm trái vào nước nóng 40oC trong thời gian 10 phút không làm tổn thương trái và giảm thiểu đáng kể mầm bệnh sau thu hoạch. Trái nào có bệnh nên loại bỏ, không để chung với các trái khác để tránh sự lây lan.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trị sâu đục thân cây bưởi

Sâu đục thân bưởi thường đục cành nhỏ trên tán lá đục dần vào cành lớn đến thân và có loại đục vòng quanh gốc ăn lớp vỏ… Image result for sâu đục thân cây bưởi

sâu đục thân ở cây bưởi

Sâu đục thân bưởi thường đục cành nhỏ trên tán lá đục dần vào cành lớn đến thân và có loại đục vòng quanh gốc ăn lớp vỏ, ngăn cản quá trình vận chuyển lưu thông dinh dưỡng và chất hữu cơ làm cây bị rối loạn trao đổi chất, tán lá héo xanh, héo vàng và có thể làm cho cây bị chết.

Xin giới thiệu kinh nghiệm phòng, trị loại sâu đục thân hại bưởi.

Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali cho cây, tránh bón quá nhiều đạm hấp dẫn sâu đến phá hại.

Định kỳ 15-20 ngày trong các tháng mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, kiểm tra tán cây, gốc cây để phát hiện sớm khi sâu hại để có biện pháp phòng trừ thích hợp.

Thường xuyên vệ sinh, nhặt sạch cỏ dại quanh gốc cây ít nhất cách gốc 50cm để dễ dàng phát hiện sớm vết sâu cắn và mùn gỗ, phân sâu thải ra bên ngoài, có biện pháp tiêu diệt kịp thời.

Quét vôi quanh gốc cây định kỳ 1-2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80-100cm, lớp vôi bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành (một loại xén tóc) đến đẻ trứng vào lớp vỏ của gốc cây.

Buổi tối 19-21 giờ thắp bóng điện sáng ở giữa vườn, xén tóc có tính hướng quang sẽ bay đến, dùng vợt bắt đem giết hạn chế trứng đẻ.

Kinh nghiệm phát hiện và diệt sâu hại: Sâu non của sâu đục thân tuổi nhỏ đục những cành tăm trên tán làm héo ngọn cành. Sâu đục dần xuống cành to và thân thải phân qua các lỗ đục ra ngoài. Sâu non đục gốc mới hại nhìn thấy một lớp mùn gỗ nhỏ màu nâu trắng bám vòng quanh gốc cây, lấy tay gạt lớp mùn cưa này thấy vết sâu ăn lỗ chỗ vỏ cây. Sâu còn nhỏ thường ở tuổi 1-3, kích thước bằng chiếc kim đến cái tăm, dài 3-10mm màu trắng sữa đến đỏ nâu. Khi thấy cành to của cây hay toàn cây cằn cỗi, lá chuyển sang màu vàng là lúc sâu tuổi lớn 4-5, đục sâu vào cành lớn, thân cây hoặc vòng quanh gốc, phân rơi nhiều quanh vết sâu đục; sâu non đẫy sức gần bằng chiếc đũa ăn cơm, dài 50-100mm, màu vàng ngà, chuẩn bị hoá nhộng trong lỗ đục ở thân hoặc gốc cây.

Cách trị sâu: Khi phát hiện thấy sâu hại, bẻ cành tăm héo bắt sâu non. Dùng mũi dao, ngọn mây hoặc dây phanh lụa xe đạp luồn quanh vết sâu đục chọc chết sâu ở thân cành hay gốc cây. Có thể hoà thuốc trừ sâu loại có tác dụng tiếp xúc mạnh với nồng độ cao 5-10%, độ độc với người thấp như: Sokupi 0,36AS; Sherpa 25EC; Abamectin 36EC…cho vào bơm tiêm nhỏ tiêm vào lỗ sâu đục để diệt sâu.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Giới thiệu một số giống cam ngon ở việt nam

1. Cam mật không hạt

– Tên thường gọi: Cam mật không hạt

– Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

– Tên tiếng Anh: “Seedless sweet orange”

Tán cây có dạng tròn hơi vươn cao, cây sinh trưởng mạnh. Lá có dạng hình trứng. Quả có dạng hình cầu, đáy quả có vòng tròn nhạt hơn so với cam soàn, vỏ quả màu xanh khi chín , vỏ quả dầy 3,5- 3,8cm

Khả năng ra hoa mạnh.

Hạt phấn có tỉ lệ bất dục rất cao >95%.

Khối lượng quả trung bình 150-270g, chất lượng quả ngon, thịt quả màu vàng tươi, dày vỏ từ 3,5-4,0mm, tỉ lệ nước quả 36-52%, độ Brix 8-10%, acid tổng số 0,5-0,6g/100ml dịch quả, hàm lượng vitamin C 30-32mg/100ml dịch quả;

Năng suất khá cao (20-30kg/cây/năm ở cây 4-5 năm tuổi).

Cây có khả năng thích nghi với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long và vùng cao (ở tỉnh Lâm Đồng).

Giống cam Mật không hạt có khả năng ra hoa rất mạnh, nhưng do bản chất không hạt làm ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả và năng suất, có thể khắc phục bằng cách trồng xen với các giống cam, quýt thương phẩm khác.

Có mùi vị ngọt và đặc trưng bên trong, để cam mật đạt chất lương nên thu hoạch quả cam Mật không hạt ở tuần thứ 33-34 sau khi hoa nở.

Cam mật không hạt                                                  Cam mật không hạt

Giống cam mật không hạt xuất từ cây chiết. Giống này đạt giải nhì trong hội thi trái ngon và an toàn thực phẩm

2. Cam Soàn

– Tên thường gọi: Cam Soàn

– Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

– Tên tiếng Anh: “Soàn” sweet orange

Điểm đặc trưng để phân biệt giống cam soàn với các giống cam khác là tán cây có hình cầu hơi vươn cao, lá thon dài, đỉnh và đáy quả có hình tròn phẳng như đồng tiền, bề mặt vỏ sần.

Cam soàn năng suất cao, vị ngọt nhưng có điểm hạn chế so với các giống cam khác là thịt quả có màu vàng nhạt, lượng nước quả ít, trong qúa trình canh tác nếu không chăm sóc tốt sẽ dẫn đến múi bị dễ bị chai sượng, để khắc phục hiện tượng này nên bón nhiều phân hữu cơ kết hợp công thức phân bón có nhiều lân, kali và tăng cường sử dụng phân bón lá để hỗ trợ dinh dưỡng cho cây.

Lá non có màu xanh nhạt, trở thành xanh đậm khi lá thành thục, có hình oval.

Chống chịu khá tốt với bệnh vàng lá Geenning và một số dịch hại khác.

Dạng trái cam soàn giống như cam mật.

Da màu xanh khi chín ngã màu vàng chanh đậm.

Trọng lượng trung bình 250 – 300gram/trái

Trái cam soàn tơ vàTrái cam soàn lãoTrái cam                                    Soàn tơ và Trái cam soàn lão

Cam soàn sinh trưởng phát triển tốt nhất trên vùng đất phù sa ngọt, tưới đủ quanh năm, thoát nước tốt. Cây có khả năng ra hoa sau trồng 2-3 năm (cây ghép). Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng, thu hoạch tập trung từ tháng 8 – 2dl khi quan sát thấy vỏ trái ít sần, chuyển sang màu xanh hơi vàng là thời điểm quả chín. Cây cho năng suất khá cao khoảng 80kg/ (cây 10năm tuổi) cây/ năm.

3. Cam mật

– Tên thường gọi: Cam Mật

– Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

– Tên tiếng Anh: Sweet orange

Cây 5 tuổi cao trung bình 5 m, tán hình cầu, cây phân cành nhiều, ít gai.

Lá có dạng hình trứng, quả hình cầu, vỏ quả màu xanh đến xanh vàng khi chín, thịt có màu vàng tươi, nước quả nhiều. Trọng lượng trái trung bình 200g. Cam mật là một giống có năng suất cao. Cây sinh trưởng mạnh, dễ ra hoa đậu quả.

Cam mật                                                       Cam mật

4. Cam mật Ôn Châu

– Quả có vị ngọt và không có hạt.

– Kích thước to hơn quýt và nhỏ hơn cam.

– Vỏ quả rất mỏng, nhìn giống như da và có nhiều chấm nhỏ cùng với nhiều tuyến tinh dầu nằm xung quanh quả

– Rất dễ được bóc vỏ so với các loại quả khác thuộc chi Cam chanh.

– Thịt quả cũng rất dễ bị tổn thương trước những va đập mạnh (ví dụ như việc chuyên chở, mang vác không cẩn thận gây ra rơi rớt, va đập).

Cam mật                                                     Cam mật Ôn Châu

5. Các giống phổ biến ở miền Bắc

5.1 Cam Sành

Cam Sành Hà Giang – Tuyên Quang – Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc. Cây cao trung bình, thích nghi rộng, năng suất cao. Cam Sành thu quả vào dịp Tết, khối lượng quả trung bình 150 – 250 g, ngon thơm ngọt đậm.

Cam sành                                                              Cam sành

5.2 Cam Xã Đoài

Nguồn gốc từ vùng Xã Đoài, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Đưa lên vùng núi cao, mã quả đẹp hơn. Cây cao trung bình, tán lá hơi xoè, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 200 – 250 g/quả, có 18 – 22 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 12-1.

Cam Xã Đoài                                                          Cam Xã Đoài

5.3 Cam Valencia

Nhập vào Việt Nam từ năm 1971. Quả to hơn cam Hamlin, trung bình 250 g/quả. Khi chín vỏ quả có màu vàng, ruột màu vàng da cam. Hạt 0 – 3 hạt/quả. Chín muộn vào dịp Tết âm lịch.

Cam Valencia

5.4. Cam Ham Lin

Là giống của Mỹ, (Hamlin là tên ông chủ vườn ở Mỹ), được đưa vào Việt Nam từ năm 1971 thông qua Cu Ba. Hamlin là giống chín sớm vào tháng 9 – 10, vỏ quả mỏng, khối lượng quả trung bình 200 g/quả, ngọt đậm, 0 – 5 hạt/quả.

Cam Ham Lin

5.5. Cam Sông Con

Nguồn gốc chọn từ cây gieo hạt ở Nông trường Sông Con, Nghệ An. Cây cao trung bình, tán gọn, không có gai trên cành, thích nghi rộng. Năng suất trung bình, khối lượng quả trung bình 200 – 250 g/quả, có 3 – 5 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 10 – 11.

Cam sông con

5.6. Cam Vân Du

Được chọn lọc từ những cây gieo hạt của giống cam Sunkist ở Trại nghiên cứu cam Vân Du (Thanh Hoá), trồng nhiều ở các nông trường vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh trong những năm 70 – 80. Cây cao trung bình, tán gọn có gai trên cành, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 180 – 200 g/quả, có 10 – 15 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 10 – 11.

Cam Vân Du

5.7. Cam Bù Hà Tĩnh

Là giống quýt được trồng nhiều ở Nghệ An -Hà Tĩnh. Cây cao trung bình, khối lượng quả 180 – 220 g, có 3 – 12 hạt/quả, ngọt đậm. Quả chín vào tháng 12 đến tháng 1.

Cam bù Hà Tĩnh                                                      Cam bù Hà Tĩnh

 

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hướng dẫn kỹ thuật xử lý (ngâm, ủ…) các loại hạt giống trước khi trồng

Vì hạt giống là đầu vào cơ bản của sản xuất rau, hoa, củ, quả, nên chất lượng của nó là nhân tố chính quyết định đến thành công kinh tế của cây trồng. Để có được một lô hạt giống đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng, người trồng cần chú ý một số biện pháp tác động sau:

– Phơi hạt giống

+ Áp dụng cho các hạt giống mới thu hoạch, phơi khô trước khi bảo quản, hạt giống bị ẩm trong quá trình bảo quản, loại bỏ mầm bệnh, giúp tăng khả năng hút nước của hạt giống.

+ Phơi nắng khoảng 2-3 giờ dưới ánh nắng cho hạt giống thật khô.

+ Cho hạt giống vào bọc vải đưa vào nước chà xát nhiều lần cho hạt sạch tạp chất và màng bao vỏ hạt còn sót lại (áp dụng với hạt giống vừa thu hoạch hoặc một số loại hạt giống cần phá bỏ lớp màng bên ngoài).

– Xử lý hạt giống

Là quá trình tẩy rửa, loại bỏ mầm bệnh để đảm bảo hạt nảy mầm tốt, tránh được các tác hại của sâu bênh.

Có 2 phương pháp xử lý hạt như sau:

+ Phương pháp vật lý: Tức là ngâm hạt trong nước ấm hoặc nhiệt độ khô. Chẳng hạn: Hạt bắp cải ngâm trong nước ấm 45oC sẽ hạn chế bệnh thối đen; hạt ớt quay trong lò vi sóng ở nhiệt độ 76oC sẽ loại được tất cả các virus, nấm bệnh… Trong nhiều trường hợp, nhà sản xuất đã xử lý nhiệt cho hạt trước khi đóng gói nhưng cách làm này sẽ hạn chế khả năng nảy mầm, khiến hạt khô héo, mất nước.

+ Phương pháp hóa học: Sử dụng thuốc trừ nấm, thuốc trừ sâu. Hai loại hóa chất này có thể dùng được pha loãng hoặc dạng bột để rắc vào hạt giống. Cách làm này hiệu quả với việc loại bỏ nấm bệnh, đồng thời không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ nảy mầm của hạt.

– Ngâm hạt giống

+ Áp dụng đối với các loại cây có vỏ cứng, dày, cần cấp nước nhiều (mướp, hạt bầu, bí, dưa hấu…)

Hướng dẫn ngâm hạt giống                                   Hướng dẫn ngâm hạt giống

+ Có thể ngâm hạt trong nước ấm, dung dịch riêng biệt hoặc ủ trong túi vải ẩm.

+ Ưu điểm: Rút ngắn thời gian gieo trồng, loại bỏ được các hạt kém chất lượng ngay từ đầu.

+ Với từng loại hạt có kích cỡ và đặc điểm khác nhau mà thời gian ngâm và tình trạng nảy khác nhau là đã phải đem gieo trồng. Có hạt cần nảy thành cây con, chăm sóc cây trưởng thành rồi bứng ra trồng riêng, có hạt chỉ cần nứt vỏ và mang ra trồng…

+ Thời gian ngâm mỗi loại hạt giống là khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm thông tin trên bao bì và nhà cung cất giống. Bằng mắt thường quan sát thì khi thấy vỏ hạt chuyển màu trong, mọng nước, mép vỏ hơi trong là đã no nước và có thể dừng ngâm.

– Ủ hạt giống

+ Chuẩn bị 01 vật dụng để đựng hạt giống (Hộp nhựa, rá hoặc rổ tùy theo lượng hạt ươm ta sẽ dùng kích thước vật dụng khác nhau để cho đủ số hạt vào đó) và 02 miếng vải thun sậm màu.

+ Tẩm ướt cho cả hai tấm vải rồi trải một tấm xuống đáy hộp.

+ Khi hạt giống được ngâm trong nước khoảng 12 giờ thì mang hạt ra trải đều trên lớp vải trong hộp. Rồi lấy tấm vải còn lại phủ lên toàn bộ lớp hạt đã được trải đó.

+ Đậy nắp hộp lại, lưu ý nên để một số lỗ thoáng trên hộp để hạt trao đổi không khí. Luôn giữ độ ẩm cho lớp vải là 50% và nhiệt độ trung bình là 30oC. Nếu nhiệt độ không khí thấp quá ta có thể dùng bóng điện 100w để ủ ấm cho hạt.

+ Trong vòng từ 2-7 ngày các hạt giống sẽ lần lượt nứt nanh mầm rẽ con (điều kiện khí hậu không thuận lợi sẽ có những hạt khoảng 12 ngày mới nứt nanh). Ta lật lớp vải thun phía trên lên rồi cẩn thận lấy những hạt đã nứt nanh mang cho vào trong bầu ươm.

+ Sau đó ta lại lấy lớp vải đó phủ lại những hạt còn lại và đậy nắp hộp lại tiếp tục quá trình ủ hạt. Đợi các hạt đó nứt nanh thì mang ra ươm trong bầu.Ủ hạt giống trong vải ẩm sau khi ngâm

– Huấn luyện hạt giống

+ Áp dụng đối với hạt đã nảy mầm.

+ Quy trình: Hong khô ngoài không khí các hạt đã nảy mầm nhưng chưa có rễ mầm.

+ Tác dụng: Giúp hạt nảy mầm nhanh và đều hơn, kích thích sự phát triển của cây con, tăng sức đề kháng của cây trong những điều kiện thời tiết bất lợi.

+ Cây huấn luyện xong thì mang đi trồng ngay.

– Kiểm tra chất lượng hạt giống:

Với một số trường hợp, hạt giống do được xử lý và bảo quản sai cách, nếu nghi ngờ về chất lượng, bạn có thể kiểm tra bằng cách: để hạt ở nơi có độ ẩm cao trong 1-2 ngày. Nếu hạt hút nước kém thì tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp, bạn cần loại bỏ.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Tìm hiểu quy trình trồng dưa lưới bằng công nghệ cao

Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là ra ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa có thời gian sinh trưởng và phát triển nhanh thường có thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch 85 – 90 ngày (tùy vào giống). Dưa lưới có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi, ngày nay dưa lưới được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và chủ yếu được bán tươi, dưa lưới được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh duỡng cao. Dưa lưới là nguồn chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, là chất có lợi cho sức khỏe trong việc phòng chống bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch. Các chất này điều tiết sự tạo thành nitric oxit, một chất quan trọng đối với nội mạc và hệ tim mạch khỏe mạnh.

           Quy trình trồng dưa lưới bằng công nghệ cao

Dưa lưới phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và khô, nhiều ánh sáng. Nhiệt độ phát triển tối ưu từ 18 – 28oC, phát triển chậm khi nhiệt độ dưới 12oC. Dưa có thể chịu nhiệt độ lên tới 40oC nhiều giờ mỗi ngày. Cây dễ chết trong điều kiện sương giá. Độ ẩm cao làm cây chậm phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng quả và gây ra bệnh trên lá. Cây phát triển tốt trên đất nhiều mùn, pH=6-7, không chịu được đất quá axit và úng nước.

Mật độ trồng trồng dưa lưới

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu cho thấy dưa lưới có nhiều mật độ trồng khác nhau và cho năng suất trái khác nhau. Theo nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng (2006), hàng cách hàng 65 cm, cây cách cây 60 cm (25.000 cây/ha). Theo Khánh Thị Bích Thủy (2012), mật độ trồng dưa lưới ở đồng ruộng: nếu trồng giàn thì lượng giống từ 1 – 1,2kg/ha. Cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 1,5m. Trồng hàng đôi, mật độ 25.000 cây/ha. Còn trồng bò trên đất, lượng giống từ 400 – 500 gram/ha. Cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 4m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ 9.000-10.0000 cây/ha.

Chế độ tưới nước cho dưa lưới

Theo Tekiner và cs (2010), với ba khoảng thời gian tuới khác nhau (I1 = 4 ngày, I2 = 8 ngày và I3 = 12 ngày) và bốn hệ số bốc thoát hơi nuớc khác nhau (Kcp1 = 0,50; Kcp2 = 1,00; Kcp3 = 1,50; Kcp4 = 2,00) được sử dụng dể tính toán lượng nước tưới thì tổng lượng nước tưới dao dộng từ 168-871 mm và năng suất thu được khác nhau từ 14,20-49,04 tấn/ha. Năng suất cao nhất thu được từ nghiệm thức có khoảng thời gian lưới lớn nhất với hệ số bốc thoát hơi nuớc thấp nhất (I3Kcp1).

Kỹ thuật bấm ngọn cây dưa lưới

Theo công ty MIYOWA, Nhật Bản (2012): dưa lưới sau khi trồng có 4 lá thật thì tiến hành bấm ngọn để cây ra nhánh cấp 1, giữ lại 2 nhánh sinh truởng tốt. Tỉa bỏ nhánh cấp 2 từ vị trí lá thứ 11 trở về gốc, từ lá thứ 12 – 17 để nhánh ra quả, sau khi nhánh ra quả để thêm 1 lá nữa thì bấm ngọn nhánh. Ở mỗi nhánh cấp 1, chọn để 2 quả, số quả trên cây là 4 quả. Số quả thu được trên 1 cây là từ 1 – 4 quả. Sau dó tỉa hết các cành nách cho thông thoáng, các cành ở vị trí lá thứ 23-25 sẽ để lại 1 – 2 lá và bấm ngọn cành. Khi dưa lưới đạt khoảng 25 lá thì tiến hành bấm ngọn 2 nhánh cấp 1.

Chế độ  (phân bón) cho cây dưa lưới

Dưa lưới (Cucumis melo L.) duợc xem là loại trái cây số một tại Châu Âu và chiếm giữ vị trí quan trọng trên thị trường này trong suốt 25 năm qua. Trong dó, Galia muskmelon (Cucumis melo L. var. Reticulatus Ser.) là giống dưa lai F1 nổi tiếng và được ưa chuộng nhất. Kể từ khi được giới thiệu ra thị trường năm 1973 bởi nhà chọn giống người Israel (Zvi Karchi), “Galia” đã trở thành tên thương mại để gọi chung cho hơn 60 giống dưa lưới có hình dạng tương tự (vỏ quả màu xanh hoặc hơi vàng, vỏ có lưới, ngọt và có mùi thơm). Dưa lưới được trồng nhiều ở Tây Ban Nha, Thổ Nhi Kỳ, Ma Rốc, Ai Cập, Trung Ðông và một số quốc gia Châu Á. Trong đó, Tây Ban Nha, Thổ Nhi Kỳ, Ma Rốc và Israel là những quốc gia xuất khẩu dưa lưới hàng đầu cho thị truờng Châu Âu.

Nghiên cứu ảnh huởng của kali đối với năng suất và chất luợng của dưa lưới trồng trong nhà kính tại Thổ Nhi Kỳ cho thấy việc thay đổi hàm lượng K2O ở các mức 200, 400, 600 ppm không làm ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên, số quả và độ chắc của quả ở công thức bón 400, 600 ppm cao hơn công thức còn lại. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để tác động lên năng suất không cần thiết phải sử dụng K2O vượt qua mức 300 ppm. Thế nhưng với mục tiêu cải thiện chất lượng quả có thể tăng hàm lượng K2O lên tới 600 ppm mà không làm ảnh hưởng đến năng suất.

Các tài liệu công bố về công thức phân bón cho dưa lưới cũng có sự khác nhau. Trường Ðại học Florida đưa ra công thức phân bón dùng cho dưa lưới trồng trong nhà màng tưới qua hệ thống nhỏ giọt với nồng độ N nguyên chất thay dổi tăng dần từ 80 – 180 ppm theo giai đoạn sinh trưởng của cây, K2O từ 150-225 ppm và P2O5 là 50 ppm. Hartz và cs (1999), cho biết tổng lượng nước tưới nhỏ giọt cho dưa lưới thực hiện năm 1995 và 1996 tương ứng là 530 và 490 mm, dung dịch phân bón với tỷ lệ N:P:K là 5:3:8 và vi chất dinh dưỡng, tất cả được hòa tan vào nước rồi bón cho cây thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt, tổng lượng phân N khoảng 0,035 kg/m2.

Thu hoạch dưa lưới

Dưa nên được thu hoạch đúng thời điểm dựa trên chỉ số chín (dựa vào các yếu tố như thời gian từ lúc trồng, độ tạo lưới, độ nứt của cuống) để quả đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người dùng, kéo dài thời gian tồn trữ. Trái dưa lưới sau khi thu hoạch thường chứa các loại nấm bệnh như Fusarium, Geotrichum, Rhizopus hoặc các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella spp, E. Coli nên phải được xử lý trước khi đóng gói, bảo quản hoặc đưa ra thị trường. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới tập trung vào xử lý bằng dung dịch H2O2 nồng độ từ 10 – 50 ppm, chlorine nồng độ 100 ppm, nhúng quả bằng nước nóng và các hóa chất như sulphat đồng, chlorine, borat natri. Hoặc sử dụng màng bao sinh học, kiểm soát thành phần không khí, khí ethylene, v.v… Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao hiện xử lý bằng chlorine ở nồng độ 50 – 100 ppm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kiếm 5 tỷ đồng mỗi năm nhờ học trồng dâu tây trên internet

Sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt, ông Nguyễn Thanh Trúc đã gắn bó với nghề nông hơn 30 năm. Trước đây, ông trồng hoa cúc, ớt… song giá bán bấp bênh, lợi nhuận thu về không cao. Ngay cả khi thành công với dâu tây, ông cũng từng lao đao khi dâu tây Đà Lạt phải cạnh tranh gay gắt với loại quả giá rẻ Trung Quốc trà trộn vào năm 2014.

“Tôi không từ bỏ, vì tôi nghĩ mình đã dám đầu tư tiền tỷ vào mô hình này thì phải kiên trì cho đến khi mang lại hiệu quả”, ông Trúc nói. Lão nông không chỉ dồn toàn bộ vốn liếng dành dụm của hai vợ chồng vào vườn dâu này, mà còn bỏ không ít tâm sức để mày mò kỹ thuật trồng thủy canh bằng tiếng Anh qua Internet.

Được người em trai gợi ý và hỗ trợ, đầu năm 2013, vợ chồng ông Trúc quyết định trồng thử 500m2 dâu tây để cải thiện kinh tế. Khi đó, Đà Lạt đã có nhiều nông dân trồng dâu tây thành công, hai phương pháp phổ biến là dùng đất và giá thể xơ dừa. Tuy nhiên, ông Trúc lại quyết định theo đuổi phương pháp thủy canh cho sản phẩm sạch và năng suất cao.

                          Kiếm 5 tỷ đồng mỗi năm nhờ học trồng dâu tây trên Internet

Trồng thủy canh không hồi lưu (thủy canh tĩnh) chỉ sử dụng xơ dừa làm giá thể, đặt cách mặt đất ít nhất 1m. Toàn bộ chất dinh dưỡng được cung cấp trực tiếp qua nguồn nước nhập về từ Isarel, Đức, Hà Lan… Thay vì chọn giống dâu Nhật, Mỹ hay Pháp như các vườn khác, ông Trúc trồng thử nghiệm giống dâu New Zealand cho quả to hơn và thơm.

Tuy nhiên, sau 5 tháng đầu tiên, những cây dâu đang lên mắc bệnh. Bao nhiêu công sức, vốn liếng đầu tư mà vợ chồng gom góp được từ khi ra ở riêng có nguy cơ đổ sông bỏ bể. Áp lực trắng tay khiến đầu ông Trúc bạc hơn nửa.

“Cái khó nhất là phải điều chỉnh lượng dinh dưỡng hợp lý, nếu không sản lượng không cao, dâu cũng không ngon”, ông Trúc nhớ lại.

Không thấy khó mà nản, ông Trúc tìm tài liệu cách trồng dâu New Zealand qua Internet. Em trai ông, một người trồng thành công dâu tây theo phương pháp thủy canh chuyển cho ông tài liệu hướng dẫn kỹ thuật do người bạn từ Mỹ gửi về. Để hiểu tài liệu, ông Trúc chịu khó tra từ điển suốt 6 tháng. Cuối cùng, ông cũng chinh phục được loại dâu nhập ngoại này.

500m2 đầu tiên của ông Trúc cho năng suất cao gấp đôi cách trồng thông thường. Ngoài ra, chất lượng dâu ngon, ngọt, thơm và đạt tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng nên bán được giá từ 180.000 đến 250.000 đồng mỗi kg. Giữa năm 2013, ông Trúc mạnh dạn nhân rộng diện tích vùng trồng dâu tây lên 4.000m2. Đầu ra ổn định, dâu tây sạch của ông được nhiều siêu thị và cửa hàng đặt mua.

 

Song đến giữa năm 2014, thị trường bất ổn, dâu Trung Quốc trà trộn vào và đội lốt dâu Đà Lạt khiến giá giảm mạnh. Chi phí bỏ ra nhiều mà thu về ít, nông dân lỗ nặng. Tuy nhiên, ông Trúc vẫn quyết bám vườn dâu. Tới cuối năm 2014, giá tăng lại khoảng 200.000-250.000 đồng mỗi kg không phụ lòng người trồng trọt.

Bên cạnh đó, ông Trúc còn mở cửa cho khách du lịch đến tham quan miễn phí và mua dâu tây tại vườn để quảng bá sản phẩm. Gia đình bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không thông qua thương lái, giảm được chi phí trung gian.

Hiện vườn dâu có sản lượng khoảng 30 tấn mỗi năm, mang về thu nhập 5 tỷ đồng cho gia đình ông Trúc. Thị trường tiêu thụ ban đầu ở Lâm Đồng, sau đó mở rộng ra TP HCM, Huế, Hà Nội.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trái chuối sẽ cứu mạng hàng trăm ngàn trẻ em trên thế giới

 

Tại sao khoa học lại mất công tạo ra loại quả bình dị nhất thế gian là chuối? Đơn giản là vì hàng triệu người sẽ được cứu sống.

Mới đây, các chuyên gia tại ĐH Công nghệ Queensland (Úc) đã tạo ra một giống chuối mới, mang tên “golden banana” – hay chuối vàng. Theo giáo sư James Dale – chủ nhiệm nghiên cứu, các chuyên gia đã vất vả lắm mới tạo ra được nó và đây là một phát minh rất quan trọng.

Nhưng tại sao phải vất vả để tạo ra chuối – một thứ quả quá sức bình dị như vậy? Nguyên nhân của chuyện này bắt nguồn từ Uganda, một quốc gia… có quá nhiều chuối. Ở đây, chuối là nguồn lương thực chủ yếu, và họ gần như ăn mọi món ăn làm từ chuối.

Về cơ bản, chuối có chứa nhiều đường và nhiều dưỡng chất, nhưng hàm lượng các chất vi lượng lại khá thấp, đặc biệt là sắt và pro-vitamin A. Nếu như chỉ ăn chuối, việc thiếu hụt vitamin A là điều không thể tránh khỏi.

Hàng năm, có khoảng 650.000 – 700.000 trẻ em trên thế giới tử vong vì thiếu pro-vitamin A, cùng vài trăm ngàn trẻ bị mù vĩnh viễn. Ngoài ra, các trường hợp nhẹ hơn cũng để lại tác động không nhỏ, như chậm lớn, gây vô sinh, khô da…

Thiếu hụt pro-vitamin A có thể gây mù lòa

Tuy nhiên, loại chuối mới sẽ giải quyết tất cả. Bằng cách sử dụng công nghệ biến đổi gene, thành quả sau 12 năm nghiên cứu của ĐH Queensland là một loại chuối có hàm lượng pro-vitamin A rất cao.

Tuy nhiên, loại chuối mới sẽ giải quyết tất cả. Bằng cách sử dụng công nghệ biến đổi gene, thành quả sau 12 năm nghiên cứu của ĐH Queensland là một loại chuối có hàm lượng pro-vitamin A rất cao.

“Chúng tôi sử dụng một loại gene từ chuối của Papua New Guinea – loại chuối có hàm lượng pro-vitamin A rất cao nhưng buồng nhỏ – sau đó đưa vào chuối Cavendish tại Uganda”. – giáo sư Dale cho biết. “Sau nhiều năm, chúng tôi đã phát triển thành công một loại chuối cho hàm lượng pro-vitamin A cực cao, có màu vàng cam khi chín, thay vì vàng óng như bình thường”.

 

Sự khác nhau của hai loại chuối (Chuối golden banana có màu vàng cam, phía dưới)

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm hàng trăm chuỗi gene khác nhau trước khi tạo ra phiên bản “chuối vàng” cuối cùng tại Uganda. Theo kế hoạch, họ hy vọng rằng nông dân tại Uganda sẽ thay thế hoàn toàn chuối địa phương bằng loại chuối mới này trong năm 2021.

“Nghiên cứu này là một cột mốc quan trọng, khi chúng tôi có sứ mệnh mang các nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn đến cho cộng đồng châu Phi” – giáo sư chia sẻ.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Đua nhau tự phát trồng chuối già nam mỹ xuất khẩu, lĩnh ‘quả đắng’!

Đua nhau tự phát trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu, lĩnh ‘quả đắng’!

Sự việc chuối cấy mô giống Nam Mỹ ở tỉnh Đồng Nai không ai mua, người dân TP.HCM phải chung tay “giải cứu” mua với giá 2.000-3.000 đồng/kg thì tại tỉnh Tây Ninh cũng đang xảy ra tương tự. Tổng diện tích trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu của địa phương hiện có trên 371 ha, trong đó có khoảng 50% diện tích là người dân trồng tự phát không theo quy hoạch……

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, tổng diện tích trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu của địa phương hiện có trên 371 ha, trong đó có khoảng 50% diện tích là người dân trồng tự phát không theo quy hoạch và không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đây cũng là một trong những lý do chính kéo giá bán chuối già Nam Mỹ xuống cực thấp trong thời gian qua, khiến sản phẩm này bị ứ đọng không thể tiêu thụ do cung vượt cầu. Người dân TP.HCM chung tay “giải cứu” chuối già Nam Mỹ vì không xuất khẩu được   Thậm chí, ngay cả diện tích có hợp đồng bao tiêu sản phẩm cũng không tiêu thụ được. Trường hợp nông dân trồng chuối ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Cty TNHH TM DV Nông sản Ngọc Đĩnh (ấp 2, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM) là một ví dụ. Kết quả khảo sát của Sở NN-PTNT cho thấy, Cty Ngọc Đỉnh ký kết bao tiêu sản phẩm toàn phần với 5 hộ nông dân trồng chuối già Nam Mỹ của huyện Tân Châu với diện tích hơn 10 ha. Theo hợp đồng, Cty Ngọc Đỉnh có trách nhiệm cung cấp giống chuối cấy mô Nam Mỹ với giá 14.000 đồng/cây giống F1, bảo đảm chất lượng và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Trong quá trình trồng, chăm sóc, sản lượng chuối thành phẩm của người dân địa phương đạt năng suất khá cao, ước tính gần 80 tấn/ha. Tuy nhiên, từ đầu năm 2017 đến nay, chuối già Nam Mỹ chín rục đầy đồng nhưng Cty Ngọc Đĩnh vẫn không chịu thu mua do đơn vị này đến nay vẫn chưa ký được hợp đồng xuất khẩu. Ông Nguyễn Văn Sơn ở ấp Đông Thành, xã Tân Đông, huyện Tân Châu, trồng 3 ha chuối Nam Mỹ từ năm 2016 có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Cty Ngọc Đĩnh cho biết, có lúc ông phải kêu thương lái vào bán chuối giá 2.000 đồng/kg nhưng thương lái cũng chỉ chọn chuối chưa có dấu hiệu chín, trái đẹp, còn những quày chuối đã có vài trái chín thì không mua. Ông Nguyễn Văn Sơn đành phải để chuối chín rục ngoài đồng vì không tiêu thụ được   “Tôi trồng chuối bằng giống cấy mô, hiện nay mỗi ngày chín cả tấn, nếu không tiêu thụ kịp thì chỉ có vứt bỏ”, ông Sơn bức xúc nói. Theo ông Nguyễn Duy Ân (PGĐ Sở NN-PTNT), Cty Ngọc Đĩnh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng chuối nhưng đã không thực hiện cam kết theo hợp đồng. Trước đó, do khi ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra nông sản, người nông dân và doanh nghiệp không thống nhất ký quỹ tại ngân hàng nên không có cơ sở để ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau. “Vì vậy, người dân trước khi chọn ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cần phải cân nhắc, kiểm tra năng lực của doanh nghiệp đối tác, nếu doanh nghiệp không đồng ý ký quỹ thì người dân cần phải cân nhắc. Đặc biệt, nếu gặp khó khăn nên báo ngay cho ngành chức năng làm trung gian để giải quyết”, ông Ân khuyến cáo. Vấn đề đặt ra, hiện nay vẫn còn nhiều vườn chuối già Nam Mỹ với diện tích rất lớn đang chuẩn bị thu hoạch, cụ thể như trên địa bàn xã Tân Đông, theo ông Bùi Quốc Trung, Chủ tịch Hội nông dân xã thì diện tích lên gần 50 ha. Vì vậy, nếu vẫn tiếp tục tình trạng không có đầu ra và giá chuối xuống thấp, thì người trồng chuối có nguy cơ phá sản! Theo ông Võ Đức Trong (GĐ Sở NN-PTNT), thời gian qua, nhất là trong dịp tết vừa qua sức tiêu thụ chuối (các loại chuối không dùng để chưng mâm ngũ quả – PV) không mạnh, dẫn đến tình trạng giá chuối giảm xuống, thương lái ép giá người trồng. Đối với những người trồng chuối ký hợp đồng với các doanh nghiệp có uy tín, được bao tiêu sản phẩm, bảo đảm giá cả ổn định thì không có vấn đề gì. “Có thể nói, trong thực tế đang có một số doanh nghiệp hoạt động mập mờ, không minh bạch. Không riêng gì chuối, mà bất cứ giống cây trồng nào khác cũng thế. Nếu có ký hợp đồng cung cấp giống, bao tiêu sản phẩm đầu ra với các Cty, doanh nghiệp, người dân cần phải thông qua chính quyền địa phương cũng như cơ quan chuyên môn trước khi đặt bút ký kết, như thế mới có cơ sở đảm bảo quyền lợi sau này”, ông Trong chia sẻ.

“Việc không tiêu thụ chuối già Nam Mỹ theo hợp đồng là ngoài ý muốn của doanh nghiệp do không có thị trường tiêu thụ. Nguyên nhân một phần khác là do nông dân tự ý trồng chuối quá sớm, không nghe theo khuyến cáo của Cty. Hiện nay, chúng tôi đang tích cực ráo riết tìm đối tác xuất khẩu để phần nào giảm thiệt hại cho bà con nông dân” – ông Trần Quốc Toàn, GĐ Cty Ngọc Đĩnh….

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam