Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây nghệ

Nghệ còn gọi là uất kim hương hay khương hoàng, tên khoa học Curcuma longa L (Curcuma domestica). Đây là loài cây thân thảo cao khoảng 0,6-1m. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thưa, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy.

Củ nghệ chứa: tinh dầu 3-5% màu vàng nhạt, thơm, ngoài ra còn có tinh bột, canxi oxalat và chất béo.

I- Thời vụ trồng:

Thường trồng vào mùa xuân, khi tiết trời có mưa phùn, đất đã đủ ẩm: Tháng 11 – 12 (miền Nam) tháng 2 – 4 (Miền Bắc)

Nghệ là cây trồng chủ yếu để lấy củ (thân ngầm), vì vậy nghệ cần đất tơi xốp hơn là đất nặng. Cần nơi thoát nước.

Người ta thường thấy nghệ phần lớn được trồng quanh nhà để lấy củ và lá dùng hàng ngày. Nhưng nếu trồng trên diện tích rộng để bán thì cấn những lô đất cao, thoát nước.

Những nơi có rừng có thể làm đất để trồng nghệ dưới tán rừng:

– Trồng dưới tán rừng thưa có độ che 0,6 ở những nơi có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp với điều kiện trồng nghệ, tiến hành làm đất dăm ba ngày trước khi trồng.

– Chọn những khoảng đất trồng dưới tán rừng, chỗ không vướng rễ cây lớn, cuốc hố đường kính rộng 80-100cm, sâu 20-25 cm, băm nhỏ đất trong hố.

– Ở các khu rừng trồng chưa khép tán có địa hình phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây nghệ cũng tiến hành làm đất trồng nghệ trước khi trồng. Đất được đào thành rạch rộng 50-60 cm, sâu 20-25 cm ở chính giữa và song song với hàng cây trồng rừng. Đất trong rạch được băm nhỏ.

II- Kỹ thuật và mật độ trồng:

1- Chọn giống làm đất:

– Trồng nghệ cũng giống trồng gừng. Ta chọn các củ nghệ tốt không bị bệnh, không thối. Nếu củ có nhiều nhánh, thì tách các nhánh ra. Trồng nghệ sau những ngày có mưa, đất hoàn toàn ẩm. Moi 3 hốc ở hố trồng, hốc cách nhau khoảng 25 cm tạo thành đỉnh của tam giác đều. Mỗi hốc đặt một khúc nghệ giống. Không phủ đất quá dày, mầm chồi không mọc lên được sẽ bị thối.

– Khi trồng nghệ trên loại đất không được tốt lắm, thì có thể bón lót trước khi trồng. Mỗi hốc bón lót 1 kg phân hữu cơ sinh học Better HG01 trộn với 0,01 kg Better NPK 16-12-8-11+TE trộn đều. Mỗi ha trồng khoảng 25.00 khúc giống. Lưu ý: Bằm đất dưới hốc thật nhuyễn, rãi Basudin xuống hốc 20 kg/1ha, đặt củ nghệ xuống đè cho tiếp xúc với đất rồi phũ lên một lớp phân hữu cơ sinh học Better HG01 và Better NPK đã trộn đều với đất lên khoảng 5-7 cm, dùng thùng vòi búp sen tưới đẩm rồi phũ lên một lớp rơm để giữ ẩm.

– Khi mầm nghệ mọc vươn lên khỏ mặt đất và ra được 2-3 lá thì xới xáo quanh gốc và vun đất cho gốc cây nghệ mới mọc. Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại mọc chen lấn nghệ. Hai tháng tiếp theo mỗi tháng vun xới gốc nghệ một lần. Tiến hành rãi luống canh tác lần cuối.

– Khoảng cách và mật độ trồng: có thể áp dụng một trong các khoảng cách trồng như sau: 40 x 30 cm; 50 x 20 cm đối với luống đôi, hoặc 70-20 cm đối với luống đơn.

– Nếu trồng theo khoảng cách 50-20 cm thì lên luống rộng 1 m, trồng hai hàng dọc, hàng cách hàng 50 cm và cây cách cây 20 cm.

– Nếu trồng theo khoảng cách 40-30 cm thì mặt luống rộng 1,2 m, trồng hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 30 cm.

– Nếu trồng theo khoảng cách 70-20 thì luống rộng 1,2 m, trồng hai hàng dọc theo luống, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 20 cm.

Sau này khi vun gốc, tiến hành lấy đất ở giữa luống đấp vào hai hàng nghệ hai bên, tạo thành luống đơn như giồng khoai lang.

2- Bón phân chăm sóc:

– Tưới nước: tưới 2 lần/ngày bằng thùng vòi búp sen đều đặn.

– Bón phân: Tổng lượng phân cần dùng cho 1ha: 250 kg Better NPK 16-12-8-11+TE (bón lót toàn bộ).

– Khi nghệ lên cây khoảng 30% thì pha một 0,1kg Better NPK 16-12-8-11+TE vào thùng 20 lít tưới. Tưới 2-3 lần mỗi lần cách nhau 4-5 ngày.

– Khi thấy bụi nghệ có từ 2-3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần với liều lượng như trên. Mỗi tháng kết hợp làm cỏ và xới xung quanh gốc.

a- Vun gốc:

Tiến hành vun gốc khi cây có 3-4 cây con/bụi, bỏ phân hữu cơ sinh học Better HG01 thẳng vào gốc cao khoảng 5 cm. Sau đó đấp lên một lớp đất mỏng khoảng 1-2 cm. Biện pháp tốt nhất là trộn 50% đất và 50% phân hữu cơ để vun gốc. Khi thấy củ non lồi lên mặt đất thì vun gốc tiếp tục.

b- Làm cỏ:

Cần làm sạch cỏ dại, kết hợp xới xáo làm cho đất thoáng xốp tránh được hiện tượng lèn đất

c- Trồng xen:

Việc trồng xen dưới tán rừng và trên ruộng vườn vào mùa khô có ý nghĩa rất lớn. Ngoài việc làm tăng thu nhập nó còn giúp giữ ẩm, che mát và giúp chúng ta giảm tưới nước cho nghệ. Cây trồng xen được chọn là điều đem lại hiệu quả kinh tế rất cao

III- Thu hoạch, bảo quản:

Thường nghệ trồng vào vụ Đông – Xuân, và sẽ thu hoạch rải rác từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tuỳ nhu cầu sử dụng đất mà quyết định. Khi cây nghệ ngừng phát triển lá non, lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ củ có màu vàng sẫm (da bóng, đầu củ cũng có màu vàng sẫm) là đến lúc thu hoạch.

Thường dùng cuốc (nếu thu hoạch ít). Nếu nhiều, dùng cày cày chếch bên hàng nghệ cho bật gốc lên, nhổ lấy cả cây, rũ đất mang cả cây về, cắt lấy gốc, bỏ thân lá đi. Để nghệ vào chỗ khô ráo, mát mẻ có thể bảo quản được lâu. Chọn củ nghệ kém tiêu chuẩn bán trước. Chọn củ nghệ giá đều để làm giống.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng nghệ ‘mượn giống’

Củ nghệ giống (nghệ vàng) sau trồng 5 – 6 tháng, có thể bới gốc lấy lại củ vốn làm nghệ thương phẩm, được coi là “mượn giống”.

Đất trồng: Chọn chân ruộng đất cát pha, chủ động tưới tiêu. Đất phù sa non (bãi ven đê) trồng nghệ là tốt nhất. Ruộng cày 2 lần tới độ sâu 35 – 40cm thì dừng. Phơi đất ải kiệt. Lên luống rộng 1,3m, cao 15 – 20cm, rãnh luống rộng 25 – 30cm.

Ruộng nghệ xen canh lạc

Chọn giống và ra giống:

Tiêu chuẩn củ giống: Phải đủ 12 tháng tuổi, không sâu bệnh, không trầy xước và bầm giập. Khóm nghệ sau thu hoạch tách lấy 2 má củ (cạnh bên khóm) dùng làm giống. Củ giống càng to càng tốt, trung bình khoảng 300gr/1 củ. Mỗi củ có 1 nhánh cái và 2 – 5 củ nhánh cấp 1; 2.

Lượng giống trồng/1 sào 360m2: 250 – 300kg.

Mật độ trồng: 970 – 1.000 cây. Trồng 2 hàng trên luống. Hàng cách hàng 45cm. Cây cách cây 50cm.

Khơi hốc so le nanh sấu. Củ giống trồng sâu 7 – 10cm. Lấp đất kín củ. Không để củ giống tiếp xúc trực tiếp với phân bón. Đặt trồng sao cho các củ cái qoay đều về một hướng trên luống, để tiện thu hồi củ vốn sau này.

Bón phân:

Lượng phân: Tro bếp 300kg. Đỗ tương nghiền 100kg. Đạm urê 20 – 25kg. Kalisunfat 30kg (có thế dùng kaliclorua). Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh 300kg. Lân supe 15 – 20kg.

Bón lót: Bón sâu 50% lượng phân hữu cơ vi sinh + 30% lượng đỗ tương nghiền + 100% số phân lân. Bón mặt luống 200kg tro bếp và vét rãnh lấp tro.

Bón thúc lần 1 (cây 2 – 3 lá): 4 – 5kg urê pha nước tưới.

Lần 2 (khi thu hồi củ vốn): Bón sâu hết số phân hữu cơ vi sinh và đỗ tương còn lại. Bón mặt nối số tro bếp và vét rãnh lấp tro.

Lần 3 (cuối tháng 7): 10kg đạm urê + 10kg kali, kết hợp vun gốc.

Lần 4 (cuối tháng 8): 15kg đạm urê + 20kg phân kali.

Ngoài ra, cần căn cứ thực tế sinh trưởng của ruộng nghệ để tăng giảm lượng phân bón cho hợp lý. Kiểm tra nếu cây nghệ sinh trưởng chậm, thân còi cọc, lá hẹp nhỏ, mỏng, mép lá hơi quăn, cần bón bổ sung đạm urê và phân hữu cơ vi sinh. Ruộng nghệ quá tốt, thân cây xanh mập mềm yếu, lá lả lướt, cẩn bón bổ sung phân kali…

Cần thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại, dưỡng nước đủ ẩm cho ruộng nghệ, để cây sinh trưởng phát triển tốt.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây nghệ ít nhiễm sâu bệnh. Tuy nhiên ở những ruộng nghệ thâm canh cao lâu năm, đã xuất hiện bệnh thối cây thối củ, hiện chưa có thuốc trừ đặc hiệu. Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như, chọn củ giống sạch bệnh, phơi đất ải kiệt, bón phân cân đối, chăm bón kịp thời để tăng sức đề kháng, luân canh nghệ với cây trồng khác họ gừng. Khi ruộng nghệ có những cây bị thối thân, cần nhổ bỏ cả khóm củ đưa đi tiêu hủy.

Thu hoạch:

– Thu hồi củ vốn: Khi mỗi bụi nghệ phát triển được 2 – 3 cây, mỗi cây có 5 – 6 lá, có thể tiến hành thu hồi củ vốn. Dùng dầm khơi nhẹ đất hướng trồng củ cái trước đó, tách nhẹ lấy củ vốn dùng làm nghệ thương phẩm (lượng củ vốn thu hồi được trên 80%).

– Thu củ khơi đất nhẹ nhàng, tránh chạm vào khóm củ gây trầy xước bầm giập. Sau đó nhắc cả bụi cây, cắt bỏ thân lá, rũ sạch đất mà không rửa củ, bán ngay cho thương lái hoặc đóng bao tiêu thụ dần.

Kỹ thuật trồng xen:

Củ nghệ sau trồng 2,5 – 3 tháng mầm cây mới vươn khỏi mặt đất, trong gian này có thể trồng xen một số cây rau màu ngắn ngày để tăng thu nhập. Nên trồng xen nghệ với lạc hoặc đậu tương để vừa có sản phẩm thu hoạch, vừa có tác dụng bồi dục đất, bổ sung dinh dưỡng thúc đẩy nghệ sinh trưởng tốt.

– Trồng xen lạc: Dùng cuốc rạch 1 hàng giữa luống, sâu 7 – 10cm. Rải lân supe xuống rạch (7 – 10kg/sào). Lấp đất kín phân. Cách 12 – 15cm gieo 1 – 2 hạt, sau gieo phủ đất kín hạt. Dùng rơm rạ, cỏ khô phủ luống giữ ẩm đất. Khi lạc ra hoa rắc vôi bột xung quanh gốc lạc (7 – 8kg/sào).

– Xen đậu tương: Gieo 2 hàng đậu giữa luống. Hàng cách hàng 35cm. Cây cách cây 7 – 8cm. Bón thúc 3 – 4kg urê/sào, chia 2 lần, khi cây có 2 – 3 lá thật và 4 – 5 lá thật.

– Phòng trừ sâu bệnh theo khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành địa phương.

Sau thu hoạch các cây họ đậu, cần để lại thân lá trên luống nghệ làm phân bón hữu cơ cải tạo đất.

Nguồn: Baomoi.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Ninh Bình lần đầu trồng cây thuốc đinh lăng theo tiêu chuẩn GACP

Với dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và dược liệu đinh lăng lá nhỏ”, Ninh Bình trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước trồng loài cây dược liệu này theo tiêu chuẩn GACP (thực hành trồng trọt tốt và thu hái) của WHO ở quy mô lớn.

Vườn giống đinh lăng lá nhỏ được trồng trong nhà lưới đảm bảo giống cây khỏe, sạch bệnh. 

Sức hấp dẫn từ “cây nhân sâm của người nghèo”

Ông Vũ Văn Tâm – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Dược liệu Vũ Gia – đơn vị chủ trì thực hiện dự án – cho biết, sau khi được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, dự án bắt đầu triển khai từ tháng 9/2016.

Sở dĩ cây đinh lăng lá nhỏ được chọn làm đối tượng của dự án vì đây là cây dược liệu truyền thống của Việt Nam, được sử dụng làm thành phần chính trong nhiều loại thuốc – ông Tâm lý giải.

Bên cạnh đó, đinh lăng là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau. Thị trường tiêu thụ đinh lăng cũng rất rộng mở, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể dùng để chế biến thành cao, thuốc, trà…

Được coi là “nhân sâm của người nghèo”, cây đinh lăng đã và đang tạo ra thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. “Do đây không phải là cây mới nên chúng tôi có thể tính toán được lợi nhuận. Sau 3 năm, cây đinh lăng cho thu hoạch có thể đem lại 150 – 200 triệu/ha/năm. Ngoài ra, trên cùng một diện tích có thể trồng xen canh các cây ăn quả khác” – ông Tâm nói.

Dự án được thực hiện nhằm giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp hiệu quả thấp sang trồng cây dược liệu bản địa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân tại huyện Nho Quan, Ninh Bình – nơi có khí hậu, địa chất phù hợp với sự phát triển của cây đinh lăng. Để tạo nguồn thu trước mắt, hiện dự án đang cho trồng xen hoa hòe, bưởi.

Từ nhỏ lẻ đến tập trung

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cây đinh lăng lá nhỏ mới được trồng nhỏ, lẻ ở quy mô hộ gia đình, và chưa theo hướng sản xuất hàng hóa. Kỹ thuật trồng chủ yếu sử dụng cây hom tự khai thác trong tự nhiên hoặc tự để giống nên không bảo đảm. Có thể nói, chưa có quy trình công nghệ nào được áp dụng trong việc trồng và chế biến cây đinh lăng lá nhỏ tại địa phương.

ThS Phạm Tiến Duật – chủ nhiệm dự án – cho biết, dự án sẽ khắc phục những điểm hạn chế này với các quy trình công nghệ về sản xuất giống, trồng, thu hoạch và chế biến để có năng suất và hàm lượng hoạt chất đảm bảo theo yêu cầu. Dự án cũng đào tạo 10 cán bộ, kỹ thuật viên cơ sở; và tập huấn kỹ thuật cho 100 nông dân vùng dự án về sản xuất dược liệu theo GACP – WHO.

Theo tiêu chuẩn GACP, từ khâu giống, làm đất, đến nước tưới đều phải có nhật ký. Trong quá trình chăm sóc, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phải áp dụng nguyên tắc 4 đúng (đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp). Khâu sơ chế cũng tuân thủ tiêu chuẩn nước rửa sạch, công đoạn thái sơ chế đảm bảo trong điều kiện sạch sẽ, nhà xưởng đảm bảo khép kín.

“Chúng tôi đang xây dựng vườn đinh lăng giống gốc rộng 1,5ha theo tiêu chuẩn GACP. Sau đó sẽ xây dựng mô hình thâm canh đảm bảo năng suất và hàm lượng hoạt chất để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất và chế biến dược liệu với quy mô 30ha, năng suất 10 tấn tươi/ha, tương đương khoảng 2,0 tấn khô/ha; xây dựng nhà xưởng và hoàn thiện quy trình thu hoạch, sấy khô và bảo quản nguyên liệu dược liệu” – ông Duật cho biết.

Nếu thành công, Ninh Bình sẽ có cơ hội mở rộng vùng sản xuất nguyên liệu dược liệu đạt tiêu chuẩn cho các đơn vị sản xuất chế biến thuốc trong và ngoài nước, ông Duật kỳ vọng.

Theo Chủ tịch HĐQT Công ty Vũ Gia, trước Ninh Bình, mới có một dự án trồng đinh lăng theo tiêu chuẩn GACP ở Nam Định, nhưng quy mô nhỏ. Công ty Vũ Gia cam kết thu mua hết sản lượng đinh lăng theo hợp đồng ký kết ngay từ đầu vụ sản xuất với giá mua đảm bảo lợi ích cho người nông dân. Đồng thời Công ty Vũ Gia cũng phối hợp với các công ty như Traphaco, Sao Thái Dương, Mediplantex, Nam Dược… để cung cấp các sản phẩm dược liệu từ cây đinh lăng lá nhỏ cho thị trường trong và ngoài nước.

Nguồn: Khoahocvaphattrien.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Phân biệt cây mật gấu nam và cây mật gấu bắc

Cây mật gấu là thảo dược tự nhiên được biết đến như một trong những vị thuốc quý của dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay việc lựa chọn cây mật gấu đúng chuẩn, chất lượng cũng như cách dùng, công dụng của loại dược liệu này đang trở thành mối quan tâm của rất nhiều người. Bài viết này sẽ cung cấp cho bà con một cái nhìn toàn diện nhất về loại cây mật gấu.

Nhiều người cứ nghĩ rằng cây mật gấu có hai loại là mật gấu nam và mật gấu bắc. Cái tên mật gấu nam mà mọi người hay gọi chỉ là do địa điểm trồng mà ra, thực chất nó chính là kim thất tai (cây lá đắng). Cây mật gấu Bắc và kim thất tai thực tế là 2 loại, công dụng điều trị cũng như sử dụng cũng khác nhau, do đó chúng ta cần biết phân biệt để áp dụng cho đúng tình trạng bệnh của mình, tránh nhầm lẫn dẫn tới việc điều trị không hiệu quả.

Sự khác nhau giữa cây mật gấu nam và bắc

Cây mật gấu chính là cây hoàng liên ô rô, mọc ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, một loại cây thân gỗ thuộc họ hoàng liên cao khoảng 1,5m trở nên. Chính vì thế, loài cây thân mềm, lá đắng như mọi người vẫn hay gọi là mật gấu nam thực chất là không đúng. Cách phân biệt cũng như hoạt tính 2 loại này như sau:

Cây kim thất tai (cây lá đắng)

  • Tên gọi khác: cây lá đắng, săm gan, mật gấu nam bộ, cây cơm kìa, cây bầu đất, thiên đắc địa hồng… Trung Quốc còn gọi là Nam Phi Diệp.
  • Đặc điểm nhận biết: Cây nhỏ thân thảo, mềm giống như cây dâu tằm, dạng bụi, cao từ 1 – 2m, cành thẳng, gốc phân nhánh. Lá kim thất tai có đường kính khoảng 2 – 4cm, mềm mại, có lông tơ, phiến lá dày răng cưa, đầu lá nhọn, to và hơi tù, cuống lá dài khoảng 2cm, khi già lá nhẵn bóng. Hoa kim thất tai mọc ở đầu cành thành từng chùm.
  • Bộ phận sử dụng: Lá cây. Lá cây kim thất tai có vị đắng nên thường được gọi là cây lá đắng. Dân gian thường dùng lá cây để nhai sống chữa bệnh, nấu canh hoặc pha trà uống. Vì thuộc họ Cúc nên lá kim thất tai có tác dụng tiêu viêm, phong ngứa, tiêu thũng, bình nhiệt…
  • Hỗ trợ chữa bệnh: Đau nhức buốt lưng, sưng đau do trật đả, đau thần kinh do phong thấp, sưng đau, đau vai gáy, bệnh trĩ, viêm gan, mát gan, mỡ máu, giã rượu, mẩn ngứa… Nhiều người truyền tai nhau hình ảnh tờ báo nói cây lá đắng trị tiểu đường, nhưng thực tế chưa có nhà nghiên cứu nào chứng minh công dụng này, vì thế tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh để lại tác hại không may.

Cây kim thất tai 

Hoàng liên ô rô

Lâu nay, cây mật gấu Bắc vẫn bị nép vế hơn so với kim thất tai, cũng bởi những thông tin sai lệch trôi nổi trên mạng. Nhưng chính xác thì, hoàng liên ô rô mới thực chất là cây mật gấu chuẩn. Hiện nay, mật gấu Bắc chủ yếu được tìm thấy và trồng tại các vùng núi cao của phía Bắc như Lai Châu, Sơn La và một số viện dược liệu Hà Giang, Cao Bằng.

  • Tên gọi khác: Vì có tác dụng như vị hoàng liên, lá lại răng cưa như ô rô nên các nhà nghiên cứu đã đặt tên loài cây này là Hoàng liên ô rô, nhưng dân gian quen gọi với cái tên mật gấu Bắc hơn. Tên khoa học là Mahania annamica Gagne.
  • Đặc điểm nhận biết: Là loài cây thân nhỏ, cao khoảng 3 – 4m, thân gỗ màu vàng, cành không có gai. Lá cây mật gấu Bắc rất dễ nhận biết, dạng kép hình lồng chim sẻ, mọc so le dài 20 – 40cm, đầu sắc nhọn, có 2 gai ở phía cuống lá, cuống tròn rộng 25 – 40mm, dài khoảng 7 – 10cm, mỗi bên có khoảng 4-8 răng… Hoa mọc thành cụm, màu vàng nhạt, phân cành phía dưới. Quả mọng màu xanh, hình cầu.

Theo nghiên cứu thì một cây hoàng liên ô rô có khoảng 0,3% ancaloit (bao gồm becbamin, oxyacanthin, magnoflorin, jatrorrhizin, panmatin, becberin…). Quả cũng chứa jatrorrhhizin và berberin. Rễ chứa neprotin và umbellatin. Riêng thân cây có 0,35 – 2,5% becberin, chính vì thế thân cây đem lại nhiều dược tính có lợi và thường được sử dụng nhất.

  • Bộ phận sử dụng: Khác với kim thất tai, mật gấu Bắc sử dụng thân cây là chủ yếu. Tính đắng và mát của hoàng liên ô rô sẽ công vào 4 kinh thận, can, phế, vị… giúp thanh nhiệt, giải độc, làm se, tiêu viêm.

Cây hoàng liên ô rô

 

Như vậy có nghĩa kim thất tai và mật gấu không phải là một, mỗi loại lại cho công dụng riêng. Nói thế không có nghĩa cây kim thất tai mà mọi người hay gọi là cây mật gấu Nam không tốt, ngược lại nó cho hiệu quả chữa bệnh đáng nể. Tuy nhiên, việc phân biệt là vô cùng cần thiết, chúng ta nên gọi cho chính xác để tìm mua và sử dụng đúng cách.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Dùng cây mật gấu lợi hay hại?

Đặc điểm của cây mật gấu

Cây mật gấu hay hoàng liên ô rô, hoàng bá gai (danh pháp khoa học: Mahonia bealei) là loài thực vật có hoa thuộc họ Hoàng liên gai được xuất hiện lần đầu vào năm 1875.

Cây bụi lớn, có thể cao đến 8m. Lá kép lông chim 1 lần lẻ có thể dài đến 50cm, có từ 4-10 cặp lá chét đính ở 2 bên. Hoa tự chùm mọc ở đầu cành, màu vàng nhạt, chùm hoa có thể dài tới 30cm.

Cây mật gấu (Hoàng liên ô rô)

Quả chín hình cầu hoặc hình trứng có kích thước 1,5 cm, màu xanh khi chín có màu tím đậm.

Hoàng liên ô rô phân bổ chủ yếu ở miền nam Trung Quốc và một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam (Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu).

Thành phần hóa học của cây mật gấu

Trong thân cây mật gấu có từ 0,35 đến 2,5% becberin. (Becberin là thành phần để chế thuốc chống đi ngoài phân lỏng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa).

Công dụng của cây mật gấu:

– Mật gấu vị đắng, có tác dụng mát gan, giải độc, hạ men gan
– Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, viêm gan C
– Tác dụng điều trị chứng và da do bệnh gan
– Tác dụng giã rượu rất tốt
– Phòng và điều trị sỏi Mật
– Giảm đau lưng, điều trị bệnh xương khớp
– Lá cây mật gấu nam còn có tác dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bệnh thoát vị địa đệm và bệnh xương khớp rất tốt.
– Tác dụng tiêu mỡ bụng
– Điều trị viêm đại tràng, bệnh đường ruột

Cây mật gấu khi chín có màu tím

Độc tính và tác dụng phụ

Những thử nghiệm thực tế trên động vật cho thấy, hoàn toàn không có sự khác biệt giữa động vật được và không được uống dịch chiết từ cây mật gấu.

Thử nghiệm này đánh giá về mô học của tim, gan, thận. Trọng lượng cơ thể, các chỉ số về máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu… Từ kết quả cho thấy rằng, độc tính của cây mật gấu chưa được ghi nhận trên thực nghiệm.


Sử dụng cây mật gấu trong thời gian kéo dài với liều cao có thể gây ra tác dụng phụ

Tuy nhiên, việc sử dụng cây mật gấu trong thời gian kéo dài với liều cao cũng có thể gây ra các tác dụng ngoài ý muốn. Các tác dụng phụ thường gặp như hạ huyết áp, táo bón.

Cách sử dụng cây mật gấu

Có nhiều cách sử dụng cây mật gấu, nhưng đơn giản và hiệu quả nhất ta thường dùng hai cách sau:

– Dùng cây mật gấu sắc nước uống hằng ngày. Chúng ta chỉ cần sử dụng lá hoặc thân cây mật gấu tươi rửa sạch, cho vào ấm đun sôi với nước theo tỉ lệ 20 g/1 lít nước. Sau 15 phút, nhấc xuống để nguội và dùng như nước uống hằng ngày.

– Dùng cây mật gấu ngâm rượu. Đem thân cây mật gấu rửa sạch, chẻ nhỏ rồi phơi khô. Sau đó cho vào ngâm với rượu trong bình. Khi rượu chuyển sang màu vàng đậm thì có thể sử dụng. Tùy theo nồng độ mà người dùng có thể pha loãng hay uống trực tiếp.

Cây mật gấu đem ngâm rượu

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phòng, chữa bệnh hiệu quả cho cá nuôi với 7 loại thảo mộc

Biến động của thời tiết như rét đậm, rét hại, xâm nhập mặn đã làm sức đề kháng của cá nuôi bị suy giảm, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập, gây ra các bệnh. Để phòng bệnh theo hướng an toàn, việc sử dụng những loại thảo mộc sẵn có trong tự nhiên sẽ giúp xử lý môi trường ao nuôi, phòng ngừa dịch bệnh, giúp cá phát triển tốt.

1. Lá xoan – trị bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe


Đặc tính của cây xoan có vị đắng, cá được cọ xát thì những con trùng mỏ neo, trùng bánh xe không bám vào vây và da.

Cách phòng bệnh: Định kỳ 15 ngày ngâm lá xoan trong ao một lần với liều lượng 10 kg cành lá/100 m2 ao; hoặc 20 – 25kg lá xoan/lồng 8m3; có thể bón lót xuống ao với liều 0,3 kg/m3 trước khi thả cá vào ao ương 3 ngày.

Trị bệnh: Lấy cành lá xoan non bó thành lại đem ngâm trong ao nuôi cá đang có trùng mỏ neo, trùng bánh xe gây bệnh; cũng có thể ngâm trong bè hoặc vèo nuôi cá ở phía đầu nguồn nước với lượng 1,5 – 2,0 kg lá xoan/150 – 200 m2 ao đến khi thấy lá xoan bị mục thì vớt cành ra khỏi ao.

2. Lá đu đủ tía (lá thầu dầu) – trị bệnh loét mang, đốm đỏ ở cá

Lá đu đủ tía (cây thầu dầu),có vị đắng chứa hoạt chất Ricin, dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ ở cá.

Cách phòng bệnh: Định kỳ 15 ngày ngâm lá đu đủ tía trong ao một lần với liều lượng 15 kg cành lá đu đủ tía/1000 m2 ao.

Trị bệnh: Lấy lá đu đủ tía bó thành bó ngâm xuống ao với lượng 2,5 – 3 kg lá/150 – 200 m2 ao. Đối với lồng nuôi cá ngâm 15 – 20 kg lá/8 – 10 m3 lồng.

3. Cây rau sam – trị bệnh viêm ruột do virus ở cá trắm cỏ

Cây rau sam có chứa beltalan ankaloit dùng chữa bệnh viêm ruột do vi khuẩn cho cá trắm cỏ.

Cách phòng bệnh: Định kỳ 10 ngày cho cá ăn một lần với liều lượng 1 kg rau sam/100 kg cá.

Trị bệnh: Lấy rau sam đem rửa sạch rồi thả vào khung cho cá ăn một lần/ngày, liên tục trong 5 – 7 ngày, với 1,5 – 3 kg rau/100 kg cá. Đối với cá giống, cần băm nhỏ rau rắc đều trên mặt ao, chú ý để cá thật đói rồi mới cho ăn.

4. Cây răng cưa (chó đẻ) – trị bệnh hoại tử ở cá trê


Cây chó đẻ răng cưa, là kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử ở cá trê, vòng kháng khuẩn 11 – 20 mm.

Cách sử dụng: Dùng 5 kg cây tươi, giã lấy nước rồi trộn vào 100 kg thức ăn để trị bệnh cho cá.

5. Cây nghể – trị bệnh viêm ruột, loét mang cho cá trắm cỏ, rô phi

Là loài cỏ mọc hoang dại ở nơi ẩm thấp (thường thấy ở các đầm lầy) sống quanh năm, thân cây có nhiều nhánh, lá hình lưỡi mác, có hoa đỏ mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá. Cây có vị cay nóng, hắc.

Cách trị bệnh: Lấy thân cây và lá băm nhỏ, nấu kỹ lấy nước, sau đó trộn với thức ăn cho cá ăn, với liều lượng 3kg thân lá nghể tươi/100kg cá giống, cho cá ăn liên tục từ 3 – 6 ngày. Cũng có thể dùng lá nghể khô xay thành bột trộn với thức ăn cho cá, 1-2kg nghể khô/100kg cá giống.

6. Cây sòi – trị bệnh thối rữa mang và trắng đầu ở cá


Cây sòi còn có tên khác là ô thụ quả, ô du, thác tử thụ. Cây sòi có nhựa, có khả năng diệt khuẩn. Dùng lá sòi để trị bệnh thoái rửa mang, tráng đầu ở cá. Lấy cành bó thành bó nhỏ cho xuống ao.

Trị bệnh: Cần bón xuống ao với nồng độ 6,0 ppm (6,0 gram cành lá sòi phơi khô/m3 nước) Thường dùng 1 kg cành lá sòi khô (hoặc 4 kg tươi) ngâm vào 20 kg vôi sống 2% trong một đêm, sau đó đun sôi 10 phút, pH trên 12 rồi bón xuống nước.

7. Cây cỏ sữa lá nhỏ – trị bệnh viêm ruột, bệnh thối rữa mang của cá do vi khuẩn

Cây cỏ sữa lá nhỏ có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ngưng máu, trung hoà độc tố. Dùng toàn thân cây để trị bệnh viêm ruột, thoái hoá mang cá do vi khuẩn gây ra.

Trị bệnh: Dùng 50 gram cây cỏ sữa khô hoặc 200 gram cây được giã thành bột + 20 gram muối cho 10 kg trọng lượng cá ăn trong 1 ngày, ăn liên tục trong 3 ngày.

Theo báo Nghệ An, được tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả

Với nhiều công dụng hữu ích và giá trị kinh tế cao, hiện nay trên thị trường có khá nhiều đông trùng hạ thảo làm giả.

Người tiêu dùng hiện nay như lạc vào giữa ma trận của loại thảo dược này khi trên thị trường xuất hiện vô vàn các dạng bào chế với đủ mức giá. Thấp nhất 100 triệu đồng/kg, mức trung từ 400-800 triệu đồng/kg, riêng loại đặc biệt có giá từ 1,6-2 tỷ đồng/kg. Mỗi kg khoảng 2.000-2.200 con.

Vậy làm thế nào để phân biệt được đâu là đông trùng hạ thảo thật và đâu là đông trùng hạ thảo giả?

Đông trùng hạ thảo

Bài viết dưới đây chia sẻ kinh nghiệm nhằm giúp người dùng xác định được chính xác điều này:

1. Quan sát bên ngoài

Đông trùng hạ thảo thật

  • Đông trùng hạ thảo do chất đệm nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 0,3-0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn.

Cách nhận biết đông trùng hạ thảo thật

  • Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.

Đông trùng hạ thảo giả

  • Được làm từ thân củ của địa tàm và thảo thạch. Quan sát hàng giả sẽ thấy có cạnh gờ hơi cong và số đốt là 3-15, bên ngoài có màu vàng nhạt, dài độ 2-3 cm, đường kính 0,1-1 cm, đặc biệt chất giòn, mặt cắt có màu trắng.

Đông trùng hạ thảo giả

  • Ngoài ra còn một loại giả đông trùng hạ thảo nữa được làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao… Chúng được sản xuất bằng cách gia công ép màng nên bên ngoài có màu trắng ngà, hình sâu non nhẵn bóng, rõ các vằn khía, mặt cắt có màu trắng nhạt. Cầm thấy nặng, không nhẹ bông như thật, khi nhai lâu thì dính răng. Hàng giả thì sâu non không có chân, vị ngọt, dính.

2. Nếm

Khi cho Đông trùng hạ vào miệng nhai vụn như nhai hạt đậu nành, tấm, càng nhai càng thơm, trong miệng có mùi thơm như mùi thịt gà. Nếu cho Đông trùng hạ thảo giả vào miệng nhai, có cảm giác cứng, sau khi nhai có nước bọt tiết ra ta sẽ thấy giống bột đất sét, đến khi không thể nhai nữa nó hoàn toàn không có mùi thơm của thịt mà có mùi đất rất nồng. Cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả này hiệu quả cho người có vị giác tốt.

3. Phân biệt bằng khướu giác

Đông trùng hạ thảo thật có mùi giống mùi nấm rơm và mùi tanh của nấm hương rất đậm. Mỗi con Đông trùng hạ thảo đặt gần nhau cũng có thể ngửi thấy mùi này nhưng nhẹ hơn. Những con Đông trùng hạ thảo làm giả không có mùi này, nếu có cũng không phải là mùi nấm rơm và mùi tanh của nấm hương như trên, mà là mùi tanh của cá, mùi nước hoa giả hoặc mùi nguyên liệu hóa học. Cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả này rất có hiệu quả với người có khứu giác tốt.

Tóm lại, có thể thấy đông trùng hạ thảo thật có các đặc điểm như sau:

  • Màu sắc:

Đông trùng hạ thảo chia làm 2 phần “trùng” và “thảo”. Bề mặt “trùng” có màu vàng nâu.

+ Gần đầu “trùng” có 1 đoạn vàng nhạt và sang hơn rõ rệt (do bị “thảo” hút chất dinh dưỡng)

Đông trùng hạ thảo thật

+ Bề mặt “thảo” có màu của cành cây khô, đoạn gần gốc “thảo” hơi ngả vàng, ngọn “thảo” vuốt nhọn.

+ Mắt “trùng” phẳng, không lồi có màu nâu đỏ. Một số trường hợp, phần gốc của “thảo” phủ lên mắt “trùng”, bạn chỉ cần lấy móng tay cào nhẹ sẽ thấy được mắt trùng màu nâu đỏ.

  • Hình dáng:

+ Ở lưng có các vận vòng rõ nét, cứ nét vân còng liền sát nhau thành 1 đốt

+ Có đủ 8 cặp chân: 4 cặp ở giữa căng tròn rõ rệt: 3 cặp chân gần đầu bị thoái hóa, liền sát nhau và 1 cạp chân ở đuôi rất rõ.

+ Khi bẻ đôi đoạn gần đầu “trùng” sẽ thấy ở giữa mặt cắt có 1 vệt đen mờ hình chữ V, đo là đường tiêu hóa của “trùng”.

  • Kích thước:

“Trùng” dài 3-5 cm, đường kính 0,3 -0,7 cm. “Thảo” dài gần bằng hoặc dài hơn “trùng ” một chút.

  • Cân nặng:

Đông trùng hạ thảo thật nhẹ như bông. Trong khi hàng giả làm bằng bột hoặc thạch cao hoặc dùng sâu chít làm giả khi cầm sẽ thấy nặng hơn (1 con sẽ nặng từ 1.5g – 3g), khi nhai lâu thì dính răng.

Đông trùng hạ thảo có tác dụng chữa trị với người thận hư, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư. Các nghiên cứu hiện đại cho rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng an thần, chống ung thư, là chất kìm hãm vi khuẩn, kích thích chức năng miễn dịch với tác dụng tương tự như hoóc môn và ít tác dụng phụ. Chính vì những giá trị hữu dụng trên mà nhiều người đã làm giả đông trùng hạ thảo nhằm kiếm tiền một cách trái phép.

Bằng những kinh nghiệm lựa chọn trên, hi vọng sẽ giúp ích cho bà con khi chọn mua đông trùng hạ thảo một cách khoa học và đáng đồng tiền nhất.

Tổng hợp từ Farmtech Vietnam.

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo thành công tại Đà Lạt

Vài nét về đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là tên gọi của một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis với ấu trùng của một loài côn trùng thuộc chi Hepoalus. Trong đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, các nguyên tố vi lượng như: Nhôm, kẽm, kali… và nhiều loại vitamin như: B12, A; C, B2 (riboflavin), E, K… Các hợp chất này có tác dụng bồi bổ, phục hồi các hư tổn trong cơ thể con người.

Đông trùng hạ thảo

Tên gọi đông trùng hạ thảo là xuất phát khi thấy vào mùa đông ấu trùng của loài bướm thuộc chi Thitarodes Viette đi ngủ đông và được bào tử nấm Ophiocordyceps sinensis ký sinh, vào mùa hè bào tử nấm mọc chồi từ đầu ấu trùng nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn. Vì mùa đông là ấu trùng, mùa hè lại là thảo mộc, mùa đông là động vật, mùa hè là thực vật, và đó là lý do đông trùng hạ thảo được gọi là đông trùng hạ thảo.

Canh đông trùng hạ thảo bổ dưỡng

Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000 – 5.000 m ở cao nguyên Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam. Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức, loại nấm quý giá này đang có trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhiều loài nấm thuộc chi Ophiocordyceps và Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một tăng cao.

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo tại Đà Lạt

Hiện nay các nhà khoa học đã nuôi cấy và trồng thử nghiệm thành công giống Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trên cao nguyên Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), có các hợp chất tương tự như đông trùng hạ thảo tự nhiên. Đây là bước tiến đáng mừng trong lĩnh vực công nghệ sinh học và dược liệu tại Việt Nam.

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo thuần việt tại Việt Nam

Để thực hiện quy trình nuôi trồng đông trùng hạ thảo, các nhà khoa học phải tiến hành khảo sát, thu thập các mẫu nấm đông trùng hạ thảo ở Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản… Từ đó, xây dựng danh mục các nguồn gen và tuyển chọn các chủng nấm có tiềm năng dược liệu. Sau đó tiến hành nghiên cứu nuôi trồng thể quả trên giá thể nhân tạo.

Quy trình nuôi trồng của đông trùng hạ thảo phải trải qua các giai đoạn:

  • Cấy giống nấm trên giá thể, giá thể có thể là dịch lỏng được pha chế theo công thức hay chiết xuất tự nhiên từ yến sào, trái cây… hoặc các chất bán rắn như: Gạo lức, ngô, khoai tây sau đó phát triển thành ấu trùng tự nhiên, và hình thành thể quả.
  • Bộ phận dùng được đối với đông trùng hạ thảo nuôi trồng là sợi nấm. Phải áp dụng đúng quy trình trồng cấy một cách nghiêm ngặt mới thu được sản phẩm có giá trị dược tính.

Nghiên cứu nuôi trồng đông trùng hạ thảo

  • Để đảm bảo chất lượng của đông trùng hạ thảo, phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm, ánh sáng như các giai đoạn của thời tiết trên độ cao hàng nghìn mét. Cụ thể, khi ủ phải duy trì nhiệt độ phòng từ 25ºC, độ ẩm 85%, giữ tối cho đến khi sợi nấm lan đều và phủ kín bề mặt. Tiếp theo chuyển sang xử lý tại phòng kín có nhiệt độ từ 18 -23ºC, độ ẩm 85% và chiếu sáng cho đến khi bề mặt xuất hiện các chồi nấm. Sau đó chuyển sang phòng nuôi đảm bảo nhiệt độ ổn định từ 18 – 22ºC độ ẩm 85%, chiếu sáng 12 – 14 giờ/ngày cho đến khi thu hoạch.

Việc nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo giúp Việt Nam chủ động được nguồn dược liệu. Đặc biệt với giá cả rẻ hơn so với đông trùng hạ thảo tự nhiên sẽ tạo cơ hội cho nhiều người được sử dụng loại dược liệu quý này.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Công nghệ nuôi trồng đông trùng hạ thảo đã sẵn sàng chuyển giao

Viện Bảo vệ thực vật vừa công bố nghiên cứu thành công nấm đông trùng hạ thảo. Đây là một tin vui với giới y học Việt Nam và đặc biệt là với người dân vì trong tương lai gần họ sẽ được chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ bằng thứ dược liệu trân quý “made in Vietnam” với giá thành rẻ hơn nhiều so  với đông trùng hạ thảo tự nhiên.

 Trong chuyến sang thăm một Trung tâm phòng chống ung thư ở Mỹ đang làm về nấm đông trùng hạ thảo, nhóm khoa học thuộc Trung tâm đấu tranh sinh học (Viện Bảo vệ thực vật) cho rằng Việt Nam cũng có thể tạo ra loại nấm này và từ năm 2011 Trung tâm bắt đầu thực hiện và đến nay đã thành công. Nhiều người cho rằng, đông trùng hạ thảo là sinh vật đặc biệt, ở dạng côn trùng vào mùa đông, còn mùa hè thì hóa thành cây cỏ nên mới có tên như vậy. Tuy nhiên theo giới khoa học, đông trùng hạ thảo là tên gọi chung cho một nhóm nấm ký sinh và gây bệnh trên côn trùng. Cuối mùa thu đầu đông, chúng ký sinh gây bệnh trên côn trùng. Đến mùa hạ, khi nhiệt độ tăng lên, nấm phát sinh thành quả, mọc thành dạng cây cỏ.

Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trên ký chủ nhộng tằm.

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo không phải là chuyện dê dàng. Bởi vì đặc tính sinh học của chúng chỉ phát triển trên các cao nguyên lạnh giá quanh năm như cao nguyên Thanh Tạng, Tây Tạng ở Trung Quốc (có độ cao trung bình trên 4000m so với mặt nước biển). Ngoài đặc tính ở trên, chúng còn đòi hỏi nguồn dinh dưỡng, vật ký sinh phù hợp … để phát triển thành đông trùng hạ thảo. Vượt qua bao khó khăn mày mò nghiên cứu, gần đây Ngô Kim Lai đã nghiên cứu thành công “nấm” đông trùng hạ thảo (đông trùng hạ thảo gồm 2 phần, phần thân sâu và phần nấm). Nay các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và phát triển thành công đông trùng hạ thảo chính hiệu gồm phần nấm và phần sâu. Trên thế giới, đông trùng hạ thảo khai thác ngoài tự nhiên rất hiếm, chủ yếu ở độ cao 3.200 mét thuộc dãy núi Himalaya và vùng Tây Tạng. Mỗi năm sản lượng thu được chỉ 80 kg nên giá thành rất cao từ 1,2 đến 1,6 tỷ đồng một kg. Trên thị trường Hà Nội, nấm đông trùng hạ thảo chủ yếu là do nuôi trồng. Nhóm khoa học Viện Bảo vệ thực vật đã nhập giống nấm với chi phí hơn 1.000 USD một mẫu để nhân nuôi và nghiên cứu. Tiến sĩ Phạm Văn Nhạ, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, đông trùng hạ thảo chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng cao, trong đó nhóm tập trung vào hai hợp chất chính là Cordycepin có chức năng phòng chống u xơ, tiền ung thư và Adenosin là thuốc điều trị trong tim mạch. Sau khi nhập giống về, nhóm tập trung nghiên cứu công nghệ nuôi trồng, trong đó đi sâu tìm hiểu về thành phần môi trường dinh dưỡng; các yếu tố tác động như sinh thái, thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng; từ đó tạo điều kiện trong phòng thí nghiệm phù hợp cho nấm phát triển. Các nhà khoa học nuôi đông trùng hạ thảo bằng hai phương pháp ở môi trường nhân tạo nhân sinh khối lượng và nuôi trực tiếp trên ký chủ là con nhộng tằm. “Với ký chủ là nhộng tằm, chúng tôi có thể chủ động được nguồn cung cấp và nó là loài côn trùng làm thức ăn cho con người nên không gây hại”, ông Nhạ nói. Trong môi trường nhân tạo, có hai thành phần dinh dưỡng chính là dinh dưỡng nuôi nấm đông trùng hạ thảo phát triển và giá thể để đỡ thường là gạo lứt. Các nhà khoa học đã khử trùng hết yếu tố vi sinh vật bên ngoài, sau đó mới cấy nấm đông trùng hạ thảo vào bên trong với thời gian phát triển 60-75 ngày sẽ có được sản phẩm hoàn thiện.

Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trên môi trường nhân sinh khối.

Công nghệ nuôi trồng đã sẵn sàng chuyển giao Nhóm nghiên cứu Viện bảo vệ thực vật sẵn sàng chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo cho các bên có khả năng và mong muốn nhân rộng sản phẩm để bán tới người tiêu dùng. “Là nhà khoa học, hơn ai hết chúng tôi mong muốn các nghiên cứu sẽ được thương mại hóa để đưa sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng. Vì vậy chúng tôi sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho cá nhân hay doanh nghiệp có nhu cầu”, tiến sĩ Phạm Văn Nhạ, Phó giám đốc Trung tâm đấu tranh sinh học (Viện Bảo vệ thực vật) – đơn vị vừa thành công trong nghiên cứu về nấm đông trùng hạ thảo – loại dược liệu quý hiếm cho biết. Đây được cho là động thái tích cực để đưa loại dược liệu quý hiếm tới nhiều người tiêu dùng. Bởi từ trước đến nay, do giá thành của đông trùng hạ thảo rất cao, trong khi ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt nên nhiều đơn vị không muốn chuyển giao công nghệ ra ngoài, mà thường giữ độc quyền phân phối. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Nhạ, không phải doanh nghiệp hay cá nhân, tổ chức nào cũng có thể tiếp nhận công nghệ này vì để nhân nuôi nấm đông trùng hạ thảo, cần phải có chuyên môn nhất định về vi sinh vật, côn trùng, sinh học và có cơ sở phòng thí nghiệm đảm bảo. Nhà khoa học này cho rằng, nếu chuyển giao kỹ thuật, các doanh nghiệp nhân nuôi và bán ra thị trường với khối lượng lớn, giá thành của đông trùng hạ thảo có thể giảm xuống nhưng không nhiều, vì hiện ở Việt Nam rất ít nơi có thể tạo ra sản phẩm này, trong khi chi phí bỏ ra sản xuất lại cao.

Còn trong môi trường nuôi cấy trên ký chủ, Viện Bảo vệ thực vật sử dụng nhộng tằm còn sống và đặt ở cơ sở uy tín không sử dụng hóa chất. Sau thời gian cấy vào bên trong nhộng, đông trùng hạ thảo sẽ phát triển thành hệ kín bên trong ký chủ và sinh ra hệ thống quả thể là các đầu tua ra bên ngoài với độ cao 4-5 cm. Màu đỏ tươi trên quả thể chính là chỉ thị của chất Cordycepin có chức năng phòng chống u xơ. Tiến sĩ Nhạ cho biết, trong khi các sản phẩm bên ngoài được bán với giá một tỷ đồng mỗi kg thì Viện chỉ bán 100-120 triệu/kg với sản phẩm trên con ký chủ; và ở dạng môi trường nhân tạo tương đương 7 triệu đồng/kg. Ông Nhạ cảnh báo, trên thị trường hiện nay có tới 70% là nấm đông trùng hạ thảo giả. Trước đây có rất nhiều cách nhận biết như nhìn vào các chân của côn trùng; hoặc ăn vào có mùi tanh của tằm; hoặc nhận biết bằng cách bẻ côn trùng ra sẽ có ruột. Nhưng hiện nay các cách này đều không có tác dụng khi các thủ đoạn làm giả ngày càng tinh vi hơn. “Thậm chí đến giới khoa học cũng khó có thể nhận biết đông trùng hạ thảo thật và giả”, ông Nhạ nói. Về thành phần dinh dưỡng trong đông trùng hạ thảo mà nhóm nghiên cứu tạo ra, ông Nhạ cho biết, do điều kiện kinh phí, mặt khác không có mẫu so sánh trong tự nhiên, nên Trung tâm chỉ tập trung vào hai hợp chất chính là Cordycepin có chức năng phòng chống u xơ, tiền ung thư và Adenosin là thuốc điều trị trong tim mạch. Kết quả Cordycepin đạt 0,14 mg/gram sinh khối và Adenosine là 0,32mg/gram sinh khối. Kết quả này cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ Trung Quốc đang phân phối trên thị trường. “Nấm đông trùng hạ thảo của Trung tâm còn có ưu điểm là các thành phần tạo ra đều có nguồn gốc thiên nhiên, không có hóa chất, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng”, ông Nhạ nói thêm và cho biết, hiện nhóm đã có sản phẩm bán tới người tiêu dùng, nhưng không có đại lý phân phối, nên người có nhu cầu có thể đến Viện Bảo vệ thực vật (Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) để đặt mua.

Nguồn : dongtrunghathao.com, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Những tác dụng hữu ích từ đông trùng hạ thảo

Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm sống ký sinh trên côn trùng. Mùa đông bào tử của nấm thuộc chi Cordyceps lây nhiễm côn trùng rồi sinh trưởng và phát triển bằng cách hấp thụ chất dinh dưỡng từ chính cơ thể côn trùng, nó giết chết vật chủ và đợi tới mùa hạ mọc ra thể quả trên xác vật chủ.

Đông trùng hạ thảo vừa là cây vừa là con. Đông trùng hạ thảo dù đã phơi khô cầm lên xem, bạn vẫn thấy hai phần rõ rệt: phần dưới là một con sâu và từ đầu con sâu ấy mọc lên một mầm lá.

Đông trùng hạ thảo

Một loài bướm (bướm dơi) thuộc chi Thitarodes mùa hè nhởn nhơ bay lượn, cặp đôi và đẻ trứng. Vào mùa đông trứng nở ra sâu non, sống trong đất. Sâu ăn phải hoặc bị bào tử của nấm trùng thảo (tên khoa học là Cordyceps sinensis thuộc nhóm Ascomycetes) ký sinh trên các lỗ thở, chúng bị loài nấm này xâm nhập vào cơ thể.

Các sợi nấm bắt đầu phát triển mạnh nhờ hút các chất dinh dưỡng từ cơ thể con sâu non và lớn dần lên. Dần dần, do chất dinh dưỡng bị nấm “ăn hết”, chỉ còn lại lớp vỏ bì bên ngoài nên sâu không thể lột xác để thành bướm được nữa.

Khi thời tiết và nhiệt độ thích hợp, nấm sợi mọc dài ra từ râu xúc giác của con sâu, cắm sâu vào mặt đất. Đoạn đầu của nấm phình to ra, hình dạng giống như một cái que, trên bề mặt có rất nhiều bào tử hình cầu nhỏ xíu, phát tán trong không khí… lại đi tìm sâu bướm dơi để ký sinh bắt đầu cuộc đời mới. Người xưa cho rằng loài sâu mùa đông ấy, đã biến thành ngọn cỏ mùa hạ này nên gọi là “đông trùng hạ thảo”. Đây là một loại dược phẩm rất quý của Đông y, nên người ta đua nhau đi thu nhặt, phơi khô để bán.

Đông trùng hạ thảo được phân bổ nhiều nhất tại vùng Na Khúc thuộc cao nguyên Tây Tạng – Trung Quốc, chúng sinh trưởng tại các sườn dốc núi có độ cao trên 4.500 – 6.000 mét so với mực nước biển. Theo giới Y học loài đông trùng hạ thảo ở vùng này tốt vào bậc nhất trên thế  giới, với đặc tính giá trị dược tính cao, đông trùng hạ thảo vùng Tây Tạng hiện đang được xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Một số tác dụng hữu ích từ đông trùng hạ thảo

1. Trị mất ngủ, mê man

Dùng đông trùng hạ thảo sẽ giúp tinh thần được cải thiện, dễ đi vào giấc ngủ sâu, các triệu chứng như: mất ngủ  lâu năm, hay mê man, tỉnh dậy thấy đau đầu… đều biến mất.

Trị chứng mất ngủ

2. Ăn ngon miệng hơn, trị mất ngủ

Đông trùng hạ thảo nâng cao năng lượng của cơ thể, nâng cao khả năng chống rét, giảm mệt mỏi. Hiệu quả tốt với người hay mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, tinh thần sa sút…

3. Dưỡng tâm, an thần

Đông trùng hạ thảo giúp nâng cao khả năng khắc phục tình trạng thiếu Oxy, ngăn ngừa rối loạn nhịp tim. Đồng thời nhanh chóng thanh lọc máu, hạ huyết áp, giảm mỡ máu. Ngoài ra còn tăng cường chức năng tạo máu, an thần, khôi phục tính đàn hồi mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu.

4. Nâng cao thể trạng cho người bị viêm gan

Trong thời gian điều trị các bệnh viêm gan mãn tính, cơ thể thường xuyên mỏi mệt, các cơ quan chức năng trong cơ thể suy giảm, Đông trùng hạ thảo có tác dụng giúp nâng cao thể trạng, giảm rõ rệt các tổn thương của gan do các chất độc hại gây nên.

5. Hỗ trợ điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường bị biến chứng thường có triệu chứng như: mắt mờ, ngứa ngáy, thiếu sức, nguyên nhân chủ yếu do máu nhiễm độc dẫn đến xơ vữa động mạch, tuần hoàn máu kém. Sử dụng đông trùng hạ thảo giúp thanh lọc máu, hỗ trợ điều trị tận gốc biến chứng của bệnh tiểu đường.

Đông trùng hạ thảo thuần Việt Nam

Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn có rất nhiều tác dụng hữu ích khác đối với cuộc sống con người.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.