Kỹ thuật cách trồng và thu hoạch nấm bào ngư xám.

 Để giảm bớt những công đoạn phức tạp ta có thể nuôi trồng nấm bào ngư xám trên những bịch phôi đã xử lý cấy meo giống vào hai giai đoạn cuối: nuôi ủ tơ nấm và tưới đón thu hoạch.
1/ Giai đoạn nuôi ủ tơ nấm

Yêu cầu đối với nơi ủ tơ:

  • Sạch và thoáng mát. Làm vệ sinh trại định kỳ. Ít ánh sáng nhưng không tối. Không bị dột mưa hoặc nắng chiếu. Không ủ chung với giàn nấm đang tưới hoặc đang mới thu hoạch xong. Bịch ủ có thể xếp trên kệ hoặc treo trên giàn. Không chồng chất lên nhau quá nhiều lớp. Không xếp vào ngăn, tủ quá kín làm tơ bị ngộp. Cứ 5 – 7 ngày ta kiểm tra một lần nhằm phát hiện những bịch nhiễm mốc xanh để huỷ bỏ, không để lây nhiễm sang các bịch khác. Trong thời gian nuôi ủ tơ nấm, không cần tưới thường xuyên mà chỉ tưới ở nền, xung quanh vách sao cho đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ. Thời gian nuôi ủ tơ nấm bào ngư khoảng 25 – 30 ngày.

2/ Giai đoạn tưới đón – thu hoạch (ra quả thể):

trại nấm 2    Kĩ thuật trồng và thu hoạch nấm bào ngư

  •  Sau khi ủ tơ lan trắng đến đáy bịch, để loại bỏ bụi bám bên ngoài bịch ta cần nhúng bịch vào xô nước lạnh đến cổ rồi rút ra cho sạch bụi và cũng tạo sốc nhiệt trước khi treo trong nhà trồng nấm để tưới đón – thu hoạch.
  • Yêu cầu đối với nhà trồng nấm:
    Không cần cao (vì khó giữ ẩm) thường từ 2,2 – 2,8m. không nên che rợp quá (thiếu ánh sáng và dễ bị bệnh). Diện tích vừa đủ để treo 1 đợt bịch để đảm bảo độ ẩm. Dây cách dây khoảng 3,5 tất. Mỗi dây treo 8-10 bịch nằm ngang, bịch dưới cùng cách mặt nền chừng 3 tất. Bố trí lối đi giữa các các hàng dây treo bịch chừng 6 tất sao cho có thể với tay vừa đủ để chắm sóc và thu hoạch (mỗi bên bố trí 3 hàng dây treo bịch).  Trời nóng nên làm vách hở chân để thông thoáng, trờ lạnh cần che kín chân nhất là ban đêm để giữ ấm cho nấm. Nhà có khả năng giữ ẩm, không bị gió lùa nhưng không bí quá làm ngộp nấm. Sạch sẽ và đủ ánh sáng nhưng không bị chiếu nắng. Nên bao lưới nylon ở các chỗ hở để ngăn côn trùng hại nấm. Gần nguồn nước tưới và có chổ thoát nước. Không gần nơi khói bụi và các nguồn nước ô nhiễm như ổ rác, mương cống, chuồng gà, chuồng heo, bịch nấm hư, … vì nấm rất nhạy cảm với môi trường. Cần khử trùng nhà nấm cho sạch sẽ trước khi treo bịch nấm. Nhiệt độ thích hợp: 20 – 30oC. độ ẩm không khí cần trong khoảng 80 – 90%.
    Bịch phôi sau khi làm sạch như đã nói ở phần trên được treo lên giàn để tưới đón nấm, nhớ tháo báo ở cổ bịch để nấm mọc ra từ đó.
  •  Cách tưới: không tưới thẳng lên bịch phôi mà phun xịt tạo mưa nhẹ rơi từ trên xuống, tưới ướt các vách, nóc và nền nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết cho nhà trồng nấm. Tuỳ theo thời tiết mà tưới nhiều hay ít để tạo ẩm cho nhà trồng nấm, mỗi ngày tưới 2 – 4 lần (khi mưa dầm ẩm ướt, không cần tưới). Lưu ý là không để giọt nước bắn thẳng vào nụ nấm mà làm hư hỏng nó.
  •  Việc thu hái nấm bào ngư nên tiến hành ở giai đoạn trưởng thành, đó là lúc tai nấm chuyển từ dạng phễu lệch sang dạng lá lục bình (mũ nấm mỏng lại và căng rộng ra, mép hơi quằn xuống – nếu mép cong lên là nấm già). Nấm thu ở giai đoạn này, ngoài chất lượng dinh dưỡng cao, ít bị hư hỏng (không gãy bìa mép khi thu hái) và dễ bảo quản (giữ được lâu ở dạng tươi).
  •  Khi hái nên hái từng chùm (nếu dạng chùm) không nên tách tai lẽ và vì vậy cần tính toán sao cho có lợi nhất. Lưu ý là cần làm vệ sinh sạch sẽ gốc nấm còn sót lại trong bịch nấm. Nấm hái xong, nên cắt gốc cho sạch và cho vào túi nylon có đục nhiều lỗ nhỏ (thông khí, tế bào nấm không bị ngộp chết). Thu hoạch đợt 1 ở cổ bịch xong (chừng 4 – 5 ngày) ta ngưng tưới trong khoảng 2 ngày để tơ nấm phục hồi. Nếu thấy bịch đã xốp nhẹ thì có thể dồn nén bịch lại. Chế độ chăm sóc sau đó giống như ban đầu. Tuỳ theo giống nấm, có thể thu hoạch khoảng 6 – 12 đợt, mỗi đợt cách nhau chừng 15 – 20 ngày trong khoảng 3 – 8 tháng (giống bào ngư Nhật khoảng hơn 8 tháng) khi bịch đen và tóp lại thì ngưng. Năng suất thu hoạch nấm dao động trong khoảng 40 – 60% so với trọng lượng bịch.

Chú ý: khi vào nhà trồng nấm phải mang khẩu trang để tránh bào tử nấm bay vào mũi gây hại đường hô hấp.

3/ Một số điểm lưu ý khi trồng nấm bào ngư xám

  • Nhạy cảm với môi trường: ngoài các tác nhân ảnh hưởng như nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng,…. nấm bào ngư đặc biệt nhạy cảm với tác nhân gây ô nhiễm môi trường như hóa chất, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, kể cả trong nguyên liệu cũng như không khí và môi trường xung quanh khu vực nuôi trồng. Trong điều kiện ô nhiễm trên, tai nấm sẽ bị biến dạng hoặc ngừng tạo quả thể. Vì vậy, khi nấm bào ngư phát triển tốt thì nấm thu hoạch được chắc chắn sẽ là một loại rau sạch.
  •  Dịch bệnh gây hại nấm: chủ yếu là mốc xanh Trichoderma và ấu trùng ruồi nhỏ. Đối với mốc xanh, có thể hạn chế bằng cách khử trùng tốt nguyên liệu hoặc nâng pH. Đối với ấu trùng ruồi nhỏ, để ngăn ngừa nhà trồng cần có lưới chắn và vệ sinh nhà trại, không cho ổ dịch phát sinh.
  • Dị ứng do bào tử nấm bào ngư: nếu hít phải có triệu chứng khó thở, có nhiều vết đỏ ở tay, nhức đầu, ho và sốt. Khắc phục bằng cách đeo khẩu trang khi vào nhà nuôi trồng, tưới ẩm cho nhà trồng.

4/ Bảo quản chế biến nấm bào ngư xám

A/ Bảo quản nấm bào ngư

  • Nấm bào ngư trong điều kiện được giữ lạnh ở 5 – 8oC, có thể giữ tươi từ 5 – 7 ngày. Ở điều kiện gia đình có tủ lạnh, nấm bào ngư nên được bảo quản ở ngăn rau.
    Nấm bào ngư dễ làm khô, chỉ cần dàn mỏng để nơi thoáng có gió là nấm khô quéo lại. Nếu phơi và sấy thì thời gian càng nhanh hơn. Nhiệt độ sấy khoảng 50oC. Thường nấm khô có mùi thơm đặc trưng hơn nhưng không giòn, ngọt như nấm tươi. Tỉ lệ nấm khô/nấm tươi là 1/10 (10 kg tươi thu được 1kg nấm khô).
  • B/ Chế biến nấm bào ngư:
    Đun sôi nước, thả nấm vào trong 1 – 2 phút, vớt ra ngâm trong nước lạnh, vớt ra để ráo nước cho nấm săn chắc và hết mùi ngái, rồi mới chế biến.
  • Nấm chế biến thành nhiều món ăn: nấu cháo, nấu canh, xào mì với thịt, làm nem, chiên với trứng, muối xã ớt chiên, nướng, pha lẫn với giò nạt
  •  Với nấm sấy khô: rửa sạch trụng qua nước sôi 1 –2 phút để chế biến như nấm tươi.
    Chú ý: không nên ăn quá nhiều nấm. Định lượng 200g/người/bữa. Không cần thêm bột ngọt vì nấm đã đủ ngọt, phải nấu chín, không nấu tái.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Lợi ích của việc trồng rau sạch trong vườn nhà

Lợi ích của việc trồng rau sạch trong vườn nhà, vườn nhà thường diện tích làm rau rất ít, song vườn nào cũng thu xếp tận dụng được đất để làm các loại rau.

Người có điều kiện đất đai, lao động, tiền vốn, và kỹ thuật thì làm được nhiều, có dư bán. Người chưa có điều kiện làm ít, làm rau ở vườn nhà rất thuận tiện, dễ làm và có nhiều lợi ích như sau:

vườn rau sạch tại nhà

1. Chủ động và tươi ngon:

Rau ở vườn nhà rất thuận tiện, dễ dàng cho sinh hoạt ăn uống hàng ngày của gia đình.

Vườn rau tốt nhiều chủng loại chủ động được rau ăn liên tiếp, không lỡ rau ăn, có dư thừa được bán cũng tốt.

Rau ăn không ngon, dinh dưỡng kém là do rau thu hái để qua đêm (một ngyà, có khi nhiều ngày). Các loại rau bằng quả lấy trước 2 – 3 ngày khi bán tới người mua, có khi 5 – 7 ngày rau bị hỏng. Rau có ở vườn nhà, bữa ăn nào, lúc đó hái, hái vào nấu ăn ngay nên rau tươi ngon, không hao hụt mất dinh dưỡng nhiều.

2. Giảm chi phí, tăng thu nhập

Có rau ở vườn nhà, sẵn thu hái, không tốn tiền mua rau đồng thời cũng tiết kiệm được tiền mua các thứ khác mà ta chưa cần lắm.

Tận dụng trồng được nhiều loại rau ở vườn nhà, thâm canh tốt không những được ăn mà còn được bán ít hay nhiều thêm thu nhập cho gia đình. Như vậy, có rau ỡ vườn, sẵn rau ăn, giảm được chỉ phí, mà còn có tiền tiêu do thu nhập từ nguồn rau ở vườn nhà.

3. Không mất công đi mua

Công việc làm ở nông thôn cũng như ở thành thị lúc nào cũng có việc ở nhà, ngoài vườn hay đồng ruộng. Thiếu rau phải đi mua nơi chợ, phố gần cũng 200 – 500m, xa tơi 3 – 4km, đã di không một buổi, một ngày cũng 3 – 4 tiếng đồng hồ là ít, nhất là thời gian cáy, gặt, trời mưa, trời gió, giá rét, hay nắng, tốn nhiều công sức.

Không có rau ở vườn nhà đi mua mất công sức như vậy, công sức để chăm sóc vườn (trong đó có rau) và các công việc khác hợp lý hơn.

4. Tận dụng được sức nhàn rỗi trong gia đình

Lao động là vốn quý, song công việc gieo trồng, cấy, chăm sóc, thu hái rau ở vườn nhà luôn luôn cần có, làm rau công việc nặng như : cuốc xới, bón phân, tưới nước, song cũng có nhiều công việc nhẹ nhàng, dễ làm như nhổ cỏ, bắt sâu, tia cây, châm sóc, thu hái, làm rau

lúc nào cũng thường xuyên có việc. Công việc như vậy lao động phụ, ông bà già, học Sinh… thì giờ sáng maí, buổi chiều, lúc hết giờ làm việc ở nhà máy, các cơ quan, những ngày chủ nhật, ngày nghi phép các lao động chính còn đang làm việc ở công sỡ, nhà máy, xí nghiệp, v.v… Các thởi gian đó không bỏ lãng phí sức lao động, công sức đó được tận dụng làm các đám rau ở nhà vườn rất tiên lợi.

Như vậy, rau ở vườn nhà tận dụng được nhiều thời gian lao động chính cũng như lao động phụ.

5. Tận dụng được đất đai, khoảng trồng. không gian

Đất ở vườn nhà ngoài đất ở, các công trình phụ, và các cây lưu niệm ăn quả, cây đặc sản quý khác. Đất ở vườn còn lại rất ít để dành trồng rau. Rau thường phải len lỏi, chỗ làm, tầng không gian, trồng rau leo giàn, trồng xen, trồng gối, sử dụng ánh sáng trực xạ, tán xạ, dưới bóng cây ăn quả, lựa chọn những giống rau thích hợp cho các nơi, tận dụng đất đai, ánh sáng trên.

 Trồng rau bằng chậu nhựa là một giải pháp hiệu quả.

Như vậy, rau ở vườn nhà tận dụng được đất, ánh sáng, khoảng không gian các lớp không khí trong vườn, để gieo trồng tạo ra nguồn rau sạch cho gia đình và xã hội.

6. Ít tốn kém, dễ làm:

Rau ở vườn nhà rất thuận lợi cho lao động chính, phụ nhất là thời gian nông nhàn, đủ điểu kiện tích cực tham gia, tiết kiệm được thời gian, tận dụng được đất đai, ánh sáng, một bông bầu chỉ chiếm 1 – 2m đất, rau ngót, mùi tầu, lá lốt dưới tán thưa của cây ăn quả.

Vốn bỏ ra không nhiều như hom rau ngót, các giống cây gia vị hạt bầu, bí mướp, nếu trồng từ 2 – 4 bông chỉ cần độ 10 hạt, 10 cây là đủ. Nhiều giống tự để, làm, bảo quân là có niếu thiếu. Có giống đi xin cũng được như hạt mướp, hạt đậu ván. Giống dễ dàng như vậy không tổn kém mà kết quả lại cao.

Như  vậy, rau ở vườn nhà tận dụng được thời gian, khoảng trống, không gian, tiết kiệm được đất đai, đầu tư ít, không tốn kém mấy.

7. Tạo cho môi trường sạch, đẹp:

Các cây xanh xung  quanh nhà hút CÒ, thải oxi trong đó có rau làm cho bầu không khí quanh nhà trong lành.

Làm sạch rau: vườn sạch, ít sâu bọ, ruồi muỗi ít, vườn đẹp, tạo cho các thành viên trong gia đình thoải mái, thở không khí trong sạch, nên bảo đảm được sức khỏe.

Giàn bầu, giàn mướp xây quả, đám rau gia vị gần bếpm bờ giếng xanh đẹp, là cảnh vườn đẹp, tô đẹp cành nhà.

8. Đảm bảo rau an toàn, dinh dưỡng cao:

Rau ở vườn nhà là do các thành viên trong gia đình trực tiếp làm lấy: gieo, cấy, xới, xáo, bắt sâu, chăm bón tưới, không bón phân tươi, không phun thuốc sâu độc hại hay thuốc kích thích. Do đó không nghi ngờ rau có thuốc độc trừ sâum hoặc các loại thuốc khác, khi sử dụng không băn khoăn, nghi ngờ, lo lắng. Rau ở vườn nhà có nhiều dinh dưỡng như: đạm, chất béo, vitamin và các loại chất khoáng như Fe, Cu, Bo… Hàng ngày đều ăn rau, ăn đủ số lượng là chống được suy dinh dưỡng trực tiếp cho từng thành viên trong gia đình.

Như vậy rau tại vườn nhà sử dụng ăn rất yên tâm là điều kện trực tiếp chống suy dinh dưỡng cho gia đình.

9. Rau ở vườn nhà cũng là vị thuốc phòng và chữa bệnh cho gia đình:

Các loại rau trong vườn có nhiều cây, cá bộ phận như lá, quả, hạt, rễ, vỏ (hạt ầu lào, hoa kinh giới, gừng chữa ho, mô lông phối hợp với trứng gà chữa bệnh kiết lỵ, diếp cá hạ nóng…) Đa phần loại rau gia vị là các vị thuốc kết hợp với các loại khác chữa bệnh có hiệu nghiệm.

Rau ở vườn nhà sử dụng vào các bữa ăn hằng ngày. Khi có bệnh sử dụng làm vị thuốc để phòng, chữa bệnh rau diếp cá là một trong những loại cây rau có khả năng chữa bệnh.

Thiêu rau sạch là thiếu nguồn dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình, là thiếu nguồn thu nhập và không tận dụng được đất đai, lao động, lãng phí về sử dụng tầng không gian, ánh sáng không khí trong vườn, chưa sử dụng hết thời gian nông nhàn.

Thuận lợi, làm rau dễ dàng và lợi ích làm rau sạch nhiều dinh dưỡng ở vườn nhà là như vậy.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách trồng cây cà tím cho năng suất, chất lượng cao

Cà tím là một loại rau quả thông dụng có kĩ thuật trồng khá đơn giản, được trồng để lấy quả lớn có màu tím hay trắng, mọc rủ xuống. Cây cà tím (tên khoa học: Solanum melongena) là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, ở Việt Nam, chúng được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Loài thực vật này có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka.

trồng cà tím trong thùng xốp

Thời vụ trồng chủ yếu là vụ đông xuân, người dân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Vụ hè thu từ tháng 4 – 7, bà con nên tránh trồng cà vào tháng 5, 6 vì thường bị sâu đục quả gây hại nặng. Vụ đông xuân, người trồng không nên gieo trồng vào tháng 12 và tháng 1 vì cũng rất dễ bị sâu đục quả gây hại khi thu hoạch.

Yêu cầu khi làm đất

Đất trồng cà tím đòi hỏi phải tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nước. Người dân nên phơi ải đất vài tuần trước khi trồng. Đất cần được xử lý bằng vôi và tro bếp với lượng 50kg vôi + 60kg tro bếp cho 1.000m2.

Liếp ươm cũng như liếp trồng cần được vun cao 20 – 25cm, tuy nhiên, vụ đông xuân không cần lên liếp. Bà con không nên trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng một nền đất và không được trồng trên đất đã trồng các loại cây như: ớt, cà chua, thuốc lá…, nên luân canh với các loại cây họ khác.

Khoảng cách trồng

Trên liếp ươm, người trồng nên gieo hàng với khoảng cách 4 x 4cm; ở liếp trồng 2 hàng cách nhau 79-80cm, cây cách cây 60cm. Mùa mưa, bà con có thể trồng thưa hơn hoặc trồng xen với tỏi hoặc các loại rau khác họ ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím.

Bón phân (lượng bón cho 1.000m2) bao gồm bón lót (hỗn hợp phân chuồng hoai mục 3-4 tấn, super lân 35-40kg, bổ sung thêm urê 5-6kg, clorua kali (KCl) 3-4kg, bánh dầu 12-13kg) và bón thúc ( lần 1nên được tiến hành từ 7-8 ngày sau khi trồng: phân urê 5-6kg, KCl 3-4kg, bánh dầu 20 – 25kg; lần 2 vào khoảng 25-30 ngày sau khi trồng: urê 7 – 8kg, KCl 4-5kg; lần 3 diễn ra từ 45-50 ngày sau khi trồng: urê 8-10kg, KCl 5-6kg, bánh dầu 25-30kg). Người dân nên bón thúc thêm vào sau thu hoạch đợt quả đầu tiên: urê 5kg, KCl 5kg và bánh dầu.

Phòng trừ sâu bệnh

Cà tím thường bị các loại sâu bệnh hại chính sau đây: sâu đục trái, rầy xanh, rầy trắng, bọ trĩ, sâu đo xanh, bệnh héo xanh, phấn trắng, thối trái… Người trồng cần áp dụngmột số  biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh với cây trồng khác họ cà.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Lưu ý khi trồng rau mầm tại nhà

Trồng rau mầm tại nhà, vừa cung cấp rau xanh cho bữa cơm gia đình, vừa là thú vui giúp chúng ta giải tỏa bớt những áp lực trong cuộc sống. Rau mầm được biết đến với những ưu điểm : dinh dưỡng cao, thời gian gieo trồng ngắn, và có thể trồng mọi lúc mọi nơi. Rau mầm rất dễ gieo trồng, tuy nhiên để có được một khay rau mầm chất lượng, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau :

rau mầm tại nhà

1.Ánh sáng

Trồng rau mầm cần ánh sáng vừa đủ, rau mầm cần được gieo nơi thoáng mát, nhưng không đặt ngoài trời nắng, trời mưa. Tùy theo sở thích của từng người mà lựa chọn hạt giống rau mầm, rau mầm lá to hay lá nhỏ, mầm dài hay ngắn, mùi vị cay nồng hay không.

2. Tưới nước

Tưới phun sương hàng ngày vừa đủ ướt mặt khay. Tưới rau mầm bằng nước sạch. Tưới vào buổi sáng và chiều mát, không tưới vào chiều tối.

3.Đảm bảo yếu tố “sạch”

Giá thể trồng rau mầm phải sạch , không sử dụng đất trồng bình thường, thường sử dụng xơ dừa đã qua xử lý diệt mầm bệnh, Khay trồng rau mầm phải được vệ sinh sạch sẽ. Rau mầm có thời gian sinh trưởng ngắn nên đã hạn chế đến mức thấp khả năng rau mầm bị nhiễm sâu bệnh. Hạt giống kém chất lượng , rau mầm dễ bị nhiễm sâu bệnh, khi khay rau mầm bị nhiễm bệnh thì hủy bỏ ngay, rửa sạch khay đem phơi nắng, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun xịt.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hướng dẫn kỹ thuật xử lý (ngâm, ủ…) các loại hạt giống trước khi trồng

Vì hạt giống là đầu vào cơ bản của sản xuất rau, hoa, củ, quả, nên chất lượng của nó là nhân tố chính quyết định đến thành công kinh tế của cây trồng. Để có được một lô hạt giống đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng, người trồng cần chú ý một số biện pháp tác động sau:

– Phơi hạt giống

+ Áp dụng cho các hạt giống mới thu hoạch, phơi khô trước khi bảo quản, hạt giống bị ẩm trong quá trình bảo quản, loại bỏ mầm bệnh, giúp tăng khả năng hút nước của hạt giống.

+ Phơi nắng khoảng 2-3 giờ dưới ánh nắng cho hạt giống thật khô.

+ Cho hạt giống vào bọc vải đưa vào nước chà xát nhiều lần cho hạt sạch tạp chất và màng bao vỏ hạt còn sót lại (áp dụng với hạt giống vừa thu hoạch hoặc một số loại hạt giống cần phá bỏ lớp màng bên ngoài).

– Xử lý hạt giống

Là quá trình tẩy rửa, loại bỏ mầm bệnh để đảm bảo hạt nảy mầm tốt, tránh được các tác hại của sâu bênh.

Có 2 phương pháp xử lý hạt như sau:

+ Phương pháp vật lý: Tức là ngâm hạt trong nước ấm hoặc nhiệt độ khô. Chẳng hạn: Hạt bắp cải ngâm trong nước ấm 45oC sẽ hạn chế bệnh thối đen; hạt ớt quay trong lò vi sóng ở nhiệt độ 76oC sẽ loại được tất cả các virus, nấm bệnh… Trong nhiều trường hợp, nhà sản xuất đã xử lý nhiệt cho hạt trước khi đóng gói nhưng cách làm này sẽ hạn chế khả năng nảy mầm, khiến hạt khô héo, mất nước.

+ Phương pháp hóa học: Sử dụng thuốc trừ nấm, thuốc trừ sâu. Hai loại hóa chất này có thể dùng được pha loãng hoặc dạng bột để rắc vào hạt giống. Cách làm này hiệu quả với việc loại bỏ nấm bệnh, đồng thời không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ nảy mầm của hạt.

– Ngâm hạt giống

+ Áp dụng đối với các loại cây có vỏ cứng, dày, cần cấp nước nhiều (mướp, hạt bầu, bí, dưa hấu…)

Hướng dẫn ngâm hạt giống                                   Hướng dẫn ngâm hạt giống

+ Có thể ngâm hạt trong nước ấm, dung dịch riêng biệt hoặc ủ trong túi vải ẩm.

+ Ưu điểm: Rút ngắn thời gian gieo trồng, loại bỏ được các hạt kém chất lượng ngay từ đầu.

+ Với từng loại hạt có kích cỡ và đặc điểm khác nhau mà thời gian ngâm và tình trạng nảy khác nhau là đã phải đem gieo trồng. Có hạt cần nảy thành cây con, chăm sóc cây trưởng thành rồi bứng ra trồng riêng, có hạt chỉ cần nứt vỏ và mang ra trồng…

+ Thời gian ngâm mỗi loại hạt giống là khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm thông tin trên bao bì và nhà cung cất giống. Bằng mắt thường quan sát thì khi thấy vỏ hạt chuyển màu trong, mọng nước, mép vỏ hơi trong là đã no nước và có thể dừng ngâm.

– Ủ hạt giống

+ Chuẩn bị 01 vật dụng để đựng hạt giống (Hộp nhựa, rá hoặc rổ tùy theo lượng hạt ươm ta sẽ dùng kích thước vật dụng khác nhau để cho đủ số hạt vào đó) và 02 miếng vải thun sậm màu.

+ Tẩm ướt cho cả hai tấm vải rồi trải một tấm xuống đáy hộp.

+ Khi hạt giống được ngâm trong nước khoảng 12 giờ thì mang hạt ra trải đều trên lớp vải trong hộp. Rồi lấy tấm vải còn lại phủ lên toàn bộ lớp hạt đã được trải đó.

+ Đậy nắp hộp lại, lưu ý nên để một số lỗ thoáng trên hộp để hạt trao đổi không khí. Luôn giữ độ ẩm cho lớp vải là 50% và nhiệt độ trung bình là 30oC. Nếu nhiệt độ không khí thấp quá ta có thể dùng bóng điện 100w để ủ ấm cho hạt.

+ Trong vòng từ 2-7 ngày các hạt giống sẽ lần lượt nứt nanh mầm rẽ con (điều kiện khí hậu không thuận lợi sẽ có những hạt khoảng 12 ngày mới nứt nanh). Ta lật lớp vải thun phía trên lên rồi cẩn thận lấy những hạt đã nứt nanh mang cho vào trong bầu ươm.

+ Sau đó ta lại lấy lớp vải đó phủ lại những hạt còn lại và đậy nắp hộp lại tiếp tục quá trình ủ hạt. Đợi các hạt đó nứt nanh thì mang ra ươm trong bầu.Ủ hạt giống trong vải ẩm sau khi ngâm

– Huấn luyện hạt giống

+ Áp dụng đối với hạt đã nảy mầm.

+ Quy trình: Hong khô ngoài không khí các hạt đã nảy mầm nhưng chưa có rễ mầm.

+ Tác dụng: Giúp hạt nảy mầm nhanh và đều hơn, kích thích sự phát triển của cây con, tăng sức đề kháng của cây trong những điều kiện thời tiết bất lợi.

+ Cây huấn luyện xong thì mang đi trồng ngay.

– Kiểm tra chất lượng hạt giống:

Với một số trường hợp, hạt giống do được xử lý và bảo quản sai cách, nếu nghi ngờ về chất lượng, bạn có thể kiểm tra bằng cách: để hạt ở nơi có độ ẩm cao trong 1-2 ngày. Nếu hạt hút nước kém thì tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp, bạn cần loại bỏ.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hé lộ cách trồng rau mầm cải bông xanh đẹp và giá trị kinh tế

Cách trồng mầm cải bông xanh hoàn thiện nhờ 3 lưu ý nhỏ.

Cải bông xanh được giới ẩm thực đánh giá cao về nét đẹp tinh tế, sang trọng. Điều đó vẫn chưa là gì so với giá trị dinh dưỡng mà nó cung cấp. Nếu đã từng tìm hiểu về rau mầm hẳn bạn sẽ biết đây là loại có giá trị cao nhất trong họ cải. Vượt lên cải ngọt, cải bẹ xanh, … cải bông xanh cung cấp 1 nguồn dinh dưỡng dồi dào chống ung thư, hạn chế sự lão hóa.

     Hướng dẫn trồng rau mầm cải bông xanh

  1. Mật độ khó khăn:  bông xanh có 1 yêu cầu vô cùng khắt khe về mật độ. Bạn không được gieo hạt quá khít mà cũng không quá xa. Khoảng cách tốt nhất giữa các hạt là 1-1.5mm. Để canh được khoảng cách này, bạn nên phủ 1 lớp khăn giấy ăn loại 2 lớp lên bề mặt giá thể. Giá thể cần được san phẳng, ếm nhẹ để hạn chế sự lồi lõm. Khi bạn rải hạt lên, bề mặt phẳng hạn chế hạt lăn vào nơi trũng. Sau đó bạn dùng tay di di để khoảng cách được như ý.
  2. Tưới tiêu hạn chế: với loại cải bông xanh, bạn cần tưới 1 ngày 3 lần để đủ mát cho cây mầm. Khi tưới bạn cần tưới viền xung quanh rổ nhiều hơn phần bên trong. Không tưới trực tiếp trên lá. Lượng nước tưới không nhiều như các loại mầm khác. Bạn có thể phun sương tầm 20 giây cho mỗi lần tưới. Ngoài ra, bạn có thể đậy kín rổ để hạn chế ánh sáng và sự thoát hơi nước. Điều này hạn chế số lần tưới. Đôi khi bạn k cần tưới trong 1-2 ngày vẫn không sao. Bạn chỉ tưới khi thấy bề mặt giá thể hơi khô. Trồng tối hoàn toàn trong 3-4 ngày để cây đạt độ cao lý tưởng 8-10cm. Sau đó thì mở miếng đậy, tưới lâu hơn chút vì bề mặt giá thể sẽ mau khô thoáng. Mở miếng đậy khi cây đạt chiều cao thì cây sẽ quang hợp và phát triển chiều cao. Lá xanh mỡ màng, thân non hơn do chồi vượt khi các tế bào còn non.
  3. Hoàn toàn không được chạm tay vào rau là cách trồng rau mầm cải bông xanh đúng. Vì cải bông xanh thuộc loại rau mầm nhỏ. Thân mảnh như sợi chỉ, chiều cao 8-10cm , lá hình cánh bướm ngang 1cm, dọc 1cm. Cực kỳ ngon, có mùi thơm nhẹ, thân mềm. Do quá mỏng manh nên khi trồng, mật độ thưa cây yếu không tự đứng được. Quá dày cây chen chút khiến nhiều hạt không nảy mầm được, dễ thối úng phần giữa khay. Trong suốt quá trình trồng bạn không được chạm tay vào rau vì rất dễ giập úng. Hạn chế tối đa việc di dời vì cây rất nhạy cảm với môi trường xung quanh.

Lưu ý: Cách trồng rau mầm cải bông xanh theo phương pháp này không có ngâm hay ủ hạt.

Một số loại cải khác có cách trồng tương tự như cải bẹ xanh, cải ngọt, xà lách…
Không dằn đè, hầu như cải bông xanh lên khá đồng đều.

Cần trồng trong khay cao 10cm trở lên để cây tựa vào thành rổ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các công dụng thần kì của củ gừng

  1. Gừng từ lâu được coi là một gia vị của mỗi gia đình

Vì sao chúng lại được các chị em nội trợ ưa chuộng đến thế? Có một số lý do khiến gừng trở thành một gia vị phổ biến trong các bữa ăn. Chẳng hạn như gừng giúp sản xuất Amylase và Protease. Đây là 2 enzyme tiêu hóa cực kỳ hữu ích cho cơ thể. Chúng giúp phá vỡ tinh bột, sau đó còn giúp phá vỡ các protein tạo thành các axit amin nhỏ hơn.

                                         Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của gừng

Ngoài ra, gừng có công dụng ngăn ngừa các vết loét. Nó cũng là liều thuốc giúp xử lý tình trạng táo bón và tiêu chảy trong khi cũng làm giảm triệu chứng buồn nôn. Đồng thời chúng còn ức chế vi khuẩn độc hại, thúc đẩy sự hoạt động của các vi khuẩn thân thiện có lợi cho đường tiêu hóa của con người.

  1. Gừng có thành phần gingerol – một chất chống oxy hóa mạnh

Chất gingerol có trong gừng giúp giảm buồn nôn bằng cách chặn các thụ thể serotonin trong dạ dày (các thụ thể gây buồn nôn).

Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của gừng

Những nghiên cứu gần đây còn đang chứng minh chất chiết xuất từ bột gừng giúp ích tuyệt vời cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị liệu. Được biết các kết quả của chúng đã chứng minh gừng làm giảm đáng kể triệu chứng buồn nôn.

  1. Gừng có thành phần hữu ích như Tecpen và Oleoresin

Đây là 2 thành phần có tính sát trùng, chống viêm, giãn nở mạch máu, lưu thông và giảm táo bón. Các thành phần trên của gừng được các thầy thuốc coi là  một loại thuốc kháng sinh tự nhiên mà không có tác dụng phụ. Nó giúp ức chế enzyme trong máu và dạ dày một cách tự nhiên.

Đối với bệnh nhân có vấn đề tim mạch, một lượng thường dùng hàng ngày của gừng sẽ làm giãn các mạch, giảm đau và chống viêm.

Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của gừng

  1. Gừng giúp sản xuất số lượng lớn chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa có trong gừng giúp tăng cường cơ tim, giảm cholesterol trong máu.

  1. Gừng có tác dụng chống viêm cao

Bệnh nhân bị viêm khớp và loãng xương có thể dùng gừng để giúp giảm đau và khó chịu. Nó cũng được coi là liều thuốc giúp điều tiết lượng đường trong máu cho các bệnh nhân tiểu đường.

                                                       Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của gừng

Một biện pháp khác cũng được biết đến là nó có thể hỗ trợ điều trị các chứng cảm lạnh và giảm ho, từ đó chữa trị bệnh viêm họng hiệu quả.

Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể.

  1. Tác dụng khác kỳ diệu của gừng

Đối với các trường hợp cảm lạnh ho sốt không ra mồ hôi và rối loạn tiêu hóa, có thể nhai tươi, nuốt cả cái lẫn nước, ngậm gừng khô, gừng nướng… uống nước gừng sắc.

Trong trường hợp cảm lạnh, dùng gừng đánh gió, giã gừng đắp khi bị chấn thương gây sưng bầm khớp đau nhức, côn trùng thú cắn.

Uống bia gừng – cho gừng thái sợi vào bia, vừa trừ được hàn thấp lại gây lợi tiểu chống bụng phệ (bụng bia).

Đông y từ lâu đã nói dùng gừng xào với tỏi tôm ăn buổi tối để lấy lại sự trẻ trung sung mãn và chữa chân dương kém ở những người trẻ bị lãnh cảm tình dục.

Gừng chống viêm, giảm đau trong viêm cơ xương khớp (75-85%).

  1. Bột gừng hòa nước uống làm dịu cơn đau đầu.

Gừng khống chế sinh trưởng tế bào ung thư ở một số giai đoạn nhất định và chữa hội chứng nôn mửa của bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng hóa dược và xạ trị.

Trên tim mạch: Gừng ức chế men ATPase. Kích thích thần kinh tim tăng nhịp tim, dãn mạch, tăng cường tuần hoàn, làm ấm cơ thể, giảm đau.

Phòng chống say tàu xe, chóng mặt, nôn mửa. Gừng không gây buồn ngủ nên du khách tỉnh táo chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đường, phòng chống rối loạn tiêu hóa do thức ăn lạ ở những nơi mới đến, phòng cảm gió lạnh khi trở trời trên hành trình chống tê mỏi do phải ngồi lâu trên ô tô. Trà gừng là bạn của du khách, không quên nó trong hành trang.

  1. Trên bộ máy sinh dục, gừng làm tăng lượng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng 70 – 90%

Gừng tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, tăng hấp thụ. Các nhà khoa học Nhật thấy gừng hạn chế sự hình thành sỏi mật và khuyên người có sỏi mật ăn gừng.

Gừng tươi chứa nhiều gingerol hơn nên cay hơn. Qua phơi sấy khô bị mất nước thành shoagol. Shoagol nóng hơn gingerol. Tinh dầu: Trong gừng khô chứa 200 chất và tiêu biểu là gingerone. Chất khoáng: K, Ca, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Co, Ge, Se. Các caroten (tiền vitamin A), nhóm B, C, E. Gừng chống ôxy hóa, chống lão hóa: Mạnh hơn cả vitamin E do chứa 12 hoạt chất chống ôxy hóa. Dùng gừng cũng lắm công phu.

 9.Khử trùng khử độc

Nghiên cứu khoa học đã tìm thấy rằng gừng đóng vai trò nhất định giống như thuốc kháng sinh tự nhiên. Trong những ngày hè nóng nực, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, tăng trưởng và sinh sản có khả năng gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính. Việc ăn hay uống gừng trong khoảng thời gian này đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và điều trị. Chiết xuất gừng có tác động đáng kể tới sự ức chế nấm và tiêu diệt Trichomonas vaginalis, điều trị nhiều chứng đau khác nhau. Ngoài ra, nước ép gừng còn có công dụng hiệu quả trong điều trị hôi miệng và bệnh nha chu.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Mô hình trồng rau sạch trên sân thượng

Mô hình trồng rau sạch trên sân thượng – Trồng rau sạch tại nhà luôn là một lựa chọn khá thú vị với những người yêu thích thiên nhiên, yêu không gian xanh và làm đẹp nhà cửa. Nếu như việc làm một khu vườn tại nhà ở các vùng quê khá đơn giản vì đất rộng, không gian phù hợp để trồng rau tại nhà khá nhiều.

Mô hình trồng rau trên sân thượng

Nhưng những người đang sống ở các thành phố, đô thị thì ngược lại. Diện tích trống ít, không gian nhỏ hẹp cùng với các điều kiện môi trường, tự nhiên không tốt là những khó khăn trở ngại cho việc trồng rau sạch. Giải pháp tốt nhất ở đây là sử dụng mô hình trồng rau sạch tại nhà và trên sân thượng.

Mô hình trồng rau sạch trên sân thượng là một trong những giải pháp trồng rau sạch tại nhà phổ biến hiện nay tại những nhà phố khi mà diện tích trồng trọt có hạn. Một phần là do sở thích, một phần là do lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm khi mà trên thị trường xuất hiện nhiều loại rau không an toàn do lạm dụng sử dụng quá nhiều chất kích thích, chất bảo quản thực vật, thuốc trừ sâu…đang dần đầu độc chúng ta

Vì sao sân thượng là nơi lí tưởng để trồng rau thủy canh?

Mô hình trồng rau sạch trên sân thượng – làm một lợi mười. Khi bạn làm vườn trên sân thượng bạn sẽ có một không gian xanh, một khu vườn nhỏ xinh. Giúp ngôi nhà chống nóng, có thực phẩm sạch, là sân chơi, nơi lao động, giúp mọi người quây quần lại bên nhau.

Sân thượng luôn có diện tích trống từ 30 — 95% diện tích mặt bằng ngôi nhà.Vậy nghĩa là sân thượng có diện tích nhỏ nhất bằng 1 căn phòng và lớn nhất là mặt bằng của 1 tầng. Nếu để lựa chọn một vị trí thích hợp để trồng rau sạch tại nhà, thì sân thượng sẽ là lựa chọn số 1.

Là nơi có đầy đủ ánh sáng, thậm chí có nhiều ánh sáng nhất trong ngôi nhà của bạn. Khi trồng rau, đất, nước, ánh sáng luôn là điều quan trọng. Nên việc trồng rau trên sân thượng là một lựa chọn hợp lý.

Gần nguồn nước, khi bạn trồng rau trên sân thượng, thì mặc định, khu vườn của bạn sẽ rất gần với nguồn nước, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền và công sức để thi công hệ thống tưới. Nếu bạn lo lắng về việc áp lực nước hay vấn đề nước không lên được thì bạn có thể sử dụng các bộ tăng áp và tưới tự động.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Mô hình trồng nấm rơm trong nhà – kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà hiệu quả cao

 

                                             Mô hình trồng nấm rơm trong nhà

Để trồng nấm rơm trong nhà phải trải qua nhiều công đoạn từ thiết kế kệ để, ủ rơm, đảo rơm, hệ thống phun tưới… Đang thu hoạch nấm rơm trong trại, một nông dân chia sẻ  : “Trại trồng nấm tốt nhất là được lợp bằng lá, xung quanh che chắn bằng bạt, giàn trồng nấm được làm bằng tre, mỗi giàn có 3 kệ, khoảng cách mỗi kệ cách nhau 50 cm, bề rộng 80 cm.
Trồng nấm rơm trong nhà có nhiều ưu điểm hơn trồng ngoài trời, có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước trên nền sàn và lớp vải bạt được che chắn xung quanh. Còn nếu nhiệt độ lạnh thì mở tấm mê ca trên nóc trại và bạt xung quanh để cho ánh nắng vào. Đối với nấm rơm nhiệt độ thích hợp nhất là 30 – 35 độ C, ẩm độ 80 – 90%. Vào ban đêm trời lạnh thì sử dụng đèn tròn loại 70W để sưởi ấm”.

Ngoài việc SX theo mô hình trồng nấm trong nhà, người dân còn chọn hướng canh tác theo những thời điểm nấm có giá trong năm để tăng lợi nhuận. Trồng nấm trong nhà năng suất cao nhất là vụ đông xuân vì rơm chất lượng, thời tiết và độ ẩm thích hợp cho nấm phát triển. Các tháng giêng, tháng 7, 10, dịp Tết giá nấm từ 80.000 – 100.000 đ/kg nên tôi chọn vào thời điểm này SX với số lượng nhiều, các tháng còn lại SX nhỏ lẻ

Mặc dù, trồng nấm trong nhà chi phí cao hơn so với trồng nấm ngoài trời, nhưng năng suất nấm luôn đứng ở mức cao và ổn định. Vẫn có thể dự trữ rơm để làm cả mùa nắng, lẫn mùa mưa. Trời lạnh thì các hộ trồng nấm làm mô rộng và cao 38 cm, còn khi nóng thì 30 cm. Theo ước tính, chi phí mua rơm, vận chuyển, meo, phân bón, công lao động… từ 400.000 – 500.000 đ/công rơm, trừ chi phí cho lợi nhuận 1,5 – 2 triệu đồng/công (chưa tính tiền cất trại).

Sau khi thu hoạch xong nấm, phần rơm rạ được người dân sử dụng nấm Trichoderma ủ cho oai mục sau đó dùng để bón cho lúa, phần còn dư thì bán cho các hộ trồng hoa kiểng để tăng thu nhập.

Theo người dân, trồng nấm trong nhà nên xây dựng nền bằng xi măng để sau mỗi vụ thu hoạch dễ dàng vệ sinh, khử trùng cũng như trong quá trình canh tác tưới nước, giữ ẩm mà không bị bùn lầy. Lợp lá thì độ ẩm trong trại ổn định, nhưng sau mỗi vụ thu hoạch cần tóc nóc làm vệ sinh.

Sạp bằng tre thì chất nấm được 1 – 2 năm. Việc chất nấm trên sạp tre mô nấm rõ nước tốt sẽ cho năng suất cao. Bình quân 1 m mô tới cho thu hoạch 1 – 1,5 kg nấm. Mỗi công rơm cho 20 – 30 kg.

Ngoài ra, trồng nấm trong nhà không phải tốn chi phí rơm đậy (lớp rơm áo) và công thu hoạch nhiều. Không sợ không cho nấm. Rơm trong quá trình ủ thì cho vôi vào để khử đi các loại mầm bệnh, vi khuẩn bất lợi, giúp cho rơm mau vàng và mau chín. Bình quân 1 kg vôi bột cho 20 lít nước để ủ. Mỗi công rơm tưới khoảng 3 – 4 kg vôi.

 

Nói về việc ủ rơm, rơm vụ đông xuân thì từ khi ủ đến chất khoảng 15 ngày, còn vụ hè thu khoảng 10 – 12 ngày, cứ 6 ngày ủ là tiến hành đảo rơm, giúp cho rơm chín đồng đều. Thường thì chất nấm vào những tháng nắng nóng thì tưới nước 2 lần/ngày, ít thì 1 lần. Còn những lúc lạnh thì cách nhau 3 – 4 ngày mới tưới nước. Sau khi chất nấm khoảng 12 – 14 ngày thì tiến hành thu hoạch. Nấm ra tập trung nên việc thu hái rất thuận lợi, chọn hái những nấm to, hình trứng. Thu hoạch xong đợt 1, tưới nước, chăm sóc cho nấm phát triển đợt 2

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Những công dụng ít ai biết của hành lá

Ngăn ngừa ung thư: Hành có chứa pectin, có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc ung thư đại tràng; cũng như chứa các nguyên tố vi lượng selen có thể làm giảm hàm lượng nitrit trong dạ dày, phòng ngừa ung thư dạ dày; có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và nhiều loại bệnh ung thư khác.                                                                                                                                                                                                  Hành lá  kích thích tiết dịch dạ dày giúp cải thiện cảm giác thèm ăn

Giúp ăn ngon miệng:Hành có chứa allyl sulfide, chất này sẽ kích thích tiết dịch dạ dày giúp cải thiện cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn. Vitamin B1 có trong hành còn giúp cơ thể giảm mệt mỏi.

Giảm cholesterol: Hành lá có thể làm giảm sự tích tụ của cholesterol xấu và nếu thường xuyên ăn hành còn đốt cháy chất béo thừa ở cơ thể, mang lại vóc dáng thon gọn hơn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam