Qui trình xử lý vỏ tôm, cua tạo chitosan bằng biện pháp sinh học

Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam vừa nghiên cứu thành công quy trình xử lý vỏ tôm cua thành chitosan bằng biện pháp sinh học.

Vỏ tôm là nguồn nguyên liệu triển vọng đang bị lãng phí hiện nay

Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp hóa học:

  • Không sử dụng acid vô cơ (HCl) để thủy phân Protein trong vỏ tôm cua nên thân thiện với môi trường.
  • Tận dụng nguồn protein tồn dư trong vỏ tôm cua để chuyển hóa thành acid amin, dùng làm phân bón sinh học chất lượng cao.
  • Hạn chế chất thải nguy hại cho môi trường trong quá trình xử lý.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hướng dẫn kỹ thuật xử lý (ngâm, ủ…) các loại hạt giống trước khi trồng

Vì hạt giống là đầu vào cơ bản của sản xuất rau, hoa, củ, quả, nên chất lượng của nó là nhân tố chính quyết định đến thành công kinh tế của cây trồng. Để có được một lô hạt giống đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng, người trồng cần chú ý một số biện pháp tác động sau:

– Phơi hạt giống

+ Áp dụng cho các hạt giống mới thu hoạch, phơi khô trước khi bảo quản, hạt giống bị ẩm trong quá trình bảo quản, loại bỏ mầm bệnh, giúp tăng khả năng hút nước của hạt giống.

+ Phơi nắng khoảng 2-3 giờ dưới ánh nắng cho hạt giống thật khô.

+ Cho hạt giống vào bọc vải đưa vào nước chà xát nhiều lần cho hạt sạch tạp chất và màng bao vỏ hạt còn sót lại (áp dụng với hạt giống vừa thu hoạch hoặc một số loại hạt giống cần phá bỏ lớp màng bên ngoài).

– Xử lý hạt giống

Là quá trình tẩy rửa, loại bỏ mầm bệnh để đảm bảo hạt nảy mầm tốt, tránh được các tác hại của sâu bênh.

Có 2 phương pháp xử lý hạt như sau:

+ Phương pháp vật lý: Tức là ngâm hạt trong nước ấm hoặc nhiệt độ khô. Chẳng hạn: Hạt bắp cải ngâm trong nước ấm 45oC sẽ hạn chế bệnh thối đen; hạt ớt quay trong lò vi sóng ở nhiệt độ 76oC sẽ loại được tất cả các virus, nấm bệnh… Trong nhiều trường hợp, nhà sản xuất đã xử lý nhiệt cho hạt trước khi đóng gói nhưng cách làm này sẽ hạn chế khả năng nảy mầm, khiến hạt khô héo, mất nước.

+ Phương pháp hóa học: Sử dụng thuốc trừ nấm, thuốc trừ sâu. Hai loại hóa chất này có thể dùng được pha loãng hoặc dạng bột để rắc vào hạt giống. Cách làm này hiệu quả với việc loại bỏ nấm bệnh, đồng thời không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ nảy mầm của hạt.

– Ngâm hạt giống

+ Áp dụng đối với các loại cây có vỏ cứng, dày, cần cấp nước nhiều (mướp, hạt bầu, bí, dưa hấu…)

Hướng dẫn ngâm hạt giống                                   Hướng dẫn ngâm hạt giống

+ Có thể ngâm hạt trong nước ấm, dung dịch riêng biệt hoặc ủ trong túi vải ẩm.

+ Ưu điểm: Rút ngắn thời gian gieo trồng, loại bỏ được các hạt kém chất lượng ngay từ đầu.

+ Với từng loại hạt có kích cỡ và đặc điểm khác nhau mà thời gian ngâm và tình trạng nảy khác nhau là đã phải đem gieo trồng. Có hạt cần nảy thành cây con, chăm sóc cây trưởng thành rồi bứng ra trồng riêng, có hạt chỉ cần nứt vỏ và mang ra trồng…

+ Thời gian ngâm mỗi loại hạt giống là khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm thông tin trên bao bì và nhà cung cất giống. Bằng mắt thường quan sát thì khi thấy vỏ hạt chuyển màu trong, mọng nước, mép vỏ hơi trong là đã no nước và có thể dừng ngâm.

– Ủ hạt giống

+ Chuẩn bị 01 vật dụng để đựng hạt giống (Hộp nhựa, rá hoặc rổ tùy theo lượng hạt ươm ta sẽ dùng kích thước vật dụng khác nhau để cho đủ số hạt vào đó) và 02 miếng vải thun sậm màu.

+ Tẩm ướt cho cả hai tấm vải rồi trải một tấm xuống đáy hộp.

+ Khi hạt giống được ngâm trong nước khoảng 12 giờ thì mang hạt ra trải đều trên lớp vải trong hộp. Rồi lấy tấm vải còn lại phủ lên toàn bộ lớp hạt đã được trải đó.

+ Đậy nắp hộp lại, lưu ý nên để một số lỗ thoáng trên hộp để hạt trao đổi không khí. Luôn giữ độ ẩm cho lớp vải là 50% và nhiệt độ trung bình là 30oC. Nếu nhiệt độ không khí thấp quá ta có thể dùng bóng điện 100w để ủ ấm cho hạt.

+ Trong vòng từ 2-7 ngày các hạt giống sẽ lần lượt nứt nanh mầm rẽ con (điều kiện khí hậu không thuận lợi sẽ có những hạt khoảng 12 ngày mới nứt nanh). Ta lật lớp vải thun phía trên lên rồi cẩn thận lấy những hạt đã nứt nanh mang cho vào trong bầu ươm.

+ Sau đó ta lại lấy lớp vải đó phủ lại những hạt còn lại và đậy nắp hộp lại tiếp tục quá trình ủ hạt. Đợi các hạt đó nứt nanh thì mang ra ươm trong bầu.Ủ hạt giống trong vải ẩm sau khi ngâm

– Huấn luyện hạt giống

+ Áp dụng đối với hạt đã nảy mầm.

+ Quy trình: Hong khô ngoài không khí các hạt đã nảy mầm nhưng chưa có rễ mầm.

+ Tác dụng: Giúp hạt nảy mầm nhanh và đều hơn, kích thích sự phát triển của cây con, tăng sức đề kháng của cây trong những điều kiện thời tiết bất lợi.

+ Cây huấn luyện xong thì mang đi trồng ngay.

– Kiểm tra chất lượng hạt giống:

Với một số trường hợp, hạt giống do được xử lý và bảo quản sai cách, nếu nghi ngờ về chất lượng, bạn có thể kiểm tra bằng cách: để hạt ở nơi có độ ẩm cao trong 1-2 ngày. Nếu hạt hút nước kém thì tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp, bạn cần loại bỏ.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Tìm hiểu quy trình trồng dưa lưới bằng công nghệ cao

Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là ra ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa có thời gian sinh trưởng và phát triển nhanh thường có thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch 85 – 90 ngày (tùy vào giống). Dưa lưới có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi, ngày nay dưa lưới được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và chủ yếu được bán tươi, dưa lưới được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh duỡng cao. Dưa lưới là nguồn chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, là chất có lợi cho sức khỏe trong việc phòng chống bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch. Các chất này điều tiết sự tạo thành nitric oxit, một chất quan trọng đối với nội mạc và hệ tim mạch khỏe mạnh.

           Quy trình trồng dưa lưới bằng công nghệ cao

Dưa lưới phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và khô, nhiều ánh sáng. Nhiệt độ phát triển tối ưu từ 18 – 28oC, phát triển chậm khi nhiệt độ dưới 12oC. Dưa có thể chịu nhiệt độ lên tới 40oC nhiều giờ mỗi ngày. Cây dễ chết trong điều kiện sương giá. Độ ẩm cao làm cây chậm phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng quả và gây ra bệnh trên lá. Cây phát triển tốt trên đất nhiều mùn, pH=6-7, không chịu được đất quá axit và úng nước.

Mật độ trồng trồng dưa lưới

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu cho thấy dưa lưới có nhiều mật độ trồng khác nhau và cho năng suất trái khác nhau. Theo nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng (2006), hàng cách hàng 65 cm, cây cách cây 60 cm (25.000 cây/ha). Theo Khánh Thị Bích Thủy (2012), mật độ trồng dưa lưới ở đồng ruộng: nếu trồng giàn thì lượng giống từ 1 – 1,2kg/ha. Cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 1,5m. Trồng hàng đôi, mật độ 25.000 cây/ha. Còn trồng bò trên đất, lượng giống từ 400 – 500 gram/ha. Cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 4m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ 9.000-10.0000 cây/ha.

Chế độ tưới nước cho dưa lưới

Theo Tekiner và cs (2010), với ba khoảng thời gian tuới khác nhau (I1 = 4 ngày, I2 = 8 ngày và I3 = 12 ngày) và bốn hệ số bốc thoát hơi nuớc khác nhau (Kcp1 = 0,50; Kcp2 = 1,00; Kcp3 = 1,50; Kcp4 = 2,00) được sử dụng dể tính toán lượng nước tưới thì tổng lượng nước tưới dao dộng từ 168-871 mm và năng suất thu được khác nhau từ 14,20-49,04 tấn/ha. Năng suất cao nhất thu được từ nghiệm thức có khoảng thời gian lưới lớn nhất với hệ số bốc thoát hơi nuớc thấp nhất (I3Kcp1).

Kỹ thuật bấm ngọn cây dưa lưới

Theo công ty MIYOWA, Nhật Bản (2012): dưa lưới sau khi trồng có 4 lá thật thì tiến hành bấm ngọn để cây ra nhánh cấp 1, giữ lại 2 nhánh sinh truởng tốt. Tỉa bỏ nhánh cấp 2 từ vị trí lá thứ 11 trở về gốc, từ lá thứ 12 – 17 để nhánh ra quả, sau khi nhánh ra quả để thêm 1 lá nữa thì bấm ngọn nhánh. Ở mỗi nhánh cấp 1, chọn để 2 quả, số quả trên cây là 4 quả. Số quả thu được trên 1 cây là từ 1 – 4 quả. Sau dó tỉa hết các cành nách cho thông thoáng, các cành ở vị trí lá thứ 23-25 sẽ để lại 1 – 2 lá và bấm ngọn cành. Khi dưa lưới đạt khoảng 25 lá thì tiến hành bấm ngọn 2 nhánh cấp 1.

Chế độ  (phân bón) cho cây dưa lưới

Dưa lưới (Cucumis melo L.) duợc xem là loại trái cây số một tại Châu Âu và chiếm giữ vị trí quan trọng trên thị trường này trong suốt 25 năm qua. Trong dó, Galia muskmelon (Cucumis melo L. var. Reticulatus Ser.) là giống dưa lai F1 nổi tiếng và được ưa chuộng nhất. Kể từ khi được giới thiệu ra thị trường năm 1973 bởi nhà chọn giống người Israel (Zvi Karchi), “Galia” đã trở thành tên thương mại để gọi chung cho hơn 60 giống dưa lưới có hình dạng tương tự (vỏ quả màu xanh hoặc hơi vàng, vỏ có lưới, ngọt và có mùi thơm). Dưa lưới được trồng nhiều ở Tây Ban Nha, Thổ Nhi Kỳ, Ma Rốc, Ai Cập, Trung Ðông và một số quốc gia Châu Á. Trong đó, Tây Ban Nha, Thổ Nhi Kỳ, Ma Rốc và Israel là những quốc gia xuất khẩu dưa lưới hàng đầu cho thị truờng Châu Âu.

Nghiên cứu ảnh huởng của kali đối với năng suất và chất luợng của dưa lưới trồng trong nhà kính tại Thổ Nhi Kỳ cho thấy việc thay đổi hàm lượng K2O ở các mức 200, 400, 600 ppm không làm ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên, số quả và độ chắc của quả ở công thức bón 400, 600 ppm cao hơn công thức còn lại. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để tác động lên năng suất không cần thiết phải sử dụng K2O vượt qua mức 300 ppm. Thế nhưng với mục tiêu cải thiện chất lượng quả có thể tăng hàm lượng K2O lên tới 600 ppm mà không làm ảnh hưởng đến năng suất.

Các tài liệu công bố về công thức phân bón cho dưa lưới cũng có sự khác nhau. Trường Ðại học Florida đưa ra công thức phân bón dùng cho dưa lưới trồng trong nhà màng tưới qua hệ thống nhỏ giọt với nồng độ N nguyên chất thay dổi tăng dần từ 80 – 180 ppm theo giai đoạn sinh trưởng của cây, K2O từ 150-225 ppm và P2O5 là 50 ppm. Hartz và cs (1999), cho biết tổng lượng nước tưới nhỏ giọt cho dưa lưới thực hiện năm 1995 và 1996 tương ứng là 530 và 490 mm, dung dịch phân bón với tỷ lệ N:P:K là 5:3:8 và vi chất dinh dưỡng, tất cả được hòa tan vào nước rồi bón cho cây thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt, tổng lượng phân N khoảng 0,035 kg/m2.

Thu hoạch dưa lưới

Dưa nên được thu hoạch đúng thời điểm dựa trên chỉ số chín (dựa vào các yếu tố như thời gian từ lúc trồng, độ tạo lưới, độ nứt của cuống) để quả đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người dùng, kéo dài thời gian tồn trữ. Trái dưa lưới sau khi thu hoạch thường chứa các loại nấm bệnh như Fusarium, Geotrichum, Rhizopus hoặc các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella spp, E. Coli nên phải được xử lý trước khi đóng gói, bảo quản hoặc đưa ra thị trường. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới tập trung vào xử lý bằng dung dịch H2O2 nồng độ từ 10 – 50 ppm, chlorine nồng độ 100 ppm, nhúng quả bằng nước nóng và các hóa chất như sulphat đồng, chlorine, borat natri. Hoặc sử dụng màng bao sinh học, kiểm soát thành phần không khí, khí ethylene, v.v… Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao hiện xử lý bằng chlorine ở nồng độ 50 – 100 ppm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Danh mục các loại chế phẩm vi sinh hữu ích cho nông nghiệp hữu cơ

     Các sản phẩm chế phẩm sinh học

1. Chủng vi sinh vật xử lý phụ phẩm nông nghiệp

Các chủng vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm mùn hóa nhanh các phụ phẩm nông nghiệp có nguồn thành phần celullose cao (bã bùn mía, mụn xơ dừa, rơm rạ,…) để sản xuất phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh

2. Phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh có khả năng thay thế ít nhất 25-50% phân đạm và lân hóa học, năng suất cây trồng tăng (trung bình 10%)
Giúp cây khoẻ, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh
Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật
Giảm lượng NO3– tồn đọng trong nông sản
Cải tạo đất
Giảm chi phí cho sản xuất

3. Chế phẩm vi sinh vật cố định đạm cộng sinh cây họ đậu (Rhizobium sp.

Tăng cường sự cố định N của khí trời nhằm cung cấp thêm đạm cho cây trồng
Nâng cao năng suất và phẩm chất nông sản, duy trì và cải tạo độ phì nhiêu của đất
Cung cấp các chất kháng sinh phòng chống sâu bệnh hại

4. Chế phẩm và phân vi sinh vật cố định đạm sống tự do (Azotobacter), hội sinh (Azospirillum)

Tăng cường cung cấp đạm cho cây trồng
Có khả năng cải tạo đất và kích thích sinh trưởng cho cây trồng
Làm tăng năng suất từ 5 – 10%

5. Chế phẩm và phân vi sinh vật phân giải lân

Tăng cường cung cấp thêm lân (P) dễ tiêu
Phát huy hiệu quả của phân lân
Tăng cường sức hoạt động của các loại VSV khác trong đất
Cung cấp các chất điều hòa sinh trưởng
Cung cấp các chất kháng sinh phòng chống sâu bệnh hại

6. Chế phẩm và phân vi sinh vật kích thích, điều hòa sinh trưởng thực vật

Kích thích, điều hòa sinh trưởng thực vật
Có khả năng sinh tổng hợp các hoạt chất sinh học có tác dụng điều hòa hoặc kích thích quá trình trao đổi chất của cây
Giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, tăng năng suất
Làm tăng khả năng nảy mầm của hạt, tăng trọng lượng hạt, thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Chế phẩm sinh học từ trùn quế

Các nhà khoa học ở Viện Sinh học nhiệt đới đã tạo ra 3 chế phẩm sinh học từ trùn quế để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và phân bón cho cây. Với công nghệ đơn giản, các hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi có thể áp dụng dễ dàng.

Trong nông nghiệp, trùn quế được coi là loại thức ăn đạm cao cấp cho vật nuôi. Các loài cá, baba, tôm, ếch, lươn, cua biển… đều rất thích ăn trùn. Đối với gia súc, gia cầm, trùn là loại thức ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, trùn quế tươi chỉ có thể để không quá một ngày ở nhiệt độ thường nên rất khó lưu trữ.

Từ thực tế đó, TS Võ Thị Hạnh cùng các cộng sự thuộc Phòng Vi sinh Viện Sinh học nhiệt đới đã tạo ra 3 chế phẩm sinh học từ trùn quế để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm phân bón cho cây… Các chế phẩm này có thể được bảo quản, lưu trữ trong thời gian dài, từ 6-10 tháng.

Một ưu điểm nổi trội của các chế phẩm này là vẫn giữ nguyên mùi trùn tươi, các chất dinh dưỡng không bị mất đi hoặc biến chất theo thời gian. Chế phẩm đầu tiên là BIO-T, dùng làm thức ăn cho tôm sú, cá tra, gà lương phượng và vịt xiêm. Điều đáng nói là nếu sử dụng trùn quế tươi phải cần một lượng nhiều gấp 10 lần so với BIO-T mới có hiệu quả tương tự. BIO-T được sản xuất bằng cách sử dụng trùn quế tươi phối trộn với hỗn hợp vi khuẩn hữu ích và enzyme tiêu hóa dùng trong chăn nuôi, lên men tạo sản phẩm có mùi trùn, giàu dinh dưỡng (đạm protein và amin cao), enzyme tiêu hóa, vi khuẩn hữu ích và các chất kháng sinh…

Chế phẩm thứ hai là BIO-BL, đã được dùng để bón cho cây trà ô long và một số cây hoa màu, cây kiểng… Kết quả sau khi sử dụng cho thấy búp trà tươi, màu sắc đẹp hơn, mùi hương của trà cũng thơm hơn. BIO-BL được tạo thành từ trùn quế tươi phối trộn với hỗn hợp vi sinh vật hữu ích và enzyme dùng trong trồng trọt, lên men tạo sản phẩm có mùi trùn, giàu đạm protein và amin cao, enzyme tiêu hóa có hoạt lực cao, vi khuẩn hữu ích…

Chế phẩm BIO-PT được tạo ra bằng cách dùng phân trùn ủ lên men, sản phẩm làm ra có mùi thơm, độ ẩm 40%, đạm tổng 2%, chất hữu cơ, kháng sinh và hỗn hợp vi khuẩn hữu ích. BIO-PT dùng để gây màu và xử lý nước ao nuôi tôm dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Nhóm tác giả cho biết ưu điểm của phương pháp chế biến trùn quế bằng công nghệ vi sinh là không cần dùng thiết bị đông lạnh hay thiết bị sấy nên không tốn chi phí điện, năng lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với công nghệ đơn giản, các hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi có thể áp dụng dễ dàng. Việc có thêm các chế phẩm sinh học mới có giá thành rẻ góp phần làm cho ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt phát triển tốt hơn.

 

 

Các hình ảnh về trùn quế và chuồng nuôi trùn quế

Nguồn : Báo NLĐ, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Bệnh sương mai và biện pháp phòng trừ

Triệu chứng bệnh sương mai do nấm Peronospora parasitica

Vết bệnh xuất hiện bắt đầu từ mép lá và ở phần cuối cuống lá. Vết bệnh hình tròn hoặc bán nguyệt. Đầu tiên màu xanh xám rồi chuyển sang xanh tối cuối cùng là màu đen. Giữa mô bệnh và mô khoẻ không có ranh giới ở mặt dưới lớp bệnh có 1 lớp mốc xám bao phủ lên.

Triệu chứng bệnh sương mai trên lá bắp cải                                 Triệu chứng bệnh sương mai trên lá bắp cải

Triệu chứng bệnh sương mai trên bắp cải cuốn                             Triệu chứng bệnh sương mai trên cây bắp cải cuốn

Điều kiện phát sinh bệnh sương mai do nấm Peronospora parasitica

Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ > 80%, bào tử nẫy mầm. Nhiệt độ thích hợp 24 – 30oC, tối thiểu 10 – 13oC đây là khoảng nhiệt độ cần thiết để cho động bào tử nang nẫy mầm

Khi nhiệt độ thấp bệnh phát triển mạnh vì nó phóng ra động bào nang nhiều. Ẩm độ càng cao cây sinh trưởng tốt, động bào nang phóng ra nhiều động bào tử và nó xâm nhập gây hại cho cây trồng (Nhiệt độ thích hợp 18-22oC, tối thiểu = 12oC).

Đêm mát và nhiệt độ ngày vừa phải (nhiệt độ tối thích là 15 -18oC) kèm theo độ ẩm không khí cao thuận lợi cho bệnh phát triển. Ẩm độ cao thường xuất hiện trong mùa mưa, trong thời gian có nhiều sương, hoặc khi áp dụng biện pháp thưới phun mưa và khi mật độ trồ ng dày. Màng sương hay màng nước do m ưa phùn tạo ra trên các tán lá cho phép các bào tử nảy m ầm, xâm nhập và sản sinh ra nhiều bào tử nữa trên cây chủ mẫn cảm trong vòng 4 ngày.

Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai do nấm Peronospora parasitica

  • Chọn giống kháng bệnh, cây khoẻ.
  • Tiến hành các biện pháp vệ sinh đồng ruộng như dung luống ươm sạch, không trồng các cây họ hoa thập tự khác, huỷ bỏ các tàn dư cây trồng và cây dại họ hoa thập tự.
  •  Chọn địa điểm trồng và mật độ trồng phù hợp để cây có thể tiếp xúc với ánh sang mặt trời trong cả ngày.
  •  Tỉa bớt cây con để khoảng cách 2-3 cm. Các cây con trồng quá dày sẽ làm độ ẩm không khí cao và tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của bệnh.
  •  Để giảm sự lan truyền của bệnh qua tay người hoặc máy móc, hạn chế làm việc trên ruộng khi cây ướt.
  • Không cần đến các biện pháp phòng trừ khi các triệu chứng bệnh xuất hiện trên cây lớn ở cuối giai đoạn sinh trưởng.
  •  Xử lý hạt trước khi gieo (Zineb 0,05%).

Dùng thuốc: Mancozeb 80 WP, Ridomil MZ 72WP

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Sâu ăn lá hại cây trồng

Đặc điểm hình thái sâu ăn lá Archips micaceana

Là một loài bướm đêm họ Tortricidae. Các cánh là gần như hoàn toàn màu vàng ở cả hai giới

 

Sấu ăn lá Archips micaceana                      Thành trùng sâu ăn lá và Ấu trùng sâu ăn lá Archips micaceana

Triệu chứng gây hại của sâu ăn lá Archips micaceana

Loài sâu ăn lá này chủ yếu gây hại vào giai đoạn lá non, khi gây hại sâu kéo tơ cuốn các lá non lại với nhau, ăn phá trên lá và làm cho lá có các phần bị lỏm vào từ phiến lá hoặc lá bị biến dạng nhỏ lại hay phát triển không đồng đều. Nếu trường hợp gây hại nặng chồi non sẽ không phát triển được vì sâu đã ăn toàn bộ phần đọt non.

Triệu chứng sâu ăn lá ổi                                                 Triệu chứng sâu ăn lá

Biện pháp phòng trừ sâu ăn lá

Dùng các thuốc Pyrinex,  Karate,  Proclaim, Selecron…

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Ngành nông nghiệp sẽ sử dụng tem để truy xuất nguồn gốc thực phẩm?

Không riêng thịt heo vừa được Sở Công thương TPHCM cho phép truy xuất nguồn gốc bằng smartphone và sẽ áp dụng thí điểm bắt đầu từ ngày mai (16/12), Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (viết tắt DAA), thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết cũng sẽ áp dụng công nghệ này trong các sản phẩm nông nghiệp.

Thông tin trên được ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch DAA cho biết tại cuộc họp báo công bố Hội nghị “Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam”. Theo ông Hùng, hội nghị này sẽ diễn ra vào ngày 18/12 tại TPHCM với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng như sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, đại sứ quán và doanh nghiệp trong nước.

“Chúng tôi sẽ kiến nghị Chính phủ cho áp dụng mô hình “tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao”, trong đó có việc ứng dụng công nghệ “Sử dụng tem thông minh DAA Stamp truy xuất nguồn gốc và kiểm soát quy trình sản xuất thực phẩm sạch, an toàn”, ông Hùng nói.

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ được trực tiếp học hỏi những kinh nghiệm thành công trong ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết giá trị, doanh nghiệp hóa nông nghiệp, nông dân…

 Ngành nông nghiệp cần chú trọng áp dụng công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường

Ngành nông nghiệp cần chú trọng áp dụng công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường

Số liệu thống kê từ DAA cho thấy, trong những năm qua, ngành nông nghiệp nước ta có những bước tiến nhảy vọt. Nhiều công ty từ mô hình sản xuất nhỏ nhưng nhờ áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất tôm giống nên đã vươn lên trở thành doanh nghiệp đạt chuẩn công nghệ cao. Có doanh nghiệp sở hữu 6 cơ sở sản xuất tôm giống được đầu tư theo tiêu chuẩn công nghệ Mỹ, năng lực sản xuất tôm giống 10 – 12 tỷ con giống/năm và 30 ao nuôi tôm thịt diện tích 30 ha. Mỗi năm, cung cấp cho thị trường 6 tỷ con giống và gần 1.000 tấn tôm thịt.

Không chỉ trong chăn nuôi, ngay cả một loại cây trồng ít ai nghĩ đến sẽ mang lại giá trị cao như chuối cũng đã cho… “quả ngọt”. Điển hình là một doanh nghiệp ở Long An, từ mô hình kinh doanh cá thể đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu chuối lớn bậc nhất Việt Nam và là doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu chuối sang Nhật nhờ những sáng tạo đổi mới trong cách nghĩ, cách làm…

Thế nhưng, theo báo cáo phát triển Việt Nam có chủ đề “Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam công bố mới đây cho thấy ngành nông nghiệp của chúng ta chưa thật sự khai thác hết lợi thế, tiềm năng.

Theo báo cáo, khoảng 90% đất nông nghiệp thuộc các hộ nông nghiệp và các trang trại, 6% thuộc các doanh nghiệp, số còn lại thuộc các cơ sở khác. Đa phần các hộ nông nghiệp có quy mô rất nhỏ, diện tích canh tác bình quân mỗi lao động nông nghiệp của Việt Nam chỉ đạt 0,34 ha, chỉ bằng hơn một nửa (0,6-0,8 lần) so với Campuchia, Myanmar hay Philippines.

Báo cáo này cũng cảnh báo xu hướng chung gần đây cho thấy GDP nông nghiệp Việt Nam đang giảm, tốc độ tăng năng suất đang chậm lại, trong khi khoảng cách về thu nhập giữa lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp đang nới rộng.

Từ những số liệu nêu trên, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho rằng đã đến lúc nông nghiệp Việt Nam không thể “làm theo cách cũ” cần thay đổi để vượt qua những thách thức, đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp trong tương lai.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT thăm Trung tâm tảo tươi của một doanh nghiệp và đánh giá cao về những nỗ lực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tôm giống của công ty
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT thăm Trung tâm tảo tươi của một doanh nghiệp và đánh giá cao về những nỗ lực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tôm giống của công ty

 

Theo DAA, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Theo đó cần thúc đẩy ứng dụng các công nghệ tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại cuộc sống khỏe mạnh, an toàn và sung túc hơn cho người dân và cung cấp cho thị trường nguồn lương thực, thực phẩm sạch.

Và thực tế, chưa bao giờ nhu cầu cần phải thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp lại cấp bách như bây giờ. Đòi hỏi người nông dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp phải hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

“Việc làm này không chỉ đơn thuần doanh nghiệp vì lợi nhuận, mà nó còn mang ý nghĩa duy trì nòi giống, tạo ra cuộc sống khỏe mạnh, an toàn cho con người Việt Nam, khi cung cấp cho thị trường một nguồn lương thực, thực phẩm sạch”, ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch DAA nói.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Đà lạt sẽ là trung tâm rau số 1 đông nam á

Ngày 26/12, tin từ UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Thành ủy Đà Lạt về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, TP Đà Lạt sẽ phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao toàn diện, bền vững với hướng tiếp cận đa ngành, cải thiện môi trường đầu tư… góp phần xây dựng nền sản xuất nông nghiệp Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm sản xuất rau số 1 của Đông Nam Á và cũng là điểm du lịch nông nghiệp số 1 tại Việt Nam.

 Sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại Lạc Dương (Lâm Đồng)

Sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại Lạc Dương (Lâm Đồng)

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 sẽ có khoảng 65% – 70% diện tích rau ứng dụng công nghệ cao (tương đương khoảng 7.000 ha), giá trị sản phẩm bình quân đạt hơn 350 triệu đồng/ha/năm; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 4.346 tỷ đồng; trong đó tỷ lệ xuất khẩu rau, hoa chiếm khoảng 20% tổng sản lượng; xây dựng từ 3 – 5 vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, Đà Lạt xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững gắn với phát triển du lịch – dịch vụ nông nghiệp, hình thành chuỗi du lịch tham quan, kết nối theo tuyến vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với các điểm danh lam thắng cảnh…

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Chỉ 1% vốn ngoại đầu tư vào nông nghiệp việt nam

Trong 6 tháng qua, tính tổng cấp mới, tăng thêm và mua cổ phần của các nhà đầu tư và doanh nghiệp (DN) ngoại vào ngành nông nghiệp chỉ đạt hơn 137 triệu USD, trong đó cấp mới là 127 triệu USD, 5 dự án tăng vốn, với hơn 6,16 triệu USD, 14 dự án mua cổ phần, với hơn 3,77 triệu USD.

Ngành nông nghiệp vẫn khó thu hút vốn ngoại dù nhiều chính sách ưu đãi

Trong tổng số vốn FDI 6 tháng đầu năm 2017 đạt 19,2 tỷ USD. FDI vào nông nghiệp chỉ chiếm 0,7% tổng vốn FDI vào Việt Nam trong 6 tháng qua. Trong 18 ngành thu hút FDI, FDI vào nông nghiệp đứng thứ 12 về số dự án và đứng thứ 10 trong số các ngành thu hút được lượng vốn đăng ký trong thời gian qua.

So với số vốn FDI vào những ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất điện, khí và buôn bán ô tô xe máy, FDI vào ngành nông nghiệp chưa bằng 1/10 số vốn thu hút.

Theo lý giải của Cục đầu tư nước ngoài, thu hút FDI vào nông nghiệp chỉ ở những dự án nhỏ lẻ, tập trung vào chế biến thủy sản, hoa quả tại một số địa phương. Chưa có đại gia ngoại nào nhảy vào lĩnh vực nông nghiệp bằng việc bỏ vốn trồng rau quả quy mô lớn tại Việt Nam theo hình thức đầu tư công nghệ cao, hữu cơ.

Các đối tác đầu tư nông nghiệp Việt Nam hiện chỉ có Nhật, Mỹ, Hàn Quốc… Hiện, giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn thấp so với tiềm năng, các ngành chậm chuyển đổi và phát triển nhất là trồng trọt và đánh bắt thủy hải sản. Trong khi đó, ngành chuyển đổi nhanh là chăn nuôi gia súc, gia cầm; chế biến thủy sản. Tuy nhiên, khủng hoảng thừa trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thời gian qua đã làm giảm hẳn tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp.

Mặc dù chủ trương kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước vào ngành nông nghiệp đang được Chính phủ ưu tiên với nhiều chính sách về đất, thuế quan và thị trường nhưng số vốn đầu tư vào ngành vẫn chậm thay đổi.

Theo dự đoán của giới chuyên gia, rất khó để thu hút vốn ngoại vào Việt Nam khi chỉ có những thay đổi từ thuế, đất đai và chính sách vốn. Điều các DN ngoại quan tâm hiện nay chính là phát triển theo chuỗi nông nghiệp hàng hóa và đất sống cho nông nghiệp hữu cơ để giúp sản phẩm tiêu thụ tại trong nước hoặc xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn khó khăn trong việc nhập giống, công nghệ và kỹ thuật canh tác nông nghiệp công nghệ cao từ các nước phát triển do vướng mắc trong sở hữu trí tuệ, mua quyền sáng chế. Điều này góp phần làm cản trở hiện đại hóa ngành nông nghiệp.

Tính đến 20/6, tổng vốn FDI vào nông nghiệp đạt 3,46 tỷ USD, với 516 dự án, bằng 1,1% tổng vốn FDI (306,3 tỷ USD).

Thực tế, hiện Chính phủ rất kỳ vọng vào nông nghiệp xanh, sạch để đạt tăng trưởng và làm động lực tăng trưởng tương tự các ngành chế tạo, chế biến tuy nhiên, nhìn vào số dự án tăng thêm, số dự án tích lũy trong các năm giữa hai khu vực này, chúng ta thấy có sự chênh lệch rất lớn.

Luỹ kế đến thời điểm hiện tại, FDI đổ vào ngành công nghiệp chế tạo hơn 12.000 dự án, với 180 tỷ USD, các đối tác hàng đầu như Nhật, Hàn, Singapore, Anh, Hoa Kỳ… đã đổ lượng vốn hàng tỷ USD vào nhiều ngành, lĩnh vực.

Trái ngược, FDI vào nông nghiệp tính đến nay chỉ có khoảng 500 dự án, tổng vốn 3,46 tỷ USD, trung bình mỗi dự án chỉ có vốn khoảng 6 triệu USD (136 tỷ đồng). Trong khi đó, mỗi dự án đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo có vốn bình quân 15 triệu USD (342 tỷ đồng).

Số vốn ít, hiệu quả không cao, đặc biệt nhiều DN FDI vào ngành nông nghiệp đang đứng ngoài các ngành trồng trọt, chỉ tập trung vào ngành chăn nuôi, chế biến theo chuỗi riêng của mình đã và đang khiến tính lan tỏa của FDI tại Việt Nam không cao.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam