Đặc điểm lợn rừng của thái lan

Để đáp ứng nhu cầu thị trường các giống gia súc bản địa và hoang dã đang được các đơn vị chăn nuôi đã đầu tư và khai thác những đỉặc tính quý, một trong những động vật hoang dã được nhiều người Việt Nam ưa chuộng đó là lợn rừng. Thuần hóa lợn rừng, lai tạo với lợn nhà đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi của nước ta nghiên cứu và ứng dụng. Người chăn nuôi ở Việt Nam biết và quan tâm đến các giống vật nuôi của Thái Lan trong đó có lợn rừng. Lợn rừng Thái Lan đang rất được người chăn nuôi và người tiêu dùng ưa chuộng do những đặc tính ưu việt: thịt thơm ngon, ít mỡ, nhiều nạc giá trị cao nhưng đầu tư thấp, chi phí thức ăn ít, thời gian nuôi ngắn, dễ nuôi, sinh sản tốt, tỷ lệ sống cao và ít bệnh tật.

Đặc điểm của lợn rừng Thái Lan

1. Tập tính sinh sống

Lợn rừng thường sống theo bầy đàn đông đến 50 con, sống dựa vào nhau để đảm bảo an toàn. Vì lợn rừng không chịu nắng nóng nên thường thích kiếm ăn về đêm, thích ngâm mình dưới bùn để thải nhiệt, đuổi côn trùng, ký sinh trùng trên da. Hiện nay lợn rừng Thái Lan được thuần dưỡng tại nhiều cơ sở chăn nuôi và sử dụng các sản phẩm theo ý muốn của con người.

2. Ngoại hình

– Lợn rừng Thái Lan có thân hình thon, mình mỏng, dáng cao, mặt nhọn hình tam giác, mõm dài, tai dựng đứng, nhỏ, mắt lồi trông dữ tợn, ở má có vệt lông màu trắng chạy vắt qua mũi. Mũi lợn rừng rất thính, linh hoạt, mềm nhưng rất khỏe (lợn thường dùng mũi để đào bới, tìm thức ăn).

lợn rừng Thái Lan

– Lông dài, cứng, màu lông nâu hoặc đen. Thường lỗ chân lông thành búi lông, mỗi búi có 3 gốc lông nhưng mỗi lỗ có 1 lông. Lông bờm màu đen đậm, mọc từ gáy dọc theo sống lưng cho đến mông.

– Đuôi nhỏ, ngắn, chỉ dài đến khoeo chân. Chân lợn rừng nhỏ thon, móng nhọn. Vai cao hơn hông.

– Lợn rừng cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú, da rất dày. Con cái trưởng thành nặng trung bình 90 – 100 kg. Trung bình 1 lứa đẻ từ 8-12 con.

– Con đực trưởng thành nặng trung bình 100 – 120 kg. Lợn rừng đực có 4 nanh dài chĩa ra ngoài là phương tiện để kiếm thức ăn và là vũ khí lợi hại thể hiện sức mạnh.

– Lợn rừng con sinh ra có lông sọc giống trái dưa gang (vệt lông màu trắng chạy dọc thân trên nền da màu đen hoặc nâu). Khi lợn trên 2 tháng tuổi, các vệt sọc này không còn nữa.

3. Sinh sản và trưởng thành

Lợn rừng Thái Lan 7 – 8 tháng tuổi có thể trọng 40 – 60kg có thể cho phối giống sinh sản. Thời gian mang thai của lợn rừng giống lợn nhà (khoảng 114 ngày). Thời gian đẻ (từ con đầu đến con cuối) 2 – 4 giờ. Quá trình đẻ diễn ra theo tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người. Lợn rừng đẻ 2-2, 5 lứa/ năm, lứa đầu (con so) đẻ 4 – 6 con, lứa thứ 2 trở đi từ 7 – 12 con. Lợn rừng sơ sinh có tầm vóc nhỏ, khối lượng bình quân 0,5 – 0,9kg/con. Lợn con 1-2 tháng tuổi: 5 – 10kg, 3 – 4 tháng tuổi: 15 kg-20kg, 8-12 tháng: 60 – 70 kg, khi trưởng thành: trên 100 kg.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Chăm sóc nuôi dưỡng lợn rừng con

1. Giai đoạn lợn con mới sinh ra

– Lợn rừng con khi đẻ ra cho uống men tiêu hóa Lactomin 1 gói/1 đàn. Ngày hôm sau cho uống kháng thể KTE (làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

– Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa của lợn nái 3 ngày đầu sau đẻ).

– Cố định vú bú, giữ cho những con yếu, nhỏ trong đàn được bú 2 cặp vú đầu liên tục trong 2-3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều.

– Tiêm sắt cho lợn con: lần 1 tiêm 3 ngày sau đẻ, liều 1ml (100mg). Lần thứ 2 tiêm vào ngày thứ 10 sau đẻ, liều 2ml (200mg).

– Nếu thấy lợn con có hiện tượng đi ỉa ta lấy lá ổi, lá khổ sâm, phèn đen, nhọ nồi giã ra lấy nước bơm trực tiếp vào miệng lợn con.

2. Giai đoạn lợn rừng con trước cai sữa

– Cho lợn con tập ăn từ lúc 15-20 ngày tuổi bằng cám tập ăn 951.

– Trung bình 1 con lợn con cho ăn khoảng 0,1kg/ngày. Cho ăn 5 bữa/ngày.

– Lượng thức ăn cho lợn ăn tăng dần hàng ngày.

 lợn rừng con được chăm sóc trong chuồng

– Cho lợn làm quen dần với thức ăn bằng cách bôi thức ăn vào miệng lợn con.

(*) Cách tập ăn cho lợn con:

– Hòa thức ăn thành dạng sền sệt rồi bôi lên mép, miệng lợn con, đầu vú lợn mẹ vài lần sẽ làm cho lợn con quen dần với mùi thức ăn và sẽ tìm đến nơi có thức ăn.

– Cố định nơi để máng ăn để lợn con quen chỗ ăn. Cho lợn ăn 5 – 6 bữa/ngày, mỗi lần cho ăn nên để máng ăn 2-3h rồi bỏ ra vệ sinh sạch sẽ, 1-2h sau lại cho thức ăn mới vào. Làm như vậy vài lần trong ngày sẽ kích thích tính tò mò của lợn con kèm theo mùi thơm của thức ăn sẽ thu hút lợn con.

– Khi lợn con tập ăn được nhiều hơn sẽ ngăn lợn mẹ ra, cho lợn con ăn tăng dần nhưng không được cho ăn no sẽ dẫn đến tiêu chảy, chướng bụng. Cho lợn con ăn xen kẽ các loại rau, cỏ mần trầu, các loại cây thuốc nam.

3. Giai đoạn lợn con tách mẹ (cai sữa)

– Thời gian lợn con tách mẹ từ 35 – 45 ngày tuổi (tùy vào thể trạng tăng trưởng của lợn con và điều kiện thời tiết).

– Cho lợn con tập ăn từ 1-10 ngày đầu kể từ ngày cai sữa: 0,2 kg (50 % cám tập ăn 951 + 50 % cám tập ăn 952). Cho ăn 5 bữa trong ngày.

– Sau 10 ngày đến giai đoạn lợn hậu bị cho ăn 0,2 kg cám tập ăn 952 + 0,2 kg cám trộn (cám mì+cám ngô). Cho ăn 5 bữa trong ngày.

– Khẩu phần ăn tăng dần cho đến khi lợn đạt khoảng 15 kg thì chuyển sang chế độ ăn của lợn rừng hậu bị.

4. Điều kiện chuồng nuôi

– Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa.

– Những ngày đầu lợn con mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ chuồng nuôi tương đương nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sau cai sữa từ 25-27 độ C. Thay đổi nhiệt độ chuồng nuôi đột ngột sẽ rất có hại cho lợn con, đặc biệt vào mùa đông lợn dễ bị viêm phổi.

– Quan sát đàn lợn để biết nhiệt độ chuồng nuôi:

+ Lợn đủ ấm: con nọ nằm cạnh con kia.

+ Lợn bị lạnh: nằm chồng chất lên nhau, lông dựng, mình mẩy run.

+ Lợn bị nóng: nằm tản mạn mỗi con 1 nơi, tăng nhịp thở

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Cách chọn giống lợn rừng

Chọn lợn rừng giống để nuôi rất quan trọng, quyết định đến 60% hiệu quả kinh tế khi nuôi.Giống lợn rừng để nuôi gồm 2 loại: Giống nuôi sinh sản và giống nuôi thịt. Sau 8 năm triển khai trang trại nuôi lợn rừng với quy mô trên 12000 con lợn rừng cho hiệu quả kinh tế cao, qua việc áp dụng các kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi tạm thời biên soạn “Kỹ thuật chọn lợn rừng giống” nhằm giúp cho các hộ chăn nuôi có thêm kiến thức trong quá trình chọn và phân loại lợn rừng giống.

  1. Kỹ thuật chọn lợn rừng đực giống

Chọn lợn rừng đực giống phải đảm bảo các tiêu chí sau:

– Chọn những con đầu thanh, mặt dài giống mặt ngựa, lưng thẳng, lông bờm dài, trông dữ tướng.

Giống lợn rừng

– Chân cao, vững chắc, bụng thon gọn.

– Cơ quan sinh dục phát triển, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối.

– Tính hăng cao.

– Không mắc các loại dịch bệnh từ đời bố mẹ.

  1. Kỹ thuật chọn giống lợn rừng hậu bị sinh sản

Chọn lợn rừng hậu bị sinh sản phải đảm bảo các yếu tố sau:

– Lựa chọn khi tuổi đời đạt từ 3 – 4 tháng tuổi.

– Ngoại hình: đầu thanh, mõm dài thẳng giống mặt ngựa, lưng thẳng, hông rộng; 4 chân cao, to, chắc khỏe.

– Cơ quan sinh dục: phát triển bình thường cả về hình thể và hoạt động.

– Vú: lợn rừng nái có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh, khô hoặc kẹ sẽ không chọn hoặc phải kiểm tra đánh giá lại.

– Không mắc các dịch bệnh từ đời bố mẹ, đặc biệt không cận huyết (cùng huyết thống).

  1. Kỹ thuật chọn giống lợn rừng nuôi thịt

Được lựa chọn để nuôi lấy thịt thương phẩm, chọn lợn rừng giống nuôi thương phẩm phải đảm bảo khỏe mạnh không dịch bệnh, có khả năng tăng trưởng tốt….thì mới đạt hiệu quả kinh tế.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Xác định giới tính chim trĩ

Trong chăn nuôi, việc biết rõ giới tính của vật nuôi là điều quan trọng. Vì có biết rõ giới tính của chúng, ta mới biết con nào thuộc giống cái hay giống đực để tiện tuyển lựa nuôi gầy giống cái hay giống đực để tiện tuyển lựa nuôi gầy giống sau này. Phân biệt giới tính của loài thú thì rất dễ, tuy nhiên loài gia cầm như gà, vịt, chim thì lại rất khó… Nhiều giống chim như chim cu gáy, bồ câu, khướu, yến phụng … dù ngay chim đã trưởng thành đã sinh sản được nhiều lứa mà giới tính của chúng ra sao, ngay nhiều chủ nuôi có kinh nghiệm lâu năm cũng không phân biệt được!

Vậy làm thế nào để phân biệt được chim trĩ trống và chim trĩ mái, bà con có thể đọc bài viết sau:

Chim trĩ dưới 3 tháng tuổi, trên mình còn phủ kín lớp lông măng màu xám tối thì chỉ có người nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề mới có thể đoán được giới tính của từng con. Bởi giống chim trĩ rất khó để phân biệt được giới tính, đặc biệt trong giai đoạn con con. Riêng chim trĩ trưởng thành từ ba bốn tháng tuổi thì trên mình đã mọc lông vũ. Khi đó chúng ta phân biệt trống mái ra sao rất dễ, ngay người ngoài nghề cũng xác định được dễ dàng.

chim trĩ

Đối với trĩ trống: Sắc long trên mình trĩ tươi tắn, sặc sỡ và có nét rất đệp, thân mình mảnh khảnh, nhanh nhẹn và năng động. Đây là cách phân biệt dễ nhất.

Đối với trĩ mái: Sắc lông trên mình trĩ mái tối sẫm mặc dù đã thay lớp lông măng, nhìn không hấp dẫn…

Bài viết trên là phương pháp giúp bà con phân biệt được giới tính của chim trĩ, tuy nhiên để chính xác nhất bà con nên đợi lớp lông của chim trĩ về chiều dưới ánh hoàng hôn sẽ dễ phân biệt đâu là trĩ trống, đâu là trĩ mái, tiện cho việc phân loại trong chăn nuôi.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Một số thức ăn và tiêu chuẩn ăn của ngan

Ngan là loài gia cầm thích ứng rộng rãi cả trên cạn và dưới nước và có thể nuôi quanh năm. Việc chăn nuôi ngan rất dễ, trong nuôi chăn thả truyền thống, thức ăn của ngan rất đa dạng phong phú, không đòi hòi khắt khe dinh dưỡng trong khẩu phần. Đa phần, thức ăn gồm tinh bột, protein, chất xơ xanh… Ngan thích ăn dạng mảnh, hạt, không thích ăn thức ăn bột, ướt và trơn. Để hiểu rõ tổng hợp về thức ăn của ngan, bà con có thể tham khảo bài viết sau:

Ngan

Ngan thuộc loài ăn tạp, được nuôi bằng nhiều loại thức ăn khác nhau. Căn cứ vào mục đích sử dụng của mỗi loại thức ăn trong khẩu phần, người ta chia thức ăn nuôi ngan thành các nhóm sau:

1. Nhóm thức ăn năng lượng

Nhóm này bao gồm các loại hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ của chúng. Loại thức ăn này gồm các hạt hoà thảo như: thóc, ngô, kê, cao lương và các sản phẩm phụ của chúng như cám, tấm…

Thóc: Năng lượng của thóc khoảng 2630-2860 Kcal/kg, protein: 7,8- 8,7%, mỡ: 1,2-3,5%, xơ: 10-12%. Trong thóc hàm lượng lizin, acginin, tryptophan cao hơn ngô nhưng lượng khoáng đa lượng và vi lượng trong thóc thấp.

Ngô: Là nguồn thức ăn giàu năng lượng, ngô đứng hàng đầu trong các loại thức ăn năng lượng ở gia cầm.

2. Thức ăn protein

Gồm các loại hạt cây họ đậu, cá và các phụ phẩm của chúng. Đại diên lớn nhất của các loại thức ăn này là đỗ tương, đỗ xanh, lạc., bột cá, bột đầu tôm:

Đỗ tương: Giá trị sinh học của protein đỗ tương cao tương đương với các protein động vật. Tuy nhiên khi sử dụng đỗ tương phải chú ý đến những tác nhân kháng dinh dưỡng có trong hạt đỗ tương.

Lạc: Lạc chứa nhiều dầu mỡ, tỷ lệ mỡ chiếm 38-40% trong lạc vỏ và 48-50% trong lạc nhân. Hàm lượng protein trong khô dầu ép cả vỏ là 30-32%, trong khô dầu lạc nhân là 45-50%.

Bột cá: Bột cá là nguồn thức ăn protein tuyệt vời cho gia cầm bởi vì bột cá chứa đầy đủ số lượng của các axit amin cần thiết mà gia cầm yêu cầu, đặc biệt là lizin và metionin. Song bột cá là nguyên liệu đắt tiền do đó để đảm bảo giá thành của khẩu phần cần tính toán cung cấp một tỷ lệ hợp lý.

Bột đầu tôm: Bột đầu tôm là nguồn protein động vật giàu các nguyên tố khoáng, thành phần dinh dưỡng và giá trị sinh học của protein bột đầu tôm khá cao nhưng không bằng bột cá và bột máu.

3. Thức ăn khoáng và vitamin

Loại thức ăn cung cấp khoáng và vitamin được gọi là thức ăn bổ sung. Thức ăn bổ sung khoáng thường dùng trong chăn nuôi gia cầm là: Các phức hợp muối có chứa canxi, photpho; Các muối amoni, muối ăn, muối của một số khoáng vi lượng.

Tiêu biểu của nhóm này là khoáng đa lượng; đá vôi ở dạng bột như phấn canxi cacbonat, bột vỏ sò, vỏ trứng, bột xương, mangan sunfat (MnSO4 . 5H2O) ở dạng tinh thể, coban clorua (CoC12-6H2O) dạng bột màu hồng đỏ…

Nhu cầu dinh dưỡng của ngan không đòi hỏi cao, ngan có khả năng tự điều chỉnh mức tiêu thụ thức ăn bằng cách hấp thụ một lượng dinh dưỡng ổn định. Nên khi thay đổi khẩu phần ăn của ngan không làm ảnh hưởng mạnh đến chất lượng thịt. Bà con có thể yên tâm điều chỉnh khẩu phần ăn của ngan để phù hợp với điều kiện kinh tế.

 

Liệu có nên sử dụng máy ấp trứng?

Bài viết này, máy ấp trứng Ánh Dương sẽ giúp bà con phân biệt được lợi ích của các phương pháp ấp trứng giữa truyền thống và bằng máy ấp để bà con có cái nhìn tổng quan trong việc chọn lựa phương pháp tốt nhất cho mình.

Phương pháp ấp trứng truyền thống

Đây là một phương pháp truyền thống lâu đời, cách làm nhanh chóng và không phụ thuộc đến các yếu tố kỹ thuật của máy móc. Phương pháp này phù hợp với tình hình chăn nuôi hiện nay ở nước ta, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng hẻo lánh chưa tiếp cận được với khoa học kỹ thuật chăn nuôi.      máy ấp trứng gà

Tuy nhiên, có những vấn đề phát sinh khi sử dụng phương pháp này vì tỷ lệ ấp trứng có thể hên xui vì do con mái có thể quá vụng về trong việc ấp trứng, hay do điều kiện thời tiết thay đổi thường xuyên dẫn đến môi trường ấp trứng không phù hợp để phôi phát triển. Ngoài ra, việc ấp trứng truyền thống khiến con mái giống giảm tỷ lệ đẻ trứng do kiệt sức. Khi ấp trứng truyền thống cũng sẽ khiến cho gà con nở ra không đồng đều, sức khỏe kém, tỷ lệ gà con chết cao hoặc mắc một số bệnh tật bẩm sinh.

Phương pháp ấp trứng bằng máy ấp trứng

Sử dụng máy ấp trứng trong chăn nuôi nở rộ trong khoảng thời gian gần đây bởi những lợi ích mà máy ấp trứng mang lại, có thể nói ưu điểm của máy ấp trứng hoàn toàn phù hợp cho tình hình hiện tại, bởi việc kỹ thuật hóa trong chăn nuôi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ưu điểm khi sử dụng máy ấp trứng

Tăng tỷ lệ nở tự nhiên đến 90%

Máy ấp trứng loại bỏ rủi ro gà mái giẫm vỡ trứng, tạo môi trường phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của phôi trứng, gia tăng tỷ lệ trứng nở đạt đến 90% so với phương pháp ấp trứng truyền thống.

Bảo vệ sức khỏe gà mái, tăng năng suất trong chăn nuôi

Sau mỗi chu kì ấp trứng, gà mái giống thường giảm đi năng suất đẻ, vì vậy khi sử dụng máy ấp trứng sẽ thay thế khoảng thời gian ấp trứng của gà, tăng năng suất đẻ trứng, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật lai tạo và tạo giống gà

Để lai tạo ra những giống gà tốt cần có con mái tốt và con trống tốt, trong quá trình chọn lọc con giống để tiến hành lai tạo cần tuân thủ những điểm lưu ý sau nhằm có thể tạo ra một giống mới, hoàn hảo hơn thế hệ trước, góp phần gia tăng năng suất. Có câu dân gian “Chó giống cha, gà giống mẹ”, chính vì vậy trong lai tạo, con mái là vấn đề quyết định quan trọng.

Kỹ thuật lựa chọn con giống
Trong chọn giống, điều quan trọng là phải có gà mái tốt, để làm mái gốc, mái nền. Mái tốt là mái có thể đẻ ra lượng trứng nhiều, trứng đạt chất lượng, ngoài ra con con có khả năng tăng trưởng cao, chống chọi bệnh tật tốt. 

lai tạo giống gà

Tiến hành lai tạo
Cách đơn giản nhất là thu thập và ấp nở trứng từ bầy gà của mình nhưng thách thức quan trọng nhất chính là ở đời F1 xảy ra tình trạng xuống cấp di truyền cho cận huyết con giống.
Để tránh tình trạng cận huyết, chúng tôi gợi ý cho bà con một số phương pháp như sau:

  1. Phương pháp lai pha
    Là cách lai đơn giản nhất, bà con đem những trống mới từ nơi khác về hằng năm và đây cũng là phương pháo được áp dụng rộng rãi nhất trong chăn nuôi. Qua mỗi mùa sinh đẻ, những con trống thuộc giống khác ở nhiều nơi khác được đưa mới vào bầy để tiến hành thụ tinh mới, ưu điểm của phương pháp sẽ tránh được hoàn toàn tình trạng cận huyết, không xảy ra tình trạng giảm năng suất. Nhưng nhược điểm là khó kiểm các tính trạng của con giống bởi quá trình lai tạo có thể tạo ra những tính trạng lặn khiến giống gà mới trở nên yếu hơn.
    2. Phương pháp lai dựa
    Cũng là một phương pháp mà bạn đựa trống mới về mỗi mùa. Chỉ khác là nguồn trống mới chỉ ở một nơi, giúp kiểm soát các tính trạng đã có ở gà tạo ra con giống mới phát triển hơn, cũng như tránh được tình trạng cận huyết.
  2. Phương pháp lai bầy
    Là một phương pháp lai tạo theo bầy như một đơn vị tổng thể thường được áp dụng trong các trang trại quy mô công nghiệp. Ví dụ sử dụng khoảng 20 con giống và 200 con mái, bầy sẽ tự lai tạo quyết định tạo ra giống mới và tiến hành chọn lọc con giống tốt nhất trong thế hệ tiếp theo, sau đó lại nhập số lượng con giống mới và tiếp tục lai tạo, cuối cùng tổ hợp hai con giống mới để tạo ra giống tốt hơn.
  3. Phương pháp lai cuốn
    Theo phương pháp này, bà con cần phân đàn gà ra thành hai nhóm. Nhóm mái tơ được ghép với trống trưởng thành và nhóm trống tơ được ghép với mái trưởng thành. Vào cuối mùa lai tạo, cả hai nhóm được thanh lọc được gom lại cho mùa sau, và gà con được nuôi lớn thành mái tơ và trống tơ cho mùa lai tạo kế tiếp. Đây là một hệ thống đơn giản và có lợi thế trong việc chỉ duy trì hai nhóm gà

  1. Phương pháp lai xoay
    Là phương pháp mà ba bầy, cụ thể gà mái được chia thành 3 bầy mà mỗi bầy được đặt tên: chẳng hạn như “1”, “2” và “3. Trong mùa đầu tiên, trống mới 1 sẽ lai tạo với duy nhất một bầy 1, tương tự cho trống mới 2 và 3. Ở mùa thứ hai, con trống tơ 1 sẽ lai tạo với bầy 2, tương tự lai tạo chéo cho mùa 3… Cứ như vậy, sự tổ hợp chéo sẽ tạo ra 03 giống mới sau 3 mùa. Điểm thuận lợi của phương pháp lai xoay đó là không xảy ra tình trạng cận huyết cũng như không cần bổ sung giống mới trong quá trình lai tạo.

Bất kể bà con áp dụng phương pháp nào cho bầy gà của mình, thành công lâu dài của việc lai tạo phụ thuộc vào việc sở hữu bầy gà gồm nhiều cá thể khác biệt về nguồn gốc cũng như sự kiên trì trong lai tạo. Điều này có nghĩa cần lưu giữ gà ở nhiều thế hệ khác nhau và sử dụng càng nhiều trống khác nhau càng tốt trong điều kiện cho phép. Chúc bà con thành công.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách phân biệt vịt trời con trống và con mái

   vịt trời

Trong chăn nuôi, tuyểnchọn được con giống tốt là điều rất quan trọng vì chất lượng con giống là yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả kinh tế

1. Phân biệt vịt trống mái ở bộ phận sinh dục

– Bà con có thể vạch hậu môn vịt con ra xem, nếu thấy có gai giao cấu nhỏ bằng đầu tăm nổi lên rõ là con trống, ngược lại không thấy gì là con mái.
– Sờ nắn bộ phận sinh dục qua phía ngoài của hậu môn, nếu thấy có nổi cộm như hạt tấm giữa ngón tay cái và tay trỏ thì đó là vịt trống và ngược lại, không có sự nổi cộm đó là con mái.

2. Phân biệt vịt trống mái qua hình dáng

– Vịt đực thường thấy đầu to, đít bé, kêu to, tiếng đục hơi khàn, mắt tròn, màu nâu nhạt; nhìn thấy rõ một vòng tròn vàng màu đồng thau viền xung quanh lòng đen; ấn nhẹ bộ phận sinh dục thấy thò ra một ống nhỏ đó là bộ phận giao cấu với con cái sau này….
Vịt cái đầu nhỏ đít to hơn vịt đực, mắt vịt cái có màu nâu sẫm, có vòng vàng sẫm viền xung quanh lòng đen; dùng tay ấn nhẹ bộ phận sinh dục không thấy có ống giao cấu thò ra….

Hai phương pháp này nên làm ngay sau khi vịt con nở ra khi chúng vừa khô lông và chưa cho ăn. Phương pháp trên có độ chính xác đến 90% nên bà con có thể an tâm áp dụng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Điều trị bệnh cắn mổ nhau ở gà

Bệnh gà cắn mổ nhau là hiện tượng rất phổ biến khi chăn nuôi gà, nhất là trong điều kiện nuôi tập trung, nuôi công nghiệp. Các con trong đàn tự cắn mổ nhau dẫn tới xước da, chảy máy, trụi lông, gày gò chậm lớn, mẫu mã xấu. Hiện tượng cắn mổ nhau ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và doanh thu trong chăn nuôi gia cầm.

 gà cắn mổ lẫn nhau

1. Biểu hiện gà cắn mổ lẫn nhau.

Hiện tượng gà cắn mổ nhau xuất hiện ở hầu hết các loại gia cầm, thủy cầm nhưng nhiều nhất là ở gà. Biểu hiện: gia cầm rụng lông một cách bất thường. Lúc đầu là lông cánh, lưng, cổ ngực rồi đến vùng đuôi và hậu môn.Kèm theo là những vết xước trên toàn thân dẫn tới loét, nhiễm trùng.

Hậu quả của mổ cắn phụ thuộc vào nơi chúng rỉa: Từ trụi lông đến chảy máu, rách da, rách thịt, nếu ở hậu môn thì chúng lôi cả ruột, ống dẫn trứng ra để ăn. Những gia cầm bị mổ chảy máu hoặc rách da, rách thịt đều sẽ chết nếu không nhanh chóng tìm được nơi trú ẩn an toàn.

Ban đầu, chỉ có vài con rượt đuổi, cắn nhau. Khi một số con bị thương, sẽ kích thích cả đàn. Nếu không can thiệp nhanh sẽ bùng phát trên cả đàn.

2. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng cắn mỗ nhau

Nhóm 1: Do thức ăn không đảm bảo, cho ăn không đúng cách gồm:

+ Thức ăn thiếu chất hoặc thừa chất.
+ Mất cân đối giữa đạm, năng lượng, các nguyên tố vi lượng và vitamin.
+ Để gà, vịt, ngan đói quá hoặc khát quá (khoảng cách giữa các bữa ăn, bữa uống quá lâu).
+ Giai đoạn gia cầm đẻ sẽ cần đủ lượng và chất để bù đắp lại sự thiếu hụt do phải huy động nguồn dự trữ của bản thân cho sự hình thành và phát triển trứng, nhưng nếu không được đáp ứng sẽ sinh ra mổ linh tinh.

Nhóm 2: Do các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo, mất cân bằng.

+ Ánh sáng quá thừa.
+ Mật độ quá đông.
+ Độ ẩm không khí cao, thông thoáng kém.
+ Chất độn chuồng bị mốc, chuồng nuôi chứa nhiều khí độc như: H2S, NH3, CO2 gây ngạt hoặc kích thích phản xạ khó chịu.
+ Tiếng ồn liên tục gây bứt rứt cho gia cầm.
+ Chậm thu trứng, trong ổ đẻ hoặc trên dây chuyền trứng có nhiều trứng non, vỏ mềm, bị dập vỡ hoặc có dính máu đỏ gây hấp dẫn gia cầm khác.

Nhóm 3: Vì nguyên nhân nào đó gây chảy máu, có màu đỏ trên cơ thể làm hấp dẫn các con khác đến rỉa như:

+ Do đẻ trứng to quá (trứng 2 lòng) làm rách tử cung gây chảy máu ở hậu môn hoặc lộn nội mạc tử cung ra ngoài.
+ Do cầu trùng cấy ghép Coli bại huyết, ỉa ra máu, máu dính đít.
+ Do chảy máu chân lông ống cánh, đuôi khi bị bệnh thiếu máu truyền nhiễm, hay do một nguyên nhân khác.
+ Do ngoại ký sinh trùng gây ngứa khiến chính gà, vịt, ngan đó quay lại mổ rỉa và làm rách da, rách thịt, tự gây chảy máu.

3. Cách điều trị

– Sau khi tìm được nguyên nhân, cần xử lý và phối hợp đồng thời các biện pháp sau:
+ Truy tìm những con bị mổ, nhốt riêng và làm lành vết thương bằng cách bôi xanh Methylen vào chỗ bị mổ.
+ Phát hiện ra những con chuyên đi mổ, cắt mỏ và nhốt riêng chuồng khác.
+ Tách đàn, giảm mật độ nuôi nhốt càng thưa càng tốt.
+ Giảm cường độ ánh sáng. Thông gió cho chuồng trại thoáng mát, ấm áp.
+ Cho ăn uống đều bữa.
+ Thay chất độn (nếu có thể), dọn dẹp chuồng nuôi thường xuyên.
+ Cân chỉnh lại chất lượng thức ăn.
+ Bổ sung ngay 6g Super-Vitamin hoặc 6g Doxyvit. Thái/1kg thức ăn, cho ăn liên tục 3 tuần.
+ Để trong chuồng hoặc ngoài sân chơi các chậu đá nghiền thành sỏi nhỏ, gạch non, cát vàng, vôi bột để chúng tự tìm kiếm và bù đắp Ca, P và một số chất khác.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Những điều chưa biết về bệnh gà rù, niu-cát-xơn

Bệnh gà rù là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gà với các biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng huyết, rối loạn tiêu hóa và hệ thần kinh. Trước đây người ta gọi bệnh này là dịch tả gà (Pestis Avium), ngày nay người ta gọi là Niu-cát-xơn (Newcastle disease).

gà mắc phải bệnh gà rù

Nguyên nhân gây bệnh là do virut Myxo gây ra. Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Ở các loài thủy cẩm như ngan vịt không mắc bệnh này nhưng chúng mang theo trùng Niu cát xơn. Bênh có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên mùa đông là mùa cao điểm nhất.

Triệu chứng của Bệnh Gà Rù

Bệnh gà rù có 5 thể biểu hiện: quá cấp tính, cấp, dưới cấp, mãn tính và thể không điển hình. Trong thực tế chúng tôi tạm chia ra 3 thể: thể phát nhanh (thể quá cấp và cấp tính), thể trung bình (dưới cấp) và thể phát chậm (thể mãn tính và thể không điển hình).

1. Thể phát nhanh

– Gà bỏ ăn, ủ rũ, buồn ngủ, mào thâm, rù, tiêu chảy phân xanh hoặc xanh trắng, thở khó, thở khò khè đôi khi sặc khoẹt kèm theo tiếng toóc, nước mũi chảy dàn dụa, nước mắt, nước dãi chảy dài kéo thành sợi, diều chứa thức ăn không tiêu và nhiều hơi khí.

– Ở gà đẻ thấy giảm đẻ, có nhiều trứng non, vỏ mềm, kích thước nhỏ, gà gầy sút nhanh và chết rất nhanh, chết mỗi ngày một tăng, tỷ lệ chết lên đến 100%.

2. Thể phát trung bình.

– Các biểu hiện chủ yếu là ho hen sặc khoẹt, gà rất khó thở, phải rướn dài, rướn cao cổ để hít khí, tiếng toóc thưa thớt.

– Gà đi tiêu chảy phân xanh, phân xanh trắng, ăn uống kém, diều chứa đầy hơi hoặc chất lỏng, gầy rộc, mào thâm, xung quanh lỗ huyệt bẩn do phân xanh trắng bám dính.

– Gà bệnh bị liệt chân, liệt cánh, ngoẹo đầu, ngoẹo cổ khiến gà không ăn uống được, gầy sút nhanh và chết. Gà chết mỗi ngày một tăng, tỷ lệ chết lên đến 60-70%.

3. Thể phát chậm

– Đây là thể bệnh thường xảy ra ở những đàn gà đã được dùng vacxin Lasota hoặc ND-IB thậm chí đã tiêm H1 hoặc Clone 45 để phòng bệnh, nhưng đáp ứng miễn dịch chưa đủ.

– Lúc đầu, gà bệnh xuất hiện lác đác trong đàn với biểu hiện giảm hoặc bỏ ăn, trong khi nhìn tổng thể cả đàn không thấy triệu chứng bệnh, nhưng mỗi ngày số gà ốm cứ tăng dần.

– Các biểu hiện chủ yếu là ho hen sặc khoẹt, loặc xoặc giống như CRD.

– Sau đó, nhiều gà ốm bắt đầu tiêu chảy loãng, phân xanh trắng, xung quanh lỗ huyệt bẩn, chân mỏ khô quắt, lông xơ, chúng đứng lẻ loi, mắt nhắm nghiền rụt cổ hoặc nằm tụm đống vào một góc chuồng, mào thâm hoặc thâm xám.

– Trong đàn phần lớn gà vẫn ăn uống bình thường thì đêm nào cũng có gà chết, chúng chết lác đác, rải rác lúc đầu vào ban đêm, sau tăng dần và chết cả vào ban ngày, xác chết gầy, ướt, thịt thâm, mào thâm tím.

– Đối với gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm nhẹ dần theo thời gian và có nhiều trứng non, kích thước nhỏ, đôi khi gà đẻ ra không có vỏ cứng, dễ rách vỡ.

Mổ khám phát hiện bệnh.

– Bóp mỏ thấy dịch nhầy mũi chảy ra.

– Mào thâm, xác gà gầy, ướt, bẩn, có nhiều phân xanh, xanh trắng bám đầy xung quanh lông lỗ huyệt.

– Viêm khí quản, khí quản chứa nhiều nhầy.

– Diều chứa nhiều hơi, thức ăn không tiêu.

– Viêm xuất huyết dạ dày tuyến, ruột non, van hồi manh tràng, niêm mạc hậu môn.

– Viêm túi khí. Túi khí đục hoặc có nhiều Fibrin bám dính.

– Viêm xuất huyết thoái hóa buồng trứng, ống dẫn trứng.

– Trứng non dập vỡ gây viêm dính phúc mạc.

Điều trị bệnh gà rù

– Thực hiện đồng thời 2 bước sau:

Bước 1: Can thiệp ngay vacxin vào đàn gà bệnh
– Đối với gà dưới 20 ngày tuổi đã có tiếp xúc với nguồn bệnh, chưa được phòng vacxin thì tốt nhất nên tiêu hủy.

– Đối với gà dưới 20 ngày tuổi chưa tiếp xúc với nguồn bệnh: Nhỏ mắt, mũi, mồm vacxin Lasota hoặc ND-IB (sau đó cho uống thuốc ở bước 2) rồi chuyển đến nơi an toàn nuôi tiếp. Sau 10 ngày cho uống lại Lasota hoặc ND-IB lần 2, sau 15 ngày nữa thì tiêm H1.

– Đối với gà từ 20-30 ngày tuổi đã được dùng 1 lần lasota: cho uống lại Lasota hoặc ND-IB. Sau 10 ngày tiêm Newcastle H1 hoặc Clone 45.

– Đối với gà từ 30 ngày tuổi trở lên mới dùng 1-2 lần Lasota hoặc ND-IB, chưa tiêm H1 hoặc đã tiêm H1 thì phải tiêm ngay vacxin Newcastle H1.

Bước 2: Sau khi được dùng vacxin, đàn gà bệnh phải được dùng toa thuốc theo 1 trong các phác đồ sau:
* Phác đồ 1:
– T.Cúm gia súc: 20g
– T.Colivit: 20g
– Super-Vitamin: 20g
Cả 3 loại thuốc trên pha chung vào 15-20 lít nước cho 100kg gà uống trong cả 1 ngày, dùng 4 ngày liên tục.

* Phác đồ 2:
– Anti – Gum: 20g
– T. Avimycin: 20g
– Doxyvit. Thái: 20g

Cả 3 loại thuốc trên pha chung vào 15-20 lít nước cho 100kg gà uống trong cả 1 ngày, dùng 4 ngày liên tục.
* Phác đồ 3
Ta thay T. Colivit bằng một trong các loại thuốc sau: T. Flox.
C, T. Umgiaca, T.I.C; Tydox. TA; Anti-CRD.LA; Flumex.30…

Phòng bệnh gà rù

– Phải nghiêm túc giữ gìn vệ sinh chăn nuôi thú y trong khu chăn nuôi theo quy định chăn nuôi an toàn sinh học.

– Phải nghiêm cấm việc tiếp xúc, thăm nom các cơ sở chăn nuôi khác và ngược lại.– Phải áp dụng sơ đồ, lịch dùng vacxin hiện đại nhất như sau:
+ Nhỏ mắt, mũi, mồm Lasota hoặc ND-IB lần 1 lúc gà 3-4 ngày tuổi.
+ Cho uống Lasota hoặc ND-IB lần 2 lúc gà đạt 18-24 ngày tuổi.
+ Tiêm dưới da Newcastle H1 hoặc Clone 45 lúc gà đạt 35-38 ngày tuổi.
+ Riêng đối với gà nuôi trên 2 tháng phải tiêm lại H1 hoặc Clone 45 lúc 90 ngày tuổi và 15 ngày trước khi gà vào đẻ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam