Phát hiện phương pháp mới giúp lợn miễn nhiễm với dịch bệnh

Có thể gây tranh cãi song một nghiên cứu mới đây cho thấy phương pháp chỉnh sửa gene có thể giúp lợn miễn nhiễm với nhiều virus dịch bệnh thường gặp, hạn chế những đợt dịch bệnh vốn gây thiệt hại tới 1,6 tỷ USD mỗi năm cho ngành chăn nuôi gia súc châu Âu. Nghiên cứu do Viện Roslin thuộc Đại học Edinburgh thực hiện và được đăng tải trên tạp chí PLOS Pathogens ngày 23/2.

Các nhà khoa học đã chỉnh sửa một đoạn nhỏ trong bộ ​gene của lợn và tiêm virus Hội chứng Rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) vào lợn đã được chỉnh sửa gene để theo dõi khả năng kháng virus của vật chủ. Kết quả, các nhà khoa học nhận thấy các tế bào được lấy từ lợn sau khi được chỉnh sửa gene có khả năng chống chọi được với 2 phân loại của virus PRRS.

Dù gây tranh cãi song phương pháp chỉnh sửa g​ene sẽ giúp vật nuôi khỏe mạnh hơn.
Dù gây tranh cãi song phương pháp chỉnh sửa g​ene sẽ giúp vật nuôi khỏe mạnh hơn.

Nếu bị nhiễm virus này, lợn con sẽ bị viêm phổi, trong khi lợn mẹ sẽ chết khi mang thai. Các tác giả nghiên cứu này nhấn mạnh tế bào từ con lợn sau khi được chỉnh sửa ​gene có thể chặn đứng sự xâm chiếm của virus gây bệnh.

Theo nhà khoa học Alan Archibald, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, dù gây tranh cãi song phương pháp chỉnh sửa g​ene sẽ giúp vật nuôi khỏe mạnh hơn, có sức đề kháng tốt hơn trước nguy cơ lây nhiễm của dịch bệnh, qua đó giúp người chăn nuôi giảm thiểu những thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Ông Archibald nhấn mạnh kết quả ban đầu của công trình này giúp các nhà khoa học tiến gần hơn tới các giải pháp giúp ứng phó với bệnh dịch có nguy cơ bùng phát mạnh trong ngành chăn nuôi gia súc.

Trong khi đó, Giáo sư Ian Jones thuộc Đại học Reading đánh giá đây là cách tiếp cận “thú vị” trong việc đối phó với những loại virus chưa có vaccine phòng chống. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng vẫn còn hạn chế trong phương pháp mới này bởi để phòng chống dịch bệnh, tất cả loài vật nuôi đều phải trải qua quá trình chỉnh sửa gene vốn mất thời gian và khó được chấp thuận. Ngoài ra, cũng xuất hiện quan ngại về việc virus PRRSV có thể biến thể để xâm nhập vào vật nuôi.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh luôn tươi tốt

Chọn giống: Như tất cả mọi loại hoa khác việc chọn giống rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi hoa trưởng thành và thu hoạch.

Cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh luôn tươi tốtTrồng hoa quỳnh muốn đẹp, cần đặc biệt chú ý khi chọn mua giống.

Cách trồng: Đầu tiên, vứt bỏ bớt các cành quỳnh nhỏ, hoặc các thân quá cỗi, chỉ giữ lại những cành to, thân (lá) dầy, còn cành nào cao quá cắt ngắn bớt, để riêng những cành vừa cắt cất vào trong chỗ mát, một tuần sau đem ra cắm lại vào chậu hay trồng vào chậu mớị (để trong mát một tuần cho vết cắt lành, không bị nhiễm nấm)

Bỏ cây quỳnh vào chậu cho đất vào, ấn nhẹ cho chắt gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần, rồi mới mang ra phơi nắng. Khoảng một tháng sau, sẽ có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới đất lên, những cành này sẽ cho hoa liền trong vài nãm. Mỗi nhánh này sẽ có ít nhất hai tới ba bông hoa vào vụ hoa chính mỗi năm (tháng 8-tháng 9 tuỳ theo khí hậu nóng lạnh).

Cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh luôn tươi tốtCách trồng cây hoa quỳnh trong chậu hay trong vườn nhà đều rất đơn giản do loài cây này không quá kén chọn điều kiện

Không nên thay đất sớm quá, để quỳnh trong nhà không đủ ánh nắng, chỉ lên những ngọn vượt nhỏ, không ra hoa được. Quỳnh rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là mọc. Nhưng chỉ những nhánh quỳnh mạnh, to, khỏe của các năm trước, năm nay mới có hoa.

Chăm sóc hoa quỳnh đúng cách để cây ra nhiều và bền hoa

Phân bón

Cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh luôn tươi tốtTrồng hoa quỳnh tươi tốt không cần quá nhiều phân bón và chăm sóc kĩ càng.

Cây quỳnh không cần phân bón, nhưng cũng có thể tưới loại phân bón: Peters 20-20-20, Miracle Gro, hoặc Super Bloom. Mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng 4 đến tháng 9, không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao. Lý do mà quỳnh không nở hoa chủ yếu là thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường phải từ 5 tuổi trở lên, quỳnh mới cho hoa nở rộ).

Cách chăm sóc

Quỳnh nguyên thủy sống trong bóng râm ở sa mạc hoặc tán lá của rừng nhiệt đới nên cây quỳnh tương đối dễ trồng. Có thể trồng bằng cách cắm cành, có mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất xốp và thoát nước là cây phát triển được. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài.

Cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh luôn tươi tốtTrồng hoa quỳnh ở nơi có nắng chiếu sẽ giúp cây phát triển mạnh và ra nhiều hoa hơn. 

Cây quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của nó. Vì vậy, luôn cần để đất của chậu quỳnh khô mặt, rồi mới tưới nước.

Lúc quỳnh chưa ra hoa đầu mùa, để cho chậu quỳnh khô một hoặc hai tuần hãy tưới. Không nên tưới thường xuyên quá. Vì cây quỳnh cùng họ với cây xương rồng, chịu khô hạn. Tưới nhiều nước, rễ sẽ bị úng, cây trồng mãi không thấy có lộc non và không có hoa. Cần lưu ý không trồng quá nhiều cây trong một chậu, khoảng 8 cây một chậu 30cm. Vì quá nhiều cây, cây nào lên cũng bé tí xíu, không có hoa được.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Sơ lược về hoa tigon và kỹ thuật trồng hoa

Sơ lược về hoa tigon và kỹ thuật trồng hoa

Kỹ thuật trồng hoa tigonKỹ thuật trồng hoa tigon được người Pháp mang đến Việt Nam từ thế kỷ 20 và áp dụng cho tới bây giờ.

Tigon thuốc dạng cây leo, thân gỗ, có củ mọc sâu trong đất. Thân mềm phân cành nhánh, dài, mềm, dáng rất đẹp. Lá đơn mọc cách, đầu lá kéo dài hình mũi, gốc lá hình tim sâu, mặt lá răn reo, mềm, màu xanh nhạt. Lá xanh quanh năm, nhưng lá già khô héo không rụng, làm cho lá non mới mọc xếp đè lên lá khô, giàn cây bị nặng và dầy, che bóng nhiều. Hoa có màu hồng hoặc tím nhạt, hoa rất sai. Thân leo chằng chịt, lá vương lại trên thân và khô khó rụng, vì vậy giàn cần thật thưa, vào cuối mùa khô hay đầu mùa xuân, những người trồng hoa tigon ở khu vực miền Bắc cần cắt tỉa các cành già thu gom lá khô để giàn cây được thoáng, giúp cho cành non mọc ra nhiều.

Cây rất dễ trồng bằng cách tách các nhánh mầm từ gốc cây mẹ hay bằng hạt. Cây mọc chậm lúc đầu, sau phân nhánh nhiều và vươn dài. Cây con sau 3-4 tháng ở vườn ươm có thể bừng bầu đem trồng nơi cố định.

Kỹ thuật trồng một giàn hoa tigon đẹp

Phải biết, muốn trồng cây hoa tigon, người trồng hoa phải tách các nhánh mầm từ gốc cây mẹ hoặc lấy hạt hóa hay còn gọi la nhân giống từ giâm cành và hạt.

Đất trồng

Hoa tigon được trồng trong chậu, đất trong chậu phải tốt, nhiều mùn, được xử lý sâu bệnh, nấm bệnh, độ Ph=7. Thành phần đất được cấu tạo như sau: 7 phần đất thịt, 2 phần rác mục, 1 phần cát + Nito, Photpho, Kali. Một loại đất khác có thành đơn giản và phổ biến hơn cũng thường được dùng để trồng hoa tigon bao gồm các thành phần sau: phân chuồng hoai mục 25%, đất màu 50%, tro trấu 25%, phân vô cơ 1%. Người trồng hoa có thể mua các loại thành phần này ở các nhà vườn. Kỹ thuật trồng hoa tigon được chia ra phân biệt làm hai cách.

Cách trồng hoa tigon

Cách thứ nhất là trồng bằng hạt hoặc cây con. Người trồng hoa sẽ cuốc, xới lỗ trên đất rồi gieo hạthoặc đặt cây con xuống lỗ. Sau đó, lấp kín đất và tưới nước nhẹ làm ẩm. Chưa hết, để bảo vệ cây và để cây vươn đẹp, cần phải làm giàn bảo vệ.

Cách thứ hai là áp dụng phương pháp giâm cành. Người trồng cây cần chọn 1 cành già và um tùm, nếu có nhiều nhánh là tốt nhất đem về nhà. Sau đó chọn chỗ đất ẩm ướt và nhiều chất dinh dưỡng để đào 1 hố nhỏ nhỏ và cắm cành đó xuống. Khâu tiếp theo khá đơn giản, chỉ cần lấp đất lên, vùi hơi cao và tưới nước nhẹ làm ẩm.

Kỹ thuật chăm sóc sau khi trồng hoa tigon

Kỹ thuật trồng hoa tigonMang lại một không gian sống đẹp, trang nhã là lợi ích của kỹ thuật trồng hoa tigon mang lại.

Muốn có một giàn hoa tigon đẹp, người trồng hoa phải lưu ý chăm sóc kỹ, tưới một lượng nước vừa đủ mỗi ngày bởi nếu mới trồng mà tưới quá nhiều nước, hoa sẽ bị thối rễ và thối cành. Mỗi ngày tưới nước cho cây hai lần, cây phải được che mát trong bóng râm. Sau một tháng, mỗi ngày chỉ cần tưới nước cho cây một lần là đủ. Tưới cây trong chậu nên tưới vào buuổi sáng hoặc lúc mát trời. Luôn chú ý đừng để cát đất đọng trên lá.

Sau khi trồng 10 ngày, cần xới váng cho gốc cây, vì cây hoa tigon chuộng đất xốp, màu mỡ, thoát nhiệt tốt, nên sau đó 20-25 ngày, tiếp tục làm cỏ, xới xáo 1 lần để cây sinh trưởng tốt. Những cây trồng dài ngày trong chậu cần phải bón thúc 2-3 lần, phân hoai phải được rải quanh gốc với liều lượng như sau: phân chuồng hoai: 0,5-1,5 kg/chậu, phân vô cơ: 2-4g/chậu (N-P-K).

Phải luôn chú ý chăm sóc, để ý, khi cây ra hoa, nụ thường có nhiều loại côn trùng phá hoại, cần phát hiện và xử lý ngay. Như vậy, mọi người sẽ có một giàn hoa đẹp, thơ mộng mà không tốn quá nhiều công sức, hoa tigon cũng là một cách để trang trí không gian nhà đẹp và lãng mạn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh, hoa cảnh

Bón phân là một bước quan trọng trong kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa cảnh, nếu được bón phân đúng cách, cây cảnh sẽ tươi, đẹp và ra hoa, ra lá nhiều hơn theo đúng nhu cầu của người trồng.

Kỹ thuật trồng cây, chăm sóc hoa cảnh cần chú ý tới rất nhiều bước, trong đó có kỹ thuật bón phân. Bón phân là con dao 2 lưỡi, nếu làm đúng, cây cảnh sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh trưởng tươi tốt, nếu làm sai, cây cảnh có thể héo, úa, thậm chí là chết.

Bón phân cho cây cảnh là một trong những biện pháp quan trọng của việc nuôi trồng cây cảnh. Vấn đề mấu chốt của việc bón phân là bón đúng lúc cây yêu cầu và lượng bón thích hợp. Bón đúng liều lượng là cần nắm vững bón bao nhiêu phân, nếu bón quá ít thì không có tác dụng, nhưng bón quá nhiều không những không đạt yêu cầu mà còn làm cho các cành hoa bị khô.

Kỹ thuật bón phân cho cây, hoa cảnhKỹ thuật trồng cây rất coi trọng việc bón phân đúng cách

Dưới đây là những lưu ý khi bón phân cho cây:

Phân bón lỏng

Phân bón lỏng là lựa chọn để cải thiện nhanh chóng tình trạnh úa vàng của cây. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý tới liều lượng ghi trên bao bì, dùng ít hơn thì không sao, tuy nhiên nếu nhiều hơn, cây không những không sinh trưởng tốt mà còn có thể bị phát triển rễ, phá dáng, hoặc xấu đi. Nên bón khoảng 3/4 liều lượng được ghi trên bao bì. Trước khi tưới, cần làm ẩm và tới đất, tạo điều kiện cho cây hấp thụ.

Kỹ thuật bón phân cho cây, hoa cảnhBón phân không đúng kỹ thuật trồng cây nhiều khi còn có hại

Thành phần phân bón

Phân bón thường chứa 3 thành phần cơ bản là N, P, K, tương ứng với Nitơ, Photpho, Kali. Nitơ cần cho cành lá, Phốt pho cần cho rễ, Kali cần cho hoa. Tùy vào mục đích mà người dùng nên chọn tỉ lệ các thành phần trong phân bón cho phù hợp.

Mùa bón phân

Chú ý bón phân trong kỳ cây con xúc tiến sinh trưởng, kỳ ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho cây ra hoa, ngoài ra còn cần chú ý đến mùa bón phân, mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít, sang mùa đông thì không cần bón phân.

Số lần bón

Số lần bón phân cũng là một vấn đề quan trọng, nên bón nhiều lần, nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều, không được bón quá nhiều, quá đặc. Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1 – 2 tuần bón 1 lần, vào sâu lập thu cứ 2- 3 tuần bón 1 lần, đến lập đông không cần bón.

Kỹ thuật bón phân cho cây, hoa cảnhKhông chỉ kỹ thuật trồng cây, kỹ thuật chăm sóc hoa cảnh cũng cần chế độ bón phân hợp lý

Thời gian bón phân

Thường bón phân vào lúc chiều tối, đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất trong chậu, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.

Một số nhà trồng hoa đã tổng kết kinh nghiệm bón phân như sau: “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”, trong đó “4 nhiều” là bón nhiều phân khi (1) cây vàng, yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở. “4 ít” là bón ít phân khi: (1) cây khoẻ, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa. “4 không” là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống, (2) khi mới trồng, (3) nắng nóng nhiều, (4) cây ngủ nghỉ. “3 kỵ” là (1) kỵ phân bón đặc, (2) kỵ phân nóng, tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, (3) kỵ phân dính rễ, tránh khi trồng đem rễ cây hoa trực tiếp tiếp xúc với đáy chậu cồ phân lót, phải cách ly một lớp đất.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Tìm hiểu về đặc điểm dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng

Đối tượng Tôm thẻ chân trắng là đối tượng có giá trị kinh tế cao nên việc hiện nay người dân từng ngày chú trọng đến kỹ thuật nuôi đến chúng. Và đặc điểm dinh dưỡng cũng là điều ảnh hưởng lớn đến năng suất,chất lượng nuôi Tôm thẻ.

Trong thiên nhiên thức ăn của tôm thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và có liên quan mật thiết đến sinh vật phù du và sinh vật đáy. Tôm Chân trắng là động vật ăn tạp

1. Giai đoạn Nauplius

Tôm dinh dưỡng bằng noãn hoàng dự trữ, chưa ăn thức ăn ngoài. Đến cuối N6 hệ tiêu hóa bắt đầu có sự chuyển động nhu động

2. Giai đoạn Zoea

Ấu trùng Zoea thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn là thực vật nổi, chủ yếu là tảo Silic như: Skeletonema costatum, Chaetoceros, Cossinodiscus, Nitzschia, Rhizosolena… Ở giai đoạn này ấu trùng ăn mồi liên tục, thức ăn trong ruột không ngắt quảng, đuôi phân dài cho nên mật độ thức ăn trong môi trường nước phải đạt mật độ đủ cho Zoea có thể lọc mồi liên tục suốt giai đoạn này. Mật độ thức ăn tăng dần từ Z1 đến Z3. Ngoài hình thức ăn lọc là chủ yếu, ở giai đoạn này ấu trùng còn có khả năng bắt mồi chủ động. Khả năng này tăng dần từ Z1 đến Z3­ đặc biệt là cuối Z3 ­­trở đi.

3. Giai đoạn Mysis

Tôm bắt mồi chủ động. Thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân trùng, ấu trùng Nauplius Copepoda, Nauplius artemia, ấu trùng động vật thân mềm… Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy ấu trung Mysis vẫn có khả năng ăn được tảo Silic.

4. Giai đoạn Postlarvae

Tôm bắt mồi chủ động. Thức ăn chủ yếu là động vật nổi như: Artemia, Copepoda, ấu trùng của giáp xác, ấu trùng của động vật thân mềm,… Cần chú ý ở giai đoạn này, tôm thích ăn mồi sống nên trong sản xuất nếu cho ăn thiếu N- Artemia, Postlarvae sẽ ăn thịt lẫn nhau.

Cho ăn giai đoạn Post-larvae Tôm thẻ chân trắng

5. Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành

Từ thời kỳ ấu niên, tôm Chân trắng thể hiện tính ăn của loài (ăn tạp, thiên về ăn động vật). Thức ăn của tôm là các động vật khác như giáp xác, động vật thân mềm, giun nhiều tơ, cá nhỏ.

Trong sản xuất giống nhân tạo ấu trùng tôm Chân trắng còn được cho ăn các loại thức ăn nhân tạo tự chế biến như lòng đỏ trứng, sửa đậu nành, thịt tôm, thịt hầu và các loại thức ăn nhân tạo sản xuất công nghiệp thường gọi là thức ăn tổng hợp.

Thiết kế công trình nuôi thương phẩm tôm càng xanh trong ruộng lúa

Thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế của nước ta hiện nay. Vì thế các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao đang được người dân chú trọng đầu tư và phát triển.Tôm càng xanh cũng là một trong những đối tượng đó.

Tôm càng xanh Macrobrachium rosenberggi sống trong môi trường nước ngọt, có thể nuôi trong ao, ruộng cấy lúa, là sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế, có nhu cầu ở thị trường trong và ngoài nước.

Mô hình nuôi Tôm càng xanh trong ruộng lúa

Việc nuôi Tôm càng xanh trong ruộng lúa cần phải có sự chuẩn bị về mô hình nuôi một cách khoa học và phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Cơ cấu chất đất phải giữ được nước.
  • Gần nguồn nước ngọt tốt để có thể cấp tiêu nước dễ dàng. Tốt nhất là có thể trao đổi nước theo thuỷ triều.
  • Đất không bị nhiễm phèn, độ pH của nước từ  6,5 trở lên
  • Không bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp và nước bẩn
  • Tiện đi lại và chăm sóc quản lý
  • Diện tích ruộng nuôi dao động từ  0,5 – 5,0 ha tuỳ theo từng điều kiện cụ thể.
  • Ruộng nuôi phải có đê bao kiên cố để đảm bảo giữ được mức nước tối thiểu trên mặt ruộng là 0,6 m. Mặt bờ đê rộng 1,2 – 1,5 m, chân bờ rộng 3,0 – 4,0 m, cao 1,2 m. Vào mùa lũ nên chắn lưới quanh bờ để ngăn không cho tôm ra ngoài khi mức nước cao hơn bờ đê.
  • Ruộng phải có mương bao rộng 3,0 – 4,0 m, sâu 0,8-1 m so với mặt ruộng. Mặt đáy của mương bao có độ nghiêng về phía cống thoát nước. Diện tích mương bao chiếm khoảng 20 – 25 % tổng diện tích.
  • Ruộng nuôi nên thiết kế cống cấp và thoát riêng.

Việc chọn nuôi tôm càng xanh của  bà con nông dân mặc dầu gặp khá     nhiều khó khăn tuy nhiên nếu áp dụng quy trình nuôi một cách khoa học, hợp lý chắc chắn sẽ giúp bà con đạt được năng suất nuôi hiệu quả nhất.

Chúc bà con thành công!

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Vai trò của vaccine được dùng trong nuôi trồng thủy sản

Vaccine là một chế phẩm sinh học chứa vật chất của mầm bệnh được gọi là “kháng nguyên”.Khi đưa vào cơ thể người hoặc động vật sẽ kích thích cơ thể tạo ra một trạng thái miễn dịch, giúp cơ thể chống lại mầm gây bệnh.

Vaccine phòng bệnh trong nuôi thủy sản được bắt đầu nghiên cứu và phát triển từ năm 1973 nhưng mãi đến cuối những năm 1987 mới được đưa vào sử dụng (Newman, S, 1993). Cho đến tháng 7 năm 2005, đã có 35 loại vaccine phòng bệnh vi khuẩn và 2 loại vaccine phòng bệnh virut được đăng ký bản quyền và sử dụng cho 6 đối tượng nuôi phổ biến trên 41 quốc gia trên thế giới bao gồm cá hồi, cá chẽm châu âu, cá chẽm châu á, cá rô phi, cá Turbot, và cá bơn đuôi vàng…

Hình ảnh tiêm Vaccine cho cá

Mặc dù chưa được sử dụng phổ biến, tuy nhiên Vaccine có vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản như:

  • Phòng bệnh, tăng tỉ lệ sống cho đối tượng nuôi, tăng năng suất nuôi:Theo kết quả thống kê của FAO,2006 thì cho đến năm 2005 có đến 95% tổng số cá được tiêm vaccine trước khi đưa vào nuôi thương phẩm và tỉ lệ sống của cá nuôi thương phẩm đạt trên 90%
  • Giảm thiểu việc sử dụng thuốc kháng sinhDựa vào kết quả thống kê của FAO,2006 là một ví dụ điển hình về ảnh hưởng củasử dụng vaccine đối với hai đối tượng nuôi chính tại châu Âu và Mỹ đó là cá hồi và cá hồi vân.Với thực tế hiện nay, đa số người nuôi thủy sản đều sử dụng đến thuốc, hóa chất trong hầu hết các khâu liên quan, với mục đích xử lý môi trường, phòng trừ dịch bệnh nhằm nâng cao năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc, hóa chất trong quá trình sản xuất đã dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc cho đối tượng nuôi; dư lượng hóa chất có trong sản phẩm thuỷ sản gây bất lợi đến sức khoẻ người tiêu dùng; sản phẩm làm ra không đảm bảo chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường xuất khẩu và lợi nhuận thu về không cao.  Người ta sử dụng vaccine thay cho các loại thuốc kháng sinh vì tác dụng giống thuốc kháng sinh nhưng  an toàn hơn vì là chế phẩm sinh học.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Vaccine là một loại chế phẩm sinh học nên chúng khác với các loại thuốc, hóa chất. vacine không gây
  • Giảm giá thành sản phẩm: Theo số liệu thống kê của FAO,2006, chi phí sản xuất ra 1kg cá hồi từ năm 1987 là gần 7 euro thì đến năm 2003 đã giảm xuống dưới 2 euro/kg. có nhiều nguyên nhân giúp cho chi phí sản xuất cá hồi giảm trên 300% từ năm  1987 đến 2003 như cải thiện công nghệ nuôi, hoàn thiện thức ăn công nghiệp và đặc biệt là tăng tỉ lệ sống của cá nhờ vào việc sử dụng các loại vaccine phòng bệnh vi khuẩn trên đối tượng này. Chi phí sản xuất giảm nên giá thành sản phẩm cũng giảm.Chính vì những hiệu quả mà Vaccine mang lại mà chúng ta cần quan tâm triệt để đến công tác nghiên cứu vi sinh vật để sản xuất vaccine sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Tại sao carrageenan sản xuất từ rong biển được ứng dụng nhiều trong thực phẩm?

Carrageenan là một chất xơ hoà tan trong nước, được tìm thấy trong nhiều loại rong biển.  Tên của loại phụ gia từ rong biển được lấy theo tên của một loại rong biển mọc dọc theo bờ biển Ireland, khu vực gần một ngôi làng có tên là Carragheen

Carrageenan được sản xuất từ rong sụn

Về tính chất của Carageenan là một chất có màu hơi vàng, màu nâu vàng nhạt hay màu trắng. Chúng có dạng bột thô, bột mịn và gần như có mùi. Đặc biệt chất được sản xuất từ rong biển này đóng vai trò là chất phụ gia trong thực phẩm để tạo đông tụ, tạo tính mềm dẻo, đồng nhất cho sản phẩm và cho điểm nóng chảy thấp. Carrgeenan được dùng trong các món ăn trong thực phẩm: các món thạch, hạnh nhân, nước uống.

  • Carrageenan được bổ sung vào bia, rượu, dấm làm tăng độ trong.
  • Trong sản xuất bánh mì, bánh bicquy, bánh bông lan…carrageenan tạo cho sản phẩm có cấu trúc mềm xốp.
  • Trong công nghệ sản xuất chocolate:bổ sung Carrageenan vào để làm tăng độ đồng nhất, độ đặc nhất định
  • Trong sản xuất kẹo:Làm tăng độ chắc, độ đặc cho sản phẩm.
  • Trong sản xuất phomat, sản xuất các loại mứt đông, mứt dẻo
  •   Đặc biệt ứng dụng nhiều trong lĩnh vực chế biến thủy sản:Carrageenan được ứng dụng tạo lớp màng cho sản phẩm đông lạnh, làm giảm hao hụt về trọng lượng và bay hơi nước, tránh sự mất nước của thịt gia cầm khi bảo quản đông…
  • Trong bảo quản đóng hộp các sản phẩm thịt, bổ sung vào surimi và giò chả…
  • Do Carrageenan tích điện âm của gốc SO42+ nên có khả năng liên kết với protein qua gốc amin mang điện tích dương khi pH nằm dưới điểm đẳng điện.Chính nhờ điểm này mà trên 50%tổng lượng Carrageenan được sử dụng trong công nghiệp sữa. Vai trò của Carrageenan là làm cho các sản phẩm sữa có độ ổn định khá cao, không cần dùng đến tinh bột hoặc lòng trắng trứng.

Carrageenan được ứng dụng trong thực phẩm thạch

Việc chiết tách Carrageenan có hiệu quả cao và chất lượng tốt là cơ sở để dẫn tới sản xuất polysaccharide này ở quy mô công nghiệp, từ đó nâng cao giá trị kinh tế của rong sụn, rong hồng vân…nhằm thúc đẩy ỡ rộng quy mô,cải thiện đời sống cho người dân ven biển. Ngoài ra, sự đầu tư phát triển nuôi trồng rong sụn, rong hồng vân còn giảm ô nhiễm môi trường

Vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ được môi trường thủy vực. đó là một hướng đi bền vững, tại sao chúng ta lại không dám làm?

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Dưa chuột lựa vụ mang lại thu nhập cao

Trước và sau tết đến nay, trên các vùng trồng dưa chuột tập trung của huyện Gia Lộc (Hải Dương) ngày nào cũng có hàng chục tư thương thu mua tại đầu bờ với giá cao.

                                                ruộng dưa chuột

Thời gian qua, nhiều loại nông sản rớt giá thảm hại, giá bắp cải chỉ còn 1.000 – 1.500 đ/kg, su hào 600 – 700 đ/củ, cà chua 1.000 – 1.500 đ/kg, giá thịt lợn hơi, giá  tăng chậm, nhiều hộ nông dân không có lãi. Trong khi đó, một số hộ rất phấn khởi vì biết vận dụng quy luật cung cầu của thị trường, trồng rau, quả trái vụ, lựa vụ cho thu nhập cao.

Trước và sau tết đến nay, trên các vùng trồng dưa chuột tập trung của huyện Gia Lộc (Hải Dương) ngày nào cũng có hàng chục tư thương thu mua tại đầu bờ với giá cao. Kẻ mua và người bán đều phấn khởi, giá dưa chuột có ngày lên đến 25.000 đ/kg, cuối tháng 2 giá dưa vẫn giữ mức 6.000 – 7.000 đ/kg. Ước tính mỗi sào dưa chuột lựa vụ sau khi trừ hết chi phí về giống, làm đất, phân bón, dóc làm giàn, thuốc BVTV còn thu nhập ngày công và lãi từ 6 – 7 triệu đồng, 1 ha thu nhập trên 160 triệu đồng trong khoảng thời gian trên 3 tháng.

Theo phòng NN-PTNT Gia Lộc, diện tích trồng dưa chuột đông xuân sớm toàn huyện là trên 30ha, ước giá trị sản xuất đạt trên 8 tỷ đồng.

Ông Đỗ Văn Thê ở thôn Đông Thượng, xã Đồng Quang chia sẻ: “Nhà tôi trồng dưa chuột đã nhiều năm. Những năm trước đây trồng giống dưa chuột Yên Mỹ của Hưng Yên. Qua tìm hiểu, tham quan khu đồng trồng trình diễn giống Dưa chuột nếp số 1 của Viện Cây lương thực – cây thực phẩm, tôi trồng 2 sào 3 thước. Dưa chuột nếp số 1 chịu rét khá tốt, phân nhánh khỏe, ít nhiễm sâu bệnh hơn hẳn so với giống dưa chuột Yên Mỹ, sau trồng khoảng 45 ngày cho thu quả lứa đầu.

Về thời vụ, phải gieo cấy kết thúc trước ngày 15/12, thời gian cây trong bầu 12 – 15 ngày. Vụ đông xuân ít nắng, rét nhiều nên làm luống trồng theo hướng Đông Tây, bón lót nhiều phân chuồng hoai mục trung bình 1 sào khoảng 5 tạ, bón phân lân và kali nhiều, giảm lượng đạm so với các vụ khác.

Để chống rét cho cây con dùng khum và nilon trắng. Dùng bạt che hướng Bắc và Đông Bắc cao khoảng 2,5m để giảm bớt hiện tượng táp lá do gió. Mặc dù, trồng vụ đông xuân sớm năng suất có giảm hơn so với chính vụ nhưng thu nhập cao, đặc biệt là năm nay 1 sào dưa chuột thu bằng gần 1 mẫu su hào”.

Ông Đỗ Văn Hồng ở xã Đồng Quang vui vẻ cho biết: “Để trồng dưa chuột đông xuân sớm phải dùng các giống chịu lạnh như Dưa chuột nếp số 1 là rất thích hợp, chịu rét khá tốt, hình thức đẹp, quả dài 18 – 25cm, đặc ruột, ăn giòn, vị đậm, vỏ quả màu xanh và có gai, được thị trường ưa chuộng, dễ bán, giá cao hơn so với các giống dưa chuột khác.

Năm nay, thời tiết ấm, khô nên dưa chuột sinh trưởng khá tốt, ít bệnh cho năng suất khá 8 – 9 tạ/sào. Ở xã tôi mọi nhà đều gieo cấy từ ngày 10 đến hết tháng 11 âm lịch. Nhà tôi gieo đầu tháng 11 nên thu lứa đầu trước tết. Năm nay dưa chuột sớm là nhất, mỗi sào thu 9 – 10 triệu đồng”.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Mô hình trồng sơ ri trên đất phèn

Từ khi chuyển qua trồng sơ ri trên đất phèn, hơn 100 hộ dân ở xã Mỹ Thuận (H.Bình Tân, Vĩnh Long) đã từng bước ổn định kinh tế, vươn lên khá giả.

sơ ri trên đất phèn

Nhiều cây sơ ri có thân hình rất đẹp, thích hợp với mô hình du lịch sinh thái

Đến xã Mỹ Thuận hỏi nơi nào trồng sơ ri thì ai ai cũng biết. Vừa rẽ vào đầu con rạch Trà Cuông thuộc ấp Mỹ Trung A, đã thấy toàn sơ ri. Sơ ri vây kín nhà, sơ ri trồng tận mé đường, mé rạch…

Ông Phan Khắc Tài (55 tuổi, ngụ ấp Mỹ Trung A, xã Mỹ Thuận) cho biết người dân nơi đây gắn bó với cây sơ ri khoảng 20 năm nay. Trước kia, nơi đây là vùng đất phèn, trồng nhãn hay bưởi đều không hiệu quả vì cây cứ chết dần. Thấy 2 cây sơ ri của ông Nguyễn Minh Trí (gần nhà) quanh năm cho trái sai oằn, bán được giá, ông Tài xin chiết 16 nhánh đem về trồng. Thật bất ngờ, chỉ hơn 1 năm sau sơ ri đã cho trái, gia đình có nguồn thu nhập mỗi ngày. Nhận thấy trồng sơ ri có hiệu quả kinh tế cao, bao nhiêu tiền bán sơ ri và tiền tích lũy từ chăn nuôi, ông Tài gom hết để mua thêm đất, mở rộng diện tích trồng. Đến nay, gia đình ông có 7 công sơ ri. “Mỗi công trồng khoảng 30 cây, khi cây được 3 – 5 năm tuổi sẽ cho thu nhập khá hơn, bình quân 30 triệu đồng/công. Cây trồng càng lâu năm thì thu nhập càng nhiều”, ông Tài chia sẻ.

Theo ông Tài, sơ ri dễ trồng, cây phát triển nhanh, bung cành sum suê, cho trái quanh năm. Khi muốn nhân rộng diện tích trồng chỉ cần chiết nhánh trong vườn, không phải tốn tiền mua giống. Chính vì vậy nhiều người trong ấp khá lên nhờ có được 2 – 3 công sơ ri. Điển hình như ông Nguyễn Văn Kép (50 tuổi, ấp Mỹ Trung A), nhà có 4 công đất ruộng nhưng làm ăn thất bát, thua lỗ triền miên nên bán hết 3 công, còn lại 1 công ông lên liếp trồng sơ ri và làm lái thu mua sơ ri nên cuộc sống khấm khá lên nhiều. Hay như ông Lê Văn Chính, nhà chỉ có 1 công đất trồng sơ ri và nuôi 1 con bò, đến nay gia đình thoát nghèo với thu nhập sơ ri hằng tháng và được 10 con bò trị giá hơn 100 triệu đồng…

Đặc biệt, nơi đây nhiều người dân không có đất sản xuất nhưng vẫn đổi đời cũng nhờ cây sơ ri với cách thuê vườn sơ ri theo vụ. Cụ thể như ông Nguyễn Văn Dễ thuê 40 gốc sơ ri khoảng 4 năm tuổi với giá 2 triệu đồng/năm. Nhờ đầu tư chăm sóc nhiều nên năng suất cao chỉ cần hái bán 2 lứa là đủ trả chi phí thuê.

Dễ trồng, thu hoạch quanh năm

Theo nhiều hộ nông dân, sơ ri cho trái quanh năm, tầm 2 tháng thu hoạch 1 lứa (mỗi lứa hái liên tục 15 ngày), năng suất khoảng 50 kg/cây. Đây là cây dễ trồng, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Nhiều gia đình có thể tận dụng khoảng trống trước sân, sau nhà để trồng, có “đồng ra, đồng vô” mỗi ngày.

Ông Tài cho biết hiện nay có nhiều thương lái từ TP.HCM, Cần Thơ, Long An, Cà Mau… đến thu mua nên sơ ri có đầu ra ổn định. Tại ấp Mỹ Trung A, mỗi ngày có đến 4 thương lái thu mua từ 4 – 6 tấn trái, lúc cao điểm lên đến 10 tấn/ngày. Giá dao động từ 7.000 – 10.000 đồng/kg, nông dân rất phấn khởi.

Ông Đồng Văn Út, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thuận, cho biết toàn xã hiện có hơn 100 hộ trồng sơ ri với khoảng 20 ha, tập trung nhiều nhất ở ấp Mỹ Trung A với hơn 50 hộ. Trung bình mỗi hộ 2 công, nhiều nhất là 7 công. “Cây sơ ri đã giúp nhiều hộ nông dân đổi đời, từ nghèo khó vươn lên khá giàu. Xã hiện có nhiều vườn cây sơ ri cổ thụ hàng chục năm, cây có thân hình uốn éo rất đẹp mắt. Vì vậy, sắp tới địa phương sẽ thành lập hợp tác xã và đưa vào phục vụ khách du lịch đến tham quan, nâng cao giá trị kinh tế cây sơ ri”, ông Út nói.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam