Nuôi tôm, cá, kết hợp trồng rau màu

Ðể tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, từ năm 2012 đến nay, nhiều hộ nông dân Tân Thành đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình liên kết sản xuất nuôi tôm, cá, kết hợp trồng màu và du lịch sinh thái cho lợi nhuận mỗi năm từ 300 triệu đến 500 triệu đồng.

Trồng rau màu trên bờ liếp nuôi tôm được nhiều bà con nông dân lựa chọn nhằm tăng năng suất và tận dụng diện tích canh tác.

Ðiển hình như lão nông Nguyễn Hữu Ánh nuôi cá chình – bống tượng kết hợp trồng cây ăn trái, cây kiểng; nông dân Phạm Văn Hiệp nuôi cá kết hợp với trồng rau màu trên bờ ao; nhà nông trẻ Phạm Ngọc Tuấn nuôi cá sấu, cá bống tượng, tôm công nghiệp; hay nông dân Cao Văn Hiệu nuôi cá, trồng cây ăn trái kết hợp với du lịch – dịch vụ,…

Nổi bật là mô hình đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, lấy ngắn nuôi dài nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích của gia đình nông dân Cao Văn Dũng, chỉ trong một thời gian ngắn từ năm 2012 đến 2016 đã cho lợi nhuận gần bốn tỷ đồng.

Anh Dũng cho biết, năm 2012, gia đình anh đã tận dụng đất trống trên bờ ao trồng các loại rau đắng, ổi, cốc, sa bô, vú sữa, xoài dưới ao thì thả nuôi các loại cá bống tượng, cá chình, trừ chi phí còn lợi nhuận gần 670 triệu đồng/năm.

Năm nay, anh Dũng vận động bốn hộ nông dân có cùng ngành nghề, sở thích xây dựng khu du lịch miệt vườn rộng gần 5 ha phục vụ khách tham quan, giải trí, với tổng kinh phí khoảng 300 triệu đồng. Tại đây du khách được câu cá, mua trái cây do tự tay mình hái, vừa có thể thưởng thức hương vị tươi ngon tại chỗ, vừa có thể mua về làm quà cho người thân. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018.

Anh Dũng và những cộng sự hy vọng, với những mô hình tôm, cá, kết hợp trồng cây màu và du lịch sinh thái, trong tương lai không xa, Tân Thành sẽ trở thành địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách khi đến Cà Mau nói chung và phường Tân Thành nói riêng, đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân vùng đất mũi.

Nguồn: Báo Nhân dân được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Quan tâm hơn đến giống thủy sản truyền thống

Các loại thủy sản truyền thống như mè, trôi, trắm, chép… được xác định là những loài nuôi nhiều ở nước ta và được sản xuất giống nhân tạo. Sản lượng đáp ứng đủ nhu cầu, song vẫn chưa mở rộng phạm vi, quy mô sản xuất các loài có giá trị. Do đó, đã đến lúc chạy nước rút để tăng tốc.

Nhiều địa phương đẩy mạnh nuôi các đối tượng thủy sản truyền thống

Có thể sản xuất theo nhu cầu

Tính đến năm 2010, cả nước 416 trại sản xuất giống thủy sản truyền thống, với năng lực sản xuất trên 15 tỷ cá giống mỗi năm. Hầu hết, các trại sản xuất giống thủy sản truyền thống, các cơ sở ương nuôi giống nằm ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu cá giống cho các vùng nuôi trong cả nước.

Những thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống bằng phương pháp nhân tạo đã là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất giống phát triển. Việc ứng dụng các công nghệ mới, quy trình sản xuất giống ngày càng hoàn thiện phù hợp với điều kiện nông hộ, hoặc cơ sở sản xuất để đưa năng suất cá bột ngày càng cao, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho người sản xuất.

Ngoài ra, việc cải tiến, nâng cao chất lượng thức ăn phù hợp cho cá ương nuôi ở từng giai đoạn, cải tiến quản lý môi trường ao ương nuôi, ứng dụng và cải tiến công nghệ trong vận chuyển cá bột, cá giống cũng là yếu tố nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất giống. Hiện nay, về cơ bản các đối tượng thủy sản truyền thống đã có công nghệ sản xuất giống ổn định. Các cơ sở sản xuất giống đều nắm chắc kỹ thuật và dễ dàng sản xuất theo nhu cầu.

Vẫn còn nhiều bất cập

Với mục tiêu đẩy mạnh ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa một cách hiệu quả và bền vững, những năm qua Bộ NN&PTNT tập trung chỉ đạo hoạt động sản xuất, cung ứng giống thủy sản truyền thống phải đảm bảo chất lượng, đúng mùa vụ, giá hợp lý… và bước đầu gặt hái được một số thành công. Tuy nhiên hoạt động này vẫn tồn tại nhiều bất cập. Công tác quản lý chất lượng giống thủy sản truyền thống còn chưa được chú trọng. Đàn thủy sản bố mẹ nhiều nơi chưa đảm bảo chất lượng, cận huyết; Cá bố mẹ ngày càng nhỏ, phát dục sớm, nhất là những đối tượng nhập nuôi từ lâu như cá chép, mè trắng, trắm cỏ… Tình trạng cung vượt cầu trong khâu sản xuất cá bột ở các tỉnh đồng bằng gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các trại cá, dẫn đến tình trạng để giảm giá bán đã dùng cá bố mẹ không đủ trọng lượng, thúc cá đẻ sớm, cho cá đẻ tái phát dục nhiều lần trong năm… làm chất lượng giống giảm trầm trọng.

Cơ cấu giống nghèo nàn, chậm được bổ sung, có nhập nội một số đối tượng mới nhưng hiệu quả thấp. Trong nhiều năm nay đối tượng sản xuất giống vẫn chỉ là mè, trôi trắm, chép… mà chưa mở rộng được phạm vi, quy mô sản xuất các loài cá có giá trị như cá vền, nheo, lăng, chiên, bỗng, rầm xanh, anh vũ… ở miền Bắc; Cá duồng, lăng, dảnh, chạch lấu… ở miền Nam. Giá cá giống, nhất là các loại đặc sản còn cao, chưa đảm bảo chất lượng giống đúng yêu cầu và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, việc lưu thông phân phối cá bột cá giống hiện nay chủ yếu là hoạt động tư nhân do thị trường quyết định nên công tác quản lý lưu thông giống còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng giống vận chuyển không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, không kiểm dịch vẫn còn phổ biến.

Đẩy mạnh giống giá trị cao

Phát triển nuôi các đối tượng thủy sản truyền thống đang trở thành hướng phát triển bền vững trong nuôi trồng thủy sản ở nhiều tỉnh, thành, giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Tuy nhiên, các đối tượng nuôi truyền thống như cá chép, trê, lóc, trắm cỏ, mè… hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Trong khi nhu cầu, đời sống ngày càng cao, yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm là tất yếu. Điều đó thôi thúc ngành thủy sản từng bước phải nghiên cứu, sản xuất thí điểm thành công nhiều loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao.
Con giống đóng vai trò quan trọng, vì thế nâng cao hiệu quả của việc sản xuất giống là điều cần thiết. Phải tăng cường nghiên cứu khoa học, trước hết tập trung vào khâu sản xuất giống. Nhập công nghệ sản xuất giống mới, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản, ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất con giống…

Ngoài ra, cũng cần tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất giống trong nước, cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Bảo đảm điều kiện sản xuất, kinh doanh, có hồ sơ theo dõi quá trình nuôi theo đúng kỹ thuật. Sản xuất con giống phải có nguồn gốc xuất xứ. Nếu phát hiện cơ sở nào không bảo đảm chất lượng, nhắc nhở nhưng không khắc phục cần có những biện pháp xử lý mạnh tay.

Nguồn: Thủy sản Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

“Phù thuỷ nuôi rắn” đất cảng

Không ít người sửng sốt với sở thích và tài nuôi rắn của anh Nguyễn Văn Thắng ở thôn Lương Câu (xã Tân Viên, huyện An Lão, Hải Phòng). Biết bắt rắn từ bé, nhưng để trở thành “phù thủy nuôi rắn”, anh phải trải qua nhiều năm gian khổ, nếm đủ thất bại cay đắng mới đến được thành công.

Hằng ngày chăm… 1.000 con rắn

Chúng tôi đi theo anh Thắng vào khu trang trại rộng gần 2 mẫu của anh trên cánh đồng thôn Lương Câu. Những dãy hàng lang tối tăm, lành lạnh và sâu hun hút chạy qua những ô chuồng kín mít xây bằng gạch có những ô cửa lưới đóng chặt. Khách thăm ai nấy đều thấy rờn rợn khi biết trong những khoảng tối kia là hang ổ của hàng nghìn con rắn lớn nhỏ đang sinh sống, trong đó có nhưng con hổ mang dài đến 2,5m.

Chủ nhân vội trấn an: “Không sao đâu, chuồng trại chặt chẽ lắm, hơn nữa, rắn sợ người nên thấy có hơi người là chúng lủi sâu trong hang. Khi có người đem thức ăn vào chuồng cũng vậy, chúng trốn mất cho đến khi người ra hẳn, đóng cửa cài then, chuồng yên tĩnh trở lại, chúng mới bò ra ăn”.

Khu nuôi rắn được chủ nhân chia thành 3 dãy chuồng. Dãy ngoài cùng là khu vực ấp nở và nuôi rắn con. Tiếp theo là dãy nuôi rắn hổ mang thịt, gồm 20 ô lớn, mỗi ô là nhà ở của 50 chú hổ mang. Cạnh đó, một dãy có 250 ô nhỏ bằng bê tông, cứ 6 ô một xếp chồng lên nhau. Trong mỗi ô này có một con rắn ráo trâu trong độ tuổi sinh sản.

Rắn nằm trong những chuồng kín mít xây bằng gạch có những ô cửa lưới đóng chặt

Cơ ngơi này mỗi năm cung cấp cho thị trường 500 – 1.000 con rắn thịt (trung bình 1kg/con), 2.000 – 3.000 con rắn giống.

Anh kể: “Hồi nhỏ, tôi cùng trẻ con trong xóm hay đi bắt những loại rắn không độc, đem bán kiếm ít tiền mua sách vở. Tốt nghiệp trường trung cấp xây dựng, tôi đi làm nhiều nơi thấy không hiệu quả lắm và vẫn luôn ấp ủ ý định về quê lập nghiệp với nghề nuôi rắn. Sau ít năm bươn chải bên ngoài, tôi về quê làm trang trại. Mua và thuê thêm được 2 mẫu ruộng, tôi bắt đầu nuôi rắn từ năm 2007”.

Sau đó là 5 năm thất bại liên tiếp với ít nhất 1,5 tỷ đồng. Mới đầu, anh Thắng mua gom rắn của những người bắt được rắn trong tự nhiên, nuôi 2 – 4 tháng, gặp lúc được giá thì bán. Nếu được thì lãi gấp đôi, nhưng rủi ro cao vì rắn dễ bị chết. Những con rắn đang sống trong tự nhiên, bị người bắt tác động bằng nhiều cách, rồi bị nhốt trong môi trường chật hẹp, chúng thường không chịu ăn và chết dần. Không chỉ nuôi rắn, anh nuôi cả ba ba, ếch cũng hỏng do không có kinh nghiệm.

Quyết chí ắt thành công

Anh lại đi làm nghề xây dựng để trả nợ và dành dụm tiền vốn. Chăm chỉ làm lụng, anh vẫn cố gắng dành thời gian để học hỏi nghề nuôi rắn. Không chỉ tìm hiểu trên mạng internet, báo, đài… anh còn cất công đi tham quan các mô hình nuôi rắn trong Nam, ngoài Bắc.

Nhờ ý chí quyết tâm mà a Thắng đạt được thành công 

Khi đã có chút lưng vốn cùng kinh nghiệm học được, năm 2015, anh Thắng quyết định nuôi rắn quy mô lớn, tập trung vào rắn hổ mang và ráo trâu. Mới đầu, anh nhập giống từ Ninh Bình, rồi tự mày mò nghiên cứu, thử nghiệm cho rắn đẻ thành công. Đến nay, không những anh chủ động được giống rắn cho trang trại mà còn cung cấp trứng và rắn con cho thị trường.

Chủ trang trại cho biết, chọn rắn bố mẹ đẹp, khỏe mạnh, đạt 1,5kg/con trở lên để cho chúng giao phối. Hổ mang chỉ “giao hoan” có mùa, vào tháng 3 – 4, tháng 5 thì đẻ. Ráo trâu đẻ quanh năm. Anh thả 20 – 30 con theo tỷ lệ 1 đực 2 cái vào một chuồng cho đến khi thấy bụng những con cái to ra thì bắt từng con cái ra “ở riêng” một ô, chờ đẻ. Chỉ mang thai hơn 20 ngày là chúng đẻ, mỗi lứa 15 – 20 quả trứng, mỗi năm một con cái đẻ một lứa.

Do chăm sóc con giống từ lúc còn trong trứng, thuần hóa rắn từ bé nên anh Thắng nuôi rắn rất thành công, tỷ lệ sống gần 100%. Anh chăm sóc trang trại hằng ngày và không cần thuê thêm người làm vì nuôi rắn rất nhàn. 5 – 6 ngày chúng mới ăn một bữa, thức ăn là cóc, ếch nhái hoặc gà công nghiệp xay nhỏ. Rắn ít bị bệnh tật, chỉ đôi khi mắc tiêu chảy hoặc bệnh phổi. Mỗi bữa, chủ nuôi trộn thuốc phòng bệnh vào thức ăn cho chúng là có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe đàn vật nuôi.

Rắn 1,5 tuổi có thể xuất bán, mỗi con nặng trung bình 1kg. Hiện nhu cầu thịt rắn trong nước cao nhưng thường nhỏ lẻ, không có đầu mối thu mua số lượng lớn nên anh Thắng chọn bán buôn cho bạn hàng Trung Quốc. Vào cuối năm hoặc sau Tết Nguyên đán, anh đánh xe rắn lên tận cửa khẩu. So với nhiều năm trước, năm nay giá rắn cao, tới 700 nghìn đồng/kg.

Bên cạnh rắn là sản phẩm chủ lực, trang trại của anh Thắng còn cung cấp chạch giống. Chạch là loài khó sản xuất giống nhưng anh “thợ xây làm trái ngành” này có tài bắt chạch đẻ không kém tài nuôi rắn.

“Sau nhiều tìm tòi, thử nghiệm, tôi cho chạch đẻ nhân tạo thành công, cứ 100kg cá bố mẹ cho 1 triệu con chạch bột. Mỗi năm, tôi sản xuất được 5 – 7 triệu con cá chạch giống. Hiện, khách hàng cần nhiều mà tôi không có đủ bán”, anh Thắng cho hay.

Theo nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Giải pháp mới cho cà phê già cỗi

KTNT – Khá nhiều hộ nông dân ở các vùng cà phê Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh… (Lâm Đồng) đã và đang áp dụng giải pháp ghép chồi mới trên thân cây cũ, kết hợp với việc sử dụng đồng bộ các chất dinh dưỡng, điều hòa độ pH, khử chua cho đất, tạo bộ rễ mới cho cây cà phê già (15- 20 năm tuổi), hướng đến năng suất 7 tấn nhân/ha/năm.

Vườn cà phê trẻ hóa, mô hình do Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông hỗ trợ ở Đức Trọng ra hoa, đậu trái đồng loạt sau khi cải thiện độ pH trong đất từ 5,2-6,0.

Khử chua cho đất

Thống kê 3 năm qua, Lâm Đồng đã tái canh trồng mới và ghép cải tạo trên 24.000ha cà phê giống cũ già cỗi (15- 20 năm) bằng các giống cao sản như TR4, TR9, TR11…, tăng năng suất bình quân từ hơn 2,8 tấn/ha lên ổn định từ 6-7 tấn/ha. Trong đó, 50% diện tích là tái canh ghép cải tạo được thực hành từ những vườn cà phê quy mô hộ gia đình canh tác 1- 2ha. Nếu áp dụng biện pháp tái canh cà phê trồng mới phải mất 2- 3 năm luân canh cải tạo đất bằng các loại cây hoa màu ngắn ngày, cộng với khoảng 3 năm thâm canh mới bước vào thời kỳ cà phê kinh doanh, thì biện pháp ghép cải tạo vừa thu hoạch cà phê trên cành, nhánh cây cũ hàng năm mà vẫn chăm sóc chồi cành mới phát triển. Tính ra việc ghép cải tạo cà phê dù đến năm thứ 4 mới hoàn thành, nhưng vẫn không bị gián đoạn thu nhập của người sản xuất.

Để góp phần trẻ hóa cà phê phù hợp với điều kiện canh tác của hộ gia đình ở địa phương, tháng 12/2012, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng phối hợp với Công ty cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông – Thanh Hóa (Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng) xây dựng 2 mô hình tiêu biểu tại vùng cà phê xã Bình Thạnh (Đức Trọng), mỗi mô hình đang sản xuất 2ha cà phê khoảng 20 năm tuổi. Mô hình được tiến hành đồng thời 3 giải pháp chính trong 3 năm, gồm: sử dụng phân bón cân đối; kiểm soát, điều hòa độ pH cho đất; và ghép chồi mới trên thân cây cà phê cũ. Cụ thể, hàng năm, vào mùa khô, sau khi thu hoạch cà phê, tiến hành cắt tỉa cành già cỗi, cành xương cá yếu ớt và thân cây không còn tiềm năng phát triển… Chờ khi lá cà phê hơi rũ xuống mới tiến hành tưới nước đợt một để giúp cây ra hoa, đậu trái đồng loạt. Đợt tưới thứ hai cách đợt tưới đầu tiên khoảng 25-30 ngày để có thời gian ép cây nở hết nụ hoa còn lại. Mỗi gốc cây bón 400-500g phân “cà phê số 1 Tiến Nông”, bón phân đến đâu thì tưới nước đến đó…

Kỹ sư Lương Văn Hoàn, Công ty cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông – Thanh Hóa – Chi nhánh Lâm Đồng, chia sẻ thêm: “Sau những đợt mưa đầu mùa hàng năm, chúng tôi trực tiếp hướng dẫn nông dân cải tạo độ chua, phục hồi độ phì nhiêu của đất bằng chất điều hòa pH, giúp cây cà phê hấp thụ tối đa dinh dưỡng. Đồng thời kiểm tra phòng chống những bệnh thường gặp của cây cà phê như tuyến trùng, thối rễ tơ, thối rễ cọc trước khi bón phân…”. Bên cạnh đó, bắt tay vào ghép chồi mới trên thân cây cũ, tỉa bỏ số cành và chồi vượt còn lại, rồi bón phân dinh dưỡng “Tiến Nông cà phê số 2” 400-500g/gốc. Giai đoạn chăm sóc vào giữa và cuối mùa mưa, 2 chủ vườn cà phê bón phân đợt 1 vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 bằng sản phẩm “Tiến Nông cà phê số 3 từ 500 – 600g/gốc”; đợt 2 bón “Tiến Nông cà phê số 3” vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9,khoảng 600-700g/gốc…

Tăng thêm thu nhập 50 triệu đồng/ha

Kết quả nghiệm thu sau hơn 3 năm cải tạo đất mới, trẻ hóa cây cà phê tại 2 mô hình ở xã Bình Thạnh, thấy: Do vẫn lạm dụng phân hóa học làm cho đất canh tác bị chua, có độ pH từ 4-5, ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ, những vườn cà phê già cỗi, giống cũ chỉ đạt năng suất 3 – 4 tấn nhân/ha/năm. Khi áp dụng quy trình kỹ thuật và giải pháp dinh dưỡng mới của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng và Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông, đến nay 2 vườn cà phê mô hình được cải thiện độ pH lên 5,2 – 6,0, đất tơi xốp, rễ tơ phát triển nhiều hơn, ở mặt dưới đất đào lên thấy có nhiều giun, năng suất đạt đến 5 – 7 tấn nhân/ha/năm, cao hơn năng suất canh tác theo biện pháp thông thường 2- 3 tấn nhân/ha/năm. Đặc biệt, cây cà phê được nâng cao khả năng chống chịu nhiều loại sâu bệnh, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thấp, thu hoạch trái chín đồng đều…Hạch toán theo giá cả niên vụ cà phê năm 2015- 2016, biện pháp canh tác mới này đã tăng thêm lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng/ha/năm.

“Những vườn cà phê 15- 20 năm tuổi, năng suất thấp trong nhiều năm liền (dưới 1,5 tấn nhân/ha), nhưng cây vẫn có bộ rễ khỏe thì có thể áp dụng biện pháp cưa ghép cải tạo làm trẻ hóa vườn cây để giảm chi phí, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại, những vườn cà phê dù cùng 15 – 20 năm tuổi, nhưng bộ rễ quá yếu, thường xuyên bị sâu bệnh gây thối mục, thì nên tiến hành tái canh trồng mới”, kỹ sư Hoàn nói.

Nguồn: Báo Kinh tế nông thôn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Táo bạo: Cô gái 8x “biến” cây tầm bóp dại thành sữa chua, dược phẩm

Lúc nhỏ thường cùng các bạn bứt trái tầm bóp ở những cánh đồng lúa gần nhà, lớn lên, cô gái Bùi Thị Nga, sinh năm 1989, đã biến loại cây dại này thành một dự án kinh doanh khá lạ: trồng cây tầm bóp thương phẩm.

Hẳn trong ký ức tuổi thơ của nhiều người, cây tầm bóp không xa lạ gì. Bùi Thị Nga cũng có một tuổi thơ lam lũ ở vùng quê Cát Tiên, Lâm Đồng. Nga tâm sự cô cùng đám bạn thường bứt trái tầm bóp ở những cánh đồng lúa gần nhà và đã nung nấu ý định biến loại trái này thành thương mại từ khi còn là học sinh trên ghế nhà trường.

Tuy nhiên, mãi đến năm 2016, trải qua bốn năm học đại học Nông lâm TP.HCM, đi làm thêm một vài công ty liên quan đến nông nghiệp, có chút kiến thức, Nga mới bắt tay vào nghiên cứu kỹ hơn về cây tầm bóp.

Cây tầm bóp vẫn đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín.

Nga lao vào tìm kiếm các thông tin và được biết thế giới cũng đang ứng dụng rộng rãi những lợi ích từ cây này, nên càng vững tin hơn để thử nghiệm.

“Ở nước ngoài, ngành công nghiệp thực phẩm đã sử dụng quả tầm bóp trong các sản phẩm khác nhau, như ngoài làm trái cây tráng miệng nó còn được chế biến ra thức uống, sữa chua, sấy và mứt một cách phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chưa có một sản phẩm tốt như thế này để phục vụ người dân”, Nga tâm sự.

Sau hơn một năm tìm tòi, thử nghiệm qua các loại giống trong nước và ngoài nước, nhóm đã chọn được một nguồn giống tốt từ Viện Nghiên cứu nông nghiệp miền Nam nước Pháp, loại Physalis Peruviana để tiếp tục trồng khảo nghiệm tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Các đợt cây giống mà Nga nghiên cứu đã phát triển khá thuận lợi ở giai đoạn đầu, tuy nhiên, khó khăn là giống Việt Nam có vòng sinh trưởng hoàn toàn khác cây Nam Mỹ và năng suất cũng thấp, nên cô phải rất cố gắng điều chỉnh để có được độ tương thích tối ưu.

Đến tháng 10.2017, Nga và cộng sự đã có được những trái thành phẩm thử nghiệm đầu tiên của cả giống Việt Nam và giống Nam Mỹ. Và định hướng sẽ đưa trái tươi ra thị trường vào giữa năm 2018.

“Hiện tại vẫn trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng, lựa chọn giống và liên kết với các đơn vị khác để nghiên cứu về các ứng dụng từ chiết xuất thành dược phẩm”, Nga nói thêm về tương lai dự án.

Nguồn: Danviet.vn được tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Nuôi cua lột trong hộp

Cua lột là một loại cua thương phẩm đặc biệt. Ở các tỉnh ven biển Nam Bộ sau mùa sinh sản tự nhiên vài tháng có nhiều cua con cỡ từ 25-60g/con. Người ta chọn loại cua đó để nuôi cua lột.

Công trình và thiết bị

– Hộp nuôi cua lột màu đen được làm từ nhựa PP chịu được va đập, nắng nóng.

– Thành hộp dày 1,2 – 2 mm. Phần nắp hộp nằm trên mặt nước cao 5 – 5,5cm

– Mặt trên có cắt lỗ 3x3cm để thuận lợi quá trình cho ăn.

– Đáy hộp có khoảng 12 lỗ, mỗi lỗ 8-10mm cho nước luân chuyển.

– Ngoài ra cần làm thêm hệ thống mái che, hệ thống cung cấp Oxy, máy quạt nước để đảm bảo môi trường tốt cho cua phát triển.

Chăm sóc và quản lý

– Cho ăn 2 lần/ngày, thức ăn là cá tạp, còng, nhuyễn thể 2 mảnh, phụ phẩm sò lông, sò điệp… Thường xuyên kiểm tra cua 2-3 lần/ngày trong suốt quá trình cua lột.

– Cua sau khi nuôi từ 28-30 ngày sẽ tiến hành lột. Cua lột vỏ nhiều nhất từ 34-40 ngày sau khi nuôi sau đó giảm dần. Thời gian cua lột từ 8h-0h. Cua lột sau khi bắt phải tiến hành thả vào nước ngọt 15-20 phút rồi mới đem đi bảo quản.

– Các chỉ số môi trường phù hợp để cua phát triển: Độ mặn: 15-25 ‰, Nhiệt độ: 26-30 ºC, DO: >3ppm, pH: 7.8 – 8.5

Các mô hình nuôi cua trong hộp nhựa

Nuôi cua lột công nghiệp

Nuôi cua lột kết hợp cá rô phi

Nuôi cua lột kết hợp nuôi tôm quảng canh

Nuôi cua lột kết hợp trồng rong biển

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Sơn La lần đầu tiên xuất khẩu chanh leo tươi sang Pháp

Công ty cổ phần Nafood Tây Bắc là đơn vị trực tiếp xuất khẩu chanh leo sang Pháp bằng đường hàng không.

Đóng hộp chanh leo trước khi xuất khẩu

Hai tấn chanh leo quả tươi đầu tiên được công ty cổ phần Nafood xuất khẩu sang các siêu thị của nước Pháp. Để xuất khẩu, những quả chanh leo phải đạt tiêu chuẩn trọng lượng 12 quả/kg và phải được trồng, chăm sóc và thu hoạch theo tiêu chuẩn Globalgap – tiêu chuẩn xuất khẩu của Châu Âu.

Những trái chanh leo đều tăm tắp

Hiện nay, Công ty cổ phần Nafood Tây Bắc là đơn vị được tỉnh Sơn La cấp phép đầu tư trồng và chế biến chanh leo. Vùng nguyên liệu của công ty hiện nay có trên 500 ha tập trung chính ở hai huyện Mộc Châu và Thuận Châu.

Vườn chanh leo sai trĩu quả ở Sơn La

Dự kiến, sản lượng thu hoạch năm nay đạt trên 12.000 tấn quả tươi. Với giá bán bình quân 15.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi ha chanh leo cho thu lãi khoảng 200 triệu.

Chanh leo có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Việc xuất khẩu chanh leo sang thị trường Pháp góp phần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh có lợi thế về điều kiện sản xuất, khí hậu, thổ nhưỡng, nhằm tăng nhanh sản lượng sản phẩm có chất lượng và không ngừng gia tăng giá trị sản phẩm.

Đây là lần đầu tiên Sơn La xuất khẩu chanh leo tươi sang Pháp

Tỉnh Sơn La đã có các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường ngoài nước như chè, mận hậu, xoài, mật ong… Việc xuất khẩu chanh leo ra thị trường nước ngoài nói riêng và các mặt hàng nông sản của Sơn La nói chung, sẽ làm đa dạng hóa được thị trường tiêu thụ, có tác dụng tương hỗ trong việc tiêu thụ hàng hóa, để tránh bị ép cấp, ép giá các sản phẩm hàng hóa nông sản trong xu hướng hội nhập.

Nguồn: VOV.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Ngưỡng chịu đựng của ao tôm

Ngưỡng chịu đựng của ao tôm là khối lượng tôm tối đa mà ao tôm có thể gánh nổi. Đơn vị tính là kg tôm/m2. Ngưỡng chịu đựng này phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng ao nuôi (đáy ao, bờ ao, độ sâu), khả năng đầu tư trang thiết bị (máy quạt, máy thổi khí), chất lượng con giống, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của người nuôi…

Cần quản lý tốt chất lượng ao nuôi tôm

Tác động

Theo các nghiên cứu, càng về cuối vụ nuôi, chất thải (bao gồm phân tôm, thức ăn thừa, xác tảo chết) càng tích tụ nhiều ở đáy ao, tạo thành lớp bùn đen và sự phân hủy các chất hữu cơ sẽ tạo thành khí độc như H2S làm tôm chết. Chất thải cũng là nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển mạnh, khi tảo tàn và phân hủy sẽ khiến cho nhu cầu ôxy trong ao nuôi tăng vọt.

Tôm càng lớn thì tổng khối lượng tôm trong ao càng cao, ao nuôi trở nên chật hẹp. Môi trường biến động xấu làm cho tôm suy yếu, dễ bị nhiễm bệnh, trong nhiều trường hợp người nuôi phải thu hoạch tôm khẩn cấp. Việc làm này sẽ gây thiệt hại lớn cho người nuôi vì tốn nhiều tiền mua thuốc chữa trị trước đó, cộng với việc cỡ tôm nhỏ nên giá bán thấp.

Giải pháp kiểm soát

Theo Theo TS Pornlerd Chanratchakool (Thái Lan) giá trị ngưỡng chịu đựng như sau: Tại Thái Lan: Ao sâu 1,5 m, 36 mã lực/ha (quạt nước), giá trị ngưỡng 1,8 – 2,5 kg tôm/m2 ao (tôm thẻ chân trắng); Việt Nam: Ao sâu 1,2 m, 25 mã lực/ha (quạt nước), giá trị ngưỡng 1,3 kg (ao đất) – 1,5 kg (ao bạt) tôm/m2 ao (tôm thẻ chân trắng) và 0,6 – 0,8 kg tôm/m2 ao (tôm sú).

– Xác định lượng giống thả vào ao: Người nuôi không nên thả quá dày với tâm lý tôm hao hụt bớt là vừa mà cần phải chủ động thả mật độ vừa phải để tránh gây áp lực quá lớn lên ao nuôi.

– Xác định thời điểm ao tôm tới ngưỡng: So với giá trị ngưỡng ao đất là 1,3 kg/m2 thì tôm vẫn còn phát triển tốt vì chưa đạt ngưỡng. Như vậy, trước khi tôm đạt ngưỡng, người nuôi cần chủ động thu tỉa để tạo môi trường thông thoáng giúp tôm phát triển tiếp hoặc chủ động tăng cường quạt khí cũng như kiểm soát mật độ tảo thích hợp (không cho tảo quá dày).

Ao nuôi tôm công nghiệp cần có độ sâu từ 2 – 2,5 m, đảm bảo giữ được nước cao nhất từ 1,6 – 1,8 m. Mật độ thả hợp lý đối với tôm sú nuôi thâm canh 15 – 20 con/m2, bán thâm canh 8 – 14 con/m2; tôm thẻ chân trắng 30 – 80 con/m2. Ngoài ra, trong quá trình nuôi cần đảm bảo máy quạt đầy đủ, người nuôi nắm vững kỹ thuật và có kinh nghiệm trong ổn định các chỉ số môi trường ao nuôi khi có biến động do thời tiết.

Cùng đó cũng cần lưu ý, sau những cơn mưa kéo dài nên kiểm tra lại độ pH trong ao. Nếu độ pH giảm thấp thì dùng vôi nông nghiệp hòa tan trong nước với liều lượng từ 10 – 20 kg/1.000 m3; duy trì mực nước trong ao từ 1,3 – 1,8 m để tránh sự biến động của yếu tố môi trường. Đối với hiện tượng tảo tàn, người nuôi có thể bón phân vi sinh, để khử khí độc trong ao nên sử dụng men vi sinh định kỳ.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGap

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Thái Bình tổ chức hội thảo “Sơ kết dự án xây dựng mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm năm 2016 – 2017”.

Hiệu quả kinh tế tăng 15% so với ngoài mô hình

Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: “Năm 2017, mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP được triển khai tại 7 tỉnh, thành phố trên diện tích 21ha với 24 hộ dân tham gia. Đáng mừng là không có hộ nào nuôi cá bị dịch bệnh”.

Thực tế cho thấy dự án phát triển nuôi cá rô phi theo VietGAP bước đầu tạo cho người nuôi thay đổi tư duy về nuôi trồng thủy sản bền vững, nhận thức được những lợi ích thực sự thiết thực, đó là giảm chi phí thức ăn, hóa chất và công lao động; giảm dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng tỷ lệ sống của cá; thời gian nuôi ngắn hơn và chất lượng sản phẩm cao hơn, dễ tiêu thụ hơn.

Phát triển nuôi cá rô phi theo chuẩn VietGap

“Năm 2015 diện tích nuôi rô phi cả nước đạt 21.000ha; sản lượng 150.000 tấn, trong đó đã xuất khẩu đi 60 nước, kim ngạch xuất khẩu trên 36 triệu USD. Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản VN (VASEP), dự kiến năm 2017 sẽ xuất khẩu được 45 triệu USD sang 68 thị trường (chủ yếu EU và Mỹ), tăng 32% so với năm 2016 và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những thời gian tới”, ông Tiêu nhấn mạnh.

Ông Tiêu cho biết thêm, năm 2016 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm tại 5 tỉnh, thành: Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An.

Qua đánh giá cho thấy mô hình đã vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra như tỷ lệ sống 79,8/70%; năng suất đạt 17,2 tấn/ha (tăng 15,7%); kích cỡ thu hoạch đạt trung bình 720gr/con (đề ra là 650gr/con, vượt 10,3%). Hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 15% so với ngoài mô hình. Sau khoảng gần 6 tháng nuôi cho thấy, mô hình đạt sản lượng 256 tấn; năng suất 17,2 tấn/ha, sau khi trừ toàn bộ chi phí mô hình cho thu lãi hơn 1,4 tỷ đồng, bình quân lãi 94,8 triệu đồng/ha.

Ông Bùi Văn Trụ, Phó phòng Chăn nuôi thủy sản (Trung tâm Khuyến nông Thái Bình) cho hay, mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Thái Bình đã mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển về nuôi cá rô phi trong khu vực nuôi thủy sản nước ngọt, giúp ổn định khâu tiêu thụ sản phẩm, tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo công ăn việc làm, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Ngoài ra, mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm thành công, giúp người nuôi phát triển bền vững như có thị trường tiêu thụ ổn định, hạn chế dịch bệnh, tạo sản phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Vì vậy, khả năng mở rộng thị trường là rất lớn. Dự kiến khoảng 20ha.

Cũng theo ông Trụ, mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm đã hạn chế được dịch bệnh, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Cá rô phi theo VietGAP an toàn vệ sinh thực phẩm

Sau 6 tháng nuôi, mô hình đã đạt được một số chỉ tiêu kỹ thuật như trọng lượng trung bình trong suốt quá trình nuôi các chủ hộ đã tuân thủ quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên môn.

“Đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục cho thực hiện mô hình ở tiểu vùng sinh thái khác trong giai đoạn 2018 – 2020 để khẳng định khả năng và hiệu quả của mô hình”, ông Trụ đề nghị.

Chia sẻ tại buổi hội thảo, ông Ngô Duy Tuấn (xã Thái Thủy, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) cho biết, tham gia mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP, gia đình ông luôn được sự giúp đỡ của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Sau một thời gian nuôi, lợi ích rất rõ ràng, nhất là hiệu quả kinh tế cao hơn, tiêu thụ sản phẩm được liên kết với doanh nghiệp bao tiêu…

Theo Quyết định số 1639/QĐ-BNN-TCTS ngày 5/6/2016 của Bộ NN-PTNT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cá rô phi đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi của cả nước ta đạt 33.000ha; cá lồng đạt 1,5 triệu m3, sản lượng nuôi đạt 300.000 tấn, trong đó 50 – 60% được xuất khẩu. Đến năm 2030 diện tích nuôi cá rô phi của cả nước ta đạt 400.000ha; cá lồng đạt 1,8 triệu m3, sản lượng nuôi đạt 400.000 tấn, trong đó 50% được xuất khẩu.

Theo nhanong.com.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Đặc điểm heo rừng lai

1. Giống và đặc điểm giống heo rừng lai

Heo rừng lai là con lai giữa heo rừng đực với heo nái là heo địa phương thả rông của người dân tộc thường nuôi (giống heo gần như hoang dã) tạo ra con lai với ưu thế lai cao của cả bố và mẹ: Có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp. . .

Heo rừng lai

Vóc dáng: Heo rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển mạnh, da lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dã.

Trọng lượng lúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái), con đực nặng 50 – 70kg, con cái nặng 30- 40kg.

Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Heo rừng lai hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác tốt, sinh hoạt bầy đàn và chọn lọc tự nhiên thể hiện tính hoang dã. Thích sống theo bầy đàn nhỏ vài ba con, heo đực thường thích sống một mình (trừ khi heo cái động dục). Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ. Thích hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ.

Giá trị và thị trường: Thịt heo rừng lai màu hơi nhạt, không đỏ như thịt heo nhà, nhưng nhiều nạc, ít mỡ, da mỏng và dồn, thịt dòn thơm ngon rất đặc trưng, hàm lượng Cholerteron thấp, người tiêu dùng rất ưa chuộng nên bán được giá cao.

2. Chọn giống và phối giống heo

– Chọn giống:

Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khẻ, bộ phân sinh dục phát triển và hoặc động tốt. Nêu co điều kiện nên chọn lọc qua đời trước(dòng, giống bố mẹ, ông bà), qua bản thân(ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sản xuất) và qua đời sau.

Chọn giống những con có khả năng sinh sản tốt

– Ghép đôi giao phối:

Tốt nhất nên cho heo rừng lai nái phối giống với heo rừng đực hoặc cho heo rừng lai nái phối giống với heo rừng lai đực để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt.

3. Phối giống và thời điểm phối giống thích hợp

Bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên vì cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít, phối giống và đậu thai hiệu quả thấp.

Chu kỳ lên động dục của heo là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tùy theo giống tuổi) cho nên cần theo dõi biểu hiện của heo lên giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im là thời điểm phối giống thích hợp nhất.

Khi heo nái có dấu hiệu động dục ta cho heo đực vào vườn nuôi heo nái hay cho heo nái vào vườn nuôi heo đực. Heo đực sẽ phối giống liên tục, bất kể ngày đêm đến khi nào heo nái không chịu nữa mới thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại). Sau 21 ngày, heo nái không động dục trở lại,có thể heo nái đã có bầu.

Theo nhanong.com.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.