Sâu ăn lá hại cây trồng

Đặc điểm hình thái sâu ăn lá Archips micaceana

Là một loài bướm đêm họ Tortricidae. Các cánh là gần như hoàn toàn màu vàng ở cả hai giới

 

Sấu ăn lá Archips micaceana                      Thành trùng sâu ăn lá và Ấu trùng sâu ăn lá Archips micaceana

Triệu chứng gây hại của sâu ăn lá Archips micaceana

Loài sâu ăn lá này chủ yếu gây hại vào giai đoạn lá non, khi gây hại sâu kéo tơ cuốn các lá non lại với nhau, ăn phá trên lá và làm cho lá có các phần bị lỏm vào từ phiến lá hoặc lá bị biến dạng nhỏ lại hay phát triển không đồng đều. Nếu trường hợp gây hại nặng chồi non sẽ không phát triển được vì sâu đã ăn toàn bộ phần đọt non.

Triệu chứng sâu ăn lá ổi                                                 Triệu chứng sâu ăn lá

Biện pháp phòng trừ sâu ăn lá

Dùng các thuốc Pyrinex,  Karate,  Proclaim, Selecron…

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Chất dẫn dụ sinh học diệt côn trùng (pheromone)

Là một nhóm chế phẩm sinh học có tác dụng dẫn dụ giới tính, được sử dụng rộng rãi trong hệ thống bảo vệ thực vật cây trồng. Với đặc điểm chuyên tính cao với từng lọai sâu hại nên rất an tòan với sản phẩm, sinh vật có ích và môi trường. 

Pheromone được dùng như một công cụ có hiệu quả trong dự báo, phòng trừ dịch hại cây trồng và sản phẩm trong kho nông sản. 
Đến nay trên thế giới đã nghiên cứu và tổng hợp được hơn 3.000 hợp chất sex – pheromone dẫn dụ nhiều loại côn trùng khác nhau. Ở Việt nam hiện nay, việc ứng dụng pheromone được tập trung đối với một số côn trùng sau đây:

  • Côn trùng hại rau: Các lọai sâu ăn lá: sâu tơ ( Plutella xylostella) , sâu xanh ( Helicoverpa armigera ), sâu khoang ( Spodoptera litura ) và sâu xanh da láng ( Spodoptera exigua )..

Bẫy vàng làm bẫy sâu trưởng thành

  • Côn trùng hại cây ăn trái: tập trung là chất dẫn dụ ruồi vàng đục trái ( Bactrocera dorsalis ). Sản phẩm tiêu biểu là Vizubon – D với họat chất Methyl Eugenol dẫn dụ đối với ruồi đực rất mạnh. Trong sản phẩm có pha trộn thêm chất diệt ruồi Naled. Đối với sâu đục vỏ trái cam quýt ( Prays citri Milliire ) cũng đã được sử dụng pheromone có hoạt chất Z(7)- Tetradecenal.

Bẫy vàng kết hợp chất dẫn dụ chua ngọt bẫy ruồi vàng

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hồ tiêu

 

Thời gian gần đây, giá hồ tiêu ở VN tăng cao khiến nông dân các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kom Tum… mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh tăng năng suất. Tuy nhiên, do phát triển tự phát, thiếu quy hoạch và hạn chế về quy trình chăm sóc khiến dịch hại trên cây tiêu ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm ngày càng phổ biến và đang trở thành mối đe dọa trực tiếp đến nguồn thu nhập của nhiều hộ nông dân. Đáng báo động, để phòng trừ và ngăn ngừa dịch bệnh này, rất nhiều nông dân đã tự ý sử dụng đủ loại thuốc BVTV hóa học, dẫn đến làm suy thoái đất trồng, ô nhiễm đất và nước, nhưng hiệu quả quản lý dịch hại và kinh tế không cao.

Thuốc trừ bệnh Hồ tiêu

Nhận thấy tác hại của thuốc hóa học, gần đây, nhiều hộ trồng tiêu ở Tây Nguyên đã có ý thức về việc sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học để thay thế, trong đó phổ biến là sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học BIOBUS 1.00WP (Trichoderma viride 1%) để phòng trị, quản lý dịch bệnh chết nhanh, chết chậm.

Cụ thể, thuốc trừ bệnh sinh học BIOBUS 1.00WP có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm gây bệnh khác, giết nhiều loài nấm gây thối rễ (tác nhân gây nên bệnh chết nhanh, chết chậm) như Phitophthora, Pythium, Fusarium…

Cơ chế trừ bệnh của Trichoderma viride (BIOBUS 1.00WP) cụ thể như sau: Nó tiết ra một enzyme làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại và biến nó thành thức ăn, tạo nên những hữu cơ có lợi. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loài nấm gây thối rễ. Nó còn giúp tái tạo, phục hồi các rễ bị tổn thương do tuyến trùng hoăc rệp sáp gây ra, tạo ra chất có hoạt tính tương tự như “thuốc kháng sinh” kìm hãm sự tăng trưởng của tác nhân gây bệnh. Đồng thời nó giống như một dạng “ký sinh” có tác dụng giết chết các loài gây bệnh, tiết ra các enzyme phân huỷ chúng.

Ngoài ra, BIOBUS 1.00WP còn giúp ủ phân hữu cơ mau hoai mục, tăng sinh khối vi sinh vật có lợi; bảo vệ cây khỏi tác nhân gây bệnh; giảm thiểu thuốc hóa học để trừ sâu bệnh; giảm lượng phân hoá học; giảm ô nhiễm môi trường; giúp đất tơi xốp, hạn chế cỏ dại…

Cách sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học BIOBUS 1.00WP: Bà con pha một gói loại 20 gr với 16 lít nước, sau đó phun ướt đẫm đều cho tất cả các bộ phận của cây trồng hoặc sục gốc hồ tiêu. Tiến hành hòa tưới hoặc sục gốc, phun trên cây khi trời mát không mưa, mỗi lần cách nhau 3 – 4 ngày và áp dụng 2 – 3 lần liên tục (nhưng tốt nhất xử lý vào đầu, giữa và cuối mùa mưa, không nên phối trộn với thuốc BVTV hóa học khác và độ pH đất từ 6-7 để phòng trừ bệnh đạt hiệu cao hơn).

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

Có 2 loại sâu đục thân hại cây cà phê là sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) và sâu đục thân mình hồng (Zeuze coffea Nietner). Chúng hoạt động quanh năm và phát triển mạnh ở những khu vực nhiệt độ cao và nhiều ánh sáng.

                            Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

  1. Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat)
  •  Trưởng thành là 1 loại xén tóc nhỏ có màu xanh đen. Con trưởng thành đẻ trứng vào vết nứt của đoạn cành hoặc thân rải rác hoặc thành từng cụm. Sau khi nở, sâu non đục vào gỗ, rồi đục ngoằn nghèo quanh vòng cây, tiện ngang các mạch gỗ. Sâu đục tới đâu, đùn phân và mạt cưa bịt kín đến đó. Đến tuổi 5, tuổi 6 sâu đục ra phía gần vỏ tạo 1 khoảng rộng trong phần gỗ của cây và hoá nhộng tại đó.
  •  Vòng đời từ trứng – sâu non – trưởng thành – đẻ trứng là 200 – 211 ngày trong vụ đông và 126 – 176 ngày đối với vụ hè.
  •  Sâu phát triển quanh năm và thường gây hại nặng vào tháng 4, 5 và 10, 11. Trưởng thành ưa đẻ trứng vào những cây ít cành, thưa lá. Chúng hoạt động mạnh khi nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều. Ruộng cà phê càng dãi nằng càng bị hại nặng.
  •  Cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại có các biểu hiện sau:

+ Toàn bộ lá phía trên ngọn bị vàng héo, các lá phía dưới còn xanh tốt, cây mọc thêm nhiều chồi thân.

+ Trên thân có những đường lằn nổi lên theo vòng, vỏ bị nứt nẻ, có những lỗ đục đường kính 2-3 mm.

+ Cây dễ bị gãy gục tại chỗ bị sâu đục.

+ Chẻ dọc thân cây thấy có đường rãnh sâu đục, phát hiện có sâu non màu trắng ngà, không có chân, toàn thân gồm nhiều đốt.

2.Sâu đục thân mình hồng (Zeuze coffea Nietner)

  • Trưởng thành là loài bướm trắng với nhiều chấm nhỏ màu xanh biếc hoặc màu xanh đen, thân dài 20-30mm, màu đỏ và được phủ bằng lớp lông trắng. Sâu non đẫy sức dài 30-50mm màu hồng. Nhộng dài 15-34mm.
  • Bướm cái đẻ trứng vào vỏ cây, sâu non đục vào giữa thân cây và đùn mạt gỗ ra ngoài. Cây bị hại dễ bị gãy ngang.
  •  Sâu thường phá hại thân, hoặc cành cấp 1, cấp 2. Sâu có thể phá hại từ cây này sang cây khác hoặc cành này sang cành khác, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây thậm chí gây chết cây.
  •  Suốt vòng đời của sâu đục vào thân và sống bên trong đó, đến khi trưởng thành bay ra ngoài tìm những nơi cành lá xanh tốt xum xuê để đẻ trứng, trứng được đẻ thành từng ổ ở vỏ cây.
  •  Sâu phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20-28oC, dưới 18oC sâu phát triển chậm, sâu thường gây hại ở cây có tán không cân đối, những vườn không có cây che bóng.
  1. Biện pháp phòng trừ
  •  Đối với vườn cà phê đang bị sâu đục thân phá hại, cần tiến hành cưa bỏ những đoạn cành, thân cây có sâu đục thân hại để tiêu diệt bằng cách đốt hoặc chẻ thân cây ra, thu sâu non để diệt.
  •  Con trưởng thành (bướm, xén tóc) thường bị kích thích và thu hút bởi ánh sáng vì thế có thể dùng bẩy đèn để bắt các con trưởng thành và tiêu diệt vào đầu mùa mưa. Thời điểm này chúng thường ghép đôi và sinh sản.
  •  Sử dụng một số loại thuốc BVTV sau để phun trừ: Hoạt chất Diazinon (Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha); Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 55EC, liều lượng 1,0 lít/ha)… Lượng nước phun 800 lít/ha, phun lên thân cây 2-3 lần để diệt sâu non ngay từ khi mới nở. Chú ý phun ướt đều toàn bộ cây, đặc biệt phun kỹ thân cây, và phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.
  •  Trồng cây che bóng làm giảm cường độ ánh sáng. Cắt tỉa cành để cây có được bộ tán lá cân đối và thân cây được che phủ từ trên xuống dưới. Bón phân cân đối, đầy đủ để cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng cho cây.
  •  Bảo vệ thiên địch, loài ong Apenesia sahyadrica Azevedo & Waichert ký sinh trên giai đoạn sâu non của sâu đục thân mình trắng.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam       

Muỗi hành hại lúa và cách phòng trị

                                         

Muỗi hành (sâu năn, muỗi năn, muỗi cọng hành) là một trong những loài dịch hại gây hại khá nặng trên lúa. Lúa bị gây hại sẽ mọc thêm chồi mới, nhưng đôi khi chỉ là những chồi vô hiệu hay nếu có cho bông thì hạt lép nhiều. Để phòng trừ muỗi hành cần áp dụng đồng thời các biện pháp canh tác, biện pháp hóa học.

Muỗi hành hại lúa

Nhận diện triệu chứng

Triệu chứng để nhận diện cây lúa bị muỗi hành gây hại là cây lúa bị lùn, đâm rất nhiều chồi, phần thân hơi cứng, chiều ngang thân cây lúa nở to dần theo sự tăng trưởng của ấu trùng nằm bên trong, lá lúa xanh thẫm ngắn, dựng đứng và có nhiều cọng lúa giống như cọng hành lẫn trong bụi lúa

Muỗi hành phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết tương đối ẩm, có mưa và trời ít nắng, do đó mưa nhỏ sương mù và trời có mây âm u rất thuận lợi cho muỗi hành phát triển, thường phát sinh cục bộ trên một cánh đồng hoặc một vùng hẹp do khả năng di chuyển yếu của muỗi.

Ẩm độ thích hợp nhất đối với muỗi hành là 85-95% và nhiệt độ thích hợp là 26-300C. Vì các lý do nêu trên nên ở đồng bằng sông Cửu Long muỗi hành chỉ xuất hiện và gây hại nhiều vào vụ Hè Thu hàng năm

Tập quán sinh sống và cách gây hại

Trứng nở thành ấu trùng chui vào đọt non của lúa làm lá non không mở ra được, cuốn tròn thành cọng hành hay cọng năn nên còn gọi là muỗi năn hay sâu năn. Nó hóa nhộng luôn trong đó và khi lột xác thành muỗi nó đục lỗ phía trên đọt tròn đó mà chui ra, chồi bị chết. Chúng có thể sống trên cỏ dại và lây lan rất nhanh gây thiệt hại nặng trên các trà lúa muộn

Thành trùng vũ hóa vào đầu mùa mưa, thường là ban đêm, có thể bắt cặp ngay và đẻ trứng. Khoảng 7 ngày sau khi bị tấn công, ống lúa sẽ mọc dài ra và tròn giống như cọng hành và rất dễ nhìn thấy vì ống có màu xanh lá cây nhạt. Lúc đó ấu trùng bên trong đã đủ lớn hoặc đã làm nhộng. Nhộng có thể di chuyển lên xuống trong ống lúa nhờ các gai ngược trên thân. Trời mưa hay râm mát nhộng di chuyển lên phía trên ống lúa; trời nắng gắt nhộng thường di chuyển xuống phía dưới. Khi sắp vũ hóa nhộng di chuyển lên phía trên của ống lúa và đục một lỗ nhỏ chui ra khỏi ống lúa, một đầu còn gắn vào ống lúa

Muỗi hành thường tấn công cây lúa từ giai đoạn mạ đến nhảy chồi tối đa. Chồi chính bị hư sẽ kích thích cây lúa sinh chồi mới. Lúa bị gây hại sớm sẽ mọc thêm chồi mới, nhưng đôi khi chỉ là những chồi vô hiệu hay nếu có cho bông thì hạt lép nhiều

Biện pháp phòng trừ: để phòng trừ muỗi hành có thể áp dụng các biện pháp sau:

Biện pháp canh tác:

  • Diệt cỏ xung quanh ruộng lúa.
  •  Diệt lúa rài, lúa chét và gieo cấy sớm rất cần thiết để giảm mật số muỗi hành trên đồng ruộng.
  •  Không bón nhiều phân đạm.
  • Ruộng lúa bị sâu năn hại cần kịp thời tháo nước phơi ruộng để hạn chế sự lây lan phát triển.
  •  Dùng bẫy đèn diệt muỗi, bảo vệ ong mắt đỏ (thiên địch của sâu năn).
  •  Thăm ruộng thường xuyên từ giai đoạn mạ đến lúc cây lúa nhảy chồi tối đa.

Biện pháp hóa học:

  •  Nhúng rễ mạ vào dung dịch thuốc trừ sâu lưu dẫn trong 1 đêm trước khi cấy.
  •  Áp dụng thuốc nước để diệt thành trùng hoặc ấu trùng vừa nở ra.
  • Rãi thuốc hột khi ruộng chủ động nước.

Tóm lại, cho đến nay bệnh do muỗi hành gây hại đã được khắc phục, nhưng về giống thì vẫn chưa có giống kháng mạnh đối với loài dịch hại này nên việc áp dụng các biện pháp canh tác trước khi gieo sạ là rất thiết yếu. Nông dân cần thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện muỗi và phòng trị đúng lúc góp phần giúp cây lúa sach bệnh, khỏe mạnh sau này. Bên cạnh đó, cần quản lý tốt dịch hại như là muỗi hành và các loài sâu bệnh hại khác, để đảm bảo cây lúa cho năng suất cao khi thu hoạch.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phát triển đèn led có kèm đèn gắn thuốc diệt các loài côn trùng gây hại

Đèn LED này sẽ thu hút các loài côn trùng với ánh sáng cực tím dài 385-400nm, những loài sâu bọ, muỗi rất ưa thích loại ánh sáng này. Bóng đèn này sẽ tạo ra điện và làm cho chúng chết khi chúng xâm nhập vào thiết bị. Và sẽ lấy chúng đi bằng cách sử dụng bàn chải kèm theo hoặc máy hút bụi sau khi tách bóng ra. E Balance là một Công ty có nhiều ý tưởng sáng tạo, chuyên thiết kế và cung cấp các thiết bị gia đình.

Đèn LED thu hút các loài côn trùng với ánh sáng cực tím 

Giải thích thêm về sản phẩm này, Công ty E Balance cho biết: Nhiệt độ màu của bóng đèn LED là 6.500K (ánh sáng ban ngày) và độ sáng của nó là 950lm. Đèn LED và đèn diệt côn trùng có thể được bật riêng. Bằng cách bật/tắt bóng đèn nhiều lần tùy theo mục đích sử dụng: có thể bật cả đèn LED và đèn diệt côn trùng (điện năng tiêu thụ: 11W); hoặc chỉ bật đèn LED; hoặc chỉ bật đèn diệt côn trùng (điện năng tiêu thụ: 1W). Đây là một sản phẩm mới, có tên là đèn LED E26-base, được sử dụng như một bóng đèn để giảm ánh sáng. Tuy nhiên, E Balance khuyến cáo người mua cần kiểm tra rõ kích thước loại đèn đang sử dụng trong gia đình vì loại đèn mới này có đường kính là 94mm và chiều cao 167mm, lớn hơn những bóng đèn thông thường. Hiện tại, Công ty chưa đề xuất giá bán lẻ cho sản phẩm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Ngộ độc dinh dưỡng trên cây trồng và biện pháp xử lí

1. Các dạng cây bị ngộ độc

  • Bị cháy phân: Tương tự như da người bị cháy do nắng, do tắm biển. Đây là dạng ngộ độc trực tiếp, cấp tính lên một bộ phận của cây mà có thể trên tổng thể với lượng phân đó thì chưa xảy ra dư thừa khiến cho cây bị ngộ độc.  Ví dụ, khi bị ngập nước thì rễ cây bị ngộp, đua nhau ngoi lên mặt đất để tìm kiếm oxy, khi nước rút đi nếu mình bón phân ngay thì phân tan ra và lớp rễ cám sẽ bị cháy, mặc dù lượng phân bón không nhiều.
  • Mất cân đối: Cây bị ngộ độc trong trường hợp lượng phân bón chưa dư nhưng do các chất sẽ ảnh hưởng lẫn nhau nên khi có mặt chất này sẽ gây thiếu chất kia. Ví dụ như với kali. Kali là yếu tố giúp cây chắc, ít sâu bệnh và cây cũng có thể hấp thu nhiều kali mà không bị nhiễm độc. Tuy nhiên khi nhiều kali thì sẽ ức chế khiến cho cây không hấp thu được canxi và manhê khiến cho cây có triệu chứng như bị ngộ độc.
  •  Ngộ độc thực sự: Là trường hợp bón quá nhiều so với nhu cầu và ngưỡng chịu đựng của cây. Ví dụ như nếu bón quá nhiều phân đạm thì sẽ làm cho lá cây bị vàng, rũ xuống.

2. Biện pháp xử lí

Trong cả 3 trường hợp trên, khi phát hiện được cần có những biện pháp xử lý ngay càng sớm càng tốt

  •  Đầu tiên, phải ngưng ngay việc bón phân và sau đó là dùng nước để rửa bớt. Với cây mọc dưới nước thì việc thay nước là giải pháp cần làm ngay. Với cây trồng cạn thì tưới nước sẽ làm cho phân bị loãng ra và trực di xuống tầng dưới.
  • Nếu bị ngộ độc bởi vi lượng thì có thể bón thêm vôi, lân. Việc bón thêm vôi hoặc lân sẽ làm cho pH tăng lên. Khi pH tăng thì sẽ làm giảm khả năng ảnh hưởng của vi lượng.
  • Việc bón phân hữu cơ cũng có tác dụng làm giảm tác dụng độc của việc dư thừa phân bón, bởi khi bón phân hữu cơ sẽ làm cho hệ đệm hoạt động hiệu quả hơn, nhất là nguồn hữu cơ từ phân trùn quế giúp nhanh chóng điều hoà pH đất.
  • Cây trồng cũng là sinh vật sống nên khi bị nhiễm độc thì sẽ có những phản vệ nhằm hạn chế nhiễm độc. Với người, phản xạ đầu tiên có thể là nôn, thì với cây chúng cũng sẽ được thải nhanh qua mép lá. Nếu kết hợp được khả năng tự vệ củacây với các giải pháp trợ giúp của con người thì việc nhiễm độc sẽ được giảm thiểu.

 

Biểu hiện của lá khi bị ngộ độc dinh dưỡng

Giải pháp tránh cho vườn cây bị ngộ độc tốt nhất là mỗi nhà nông phải tự trang bị kiến thức cho mình, hiểu nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của nó, cũng như phải cập nhật hàm lượng các chất có trong đất của ruộng nhà mình bằng các phân tích thổ nhưỡng chuyên ngành làm sao sử dụng phân bón vừa đủ, mang lại hiệu quả kinh tế cao và không lo cây trồng bị ngộ độc.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Vai trò của côn trùng với môi trường và đời sống con người

 

Chỉ có 0,1% các loài côn trùng là đi ngược lại lợi ích của con người. Nhiều côn trùng được coi là những con vật có hại với loài người vì chúng truyền bệnh (ruồi, muỗi), phá hủy các công trình (mối), hay làm hỏng các sản phẩm lương thực (mọt). Các nhà côn trùng học đã đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát chúng mà phổ biến nhất là thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, ngày nay các phương pháp kiểm soát bằng sinh học (methods of biocontrol) đang ngày càng được dùng phổ biến hơn.

Mặc dù các côn trùng có hại thường nhận được nhiều sự quan tâm hơn, bên cạnh đó vẫn có nhiều loài có lợi cho môi trường và con người. Một số loài thụ phấn cho các loài thực vật có hoa (ví dụ ong, bướm, kiến…). Sự giao phấn (pollination) là sự trao đổi (hạt phấn) giữa các thực vật có hoa để sinh sản. Các loài côn trùng khi lấy mật và phấn hoa đã vô tình tiến hành giao phấn. Ngày nay, một loạt các vấn đề về môi trường đã làm giảm các quần thể “nhà giao phấn” (pollinator) này. Số lượng các loài côn trùng được nuôi với mục đích làm vật trung gian quản lý việc thụ phấn cho thực vật đang trong thời ký phát triển thịnh vượng.
Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ. Ong mật đã được con người nuôi từ hàng ngàn năm nay để lây mật. Tơ tằm đã có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử loài người, các mối quan hệ thương mại được thiết lập trên con đường vận chuyển tơ lụa giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Ấu trùng maggot được sử dụng để chữa trị vết thương, ngăn chặn sự hoại tử do chúng ăn các phần chết thối. Phương pháp điều trị hiện đại này đã được sử dụng ở một vài bệnh viện trên thế giới.

Nhiều nơi trên thế giới, côn trùng được sử dụng làm thức ăn cho con người (entomophagy) trong khi nó lại là đồ kiêng kị với vùng khác. Thực ra đây cũng là một nguồn protein trong dinh dưỡng của loài người. Người ta không thể ước tính được có bao nhiêu loài côn trùng đã nằm trong thực đơn của con người nhưng nó đã có mặt trong rất nhiều thức ăn, đặc biệt trong ngũ cốc. Hầu hết chúng ta không nhận ra rằng các luật bảo vệ thực phẩm ở nhiều nước không ngăn cản việc có mặt của côn trùng trong thức ăn.

Nhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những bọn ăn xác thối, chúng ăn các xác động vật chết, các cây bị gãy mục, trả lại môi trường các dạng hữu ích cho các sinh vật khác sử dụng. Ai Cập cổ đại đã sùng bái coi những con bọ cánh cứng như bọ hung là thần linh, bên cạnh nhiều động vật linh thiêng khác của họ như cá sấu, hà mã, cá trê, chim ưng… Điều này bắt nguồn từ một sự quan sát gắn với truyền thuyết: những con bọ hung Ai Cập sử dụng phân động vật làm thức ăn cho những con non của nó. Mà với một số lượng bọ hung đông đúc hoàn toàn sống dựa vào những bãi phân thì đối với chúng, thứ thức ăn bốc mùi này quả thật quý như vàng, và vì thế mà tranh chấp xảy ra. Chúng phải tìm cách lăn cục phân đi càng nhanh càng tốt khỏi đống phân và tìm một nơi chôn “kho báu” để giữ cho nó không bị cướp lại bởi những bà mẹ côn trùng khác. Chúng sử dụng hai chân sau để lăn phân-điều này đồng nghĩa với việc phải lộn ngược thân mình trong tư thế trồng cây chuối, mà như vậy thì không tiện cho việc quan sát đường đi cho lắm. Bởi vậy, những con bọ hung sử dụng hướng di chuyển của Mặt Trời, tức là từ Đông sang Tây làm la bàn định vị, những ông chủ kim tự tháp nhìn thấy các viên phân tròn dịch chuyển theo hướng di chuyển của Mặt Trời, rồi lại biến mất xuống lòng đất (bọ hung chôn phân trước khi đẻ trứng lên đó) đã ví những hình tượng không lấy gì làm vệ sinh lắm ấy với thần Mặt Trời, thần linh tối cao của họ. Và để trả ơn cho công lao dọn vệ sinh của con bọ hung, người Ai Cập đã trao cho chúng cái chức danh “người dẫn đường cho thần Mặt Trời”.

Bọ rùa – Thiên địch của rệp hại cây

Hầu hết chúng ta đều không ý thức được rằng, lợi ích lớn nhất của côn trùng chính là loài ăn côn trùng (insectivores). Nhiều loài côn trùng như châu chấu có thể sinh sản nhanh đến nỗi mà chúng có thể bao phủ Trái Đất chỉ trong một mùa sinh sản. Tuy nhiên có hàng trăm loài côn trùng khác ăn trứng của châu chấu, một số khác thì ăn cả những con trưởng thành. Vai trò này trong sinh thái thường được cho là của các loài chim, nhưng chính côn trùng, mặc dù không thực sự quyến rũ như những loài lông vũ kia mới chính là những con vật có vai trò quan trọng hơn. Với bất kỳ loài côn trùng có hại nào, như con người thường gọi, thì cũng có một loài ong bắp cày là vật ký sinh hay là thiên địch của chúng và giữ một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các loài có hại đó.

Chấu chấu là một loài thiên địch

Sự quan tâm của với việc kiểm soát dịch hại bằng thuốc trừ sâu có thể có tác dụng phản lại, thực tế thì chúng ta đã không nhận ra rằng chính côn trùng đã tự kiểm soát lẫn nhau và cả các quần thể có hại. Vì vậy, kiểm soát bằng thuốc độc thậm chí có thể dẫn đến sự bùng phát một loạt dịch hại nào đó.

Nguồn VOER, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam