Nuôi lợn trên đệm lót – cách để bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi lợn đang là nỗi bức xúc đối với các cơ quan chức năng và cả người chăn nuôi. Để xử lý vấn đề này, Trung tâm thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn trên đệm lót lên men tại huyện Đức Linh. Mô hình này bước đầu được người dân quan tâm thực hiện vì hiệu quả thiết thực của nó.

Ông Trương Văn Hòa, xã Đức Hạnh, Đức Linh, Bình Thuận, hộ đầu tiên thực hiện mô hình cho biết trước đây, với đàn lợn khoảng 100 con, gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý chất thải. Nhiều biện pháp xử lý đã được thực hiện nhưng hiệu quả không như mong muốn. Từ khi sử dụng nền chuồng lợn là đệm lót lên men, mùi hôi không còn, tiết kiệm được nước do không phải rửa chuồng và giảm đáng kể công quét dọn phân lợn. Đệm lót từ 1-2 ngày mới đảo một lần để vi sinh vật phân hủy phân và nước tiểu gia súc…

Với cách làm này, chi phí cho mỗi con lợn nuôi thịt giảm khoảng 400.000 đồng. Lứa lợn đầu tiên khi áp dụng mô hình khiến gia đình rất phấn khởi vì xử lý được vấn đề quan trọng nhất là chất thải và công quét dọn.

Chăn nuôi lợn

Làm đệm lót rất đơn giản, nguyên liệu là bột bắp, mùn cưa, trấu… thay cho ximăng. Người nuôi chỉ cần tưới nước cho nền ướt, tưới dịch men và rắc phấn cám trộn với men vi sinh, sau đó trộn cho đều, dùng nilon đậy lại; sau 2-3 ngày, lấy tấm nylon ra và xới lên, để 1 giờ sau thì thả lợn vào nuôi.

Với diện tích chuồng nuôi khoảng 20m2, chi phí làm đệm lót khoảng 3 triệu đồng.

Đệm lót có thời gian sử dụng khoảng 4 năm cho nhiều lứa lợn. Sau giai đoạn nuôi, đệm lót trở thành phân bón cho cây trồng.

Cách làm này còn giúp giữ ấm cho vật nuôi do đệm lót luôn luôn ấm bởi nhiệt từ hoạt động của hệ men vi sinh.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận cho biết chăn nuôi lợn trên đệm lót là giải pháp hiệu quả, góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho chăn nuôi do tận dụng được một lượng lớn phế phẩm nông nghiệp như mùn cưa, vỏ trấu, thân cây bắp…

Đây là lần đầu tiên ngành chăn nuôi Bình Thuận áp dụng một phương pháp mới. Cách làm này đơn giản, chi phí thấp nhưng hiệu quả mang lại cao, đặc biệt là giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Thời gian tới, trung tâm sẽ hỗ trợ để nhân rộng mô hình này cho đông đảo người chăn nuôi trong tỉnh thực hiện.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phụ gia chứa zeolit, hiệu quả cao trong chăn nuôi

Các nhà khoa học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu thành công quy trình chế tạo các chất tạo phức có tên thương mại là BK-DO015 và BK-DO017 từ cao lanh.

Đây là những loại hợp chất đáp ứng tốt cho việc kết tinh tạo ra các hỗn hợp zeolit X, Y trong dung dịch. Trộn hai thành phần zeolit X, Y và đất sét (được khai thác tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) vào hợp phần thức ăn chăn nuôi và phân bón sẽ tạo thành các sản phẩm BK-ZCR2, BK-ZAF2a, BK-ZAF3 sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt và trồng các cây lúa, lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Qua thử nghiệm trong chăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại ở huyện Lạng Giang và trồng lúa, lạc tại huyện Hiệp Hòa từ năm 2007 đến nay cho thấy lạc vụ xuân thu lãi tăng thêm trên 2,6 triệu đồng/ha, lạc vụ đông thu lãi trên 1,3 triệu đồng/ha, năng suất thực thu tăng từ 4 – 6%; lúa xuân thu lãi tăng thêm trên 4,7 triệu đồng/ha, lúa mùa tăng thêm trên 1,4 triệu đồng/ha, năng suất tăng khoảng 2,6% so với khi chưa sử dụng sản phẩm công nghệ trên.

                          Phụ gia chứa zeolit, hiệu quả cao trong chăn nuôi

Đối với lợn thịt, sử dụng BK-ZCR2 như một chất phụ gia trong thức ăn đã làm tăng thêm lợi nhuận từ trên 100.000 đồng đến hơn 330.000 đồng/đầu lợn, tiết kiệm được khoảng 4% tổng lượng thức ăn và điều quan trọng nhất là chất lượng thịt lợn tốt hơn, sạch hơn, an toàn hơn.

Thời gian tới tỉnh Bắc Giang dự kiến sẽ ứng dụng rộng rãi công nghệ này trong chăn nuôi, trồng trọt bằng việc quy hoạch vùng nguyên liệu khoáng sét tại chỗ và xây dựng các dây chuyền sản xuất zeolit và các chất phụ gia chứa zeolit đạt công suất khoảng 3.000 tấn/năm./.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Những lưu ý khi trộn thức ăn hỗn hợp cho heo thịt

Trộn thức ăn cho heo là phương pháp nuôi heo thịt hiệu quả được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng thành công và dưới đây là những lưu ý cần nắm rõ để có thể vận hành tốt một vụ chăn nuôi hiệu quả.

Khi tự trộn thức ăn hỗn hợp cho heo thịt, bà con cần lưu ý đến nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn

Đảm bảo đủ nhóm dinh dưỡng thiết yếu

Khi tự trộn thức ăn hỗn hợp cho heo thịt, bà con cần lưu ý đến nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn nhằm đảm bảo cho heo phát triển và tăng trọng đều, nhanh chóng. Các nhóm chất chính là bột đường, chất đạm, béo, chất xơ, muối khoáng và vitamin.

Trộn theo tỷ lệ thích hợp

Sau khi chọn được loại nguyên liệu phù hợp, đảm bảo đủ nhóm dinh dưỡng, bà con cần trộn theo tỷ lệ thích hợp. Tỷ lệ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp heo tăng trọng đều, nuôi heo theo hướng nạc và giá trị dinh dưỡng trong thịt heo thành phẩm cao.

Thức ăn nuôi heo thịt thay đổi tỷ lệ phù hợp với giai đoạn phát triển của heo. Mỗi giai đoạn phát triển của heo cần được điều chỉnh tỷ lệ cho phù hợp, nhằm tối ưu tốt nguồn thức ăn, tăng trọng nhanh và giúp heo khỏe mạnh, tránh những bệnh lý nghiêm trọng.Trộn thức ăn nuôi heo với khối lượng đúng

Heo ở từng thể trạng, cân nặng cần lượng thức ăn khác nhau, đồng nghĩa với việc cần thay đổi khối lượng các nguyên liệu khi trộn cho heo. Trước khi trộn cần tính trước khối lượng cho 1 heo ăn 1 ngày để trộng cho phù hợp.

Cách phối trộn thức ăn cho heo thịt đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho heo, sẽ giúp bà con tự trộn thức ăn mà có thể thay thế thức ăn công nghiệp.

Lợi ích từ việc cho heo ăn thức ăn tự trộn

Dễ tìm nguyên liệu chăn nuôi, tận dụng được các sản phẩm nông sản có trong gia đình, tối ưu tốt mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, sẽ rất phù hợp với những hộ chăn nuôi vừa và nhỏ.

Tiết kiệm chi phí thức ăn, sử dụng được nguồn nguyên liệu giá rẻ tại địa phương, xác minh được nguồn gốc TĂCN để chọn ra nguồn thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn, không bị hỏng, giá trị dinh dưỡng cao.

Phối trộn thức ăn sẽ dễ dàng thay đổi, điều chỉnh tỷ lệ dinh dưỡng cho heo cho phù hợp với giống heo và giai đoạn phát triển của heo hơn.

Nhờ đó, có thể kiểm soát được mức độ tăng trọng của heo. Thức ăn cho heo thịt cần kiểm soát tốt cả về chất lượng và khối lượng nhằm đảm bảo heo tăng trọng tốt và đều.

Nguyên liệu chuẩn bị trộn thức ăn hỗn hợp cho heo thịt

Nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi trộn cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng, thức ăn cần mới, tươi và đảm bảo, không sử dụng thức ăn đã biến chất, biến màu, biến mùi, đổi vị hay đã xuất hiện nấm mốc, không nên tận dụng nguồn thức ăn đã bị xuống dinh dưỡng.

Nguyên liệu thức ăn nuôi heo giàu bột đường, bao gồm các thức ăn giàu tinh bột như tấm gạo, cám gạo, bột ngô, khoai, sắn, lúa mì,…

Nhóm thức ăn cho heo thịt giàu chất đạm: Những thức ăn hỗn hợp cho heo thịt giàu chất đạm bao gồm bột cá, tôm, bột thịt, đạm thực vật như đậu tương, các loại khô dầu, lạc, dừa,…

Thức ăn giàu chất béo: Có trong các loại đỗ đậu, khô dầu, bánh dầu thực vật.

Thức ăn giàu vitamin và chất xơ: Các loại rau xanh, ngoài ra, trong các loại cám, tinh bột cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ.

Cách chế biến và trộn thức ăn hỗn hợp cho heo thịt

Nguyên liệu cần được nghiền nhỏ hoặc cắt nhỏ trước khi trộn thành thức ăn nuôi heo thịt. Thông thường, thức ăn nên được phơi khô và nghiền thành bột nhỏ. Riêng các loại ra xanh có thể cho ăn ngoài dạng tươi sau khi đã cho heo ăn thức ăn hỗn hợp.

Chia khối lượng và tỷ lệ thức ăn theo bảng dinh dưỡng. Bà con cần căn cứ theo các lưu ý phối trộn thức ăn phía trên để trộn thức ăn nuôi heo. Khối lượng nguyên liệu cần được cân theo khối lượng càng chính xác càng tốt.

Cách trộn dựa trên thành phần, tỷ lệ và giai đoạn

Heo tách sữa đến 30kg: Trộn 43% cám gạo, 20% tấm, bỗng rượu 18%, bột cá 8%, khô dầu đậu tương 10%, bột xương 1%. Tổng giá trị dinh dưỡng hỗn hợp là 3100 Kcal và khoảng 15% chất đạm.

Heo từ 30kg tới 60kg: Trộn 42% cám gạo, 40% bỗng rượu, 6% bột cá, khô dầu đỗ tương 6%, bột xương 2%. Giá trị dinh dưỡng tổng bao gồm 3000 Kcal, 15% chất đạm.

Heo từ 60kg tới xuất chuồng: Trộn thức ăn nuôi heo gồm 40% cám gạo, bỗng rượu 46%, khô dầu đậu tương 7%, bột xương 1%. Tổng năng lượng là 2900 Kcal, chất đạm 13%.

Cách trộn thức ăn này đã giúp bà con chăn nuôi tiết kiệm được rất nhiều chi phí TĂCN heo, chăn nuôi heo hiệu quả và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là cách trộn thức ăn hỗn hợp cho heo thịt được áp dụng nhiều tại các hộ gia đình chăn nuôi heo hiệu quả tại các địa phương.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Bổ sung sắt cho heo con bao nhiêu là đủ?

Thông tin mới nhất từ A. Kubik thuộc trường Đại học Guelph cho rằng, hiện nay những heo lớn và tăng trưởng nhanh tại thời điểm cai sữa trong cùng một đàn thường bị thiếu sắt và thiếu máu, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu suất sau cai sữa.

Mở đầu và mục tiêu

Bổ sung sắt là việc làm cần thiết trong thực tiễn chăn nuôi ở trang trại và cần phải được thực hiện từ khi heo con đang bú sữa nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu sắt và thiếu máu.

         heo con

Có 4 lý do giải thích tại sao cần bổ sung sắt trong tuần đầu tiên trong quá trình sống của heo con.

– Lúc mới sinh nguồn sắt dự trữ có giới hạn.

– Hàm lượng sắt trong sữa heo nái/sữa đầu thấp.

– Heo con không tiếp cận với những nguồn cung cấp sắt.

– Nhu cầu sắt cao do tốc độ tăng trưởng của heo con rất nhanh.

Bổ sung sắt bằng cách tiêm bắp với liều 200mg trong tuần đầu tiên sau khi sinh đã được công nhận là phác đồ chuẩn trong nhiều năm qua.

Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra xem phác đồ bổ sung sắt hiện hành có đáp ứng đủ nhu cầu của heo con hiện nay qua việc xác định tỉ lệ thiếu máu hoặc thiếu sắt ở heo con tại thời điểm cai sữa và để xác định xem hàm lượng sắt tại thời điểm cai sữa ảnh hưởng đến hiệu suất sau cai sữa.

Phương pháp

Nghiên cứu thực hiện tại 20 trang trại nuôi heo ở Ontario, tất cả những trang trại này đều tiêm sắt bổ sung ở tuần đầu tiên, cụ thể là sử dụng dextran hoặc gleptoferron.

Trong mỗi trang trại, ba loại heo con (nhỏ, vừa, lớn) trong mỗi lứa đẻ được chọn để nghiên cứu, khoảng 60 con heo được lấy mẫu. Thời điểm lấy mẫu là trước khi cai sữa 1 – 2 ngày. Mỗi con heo được cân riêng và lấy mẫu máu. Các mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm thú y (AHL) trường đại học Guelph để phân tích.

Ba tuần sau đó tiến hành cân lại và lấy mẫu máu lần thứ 2 để phân tích nồng độ haemoglobin. Nồng độ haemoglobin của mỗi heo con được xác định: bình thường > 110g/lit, thiếu săt 90 -110g/lit, thiếu máu <90g/lit.

Các nhà chăn nuôi cũng hoàn thành bảng câu hỏi ngắn về tập quán chăn nuôi cùng các phương pháp bổ sung sắt của họ.

Phân tích thống kê được sử dụng để đánh giá sự liên kết và đánh giá hoạt động của trang trại, tình trạng hemoglobin lúc cai sữa và ba tuần sau cai sữa trọng lượng.

Kết quả

Khi cai sữa tỉ lệ thiếu sắt và thiếu máu hiện hành tương ứng là 28 % và 6%.

Heo bị thiếu máu đã giảm 0,81kg trọng lượng cơ thể trong 3 tuần sau cai sữa so với trọng lượng của heo con bình thường khi cai sữa.

Ngoài ra heo mắc bệnh thiếu máu khi cai sữa đã giảm 0,68 kg trọng lượng cơ thể trong 3 tuần sau cai sữa so với heo thiếu sắt khi cai sữa.

Heo con lớn nhất khi cai sữa có hàm lương hemoglobin thấp hơn so với heo nhỏ. Heo sữa tăng trưởng nhanh nhất sẽ có lượng máu lớn nhất, do đó nồng độ hemoglobin của chúng bị pha loãng, do đó những con heo này đòi hỏi nhu cầu cao nhất trong tất cả các chất dinh dưỡng.

Như vậy heo con tăng trưởng nhanh chóng khi cai sữa có nhu cầu về sắt cao hơn heo con nhỏ.

Các kết quả từ nghiên cứu này khẳng định tiêm 200mg sắt trong tuần đầu tiên không đủ để ngăn chặn tình trạng thiếu máu và thiếu sắt đối với sự phát triển của heo.

Bệnh thiếu máu lúc cai sữa sẽ làm giảm tăng trưởng trong ba tuần đầu sau cai sữa. Điều ngạc nhiên là, heo con thường vẫn bị thiếu máu hay thiếu chất sắt trong thời gian ba tuần sau cai sữa mặc dù khẩu phần giai đoạn khởi động cũng đã được bổ sung thêm sắt.

Hiểu rõ những hậu quả của tình trạng thiếu sắt và thiếu máu là rất quan trọng đối với ngành chăn nuôi heo nói chung và người sản xuất nói riêng để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.

Dự án này đã chứng minh rằng những con heo tăng trưởng nhanh thường thiếu sắt và thiếu máu sau cai sữa và điều này là có ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi sau cai sữa.

Nhà sản xuất thịt heo cần phải đánh giá lại chương trình bổ sung sắt của mình để mang lại hiệu quả chăn nuôi tối đa.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Châu âu có thể dùng ấu trùng ruồi làm thức ăn nuôi gà, lợn

Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét khả năng nuôi ấu trùng ruồi trong trang trại để cung cấp nguồn thức ăn giàu protein cho gia súc, gia cầm.

Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) khẳng định việc sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi không làm tăng rủi ro sinh học hoặc hóa học so với các hình thức chăn nuôi nào khác, New Atlas hôm 6/9 đưa tin. Côn trùng có thể trở thành nguồn thức ăn chăn nuôi tốt giúp con người thoát khỏi tình trạng thiếu hụt protein toàn cầu.

EFSA sử dụng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp, Hà Lan, Bỉ để thực hiện báo cáo về những rủi ro môi trường khi nuôi côn trùng trong trang trại. Kết quả cho thấy, nếu chất nền nuôi côn trùng không chứa protein có nguồn gốc từ chất thải người hoặc động vật nhai lại, khả năng côn trùng phát triển các protein bất thường gây bệnh như bệnh bò điên sẽ giảm.

EU đang nghiên cứu khả năng sử dụng ấu trùng ruồi làm nguồn thức ăn chăn nuôi.EU đang nghiên cứu khả năng sử dụng ấu trùng ruồi làm nguồn thức ăn chăn nuôi. 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về quá trình tiêu thụ côn trùng của con người và động vật. Sự tích tụ của các hóa chất như kim loại nặng hoặc asen là một trong những vấn đề cần nghiên cứu thêm.

Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét dữ liệu và cân nhắc thực hiện dự án PROteINSECT do Quỹ EC tài trợ nhằm kiểm tra độ an toàn cũng như khả năng nuôi ấu trùng ruồi trong trang trại làm thức ăn chăn nuôi.

Kể từ năm 2013, các thành viên của dự án PROteINSECT đã làm việc với các chuyên gia châu Âu, Trung Quốc, châu Phi để nghiên cứu đưa hai loài ấu trùng ruồi vào chế độ ăn của gà, lợn, cá. Họ nuôi ấu trùng bằng chất thải hữu cơ, sau đó phân tích chất lượng và mức độ an toàn của nguồn thức ăn mới.

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ thịt toàn cầu dự kiến tăng 72% từ năm 2000 đến năm 2030. Do đó, nguồn cung cấp protein trong thức ăn gia súc cần tăng lên nhanh chóng.

Việc nuôi côn trùng trong trang trại để cung cấp protein cho chăn nuôi sẽ giúp giải phóng đất để trồng cây, đáp ứng nhu cầu trực tiếp của con người và góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phát hiện phương pháp mới giúp lợn miễn nhiễm với dịch bệnh

Có thể gây tranh cãi song một nghiên cứu mới đây cho thấy phương pháp chỉnh sửa gene có thể giúp lợn miễn nhiễm với nhiều virus dịch bệnh thường gặp, hạn chế những đợt dịch bệnh vốn gây thiệt hại tới 1,6 tỷ USD mỗi năm cho ngành chăn nuôi gia súc châu Âu. Nghiên cứu do Viện Roslin thuộc Đại học Edinburgh thực hiện và được đăng tải trên tạp chí PLOS Pathogens ngày 23/2.

Các nhà khoa học đã chỉnh sửa một đoạn nhỏ trong bộ ​gene của lợn và tiêm virus Hội chứng Rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) vào lợn đã được chỉnh sửa gene để theo dõi khả năng kháng virus của vật chủ. Kết quả, các nhà khoa học nhận thấy các tế bào được lấy từ lợn sau khi được chỉnh sửa gene có khả năng chống chọi được với 2 phân loại của virus PRRS.

Dù gây tranh cãi song phương pháp chỉnh sửa g​ene sẽ giúp vật nuôi khỏe mạnh hơn.
Dù gây tranh cãi song phương pháp chỉnh sửa g​ene sẽ giúp vật nuôi khỏe mạnh hơn.

Nếu bị nhiễm virus này, lợn con sẽ bị viêm phổi, trong khi lợn mẹ sẽ chết khi mang thai. Các tác giả nghiên cứu này nhấn mạnh tế bào từ con lợn sau khi được chỉnh sửa ​gene có thể chặn đứng sự xâm chiếm của virus gây bệnh.

Theo nhà khoa học Alan Archibald, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, dù gây tranh cãi song phương pháp chỉnh sửa g​ene sẽ giúp vật nuôi khỏe mạnh hơn, có sức đề kháng tốt hơn trước nguy cơ lây nhiễm của dịch bệnh, qua đó giúp người chăn nuôi giảm thiểu những thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Ông Archibald nhấn mạnh kết quả ban đầu của công trình này giúp các nhà khoa học tiến gần hơn tới các giải pháp giúp ứng phó với bệnh dịch có nguy cơ bùng phát mạnh trong ngành chăn nuôi gia súc.

Trong khi đó, Giáo sư Ian Jones thuộc Đại học Reading đánh giá đây là cách tiếp cận “thú vị” trong việc đối phó với những loại virus chưa có vaccine phòng chống. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng vẫn còn hạn chế trong phương pháp mới này bởi để phòng chống dịch bệnh, tất cả loài vật nuôi đều phải trải qua quá trình chỉnh sửa gene vốn mất thời gian và khó được chấp thuận. Ngoài ra, cũng xuất hiện quan ngại về việc virus PRRSV có thể biến thể để xâm nhập vào vật nuôi.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Đặc điểm lợn rừng của thái lan

Để đáp ứng nhu cầu thị trường các giống gia súc bản địa và hoang dã đang được các đơn vị chăn nuôi đã đầu tư và khai thác những đỉặc tính quý, một trong những động vật hoang dã được nhiều người Việt Nam ưa chuộng đó là lợn rừng. Thuần hóa lợn rừng, lai tạo với lợn nhà đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi của nước ta nghiên cứu và ứng dụng. Người chăn nuôi ở Việt Nam biết và quan tâm đến các giống vật nuôi của Thái Lan trong đó có lợn rừng. Lợn rừng Thái Lan đang rất được người chăn nuôi và người tiêu dùng ưa chuộng do những đặc tính ưu việt: thịt thơm ngon, ít mỡ, nhiều nạc giá trị cao nhưng đầu tư thấp, chi phí thức ăn ít, thời gian nuôi ngắn, dễ nuôi, sinh sản tốt, tỷ lệ sống cao và ít bệnh tật.

Đặc điểm của lợn rừng Thái Lan

1. Tập tính sinh sống

Lợn rừng thường sống theo bầy đàn đông đến 50 con, sống dựa vào nhau để đảm bảo an toàn. Vì lợn rừng không chịu nắng nóng nên thường thích kiếm ăn về đêm, thích ngâm mình dưới bùn để thải nhiệt, đuổi côn trùng, ký sinh trùng trên da. Hiện nay lợn rừng Thái Lan được thuần dưỡng tại nhiều cơ sở chăn nuôi và sử dụng các sản phẩm theo ý muốn của con người.

2. Ngoại hình

– Lợn rừng Thái Lan có thân hình thon, mình mỏng, dáng cao, mặt nhọn hình tam giác, mõm dài, tai dựng đứng, nhỏ, mắt lồi trông dữ tợn, ở má có vệt lông màu trắng chạy vắt qua mũi. Mũi lợn rừng rất thính, linh hoạt, mềm nhưng rất khỏe (lợn thường dùng mũi để đào bới, tìm thức ăn).

lợn rừng Thái Lan

– Lông dài, cứng, màu lông nâu hoặc đen. Thường lỗ chân lông thành búi lông, mỗi búi có 3 gốc lông nhưng mỗi lỗ có 1 lông. Lông bờm màu đen đậm, mọc từ gáy dọc theo sống lưng cho đến mông.

– Đuôi nhỏ, ngắn, chỉ dài đến khoeo chân. Chân lợn rừng nhỏ thon, móng nhọn. Vai cao hơn hông.

– Lợn rừng cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú, da rất dày. Con cái trưởng thành nặng trung bình 90 – 100 kg. Trung bình 1 lứa đẻ từ 8-12 con.

– Con đực trưởng thành nặng trung bình 100 – 120 kg. Lợn rừng đực có 4 nanh dài chĩa ra ngoài là phương tiện để kiếm thức ăn và là vũ khí lợi hại thể hiện sức mạnh.

– Lợn rừng con sinh ra có lông sọc giống trái dưa gang (vệt lông màu trắng chạy dọc thân trên nền da màu đen hoặc nâu). Khi lợn trên 2 tháng tuổi, các vệt sọc này không còn nữa.

3. Sinh sản và trưởng thành

Lợn rừng Thái Lan 7 – 8 tháng tuổi có thể trọng 40 – 60kg có thể cho phối giống sinh sản. Thời gian mang thai của lợn rừng giống lợn nhà (khoảng 114 ngày). Thời gian đẻ (từ con đầu đến con cuối) 2 – 4 giờ. Quá trình đẻ diễn ra theo tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người. Lợn rừng đẻ 2-2, 5 lứa/ năm, lứa đầu (con so) đẻ 4 – 6 con, lứa thứ 2 trở đi từ 7 – 12 con. Lợn rừng sơ sinh có tầm vóc nhỏ, khối lượng bình quân 0,5 – 0,9kg/con. Lợn con 1-2 tháng tuổi: 5 – 10kg, 3 – 4 tháng tuổi: 15 kg-20kg, 8-12 tháng: 60 – 70 kg, khi trưởng thành: trên 100 kg.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Chăm sóc nuôi dưỡng lợn rừng con

1. Giai đoạn lợn con mới sinh ra

– Lợn rừng con khi đẻ ra cho uống men tiêu hóa Lactomin 1 gói/1 đàn. Ngày hôm sau cho uống kháng thể KTE (làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

– Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa của lợn nái 3 ngày đầu sau đẻ).

– Cố định vú bú, giữ cho những con yếu, nhỏ trong đàn được bú 2 cặp vú đầu liên tục trong 2-3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều.

– Tiêm sắt cho lợn con: lần 1 tiêm 3 ngày sau đẻ, liều 1ml (100mg). Lần thứ 2 tiêm vào ngày thứ 10 sau đẻ, liều 2ml (200mg).

– Nếu thấy lợn con có hiện tượng đi ỉa ta lấy lá ổi, lá khổ sâm, phèn đen, nhọ nồi giã ra lấy nước bơm trực tiếp vào miệng lợn con.

2. Giai đoạn lợn rừng con trước cai sữa

– Cho lợn con tập ăn từ lúc 15-20 ngày tuổi bằng cám tập ăn 951.

– Trung bình 1 con lợn con cho ăn khoảng 0,1kg/ngày. Cho ăn 5 bữa/ngày.

– Lượng thức ăn cho lợn ăn tăng dần hàng ngày.

 lợn rừng con được chăm sóc trong chuồng

– Cho lợn làm quen dần với thức ăn bằng cách bôi thức ăn vào miệng lợn con.

(*) Cách tập ăn cho lợn con:

– Hòa thức ăn thành dạng sền sệt rồi bôi lên mép, miệng lợn con, đầu vú lợn mẹ vài lần sẽ làm cho lợn con quen dần với mùi thức ăn và sẽ tìm đến nơi có thức ăn.

– Cố định nơi để máng ăn để lợn con quen chỗ ăn. Cho lợn ăn 5 – 6 bữa/ngày, mỗi lần cho ăn nên để máng ăn 2-3h rồi bỏ ra vệ sinh sạch sẽ, 1-2h sau lại cho thức ăn mới vào. Làm như vậy vài lần trong ngày sẽ kích thích tính tò mò của lợn con kèm theo mùi thơm của thức ăn sẽ thu hút lợn con.

– Khi lợn con tập ăn được nhiều hơn sẽ ngăn lợn mẹ ra, cho lợn con ăn tăng dần nhưng không được cho ăn no sẽ dẫn đến tiêu chảy, chướng bụng. Cho lợn con ăn xen kẽ các loại rau, cỏ mần trầu, các loại cây thuốc nam.

3. Giai đoạn lợn con tách mẹ (cai sữa)

– Thời gian lợn con tách mẹ từ 35 – 45 ngày tuổi (tùy vào thể trạng tăng trưởng của lợn con và điều kiện thời tiết).

– Cho lợn con tập ăn từ 1-10 ngày đầu kể từ ngày cai sữa: 0,2 kg (50 % cám tập ăn 951 + 50 % cám tập ăn 952). Cho ăn 5 bữa trong ngày.

– Sau 10 ngày đến giai đoạn lợn hậu bị cho ăn 0,2 kg cám tập ăn 952 + 0,2 kg cám trộn (cám mì+cám ngô). Cho ăn 5 bữa trong ngày.

– Khẩu phần ăn tăng dần cho đến khi lợn đạt khoảng 15 kg thì chuyển sang chế độ ăn của lợn rừng hậu bị.

4. Điều kiện chuồng nuôi

– Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa.

– Những ngày đầu lợn con mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ chuồng nuôi tương đương nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sau cai sữa từ 25-27 độ C. Thay đổi nhiệt độ chuồng nuôi đột ngột sẽ rất có hại cho lợn con, đặc biệt vào mùa đông lợn dễ bị viêm phổi.

– Quan sát đàn lợn để biết nhiệt độ chuồng nuôi:

+ Lợn đủ ấm: con nọ nằm cạnh con kia.

+ Lợn bị lạnh: nằm chồng chất lên nhau, lông dựng, mình mẩy run.

+ Lợn bị nóng: nằm tản mạn mỗi con 1 nơi, tăng nhịp thở

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Cách chọn giống lợn rừng

Chọn lợn rừng giống để nuôi rất quan trọng, quyết định đến 60% hiệu quả kinh tế khi nuôi.Giống lợn rừng để nuôi gồm 2 loại: Giống nuôi sinh sản và giống nuôi thịt. Sau 8 năm triển khai trang trại nuôi lợn rừng với quy mô trên 12000 con lợn rừng cho hiệu quả kinh tế cao, qua việc áp dụng các kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi tạm thời biên soạn “Kỹ thuật chọn lợn rừng giống” nhằm giúp cho các hộ chăn nuôi có thêm kiến thức trong quá trình chọn và phân loại lợn rừng giống.

  1. Kỹ thuật chọn lợn rừng đực giống

Chọn lợn rừng đực giống phải đảm bảo các tiêu chí sau:

– Chọn những con đầu thanh, mặt dài giống mặt ngựa, lưng thẳng, lông bờm dài, trông dữ tướng.

Giống lợn rừng

– Chân cao, vững chắc, bụng thon gọn.

– Cơ quan sinh dục phát triển, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối.

– Tính hăng cao.

– Không mắc các loại dịch bệnh từ đời bố mẹ.

  1. Kỹ thuật chọn giống lợn rừng hậu bị sinh sản

Chọn lợn rừng hậu bị sinh sản phải đảm bảo các yếu tố sau:

– Lựa chọn khi tuổi đời đạt từ 3 – 4 tháng tuổi.

– Ngoại hình: đầu thanh, mõm dài thẳng giống mặt ngựa, lưng thẳng, hông rộng; 4 chân cao, to, chắc khỏe.

– Cơ quan sinh dục: phát triển bình thường cả về hình thể và hoạt động.

– Vú: lợn rừng nái có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh, khô hoặc kẹ sẽ không chọn hoặc phải kiểm tra đánh giá lại.

– Không mắc các dịch bệnh từ đời bố mẹ, đặc biệt không cận huyết (cùng huyết thống).

  1. Kỹ thuật chọn giống lợn rừng nuôi thịt

Được lựa chọn để nuôi lấy thịt thương phẩm, chọn lợn rừng giống nuôi thương phẩm phải đảm bảo khỏe mạnh không dịch bệnh, có khả năng tăng trưởng tốt….thì mới đạt hiệu quả kinh tế.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hướng dẫn làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Ở phương pháp nuôi gà trong chuồng kín, nhiệt độ được ổn định theo từng độ tuổi, chuồng được thiết kế kín, cách ly với bên ngoài, một đầu có hệ thống điều hòa hút lớn, đường kín từ 1.4 – 1.5 m, một đầu có hệ thống làm mát từ nước. Các hệ thống này sẽ làm giảm nhiệt độ bên trong và làm mát cho gà.Đối với chuồng kín nhiệt độ trong chuồng điều chỉnh nhiệt độ giảm dần theo độ tuổi của gà. Đặc biệt, gà thịt nuôi trong chuồng kín rất đồng đều khi bán thịt, gà hầu như không bị bệnh tật, việc áp dụng phương pháp đệm lót sinh học lên men trong chuồng kín cũng rất đơn giản.

 đệm lót sinh học cho gà

Đối với các chuồng nuôi gà thịt, mà sử dụng luôn chuồng úm gà đẻ nuôi tiếp, thì khi ta úm gà xong, đến khoảng qua ngày thứ 21, tức là 22 ngày tuổi, ta chỉ việc thực hiện một công việc rất đơn giản là dùng cào ngắn hoặc là tay cào bề mặt đệm lót sao cho tơi xốp sau đó ta rắc đều chế phẩm men lên trên bề mặt đệm mới cào xong, như vậy là ta có thể tiếp tục nuôi gà thịt bằng phương pháp đệm lót sinh học lên men cho gà thịt.

Đối với các chuồng đang nuôi gà mà sử dụng phương pháp đệm lót sinh học lên men này thì cần lưu ý, với chuồng có đệm lót là trấu dày 5 cm trở lên mà không bị nén chặt và hôi nhiều do quá ẩm và nhiều phân thì trước hết, rắc thêm trấu cho có độ dày khoảng 8 cm trở lên, sau đó trộn đều phân với trấu sao cho tơi xốp và rắc đều men đã được chế lên trên bề mặt đệm lót, sau đó dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp đệm lót.

Đối với chuồng có nền là trấu không đạt được đọ dày 5cm trở lên, đệm bị nén chặt, hôi nhiều do quá ẩm và nhiều phân, thì bà con cần làm lớp đệm lót sinh học mới, sau đó mới tiến hành rắc chế phẩm men đã được chế lên như bình thường.

Xin lưu ý với bà con là khi sử dụng đệm lót sinh học lên men bằng chế phẩm sinh học để nuôi gà thịt, có khi gà sẽ mổ và ăn chính những men vi sinh này vì men này được ủ từ ngô( bắp) và cám gạo, bà con hãy yên tâm vì trong  ngô( bắp)  và cám gạo này có chưa men vi sinh  bao gồm những vi sinh vật có lợi, khi gà ăn vào sẽ không bị ảnh hưởng gì về sức khoee, tiêu hóa, đường ruột, mà trái lại nó còn giúp con gà có khả năng tiêu hóa tốt hơn và có khả năng phòng bệnh đường ruột.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam