Cách phòng bệnh giun đũa cho gà

  1. Giới thiệu

Giun đũa là một loại giun tròn thường ký sinh ở ruột non và gây bệnh cho hầu hết các loại gia cầm và thủy cầm.

  1. Nguyên nhân

Giun đũa có tên khoa học là Ascaridia galli thuộc ngành giun tròn Nematheminthes, lớp Nematoda, họ Ascarid loài Ascaridia galli, chúng có kích thước lớn, con đực 2-7cm, cuối đuôi có cánh đuôi vào 10 đôi gai chồi, trước hậu môn có 1 vòi hút tròn, 2 gai giao hợp nhọn bằng nhau, con cái 3- 11cm, lỗ sinh dục ở giữa thân, hậu môn ở cuối thân.

bệnh giun đũa ở gà

Giun đũa gà có màu vàng nhạt, trên thân có vân ngang, quanh miệng có ba môi, trên mỗi môi có răng, con cái trưởng thành đẻ 50- 72.000 trứng mỗi ngày.

  1. Loài gia cầm mắc bệnh

Gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng và hoang cầm.

  1. Tuổi gia cầm mắc bệnh

Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc mắc bệnh, tuy nhiên bệnh nặng thường thấy ở gia cầm chưa trưởng thành, gia cầm còn non, đang trong thời kỳ lớn mạnh nhất- 4 tháng tuổi.

  1. Phương thức truyền lây

Chủ yếu qua đường ăn uống

Giun cái đẻ 50-57.000 trứng theo phân ra ngoài, ở môi trường tự nhiên sau 5- 25 ngày trong trứng đã hình thành ấu trùng cảm nhiễm, gia cầm ăn, uống trứng cảm nhiễm và khi vào đến dạ dày cúng nở ra và di hành xuống ruột non, sau 1-2 ngày chúng chiu vào tuyến gọi là Lieberkhul để phát triển ở trong đó khoảng 19 ngày, rồi quay về loàng ruột hoàn thành vòng đời mất 35- 38 ngày. Tại ruột chúng sống trong ruột non 9- 14 tháng để gây bệnh.

  1. Mùa phát bệnh

Quanh năm

  1. Triệu chứng

7.1. Bệnh nhẹ

Các biểu hiện chung chung, không rõ ràng như: gia cầm vẫn ăn tốt, nhưng gầy, xù lông, chậm lớn, đôi khi tiêu chảy vô cớ.

7.2. Bệnh nặng

Ăn kém, thiếu máu, mào tích mỏ, niêm mạc nhợt nhạt, bước đi không chắc chắn, hay nằm, lười vận động, sã cánh và bị tiêu chảy, xung quanh lỗ huyệt có nhiều phân bám dính, nếu không điều trị ta sẽ thấy các triệu chứng thần kinh, liệt hoặc bán liệt chân cánh, ở gia cầm đẻ thấy sản lượng trứng giảm 10-20% mà không rõ nguyên nhân. Đôi khi một số con chết đột tử hoặc do tắc ruột, thủng ruột.

  1. Mổ khám

– Thể trạng gầy, còi cọc.

– Thiếu máu.

– Có nhiều giun đũa trong ruột non, từ 2-7cm thậm chí 11cm.

– Nếu nhiều giun có thể thấy cả búi giun, kèm viêm xuất huyết ruột non.

  1. Điều trị

Điều trị giun chỉ ở thủy cầm rất dễ bằng một trong các cách sau:

Tiêm thẳng 1ml 1% PVPiodine vào tâm u bướu/ lần ( nếu u bướu tập trung ở hầu và cổ)

Tiêm 1-2ml 5% dung dịch muối NaCl vào tâm u bướu/ lần

Tiêm thuốc tím 0,5%  1-2 ml vào tâm u bướu hoặc dùng Leva-20 (loại tiêm) tiêm dưới da 1ml/kgP/lần, hoặc có thể tiêm thẳng vào u bướu nếu số lượng đó ít và tập trung ở hầu, cổ.

Hoặc ta có thể dùng Leva- 20 loại bột uống cho ăn : 20g/100kgP/lần/ngày và chỉ dùng duy nhất 1 lần.

Hoặc dùng dao mổ đã khử trùng rạch đôi u bướu, sau đó bôi cồn iod 10% PVP iodine, nếu số u bướu ít và to ta có thể bóc tách ra khỏi cơ thể, sát trùng lại bằng cồn 96% hoặc 10% PVP iodine và khâu lại.

  1. Phòng bệnh

– Chủ động quan sát vịt, ngan, ngỗng dưới 2 tháng tuổi để kịp thời phát hiện u bướu, nếu thấy xuất hiện dù chỉ 1 con thì điều trị ngay cho cả đàn bằng uống Leva- 20.

– Giữ gìn vệ sinh chăn nuôi thú y thật tốt.

– Hạn chế thả vịt, ngan, ngỗng ra ngoài đồng có nước tù đọng và có nhiều giáp xác.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Rắn ri voi

Rắn ri voi là vật dễ nuôi. Con giống hiện chỗ tôi không đủ cung cấp. Nhu cầu bà con cần đến tháng 12 năm nay là 10 triệu con giống, mà khả năng tôi chỉ cung ứng chừng 250.000 – 300.000 con. Bảy tháng rưỡi chúng mới đẻ một lần. Để bán rắn đúng thời điểm nên nuôi từ tháng 5 âm lịch.                                                         rắn ri voi

– Vốn đầu tư cho một ao rắn không nhiều tiền. Nhưng ao không nên quá 2000 m vuông mặt nước, mật độ nuôi có thể từ 10-185cn/ m vuông. Cứ muốn tăng trọng 1kg thịt rắn, chúng ta cần 10 kg thức ăn. Rắn ri voi con sinh ra3-4 giờ đã tự biết tìm thức ăn. Lúc nhỏ, rắn ăn cá trê, nhái, cá chốt đỏ, lúc lớn lên ăn tốt hơn. Rắn này cũng thuộc loại ăn tạp.
– Cách chăm sóc rắn ri voi thật sự cũng không có gì phiền phức, chưa bao giờ thấy rắn bị dịch, chỉ xuất hiện nấm, đẹn khi nước quá dơ. Chúng ta cố gắng giữ nguồn nước sạch. Ao (hồ) nuôi rắn xây âm xuống 1m, cao lên khỏi mặt đất 1,2m; bơm rửa cho sạch, đừng để xi măng xây dựng hòa trong nước nuôi. Nếu chỗ nuôi có cống ra – vào sông nước sạch thì tiện, nếu không, tốt hơn hết, một tháng thay nước 1 lần. Thường bà con hay hỏi làm sao phân biệt rắn ri voi và rắn ri cá.
– Rắn ri cá lưng đen sẫm, bụng trắng, hai bên có hai dãy nút đen chạy dọc theo bụng dài 30-40cm. Thịt rắn ri cá người tiêu dùng cho là ít dinh dưỡng, tanh, lạt; chỉ bán trong nước 1 con 600g bán 70.000 – 80.000 đồng.
– Rắn ri cá bặt một thời gian không xuất hàng được, mới đây Trung Quốc, Đài Loan, Đan Mạch, Nhật Bản đã “ăn” hàng lại. Họ dùng da rắn ri cá làm giày, dép, bóp, dây nịt, còn rắn ri voi họ ăn thịt.
– Rắn ri voi thịt thơm, nhiều dinh dưỡng, dài chừng 20cm, bụng màu vàng, trên lưng vàng sẫm, có một vằn ngang dưới bụng sẫm vàng hơn màu bụng. Bình quân 1kg rắn ri voi con khoảng 10.000 đồng; rắn ri cá chừng 5.000 – 6.000 đồng là cao.
– Với những người mới nuôi rắn ri voi lần đầu, nên nuôi chỗ có nước ra vào hoặc đặt cống dẫn nước từ sông nước sạch vào ao nuôi. Mực nước ao nuôi khi nước lớn chỉ chừng 1m, nước ròng còn 6-7 tấn là tốt nhất. Không phải thay nước. Xung quanh ao, trồng rau cỏ cho rắn núp nắng, đừng để rắn tụ vào một nơi (thí dụ: mỗi mét khối nước có tới 10 kg rắn tụ vào) và chỗ khác trống, nắng thì dễ ô nhiễm…

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Công nghệ nuôi gà không cần kháng sinh

Kee Song Brothers Poultry của Singapore đã trở thành công ty đầu tiên ở Đông Nam Á có thể nuôi gà quy mô lớn mà không cần dùng kháng sinh.

Để chứng minh cho sự thành công của công nghệ này, Kee Song đã tiến hành một nghiên cứu trong giai đoạn tháng 5-8/2013 và mời 6 công ty quốc tế trong các lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp và dược phẩm tham gia một thử nghiệm nuôi 180.000 con gà tại trang trại của công ty ở bang Johor, Malaysia.

Kết quả nghiên cứu cho thấy gà được cho ăn loại khuẩn sữa riêng, vốn hay được dùng trong chế biến sữa chua và phomát, có tỷ lệ sống sót từ 98 đến 99% so với gà được cho dùng kháng sinh (95%). Gà do Kee Song nuôi cũng ít bị chứng tiêu chảy hơn.

Công nghệ nuôi gà không cần kháng sinh ở SingaporeCông nghệ nuôi gà không cần kháng sinh

Dù kháng sinh được các trại chăn nuôi gia cầm sử dụng rộng rãi để giúp gà có thêm sức đề kháng, nghiên cứu cho thấy một số loại vi khuẩn hoặc “siêu vi trùng” trong gà có thể nhờn kháng sinh trong dài hạn, theo tiến sĩ Chia Tet Fatt – tác giả công nghệ mới.

Công nghệ này được Kee Song Brothers Poultry và Otemchi Biotechnologies – một công ty chuyên nghiên cứu công nghệ khuẩn sữa, cùng nghiên cứu và phát triển.

Tiến sĩ Chia, cũng là Giám đốc Otemchi Biotechnologies cho biết chúng tôi muốn loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh không chỉ để giúp gà có thể khỏe mạnh hơn mà còn bảo vệ người lao động, những người đầu tiên sẽ bị nhiễm bệnh (nếu vi khuẩn xuất hiện) do họ làm việc tại các nông trại.

Kee Song hiện đã bán gà được nuôi bằng khuẩn sữa trên trang web của công ty. Sản phẩm gà đông trùng hạ thảo đang được bán tại nhiều siêu thị, được cho có thể giúp người dùng tăng cường sức đề kháng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách nuôi kì đà cảnh

Trong đời sống hoang dã bên ngoài, kỳ đà ăn tạp, nhưng thức ăn nuôi sống nó toàn là thức ăn có nguồn gốc động vật mà thôi. Nói cách khác, kỳ đà chỉ ăn “thịt” chứ không ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật như Nhím.

Có thể nói trên đường đi kiếm mồi, hễ vớ được con vật gì vừa miệng là kỳ đà ăn được hết. Từ gà Vịt, chim chóc, ếch nhái, tôm cá, cua ốc và các giống côn trùng như cào cào, châu chấu, mối, gián, bướm, ong, nhện, dế và cả sâu bọ… đều là thức ăn nuôi sống loài vật bò sát này.

  kì đà cảnh

Kỳ đà cũng thường leo lên các cây cao để tìm đến các tổ chim để nhấm nháp chim non và trứng chim. Nó cũng đào bới các bãi sông suối để tìm ăn trứng rùa, ba ba và cả trứng của đồng loại của nó, Thế nhưng, loại thức ăn khoái khẩu nhất của kỳ đà mà hầu hết các giống thú khác đều chê, là xác động vật đã chết lâu ngày bốc mùi hôi thối! Mỗi khi đánh hơi được cái mùi đặc trưng này, tất cả kỳ đà đang kiếm ăn xa gần quanh đó đều hối hả chạy nhanh tìm đến để giành giựt nhau ăn như sợ mất hết phần. Chúng ăn cho đến khi thực sự no nê mới chịu tản đi.

Chính vì ăn uống với thức ăn đa dạng như vậy nên kỳ đà được coi là con vật có ích cho con người vì chúng tiêu diệt chuột bọ và các loại côn trùng phá hoại mùa màng. Nuôi nhốt trong chuồng, ngoài thức ăn còn sống vừa kể, ta nên tập cho chúng ăn các thứ thức ăn rẻ tiền mà dễ kiếm như cá ươn, như các phế phẩm của các lò mổ gia súc, gia cầm gần nơi mình ở (nếu có) thật tiện lợi vô cùng. Những thức ăn này trước khi cho ăn nên rửa sạch, xắt nhỏ cho vừa miệng chúng rồi tới bữa đổ vào máng cho ăn. Có thể trong vài bữa đầu chúng chê vì gặp mùi lạ. Những thứ lòng ruột lấy ra từ các lò mổ này, nhiều người đã dùng nuôi kỳ đà, nhưng cho ăn sống.

Nhiều người nuôi kỳ đà chỉ cho ăn một bữa duy nhất trong ngày mà thôi. Đó là bữa ăn tối, theo như cách ăn uống bên ngoài của chúng. Đúng ra, chúng ta nên cho kỳ đà àn hai bữa: bữa sáng và tối. Bữa sáng là bữa ăn phụ và bữa tối mới là bữa ăn chính, cho ăn nhiều hơn. Trong bữa sáng, theo thói quen, dù ta cung cấp thức ăn đầy máng chúng ăn không nhiều, vì bữa tối qua còn no bụng. Còn bữa tối phải cho ăn nhiều vì thói quen của chúng là ăn về đêm, ăn suốt đêm.

Tìm nguồn thức ăn để nuôi kỳ đà Nuôi kỳ đà với số lượng ít vài ba con, khâu chạy thức ăn nuôi chúng hàng ngày có lẽ chẳng khiến mấy ai phải bận tâm. Nhưng, nếu nuôi với số lượng nhiều, từ chục con trở lên thì việc này chắc không ai dám cho là nhỏ, là dễ được. Cái khó là tìm cho được thức ăn rẻ tiền để đỡ tốn kém, và lúc nào cũng có sẵn với số lượng nhiều, đáp ứng đúng mức nhu cầu của mình, để vật nuôi khỏi phải chịu cảnh bữa đói bữa no, một ngày ăn đôi ba ngày phải nhịn. May mà giống kỳ đà nổi tiếng có biệt tài nhịn đói lâu ngày, nhưng thử hỏi nuôi mà cho ăn uống thất thường như vậy, làm sao chúng lớn nhanh và sinh sản tốt được?

Vì vậy, nếu nuôi kỳ đà với số lượng nhiều, ta nên tìm nguồn thức ăn cho chúng theo cách sau đây:

+ Liên hệ với các chủ sạp bán cá ở các chợ để mua rẻ những cá đã ươn sình (đón mua vào giờ tan chợ).

+ Liên hệ các lò ấp trứng gà vịt để mua rẻ các gà vịt con bị ấp sát, hay mang dị tật, yếu sức…

+ Liên hệ các lò mổ gia súc, gia cầm gần nơi mình ở, nấu có để mua rẻ lòng ruột phế phẩm, vốn là thứ kỳ đà rất thích ăn.

+ Nuôi dế (đẻ quanh năm)

+ Nuôi chim cút (lấy trứng và thịt)

+ Nuôi ếch nhái.

+ Nuôi cá đồng như cá lóc, cá rô…

Khi đã chủ động được đầy đủ nguồn thức ăn để nuôi kỳ đà, chúng ta mới dám mạnh dạn tăng bầy đàn.

Nước uống Một con kỳ đà trưởng thành uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Vì vậy, ta nên châm đầy máng nước để chúng uống tự do. Nước dùng cho kỳ đà uống là thứ nước sạch ta dùng như nước máy, nước mưa, nước giếng. Mỗi ngày nên thay nước mới, và trước đó cần phải cọ rửa máng cho sạch sẽ

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi rắn và chăm sóc rắn theo mùa

Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt theo phân loại khí hậu Köppen:

   

     * Miền bắc: mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm ấm, kiểu khí hậu này thông thường xảy ra ở các bờ biển phía đông. mùa đông có thể khô và lạnh hơn so với các khu vực khác, do hệ thống áp cao Siberi, và mùa hè rất ẩm ướt do ảnh hưởng của gió
* Bắc trung bộ: là khí hậu nhiệt đới gió mùa, kiều khí hậu này có tháng khô nhất (diễn ra gần như ngay thời điểm hay chỉ ngay sau khi có đông chí cho nửa đó của đường xích đạo) với lượng giáng thủy ít hơn 60 mm
* Miền nam và nam trung bộ: mang đặc điểm nhiệt đới Xavan, kiểu khí hậu mùa khô rõ rệt, với tháng khô nhất có lượng giáng thủy nhỏ hơn 60 mm
– Thời tiết lạnh hoặc nhiệt đô thay đổi gây ảnh hưởng không tốt hầu hết các loài động thực vật. Rắn là loài chịu nóng, vì vậy nuôi và chăm sóc rắn chịu ảnh hưởng theo từng vùng và nhiệt độ, rắn thường bị nhiễm bệnh và thay đổi tâp tính theo thời tiết như sau:
Mùa nóng:
– Rắn ăn uống bình thường và hay phơi nắng để  tạo hiệu ứng từ nhiệt nhằm thay đổi nhiệt độ cơ thể để hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn và khử trùng trên da. Đồng thời bổ sung thêm nguồn Vitamin D dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời. rắn cần phơi nắng khoảng 10 phút tự tổng hợp Vitamin D. Vitamin D có vai trò trung gian trong quá trình tổng hợp và tăng canxi máu, phospho máu, tăng thải canxi niệu và tác dụng chủ yếu trên các cơ quan chính. Hiệu ứng từ nhiệt thực chất là sự chuyển hóa năng lượng. Vì vậy nên cho rắn thường xuyên tắm nắng để kích thích rắn ăn nhiều và  nâng cao cao khả năng phòng bệnh.

* Tác động lên ruột: Ở tá tràng và ruột non vitamin D tổng hợp các protein chuyên chở, giúp canxi di chuyển chủ động qua màng ruột. Đó là nguyên nhân mùa lạnh rắn bỏ ăn và bị khô da do tác động thời tiết bên ngòai thiếu độ ẩm và thiếu Vitamin, nên bổ sung sung nhiều Vitamin C,  Men tiêu hóa và dưỡng chất

nuôi rắn

* Tác dụng lên xương: Vitamin D có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, làm xương chắc khỏe phòng chống các bệnh, đặc biệt là lở loét nhiễm trùng đường niệu cấp, bênh lây qua đường hô hấp. Thiếu vitamin D rắn không hấp thu canxi, phospho trong thức ăn, làm giảm lượng canxi và phospho trong máu, xương xốp và giòn, có thể dẫn đến còi xương. Nhất là rắn lớn lọai từ 01 năm trở lên dễ bị loãng và nhuyễn xương

Mùa lạnh: khí hậu nhiệt đới Việt Nam thường xảy ra
– Miền Bắc: từ tháng 10 AL cho đến hết tháng 3 AL
– Miền nam: từ tháng 10 AL hết tháng 12 AL
– Rắn thường giảm ăn và bỏ ăn, da khô, không chỉ tạo tác động từ bên ngoài, nên bổ sung dưỡng chất từ bên trong như các loại dưỡng chất như đạm và dầu cá, chúng là những loại dưỡng chất nhiều chất béo sẽ giúp da hấp thụ thêm dưỡng ẩm và tích nước vừa đủ. Thông thường rắn ăn mồi chết giảm ăn it hơn rắn ăn mồi sống, vì mồi chết được nhúng qua nước nóng, rắn cảm nhận thân nhiệt sẽ bò ra ăn
* Trời lạnh, buổi sáng rắn họat động chậm do đau xương, thậm chí không cử động vì đau giữa các khớp
* Vào thời điểm chuyển mùa, nhất là vào thời tiết lạnh sức đề kháng của rắn giảm rõ rệt khiến cho các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công thường lây qua đường hô hấp. Thời tiết lạnh hàm lượng Lipit trong máu tăng cao làm axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp xương gây viêm.
– Để giảm hiện tượng khô da, cứng khớp, các bệnh lây qua đường hô hấp. Giữ ấm và bổ sung thêm đạm thủy phân Hi Protamin, men tiêu hóa Bioyest De200f Enzyme + Vitamin tổng hợp vào khẩu phần ăn cho rắn

Phòng cắn mổ nuốt nhau khi chuyền mùa:
– Rắn có hiện tượng cắn mổ và nuốt nhau có nhiều nguyên nhân do mật độ nuôi dày , thiều dinh dưỡng và thường xảy ra trong giai đoạn chuyển mùa hoặc thời tiết nóng bức. Vì vậy cần có biện pháp tổng hợp cho rắn nhằm phòng chống phân đàn và hạn chế thiệt hại
– Cho ăn no và sử dụng liều cao Vitamine tổng hợp + Bioyeast De200f Enzyme + Hi Protamine

Cách giữ ấm cho rắn
– Nuôi chuồng lưới xi măng: sưởi ấm bằng bóng đèn tròn 75W có mắc bộ điều áp, vị trí ngay giữa chuồng. Nên tắm nắng cho rắn vào lúc 10h sáng. Không thắp đèn buối sáng để giảm thiểu điện năng và mở đèn sưởi bắt đầu từ 5h chiều. Khu vực miền bắc thắp 24/24 vào mùa đông
– Nuôi chuồng lưới trong chuồng xi măng như chuồng heo: che bạt phủ kín tòan bộ mặt chuồng. Bỏ 01 thùng xốp vào bên trong chuồng lưới, đục nhiều lỗ tròn để rắn tự chui vào tránh lạnh
– Nuôi trong phòng lớn: nuôi nhiều như miền bắc nên tập cho rắn ở trong thùng sốp và cho ăn uống bên ngoài, rắn sẽ tự động vào thùng khi thời tiết trở lạnh. Mùa đông thắp bóng đèn hoặc sưởi ấm bằng máy trong phòng

Các điều cần chú ý chăm sóc rắn vào mùa đông
– Bỏ nhiều nước vào chuồng để tránh tình trạng khô da đảm bảo độ ẩm phù hợp cho rắn sinh trưởng
– Bổ thêm đạm cá thủy phân Hi Protamin, men tiêu hóa Bioyest De200f, Vitamin tổng hợp vào khẩu phần ăn, không cho nhiều thức ăn vào chuồng. Đặc biệt rắn cái đang mang trứng nên cho ăn ít tránh tình trạng ruột chèn ép làm trứng nhỏ và không đạt yêu cầu giống

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi vịt siêu thịt cho lãi cao

Vịt siêu thịt lớn rất nhanh, nhanh hơn vịt ta nhiều lần. Từ vịt mới nở, chỉ cần nuôi 2 tháng rưỡi là đã nặng tới 3 cân. Nếu trong một gia đình chỉ cần một lao động chăn khoảng 30 con vịt siêu thịt thì sau 3 tháng đã có ngót ngét một tạ thịt vịt. Chỉ 75 ngày tuổi, vịt nặng khoảng 2,8 – 3,2kg.

     Nuôi vịt siêu thịt cho lãi cao

Vịt siêu thịt có thể đẻ được 200 trứng/năm, nhiều hơn vịt ta khoảng 80 trứng. Vừa nuôi để lấy thịt vừa nuôi để lấy trứng đều tốt. ở đồng bằng, người ta thường nuôi theo phương thức tập trung thâm canh, nhưng ở miền núi, nên tổ chức nuôi chăn thả. Nuôi chăn thả năng suất 80 ngày vịt nặng khoảng 3kg.

Muốn nuôi vịt hiệu quả nên tổ chức nuôi theo 2 giai đoạn: Giai đoạn gột vịt con và giai đoạn thả chạy đồng.

  • Giai đoạn gột vịt: từ lúc một ngày tuổi tới lúc 20 ngày tuổi. Giai đoạn này cần chuẩn bị thức ăn cho chu đáo và chúng ở trong chuồng là chính. Thức ăn của chúng là cơm, bún, ngô mảnh nấu trộn với tôm, tép, cua, cá hoặc giun đất. Lúc đầu cho chúng ăn từ 5- 6 bữa/ngày. Từ ngày thứ 11, cho ăn thưa hơn, khoảng 3 – 4 bữa/ngày.

Chú ý: phải cho chúng ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt là chất đạm, thiếu đạm vịt chậm lớn. Lúc đầu cho vịt ăn những thức ăn mềm. Dần dần, có thể cho chúng tập ăn cơm, ăn gạo ngâm rồi ăn thóc ngâm. Lúc 7 – 8 ngày tuổi, cho vịt làm quen dần với nước để tập bơi. Chỉ vào hôm sau có thể bơi tốt.

  •  Sau 20 ngày cho vịt ra khỏi chuồng để đi kiếm ăn trên đồng. Nên tính toán để làm sao sau khi gặt xong là có thể lùa vịt ra đồng mót lúa. Nếu vịt chưa no, ta có thể cho ăn thêm thóc và các thức ăn giàu đạm. Dọc các sông, ngòi và các bãi sình là chỗ chăn thích hợp. Tôm, tép, ốc, giun, dế và các loại côn trùng là thức ăn hấp dẫn của vịt. Nếu muốn nuôi để lấy trứng thì lâu hơn nuôi lấy thịt. Khoảng tuần thứ 26 thì vịt bắt đầu đẻ tới tuần thứ 66 thì nghỉ.

Nuôi vịt đẻ cần lưu ý, không nên để quá béo, cũng không nên để vịt còi cọc. Lúc vịt bắt đầu đẻ ta phải duy trì được thời gian chiếu sáng là 17 giờ/ngày. Phải đảm bảo nghiêm ngặt điều kiện này thì vịt mới đẻ tốt.

Vịt con cần giữ chân khô khi vào tới ổ. Có thể cho chúng đi qua mùn cưa, qua trấu hoặc cát khô. Chân vịt khô phòng nhiễm bệnh cho vịt con.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Mô hình chăn nuôi mới

Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn đã triển khai bốn mô hình chăn nuôi gà thả đồi với quy mô mỗi mô hình 1.000 con/lứa nuôi, giống gà nuôi là giống J-DABACO.

Các mô hình, được triển khai tại huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn, đã cho kết quả cao, mở ra hướng phát triển kinh tế chăn nuôi cho người dân nơi đây.

Mô hình được triển khai với mục tiêu khai thác điều kiện đất đai, đồi bãi sẵn có dưới tán cây ăn quả, cây lâm nghiệp để kết hợp phát triển chăn nuôi gà và chăm sóc cây ăn quả, cây lâm nghiệp; thay đổi dần tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng ít, chuyển sang chăn nuôi trang trại tập trung với số lượng lớn theo hướng sản xuất hàng hóa; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gà thả đồi theo hướng án toàn sinh học, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Bắc Kạn: Thử nghiệm mô hình chăn nuôi gà thả đồiMô hình chăn nuôi mới

Tham gia thực hiện mô hình, các hộ chăn nuôi được Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm phối hợp với Chi cục Thú y tập huấn kỹ thuật nuôi gà J-DABACO; hỗ trợ 50% chi phí mua gà giống, thức ăn trong tháng đầu; 100% kinh phí mua vắcxin phòng chống dịch bệnh, kháng sinh và thuốc bổ; 100% kinh phí mua thuốc sát trùng trong chu kỳ nuôi.

Qua theo dõi thực tế, cả bốn mô hình chăn nuôi gà đồi đã thành công bước đầu Các hộ chăn nuôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn, sau 90 ngày tuổi, đàn gà nuôi đạt khối lượng trung bình gần 2kg/con và đã cho thu nhập.

Đánh giá về mô hình, ông Đỗ Xuân Việt, Giám đốc Trung tâm khẳng định, mô hình đã thành công bước đầu với kết quả đạt tỷ lệ sống cao, không xảy ra dịch bệnh.

Thông qua mô hình, người dân được tiếp cận quy trình chăn nuôi gà thả đồi với số lượng lớn theo hướng an toàn sinh học, có thể áp dụng chăn nuôi quy mô lớn, sản xuất hàng hóa.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Đặc điểm lợn rừng của thái lan

Để đáp ứng nhu cầu thị trường các giống gia súc bản địa và hoang dã đang được các đơn vị chăn nuôi đã đầu tư và khai thác những đỉặc tính quý, một trong những động vật hoang dã được nhiều người Việt Nam ưa chuộng đó là lợn rừng. Thuần hóa lợn rừng, lai tạo với lợn nhà đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi của nước ta nghiên cứu và ứng dụng. Người chăn nuôi ở Việt Nam biết và quan tâm đến các giống vật nuôi của Thái Lan trong đó có lợn rừng. Lợn rừng Thái Lan đang rất được người chăn nuôi và người tiêu dùng ưa chuộng do những đặc tính ưu việt: thịt thơm ngon, ít mỡ, nhiều nạc giá trị cao nhưng đầu tư thấp, chi phí thức ăn ít, thời gian nuôi ngắn, dễ nuôi, sinh sản tốt, tỷ lệ sống cao và ít bệnh tật.

Đặc điểm của lợn rừng Thái Lan

1. Tập tính sinh sống

Lợn rừng thường sống theo bầy đàn đông đến 50 con, sống dựa vào nhau để đảm bảo an toàn. Vì lợn rừng không chịu nắng nóng nên thường thích kiếm ăn về đêm, thích ngâm mình dưới bùn để thải nhiệt, đuổi côn trùng, ký sinh trùng trên da. Hiện nay lợn rừng Thái Lan được thuần dưỡng tại nhiều cơ sở chăn nuôi và sử dụng các sản phẩm theo ý muốn của con người.

2. Ngoại hình

– Lợn rừng Thái Lan có thân hình thon, mình mỏng, dáng cao, mặt nhọn hình tam giác, mõm dài, tai dựng đứng, nhỏ, mắt lồi trông dữ tợn, ở má có vệt lông màu trắng chạy vắt qua mũi. Mũi lợn rừng rất thính, linh hoạt, mềm nhưng rất khỏe (lợn thường dùng mũi để đào bới, tìm thức ăn).

lợn rừng Thái Lan

– Lông dài, cứng, màu lông nâu hoặc đen. Thường lỗ chân lông thành búi lông, mỗi búi có 3 gốc lông nhưng mỗi lỗ có 1 lông. Lông bờm màu đen đậm, mọc từ gáy dọc theo sống lưng cho đến mông.

– Đuôi nhỏ, ngắn, chỉ dài đến khoeo chân. Chân lợn rừng nhỏ thon, móng nhọn. Vai cao hơn hông.

– Lợn rừng cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú, da rất dày. Con cái trưởng thành nặng trung bình 90 – 100 kg. Trung bình 1 lứa đẻ từ 8-12 con.

– Con đực trưởng thành nặng trung bình 100 – 120 kg. Lợn rừng đực có 4 nanh dài chĩa ra ngoài là phương tiện để kiếm thức ăn và là vũ khí lợi hại thể hiện sức mạnh.

– Lợn rừng con sinh ra có lông sọc giống trái dưa gang (vệt lông màu trắng chạy dọc thân trên nền da màu đen hoặc nâu). Khi lợn trên 2 tháng tuổi, các vệt sọc này không còn nữa.

3. Sinh sản và trưởng thành

Lợn rừng Thái Lan 7 – 8 tháng tuổi có thể trọng 40 – 60kg có thể cho phối giống sinh sản. Thời gian mang thai của lợn rừng giống lợn nhà (khoảng 114 ngày). Thời gian đẻ (từ con đầu đến con cuối) 2 – 4 giờ. Quá trình đẻ diễn ra theo tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người. Lợn rừng đẻ 2-2, 5 lứa/ năm, lứa đầu (con so) đẻ 4 – 6 con, lứa thứ 2 trở đi từ 7 – 12 con. Lợn rừng sơ sinh có tầm vóc nhỏ, khối lượng bình quân 0,5 – 0,9kg/con. Lợn con 1-2 tháng tuổi: 5 – 10kg, 3 – 4 tháng tuổi: 15 kg-20kg, 8-12 tháng: 60 – 70 kg, khi trưởng thành: trên 100 kg.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Chăm sóc nuôi dưỡng lợn rừng con

1. Giai đoạn lợn con mới sinh ra

– Lợn rừng con khi đẻ ra cho uống men tiêu hóa Lactomin 1 gói/1 đàn. Ngày hôm sau cho uống kháng thể KTE (làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

– Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa của lợn nái 3 ngày đầu sau đẻ).

– Cố định vú bú, giữ cho những con yếu, nhỏ trong đàn được bú 2 cặp vú đầu liên tục trong 2-3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều.

– Tiêm sắt cho lợn con: lần 1 tiêm 3 ngày sau đẻ, liều 1ml (100mg). Lần thứ 2 tiêm vào ngày thứ 10 sau đẻ, liều 2ml (200mg).

– Nếu thấy lợn con có hiện tượng đi ỉa ta lấy lá ổi, lá khổ sâm, phèn đen, nhọ nồi giã ra lấy nước bơm trực tiếp vào miệng lợn con.

2. Giai đoạn lợn rừng con trước cai sữa

– Cho lợn con tập ăn từ lúc 15-20 ngày tuổi bằng cám tập ăn 951.

– Trung bình 1 con lợn con cho ăn khoảng 0,1kg/ngày. Cho ăn 5 bữa/ngày.

– Lượng thức ăn cho lợn ăn tăng dần hàng ngày.

 lợn rừng con được chăm sóc trong chuồng

– Cho lợn làm quen dần với thức ăn bằng cách bôi thức ăn vào miệng lợn con.

(*) Cách tập ăn cho lợn con:

– Hòa thức ăn thành dạng sền sệt rồi bôi lên mép, miệng lợn con, đầu vú lợn mẹ vài lần sẽ làm cho lợn con quen dần với mùi thức ăn và sẽ tìm đến nơi có thức ăn.

– Cố định nơi để máng ăn để lợn con quen chỗ ăn. Cho lợn ăn 5 – 6 bữa/ngày, mỗi lần cho ăn nên để máng ăn 2-3h rồi bỏ ra vệ sinh sạch sẽ, 1-2h sau lại cho thức ăn mới vào. Làm như vậy vài lần trong ngày sẽ kích thích tính tò mò của lợn con kèm theo mùi thơm của thức ăn sẽ thu hút lợn con.

– Khi lợn con tập ăn được nhiều hơn sẽ ngăn lợn mẹ ra, cho lợn con ăn tăng dần nhưng không được cho ăn no sẽ dẫn đến tiêu chảy, chướng bụng. Cho lợn con ăn xen kẽ các loại rau, cỏ mần trầu, các loại cây thuốc nam.

3. Giai đoạn lợn con tách mẹ (cai sữa)

– Thời gian lợn con tách mẹ từ 35 – 45 ngày tuổi (tùy vào thể trạng tăng trưởng của lợn con và điều kiện thời tiết).

– Cho lợn con tập ăn từ 1-10 ngày đầu kể từ ngày cai sữa: 0,2 kg (50 % cám tập ăn 951 + 50 % cám tập ăn 952). Cho ăn 5 bữa trong ngày.

– Sau 10 ngày đến giai đoạn lợn hậu bị cho ăn 0,2 kg cám tập ăn 952 + 0,2 kg cám trộn (cám mì+cám ngô). Cho ăn 5 bữa trong ngày.

– Khẩu phần ăn tăng dần cho đến khi lợn đạt khoảng 15 kg thì chuyển sang chế độ ăn của lợn rừng hậu bị.

4. Điều kiện chuồng nuôi

– Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa.

– Những ngày đầu lợn con mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ chuồng nuôi tương đương nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sau cai sữa từ 25-27 độ C. Thay đổi nhiệt độ chuồng nuôi đột ngột sẽ rất có hại cho lợn con, đặc biệt vào mùa đông lợn dễ bị viêm phổi.

– Quan sát đàn lợn để biết nhiệt độ chuồng nuôi:

+ Lợn đủ ấm: con nọ nằm cạnh con kia.

+ Lợn bị lạnh: nằm chồng chất lên nhau, lông dựng, mình mẩy run.

+ Lợn bị nóng: nằm tản mạn mỗi con 1 nơi, tăng nhịp thở

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Cách chọn giống lợn rừng

Chọn lợn rừng giống để nuôi rất quan trọng, quyết định đến 60% hiệu quả kinh tế khi nuôi.Giống lợn rừng để nuôi gồm 2 loại: Giống nuôi sinh sản và giống nuôi thịt. Sau 8 năm triển khai trang trại nuôi lợn rừng với quy mô trên 12000 con lợn rừng cho hiệu quả kinh tế cao, qua việc áp dụng các kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi tạm thời biên soạn “Kỹ thuật chọn lợn rừng giống” nhằm giúp cho các hộ chăn nuôi có thêm kiến thức trong quá trình chọn và phân loại lợn rừng giống.

  1. Kỹ thuật chọn lợn rừng đực giống

Chọn lợn rừng đực giống phải đảm bảo các tiêu chí sau:

– Chọn những con đầu thanh, mặt dài giống mặt ngựa, lưng thẳng, lông bờm dài, trông dữ tướng.

Giống lợn rừng

– Chân cao, vững chắc, bụng thon gọn.

– Cơ quan sinh dục phát triển, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối.

– Tính hăng cao.

– Không mắc các loại dịch bệnh từ đời bố mẹ.

  1. Kỹ thuật chọn giống lợn rừng hậu bị sinh sản

Chọn lợn rừng hậu bị sinh sản phải đảm bảo các yếu tố sau:

– Lựa chọn khi tuổi đời đạt từ 3 – 4 tháng tuổi.

– Ngoại hình: đầu thanh, mõm dài thẳng giống mặt ngựa, lưng thẳng, hông rộng; 4 chân cao, to, chắc khỏe.

– Cơ quan sinh dục: phát triển bình thường cả về hình thể và hoạt động.

– Vú: lợn rừng nái có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh, khô hoặc kẹ sẽ không chọn hoặc phải kiểm tra đánh giá lại.

– Không mắc các dịch bệnh từ đời bố mẹ, đặc biệt không cận huyết (cùng huyết thống).

  1. Kỹ thuật chọn giống lợn rừng nuôi thịt

Được lựa chọn để nuôi lấy thịt thương phẩm, chọn lợn rừng giống nuôi thương phẩm phải đảm bảo khỏe mạnh không dịch bệnh, có khả năng tăng trưởng tốt….thì mới đạt hiệu quả kinh tế.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam