Tìm hiểu về bệnh ở cá ngừ nuôi lồng và biện pháp phòng trị

Cá ngừ đại dương là một trong các đối tượng thủy sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, đứng hàng thứ ba về giá trị xuất khẩu sau tôm sú và cá tra/cá basa. Tuy nhiên, sản phẩm cá ngừ dành cho xuất khẩu hiện nay đều được khai thác từ ngoài biển khơi.

 cá ngừ nuôi lồng

Cho đến nay, ở nước ta chưa có nghề nuôi cá ngừ đại dương. Nói chính xác hơn, đã có một vài doanh nghiệp tiến hành nuôi thử nghiệm cá ngừ trong lồng lưới ở ngoài vịnh và bước đầu đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá.

Do vậy, để đáp ứng đòi hỏi của tiêu thụ nội địa và chủ động trong việc tạo nguồn nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, gia tăng giá trị cho sản phẩm và giảm áp lực lên khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, trong tương lai rất cần hình thành và phát triển nuôi cá ngừ đại dương – một nghề mang lại nhiều lợi ích cả về phương diện kinh tế và xã hội.

Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu nuôi thương phẩm cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) và cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) tại Việt Nam”, nhóm cán bộ nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hải sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã tiến hành nuôi cá ngừ trong lồng đặt tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Trong thời gian nuôi đã phát hiện một số cá thể bị chết vì những nguyên nhân khác nhau như cá bị mắc lưới hoặc cá có dấu hiệu bị bệnh. Ngoài ra, cũng có những cá thể bị chết không rõ vì lý do gì (?).

Riêng đối với cá ngừ bị chết do có dấu hiệu bệnh lý, đề tài đã tiến hành thu mẫu để tìm hiểu các bệnh thường gặp ở cá nuôi lồng như bệnh ký sinh trùng, bệnh vi khuẩn, bệnh nấm, bệnh virus, và nhận thấy cá ngừ nuôi chủ yếu mắc bệnh ký sinh trùng. Bên cạnh đó còn một số cá thể mắc bệnh vi khuẩn.

  1. Bệnh ký sinh trùng

Cá ngừ nuôi lồng bị nhiễm ký sinh trùng thường có các dấu hiệu bệnh lý sau: Cá xuất hiện các vết thương ở trên thân cá và có biểu hiện ngứa ngáy, bơi nhanh xung quanh lồng rồi bơi lên mặt lồng, thỉnh thoảng bắt gặp cá bị mù mắt (được gọi là hiện tượng “nổ mắt”).

Đã phát hiện 3 loài ký sinh trùng nhiễm trên cá ngừ nuôi lồng có dấu hiệu bệnh được thu mẫu, gồm: trùng quả dưa nước mặn Cryptocaryon irritans ký sinh ở mang cá với tỷ lệ nhiễm là 36%, trùng lông Paranophrys sp. ký sinh ở mang và da cá với tỷ lệ nhiễm 28%, và rận cá Caligus sp. ký sinh ở da cá với tỷ lệ nhiễm 24%. Cả 3 loài ký sinh trùng này đều nhiễm trên cá ngừ nuôi với cường độ thấp. Điều đáng nói là chỉ phát hiện thấy cá ngừ nuôi bị nhiễm ký sinh trùng khi chúng có kích cỡ dưới 15 kg và vào những lúc môi trường nước biển bị đục, độ trong của nước thấp (chỉ từ 1,5 đến 2 mét).

  1. Bệnh vi khuẩn

Cá ngừ nuôi lồng mắc bệnh vi khuẩn do bị nhiễm Vibro sp. gây bệnh xuất huyết, và thường xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý như vây bị ăn mòn, thối rữa, mắt bị lồi và xuất huyết. Khi mổ cá thấy cá có dấu hiệu đặc trưng của bệnh do vi khuẩn gây ra là dưới cơ thịt cá bị xuất huyết.

* Một số biện pháp phòng trị bệnh cho cá ngừ nuôi lồng:   

Công tác quản lý sức khỏe và phòng trị bệnh cho các đối tượng thủy sản nuôi là rất cần thiết nhằm tránh rủi ro vì dịch bệnh gây ra, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi và tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Với cá ngừ nuôi lồng cũng vậy. Trong quá trình nuôi cá, phải theo dõi chặt chẽ chế độ cho ăn hàng ngày, quan sát mọi hoạt động của cá để có những biện pháp xử lý đúng và kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, do cá ngừ có đặc điểm bơi liên tục và với tốc độ cao nên nếu xảy ra hiện tượng cá bị bệnh, người nuôi sẽ vô cùng khó khăn (nếu không nói là không thể thực hiện được) khi bắt cá ra khỏi lồng để chữa trị. Do đó, một việc vô cùng quan trọng là phải tích cực phòng bệnh và nâng cao sức đề kháng với bệnh của cá ngừ nuôi.

Để phòng trị bệnh cho cá ngừ nuôi, cần áp dụng một số biện pháp sau:

– Khử trùng khu vực nuôi cá: Treo thuốc khử trùng dạng viên sủi có hoạt chất chính là trichloisocyanuric axit ở xung quanh lồng, với liều lượng 4 viên (100 gam) cho một lồng hình trụ tròn (đường kính 16 mét, chu vi miệng lồng 50 mét, chiều cao lưới 10 mét) để khử trùng vùng nuôi. Việc treo thuốc được thực hiện liên tục trong suốt thời gian nuôi cá.

– Nâng cao sức đề kháng và phòng bệnh cho cá nuôi bằng cách bổ sung các vitamin C và E vào thức ăn của cá 2 lần mỗi tuần với liều lượng bằng 0,5% khối lượng thức ăn cho cá.

– Cần đặt lồng nuôi cá ngừ ở vùng nước có độ trong lớn (thường trên 5 mét) và xa các khu vực nuôi cá lồng bè khác. Cũng cần sử dụng lồng nuôi có kích thước lớn hơn, chu vi miệng lồng hơn 100 mét, để cá ngừ có khoảng không gian bơi lội rộng hơn, phù hợp với đặc điểm vận động của cá, giảm nguy cơ cá lao đầu vào lưới xung quanh lồng và bị chết.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Dùng cá rô phi để lọc nước cho ao nuôi tôm

Với cơ chế hút thức ăn trong môi trường nước, cá rô phi được mệnh danh là “máy lọc nước sinh học”. Do đó, loại cá này được tận dụng thả trong ao lắng, lọc lấy nước sạch để bơm vào bể nuôi tôm.

nuôi cá rô phi lọc nước cho ao tôm

Cá rô phi có thể sống ở cả môi trường nước ngọt, nước lợ lẫn nước mặn. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại thực vật gồm tảo sợi, tảo đơn bào, rong cỏ, mùn bã hữu cơ và một số động vật nhỏ. Điểm đặc biệt của loại cá này là phần mang tiết ra nhiều chất nhầy để bắt các hạt lơ lửng trong nước, tạo thành cục nhầy dính đầy tảo, động vật phù du, thức ăn hữu cơ… làm thức ăn.

Với cơ chế hút thức ăn trong môi trường nước, rô phi được mệnh danh là “máy lọc nước sinh học”. Dựa vào đặc tính này, các nhà khoa học đã phát kiến ra biện pháp thả cá rô phi trong ao lắng để nuôi tôm, hay còn gọi là biện pháp nuôi tôm nước xanh. Cách làm này vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa tạo ra nguồn nước sạch cho nuôi trồng thủy sản.

Cụ thể, các điểm nuôi tôm sẽ được thiết kế theo mô hình tuần hoàn gồm: ao nuôi tôm, ao chứa nước thải và ao lắng. Nước bơm trực tiếp từ các nguồn tự nhiên như ao, hồ, sông… sẽ được trữ trong ao lắng. Tại đây, người dân tiến hành thả cá rô phi trong khoảng một tháng. Trong suốt thời gian này, cá không được cho ăn, thay vào đó, chúng sẽ sử dụng nguồn thức ăn là xác tôm, cá, động vật thủy sản chết và các loại tảo có trong nước. Việc làm này giúp tạo ổn định cho môi trường nước, hạn chế sự phát tán của các sinh vật gây bệnh từ bên ngoài.

Nước sau khi lọc được bơm vào ao nuôi tôm. Trong quá trình nuôi, người dân bổ sung nguồn nước từ ao lắng vào ao nuôi định kỳ một lần mỗi tuần. Khi nước ở ao nuôi tôm có dấu hiệu chuyển màu, người nuôi tiến hành bơm nước ra ao thải. Tại đây, nước được lắng cặn một phần rồi cho chảy sang ao lắng thả cá rô phi. Cứ như vậy, nước được tuần hoàn và tái sử dụng, hạn chế việc xả ra môi trường.

Ở nước ta, mô hình nuôi cá rô phi trong ao lắng xuất hiện từ năm 2010 tại một số tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu… Phương pháp này giúp cải thiện môi trường ao nuôi, giảm thiểu dịch bệnh; giúp tôm sinh trưởng và phát triển ổn định. Ngoài ra, cá rô phi sau khi nuôi một thời gian có thể cho thu hoạch, giúp bà con tăng thêm thu nhập. Như vậy, mô hình nuôi cá rô phi trong ao lắng không chỉ giúp tăng năng suất tôm mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế kép cho bà con.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

Tôm càng xanh nuôi trên ruộng lúa là mô hình đang cho thấy hiệu quả về kinh tế, nông dân nhiều nơi trong tỉnh muốn mở rộng diện tích nuôi đối tượng dễ tính và nhiều hấp dẫn này. Tuy nhiên bà con nên tìm hiểu rõ thêm về đời sống của tôm càng xanh để có sự chăm sóc tốt nhằm tăng năng suất.

nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

Theo các tài liệu, trong tự nhiên, vòng đời của tôm càng xanh có 4 giai đoạn rõ ràng là trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Tôm trưởng thành sống ở vùng nước ngọt, nhưng sau đó chúng di cư ra vùng nước lợ đẻ (có độ mặn 6 – 18‰) và ấu trùng nở ra sống phù du trong nước lợ. Khi hoàn thành 11 lần lột xác để thành tôm con thì tôm di chuyển dần vào trong vùng nước ngọt.

Về môi trường sống, tôm càng xanh là loài thích nghi với biên độ nhiệt rộng từ 18 – 34oC, nhiệt độ tốt nhất là 26 – 31oC; cần ánh sáng vừa phải, ánh sáng cao sẽ ức chế hoạt động của tôm, do vậy ban ngày tôm xuống đáy thủy vực trú ẩn, ban đêm hoạt động tìm mồi; mức pH thích hợp nhất là 6.5 – 8.5, pH dưới 5 thì tôm hoạt động yếu và chết sau 6 giờ. Khi gặp môi trường có pH thấp, tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, mang và các phụ bộ bị lở loét, tôm bơi lội chậm chạp và chết sau đó. Môi trường sống phải có ôxy hòa tan > 3 mg/l, dưới mức này tôm hoạt động yếu, tập trung ven bờ, nổi đầu và chết sau vài giờ. Tôm cũng thích hợp ở nồng độ muối từ 0 – 16‰, tôm trưởng thành sinh trưởng tốt ở vùng cửa sông, ven biển.

Về giới tính, tôm đực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, đầu ngực to hơn và khoang bụng hẹp hơn. Đôi càng thứ hai to, dài và thô. Ở con đực còn có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai. Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30mm và hoàn chỉnh khi tôm đạt 70mm. Ngoài ra, ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất còn có điểm cứng. Cơ quan sinh dục trong của con đực gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút. Tôm cái thường mang trứng sớm, ít ăn, chậm lớn nên có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon, có 3 tấm bụng đầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng làm buồng ấp trứng.

Về tập tính ăn, tôm càng xanh xác định thức ăn bằng mùi và màu sắc, tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác (râu). Là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn. Hình dạng và mùi vị thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng tôm đến bắt mồi, nên điều này rất quan trọng trong việc chế biến thức ăn cho tôm.

Tôm thường bò trên mặt đáy ao, bắt mồi nhiều vào chiều tối và sáng sớm, dùng càng nhỏ đưa mồi vào miệng. Trong thời gian ấp trứng, tôm cái có thể nhịn ăn vài ba ngày. Tôm càng xanh có đặc tính loài đáng lưu ý là nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, nên khi nuôi tôm thương phẩm phải đề phòng hiện tượng này để có giải pháp thích hợp.

Tôm càng xanh trưởng thành thường kiếm ăn ở tầng đáy, tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác, chúng dùng râu quét ngang dọc phía trước hướng di chuyển. Trong quá trình tìm thức ăn, tôm có tính tranh giành cao, cá thể nhỏ thường tránh xa đàn hay khi tìm được một miếng thức ăn thì di chuyển đi nơi khác, trong khi đó con lớn vẫn chiếm chỗ và đánh đuổi tôm nhỏ. Ngoài ra, tôm còn ăn đồng loại khi thiếu thức ăn hay bị mềm yếu nên trong vùng nuôi cần có những bó chà để tôm trú ngụ khi lột.

Về lột xác, giống như các loài giáp xác khác, để sinh trưởng, tôm càng xanh đều phải lột vỏ theo chu kỳ, sau mỗi lần lột xác là sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng. Tốc độ sinh trưởng của tôm đực và cái gần như tương đương nhau, cho tới khi chúng đạt kích cỡ 35 – 50g, sau đó khác nhau rõ theo giới tính, tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng có thể gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi, nên có hiện tượng thường thấy trong nuôi tôm càng xanh là sự phân đàn khá rõ, kể cả trong cùng một nhóm giới tính. Đây là ưu điểm của tôm càng xanh toàn đực.

Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh sẽ tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường… Khi tôm tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng và tới chu kỳ lột xác thì lớp vỏ mới hình thành dần dưới lớp vỏ cũ, lớp này rất mỏng, mềm. Khi lớp vỏ mới phát triển đầy đủ thì tôm tìm nơi vắng và giàu ôxy để lột vỏ. Khi lớp vỏ cũ lột đi, vỏ mới còn mềm và co giãn được. Dưới áp lực của khối mô cơ lâu ngày bị ép bởi lớp vỏ cũ, cơ thể tôm bấy giờ giãn nở, lớn lên nhiều và khác hẳn với lúc trước khi lột xác. Lớp vỏ mới cứng dần sau 3 – 6 giờ và tôm sẽ hoạt động lại bình thường sau đó.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Quy trình nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm

Chuẩn bị ao nuôi

Diện tích ao nuôi tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở, tuy nhiên thích hợp nhất là khoảng 1.000 – 5.000 m2 vì nếu diện tích ao quá lớn thì rất khó quản lý. Độ sâu ao nuôi lớn  hơn 2 m, một số hộ nuôi có thể có thể tận dụng ao nuôi cá tra để nuôi nên độ sâu có thể lên đến 3,5 – 5 m. Trong ao, nên chuẩn bị 1 cái vèo có diện tích bằng khoảng 1/10 – 1/5 diện tích ao nuôi và đặt cách bờ khoảng 3 – 5 m, làm 1 cái cầu bằng gỗ để đi từ bờ ra vèo.

Sau khi đã chuẩn bị ao sạch sẽ thì cấp nước vào, bơm nước vào đầy ao qua lưới lọc để tránh cá tạp và địch hại vào ao ăn cá. Gây màu nước bằng hỗn hợp cám gạo (1 kg) + bột đậu nành (1 kg) hòa với nước ngâm qua đêm tạt đều cho 1.000 m². Ngày tạt 2 lần, tối ngâm thì sáng tạt, sáng ngâm thì chiều (16 – 17 h) tạt. Hoặc tạt trực tiếp xuống ao 2 kg thức ăn cá công nghiệp dạng bột cho 1.000 m2 ao.

Thả giống

Chọn con giống đồng đều về kích cỡ, khỏe mạnh, màu sắc sáng đẹp, thân hình cân đối, không mang các dấu hiệu nhiễm bệnh. Tốt hơn hết người dân nên chọn mua tại các cơ sở sản xuất uy tín.

cá lóc đầu nhím thương phẩm

Tùy thuộc vào kỹ thuật của người nuôi mà tiến hành nuôi với mật độ thưa hay dày. Thường cá lóc giống được bắt về có kích thước lồng 4 – 6 cm  và thả nuôi với mật độ 50 – 100 con/m2.

Giống được thả vào vèo, do giai đoạn này cá còn nhỏ mình nuôi trong vèo  dễ cho việc chăm sóc và quản lý hơn. Sau khi nuôi khoảng 2 tháng, cá đạt trong  lượng khoảng 100 – 180 g/con thì chúng ta tiến hành lọc lại cá và cho ra khỏi vèo, còn lại những con nhỏ quá mình có thể chuyển sang 1 ao nhỏ khác, làm thế này thì lúc thu hoạch cá của chúng ta sẽ đồng đều hơn.

Cho ăn

Hiện nay cá lóc nuôi cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp có hiện tượng phổ biến là cá bị gù dao động 4 – 40% (gồm cá bị gãy xương, gãy lưng), loại cá này giá bán thấp hơn so với cá bình thường khoảng 10.000 đồng/kg. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào nói về nguyên nhân cá bị gù. Tuy nhiên, đa số người dân nuôi cá lóc thì cho rằng là do dùng thức ăn công nghiệp. Do đó khi chọn thức ăn công nghiệp cho cá chúng ta phải cẩn trọng, phải chọn loại thức ăn có người nuôi đã từng dùng và tỉ lệ gù không quá 5% thì có thể chấp nhận được.

Một kinh nghiệm quan trọng để phòng bệnh gù là trong giai đoạn đầu từ khi thả giống đến giai đoạn 2 tháng chúng ta cho cá ăn hỗn hợp thức ăn công nghiệp và cá biển. Cách cho ăn là xay cá biển nhỏ trộn với thức ăn viên với tỷ lệ 4kg cá biển trộn với 1 kg thức ăn viên. Sau đó rải từ từ trên sàng ăn, ở đây chúng ta cho ăn theo nhu cầu của cá, khi nào thấy cá bắt mồi hơi yếu thì ta ngưng cho ăn là vừa, tránh để thức ăn dư gây ô nhiễm nguồn nước.

Sau 2 tháng nuôi nếu nguồn cá biển giá còn rẻ và có đủ nhân công để cho ăn thì chúng ta vẫn nên nuôi kết hợp 2 loại thức ăn này. Nếu không đáp ứng được điều kiện trên thì chúng ta chuyển cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp.

Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, mức độ sử dụng thức ăn để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Để duy trì chất lượng nước nuôi, khoảng 7 ngày chúng ta thay nước khoảng 20 – 30% hoặc cấp nước thêm cho ao. Định kỳ (10 ngày/lần) dùng vôi bột hòa với nước tạt đều khắp ao để diệt mầm bệnh, liều lượng từ 2 – 3 kg vôi bột/100 m2.

Thu hoạch

Sau khoảng 5 – 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân khoảng 400 – 600g/con chúng ta có thể thu hoạch, tỉ lệ sống trung bình đạt khảng  80%, đối với thức ăn công nghiệp hệ số chuyển đổi thức ăn FCR khoảng 1,2 – 1,4 kg thức ăn/kg cá cá tùy thuộc vào loại thức ăn và kỹ thuật của người nuôi.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá lóc

BỆNH XUẤT HUYẾT

Tác nhân gây bệnh :

-Do nhiều loài thuộc giống Aromonas, Pseudomonas … gây ra
-Dấu hiệu bệnh lý
-Xuất huyết da, nắp mang; đốm đỏ xuất hiện trên thân
-Xuất huyết hậu môn
-Góc vi, hàm dưới nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ
-Xoang bụng xuất huyết nội tạng

Điều kiện phát triển bệnh :

-Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn ương giống và nuôi thịt
– Bệnh phát triển trong điều kiện cá bị sốc và chuyển mùa, thời tiết bất lợi
– Môi trường ương nuôi nhiễm bẩn, nhiều khí độc, hàm lượng oxy thấp

Phòng bệnh :

– Chọn giống tốt, vận chuyển đúng cách tránh xay xát
-Ương nuôi ở mật độ vừa phải
-Tăng sức đề kháng định kỳ bổ sung khoáng VITALET-fish và FISH C, VB12, FOLIC
– Xử lý nước định kỳ 1L VBK/1200-1500m3 nước ao cá

Trị bệnh :

-Sử dụng (1kg NOROCINE+1kg VB-COTRIM)/10 tấn cá nuôi liên tục 5-7 ngày

BỆNH LỞ LOÉT

cá lóc bị lở loét

Trong mùa lũ, các ao, hồ nuôi cá thường tích tụ nhiều phù sa, nhiễm bẩn, mùn bã, rác và các chất thải làm ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn những mầm bệnh cho cá nuôi. Cá lóc nuôi trong mùa lũ thường hay xuất hiện các loại bệnh do các loại kí sinh như trùng bánh xe, sán lá đơn chủ, xuất huyết do nhiễm virus, đốm đỏ do vi khuẩn, bệnh do nhóm giáp xác gây ra. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất với cá lóc nuôi là bệnh ghẻ hay còn gọi là hội chứng lở loét. Bệnh lở loét xảy ra trên cá lóc nuôi không chỉ có ở nước ta mà còn có nhiều ở các nước Đông Nam Á, các nước trong khu vực Thái Bình Dương.

Nguyên nhân :

-Những tác nhân gây bệnh cho cá gồm virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng và các yếu tố môi trường. Nguyên nhân gây bệnh trước nhất là virus, nấm cũng được coi là yếu tố quan trong gây ra hội chứng lở loét. Có thể chúng cùng với các loại kí sinh trùng làm cá bị thương tổn tạo điều kiện cho các tác nhân chính gây bệnh cho cá.

-Ngoài các yếu tố môi trường như nhiệt độ thay đổi, môi trường nước quá dơ bẩn, sự ô nhiễm có thể gây sốc và làm cá nhiễm bệnh, nhiều quan điểm cho rằng nấm ký sinh trong nội tạng Aphanomyces được coi là tác nhân chính gây ra bệnh này. Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa mưa (tháng 10-12) và đầu mùa khô (tháng 1-2).

Đặc điểm nhận biết :

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là cá ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, nổi lờ đờ, da xám, có vết loét hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, vây và đuôi. Sau một thời gian bị bệnh cá kiệt sức và chết.

Quan sát bên ngoài cá thấy xuất hiện nhiều vết nhỏ màu xám hay đỏ. Mang, quanh mắt và da xuất huyết, toàn thân có màu xám tối. Thương tổn lan rộng thành những vết loét lớn trên vẩy, thân cá… Khi cá bệnh nặng sẽ thấy máu chảy ở hậu môn. Giải phẫu cá sẽ thấy bóng hơi xuất huyết và teo dần, gan thận cũng xuất huyết. Khoang bụng có dấu hiệu tích nước, có nhiều dịch nhờn và xuất huyết.

Phòng bệnh cho cá :

Phòng bệnh có tính chất quyết định đến kết quả nuôi, trong đó tẩy dọn ao, bể nuôi theo đúng qui trình kỹ thuật để diệt các tác nhân gây bệnh là rất quan trọng. Quản lý tốt môi trường nuôi, cung cấp nước nuôi cá bằng nước sạch. Ổn định môi trường, kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh bằng cách xử lý định kì 15 ngày/lần bằng dung dịch Vimekon (1g/1m3 nước). Tránh làm cá bị xây xát, không để cá bị nhiễm các loại bệnh ngoài da sẽ tạo điều kiện cho bệnh cá phát triển.

Cho cá ăn đủ thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao làm cá khỏe sẽ có sức đề kháng tốt. Thường xuyên trộn thức ăn với men tiêu hóa, vitaminC, premix.

Khoa Thủy sản (ĐH Cần Thơ) khuyến cáo cách phòng trị bệnh ghẻ cá, xử lý ao nuôi bằng vôi, giữ cho môi trường ổn định, dùng hóa chất formon và thuốc tím làm giảm bớt mật độ vi khuẩn và diệt nấm ký sinh trùng, dùng kháng sinh diệt vi khuẩn làm lành vết thương trên da cho cá.

Trị bệnh :

Khi cá có dấu hiệu bị bệnh cần thay 50% nước bằng nước sạch, vệ sinh xung quanh ao nuôi. Xử lý nước bằng Fresh Water với lượng 1 kg (650 gói A + 350 gói B) cho 1.000-1.500m3 nước. Trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho cá liên tục trong 7 ngày theo liều 250 g Desery + 50 ml Vime-Fenfish 2000 cho 1 tấn cá.

BỆNH TRẮNG DA

Triệu chứng :
– Đuôi cá xuất hiện vết trắng lan dần về phía  đầu , cá mất nhớt, bong da vây.

Trị bệnh :
– Hoà tan vôi bột : 5-10 kg/100 m2, tạt đều khắp ao : 2-3 lần /tuần.
– Bắt cá bệnh lên tắm thuốc Streptomycine (1 lọ/10 lít nước), tắm trong 30 phút .

BỆNH NẮM THỦY MI

Dấu hiệu bệnh lý :
Trên da xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có sợi nấm nhỏ, mềm, tua tủa như bông gòn. Sau vài ngày sợi nấm phát triển đan chéo vào nhau thánh túi trắng như baông có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Trị bệnh :
– Dùng Xanh metylen 2-3g/m3, liên tục tạt xuống ao 2-3 lần/tuần .
– Dùng thuốc tím 2-5 ppm tắm cho cá trong khỏang 10 phút.

BỆNH DO SÁN LÁ ĐƠN CHỦ : KÝ SINH Ở MANG VÀ DA

Triệu chứng : Mang bị viêm và sưng to, các tia mang bị đứt rời, mang tiết ra nhiều nhớt làm cho cá nghẹt thở và chết , cá thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước chảy.

Phòng bệnh :
– Cá giống trước khi thả nuôi tắm cho cá bằng nước muối 2-3% trong thời gian 10-15 phút.
– Thừơng xuyên thay nước ao, tránh thức ăn thừa gây bẩn.

Trị bệnh :
– Dùng muối liều lượng 0,5-1kg/100 lít nước (đối với cá  nhỏ), 3-4 kg/100 lít nước đối với cá lớn , tắm trong 15-30 phút.

BỆNH TRÙNG MỎ NEO

Dấu hiệu bệnh lý : Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt… của cá. Khi nhiễm bệnh cá kém ăn, gầy dần, xung quanh chỗ trùng bám bị viêm và xuất huyết. Bị bệnh trùng mỏ neo ký sinh là yếu tố đầu tiên dẫn đến bệnh nhiễm khuẩn .
    
Phòng trị bệnh :

– Dùng lá  xoan bó thành bó hoặc băm nhỏ thả  xuống ao với liều lượng 30 – 50 kg/1.000m2.
– Tắm cho cá bằng thuốc tím 10-25ppm trong 1 giờ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kĩ thuật nuôi cua đồng trong ruộng

  1. Chuẩn bị ruộng nuôi
    – Chọn ruộng nuôi: địa thế ruộng bằng phẳng, giữ nước tốt, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận lợi, chất nước không bị ô nhiễm, chất đất là loại đất thịt.
    – Diện tích mỗi ruộng từ 1/3 ha đến 2/3 ha là vừa, nhỏ quá chất nước không ổn định, lớn quá khó quản lý.
    – Đào mương nuôi tạm ở góc ruộng hoặc ở ria ruộng, rộng 4-6 m, sâu 1-1,5 m, diện tích khoảng 3—5% diện tích ruộng.
    – Đào mương bao quanh và mương giữa. Mương bao quanh chân bờ về phí trong 1m, sâu 0,8-1,0m, rộng 3-5m. Nếu ruộng rộng, đào thêm ở giữa ruộng hình chữ “+” hoặc “#” rộng 1-1,5m, sâu 0,5-0,8m. Tổng diện tích cả 3 loại mương chiếm khoảng 15-20% diện tích đất ruộng.-  Lấy đất đào mương để đắp bờ ruộng cho cao và to ra. Chú ý nện đất chặt để nước bị rò rỉ. Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng săm hoặc lưới thích hợp, nền cống phải đầm chặt.

    – Đặt lưới chắn xung quanh ruộng. Nếu lưới bằng nilon mỏng thì phải đóng cọc cao hơn mặt bờ 40-50cm, lấy dây thép buộc nối các đầu cọc với nhau, gấp đôi tấm nilon lên dây thép cho rủ xuống đất thành 2 lớp rồi vùi sâu trong đất bờ từ 15-20cm. Nếu chắn bằng tấm nhựa hoặc fibroximăng… thì chỉ cần vùi xuống đất 15-20 cm, đầu trên cao hơn mặt đất ít nhất là 40cm, bốn góc lượn hình cung.

    – Dùng vôi sống hàm lượng 75-105 kg/1000m2 hoà nước té đều khắp mương.

    – Trồng các loại cỏ nước phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo tấm, rau dừa nước, bèo cái…khoảng 1/3 mặt nước.

    2. Thả giống


    cua đồng khi thu hoạch

    thời gian thả giống cua là từ khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.-     Con giống yêu cầu khoẻ mạnh, không thương tật.-     Mật độ: nếu cỡ giống là 100 -150 con/kg thì mật độ thả là 750con/1000m2; hoặc nếu cỡ giống là 300-600 con/g thì thả 1800 con/1000m2.-     Cần thả giống vào mương nuôi tạm trước khi cấy lúa để kéo dài thời gian sinh trưởng của cua. Lúc cấy xong đợi đến thời kỳ lúa con gái thì tăng nước lên ruộng lúa để cua lên ruộng ăn.

    3. Cho ăn

    –     Thức ăn: Cua là động vật ăn tạp thiên về thức ăn động vật. Chúng thích ăn thịt các loại nhuyễn thể như trai, ốc, hến, cá tạp. Nếu thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Thức ăn nuôi cua thường được khai thác tại chỗ. Trước khi thả giống, nên bón phân lót ở ven mương với lượng 300-450 kg/1000m2 để động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua con. Từ tháng thứ 4 nên thả ốc giống vào ruộng (450-600kg/1000m2 hoặc thả tôm ôm trứng để sinh sản thành tôm con làm thức ăn cho cua cỡ lớn hơn. Ngoài ra có thể dùng các loại thức ăn đã chế biến dạng hạt vừa có dinh dưỡng cao. Nếu có điều kiện thì tận dụng cá tạp và phế thải động vật để giảm giá thành.

    –     Cho ăn:

    Căn cứ vào mùa vụ, nhiệt độ nước và giai đoạn sinh trưởng của cua để cho ăn hợp lý.

    Từ tháng 3 đến tháng 5, cua chủ yếu ăn thức ăn tinh. Thức ăn nên làm thành các nắm bột nhão nhỏ. Lượng thức ăn từ 20-30% trọng lượng cua.

    Từ tháng 6 đến tháng 9, cua ăn khoẻ, mau lớn nên cần cho ăn thêm rong cỏ, khoai sắn, bổ sung thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế từ cá tạp.

    Từ tháng 10 trở đi, cần tăng thêm thức ăn từ động vật. Lượng thức ăn từ 7-10% trọng lượng cua.

    Mỗi ngày cho cua ăn 2 lần, buổi sáng sớm và chiều tối. sáng cho ăn từ 20-40%, chiều cho ăn chính là 60-80% tổng lượng thức ăn hàng ngày.

    Cần đặt sàng ăn tại 1 số điểm trong mương để kiểm tra lượng thức ăn của cua. Căn cứ vào thưòi tiết, nhiệt độ, tình hình ăn mồi của cua để điều tiết lượng thức ăn hàng ngày

    4. Chăm sóc

    Nước trong ruộng luôn phải dảm bảo sâu từ 5-10 cm. Nước quá béo thì phải thay nước. Từ tháng 6 đến tháng 9, cứ 2 ngày thay nước 1 lần, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 10 trở đi mỗi tuần thay nước 1 lần. Mỗi lần thay từ ¼-1/3 lượng nước ruộng

    Định kỳ bón vôi để bổ sung lượng vôi trong nước, thường từ 15-20 ngày/lần, lượng vôi sống 22kg/1000m2.

    Chú ý điều chỉnh lượng cỏ nước ở mật độ nhất định.

    Định kỳ kiểm tra mương để phát hiện địch hại gây bệnh, dọn dẹp thức ăn thừa, xác cua chết, đảm bảo nước trong sạch.

    5. Thu hoạch

    Thời điểm thu hoạch chủ yếu là vào tháng 10. Tuy nhiên nên thu tỉa cua lớn trước, giữ cua nhỏ lại nuôi tiếp.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cá dìa – loài nuôi nước lợ đáng giá

Đặc điểm sinh học

Cá dìa có hình bầu dục dẹt 2 bên, mắt to tròn, đầu nhỏ, thân trơn nhẵn, màu hơi đen, trên thân có những chấm vàng sẫm, bụng màu bạc, vây lưng và vây hậu môn có gai cứng. Cá trưởng thành dài 25 – 30cm, trọng lượng 1 – 2kg, ngoài tự nhiên thường bắt được cá khoảng 0,5 – 0,7kg.

cá dìa

Ở nước ta, cá dìa có ở hầu hết các tỉnh ven biển; trong đó nhiều nhất tại các vùng biển Quảng Thái (Thừa Thiên – Huế), vùng hạ lưu sông Thu Bồn và các bãi bồi thuộc tỉnh Quảng Nam, vùng hạ lưu sông Hiếu và sông Bến Hải (Quảng Trị)…

Cá dìa là loại di cư và sống theo bầy đàn. Chúng thành thục sau 1 – 2 năm tuổi, sinh sản ở vùng nước lợ. Khi còn nhỏ, chúng sống chủ yếu ở vùng đầm phá cửa sông, trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô… để sinh sản. Mùa sinh sản (tháng 5 – 6 dương lịch), trứng cá nở thành cá bột theo thủy triều dạt vào các bãi bồi để sinh trưởng và phát triển. Cá dìa thích ứng nồng độ muối trong nước biển từ 5 đến 37‰ và sinh trưởng thích hợp nhiệt độ 24 – 280C.

Cá dìa hoạt động và kiếm mồi ban đêm, thức ăn chủ yếu là thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ; trong điều kiện nuôi, chúng có thể ăn thức ăn tổng hợp.

Ngoài tự nhiên, cá dìa sau 1 năm tuổi có thể đạt trọng lượng trung bình 0,4 kg/con. Trong điều kiện nuôi, chúng có thể đạt trọng lượng 0,5kg sau 6 tháng. Cá sử dụng tốt thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm 20 – 25%.

Đối tượng nuôi đa dạng

Nhờ đặc tính ăn tạp nghiêng về thực vật và mùn bã hữu cơ, cá dìa được nuôi ghép với tôm sú. Trong ao nuôi, cá dìa tận dụng tốt nguồn rong, tảo và một phần thức ăn thừa cùng mùn bã hữu cơ, giúp môi trường nước nuôi sạch hơn, giảm thiểu dịch bệnh. Với giống lớn, mật độ thả ghép thưa (0,5 – 1 con/m2) sau 4 – 5 tháng nuôi cùng tôm, cá dìa có thể cho thu hoạch 0,8 – 1 tấn/ha, tỷ lệ sống 60% trở lên lợi nhuận ước đạt 70 – 80 triệu đồng/ha. Quan trọng hơn cả, khi nuôi ghép với tôm sú, tôm vẫn phát triển tốt, ít dịch bệnh, giảm được chi phí thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi.

Ngoài ra, cá dìa còn là đối tượng nuôi chính trong ao nuôi tôm bị dịch bệnh; vừa mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giúp tiêu diệt mầm bệnh tồn lưu trong ao tôm. Với mật độ thả 2 – 3 con/m2, sử dụng thức ăn tự chế hoặc cám công nghiệp, sau 10 – 12 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng 0,6 – 1 kg/con. Đặc biệt, cá dìa ăn tạp nên tính cạnh tranh của cá thấp, tỷ lệ sống cao.

Hiện nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Đại học Huế, Đại học Nha Trang, Đại học Cần Thơ đã thử nghiệm sản xuất giống cá dìa nhân tạo thành công, nhưng số lượng con giống còn hạn chế. Do vậy, nguồn giống cá dìa vẫn chủ yếu từ tự nhiên, hàng năm vào tháng 6 – 7 dương lịch, hoặc tháng 9, 10, tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận, giá bán 3 – 4 nghìn đồng/con, kích cỡ 3 – 4cm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Một số lưu ý khi nuôi cá biển lồng bè

Thời gian qua, bà con ở một số địa phương người dân nuôi cá biển lồng bè bị thiệt hại khá nặng nề vì nhiều lý do như ô nhiễm chất thải, chọn vị trí nuôi chưa phù hợp, công tác quản lý chăm sóc không tốt chưa thật sự bảo đảm các yếu tố cần thiết dẫn đến cá chậm lớn, bỏ ăn thậm chí là chết…. Để phòng tránh một số thiệt hại không đáng có, xin lưu ý bà con nuôi cá biển lồng bè một số vấn đề sau:

  1. Chọn địa điểm nuôi.Người nuôi chú ý chọn khu vực gần cửa biển, nơi có nhiều động thực vật phù du và chọn nơi có các yếu tố như độ mặn, pH, hàm lượng ôxy phù hợp; Độ sâu phải bảo đảm đáy lồng cách đáy biển, đáy sông ít nhất 2 – 3m; Tránh nơi sóng to, gió lớn như sóng cao trên 2m và tốc độ dòng chảy lớn vì như vậy có thể làm hư hỏng lồng nuôi, trôi thức ăn, làm cho cá hoạt động yếu gây chậm lớn và dễ sinh bệnh; Cần tránh xa những nơi gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và tàu bè qua lại nhiều; Nơi nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản lồng bè của chính quyền địa phương, thuận lợi giao thông, dễ dàng vận chuyển, với các thông số:

– Độ sâu: Độ sâu lý tưởng cho các khu nuôi cá biển ven bờ là ở các vùng nước cửa biển, nơi có độ sâu dao động từ 8m trở lên.

– Độ mặn: Ở ngưỡng từ 10-33 %o. Nhưng tốt nhất ở ngưỡng 25-28%o.

– pH: Ngưỡng pH tốt nhất là ở khoảng 7,9 – 8,2.

– Dòng chảy: Tốc độ dòng chảy thích hợp từ 0,2-0,6m/giây.

– Hàm lượng Oxy hòa tan. Hàm lượng oxy tốt nhất từ 4-6mg/lít.

– Độ trong: Độ trong tốt nhất khoảng 30 – 40cm.

– Ít có các loại khí độc. (H­2S, NH3).

– Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước tốt nhất ở ngưỡng 20-300C, Nếu nhiệt độ trong ngày thay đổi cao hơn 50C giữa ngày và đêm thì cần phải đề phòng cá bỏ ăn, nổi đầu, ngớp liên tục …. Và người nuôi cần có các biện pháp can thiệp kịp thời như cung cấp ô xy, ngưng cho ăn, tránh xáo trộn lồng nuôi.

  1. Chuẩn bị công trình nuôi.

a/ Cấu trúc bè nuôi: 

cấu trúc lồng bè kiểu mới.

 Khung bè: Dùng gỗ chịu mặn có đường kính 06 x 12cm, dài 4 – 4,5m, nối kết với nhau bằng bùloong dài 12-15cm, thường kết cấu theo hình vuông 6 x 6m, diện tích khoảng 40 m2, tính cả thành lồng. Lót bên trên là gỗ ván xẻ chịu nước thuộc nhóm gỗ 2 hoặc 3. Ván xẻ dài khoảng 6m, rộng 0,20m, dày 1,2 – 1,5cm, hoặc ghép theo chiều ngang (xem hình 01, 02) Ván gỗ ghép vào khung lồng bằng đinh hoặc buloong, khoảng 08 cây gỗ ghép lại thì được một ô lồng nuôi. Nhiều ô lồng ghép lại thành bè (hình 01.02). .

  Phao: Khung bè được nâng nổi lên trên mặt nước nhờ hệ thống phao. Phao là thùng nhựa hoặc phao xốp. Thường dùng là phao 200 lít loại phi nhựa có đường kính 57-60cm x chiều cao 90-92cm, còn nguyên vẹn và có nắp đậy, dùng 6-8 chiếc cho một ô lồng. Nếu sử dụng phao xốp thì dùng loại 80 x 60 x 50cm có sức nổi 250kg. Phao buộc dưới khung lồng bằng dây chắc chắn.

Neo: (Dây nháng)Thường 4 góc bè có neo cố định, dùng dây nylon có đường kính khoảng 25-30mm để neo bè (hình 03, 04). Ngoài ra để bảo đảm an toàn, với các loại bè có trên 10 lồng, người nuôi còn thiết kế thêm từ 2-6 dây neo (Dây nháng)cột ở bên các mặt của bè cá nhằm tăng sức chịu lực khi có gió bão.

Nhà ở, nhà kho và công trình phụ: Trên bè thường dành một diện tích nhất định làm nhà ở và làm việc, nhà kho (chứa thức ăn, lưới cụ, máy bơm…), và các chòi, ô bảo vệ nếu các bè có diện tích rộng.

Lưới: (Giai) Dùng lưới nylon sợi thô 1-2mm, mắt lưới 2a = 0,5-8cm may thành giai, tùy vào kích cỡ của từng loại cá và từng giai đoạn tăng trưởng. Đáy giai có hai lớp lưới để bảo vệ. (nắp giai là lưới thưa dùng bảo vệ cá nhỏ). Lưới được cố định trong khung gỗ bởi các dây giềng ở các góc. Đáy giai cách nền đáy tốt nhất 3-5m, phần ngập trong nước là 2,5m, phần cao hơn mặt nước là 0,5m. Mỗi giai có thể tích 80-100m3.

  1. Chọn giống.Bà con nên chọn mua giống những nơi có uy tín, có chứng nhận rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, giống đã làm xét nghiệm các loại bệnh tại các cơ quan, đơn vị có chức năng xét nghiệm giống thủy sản trước khi thả nuôi. Chọn giống kích cỡ đồng đều, có màu sắc sáng đẹp, không dị tật, phản ứng tốt khi bắt lên khỏi mặt nước. Đối với cá bớp giống (Cá giò) thả đạt >12cm, trọng lượng khoảng từ 20- 25g/con.
  1. Trong nuôi lồng cá biển lồng bè, dù có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, quản lý, song vẫn còn có một số trở ngại cụ thể như sau: Các lưu ý khác khi nuôi cá biển lồng bè.

Bẩn lồng: Lồng nuôi cá bị bẩn nặng trong quá trình nuôi là vấn đề khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là ở giai đoạn cá nhỏ phải sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ, sau khoảng 1 tháng nuôi, sự lưu thông nước giảm nhanh chóng do các sinh vật bám như hào, sun, rong, tảo, thức ăn dư thừa, nếu không thay hoặc dùng các biện pháp vệ sinh khác, lưới có thể giảm lưu thông nước đến 60%.

Thức ăn: Do việc nuôi cá lồng bè bị phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thức ăn là cá tạp, phế phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản… Vì thế nguồn cung cấp thức ăn sẽ bị động nếu xảy ra các sự cố bất khả kháng, ngoài ra, thức ăn là cá tạp không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cá nuôi, nếu cá tạp kém chất lượng cũng dễ gây ra bệnh cho cá, cho môi trường nước và kể cả sức khỏe con người.

– Cần cho cá ăn vào các giờ cố định, lúc nhiệt độ thấp, tốt nhất là vào buổi sáng và buổi chiều lúc trời mát, thức ăn cần chế biến nên vừa với miệng cá, khuyến cáo người nuôi nên sử dụng thêm thức ăn viên công nghiệp nhằm chủ động trong chăn nuôi khi gặp các điều kiện bất lợi.

 Chất lượng nước thay đổi: Việc nuôi cá lồng bè bị ảnh hưởng mạnh bởi sự thay đổi dòng chảy, sóng gió, và các yếu tố khác như độ mặn, pH, độc tố do nhiễm bẩn, tảo nở hoa… Vì thế, trước khi nuôi, cần xem xét và chọn vị trí thích hợp, luôn có các phương án dự phòng cho bè cá của mình khi gặp các vấn đề khó khăn hay sự cố môi trường bất lợi.

 Địch hại: Nhiều quan sát cho thấy rằng nuôi cá trong lồng có nhiều địch hại như rắn biển, mực, cá dữ phá lồng hay vào lồng gây hại cho cá nuôi, các loại chim ăn cá cũng là địch hại nguy hiểm cho cá khi lồng không được bảo vệkỹ và đặc biệt là giai đoạn cá giống mới thả.

 Bệnh cá: Cá biển nuôi lồng thường mắc một số bệnh ký sinh và vi khuẩn.

Các vấn đề cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho cá trong nuôi lồng:

– Chọn giống khoẻ mạnh và kích cỡ hợp lý, loài nuôi ít mẫn cảm với bệnh tật, phù hợp với điều kiện vùng nuôi.

– Chọn vị trí cẩn thận, tránh các vùng cạn nước, điều kiện bất lợi, xa đường giao thông, điện nước, nguồn thức ăn tươi và khô …

– Thường xuyên theo dõi, chăm sóc cá nuôi để chuẩn đoán tình trạng sức khoẻ cá, kiểm tra sức lớn của cá và có sự phân chia, san thưa hợp lý nhằm kích thích tối đa sự phát triển và sinh trưởng theo từng giai đoạn phù hợp.

– Mật độ nuôi vừa phải theo từng giai đoạn, tránh để cá quá chật trong lồng.

– Không cho cá ăn quá thừa cũng như quá thiếu tránh tình trạng gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, thức ăn là cá phải còn tươi, nên rửa sạch trước khi cho cá ăn, định kì bổ sung các loại chất khoáng, Vitamin… vào thức ăn cho cá, đặc biệt là giai đoạn cá còn nhỏ, đang trong giai đoạn phát triển.

– Ngăn ngừa địch hại như chim ăn cá, các loại rắn biển…

– Vệ sinh dụng cụ thường xuyên, sử dụng xong phải vệ sinh sạch sẽ, phơi khô và để nơi khô ráo, sắp xếp trật tự trong kho.

Ngoài ra, khi cá nuôi có các dấu hiệu, triệu chứng bất thường thì bà con cũng nên kịp thời báo cho cơ quan chuyên môn tại địa phương là Chi cục Thú y hay Chi cục Thủy sản để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời tránh xảy ra các thiệt hại không đáng có.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hiệu quả kinh tế từ nuôi chạch đồng

Hiệu quả kinh tế từ nuôi chạch đồng

Hiện nay chạch đồng trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do đánh bắt tùy tiện, dùng các phương tiện hủy diệt như xung điện, dùng nhiều loại thuốc hóa chất trong nông nghiệp. Vì vậy giá chạnh thương phẩm liên tục tăng và khan hiếm

Để biết thêm về mô hình nuôi chạch đồng, chúng tôi xin hướng dẫn vắn tắt quy trình nuôi chạnh thương phẩm để bà con nghiên cứu áp dụng                                       cá chạch đồng mang lại hiệu quả kinh tế

1. Chuẩn bị ao, bể nuôi chạnh

Bà con có thể nuôi chạnh ở ao đất, bể xi măng, bể lót bạt. Tùy theo điều kiện đầu tư để quyết định diện tích nuôi. Nên thiết kế ao, bể có diện tích vừa phải, từ 5- 10 m2 để dễ chăm sóc, quản lý, thu hoạch. Ao, bể chủ động nước, cống lấy nước vào, tháo ra đối diện nhau là tốt nhất, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

2. Chuẩn bị giống

Để tránh hao hụt nhiều, bà con nên mua giống cỡ lớn (khoảng 300 con/kg), chọn con giống đều cỡ, màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, không xây xát, không bệnh tật.

3. Quản lý và chăm sóc

Trước khi thả phải tắm chạch giống để phòng bệnh bằng nước muối 3% thời gian từ 10-15 phút, hoặc tắm bằng povidine liều lượng 5ml/m3 nước. Mật độ thả 50-100 con/m2. Chạch dễ nuôi hơn lươn, thức ăn của chạnh đơn giản hơn. Chạnh ăn mùn bã hữu cơ, khi chạnh còn nhỏ cho ăn thức ăn có độ đạm trên 30%, sau đó giảm dần, nuôi 30 ngày sau dùng thức ăn có độ đạm 20 -25%, ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều tối). Trung bình 1,4 kg thức ăn cho 1 kg chạnh thương phẩm. Sau 3 tháng là có thể bán thương phẩm.

4. Phòng bệnh và trị bệnh

– Phòng bệnh: Chạch ít bị bệnh hơn lươn, tuy nhiên nếu để nước ô nhiễm nhiều ngày thì chạch cũng dễ bị bệnh. Chạch có thể bị nấm, đốm đỏ lở loét, bệnh đường ruột… Để phòng bệnh nên trộn thêm vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn cho chạch, định kỳ cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần 3-5 ngày liên tục. Ngoài ra còn phải cho ăn 4 đúng (đúng chất lương, đúng số lương, đúng thời gian, đúng vị trí). Chú ý thay nước định kỳ không để nước ô nhiễm.

– Trị bệnh: Khi phát hiện chạnh bị nấm có thể tắm cho chạnh bằng các loại hóa chất sau: nước muối 3%; hoặc KMn04 liều lượng 20g/m3 nước, thời gian 10-15 phút.

Trộn kháng sinh vào thức ăn cho chạnh ăn.

5. Thu hoạch

Khi chạnh đạt giá trị thương phẩm, trước khi xuất bán không cho chạch ăn trước 1 ngày, không dùng kháng sinh trước khi xuất bán 15 ngày. Đánh bắt cẩn thận không để chạnh xây xát, cho chạch vào thùng xốp, không cho nước, hoặc cho ít nước để chạnh không bị khô da.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trồng sen kết hợp nuôi cá

Trồng sen kết hợp nuôi cá ở Thừa Thiên Huế

Mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao, mà còn giúp cải thiện môi trường. Ở huyện Phong Điền đã hình thành được một số vùng chuyên canh trồng sen kết hợp nuôi cá như ở các xã Phong An, Phong Thu và thị trấn Phong Điền với khoảng gần 70 ha. Người dân địa phương thường tận dụng ao, hồ, bàu, đầm… hoang hóa để trồng sen kết hợp nuôi cá rô phi, cá chép…

trồng sen kết hợp nuôi cá

Từ việc chuyển đổi được trên 20 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen, Chủ tịch UBND xã Phong An, Hồ Đôn cho biết, địa phương khuyến khích người dân khai phá ao, đầm hoang hóa hoặc ruộng lúa chỉ sản xuất được một vụ chuyển đổi sang trồng sen kết hợp nuôi cá. Mỗi năm, 1 ha sen cho thu nhập khoảng 50 – 60 triệu đồng, chưa kể khoản thu nhập từ bán giống, ngó, hoa, lá sen và cá. Qua những mô hình trồng sen, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo thêm việc làm giúp nhiều hộ thoát nghèo vừa giúp cải thiện môi trường.

Tại thành phố Huế sen trắng được trồng tập trung ở các hồ: Tịnh Tâm, Mân, Tàng Thơ… Ở huyện Quảng Điền, sen trồng nhiều ở các xã vùng thấp trũng như: Quảng An, Quảng Thọ… Những ngày này dọc các tuyến đường ở thành phố Huế như: Đinh Tiên Hoàng đoạn qua hồ Tịnh Tâm, Trần Hưng Đạo, Huỳnh Thúc Kháng hay ở các chợ Đông Ba, An Cựu đều có thể mua được nhiều sản phẩm từ sen. Tính theo giá bình quân hạt sen tươi chưa bóc vỏ trên 50.000 đồng/kg; sen bóc vỏ gần 200.000 đồng/kg; sen đã bóc vỏ, phơi khô từ 400.000 đồng/kg trở lên; Hoa sen 15.000 – 20.000/bó gồm 10 cành; ngó sen 7.000/kg.

Theo kinh nghiệm của những người trồng sen, đầu tháng Hai âm lịch, khi thời tiết ấm dần lên là thời điểm thích hợp để xuống giống sen. Nếu chăm sóc tốt, chỉ khoảng hơn một tháng sen sẽ ra hoa. Sen rất dễ trồng, ít công chăm sóc,chi phí phân bón thấp. Một thuận lợi với người trồng sen ở Thừa Thiên – Huế là đầu ra rất ổn định. Thương hiệu “sen Huế” cũng được nhiều người biết đến.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam