Những điểm nhấn ngành nông nghiệp 10 tháng đầu năm

10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp tục được mở rộng thị trường và duy trì đà tăng trưởng về kim ngạch XK nông lâm thủy sản; dịch tả lợn Châu Phi bước đầu được kiểm soát; sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản…

 

Sẵn sàng đón Đoàn thanh tra EC

Theo Bộ NN-PTNT, từ ngày 5-14/11/2019, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ có chuyến làm việc tại Việt Nam để đánh giá nhằm đưa ra quyết định tiếp theo về “thẻ vàng” của EU đối với thủy sản Việt Nam.

Bộ NN-PTNT đã sẵn sàng công tác chuẩn bị nhằm gỡ “thẻ vàng” cho ngành Thủy sản Việt Nam.

 

Theo đó, Bộ NN-PTNT, Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU đã xây dựng kế hoạch chi tiết đón đoàn thanh tra của EC đối với các Bộ, ngành, địa phương và hướng dẫn các địa phương, DN triển khai. Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các thông tin, tài liệu, hồ sơ để phục vụ Đoàn thanh tra EC…

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường tin tưởng: Với sự vào cuộc và nỗ lực của cả hệ thống chính trị và kết quả thực hiện thời gian qua, Việt Nam có thể kỳ vọng phía EC sẽ xem xét sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” cho hàng thủy sản từ khai thác của Việt Nam.

Theo Tổng cục Thủy sản, đến thời điểm này, Tổng cục đã phối hợp với các địa phương triển khai nhiều công tác nhằm đáp ứng các yêu cầu của EC về chống khai thác IUU.

Cụ thể, đã chỉ đạo, tổ chức triển khai và vận hành thí điểm hệ thống giám sát tàu cá, đảm bảo quy mô giám sát được 31.541 tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên.

Hiện nay, có 7 đơn vị (VNPT, Viettel, Zunibal, Vishipel, Bình Anh, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Blue Tracker) cung cấp thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá.

Số lượng tàu cá đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cụ thể đến nay như sau: Nhóm tàu cá có chiều dài từ 24 mét trở lên: 2.019/2.618 tàu cá (chiếm 77,1%); nhóm tàu cá từ 15 mét đến dưới 24 mét: 4.996/28.923 tàu cá (chiếm 17,3%)

Tổng cục Thủy sản cũng đã triển khai quy định về quy trình kiểm soát tàu nước ngoài tại cảng Việt Nam theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

Theo đó, đã công bố 7 cảng biển cho tàu nước ngoài cập cảng để thực hiện việc nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hoặc quá cảnh thủy sản từ khai thác qua lãnh thổ Việt Nam; ban hành Quy trình kiểm soát tàu nước ngoài tại cảng Việt Nam…

Về tổ chức thực thi pháp luật, từ tháng 1/2019 đến nay, cả nước đã không phát hiện trường hợp tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở các nước, quốc đảo Thái Bình Dương. Tổng cục Thủy sản đã lập và công bố công khai danh sách tàu cá khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài lên cổng thông tin điện tử của Tổng cục.

Từ tháng 1/2019 đến nay, cả nước đã không phát hiện trường hợp tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở các nước, quốc đảo Thái Bình Dương.

 

Theo đó từ ngày 1/01/2019 đến tháng 10/9/2019, đã công bố công khai 118 tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác thủy sản (đang xác minh 69 tàu)…

Hiện 8 tỉnh (Bình Thuận, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang) đã tổ chức ký kết quy chế phối hợp để thực hiện chống khai thác IUU, ngăn chặn, xử lý tàu cá và ngư dân cố tình vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. 27/28 tỉnh ven biển đã thành lập Văn phòng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại 60 cảng cá

Về truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác, Bộ NN-PTNT đã công bố 4 đợt cho 60 cảng cá thực hiện xác nhận thủy sản từ khai thác; công bố danh sách 70 cảng cá chỉ định cho tàu cá hoạt động từ vùng khơi trở ra cập cảng. Công tác xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác dần đi vào nề nếp, hỗ trợ và tạo điều kiện nhiều cho các DN trong quá trình XK…

 

Tích cực khôi phục, tái đàn lợn có điều kiện

Theo Bộ NN-PTNT, trong những tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020, do thời tiết thay đổi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức đề kháng của vật nuôi.

Việc gia tăng đàn vật nuôi, vận chuyển động vật, các sản phẩm động vật tăng mạnh nên nguy cơ các loại dịch bệnh xảy ra ở phạm vi rộng trong thời gian tới là rất cao. Vì vậy, Bộ NN-PTNT đề nghị các bộ ngành, địa phương phối hợp thực hiện nghiêm một số giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh.

10 tháng đầu năm 2019, ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) là khó khăn, thách thức lớn của toàn ngành nông nghiệp. Với các giải pháp triển khai phòng chống đồng bộ, quyết liệt của toàn ngành nông nghiệp, từ tháng 6/2019, tình hình DTLCP đã có chiều hướng đi xuống.

DTLCP đã ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong 10 tháng đầu năm 2019 (Trong ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra trại giống lợn phục vụ tái đàn tại tỉnh Hưng Yên).

 

Cụ thể đến hết tháng 10/2019, số lợn buộc tiêu hủy giảm hơn 60% so với tháng 5/2019 (tháng cao điểm). Đến thời điểm này, đã có hơn 45% số xã có dịch đã qua 30 ngày, trong đó 22 tỉnh, thành phố có trên 50% số xã và chỉ còn 9 tỉnh có trên 85% số xã đã qua 30 ngày. Riêng tỉnh Hưng Yên (bùng phát dịch đầu tiên cả nước) hiện đã hết dịch.

Thời gian qua, với định hướng đẩy mạnh áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), đại đa số người chăn nuôi đã quan tâm, áp dụng có hiệu quả các biện pháp ATSH và vệ sinh phòng bệnh, trong đó nhiều trang trại chăn nuôi đã đẩy mạnh các biện pháp ATSH, sử dụng chế phẩm tăng cường sức đề kháng, do đó hạn chế hoặc không bị nhiễm bệnh DTLCP.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo an ninh cho nguồn lợn giống đã được triển khai chặt chẽ. Cụ thể, đã lưu giữ được khoảng gần 110 nghìn con (90%) lợn cụ kỵ, ông bà chưa bị dịch bệnh. Đây là điều kiện quan trọng nhằm bảo đảm việc cung cấp lợn giống tái đàn tại các địa phương trong tình hình DTLCP đang giảm.

Bên cạnh những kết quả bước đầu, công tác chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là DTLCP hiện còn tồn tại rất nhiều bất cập tại các địa phương do việc sắp xếp lại hệ thống thú y, nhất là việc sáp nhập Trạm Thú y với các ngành khác và chuyển thành Trung tâm dịch vụ nông nghiệp (DVNN) thuộc UBND cấp huyện.

Theo đó, nhiều địa phương không bố trí nhân viên thú y xã. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng số người làm công tác thú y cấp xã đến cấp tỉnh đã bị cắt giảm, nghỉ việc đến thời điểm này đã lên tới 5.342 người.

Việc sáp nhập hệ thống thú y cũng khiến công tác đào tạo, tập huấn cho các cán thú y tuyến cơ sở về công tác phòng chống dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn, nhiều nơi đã không còn thực hiện được do không còn hệ thống thú y các cấp.

Ở một số địa phương, chính quyền các cấp, nhất là cấp xã, cấp huyện chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo và triển khai quyết liệt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Bộ NN-PTNT; chưa tổ chức thông tin, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh…

 

Mở rộng thị trường xuất khẩu

10 tháng đầu năm 2019, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các cơ quan trực thuộc, phối hợp với các bộ ngành liên quan tiếp tục đẩy mạnh việc mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông thủy sản XK.

Ảnh hưởng từ những khó khăn của thị trường Trung Quốc, tuy nhiên 10 tháng đầu năm 2019, XK nông lâm thủy sản vẫn duy trì tốt đà tăng trưởng.

Theo đó, đã gia tăng số DN được phép XK thủy sản sang EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ả rập Xê út, với tổng số 13 DN tiếp tục được XK cá da trơn vào Hoa Kỳ.

Đồng thời, mở rộng XK nông sản sang một số thị trường mới, đặc biệt là việc đàm phán, mở cửa cho măng cụt, sữa được XK sang thị trường Trung Quốc trong tháng 10/2019 theo kế hoạch đề ra… Nhờ đó, tổng kim ngạch XK nông lâm thủy sản 9 tháng đầu năm 2019 đạt 30,2 tỷ USD (tăng 2,7% so với cùng kỳ).

Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ NN-PTNT cũng đã hoàn thành đàm phán với cơ quan có thẩm quyền của Hồng Kông (Trung Quốc) để XK thịt lợn mảnh đông lạnh, thịt gà chế biến và tổ yến sang Hồng Kông.

 

Đối với thủy sản, bên cạnh việc duy trì ở những thị trường XK chủ lực, khó tính như EU, Mỹ, Hàn Quốc…, đến nay, riêng thị trường Trung Quốc đã chấp thuận NK từ Việt Nam 48 loài thủy sản sống và 128 loại sản phẩm thủy sản sơ chế, chế biến…

Nguồn: Tổng hợp và được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Tăng trưởng nông nghiệp cao nhất trong 3 năm

Năm 2017, tổng giá trị SX toàn ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng 3,16%, GDP nông lâm thủy sản tăng ở mức 2,9% so với năm 2016.

Ngành trồng trọt, nhất là rau quả XK đang có nhiều chuyển biến tích cực

Đây được xem là một nỗ lực lớn trong bối cảnh phải hứng chịu hậu quả thiên tai nặng nề cùng nhiều thách thức lớn về thị trường.

Trồng trọt vượt kế hoạch

Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, giá trị SX toàn ngành nông nghiệp năm 2017 tăng 3,16% so với năm 2016, trong đó, trồng trọt tăng 2,23%, chăn nuôi tăng 2,16%, lâm nghiệp tăng 5,17% và thủy sản tăng 5,89%. GDP nông lâm thủy sản tăng 2,9% (so với mức 2,95% năm 2013; 3,9% năm 2014; 2,6% của năm 2015 và 1,44% năm 2016).

Là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất từ thiên tai, tuy nhiên, trồng trọt là lĩnh vực đã tạo được nhiều chuyển biến trong năm qua. Việc đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức SX; khuyến khích phát triển SX quy mô lớn, hợp tác liên kết SX theo chuỗi giá trị… tiếp tục được đẩy mạnh. Cơ cấu SX ngành trồng trọt tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường. Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm có sự thay đổi rõ nét, tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như rau, hoa, quả nhiệt đới, các loại cây công nghiệp giá trị cao… Nhờ đó, giá trị SX trồng trọt đã tăng 2,23% so với năm 2016, vượt mục tiêu so với kế hoạch đề ra (2%).

Việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2017, với tổng số khoảng 185,7 nghìn ha được chuyển sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả và các cây màu, cây làm thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Cộng thêm với thiệt hại do thiên tai, diện tích lúa cả năm chỉ đạt 7,72 triệu ha, giảm 26,1 nghìn ha; sản lượng lúa ước đạt 42,84 triệu tấn, giảm khoảng 318,3 nghìn tấn so với năm 2016. Bên cạnh đó, các loại cây lương thực như ngô cũng giảm trên 52 nghìn ha và 114,6 nghìn tấn so với năm 2016. Tuy nhiên, bù lại diện tích, sản lượng nhiều loại rau màu, cây lâu năm, đặc biệt là cây ăn trái có thị trường tiêu thụ tốt tăng mạnh.

Cụ thể, diện tích rau các loại đạt 937,3 nghìn ha, tăng 29,5 nghìn ha, sản lượng ước đạt 16,49 triệu tấn, tăng 562,8 nghìn tấn (3,5%). Diện tích cà phê đạt 664,6 nghìn ha, tăng 14,1 nghìn ha, sản lượng ước đạt 1.529 nghìn tấn, tăng 51,9 nghìn tấn (4,7%); hồ tiêu đạt 152 nghìn ha, tăng 22,7 nghìn ha, sản lượng đạt 241,5 nghìn tấn, tăng 25,1 nghìn tấn (11,6%). Đặc biệt, diện tích cây ăn quả ước đạt 923,9 nghìn ha, tăng 52,5 nghìn ha; sản lượng ước đạt 9.478,9 nghìn tấn, tăng 555,9 nghìn tấn (6,2%)… Xu hướng phát triển SX quy mô lớn, hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị tiếp tục được nhân rộng.

Đến nay, hầu hết các địa phương đã quy hoạch vùng SX hàng hóa tập trung quy mô từ vài chục ha đến vài trăm ha với nhiều loại cây trồng (lúa, ngô, rau đậu các loại). Đến hết năm 2017, cả nước có khoảng 600 nghìn ha SX lúa theo mô hình cánh đồng lớn với các quy trình tiên tiến, thân thiện môi trường (như VietGAP, Global GAP…) được phổ biến nhân rộng…

Thủy sản quyết vượt khó

Thủy sản tiếp tục là lĩnh vực duy trì được đà tăng trưởng ở mức cao nhất của toàn ngành nông nghiệp trong năm 2017 với tốc độ tăng giá trị SX đạt khoảng 5,89%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (5%). Cụ thể, tổng sản lượng thủy sản năm 2017 ước đạt 7,22 triệu tấn, tăng 5,2%; trong đó khai thác đạt 3,4 triệu tấn, tăng 5,1%; nuôi trồng đạt 3,8 triệu tấn, tăng 5,3%. Sản lượng tôm các loại đạt khoảng 723,8 nghìn tấn (tăng 10,3%), cá tra đạt khoảng 1.251,3 nghìn tấn (tăng 5,0% so với năm 2016), các đối tượng nuôi khác vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Thủy sản vượt khó ấn tượng trong năm 2017

Điểm khởi sắc trong năm 2017 của ngành thủy sản, đó là việc khôi phục SX sau sự cố môi trường biển miền Trung đã được triển khai quyết liệt, có hiệu quả. Đến nay, hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, thương mại thủy hải sản ở khu vực này đã cơ bản lấy lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, hoạt động khai thác và XK hải sản nước ta trong năm 2017 lại vấp phải khó khăn do EC ban hành “thẻ vàng” về khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) áp dụng với DN Việt Nam.

Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang quyết liệt chỉ đạo, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục như: Ban hành Quyết định 4840/QĐ-BNN-TCTS ngày 23/11/2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện một số giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo của EU về IUU; đồng thời hoàn thiện Luật Thủy sản trình Quốc hội phê duyệt để có quy định pháp lý cao nhất điều chỉnh các hành vi đánh bắt bất hợp pháp; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị và xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chống đánh bắt bất hợp pháp IUU-Fishing; xây dựng chương trình truyền thông về khai thác IUU nhằm nâng cao nhận thức và hành động, tạo chuyển biến thật sự trong thực hiện các quy định, khuyến nghị của EC về khai thác hải sản…

Tại buổi họp báo tổng kết 2017 của Bộ NN-PTNT mới đây, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn khẳng định, mục tiêu trong năm 2018, ngành thủy sản phải bằng mọi biện pháp trước hết không để EU rút “thẻ đỏ”, tiếp tục duy trì trạng thái thẻ vàng, từ đó triển khai các giải pháp khắc phục.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech Việt Nam.

Danh mục công nghệ hạn chế và cấm chuyển giao trong lĩnh vực nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành công văn đề xuất danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao và công nghệ cấm chuyển giao trong nông nghiệp.

Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao:

I.  Công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và trong lãnh thổ Việt Nam

a) Lĩnh vực Bảo vệ thực vật:

–  Sản xuất các giống cây trồng nhiễm sinh vật gây hại (sậu, bệnh) nặng trong sản xuất.

–  Công nghệ, quy trình sản xuất sử dụng nhiều hóa chất (phân bón, thuốc BVTV hóa học)

b) Lĩnh vực Chăn nuôi

–  Các giống vật nuôi bản địa.

c) Lĩnh vực Thủy sản

–  Công nghệ máy móc, thiết bị kèm công nghệ sản xuất các loại ngư cụ có tính chọn lọc thấp, có khả năng gây hại môi trường.

–  Công nghệ sử dụng hóa chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản và bảo quản thủy sản.

–  Công nghệ tạo giống thủy sản bằng phương pháp biến đổi gien.

–  Công nghệ chế biến bột cá dạng hở.

d) Lĩnh vực Lâm nghiệp

–  Công nghệ sản xuất ván sợi theo phương pháp ướt.

–  Công nghệ sản xuất trang sức đồ gỗ, lâm sản chứa lưu huỳnh hoặc tồn dư hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hàm lượng cao.

–  Công nghệ sản xuất thuốc bảo quản lâm sản chứa thạch tín (arsenic).

đ) Lĩnh vực Trồng trọt

–  Công nghệ sử dụng các loài vi sinh vật phi bản địa bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật và các lĩnh vực khác.

–  Công nghệ tạo giống cây trồng, vật nuôi bằng phương pháp biến đổi gien trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

–  Công nghệ nuôi trồng, sản xuất, chế biến thực phẩm sử dụng chất bảo quản thực phẩm, chất kích thích tăng trưởng chưa được thử nghiệm độ an toàn.

II. Công nghệ chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài

a) Lĩnh vực Thủy sản

–  Công nghệ sản xuất giống, nuôi, trồng thủy sản thuộc sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế

b) Lĩnh vực Trồng trọt

–  Công nghệ sản xuất, nhân giống các loại cây trồng thuộc danh mục quý hiểm hạn chế xuất khẩu

Danh mục công nghệ cấm chuyển giao

a) Lĩnh vực Bảo vệ thực vật:

– Công nghệ nhân, nuôi sinh vật gây hại cây trồng.

– Công nghệ sản xuất phân bón, thuốc BVTV cấm sử dụng ở Việt Nam ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường.

b) Lĩnh vực Chăn nuôi

–   Các giống vật nuôi, nguồn gien quý hiếm (cấm xuất khẩu).

c) Lĩnh vực Lâm nghiệp

–  Công nghệ sản xuất keo dán gỗ Urea-Formaldehyhe (UF), Melamine Urea-Formaldehyhe (MUF) và Phenol-Formaldehyde có hàm lượng Formaldehyde tự do vượt quá giới hạn (Formaldehyde class > E2).

–  Công nghệ sản xuất thuốc bảo quản lâm sản chứa Pentachlorophenol (PCP), DDT.

–  Công nghệ sử dụng các loài sinh vật ngoại lai (động vật, thực vật và vi sinh vật) thuộc danh mục các loài ngoại lai xâm hại.

d) Lĩnh vực Trồng trọt

–  Công nghệ sử dụng các loài vi sinh vật phi bản địa bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại.

–  Công nghệ sản xuất phân bón hỗn hợp NPK theo phương pháp thủ công (chảo quay, trộn thô).

Nguồn: Khuyennongvn.gov.vn được tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Lương thực nghèo chất dinh dưỡng do tình trạng ấm lên toàn cầu

Trong một nghiên cứu công bố ngày 2/8, các nhà khoa học cho biết lượng COtrong không khí tăng sẽ làm cho lượng protein trong các loại lương thực thiết yếu như gạo và lúa mì giảm, điều này đe dọa sự phát triển thể chất và giảm tuổi thọ của con người.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, đến năm 2050 sẽ có 150 triệu người trên toàn thế giới có nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu protein liên quan trực tiếp tới sự gia tăng lượng khí CO2 trong khí quyển.

Nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học đến từ Đại học Harvard đứng đầu đã tiến hành nhiều thí nghiệm trên các cánh đồng rộng lớn, trong đó các cây lương thực được đặt trong môi trường có nồng độ CO2 cao hơn bình thường.

Kết quả cho thấy với mức tăng CO2 dự tính từ nay tới năm 2050, thì hàm lượng protein ở lúa mạch giảm 14,6%, ở lúa gạo giảm 7,6 % và ở lúa mì là 7,8% trong khi khoai tây là 6,4%.

Nông dân Nhật Bản làm việc trên một cánh đồng ở Chiba.Lương thực nghèo chất dinh dưỡng do tình trạng ấm lên toàn cầu

Sau đó, các nhà khoa học dựa trên các khuyến cáo của Liên hợp quốc về chế độ dinh dưỡng để tính toán mức độ ảnh hưởng đối với những người có nguy cơ thiếu protein.

Không chỉ ảnh hưởng tới hàm lượng protein, tình trạng gia tăng CO2 trong khí quyển có thể khiến các khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm trong các loại lượng thực thiết yếu suy giảm và khiến tình trạng thiếu dinh dưỡng toàn cầu càng trở nên nghiêm trọng hơn, bởi có tới 76% dân số thế giới phụ thuộc vào các loại lương thực này để có đủ lượng protein hàng ngày, đặc biệt là ở các khu vực nghèo đói.

Theo nghiên cứu này, nếu lượng CO2 tăng đúng như tính toán thì tới giữa thế kỷ, dân số của 18 quốc gia trên thế giới sẽ mất hơn 5% lượng protein cần thiết trong thực đơn hàng ngày do lượng protein trong gạo và các lương thực thiết yếu giảm.

Nghiên cứu cũng chỉ ra những khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất sẽ là châu Phi hạ Sahara và khu vực Nam Á, nơi gạo và lúa mì là những loại lương thực không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày.

Các phương án khắc phục được đề xuất gồm cắt giảm CO2, đa dạng hóa chế độ ăn hàng ngày, tăng hàm lượng dinh dưỡng của các loại lương thực thiết yếu hoặc trồng các loại cây lương thực ít chịu sự tác động của CO2.

Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá ảnh hưởng của tình trạng ấm lên toàn cầu đối với hàm lượng protein trong các loại lương thực.

Các tác giả cho biết họ vẫn chưa lý giải được vì sao lượng khí thải CO2 lại có thể làm giảm hàm lượng protein hay các thành phần dinh dưỡng khác của các loại lương thực, nhưng hiện tượng này có thể để lại những hậu quả nguy hiểm trên toàn cầu bởi không có protein, quá trình phát triển thể chất sẽ bị ức chế, bệnh tật nhiều hơn và tuổi thọ sẽ giảm đi.

Giả thiết thuyết phục nhất cho tới nay là CO2 khiến lượng tinh bột trong các loại lương thực tăng nên giảm hàm lượng protein và các chất dinh dưỡng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, việc đầu tư nghiên cứu ứng dụng CNSH vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đến hết năm 2010, Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2006-2010 đã phê duyệt đưa vào thực hiện được 90 nhiệm vụ khoa học công nghệ (78 đề tài và 12 dự án sản xuất thử nghiệm), trong đó có 35 đề tài kết thúc năm 2010.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, các kết quả nghiên cứu đã tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số CNSH hiện đại đưa vào ứng dụng hiệu quả chủ yếu tập trung ở những lĩnh vực chính như chuyển gen mang tính trạng tốt vào giống cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra những giống có năng suất cao, thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có khả năng chống chịu dịch bệnh hoặc tạo ra các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

Nhiều địa phương đã ứng dụng CNSH vào trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Đơn cử như việc triển khai 14 đề tài chọn tạo giống cây trồng nông, lâm nghiệp bằng phương pháp chỉ thị phân tử đã chọn tạo được 7 giống lúa chịu hạn, 2 giống lúa kháng đạo ôn, 4 giống lúa kháng rầy nâu, 2 giống lúa thơm chất lượng cao, 2 giống chè có triển vọng về năng suất, chất lượng, 8 giống bông kháng bệnh xanh lùn… Trong lĩnh vực chăn nuôi, các kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được môi trường bảo quản tinh dịch dài ngày, cải tiến được các quy trình công nghệ tạo phôi, cấy truyền phôi, đông lạnh phôi lợn và bò trong ống nghiệm. Việc sử dụng tinh nhân tạo giúp bò trưởng thành tăng từ 180kg/con lên 250-300kg/con, tỷ lệ xẻ thịt tăng 1,5 lần. Nông dân ở nhiều địa phương còn ứng dụng CNSH trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm để tận dụng các phế phẩm nông nghiệp, giảm chi phí đầu vào…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nghiên cứu CNSH đã được ứng dụng vào sản xuất thì vẫn còn một số đề tài CNSH vẫn chỉ là thí nghiệm, nhiều nhiệm vụ chậm triển khai thậm chí không ít đề tài đang nằm lưu cữu trong phòng thí nghiệm.

Theo các chuyên ngành nông nghiệp, nguyên nhân chậm triển khai đưa các ứng dụng CNSH vào sản xuất nông nghiệp, vẫn là lực lượng nghiên cứu CNSH còn mỏng, kinh phí đầu tư quá thấp… Trong khi đó, một số nội dung nghiên cứu thì rộng bao gồm tất cả các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp.Đó là chưa kể đến các nghiên cứu có sự trùng lắp về nội dung với chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước về CNSH và chương trình bảo tồn quỹ gen do Bộ Khoa học & Công nghệ quản lý…

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát o đặc điểm của một đất nước chủ yếu người dân sinh sống bằng nghề nông, vì vậy, chính phủ chỉ đạo tiếp tục thực hiện Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 2011-2015 là hết sức cần thiết, nhưng phải có bước đi và cách làm phù hợp. Công tác nghiên cứu nên tập trung vào việc chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản; nghiên cứu phát triển các quy trình công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Ðể các thành tựu nghiên cứu sớm ứng dụng thành công vào đồng ruộng, tránh tình trạng nghiên cứu xong rồi để lại “ngâm cứu“, Bộ NN&PTNT khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, địa phương tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển CNSH trong khuôn khổ chương trình; phối hợp với các đơn vị quản lý từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các kết quả nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất… Cùng với đó, tạo điều kiện cho các cơ sở khoa học mở rộng liên kết, tổ chức đào tạo và nhập khẩu công nghệ, thiết bị của nước ngoài mà trong nước chưa triển khai thực hiện các dự án nghiên cứu ứng dụng.

Các chuyên gia ngành này cho rằng cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ với mức cao cho công tác nghiên cứu khoa học, có như vậy mới kích thích được “chất xám” của đội ngũ cán bộ có trình độ giỏi, tâm huyết gắn bó với nghề nông.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Bệnh vi-rút vàng lùn, lùn xoăn lá trên lúa: bệnh mới…

Bệnh vàng lùn ở cây lúa là một bệnh mới, do sự phối trộn của 3 loại vi-rút là Lùn Lúa cỏ, Lùn xoăn lá truyền bệnh do rầy nâu và Tungro do rầy xanh truyền bệnh. TS Phạm Văn Dư, Bộ Môn Bệnh cây-Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giải thích thêm về nguyên nhân gây bệnh vàng lùn ở cây lúa…

Từ năm 1989, ở ĐBSCL có xuất hiện một triệu chứng cây lúa bị Vàng và Lùn, tỉ lệ nầy có thể từ 5-10 % hoặc 50 % trên một số giống và một số ruộng, một số giống như OM CS 96, OM 997-6, OM 1248 được ghi nhận nhiễm bệnh. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là, triệu chứng trên lại có cùng đỉnh cao xuất hiện của quần thể rầy nâu…

Như vậy, có thể đây là một bệnh mới, cần có những nghiên cứu để kết luận nhằm tránh sự lây lan bệnh trên diện rộng. Bệnh xuất hiện thông thường với tỉ lệ rất thấp, nhưng có những năm gây hại khá lớn.

Theo ghi nhận vào cuối tháng 12/1999, có đến 13.120 ha lúa bị nhiễm ở các tỉnh Bến tre, TP.HCM, Bạc Liêu và Long An. Riêng TP HCM có 242 ha bệnh vàng lùn và không trổ được.

Trong năm 1999, Hội nghị Cục BVTV phía Nam gọi là bệnh “Vàng Lùn”, chưa rõ tác nhân.

Vừa qua, từ đầu vụ Hè thu 2006, dịch bệnh lại phát triển và lan rộng trên hầu hết các tỉnh ĐBSCL, với mật số rầy nâu rất cao, diện tích bị nhiễm bệnh vàng lụi riêng tại Đồng Tháp với thiệt hại dưới 30 % là 613 ha, và trên 30 % là 2.636 ha (trong đó, phải thiêu huỷ khoảng 500 ha)…

Bệnh vàng lùn do sự phối trộn của 3 loại vi-rút

Ở Viện lúa ĐBSCL, trong những năm đó còn thiếu phương tiện, nhất là máy đọc ELISA và kháng huyết thanh của một số dòng vi-rút trên lúa như Tungro (RTSV, RTBV), Lùn xoăn lá (RRSV) Lùn lúa cỏ (RGGSV), Vàng lụi (RDV, rice dwarf virus) cho nên chỉ tiến hành thu thập mẫu bệnh và gửi sang Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI, Philippines.

Từ tháng 4/1996 đến tháng 1/1997, trong tổng số 163 mẫu gởi đi, có phản ứng dương tính với 3 loại vi-rút RTBV, RTSV (Tungro) và Lùn xoăn lá RRSV với tỉ lệ rất thấp 4 mẫu/140.

Tháng 1/2005, chúng tôi mời Tiến sĩ R.C. Cabunagan và I.R. Choi, 2 nhà vi-rút học của Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) sang, kết quả phân tích cho thấy trong số 52 mẫu lúa bị bệnh, chỉ có 1 mẫu có phản ứng dương tính với RTSV (tungro) và 7 mẫu với bệnh Lùn lúa cỏ (RGSV)

Tháng 3/2006, chúng tôi có mời thêm Tiến sĩ Hong Soo Choi, chuyên về vi-rút, bộ môn bệnh cây, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Quốc gia, Suwon, Hàn Quốc cùng Tiến sĩ I. R. Choi của IRRI, sang lấy mẫu và tiếp tục thực hiện các giám định về bệnh bằng các kỹ thuật chuyên môn.

Kết quả về kháng huyết thanh cho thấy có nhiều triển vọng để có thể đi đến những kết luận bước đầu.

Kết quả mẫu bệnh vàng lùn thu thập được tại Tiền Giang do Trung Tâm BVTV Phía nam hướng dẩn và lấy mẫu, Chi Cục BVTV An Giang hướng dẩn và thu mẫu: 2 /30 mẫu có phản ứng với Tungro RTSV, 27/30 mẫu có phản ứng với Lùn lúa cỏ, 19/30 mẫu có phản ứng với Lùn xoăn lá trên cùng cây lúa bệnh.

Như vậy sau gần 17 năm xuất hiện và 10 năm nghiên cứu, cho đến bây giờ, chúng ta có thể kết luận bước đầu: Bệnh vàng lùn là một bệnh mới do sự phối trộn của 3 loại vi-rút là Lùn Lúa cỏ, Lùn xoăn lá truyền bệnh do rầy nâu và Tungro do rầy xanh truyền bệnh.

Thí nghiệm lây bệnh trở lại do Tiến sĩ I.R. Choi thực hiện tại nhà lưới IRRI với sự phối trộn của 3 loại vi-rút trên cho cùng triệu chứng như đã thấy ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Trị bệnh vàng lùn cho cây lúa

Bệnh do vi-rút gây ra là một bệnh rất khó trị và không có loại thuốc hoá học đặc trị nào như các dạng bệnh khác.

Bệnh vàng lùn mới hiện nay phức tạp hơn vì liên quan nhiều thành phần trong hệ sinh thái như: (1) Quần thể rất cao của rầy nâu, (rầy xanh) (2) Sự phối hợp của 3 loại vi-rút (xoăn lá, Lúa cỏ và Tungro) (3) Môi trường sản xuất thâm canh, nhiều vụ kéo dài liên tục, bón phân đạm cao và (4) Giống lúa nhiễm rầy, nhiễm vi-rút. Do đó cần thực hiện một số biện pháp sau:

Trước hết phải thực hiện canh tác lúa theo tinh thần “3 G, 3 T” (3 giảm, 3 tăng)

Trong đó, giảm bón thừa Ni-tơ, giảm mật độ sạ cấy, giảm sử dụng thuốc hóa học nhằm tạo thế cân bằng sinh học trên diện rộng. Đồng thời, cần bón phân cân đối tạo sức đề kháng cho cây lúa, sạ cấy thưa tạo điều kiện cho ánh sáng xuyên qua tán, sương mù sẽ tan nhanh trên lá, do nhiệt độ tăng, ẩm độ giảm trong tán tạo thế bất lợi cho sâu bệnh phát triển.

Ch

uyên gia Viện lúa ĐBSCL và chuyên gia nước ngoài thu thậpố diện tích lúa bị nhiễm bệnh vì rầy nâu có thể tiếp tục chích hút cây lúa bị bệnh và mang vi-rút phát tán đi nơi khác, cây lúa bị bệnh còn tồn tại trên ruộng sẽ là mầm móng chứa vi-rút, cày ải phơi đất sẽ diệt mầm vi-rút trong gốc rạ.

Không trồng giống nhiễm rầy, nhiễm vi-rút trên diện rộng. Gieo sạ đồng loạt trên diện rộng lớn nhằm hạn chế di chuyển của quần thể rầy. Không nên gieo trồng rãi rác có liên quan đến vụ 3, chỉ nên tập trung 2 vụ. Dịch bệnh vàng lùn phát tán có liên quan mật thiết đến thời vụ gieo sạ liên tục trên ruộng, cả không gian và thời gian.

Tăng cường sức đề kháng của lúa đối với vi-rút, sử dụng một số chất kích kháng có thể hạn chế sự phát triển của vi-rút trong cây lúa như K2HPO4, CuCl2 cho xử lý hạt, Humid acid (Risopla V) 1-1,5 kg/ha bón lót thì càng tốt.

Sử dụng thuốc hóa học có thể làm giảm mật số rầy nhưng vẫn không thể giải quyết được bệnh vàng lùn, vì sự truyền bệnh có thể xãy ra giữa rầy-và cây lúa trong khoảng thời gian rất ngắn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Công nghệ quang hợp giúp tăng năng suất lúa

Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Gạo Quốc tế (IRRI) có trụ sở tại Philippines ngày 14/1, quá trình quang hợp ở mỗi loại cây đều khác nhau.

Công nghệ quang hợp giúp tăng năng suất lúa

Việc hấp thu CO2 trong quá trình quang hợp ở một số cây ngũ cốc trong đó có gạo (C3) thường diễn ra tương đối không hiệu quả. Trong khi một số ngũ cốc khác như ngô và lúa miến lại có hình thức quang hợp hiệu quả hơn (C4).

Nhà khoa học đứng đầu dự án này, John Sheehy, cho hay bằng việc chuyển đổi quá trình quang hợp lúa từ dạng thức kém hiệu quả C3 sang dạng thức quang hợp hiệu quả hơn C4 sẽ giúp nâng năng lượng lúa gạo thêm 50%. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước nhiệt đới đang phát triển, nơi gạo là lương thực chủ chốt của hàng tỷ người nghèo.

Tuy nhiên, nhà khoa học này nhấn mạnh đây là dự án dài hạn và phức tạp, do vậy sẽ phải mất một thập kỷ hoặc hơn thế nữa để hoàn tất.

Dự án nhiều tham vọng nói trên đã nhận được khoản tài trợ trị giá 11 triệu USD trong vòng năm từ quỹ Gates Foundation. IRRI đang đi đầu trong nỗ lực nâng cao sản lượng lúa gạo toàn cầu bằng cách sử dụng các công cụ phân tử hiện đại để phát triển loại gạo hiệu quả và năng suất cao hơn.

Gạo hiện là ngũ cốc chủ yếu của khoảng một nửa dân số thế giới, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Theo IRRI, trong hơn 50 năm tới, dân số thế giới dự báo sẽ tăng khoảng 50%, trong khi tình trạng khan hiếm nước sẽ gia tăng. Vì vậy, việc tăng năng suất lúa gạo là “quan trọng để đạt được an ninh lương thực trong dài hạn”.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Một số điểm cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

Chăn nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, lao động phụ. Thỏ thuộc loại đẻ khỏe, phát triển nhanh. Một thỏ mẹ nặng 4 – 5kg trong một năm có thể sản xuất ra 90 – 140 kg thịt, hiệu suất cao hơn nhiều so với các loài gia súc khác.

Về cơ bản, thỏ thuộc loại dễ nuôi, tuy nhiên để nuôi thỏ đạt hiệu quả cao cần chú ý các vấn đề sau đây:

1. Vấn đề thức ăn và nước uống cho thỏ

Do đặc điểm của dạ dày thỏ là co giãn tốt nhưng co bóp yếu. Manh tràng có dung tích lớn và có khả năng tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật. Vì vậy, cần cho thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh chất lượng tốt, để vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thỏ, vừa có tác dụng chống đói và đảm bảo sinh lý tiêu hóa bình thường. Thức ăn thô xanh cho thỏ phải được rửa sạch bằng nước máy hoặc nước giếng. Những loại rau lá có hàm lượng nước lớn như bắp cải, khoai lang…, sau khi rửa cần phơi tái cho bớt nước trước khi cho thỏ ăn.

Cho thỏ ăn thức ăn nghèo chất xơ hoặc thức ăn chứa nhiều nước, thức ăn không tươi, bị dập nát dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi hoặc ỉa chảy và thỏ có thể bị chết.

Cũng cần lưu ý là thỏ thiếu nước còn nguy hiểm hơn thiếu thức ăn, đặc biệt là đối với thỏ đẻ và tiết sữa. Không cung cấp đầy đủ nước uống cho thỏ dẫn đến tình trạng thiếu sữa hoặc thậm chí thỏ mẹ ăn thịt thỏ con. Trong thời gian nuôi con nên cho thỏ mẹ uống thêm nước đường hoặc ăn mía để nhanh phục hồi cơ thể, tiết nhiều sữa và đàn con phát triển tốt.

2. Vấn đề sinh sản của thỏ

Tùy theo giống, thỏ có thể thành thục tính dục lúc 3 – 4 tháng tuổi. Để đề phòng hiện tượng cắn xé nhau và giao phối tự do, dẫn đến tình trạng giảm trọng hoặc rối loạn sinh sản, khi thỏ được 3 tháng tuổi nên nhốt riêng thỏ đực với thỏ cái.

Không nên cho thỏ phối giống ngay khi thỏ động dục lần đầu mà nên chờ đến 5 – 6 tháng tuổi, lúc thỏ đạt 75 – 80% khối lượng của thỏ trưởng thành. Cho phối giống trước 5 tháng tuổi thì đàn con đẻ ra sẽ yếu ớt, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của thỏ bố mẹ.

Do đặc điểm của thỏ là trứng chỉ rụng sau khi giao phối 9 – 10 giờ nên trong thực tế, để tăng số trứng được thụ tinh và tăng số con đẻ ra, nên áp dụng phương pháp phối giống bổ sung, tức là phối lại lần thứ hai sau lần thứ nhất từ 6 đến 9 giờ.

Khi cho thỏ phối giống cũng cần chú ý là bắt thỏ cái đến lồng thỏ đực mà không nên làm ngược lại, vì khi lạ chỗ thỏ đực khó làm quen với thỏ cái và thỏ cái thường kháng lại thỏ đực.

Để tránh đồng huyết, không để thỏ đực phối với thỏ cái cùng gia đình.

3. Vấn đề làm lồng và chuồng nuôi thỏ

Cần phải làm lồng nuôi thỏ. Lồng thỏ bảo đảm phải chắc chắn, thỏ không chui lẫn đàn, tránh được chuột tấn công và chăm sóc thuận tiện.

Phải làm ổ đẻ có nắp đậy cho thỏ. Sau khi thỏ đẻ, mỗi ngày chỉ nên đưa ổ đẻ vào lồng thỏ mẹ một lần để cho con bú, tránh hiện tượng thỏ mẹ chui vào ổ ỉa đái, bới ổ và dẫm đạp lên đàn con.

Thỏ là loài gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Khi nhiệt độ không khí tăng trên 35 độ C và kéo dài, thỏ rất dễ bị cảm nóng. Do các đặc điểm này lồng nuôi thỏ cần đặt tại những vị trí thoáng, mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

Trong trường hợp chăn nuôi thỏ quy mô lớn cần xây dựng chuồng trại cẩn thận. Chuồng trại phải đảm bảo thông thoáng và dễ làm vệ sinh. Trong trường hợp nuôi thỏ quy mô gia đình, có thể đặt lồng dưới gốc cây có bóng mát ngoài vườn, đầu nhà, có mái che chống được mưa, nắng, gió lùa. Không nên đặt lồng thỏ trong chuồng lợn hoặc chuồng gà, vừa ngột ngạt, hôi thối, vừa dễ lây lan dịch bệnh.

4. Vấn đề vệ sinh phòng trị bệnh

Thỏ là loài gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch. Để hạn chế tối đa tổn thất kinh tế do dịch bệnh, điều rất quan trọng trong chăn nuôi thỏ là tạo ra môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi hợp vệ sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Cụ thể, hàng ngày cần làm vệ sinh lồng nuôi, chuồng nuôi; định kỳ sát trùng lồng, chuồng, máng ăn, máng uống, ổ đẻ; cần cung cấp cho thỏ đầy đủ thức ăn và nuớc uống sạch sẽ, chất lượng tốt.

Các bệnh thỏ thường mắc là bệnh bại huyết, bệnh ghẻ, bệnh cầu trùng ..v..v. Cách sử dụng các loại thuốc để phòng trị các bệnh này như sau:

– Đối với bệnh bại huyết: Tiêm vắc xin để phòng bệnh bại huyết cho thỏ con lúc 2 tháng tuổi. Đối với thỏ sinh sản, tiêm định kỳ 6 tháng 1 lần.

– Đối với bệnh ghẻ:
Điều trị: Dùng Ivermectin 0,7 ml/3kg thể trọng hoặc dùng Dextomax 0,1 ml/3kg thể trọng.

– Đối với bệnh cầu trùng:
Phòng bệnh: vệ sinh, sát trùng chuồng trại. Sử dụng thuốc Anticoc, HanE3 bằng 1/2liều điều trị.
Điều trị bệnh: thuốc Anticoc, HanE3: 0,1-0,2g/kg thể trọng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Giới thiệu một số giống cam ngon ở việt nam

1. Cam mật không hạt

– Tên thường gọi: Cam mật không hạt

– Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

– Tên tiếng Anh: “Seedless sweet orange”

Tán cây có dạng tròn hơi vươn cao, cây sinh trưởng mạnh. Lá có dạng hình trứng. Quả có dạng hình cầu, đáy quả có vòng tròn nhạt hơn so với cam soàn, vỏ quả màu xanh khi chín , vỏ quả dầy 3,5- 3,8cm

Khả năng ra hoa mạnh.

Hạt phấn có tỉ lệ bất dục rất cao >95%.

Khối lượng quả trung bình 150-270g, chất lượng quả ngon, thịt quả màu vàng tươi, dày vỏ từ 3,5-4,0mm, tỉ lệ nước quả 36-52%, độ Brix 8-10%, acid tổng số 0,5-0,6g/100ml dịch quả, hàm lượng vitamin C 30-32mg/100ml dịch quả;

Năng suất khá cao (20-30kg/cây/năm ở cây 4-5 năm tuổi).

Cây có khả năng thích nghi với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long và vùng cao (ở tỉnh Lâm Đồng).

Giống cam Mật không hạt có khả năng ra hoa rất mạnh, nhưng do bản chất không hạt làm ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả và năng suất, có thể khắc phục bằng cách trồng xen với các giống cam, quýt thương phẩm khác.

Có mùi vị ngọt và đặc trưng bên trong, để cam mật đạt chất lương nên thu hoạch quả cam Mật không hạt ở tuần thứ 33-34 sau khi hoa nở.

Cam mật không hạt                                                  Cam mật không hạt

Giống cam mật không hạt xuất từ cây chiết. Giống này đạt giải nhì trong hội thi trái ngon và an toàn thực phẩm

2. Cam Soàn

– Tên thường gọi: Cam Soàn

– Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

– Tên tiếng Anh: “Soàn” sweet orange

Điểm đặc trưng để phân biệt giống cam soàn với các giống cam khác là tán cây có hình cầu hơi vươn cao, lá thon dài, đỉnh và đáy quả có hình tròn phẳng như đồng tiền, bề mặt vỏ sần.

Cam soàn năng suất cao, vị ngọt nhưng có điểm hạn chế so với các giống cam khác là thịt quả có màu vàng nhạt, lượng nước quả ít, trong qúa trình canh tác nếu không chăm sóc tốt sẽ dẫn đến múi bị dễ bị chai sượng, để khắc phục hiện tượng này nên bón nhiều phân hữu cơ kết hợp công thức phân bón có nhiều lân, kali và tăng cường sử dụng phân bón lá để hỗ trợ dinh dưỡng cho cây.

Lá non có màu xanh nhạt, trở thành xanh đậm khi lá thành thục, có hình oval.

Chống chịu khá tốt với bệnh vàng lá Geenning và một số dịch hại khác.

Dạng trái cam soàn giống như cam mật.

Da màu xanh khi chín ngã màu vàng chanh đậm.

Trọng lượng trung bình 250 – 300gram/trái

Trái cam soàn tơ vàTrái cam soàn lãoTrái cam                                    Soàn tơ và Trái cam soàn lão

Cam soàn sinh trưởng phát triển tốt nhất trên vùng đất phù sa ngọt, tưới đủ quanh năm, thoát nước tốt. Cây có khả năng ra hoa sau trồng 2-3 năm (cây ghép). Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng, thu hoạch tập trung từ tháng 8 – 2dl khi quan sát thấy vỏ trái ít sần, chuyển sang màu xanh hơi vàng là thời điểm quả chín. Cây cho năng suất khá cao khoảng 80kg/ (cây 10năm tuổi) cây/ năm.

3. Cam mật

– Tên thường gọi: Cam Mật

– Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

– Tên tiếng Anh: Sweet orange

Cây 5 tuổi cao trung bình 5 m, tán hình cầu, cây phân cành nhiều, ít gai.

Lá có dạng hình trứng, quả hình cầu, vỏ quả màu xanh đến xanh vàng khi chín, thịt có màu vàng tươi, nước quả nhiều. Trọng lượng trái trung bình 200g. Cam mật là một giống có năng suất cao. Cây sinh trưởng mạnh, dễ ra hoa đậu quả.

Cam mật                                                       Cam mật

4. Cam mật Ôn Châu

– Quả có vị ngọt và không có hạt.

– Kích thước to hơn quýt và nhỏ hơn cam.

– Vỏ quả rất mỏng, nhìn giống như da và có nhiều chấm nhỏ cùng với nhiều tuyến tinh dầu nằm xung quanh quả

– Rất dễ được bóc vỏ so với các loại quả khác thuộc chi Cam chanh.

– Thịt quả cũng rất dễ bị tổn thương trước những va đập mạnh (ví dụ như việc chuyên chở, mang vác không cẩn thận gây ra rơi rớt, va đập).

Cam mật                                                     Cam mật Ôn Châu

5. Các giống phổ biến ở miền Bắc

5.1 Cam Sành

Cam Sành Hà Giang – Tuyên Quang – Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc. Cây cao trung bình, thích nghi rộng, năng suất cao. Cam Sành thu quả vào dịp Tết, khối lượng quả trung bình 150 – 250 g, ngon thơm ngọt đậm.

Cam sành                                                              Cam sành

5.2 Cam Xã Đoài

Nguồn gốc từ vùng Xã Đoài, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Đưa lên vùng núi cao, mã quả đẹp hơn. Cây cao trung bình, tán lá hơi xoè, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 200 – 250 g/quả, có 18 – 22 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 12-1.

Cam Xã Đoài                                                          Cam Xã Đoài

5.3 Cam Valencia

Nhập vào Việt Nam từ năm 1971. Quả to hơn cam Hamlin, trung bình 250 g/quả. Khi chín vỏ quả có màu vàng, ruột màu vàng da cam. Hạt 0 – 3 hạt/quả. Chín muộn vào dịp Tết âm lịch.

Cam Valencia

5.4. Cam Ham Lin

Là giống của Mỹ, (Hamlin là tên ông chủ vườn ở Mỹ), được đưa vào Việt Nam từ năm 1971 thông qua Cu Ba. Hamlin là giống chín sớm vào tháng 9 – 10, vỏ quả mỏng, khối lượng quả trung bình 200 g/quả, ngọt đậm, 0 – 5 hạt/quả.

Cam Ham Lin

5.5. Cam Sông Con

Nguồn gốc chọn từ cây gieo hạt ở Nông trường Sông Con, Nghệ An. Cây cao trung bình, tán gọn, không có gai trên cành, thích nghi rộng. Năng suất trung bình, khối lượng quả trung bình 200 – 250 g/quả, có 3 – 5 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 10 – 11.

Cam sông con

5.6. Cam Vân Du

Được chọn lọc từ những cây gieo hạt của giống cam Sunkist ở Trại nghiên cứu cam Vân Du (Thanh Hoá), trồng nhiều ở các nông trường vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh trong những năm 70 – 80. Cây cao trung bình, tán gọn có gai trên cành, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 180 – 200 g/quả, có 10 – 15 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 10 – 11.

Cam Vân Du

5.7. Cam Bù Hà Tĩnh

Là giống quýt được trồng nhiều ở Nghệ An -Hà Tĩnh. Cây cao trung bình, khối lượng quả 180 – 220 g, có 3 – 12 hạt/quả, ngọt đậm. Quả chín vào tháng 12 đến tháng 1.

Cam bù Hà Tĩnh                                                      Cam bù Hà Tĩnh

 

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Bạn đã biết gì về sản phẩm chitosan trong nông nghiệp

Cơ chế tác động của Chitosan

1.  CHITOSAN LÀ GÌ?

Chitosan là một dạng chitin đã bị khử axetyl, nhưng không giống chitin nó lại tan được trong dung dịch axit. Chitin là polyme sinh học có nhiều trong thiên nhiên chỉ đứng sau xenluloza. Cấu trúc hóa học của chitin gần giống với xenluloza. Chitin có nhiều trong các loài giáp xác như tôm, cua, ghẹ…

Đặc tính của chitosan:

  • Là polysacharide có đạm không độc hại, có khối lượng phân tử lớn.
  • Là một chất rắn, xốp, nhẹ, hình vảy, có thể xay nhỏ theo các kích cỡ khác nhau.
  • Chitosan có màu trắng hay vàng nhạt, không mùi vị.
  • Không tan trong nước, dung dịch kiềm và axit đậm đặc nhưng tan trong axit loãng (pH=6), tạo dung dịch keo trong, có khả năng tạo màng tốt, nhiệt độ nóng chảy 309 – 311oC.

2. VAI TRÒ CỦA CHITOSAN TRONG NÔNG NGHIỆP

  • Kháng virus, Kháng vi khuẩn, kháng nấm, kháng một số côn trùng. Do đó, nó thường được ứng dụng trong kiểm soát bệnh hại.
  • Bảo quản hạt giống, tăng khả năng nảy mầm của hạt giống cũng như cải thiện sức sống của cây trồng, hạn chế nấm bệnh gây hại.
  • Phân bón qua lá giúp cây giảm thoát hơi nước, tăng sức chống chịu khô hạn
  • Cải tạo đất, hạn chế vi sinh vật gây hại trong đất, đồng thời kích thích các vi sinh vật có ích phát triển.
  • Bảo quản nông sản sau thu hoạch.

    3.  CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CHITOSAN

    Cơ chế chống bệnh hại của Chitosan chủ yếu bao gồm:

  • Hoạt tính trực tiếp chống lại mầm bệnh

Hoạt tính trực tiếp của chitosan trong việc kháng virut và viroid chủ yếu ở khả năng chitosan bất hoạt quá trình sinh sản của virut hoặc viroid. Nó thâm nhập vào mô tế bào cây, liên kết chặt chẽ với các acid nucleic và gây ra một loạt các thương tổn và gây ức chế lựa chọn. Ngay lập tức, ức chế có chọn lọc này có thể bất hoạt các mRNA mã hõa các gen cần cho quá trình điều trị thương tổn của vi khuẩn. Ngược lại, các nấm, vi khuẩn, oomycete và các côn trùng khác, chitosan tác động thông qua cơ chế gia tăng khả năng đề kháng của cây, giúp cây tiết ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập của nấm, vi khuẩn, oomycete.

  • Hàng rào vật lý quanh vị trí xâm nhập mầm bệnh

Khi chitosan xâm nhập vào mô cây, thường kết dính quanh các vị trí xâm nhập và có 3 tác động chính:

– Thứ nhất là lập hàng rào cách ly vị trí xâm nhập để tránh mầm bệnh lây lan và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khác. Tại vị trí cách ly, cây sẽ nhận biết để kích thích sự phản ứng nhạy cảm giúp tiết ra H2O2 để giúp tăng cường thành tế bào và báo động cho các tế bào bên cạnh.

– Thứ hai chitosan liên kết các kim loại khác nhau và giúp kích hoạt nhanh chóng quá trình làm lành vết thương.

– Thứ ba chitosan có điện tích dương, vi khuẩn có điện tích âm do đó chitosan kết dính với vi khuẩn gây ra quá trình rò rỉ protein và các cơ quan nội bào của vi khuẩn, khiến vi khuẩn bị tổn thương nghiêm trọng và chết.

  • Khả năng tạo chelate với dinh dưỡng và khoáng chất

Chitosan có khả năng liên kết các kim loại và khoáng (như Fe, Cu) giúp tránh mầm bệnh xâm nhập, gây ức chế quá trình sinh sản và tạo ra độc tố. Chitosan còn tạo phức với mycotoxin (độc tố do nấm tiết ra), giúp giảm tổn hại ở tế bào chủ do độc tố nấm.

  • Chất tăng cường làm lành vết thương

Vì khả năng bám chặt vào màng sinh học và các phân tử sinh học cùng với điện tích dương, chitosan cung cấp khả năng làm lành vết thương nhanh chóng khi có tổn hại cơ học hay mầm bệnh tấn công.

Vì là chất kích hoạt, chitosan hoạt hóa quá trình tổng hợp và hình thành một loạt các protein PR và các protein bảo vệ trong đó có phenylalanine ammonia-lyase và peroxidase. Hai emzyme này giúp tổng hợp và xây dựng lên ma trận lignin và hình thành tyllose, những chất đóng vai trò quan trọng trong làm lành vết thương.

  • Kích thích cơ chế phòng thủ của cây trồng

Chất kích hoạt là các chất có khả năng kích thích các phản ứng bảo vệ khi được đưa vào các mô tế bào cây (như oligosaccharit, glycoprotein, peptit và lipit). Các chất kích thích oligosaccharit bao gồm oligoglucan, oligochitin, oligochitosan và oligogalacturonic. Khi cây trồng được tăng cường cơ chế bảo vệ sẽ chịu được sự tấn công mầm bệnh, nhanh chóng khoanh vùng tế bào bị chết và tạo ra các chất sinh hóa xung quanh tế bào bị chết. Các cơ chế này bao gồm tạo ra các oxygen hoạt tính, thay đổi cấu trúc tế bào, tổng hợp các protein kháng thể và tổng hợp sinh học phytoalexin. Chitosan là chất có khả năng kích hoạt các cơ chế phòng thủ của cây. Khi sử dụng chitosan, cây trồng sẽ có một loạt biến đổi về vật lý và sinh lý học. Thay đổi vật lí là sẽ giảm khe hở khí không, giảm khả năng tiếp cận của nấm vào mô tế bào lá. Các tế bào bảo vệ của lá sẽ tạo ra H2O2, để phản ứng lại với sự giảm khe hở khí khổng. Nồng độ acid phenolic trong lá, đặc biệt ferulic acid sẽ gia tăng đáng kể khi gia tăng nồng độ chitosan. Nồng độ lignin trong lá cũng sẽ tăng cao. Các tiền chất của lignin như p-courmaric, ferulic acid, sinapoc acid và phenolic acid có khả năng kháng khuẩn đều bị kích hoạt bởi chitosan. Bản thân các oligogalacturonic là sản phẩm của quá trình phân giải thành tế bào cây do enzyme pectic của vi khuẩn tiết ra do đó khiến cây tạo ra cơ chế bảo vệ Ngoài ra, chitosan là thành phần tìm thấy của nhiều loại nấm. Nên khi các olgigosaccharit giải phóng khỏi chitosan sẽ giúp kích thích cơ chế bảo vệ của cây.

ThS. Lê Trường Bình – Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam