Gây nuôi thức ăn tự nhiên theo công nghệ copefloc cho năng suất cao

Copefloc sử dụng copepods (giáp xác chân chèo), các hạt biofloc và các động vật thân mềm sống đáy (giun nhiều tơ,…) như là một nguồn thức ăn chính yếu cho tôm nuôi và hoàn toàn không sử dụng thức ăn viên công nghiệp.

Công nghệ Copefloc – công nghệ gây nuôi thức ăn tự nhiên

Để gây nuôi thức ăn tự nhiên theo công nghệ Copefloc cho năng suất cao, sau khi lấy nước vào ao nuôi từ ao lắng (nước được xử lý, lắng lọc ở ao lắng trong một thời gian dài) đến khi đạt độ sâu từ 1.2 – 1.5 m, tiến hành gây nuôi copepods, các loài phiêu sinh động vật, giáp xác nhỏ khác (krill) và động vật thân mềm sống đáy (barnacle, giun nhiều tơ, các loài hai mảnh vỏ, và các loài động vật thân mềm sống đáy khác) bằng cách dùng cám gạo lên men với chế phẩm sinh học (probiotics).

Tuyệt đối không cung cấp nguồn copepods hay các sinh vật khác từ bên ngoài vào ao nuôi để tránh trường hợp chúng mang mầm bệnh vào ao nuôi, tất cả các loài thức ăn tự nhiên có trong hệ thống nuôi tự nó sẽ phát triển khi có các điều kiện thích hợp. Cám gạo được cho vào trong chậu (bể) lớn, cho nước ao nuôi và chế phẩm sinh học vào và sụt khí mạnh trong 24 – 48 giờ.

        Giun nhiều tơ và các loài động vật thân mềm sống đáy trong ao nuôi copefloc

Sau đó cho hỗn hợp cám gạo lên men vào trong túi vải dài (dạng giống như ống bơm nước), chuyển xuống ao nuôi và thường xuyên đảo túi vải để dịch cám gạo lên men với probiotic lan tỏa khắp ao nuôi. Ao nuôi được sụt khí liên tục trong thời gian từ 7 – 10 ngày trước khi thả giống tôm.

Sử dụng cám gạo lên men ban đầu với liều lượng khoảng 300 kg hoặc 30 ppm trên 1 hecta để gây tạo thức ăn tự nhiên trong ao. Cám gạo lên men sẽ là nguồn thức ăn cho copepod, động vật thân mềm và các loài sinh vật khác trong ao.

Trong quá trình nuôi không cần cho ăn; thay vào đó người nuôi phải quản lý, duy trì quần thể và mật độ thức ăn tự nhiên, lượng biofloc trong ao nuôi. Thu mẫu và tính toán mật độ copepod hằng ngày bằng cách dùng xô, chậu lấy 50 – 100 lít nước ở các vị trí khác nhau trong ao nuôi.

     Đây là nguồn dinh dưỡng tự nhiên rất tốt cho tôm nuôi. 

Sau đó lọc qua lưới phiêu sinh, kích thước mắt lưới 50 – 70 µm, cho vào lọ 60 ml, cố định bằng formol 2 – 4%. Dùng pipet lấy 1 ml và đếm dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 10X, 40X, bằng phương pháp di chuyển buồng đếm theo tọa độ. Từ đó tính toán được mật độ của copepod và điều chỉnh lượng chế phẩm sinh học bón xuống ao làm thức ăn cho copepod và sinh vật trong ao nuôi.

Để kích thích sự hình thành và duy trì tính ổn định của biofloc, cần bổ sung biofloc mồi và bổ sung nguồn cacbon vào hệ thống nuôi. Có rất nhiều nguồn cung cấp cacbon: bột ngũ cốc, mật rỉ đường, bột bã mía, rơm, cỏ. Duy trì hàm lượng biofloc < 1 ml/l trong suốt chu kỳ nuôi.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Diệt ruồi đục quả bằng chế phẩm từ men bia

Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) vừa chuyển giao cho Việt Nam công nghệ phòng trừ ruồi hại quả mới – chế phẩm protein từ phế thải men bia, tiêu diệt hiệu quả ruồi hại quả ở giai đoạn trưởng thành.

Ruồi hại quả (Oriental fruit fly) có tên khoa học là Bactrocera dorsalis (Hendel), thuộc họ Trypetidae, bộ hai cánh (Diptera).to hơn ruồi nhà, có màu vàng, cánh trong và mang đặc tính sinh học khá đặc biệt.

Để đẻ trứng, ruồi cái buộc phải tìm nguồn protein trong tự nhiên. Thời kỳ quả gần chín, ruồi tập trung nhiều dưới các tán lá, đậu trên mặt quả, dùng ống đẻ trứng chích sâu vào trong thịt quả, đẻ trứng.

Khi trứng nở, sâu non (giòi) hại thịt quả, ăn thịt quả. Đồng thời những lỗ ruồi châm cũng khiến vi khuẩn xâm nhập khiến quả rụng nhanh hơn.

Công dụng lớn nhất của hỗn hợp bả protein, theo TS Khánh, là nhờ mùi vị của protein rất hấp dẫn đối với ruồi hại quả. Vì vậy, để diệt ruồi hại quả, chỉ cần diệt trên một loại cây.

TS Khánh còn khuyến cáo nên tiến hành trên diện rộng, với sự đồng loạt của cả vùng, cả thôn, cả bản thì mới mong mang lại hiệu quả cao.

Bả protein tránh để rớt vào quả, mặc dù phun trước một tháng, với nồng độ thuốc trừ sâu thấp song cũng vẫn là điều đáng lưu tâm.

Để mua bả Ento-pro, có thể liên lạc với Viện Bảo vệ Thực vật-Phòng Côn trùng (Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội). Theo thống kê của Viện Bảo vệ Thực vật, chỉ tính riêng miền Bắc, có tới 18 loại quả, rau ăn quả bị hại. Thậm chí, nhiều nơi, 100% cây ăn quả bị ruồi hại.

Để diệt sâu trong quả, các biện pháp trước đây thường dùng chất hóa học (lân) với nồng độ cao, đủ khả năng thẩm thấu vào bên trong quả. Nhưng với cách này, một dư lượng chất hoá học độc hại lớn để lại trong quả. Hơn nữa, sử dụng biện pháp hóa học gì cũng không đem lại hiệu quả.

Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) chuyển giao cho Việt Nam công nghệ phòng trừ ruồi hại quả mới – chế phẩm protein từ phế thải men bia, tiêu diệt hiệu quả ruồi hại quả ở giai đoạn trưởng thành.
Chỉ với 20 lít hỗn hợp bả Ento-pro (gồm 100 ml bả protein+0,1g thuốc trừ sâu+900ml nước) là có thể sử dụng cho một hécta.

“Với biện pháp phun điểm lên lá cây, mỗi cây xịt một điểm, tính trung bình, để bảo vệ một hécta cây ăn quả, chỉ hết khoảng 700 nghìn đồng”, TS Khánh nói.

Cũng trong chương trình hợp tác, phía Úc giúp Việt Nam xây dựng một xưởng sản xuất bả protein tại Nhà máy bia Foster Tiền Giang. Tuy nhiên, xưởng sản xuất quá nhỏ, thành phẩm làm ra không đủ để đáp ứng nhu cầu của cả nước.

Do vậy phía Úc giúp và chuyển giao công nghệ cho xây dựng một xưởng sản xuất lớn hơn tại Nhà máy bia An Thịnh (Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh), nhằm cung cấp bả protein cho các tỉnh phía Bắc và miền Trung với giá rẻ hơn rất nhiều so với nhập khẩu.

Giá thành của những sản phẩm này cũng hợp lý, đối với bình nhỏ 100ml, có giá 13.650 đồng; bình 480ml, giá 50.400đồng. Như vậy, để phun cho khoảng 1.000m2 chỉ cần 4-5 bình, tương ứng với số tiền là trên 200.000 đồng.

Đặc biệt, để phun cho một hécta cây ăn quả bằng thuốc hóa học, thông thường cũng phải mất 4-6 ngày. Áp dụng bả protein, một người chỉ cần ba tiếng là có thể phun cho một hécta.

(theo AGRIVIET, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam)

 

Phụ gia chứa zeolit, hiệu quả cao trong chăn nuôi

Các nhà khoa học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu thành công quy trình chế tạo các chất tạo phức có tên thương mại là BK-DO015 và BK-DO017 từ cao lanh.

Đây là những loại hợp chất đáp ứng tốt cho việc kết tinh tạo ra các hỗn hợp zeolit X, Y trong dung dịch. Trộn hai thành phần zeolit X, Y và đất sét (được khai thác tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) vào hợp phần thức ăn chăn nuôi và phân bón sẽ tạo thành các sản phẩm BK-ZCR2, BK-ZAF2a, BK-ZAF3 sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt và trồng các cây lúa, lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Qua thử nghiệm trong chăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại ở huyện Lạng Giang và trồng lúa, lạc tại huyện Hiệp Hòa từ năm 2007 đến nay cho thấy lạc vụ xuân thu lãi tăng thêm trên 2,6 triệu đồng/ha, lạc vụ đông thu lãi trên 1,3 triệu đồng/ha, năng suất thực thu tăng từ 4 – 6%; lúa xuân thu lãi tăng thêm trên 4,7 triệu đồng/ha, lúa mùa tăng thêm trên 1,4 triệu đồng/ha, năng suất tăng khoảng 2,6% so với khi chưa sử dụng sản phẩm công nghệ trên.

                          Phụ gia chứa zeolit, hiệu quả cao trong chăn nuôi

Đối với lợn thịt, sử dụng BK-ZCR2 như một chất phụ gia trong thức ăn đã làm tăng thêm lợi nhuận từ trên 100.000 đồng đến hơn 330.000 đồng/đầu lợn, tiết kiệm được khoảng 4% tổng lượng thức ăn và điều quan trọng nhất là chất lượng thịt lợn tốt hơn, sạch hơn, an toàn hơn.

Thời gian tới tỉnh Bắc Giang dự kiến sẽ ứng dụng rộng rãi công nghệ này trong chăn nuôi, trồng trọt bằng việc quy hoạch vùng nguyên liệu khoáng sét tại chỗ và xây dựng các dây chuyền sản xuất zeolit và các chất phụ gia chứa zeolit đạt công suất khoảng 3.000 tấn/năm./.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Chất làm chín trái cây ethephon an toàn với sức khỏe con người

Nhiều loại nông sản được nhứng vào dung dịch hóa chất pha loãng, trái cây từ xanh sẽ chín chỉ trong vòng 1-2 ngày nhanh gấp nhiều lần so với chín tự nhiên. Vậy dung dịch hóa chất đó là gì, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của con người không?

Nguốn gốc thật của hóa chất làm chín trái

Trong thời gian qua, hình ảnh nhiều loại nông sản được nhúng vào nước được cho là hoá chất và chữ “nhúng” đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người tiêu dùng.

Theo tìm hiểu của các cơ quan báo chí và nhà khoa học trong nước, hóa chất thúc trái cây mau chín mà chủ vườn và thương lái hay sử dụng là ethephon, hay còn gọi bằng tên thương mại là ethrel.

Ethephon có danh pháp khoa học là 2-chloroethylphosphonic acid (C2H 6ClO3P), được phát hiện vào năm 1965 và đăng ký sử dụng đầu tiên tại Mỹ vào năm 1973.

Đây là chất điều hòa tăng trưởng thực vật được sử dụng rộng rãi trên bông, lúa mì, cà phê, dứa, nho, táo và nhiều loại trái cây khác.

Ngâm chuối trong nước pha hóa chất để thúc chín
Ngâm chuối trong nước pha hóa chất để thúc chín

Ethephon đã làm gì để quả chín?

Thông thường, các loại trái cây như chuối, táo, lê, mít… muốn chín cần phải có một chất: ethylene – chất được xem như hormone “lão hóa” ở thực vật.

Ethylene sẽ chịu trách nhiệm cho sự “thay da đổi thịt” ở hoa quả khi chín: làm quả mềm ra, đổi màu…

Ethephon hoạt động dựa trên chính cơ chế này. Sau khi thấm vào trái cây, ethephon sẽ bị phân giải thành ethylene, qua đó thúc đẩy quá trình chín nhanh ở trái cây. Càng nhiều ethylene được tạo thành thì trái cây càng mau chín.

Ethephon có gây hại gì không?

Nghe đến việc ăn một thực phẩm được ngâm hóa chất chắc nhiều người không khỏi chùn tay. Liệu những hóa chất này có gây độc cho cơ thể không? Thậm chí, có ý kiến cho rằng nó có thể gây ung thư nữa.

Tuy nhiên, theo khẳng định giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Thạch, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Sinh học Nông nghiệp, từ lâu các nước trên thế giới đã sử dụng rộng rãi Ethephon trong ngành trồng trọt cả trong và sau thu hoạch để kích thích sự chín đều và đồng loạt của các loại quả, tạo điều kiện cho công nghệ sau thu hoạch.

Cách đây 20 năm, Nhà nước cũng đã cho tiến hành dự án “Chuyển giao sản xuất thử nghiệm và ứng dụng chế phẩm Ethephon từ Cộng hòa Liên bang Nga vào Việt Nam”.

Tiến sỹ khoa học Trần Hạnh Phúc, Viện sinh học nhiệt đới, chủ nhiệm dự án cấp Nhà nước “Sản xuất thử nghiệm Ethephon” cũng khẳng định, tất cả những sản phẩm trái vụ, dài vụ hiện nay đều do Ethephon mang lại. Kết quả xuất khẩu các loại trái cây như xoài, mít… cũng là nhờ có Ethephon. Ethephon cũng được sử dụng trong ngành chế biến của tất cả các nước và đã mang lại giá trị lớn cho nền công nghiệp hàng hóa.

Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Ý, Chile, Australia,… đã cấp phép sử dụng ethephon như chất làm chín trái cây hợp pháp trong nông nghiệp.

Tất cả những sản phẩm trái vụ, dài vụ hiện nay đều do Ethephon mang lại.
Tất cả những sản phẩm trái vụ, dài vụ hiện nay đều do Ethephon mang lại.

Việc phát triển nông nghiệp hiện đại không thể thiếu những ứng dụng của công nghệ sinh học. Trong ngành chế biến nông sản, không ai có thể chờ từng trái cây chín rồi mới đưa vào sản xuất, nhất là các loại trái rất khó chín đều như mít, sầu riêng, chuối.

Lượng chất sử dụng trên thực vật sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành các sản phẩm không độc là phosphate, ethylene, và clorua, hoặc bay hơi hết trong quá trình vận chuyển trái cây.

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới cũng khẳng định, Ethephon không gây độc hại nếu sử dụng đúng liều lượng, đúng giai đoạn, sử dụng sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Theo đó, không nên dùng Ethephon ép chín trái cây quá nhanh. Cụ thể, thay vì ép chín trong 1 ngày, nông dân nên sử dụng liều lượng cho quá trình chín trong 3-4 ngày. Đồng thời, chế phẩm này cũng có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa sạch, nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm.

Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Phong, Viện cây ăn quả miền Nam, nguyên nhân chất Ethephon bị hiểu sai là do hóa chất trôi nổi nhập lậu từ Trung Quốc với nhãn mác tự dán cũng ghi chất thúc chín trái cây.

Mặt khác, một số doanh nghiệp kinh doanh không lành mạnh, không ghi đúng chức năng phù hợp của chất Ethephon, họ trộn với nhiều loại hóa chất khác quảng cáo có thể dùng trong nhiều mục đích từ phân bón, đển giấm chín trái cây… với mục đích chỉ để bán được sản phẩm của mình.

Do đó, tiến sỹ Nguyễn Văn Phong đề nghị cơ quan chức năng cần quản lý chặt các sản phẩm cho chứa chất Ethephon trong các hóa chất sinh học dùng trong nông nghiệp.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Vai trò của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Thủy sản ngày càng phát triển, đi đôi với chúng thì hàng loạt thuốc hóa chất được dùng trong nuôi càng nhiều. Tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh gây không những vật nuôi chậm phát triển mà cả người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Và vì thế chế phẩm sinh học ra đời

Chế phẩm sinh học ra đời là bước tiến lớn trong tất cả các ngành nông nghiệp, và thủy sản cũng nằm trong số đó.

Tìm hiểu vai trò của chế phẩm sinh học nhằm giúp người dân hiểu rỏ được công dụng nhằm sử dụng  chúng một cách đúng và đạt hiệu quả một cách tốt nhất.

  • Tăng cường sức khỏe và ngăn chặn mầm bệnh

Chế phẩm sinh học có khả năng sản sinh ra các chất hoá học có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh bám trên thành ruột của vật chủ, do vậy có thể coi chế phẩm sinh học là một rào cản hữu hiệu ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.

Ngoài ra, chế phấm sinh học hay các vi khuẩn có lợi còn có khả năng cạnh tranh vị trí bám vào thức ăn trong thành ruột với các vi sinh vật gây bệnh, không cho phép các vi sinh vật này bám vào cơ thể vật nuôi, nhờ vậy giúp ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi.

  • Cải tiến hệ tiêu hóa

Chế phẩm sinh học là nguồn dinh dưỡng và Enzyme cho bộ máy tiêu hoá của các vật nuôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế phấm sinh học có ảnh hưởng tích cực đến quá trình tiêu hoá của các vật nuôi bởi vì các dòng chế phẩm sinh học sản xuất ra các enzyme ngoại bào như: as protease, amilaza, lipaza,… và cung cấp các dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin…

Trong thủy sản, các vi khuẩn vi sinh như BacteroidesClostridium sp cung cấp dinh dưỡng cho cá, đặc biệt là cung cấp các axit béo và vitamin. Ngoài ra, một số vi khuẩn có thể tham gia vào quá trình tiêu hoá của động vật hai mảnh vỏ bằng cách sản xuất ra các enzyme ngoại bào như Protease, Amilaza, Lipaza và cung cấp dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin.

  • Cải thiện chất lượng nước

Chế phẩm sinh học xử lí nước thải BiO-EM

Chế phẩm sinh học còn giúp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm trong ao nuôi. Các vi sinh vật có lợi giúp phân hủy các chất hữu cơ, góp phần giảm thiểu việc hình thành lớp bùn và chất cặn bã, nhờ vậy chất lượng nước trong ao được cải thiện, làm tăng số động vật phù du, giảm mùi hôi, từ đó tăng sản lượng nuôi trông thủy sản. Hơn nữa, sử dụng chế phẩm sinh họcsẽ  góp phần làm giảm hóa chất, kháng sinh trong phòng và trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nuôi trông thủy sản bền vững.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Khái niệm về chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Chế phẩm sinh học có thể định nghĩa như là sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, kể cả vi sinh; các thực liệu lấy từ nấm, vi trùng, vi rút và các nguyên sinh: Độc tố, nọc độc từ nguồn động vật hoặc thực vật gây hại cho động vật để chuẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh cho thủy sản nuôi trồng và xử lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản (Bộ thủy sản, năm 2002)

Chế phẩm sinh học còn có thể được gọi là Probiotic, Có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cho cuộc sống”(for life) và đã có nhiều ý nghĩa khác nhau trong những năm qua. Probiotic lần đầu tiên được sử dụng bởi Lilley và Stillwell vào năm 1965 để mô tả các chất tiết ra bởi một vi sinh vật dùng để kích thích sự tăng trưởng của vật chủ. Do đó, nó mang ý nghĩa là sự đối lập với “kháng sinh” nên vẫn chưa được đưa vào sử dụng và định nghĩa này cũng chưa được gọi là chính xác.

Một sản phẩm của chế phẩm sinh học

Năm 1971 Sperti định nghĩa Probiotic mô tả chất chiết xuất từ các lớp biểu ​​mô có thể dùng để kích thích sự tăng trưởng của vi sinh vật.

Đến năm 1974 Parker đã sửa lại định nghĩa về Probiotic, là “sinh vật và các chất của vi sinh vật, góp phần cân bằng lại vi khuẩn đường ruột”. Tuy nhiên, định nghĩa này sử dụng Probiotic nói đến vi sinh đường ruột nhưng lại bao gồm “chất” lại mang thêm một ý nghĩa rộng mà trong đó sẽ bao gồm cả thuốc kháng sinh.

Trong một nỗ lực để cải thiện các định nghĩa, đến năm 1989, Fuller đã định nghĩa lại Probiotic như ” Sự bổ sung thức ăn vi khuẩn sống trong đó có lợi ích ảnh hưởng đến vật chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng với vi khuẩn đường ruột của nó”.

Probiotic đã và đang được sử dụng khá hiệu quả để phòng bệnh cho người, gia súc, gia cầm trên cạn, làm phân bón vi sinh…. Tuy nhiên, việc sử dụng chế phẩm sinh học vào nuôi trồng thủy sản còn là một điều khá mới mẻ. Các chủng vi sinh vật và các sản phẩm lên men giàu các chất ngoại bào đã được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Mục đích của việc sử dụng chế phẩm sinh học là nhằm cải thiện và bổ sung chức năng của các vi sinh vật trong hệ tiêu hóa của vật chủ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu không độc hại

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Bảo vệ thực vật đã hoàn thiện công nghệ sản xuất sử dụng 7 chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học đa chức năng để phòng trừ dịch hại trên một số cây trồng nông-lâm nghiệp, có khả năng thay thế các loại thuốc hóa học độc hại.

Sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu không độc hại                                           Sản xuất chế phầm không độc hại

Bằng kỹ thuật công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất: Chế phẩm trừ sâu xanh, sâu khoang, sau tơ hại rau đạt 75-89% sau 10 ngày phun thuốc. Chế phẩm Bacillus thuringienis (Bt) phòng trừ các loại sâu keo, sâu tơ, sâu khoang đạt hiệu quả sau 5-7 ngày phun thuốc. Chế phẩm Bt sản xuất theo phương pháp lên men phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có các chế phẩm nấm côn trùng trừ sâu hại có hoạt lực diệt côn trùng cao; Chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại; Chế phẩm tuyến trùng sinh học trừ sâu hại cây trồng; Chế phẩm Momosertatin trừ sâu hại rau; Chế phẩm kháng sinh Ditacin có nguồn gốc từ xạ khuẩn và chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại cây trồng.

Trên cơ sở phát triển nghiên cứu của đề tài, các sản phẩm này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, một số tỉnh thành phố mở rộng ứng dụng trong chương trình sản xuất rau an toàn, hình thành các vùng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Cần Thơ.

Hiện nay, một số Chi cục Bảo vệ thực vật được ngành bảo vệ thực vật cho phép đưa vào sử dụng chế phẩm này trong sản xuất rau an toàn như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nam, sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Các chế phấm bảo vệ thực vật sinh học sản xuất trong nước đã góp phần giảm lượng thuốc nhập nội khoảng 10 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho các công ty, đơn vị tiếp nhận công nghệ, chủ động về nguyên liệu, kiểm soát được chất lượng sản phẩm, yên tâm sử dụng trên một số cây trồng như rau, quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe cho người tiêu dùng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Dùng nấm xanh phòng trừ hiệu quả sâu bệnh hại lúa

Nông dân Hậu Giang đang dùng nấm xanh phun trên ruộng lúa Đông Xuân, không những đạt hiệu quả cao trong phòng trừ sâu bệnh mà còn góp phần bảo vệ môi trường trên đồng ruộng.

                       Dùng nấm xanh phòng trừ hiệu quả sâu bệnh hại lúa

Để gieo cấy nấm xanh, người dân cần chuẩn bị nguyên liệu gạo tấm và nấm gốc, các dụng cụ gồm nồi hấp, tủ cấy, bọc nilon và ống nhựa. Tấm được ngâm trong nước rồi cho vào nồi hấp, sau đó trộn với nấm gốc, cho vào bọc nilon và ủ trong vòng 14 ngày. Nấm thành phẩm được lọc lấy nước, trộn với chất bám dính và nước để phun trên ruộng. Do nấm thành phẩm có màu xanh nên được nông dân gọi là nấm xanh.

Nấm xanh được phun hai lần trong một vụ lúa, lần 1 vào lúc cây lúa được 25-30 ngày, lần hai vào lúc cây lúa 50-55 ngày. Chi phí gieo cấy nấm xanh khoảng 100.000 đồng/ha, giảm khoảng 5 lần so với việc sử dụng thuốc trừ sâu, tiết kiệm cho người nông dân từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng/ha trong một vụ lúa. Nấm xanh khi phun vào cây lúa sẽ ký sinh và phát triển trên cơ thể côn trùng, làm côn trùng bị tiêu diệt, nhất là các loại rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu keo.

Bà Lê Thị Như Thùy, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang, cho biết dự án ứng dụng nấm xanh trên cây lúa được Chi cục thực hiện từ vụ lúa Đông Xuân 2010-2011 ở 8 điểm, sang vụ Hè Thu năm 2011 thực hiện ở 12 điểm. Người dân được hỗ trợ nguyên liệu, vật liệu và được hướng dẫn cách gieo cấy nấm, sử dụng trên ruộng.

Vụ lúa Đông Xuân 2012, Chi cục thực hiện 17 điểm gieo cấy nấm xanh dùng cho khoảng 250ha, hỗ trợ một phần nguyên liệu và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. Ở những điểm thực hiện gieo cấy nấm xanh trong các vụ trước, người dân đã tự gieo cấy nấm xanh để dùng trên ruộng lúa.

Do nấm xanh đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, lại không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường trên đồng ruộng, nhất là giảm chi phí sản xuất cho người nông dân, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang đang có hướng mở rộng mô hình gieo cấy nấm xanh, hướng dẫn cho nhiều nông dân biết cách thực hiện và sử dụng nấm xanh trong những vụ lúa tới.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Tại sao carrageenan sản xuất từ rong biển được ứng dụng nhiều trong thực phẩm?

Carrageenan là một chất xơ hoà tan trong nước, được tìm thấy trong nhiều loại rong biển.  Tên của loại phụ gia từ rong biển được lấy theo tên của một loại rong biển mọc dọc theo bờ biển Ireland, khu vực gần một ngôi làng có tên là Carragheen

Carrageenan được sản xuất từ rong sụn

Về tính chất của Carageenan là một chất có màu hơi vàng, màu nâu vàng nhạt hay màu trắng. Chúng có dạng bột thô, bột mịn và gần như có mùi. Đặc biệt chất được sản xuất từ rong biển này đóng vai trò là chất phụ gia trong thực phẩm để tạo đông tụ, tạo tính mềm dẻo, đồng nhất cho sản phẩm và cho điểm nóng chảy thấp. Carrgeenan được dùng trong các món ăn trong thực phẩm: các món thạch, hạnh nhân, nước uống.

  • Carrageenan được bổ sung vào bia, rượu, dấm làm tăng độ trong.
  • Trong sản xuất bánh mì, bánh bicquy, bánh bông lan…carrageenan tạo cho sản phẩm có cấu trúc mềm xốp.
  • Trong công nghệ sản xuất chocolate:bổ sung Carrageenan vào để làm tăng độ đồng nhất, độ đặc nhất định
  • Trong sản xuất kẹo:Làm tăng độ chắc, độ đặc cho sản phẩm.
  • Trong sản xuất phomat, sản xuất các loại mứt đông, mứt dẻo
  •   Đặc biệt ứng dụng nhiều trong lĩnh vực chế biến thủy sản:Carrageenan được ứng dụng tạo lớp màng cho sản phẩm đông lạnh, làm giảm hao hụt về trọng lượng và bay hơi nước, tránh sự mất nước của thịt gia cầm khi bảo quản đông…
  • Trong bảo quản đóng hộp các sản phẩm thịt, bổ sung vào surimi và giò chả…
  • Do Carrageenan tích điện âm của gốc SO42+ nên có khả năng liên kết với protein qua gốc amin mang điện tích dương khi pH nằm dưới điểm đẳng điện.Chính nhờ điểm này mà trên 50%tổng lượng Carrageenan được sử dụng trong công nghiệp sữa. Vai trò của Carrageenan là làm cho các sản phẩm sữa có độ ổn định khá cao, không cần dùng đến tinh bột hoặc lòng trắng trứng.

Carrageenan được ứng dụng trong thực phẩm thạch

Việc chiết tách Carrageenan có hiệu quả cao và chất lượng tốt là cơ sở để dẫn tới sản xuất polysaccharide này ở quy mô công nghiệp, từ đó nâng cao giá trị kinh tế của rong sụn, rong hồng vân…nhằm thúc đẩy ỡ rộng quy mô,cải thiện đời sống cho người dân ven biển. Ngoài ra, sự đầu tư phát triển nuôi trồng rong sụn, rong hồng vân còn giảm ô nhiễm môi trường

Vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ được môi trường thủy vực. đó là một hướng đi bền vững, tại sao chúng ta lại không dám làm?

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phân bón sản xuất bằng ánh sáng mặt trời

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện cách thức sử dụng ánh sáng Mặt Trời để tổng hợp amoniac, thành phần quan trọng trong việc sản xuất phân bón.

Theo UPI, hiện nay có hai cách chính để tổng hợp amoniac (NH3) từ khí nitơ (N2). Đầu tiên là biện pháp sinh học, vi khuẩn có trong nốt sần của rễ cây họ đậu và một số loài cây khác sử dụng protein nitrogenase biến đổi nitơ thành amoniac. Cách thứ hai dựa trên quy trình công nghiệp Haber – Bosch, gồm nhiều phản ứng hóa học ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.

Phân bón đóng vai trò quan trọng giúp tăng năng suất cây trồng.Phân bón đóng vai trò quan trọng giúp tăng năng suất cây trồng. 

Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia (NREL) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ hợp tác với Đại học Colorado, tìm ra quy trình tổng hợp mới, khai thác tiềm năng sinh hóa của nitrogenase trên quy mô sản xuất công nghiệp.

Nhóm nghiên cứu kết hợp nitrogenase với tinh thể nano của hợp chất cadmium sulfide (CdS). Năng lượng ánh sáng Mặt Trời kích thích các electron trong tinh thể nano, tạo ra sự chuyển đổi nitơ thành amoniac. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science hôm 22/4.

“Bí quyết nằm ở chỗ kết hợp các tinh thể nano bán dẫn có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt Trời với nitrogenase, chất xúc tác tự nhiên giúp chuyển đổi nitơ thành amoniac”, Gordana Dukovic, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Hiện nay, sản xuất phân bón là một quy trình tốn nhiều năng lượng, chủ yếu dựa vào nguồn nhiên liệu hóa thạch. Công nghệ mới mang đến hy vọng sản xuất phân bón theo cách bền vững hơn.

“Sử dụng ánh sáng Mặt Trời để thực hiện những phản ứng hóa học xúc tác khó mở ra tiềm năng chế tạo các hóa chất mới và sản xuất nhiên liệu hiệu quả hơn”, Katherine Brown, nhà nghiên cứu tại NREL, chia sẻ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam