Nuôi cá ở hồ nước nhân tạo cao nhất Việt Nam

Sâu trong dãy Hoàng Liên Sơn, hồ Séo Mý Tỷ giống như một dải lụa trắng vắt ngang những ngọn núi, quanh năm mây phủ.

 

  Một góc lồng nuôi cá nước lạnh ở hồ nhân tạo Séo Mý Tỷ.

 

Hồ nước nằm ở độ cao lên đến trên 1.600m so với mực nước biển, cộng với khí hậu mát mẻ đã khiến hồ Séo Mý Tỷ có điều kiện tuyệt vời nhất ở Sa Pa để nuôi cá nước lạnh.

 

Từ ý tưởng của kỹ sư điện

Séo Mý Tỷ là một thôn nhỏ của xã Tả Van, nằm cách trung tâm thị trấn Sa Pa (Lào Cai) chừng hơn 20km. Sau khi ngăn đập, xây dựng thủy điện ở đây, Séo Mý Tỷ được sở hữu một hồ nước nhân tạo có diện tích tới hơn 57ha và được coi là hồ nước nhân tạo cao nhất Việt Nam.

Chỉ hơn với quãng đường ấy mà từ Sa Pa để tới Séo Mý Tỷ phải mất hơn 2h đồng hồ bởi đường sá đi lại rất khó khăn. Gọi là đường cho oách chứ thực chất chỉ là lối mòn được xe xúc san gạt rộng hơn, ô tô có thể đi được. Trước đây, lên Séo Mý Tỷ trời mưa bà con chỉ có cách đi ngựa hoặc cuốc bộ bởi đường đất lẫn đá sỏi rất khó đi.

Ở Séo Mý Tỷ, thời điểm này nhiệt độ ban ngày chỉ khoảng 17-18 độ C, còn ban đêm có thể lạnh sâu hơn nữa.

Ông Nguyễn Văn Quyết – Giám đốc Cty cổ phần cá hồi, cá tầm Sa Pa – người gốc Thái Bình, sau nhiều năm làm cán bộ ngành điện và gắn bó với Séo Mý Tỷ nhận thấy rằng thời tiết, khí hậu nơi này cũng như môi trường nước của hồ nhân tạo rất phù hợp với việc nuôi cá tầm và cá hồi. Ý tưởng là vậy nhưng để triển khai gặp rất nhiều khó khăn, khi mà ở Lào Cai việc nuôi cá nước lạnh với quy mô lớn ở hồ chưa có nơi nào làm.

Sau những ngày trăn trở, ông Quyết tới nhiều nơi như Sơn La, Yên Bái… để học cách nuôi, rồi tìm chuyên gia, nuôi thử nghiệm… bởi với vốn kiến thức của một kỹ sư ngành điện thì không thể làm được. Một khó khăn khác đó là nguồn vốn, ông Quyết nhẩm tính với mô hình hơn 5.000m2 diện tích mặt hồ cần tới cả chục tỷ đồng.

Tuy nhiên, rất may với uy tín của mình ông Quyết vận động được nhiều anh em cán bộ, công nhân trong ngành góp sức, ủng hộ. Chỉ vài chục triệu đồng mỗi người đóng góp vào, số vốn đã đủ để biến từ ý tưởng thành hiện thực.

 

Con cá tầm nặng hơn 5kg ở nuôi ở hồ Séo Mý Tỷ.

 

Cho đến nay, hàng vạn con cá hồi, cá tầm nhờ được chăm sóc đúng cách nên chúng tăng trưởng rất tốt.

 

Thích làm công nhân

Có được thành quả trên, không thể không nói đến những người công nhân ngày đêm chăm bẵm cho lũ cá, thậm chí phải luân phiên trực đêm. Cửa sổ của khu nhà công nhân ở nhìn thẳng ra những lồng cá trên hồ.

Anh Giàng Thành Công sinh ra và lớn lên ở Séo Mý Tỷ, nhà không quá xa nhưng phiên trực và giờ giấc làm việc ở đây Công đều tuân thủ hết sức nghiêm túc.

Ở nhà anh Công hiện trồng 500 gốc mận máu chó, gần 100 con dê, chưa kể nương thảo quả. Số lượng cây trồng vật nuôi trên đủ cho gia đình nhà anh Công có cuộc sống khấm khá ở Séo Mý Tỷ nhưng anh Công vẫn thích cuộc sống của người công nhân với thu nhập mỗi tháng hơn 4 triệu đồng. Một nhẽ khác, ông của anh Công trước là cán bộ của xã Tả Van nên từ nhỏ anh Công cũng được chỉ bảo nhiều.

Môi trường sinh hoạt mang tính chất tập thể, cách làm việc chuyên nghiệp của công ty giúp anh Công trưởng thành hơn. Hơn nữa, anh Công còn được học hỏi kinh nghiệm nuôi cá hồi, cá tầm, nhất là với quy mô lớn, với khoa học công nghệ chứ không chỉ là kinh nghiệm nuôi nhỏ lẻ theo cách truyền thống. Nhất là ở Séo Mý Tỷ không phải lúc nào cũng có điều kiện tiếp cận khi mà tập tục sống của bà con ở đây chưa xóa hết các hủ tục như cúng đuổi ma, mời thầy làm phép… dù chỉ là tai nạn xe máy.

“Có khi người ta còn phải bỏ tiền ra để đi học hoặc làm thuê không công ý chứ”, anh Công nói.

Cũng như những người đồng nghiệp ở đây, mỗi ngày nhìn đàn cá lớn lên anh công đều thấy phấn chấn bởi mỗi con cá đều có công sức của tất cả những người công nhân chăm chút. Chưa kể, chỉ nói riêng về thức ăn nuôi cá hồi, cá tầm, công ty còn được bạn hàng cung cấp thức ăn đến đo đạc, lấy mẫu nước hồ, để sản xuất lại cám có định lượng dinh dưỡng phù hợp.

 

Khác biệt về chất lượng

Ông Nguyễn Văn Quyết cho biết, giống cá tầm Seberia được thả ở hồ này cho thịt thơm ngon, có nhiều lồng chuẩn bị xuất bán, mỗi con đạt trọng lượng trung bình khoảng 4,5-5kg. Cá này được thị trường rất chuộng, hiện có giá khoảng 160 nghìn đồng/kg. Còn một loại cá tầm khác là cá tầm Nga, loại cá này sẽ nuôi tới 5-6 năm nữa, để lấy trứng.

“Những hạt trứng cá tầm Nga đen láy này mang lại giá trị rất lớn, hiện có tới 2 triệu đồng mỗi lạng” – ông Quyết nói.

Ông Nguyễn Văn Quyết (phải) cùng công nhân chăm đàn cá.

 

Còn giống cá hồi Na Uy thả ở hồ cũng khẳng định được chất lượng từ lâu, nhất là việc nuôi ở môi trường khí hậu tương đồng Sa Pa cho thịt ngon, ngọt, màu sắc đẹp.

Ông Quyết bảo, chất lượng cá tầm, cá hồi thịt rất thơm ngon còn do môi trường hồ có nhiều vi sinh vật như tôm tép, cá con. Các vi sinh vật này bổ sung nhiều vitamin cho cá, khiến thịt cá tầm thì vàng hơn, thịt hồi đỏ hơn so với nuôi trên bể.

Chất lượng cá giống đầu vào tốt nhưng để cá lớn đều, tăng cân tốt đòi hỏi người công nhân theo dõi chặt chẽ những điều kiện môi trường nước, nhiệt độ và đặc biệt tuân thủ quy trình chăm nuôi.

Ông Trần Văn Sâm, người Yên Bái, bảo ở miết trên này rồi cũng quen, công việc khiến mình không thể bỏ dở. Cá cho ăn theo giờ, cả đêm hôm gió lạnh cũng phải dậy bật đèn, chèo thuyền ra vãi thức ăn cho cá.

“Ở đây quen bà con có cỗ lễ cũng đều mời nên bớt đi phần nào nỗi nhớ nhà. Cỗ lễ cũng phải uống với bà con chén rượu nhưng giờ làm anh em công nhân tuyệt đối không đụng đến. Bởi ra ngoài đêm hôm gió máy, lại đi lại trên trên cầu phao nhỡ ngã xuống hồ sẽ nguy hiểm cả tính mạng” – ông Sâm nói.

Cùng ông Sâm còn có anh Trần Văn Thành, nhà ở thành phố Lào Cai nhưng 3 tháng, anh mới về nhà một lần. Cả anh Nguyễn Văn Luân gần 36 tuổi nhưng chưa lập gia đình. Thế nên, công ty treo thưởng rất lớn cho những anh… thoát ế.

Bữa cơm chiều muộn ở Séo Mý Tỷ, anh em công nhân đùa rằng yêu cá hơn yêu bạn gái. Thực ra, cũng dễ lý giải điều này bởi họ là những người công nhân nhưng cũng vừa là người làm chủ.

Nguồn: Tổng hợp và được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Từng ao nuôi Cá Tra được mã hóa như thế nào?

Xuất khẩu cá tra chính ngạch sang thị trường Trung Quốc đặt ra các điều kiện mới, trong đó có việc cấp mã số để có thể truy xuất nguồn gốc. Hiệp hội cá tra Việt Nam (VINAPA) cho biết, trong 2 năm qua ở ĐBSCL hoàn tất cấp mã số ao nuôi cá tra.

 

Theo người nuôi cá tra và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL, việc mã hóa ao nuôi cá tra là điều kiện bắt buộc cần có trước khi ký hợp đồng liên kết sản xuất.

Thu hoạch cá tra từ vùng nuôi được kiểm soát tốt.

 

Điều kiện cần

Đến tháng 8/2019, theo số liệu Tổng cục Thủy sản, việc tiến hành xác định cấp mã số ao nuôi cá tra tại ở các tỉnh ĐBSCL đạt hơn 5.200/5.400 ha ao nuôi.

Ông Trần Thanh Phong, Phó Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VINAPA) cho biết, đến nay Chi cục Thủy sản các tỉnh, thành phố trong vùng hoàn tất cấp mã số ao nuôi cá.

Hoạt động nghề nuôi cá tra bắt đầu SX theo kế hoạch. Vào đầu mỗi vụ nuôi được cập nhật, kiểm soát chặt chẽ từng ao nuôi về tiến độ thả giống cho đến cuối vụ số ao nuôi cá sắp thu hoạch. Mỗi tháng nhu cầu số lượng con giống, sản lượng cá sắp thu hoạch được thống kê và điều tiết nhịp độ SX cung cầu theo thị trường để có dự báo tốt hơn. Đặc biệt qua truy xuất nguồn gốc cá tra được nuôi trong môi trường có kiểm soát tốt càng tạo thêm niềm tin và uy tín với khách hàng.

Ông Trần Văn Hai nuôi cá tra ở Cù lao Tân Lộc và ao cá 1 ha đã cấp mã số ao nuôi.

 

Theo chuỗi giá trị SX, khâu đầu tiên là con giống. Ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ cơ sở SX giống thủy sản, chuyên ương dưỡng cá tra giống cá giống tại quận Ô Môn, TP Cần Thơ, cho biết: Điều kiện trước nhất là cơ sở SX phải có giấy phép kinh doanh và vùng ao nuôi đạt điều kiện tiểu chuẩn, được Chi cục Thủy sản địa phương cấp mã số ao. Quá trình kiểm tra nếu SX đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ cấp giấy chứng nhận.

Đối với các cơ sở ương dưỡng giống nhập cá bột, nguồn gốc từ cơ sở nào cũng phải có giấy chứng nhận. Hồ sơ ghi nhận từng đợt SX cá giống sẽ được các hộ nuôi cá hay DN thu mua cá giống SX cá tra thương phẩm sau này căn cứ vào đó để biết rõ sản phẩm đạt chất lượng hoặc truy nguyên nếu phát hiện sự cố xảy ra ở khâu nào.

 

Cung cách làm ăn mới

Nhiều năm qua cá tra là một trong những mặt hàng thủy sản chủ lực quốc gia. Ở ĐBSCL ngành hàng cá tra hình thành chuỗi giá trị sản xuất từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến, đảm bảo sản phẩm an toàn vệ sinh thưc phẩm tới bàn ăn. Mối liên kết SX định hình cung cách làm ăn mới. Hiện có hàng ngàn hộ nuôi cá tra theo hợp đồng liên kết với nhà máy chế biến.

Cá tra Việt Nam đã xuất khẩu hiện diện trên thị trường 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó các thị trường chủ lực như Mỹ, EU và Trung Quốc – Hồng Kông mới nổi lên, tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt Trung Quốc đang áp dụng truy xuất nguồn gốc các mặt hàng thủy sản, trong đó có cá tra.

Theo các hộ nuôi cá tra thương phẩm hợp đồng liên kết với công ty Sao Mai-IDI kèm theo yêu cầu bắt buộc SX theo tiêu chuẩn VietGAP: Ao nuôi cá phải nằm trong quy hoạch vùng nuôi thủy sản và đã cấp mã số. Nếu không đáp ứng các điều kiện trên, phía công ty sẽ không ký hợp đồng.

Ông Út Anh, chủ hộ nuôi cá tra ở Cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, nói: “Tôi có 5 ao nuôi cá ký kết hợp đồng liên kết với công ty Sao Mai-IDI.

Mỗi ao nuôi cá phải áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật, từ loại thức ăn đến cách dùng thuốc phòng ngừa bệnh cá phải đúng theo hướng dẫn của công ty.

Hơn một năm qua cán bộ thủy sản địa phương đến khảo sát và cấp mã số gắn thẻ cho mỗi ao với tên chủ hộ nuôi cá. Tôi cho đây là điều kiện tốt để hướng tới làm ăn bài bản hơn, không chỉ đáp ứng yêu cầu từ phía công ty mà bảo vệ quyền lợi cho cho người nuôi cá.

Qua mã số định vị và công nghệ số là phương thức kiểm soát từng ao nuôi, cốt yếu bảo vệ uy tín sản phẩm và danh tiếng cá tra trên thị trường xuất khẩu thế giới”.

Thu hoạch cá tra

 

Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, cho biết: Từ năm 2018 Chi cục bắt đầu tiến hành khảo sát, kiểm tra cấp mã số ao nuôi cá tra và đến nay đã hoàn tất gần 600 ha ao nuôi cá tra trên địa bàn thành phố.

Đa số các hộ nuôi về thủy sản có hiểu biết luật, chấp hành quy định quản lý nhà nước và đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá tra trong ao – điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và ATTP.

Khi đã chuẩn hóa vùng nuôi sẽ kiểm soát, quản lý và theo dõi tình hình dịch bệnh ở vùng nuôi tốt hơn. Các DN chế biết thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL cũng thừa nhận: Trên thực tế việc cấp mã số, chuẩn hóa vùng nuôi không khó thực hiện để đáp ứng theo yêu cầu và hiện đã có nhiều DN đáp ứng đủ điều kiện XK cá tra chính ngạch vào TQ.

Nguồn: Tổng hợp và được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Gần 100 tấn cá nuôi lồng bè chết trắng chưa rõ nguyên nhân tại Hà Tĩnh

Hơn 80 tấn cá nuôi trong lồng bè trên khu vực sông của 53 hộ dân ở xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) bỗng dưng chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân. Trước tình hình trên, người dân đã báo cơ quan chức năng xuống lấy mẫu để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Hàng chục tấn cá lồng bè chết trắng không rõ nguyên nhân

Nhiều cá nuôi trong lồng bè chết nổi la liệt ở khu vực ngay dưới cống Đò Điệm trên sông Nghèn của xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà. Lượng cá chết dày, chủ yếu là cá chẽm, cá hồng, cá mè. Ngoài ra, còn có một số cá tự nhiên như cá lệch, cáy, cá bống…

Ông Nguyễn Văn Định (45 tuổi) thả nuôi 6 ô lồng bè cá mè, cá hồng. Vào tối ngày 8/9, cá nuôi từ 2 đến 5 năm của ông bất ngờ chết hàng loạt.

Vớt những con cá bị chết bất thường, ông Định đếm được 470 con cá mè, loại từ 3 – 4kg trở lên và hơn 500 con loại 1kg trở xuống; cá hồng chết có hơn 500 con loại từ 0,5 – 1,5kg.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn cho biết, sáng sớm ngày 9/9, người dân địa phương đi ra khu vực sông để bắt cá thì phát hiện nhiều loại cá tự nhiên và cá nuôi trong các lồng bè trên sông bị chết hàng loạt nên đã trình báo sự việc lên chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.

“Qua thống kê bước đầu toàn xã có hơn 50 hộ dân nuôi cá trong khoảng 230 ô lồng bè trên sông Nghèn bị chết gần 100 tấn cá (cá chẽm, cá hồng), con nặng nhất hơn 5kg, nhỏ nhất hơn 1kg/con.

Ước tính thiệt hại ban đầu về kinh tế lên đến hàng chục tỷ đồng. Hiện chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng về lấy mẫu xét nghiệm, truy tìm nguyên nhân”, ông Thanh cho biết.

Ông Nguyễn Văn Sáu – Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà cho biết, qua thống kê sơ bộ, đã có khoảng 80 tấn cá trong 222 ô của 53 hộ nuôi ở xã Thạch Sơn bị chết chưa rõ nguyên nhân.

“Ngay khi nhận được thông tin, Phòng đã trực tiếp về kiểm tra, động viên bà con, đồng thời mời các cơ quan chức năng cấp tỉnh về lấy mẫu xét nghiệm, truy tìm nguyên nhân. Ngoài ra, huyện cũng đã ra thông báo nghiêm cấm bà con không bán cá ra thị trường khi chưa xác định rõ nguyên nhân.

Liên hệ với các đơn vị cấp đông, bảo quản cá tạm thời cho bà con nông dân để chờ kết luận chính thức từ cơ quan chức năng rồi mới đưa ra hướng xử lý”, ông Sáu nói.

Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh đã lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm, tuy nhiên vẫn chưa có kết quả. Đơn vị này khuyến cáo người dân không vứt cá chết ra ngoài môi trường, không dùng cá chết để làm thức ăn cho người và vật nuôi.

Nguồn: Tổng hợp và được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Nuôi cá chép Nhật, làm chơi ăn thật

Tận dụng hồ nuôi cá diêu hồng của gia đình, anh Nguyễn Bá Luyện ở thôn Tân Lập, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, Bình Định đã đầu tư nuôi cá Koi, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Cá Koi còn gọi là cá chép Nhật, là một trong những loài cá cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay. Trước đây, cá Koi thường được người chơi cá cảnh nuôi nhiều ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong khi ở Bình Định ít người làm. Vốn là người nuôi, cung cấp cá giống và ham tìm tòi những mô hình mới, năm 2014, anh Luyện vào thành phố Hồ Chí Minh mua hơn 500 con cá Koi giống thuần chuẩn về đất Bình Định nuôi thử nghiệm.

 Anh Luyện chăm sóc đàn cá Koi.

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn cá Koi của gia đình anh Luyện ngày càng phát triển. Tổng đàn hiện có 400 con có kích cỡ lớn và gần 20 nghìn con lớn nhỏ khác. Ngoài nuôi cá trong hồ xi măng, hồ đất, anh đang thử nghiệm nuôi ghép cá Koi trong lồng nuôi cá thịt diêu hồng, bước đầu có triển vọng tốt.

Anh Luyện chia sẻ, khí hậu Bình Định khá phù hợp với giống cá Koi nên cá sinh trưởng rất tốt, ít nhiễm bệnh. Thức ăn của cá Koi cũng như các loại cá khác, chủ yếu là tảo, tôm, tép và cám.

Để cá lớn nhanh, ngoài việc nuôi ở hồ xi măng vì thoáng mát, người nuôi cũng có thể nuôi ở hồ đất tự nhiên. Hồ nuôi cá Koi càng rộng càng tốt vì sẽ có lượng thức ăn tự nhiên nhiều, như thế cá sẽ nhanh lớn và đạt kích cỡ, màu đẹp.

Người nuôi cần cho cá ăn đầy đủ. Cá Koi cũng là dòng cá ăn tạp nên dễ nuôi chung với các loại cá khác. Khi cá mới lớn khả năng nhiễm bệnh cao và sức đề kháng yếu vì vậy cần xử lý hồ nuôi tốt, tạo dòng chảy nhẹ, kín gió…

Hàng ngày phải theo dõi để sớm phát hiện bệnh. Những bệnh cá Koi hay nhiễm là bệnh hô hấp, nấm da, đòi hỏi người nuôi phải chăm sóc đúng kỹ thuật, nhiệt độ hồ nuôi phải được ổn định.

Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu chơi cá cảnh, nhất là cá Koi đang phát triển mạnh. Đây là đối tượng rất phù hợp để người nuôi có thể nuôi ghép với các đối tượng thủy sản khác như trắm, trôi, mè, rô phi, diêu hồng… Từ đó có thể giúp bà con tăng thêm được thu nhập trên cùng 1 diện tích nuôi thả.

Mặt khác, cá Koi thuộc giống cá chép – biểu trưng cho một sức sống mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng. Theo quan niệm của nhiều người đây là loài cá mang đến tài lộc, vận may, sự thành công và bình an cho gia đình. Nhiều người xem đây là loài cá phong thủy giúp cho gia đình may mắn, do đó những năm gần đây cá Koi luôn được thị trường ưa chuộng, nhất là những con cá đầu đàn màu sắc độc đáo có giá trị lên tới cả chục triệu đồng.

Với giá bán hiện nay, từ 200.000 đồng/kg đối với cá Koi nhỏ, cá Koi lớn có con bán từ 5 – 7 triệu đồng. Chỉ tính riêng trong năm 2018, anh Luyện xuất bán khoảng 1,5 tấn cá Koi, sau khi trừ chi phí cũng cho lãi hơn 200 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn ương và nuôi cá diêu hồng thịt, cho lợi nhuận hơn 300 triệu đồng/năm.

Nghề nuôi cá thát lát.

Cá thát lát là một trong những loài cá nước ngọt phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, loài cá này đã và đang trở thành đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Thành công từ mô hình nuôi cá thát lát.

Hiện nay, nguồn cá thát lát ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt do tình trạng khai thác bừa bãi, thiếu khoa học, trong khi nhu cầu trên thị trường ngày càng tăng nên giá bán cá thát lát cao hơn nhiều so với các loài cá nước ngọt khác. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, đồng thời đa dạng hóa các đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt, bà con nông dân nên quan tâm đến mô hình nuôi cá thát lát.

Cá thát lát.

Đây là loài cá ăn tạp, thích nghi tốt với nhiều vùng sinh thái nước ngọt khác nhau như sông, rạch, ao, hồ, ruộng lúa… Cá có thể sống trong môi trường nước có hàm lượng oxy trên 4mg/lít, pH 7 – 8, khí Amoniac 0,0125mg/lít nước.

Anh Trần Ngọc Châu (ngụ số 1 đường 614, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi), hộ tham gia mô hình khuyến nông “Nuôi cá thát lát thương phẩm”, chia sẻ: Để mô hình đạt hiệu quả kinh tế, hạn chế tối đa rủi ro, người nuôi cần có những hiểu biết cơ bản về loài cá này, như kích cỡ cá thả nuôi phải khoảng 10cm/con, mật độ 5 – 10 con/m².

Thả cá lúc trời mát, trước khi thả cá phải ngâm bao chứa cá trong ao khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bao cá, sau đó mở miệng bao cho nước ao vào bao để cá tự bơi ra.

Theo dõi cá ăn và điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày cho phù hợp, hạn chế thức ăn dư thừa vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, tăng chi phí không cần thiết. Khi thay đổi sang một loại thức ăn mới, cần chuyển từ từ, mỗi lần cắt giảm thức ăn cũ khoảng 20% và thay thế bằng thức ăn mới, cho đến khi cá quen dần thức ăn mới.

Tránh thay đổi thức ăn đột ngột, cá sẽ ăn ít hoặc không ăn, dẫn đến gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm lớn, phân đàn, dễ bệnh, hao hụt nhiều.

Ngoài ra, chất lượng nước ao nuôi cần đảm bảo sạch và ổn định, thay nước định kỳ 7 ngày/lần, mỗi lần thay 20% – 30% lượng nước trong ao. Tuyệt đối hạn chế cá tạp trong ao nuôi.

Với lượng cá thả nuôi ban đầu là 20.000 con, trên diện tích ao nuôi 2.000m², sau 9 tháng nuôi có thể thu được 3.600kg cá, giá bán bình quân 50.000 đồng/kg, lợi nhuận hơn 100 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí (giống, thức ăn, nhân công, vật tư…). Mô hình nuôi cá thát lát thương phẩm góp phần tăng thu nhập cho nông hộ, tạo việc làm cho nguồn lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Nguồn: tintucnongnghiep.com được kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.

146 tỷ đồng sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao

UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, vừa ban hành kế hoạch thực hiện “Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao, giai đoạn 2018 – 2025”, nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi cá ở địa phương và các tỉnh vùng ĐBSCL.

Theo đó, tỉnh Đồng Tháp xây dựng 4 vùng sản xuất giống cá tra chất lượng cao tập trung, với tổng diện tích 400ha ở các huyện: Hồng Ngự, Châu Thành, Cao Lãnh và thị xã Hồng Ngự.

Đề án được chia làm 2 giai đoạn: từ năm 2018 – 2020 và từ 2021 – 2025 nhằm cung cấp nhu cầu cá tra giống chất lượng cao trong tỉnh Đồng Tháp; đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống cá tra; tập trung ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy mô công nghiệp đảm bảo điều kiện sản xuất giống và kiểm soát được chất lượng con giống…

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho đề án là khoảng 146 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Trung ương khoảng 50,5 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 21,5 tỷ đồng, vốn vay tín dụng 30 tỷ đồng, vốn tự có và vốn huy động của các tổ chức, cá nhân khoảng 44 tỷ đồng…

Nguồn: Tổng hợp, duyệt bởi Farmtech Vietnam

Giá cá tra tăng cao nhất trong 20 năm: Lo kiểm soát nguồn cá giống

Giá cá tra đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, việc này khiến cho người dân, các doanh nghiệp và nhà quản lý lĩnh vực thuỷ sản đều rất vui mừng. Tuy nhiên, xen lẫn với niềm vui, cũng có không ít nỗi lo về nguy cơ bùng phát diện tích nuôi và chất lượng con giống để đáp ứng nhu cầu của hộ nuôi đang tăng cao.Lãi 10.000 đồng/kg

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Nguyễn Ngọc Hải  – Chủ nhiệm hợp tác xã cá tra Thới An (quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) cho biết: “Hiện giá cá tra đã ở mức 34.000 – 35.000 đồng/kg (đối với loại  trọng lượng từ 0,7 – 1,2kg), cao hơn từ 1.500 – 2.000 đồng/kg so với tháng trước. Với mức giá này, nông dân lãi đến 10.000 đồng/kg nếu ao nuôi được quản lý tốt, không dịch bệnh làm tăng chi phí nuôi”.

Ông Hải nói thêm: “Trải qua nhiều năm thăng trầm, giá cá hiện nay mới là giá thật của nó. Trước đây, giá không thật vì nó không vượt qua giá thành nuôi, người nuôi bị thua lỗ”.

“Do giá cá tra tăng cao nên nhu cầu mở rộng diện tích nuôi của người dân ngày càng cao. Sở đã và đang phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát, điều chỉnh bổ sung lại quy hoạch cá tra trên địa bàn tỉnh cho phù hợp tình hình thực tế và nhu cầu phát triển của các địa phương”. Ông  Nguyễn Văn Công -Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp

Theo ông Hải, nguyên nhân giá cá tăng có phần do người dân, doanh nghiệp có ý thức nâng cao chất lượng cá nguyên liệu, nhu cầu nhập khẩu của một số quốc gia khó tính như Mỹ tăng lên.

“Tới đây, giá cá có thể tăng hơn nữa do từ nay đến cuối năm 2018, các quốc gia nhập khẩu nhập hàng để chuẩn bị cho tết, trữ trong mùa đông, lễ hội, Noel. Hơn nữa, nhiều quốc gia chuyển sang mùa lạnh khó nuôi loại cá này nên cũng có nhu cầu mua vào” – ông Hải dự đoán.

Ông Huỳnh Thanh Bình (ấp Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ) cũng khẳng định, hiện nay giá cá tra nguyên liệu bán ra đang ở mức khá cao nên lợi nhuận của người dân thu được rất phấn khởi. Ông Bình nhấn mạnh: “Với giá này thì người nuôi có thể đến 10.000 đồng/kg cá bán ra”.

Khác với ông Hải, ông Bình lo sợ mức giá khó giữ được lâu trong thời gian tới, bởi “cách đây không lâu, giá cá lên mức 31.000-32.000 đồng rồi lại rơi xuống 24.000-25.000 đồng/kg”.

Không riêng gì ở TP.Cần Thơ, người dân nhiều địa phương có diện tích thả nuôi cá tra lớn như An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang cho biết, chưa bao giờ giá cá tra tăng cao ở mức kỷ lục như vậy. Nhờ giá bán này, nhiều hộ dân đã có cơ hội trả nợ ngân hàng, tiền thuê ao, thức ăn cho các đại lý, đồng thời có vốn để củng cố ao nuôi, liên kết với doanh nghiệp để rộng đầu ra sản phẩm, tránh lệ thuộc vào các thương lái nhỏ lẻ.

Theo ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản tỉnh An Giang, Ủy viên thường trực Hiệp hội Cá tra Việt Nam, giá cá tra tăng cao do nguồn cá nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu đang bị thiếu hụt. Vùng cá nguyên liệu tự thả nuôi của các doanh nghiệp không còn nhiều nên buộc phải ra bên ngoài tìm mua cá tra của nông dân, đẩy giá tăng cao để thu mua được cá…

Chủ nhiệm hợp tác xã cá tra Thới An cho hay, một trong những lo lắng của hợp tác xã nói riêng và người nuôi cá tra nói chung ở ĐBSCL là chất lượng cá tra giống. “Quá trình sản xuất cá tra giống hiện cực kỳ khó khăn so với những năm trước do thời tiết ngày càng khó khăn và nguồn cá bố mẹ bị thoái hoá” – ông Nguyễn Ngọc Hải chia sẻ.

Ông Hải nói: “Thật ra, bài toán cá tra giống đã tính cách nay 10 năm rồi nhưng vẫn chưa giải xong. Phần lớn người dân vẫn tự làm cá giống nuôi hoặc mua trôi nổi ngoài thị trường. Cây lúa có Viện Lúa ĐBSCL, cây ăn trái có Viện Cây ăn quả miền Nam hỗ trợ về giống, còn con cá tra mặc dù sản lượng xuất khẩu khá lớn nhưng không có đơn vị lớn hỗ trợ chuyên cứu, chuyển giao con giống chất lượng. Còn đề án giống cá tra 3 cấp có rồi nhưng cũng mới hình thành, quy mô chưa cao”.

Ông Hải cho hay, do giống cá tra ít mà nhu cầu nhiều nên giá đã lên mức 70.000 – 80.000 đồng/kg, trong khi vài năm trước đây chỉ ở mức từ 20.000-30.000 đồng/kg.

Theo Chi cục Thuỷ sản tỉnh An Giang, thời gian qua, đa số các cơ sở ương, dưỡng giống cá tra chưa thực hiện việc ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình ương, dưỡng làm ảnh hưởng đến công tác quản lý truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, có  một số cơ sở mua cá tra bột trôi nổi (ngoài tỉnh) về ương dưỡng làm xuất hiện tình trạng cá giống có tỷ lệ dị hình cao gây thiệt hại cho hộ nuôi. Đây là vấn đề thách thức đối với nghề ương cá tra giống trong thời gian tới.

Tránh tình trạng người dân mở rộng diện tích nuôi cá tra khi giá tăng cao, Chi cục Thuỷ sản tỉnh An Giang phối hợp với các ngành chức năng có liên quan kiểm tra, hướng dẫn người dân thực thả nuôi theo quy hoạch của UBND tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp cho hay, toàn tỉnh này hiện có 1.228 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá tra giống, năm trước số cơ sở trên đáp ứng được nhu cầu con giống trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2018 tình hình thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cá tra giống ương nuôi, gây ra tình trạng thiếu giống cục bộ vào thời điểm các cơ sở nuôi thương phẩm thả nuôi đồng loạt.

Mặt khác, các cơ sở sản xuất giống hiện chỉ dựa vào kinh nghiệm sản xuất và hướng dẫn lẫn nhau, không có bằng cấp chuyên môn theo đúng quy định. Các cơ sở này còn sử dụng quá nhiều thuốc, hóa chất, kháng sinh trong khâu sản xuất.

Tìm hiểu của phóng viên, diện tích nuôi cá tra ở Đồng Tháp đã trên 1.800ha, tăng 2,4% so với 9 tháng đầu năm 2017. Sản lượng cá tra đạt 319.000 tấn (tăng 14.000 tấn so với cùng kỳ năm trước). Hầu hết các hộ nuôi  đều có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, nuôi gia công hoặc liên kết với các doanh nghiệp để đảm bảo được đầu ra. Do giá cá tăng cao nên dự báo diện tích thả nuôi loại cá da trơn này trong thời gian tới sẽ tăng nhiều.

Nguồn: Tổng hợp, duyệt bởi Farmtech Vietnam

Được Mỹ công nhận tương đương, cá tra vẫn có thể bị áp thuế chống phá giá

Khi được công nhận tương đương, cá tra Việt Nam vẫn có nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá khi vào thị trường Mỹ, và không phải doanh nghiệp nào cũng được xuất khẩu vào thị trường này.

Được công nhận tương đương hệ thống sản xuất, kiểm soát của Mỹ, nhưng cá tra vẫn có thể tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá. Trong ảnh là sản phẩm cá tra phi lê được đưa vào mạ băng.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết với việc Cục Thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đề nghị Văn phòng đăng ký Liên bang Mỹ công nhận tương đương cho ngành cá tra Việt Nam trong chương trình thanh tra cá da trơn (cá thuộc họ Siluriformes), ngành hàng này của Việt Nam đã tương đương với Mỹ về hệ thống sản xuất và kiểm soát.

Theo ông Hòe, trong vòng 30 ngày từ ngày đăng công báo trên Liên bang Mỹ, nếu không bị phản đối, ngành cá tra Việt Nam sẽ chính thức được công nhận tương đương. Tuy nhiên, cá tra Việt vẫn có thể tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá.

“Ngay cả khi được công nhận tương đương, không phải doanh nghiệp nào cũng được xuất khẩu vào Mỹ, mà FSIS sẽ xét duyệt dựa trên cơ sở các nhà máy đã đăng ký đủ điều kiện xuất khẩu theo chương trình thanh tra cá da trơn”, ông Hòe nhấn mạnh.

Câu chuyện áp thuế chống bán phá giá, theo ông Hòe, không liên quan đến việc ngành cá tra được công nhận tương đương, mà là câu chuyện bán dưới giá thành và điều này được giám sát bởi Bộ Thương mại Mỹ (DOC). Hiện Việt Nam chưa được Mỹ công nhận có nền kinh tế thị trường nên giá thành sản xuất cá tra được xác định trên cơ sở giá trị thay thế của một quốc gia khác có nền kinh tế thị trường với điều kiện kinh tế tương đương Việt Nam.

“Một cơ sở khác để Mỹ xem xét áp thuế chống bán phá giá là khi nước xuất khẩu cố tình bán dưới giá thành vào thị trường Mỹ và gây thiệt hại, gây nguy hiểm đến ngành công nghiệp nội địa”, ông Hòe nói thêm.

Trước đó, vào giữa tháng 9-2018, DOC đã công bố mức thuế sơ bộ đối với thuế chống bán phá giá cá tra trong kỳ xem xét hành chính lần 14 (POR14), giai đoạn 1-8-2016 đến 31-7-2017, giảm mạnh so với kết quả cuối cùng kỳ của kỳ POR13. Cụ thể, mức thuế sơ bộ đối với hai bị đơn bắt buộc là 0 và 1,37 đô la/kg; mức thuế cho các bị đơn tự nguyện là 0,41 đô la/kg và mức thuế suất toàn quốc là 2,39 đô la/kg.

Nguồn: Tổng hợp, duyệt bởi Farmtech Vietnam

Công dụng mới của Xuyên tâm liên phòng bệnh cho cá

Một nghiên cứu về một loài thực vật được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời là cây Xuyên tâm liên có khả năng ức chế sự bộc phát cũng như gây hại của liên cầu khuẩn Streptococcus trên cá rô phi.

Cá rô phi, cá điêu hồng được nuôi rộng rãi ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ của Việt Nam tuy nhiên dịch bệnh phổ biến xảy ra trên cá chủ yếu do vi khuẩn Streptococcus spp, Bệnh xuất hiện làm tỷ lệ chết lên tới 60 – 100% gây tổn thất lớn và nặng nề cho người nuôi cá.

Khi cá mắc bệnh có các biểu hiện: yếu, thân sẫm màu, bơi trên tầng mặt, mắt lồi, xuất huyết ở mắt và gốc vây, hậu môn và một số nơi trên cơ thể, có những nốt đỏ ở vùng da, xuất huyết đối xứng 2 bên vây lưng, tuột vảy. Trong cơ quan nội tạng: xoang bụng chướng có dịch đặc, túi mật sưng sẫm, lá lách sưng xuất huyết, gan tái, thận sưng viêm. Khi bệnh ghép với nấm làm cho bệnh nặng thêm.

Các hoạt chất kháng khuẩn từ thực vật được nghiên cứu mạnh mẽ, bao gồm những loài cây có khả năng chống lại bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá rô phi. Trong đó phải kể đến cây Xuyên tâm liên. Một loài cây thảo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Trong toàn cây xuyên tâm liên có 14 chất glucozit và flavon, với hoạt chất chính là andrographolide. Những chất có công dụng dược học rất mạnh mẽ. Phân tích cho thấy cây Xuyên tâm liên là một loài thực vật có những hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh, vì vậy cần có những liều lượng thích hợp khi bổ sung vào thức ăn của cá. Nghiên cứu trước đây của C.Balasundaram và R.Harikrishnan, 2009 từng công bố cho thấy lá cây xuyên tâm liên nghiền nhỏ trộn vào thức ăn cá với liều 0.2% giúp cá chống lại xuất huyết.

Khi cá mắc bệnh có các biểu hiện: yếu, thân sẫm màu, bơi trên tầng mặt, mắt lồi, xuất huyết ở mắt và gốc vây, hậu môn và một số nơi trên cơ thể, có những nốt đỏ ở vùng da, xuất huyết đối xứng 2 bên vây lưng, tuột vảy. Trong cơ quan nội tạng: xoang bụng chướng có dịch đặc, túi mật sưng sẫm, lá lách sưng xuất huyết, gan tái, thận sưng viêm. Khi bệnh ghép với nấm làm cho bệnh nặng thêm.

Các hoạt chất kháng khuẩn từ thực vật được nghiên cứu mạnh mẽ, bao gồm những loài cây có khả năng chống lại bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá rô phi. Trong đó phải kể đến cây Xuyên tâm liên. Một loài cây thảo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Trong toàn cây xuyên tâm liên có 14 chất glucozit và flavon, với hoạt chất chính là andrographolide. Những chất có công dụng dược học rất mạnh mẽ. Phân tích cho thấy cây Xuyên tâm liên là một loài thực vật có những hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh, vì vậy cần có những liều lượng thích hợp khi bổ sung vào thức ăn của cá. Nghiên cứu trước đây của C.Balasundaram và R.Harikrishnan, 2009 từng công bố cho thấy lá cây xuyên tâm liên nghiền nhỏ trộn vào thức ăn cá với liều 0.2% giúp cá chống lại xuất huyết.

Kháng Streptococcus từ chiết xuất lá Xuyên tâm liên
Trong nghiên cứu này, sáu loại thảo mộc đã được đánh giá về hoạt tính kháng khuẩn của chúng đối với liên cầu khuẩn Streptococcus agalactiae, một tác nhân gây bệnh chính gây bệnh Streptococcosis. Mỗi loại thảo mộc được chiết xuất với 3 dung môi: nước, 95% ethanol và methanol.

Sử dụng các xét nghiệm đĩa giấy tăm bông, các chất chiết xuất từ Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) và tỏi Allium sativum tạo ra các vùng ức chế lớn nhất (27,5 mm) và nhỏ nhất (10,3 mm), tương ứng. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chất chiết xuất từ thảo dược đối với S. agalactiae cho thấy chiết xuất từ cây Xuyên tâm liên A. paniculata có giá trị MIC thấp nhất (31,25 μg / mL). Chiết xuất của tỏi A. sativum là chiết xuất thảo dược duy nhất có MIC> 500 μg / mL.

Dựa trên tỷ lệ chết của cá trong 2 tuần sau khi tiêm S. agalactiae màng bụng, liều gây chết trung bình (LD50) của S. agalactiae đối với cá rô phi (Oreochromis niloticus) là 3,79 × 105 CFU / mL.

Các thí nghiệm in vivo cho thấy thức ăn cho cá bổ sung với bột lá Xuyên tâm liên A. paniculata hoặc chất khô chiết xuất từ lá Xuyên tâm liên làm giảm tỷ lệ tử vong của cá rô phi sau khi nhiễm S. agalactiae một cách rõ rệt. Ngoài ra, không có cá thể chết được tìm thấy trong nhóm cá nhận chất bổ sung xuyên tâm liên. Một dấu hiệu rất tốt và đáng ghi nhận.

Trong 2 tuần cho ăn bằng thức ăn bổ sung chiết xuất từ Xuyên tâm liên A. paniculata, không thấy ảnh hưởng xấu đến hình dạng, hoạt động hoặc phản ứng khi ăn của cá. Điều này chứng tỏ chúng an toàn đối với sức khỏe cá.

Qua đánh giá gây bệnh thực nghiệm trên cá rô phi cũng cho thấy khi bổ sung chiết xuất là Xuyên tâm liên với liều 0.3%, khả năng đề kháng của cá đối với liên cầu khuẩn Sreptococcus được tăng lên đáng kể. Nghiên cứu đã khẳng định vai trò phòng chống bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá của một loài cây phổ biến tại Đông Nam Á. Qua đó giúp người dân hạn chế được rủi ro do loài vi khuẩn nguy hiển này gây ra.

Nguồn Trị Thủy đã được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Tin vắn ngành thủy sản địa phương trong tuần 10 năm 2018

Đồng Nai: Quy hoạch nuôi thủy sản tập trung tại Nhơn Trạch

Những tin chính bao gồm: Bạc Liêu: Tăng cường kiểm tra chất lượng tôm giống, Bạc Liêu: Chọn 30 cơ sở cung cấp giống post nuôi phục vụ tôm xuất khẩu, Đồng Nai: Quy hoạch nuôi thủy sản tập trung tại Nhơn Trạch.

Bạc Liêu: Tăng cường kiểm tra chất lượng tôm giống

Hiện nay, người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang tích cực triển khai những khâu cuối để chuẩn bị thả tôm vụ mới. Nhằm đảm bảo vụ mùa thành công, ngành chức năng cũng tích cực vào cuộc với những đợt thanh, kiểm tra quy mô lớn.

Theo đó, ngay từ trước Tết, Sở NN&PTNT Bạc Liêu kết hợp với các lực lượng khác tổ chức kiểm tra, kiểm dịch 90 xe nhập tỉnh với gần 819 triệu tôm post; kiểm dịch 944 triệu con giống sản xuất trong tỉnh, không phát hiện tình trạng nhiễm bệnh. Qua đó, cấp 1.714 giấy kiểm dịch cho các lô tôm giống.

Cùng đó, ngành chức năng tỉnh cũng tiến hành kiểm tra 865 con tôm giống bố mẹ nhập khẩu, tất cả đạt yêu cầu; giám sát thời gian sinh của hơn 3.600 tôm bố mẹ tại các cơ sở sản xuất giống; hủy 1.300 con tôm bố mẹ không đạt yêu cầu.

Mặt khác, thực hiện thu 28 mẫu tôm sú, 28 mẫu tôm thẻ chân trắng thương phẩm, 2 mẫu nước ương tôm giống để gửi kiểm tra, phân tích để kiểm soát dư lượng; xét nghiệm mẫu tôm giống, tôm thịt, mẫu nước… Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư, thuốc thú y thủy sản để tránh tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng lọt ra ngoài thị trường…

Bạc Liêu: Chọn 30 cơ sở cung cấp giống post nuôi phục vụ tôm xuất khẩu

Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh vừa tham mưu cho Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch giám sát dịch bệnh trên tôm phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017 – 2020 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chi cục đang phối hợp với các địa phương trong tỉnh rà soát chọn 30 cơ sở sản xuất tôm giống chất lượng, đảm bảo các tiêu chí để tham gia chương trình cung cấp giống tôm pots nuôi phục vụ xuất khẩu.

Đồng Nai: Quy hoạch nuôi thủy sản tập trung tại Nhơn Trạch
Chương trình này nằm trong dự án “Quy hoạch chi tiết khu nuôi thủy sản tập trung huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030” mà tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định ban hành.

Mục đích của Quy hoạch này nhằm phát triển nghề nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nuôi tôm siêu thâm canh. Dự án chú trọng phát triển theo chiều sâu gắn với quản lý chặt chẽ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hai đối tượng chính nằm trong chương trình này là tôm thẻ chân trắng và hàu nước lợ. Cụ thể, diện tích nuôi tôm thể chân trắng đến năm 2020 là khoảng 360 ha, đến năm 2030 là 682 ha (trong đó, 602 ha nuôi tôm công nghệ cao). Sản lượng giai đoạn 1 trên 16.000 tấn và giai đoạn 2 là 30.600 tấn; Với hàu nước lợ, giữ ổn định 21 ha (khoảng 343 bè nuôi), sản lượng trên 2.000 tấn.

Dự án được chia làm 7 tiểu vùng, mỗi tiểu vùng tối thiểu 50 ha; dự kiến tổng vốn đầu tư trên 4.400 tỷ đồng; trong đó, vốn thu hút đầu tư chiếm 99,6%.

Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.