Kỹ thuật cách trồng và thu hoạch nấm bào ngư xám.

 Để giảm bớt những công đoạn phức tạp ta có thể nuôi trồng nấm bào ngư xám trên những bịch phôi đã xử lý cấy meo giống vào hai giai đoạn cuối: nuôi ủ tơ nấm và tưới đón thu hoạch.
1/ Giai đoạn nuôi ủ tơ nấm

Yêu cầu đối với nơi ủ tơ:

  • Sạch và thoáng mát. Làm vệ sinh trại định kỳ. Ít ánh sáng nhưng không tối. Không bị dột mưa hoặc nắng chiếu. Không ủ chung với giàn nấm đang tưới hoặc đang mới thu hoạch xong. Bịch ủ có thể xếp trên kệ hoặc treo trên giàn. Không chồng chất lên nhau quá nhiều lớp. Không xếp vào ngăn, tủ quá kín làm tơ bị ngộp. Cứ 5 – 7 ngày ta kiểm tra một lần nhằm phát hiện những bịch nhiễm mốc xanh để huỷ bỏ, không để lây nhiễm sang các bịch khác. Trong thời gian nuôi ủ tơ nấm, không cần tưới thường xuyên mà chỉ tưới ở nền, xung quanh vách sao cho đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ. Thời gian nuôi ủ tơ nấm bào ngư khoảng 25 – 30 ngày.

2/ Giai đoạn tưới đón – thu hoạch (ra quả thể):

trại nấm 2    Kĩ thuật trồng và thu hoạch nấm bào ngư

  •  Sau khi ủ tơ lan trắng đến đáy bịch, để loại bỏ bụi bám bên ngoài bịch ta cần nhúng bịch vào xô nước lạnh đến cổ rồi rút ra cho sạch bụi và cũng tạo sốc nhiệt trước khi treo trong nhà trồng nấm để tưới đón – thu hoạch.
  • Yêu cầu đối với nhà trồng nấm:
    Không cần cao (vì khó giữ ẩm) thường từ 2,2 – 2,8m. không nên che rợp quá (thiếu ánh sáng và dễ bị bệnh). Diện tích vừa đủ để treo 1 đợt bịch để đảm bảo độ ẩm. Dây cách dây khoảng 3,5 tất. Mỗi dây treo 8-10 bịch nằm ngang, bịch dưới cùng cách mặt nền chừng 3 tất. Bố trí lối đi giữa các các hàng dây treo bịch chừng 6 tất sao cho có thể với tay vừa đủ để chắm sóc và thu hoạch (mỗi bên bố trí 3 hàng dây treo bịch).  Trời nóng nên làm vách hở chân để thông thoáng, trờ lạnh cần che kín chân nhất là ban đêm để giữ ấm cho nấm. Nhà có khả năng giữ ẩm, không bị gió lùa nhưng không bí quá làm ngộp nấm. Sạch sẽ và đủ ánh sáng nhưng không bị chiếu nắng. Nên bao lưới nylon ở các chỗ hở để ngăn côn trùng hại nấm. Gần nguồn nước tưới và có chổ thoát nước. Không gần nơi khói bụi và các nguồn nước ô nhiễm như ổ rác, mương cống, chuồng gà, chuồng heo, bịch nấm hư, … vì nấm rất nhạy cảm với môi trường. Cần khử trùng nhà nấm cho sạch sẽ trước khi treo bịch nấm. Nhiệt độ thích hợp: 20 – 30oC. độ ẩm không khí cần trong khoảng 80 – 90%.
    Bịch phôi sau khi làm sạch như đã nói ở phần trên được treo lên giàn để tưới đón nấm, nhớ tháo báo ở cổ bịch để nấm mọc ra từ đó.
  •  Cách tưới: không tưới thẳng lên bịch phôi mà phun xịt tạo mưa nhẹ rơi từ trên xuống, tưới ướt các vách, nóc và nền nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết cho nhà trồng nấm. Tuỳ theo thời tiết mà tưới nhiều hay ít để tạo ẩm cho nhà trồng nấm, mỗi ngày tưới 2 – 4 lần (khi mưa dầm ẩm ướt, không cần tưới). Lưu ý là không để giọt nước bắn thẳng vào nụ nấm mà làm hư hỏng nó.
  •  Việc thu hái nấm bào ngư nên tiến hành ở giai đoạn trưởng thành, đó là lúc tai nấm chuyển từ dạng phễu lệch sang dạng lá lục bình (mũ nấm mỏng lại và căng rộng ra, mép hơi quằn xuống – nếu mép cong lên là nấm già). Nấm thu ở giai đoạn này, ngoài chất lượng dinh dưỡng cao, ít bị hư hỏng (không gãy bìa mép khi thu hái) và dễ bảo quản (giữ được lâu ở dạng tươi).
  •  Khi hái nên hái từng chùm (nếu dạng chùm) không nên tách tai lẽ và vì vậy cần tính toán sao cho có lợi nhất. Lưu ý là cần làm vệ sinh sạch sẽ gốc nấm còn sót lại trong bịch nấm. Nấm hái xong, nên cắt gốc cho sạch và cho vào túi nylon có đục nhiều lỗ nhỏ (thông khí, tế bào nấm không bị ngộp chết). Thu hoạch đợt 1 ở cổ bịch xong (chừng 4 – 5 ngày) ta ngưng tưới trong khoảng 2 ngày để tơ nấm phục hồi. Nếu thấy bịch đã xốp nhẹ thì có thể dồn nén bịch lại. Chế độ chăm sóc sau đó giống như ban đầu. Tuỳ theo giống nấm, có thể thu hoạch khoảng 6 – 12 đợt, mỗi đợt cách nhau chừng 15 – 20 ngày trong khoảng 3 – 8 tháng (giống bào ngư Nhật khoảng hơn 8 tháng) khi bịch đen và tóp lại thì ngưng. Năng suất thu hoạch nấm dao động trong khoảng 40 – 60% so với trọng lượng bịch.

Chú ý: khi vào nhà trồng nấm phải mang khẩu trang để tránh bào tử nấm bay vào mũi gây hại đường hô hấp.

3/ Một số điểm lưu ý khi trồng nấm bào ngư xám

  • Nhạy cảm với môi trường: ngoài các tác nhân ảnh hưởng như nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng,…. nấm bào ngư đặc biệt nhạy cảm với tác nhân gây ô nhiễm môi trường như hóa chất, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, kể cả trong nguyên liệu cũng như không khí và môi trường xung quanh khu vực nuôi trồng. Trong điều kiện ô nhiễm trên, tai nấm sẽ bị biến dạng hoặc ngừng tạo quả thể. Vì vậy, khi nấm bào ngư phát triển tốt thì nấm thu hoạch được chắc chắn sẽ là một loại rau sạch.
  •  Dịch bệnh gây hại nấm: chủ yếu là mốc xanh Trichoderma và ấu trùng ruồi nhỏ. Đối với mốc xanh, có thể hạn chế bằng cách khử trùng tốt nguyên liệu hoặc nâng pH. Đối với ấu trùng ruồi nhỏ, để ngăn ngừa nhà trồng cần có lưới chắn và vệ sinh nhà trại, không cho ổ dịch phát sinh.
  • Dị ứng do bào tử nấm bào ngư: nếu hít phải có triệu chứng khó thở, có nhiều vết đỏ ở tay, nhức đầu, ho và sốt. Khắc phục bằng cách đeo khẩu trang khi vào nhà nuôi trồng, tưới ẩm cho nhà trồng.

4/ Bảo quản chế biến nấm bào ngư xám

A/ Bảo quản nấm bào ngư

  • Nấm bào ngư trong điều kiện được giữ lạnh ở 5 – 8oC, có thể giữ tươi từ 5 – 7 ngày. Ở điều kiện gia đình có tủ lạnh, nấm bào ngư nên được bảo quản ở ngăn rau.
    Nấm bào ngư dễ làm khô, chỉ cần dàn mỏng để nơi thoáng có gió là nấm khô quéo lại. Nếu phơi và sấy thì thời gian càng nhanh hơn. Nhiệt độ sấy khoảng 50oC. Thường nấm khô có mùi thơm đặc trưng hơn nhưng không giòn, ngọt như nấm tươi. Tỉ lệ nấm khô/nấm tươi là 1/10 (10 kg tươi thu được 1kg nấm khô).
  • B/ Chế biến nấm bào ngư:
    Đun sôi nước, thả nấm vào trong 1 – 2 phút, vớt ra ngâm trong nước lạnh, vớt ra để ráo nước cho nấm săn chắc và hết mùi ngái, rồi mới chế biến.
  • Nấm chế biến thành nhiều món ăn: nấu cháo, nấu canh, xào mì với thịt, làm nem, chiên với trứng, muối xã ớt chiên, nướng, pha lẫn với giò nạt
  •  Với nấm sấy khô: rửa sạch trụng qua nước sôi 1 –2 phút để chế biến như nấm tươi.
    Chú ý: không nên ăn quá nhiều nấm. Định lượng 200g/người/bữa. Không cần thêm bột ngọt vì nấm đã đủ ngọt, phải nấu chín, không nấu tái.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Xử lí đất trước khi trồng cây

Bạn bắt đầu trồng rau tại nhà nhưng vẫn còn lúng túng không biết bắt đầu từ đâu? Hoặc sau một vài vụ trồng rau đất của bạn đã bạc màu mà không biết làm thế nào. Câu trả lời chính là hãy bắt tay vào xử lí, cải tạo đất.

Đối với đất mới mang về ,  hoặc đất của các cây trồng từ vụ trước sẽ chứa các nguồn bệnh hại như nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng hại cây trồng mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Nếu không xử lí thì khi ta trồng cây chúng sẽ phát triển gây hại thậm chí không cho thu hoạch.

đất đã được xử lí

Để xử lí đất trồng cây, ta thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Phơi khô đất:  nguồn bệnh thường thích hợp sống trong môi trường ẩm thấp, phơi khô đất trồng dưới ánh nắng mặt trời kết hợp với nhiệt độ cao giúp tiêu diệt hầu hết nguồn bệnh.
  • Bước 2: Làm tơi xốp đất: nếu đất của bạn bị đóng tảng hay có cục to bạn nên làm nhỏ đất, đường kính viên đất khoảng 1-2cm. Sau đó trộn với thêm vôi bột, xỉ than, trấu hun, xơ dừa, rơm rạ… Vôi bột sẽ giúp cung cấp thêm oxi và tăng hiệu quả sử dụng phân bón còn các loại vật liệu trên sẽ tạo không gian thoáng trong môi trường đất giúp đất tơi xốp hơn.

  • Bước 3: Tăng cường dinh dưỡng cho đất:  sau một thời gian sử dụng qua quá trình cây hút dinh dưỡng hoặc bị rửa trôi thì đất trở nên cứng hơn, thiếu dinh dưỡng không đủ cung cấp cho cây chúng ta sẽ phải bổ sung dinh dưỡng bằng cách trộn thêm phân trùn, phân hữu cơ, phân xanh vào đất. Ngoài ra ta cũng có thể tự làm phân hữu cơ từ rác hữu cơ trong bếp, vừa tạo dinh dưỡng cho cây, vừa sạch môi trường. Bạn cũng nên trộn thêm phân lân để bổ sung dinh dưỡng vào đất, lí do là bởi phân lân tuy là phân vô cơ nhưng có đặc điểm giống phân hữu cơ là tan rất chậm trong đất, bón trộn trước sẽ có thời gian cho chúng phân hủy.

Để tăng hiệu quả diệt nguồn bệnh, tăng dinh dưỡng cho cây bạn cũng có thể dùng thêm nấm đối kháng bán sẵn trên thị trường bổ sung cho khi trộn đất.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Kỹ thuật trồng chanh không hạt sai trĩu cành quanh năm

Chanh không hạt là loại cây ăn trái thích nghi rộng rãi ở nước ta. Trong chanh có nhiều thành phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của con người đặc biệt nhất là hàm lượng vitamin C rất cao.

Chanh không hạt được nhập từ bang California (Mỹ) vào nước ta trong khoảng 10 năm nay. Cây có thể mọc cao đến 6m, thân cây không có gai, có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt (hoặc chỉ có vài hạt).

Chanh không hạt

Ưu điểm nổi bật của Chanh không hạt là cho trái quanh năm, có thể cho năng suất quả 150 – 200 kg/năm/cây. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác. Tuy nhiên khi nói tới kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt thì không phải ai cũng biết quy trình trồng thế nào cho đúng để cây cho hoa và quả nhiều quanh năm. Dưới đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật trồng Chanh không hạt chuẩn nhất.

Đất trồng

Chanh không hạt có khả năng thích nghi rộng với môi trường sống nên việc chọn đất trồng cây Chanh cũng không phải là yêu cầu quá khó. Chanh không hạt thích hợp với mọi loại đất chỉ cần đất không bị ngập úng và có nước tưới vào mùa khô là đủ. Nhưng để cây Chanh phát triển tối ưu nhất thì nền đất tốt cũng là vấn đề được ưu tiên hơn. Do đó, đất phù hợp nhất là đất thịt tơi xốp, có nhiều mùn. Cần có biện pháp chống úng và chống hạn cho cây ngay từ lúc này.

Kỹ thuật trồng cây chanh không hạt

Kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ Đông Xuân trồng vào tháng 2 – 3, vụ Thu Đông trồng từ tháng 8 – 10.

Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt chúng ta cần đào hố trước từ 1-2 tháng, vùng đất thấp hố đào sâu 30-40cm, đất đồi đào sâu 60-80cm.

Sau đó cần chuẩn bị lượng phân bó có thể như sau: Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg; phân lân 0,5 kg; kali 0,1kg; vôi bột 1 – 1,5 kg.Trộn đều lượng phân với đất, tưới nước, khoảng 10-15 ngày sau là trồng được.Nên nhớ khoảng cách trồng cây phải có khoảng cách từ 2,5m x 2,5m, mật độ là 1.600 cây/ha.

Nếu là nhánh chiết nên đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán. Cắm cọc để buột thân cây cho gió khỏi lay làm đổ cây. Nếu là cây ghép xoay mắt ghép về hướng gió chính, lấp đất ngang cổ rễ hoặc cao hơn 1– 2 cm , tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá sâu.

Bón phân và chăm sóc

Vì mỗi năm cây Chanh không hạt cho ra trái 4 đến 5 lần nên việc xử lý ra trái vụ là không cần thiết mà cần nhất là phân bón cho đủ để cây ra hoa, nuôi trái, phát triển. Chú trọng nhất là lượng lân và Kali cho cây. Đây là 2 yếu tố liên quan đến sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra cần bón Canxin đều hàng tháng để quá trình vận chuyển và hấp thụ bên trong cây diễn ra thường xuyên và cũng là yếu tố hạn chế bệnh tật trong vườn.

Phòng và trị bệnh

Trong kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt đạt hiệu quả cao thì việc phòng bệnh cũng hết sức quan trọng. Để phòng bệnh một cách tốt nhất đó là tỉa cành. Đây là công đoạn ảnh hưởng đến năng suất và dịch bệnh trong vườn nên thường xuyên kiểm tra bấm bỏ những cành già, yếu, hướng nội. Đây là những cành kém phát triển nên sẽ là khâu yếu nhất để các bệnh trên thân xâm nhập mà điển hình nhất là sâu đục thân.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Quy trình nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm

Chuẩn bị ao nuôi

Diện tích ao nuôi tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở, tuy nhiên thích hợp nhất là khoảng 1.000 – 5.000 m2 vì nếu diện tích ao quá lớn thì rất khó quản lý. Độ sâu ao nuôi lớn  hơn 2 m, một số hộ nuôi có thể có thể tận dụng ao nuôi cá tra để nuôi nên độ sâu có thể lên đến 3,5 – 5 m. Trong ao, nên chuẩn bị 1 cái vèo có diện tích bằng khoảng 1/10 – 1/5 diện tích ao nuôi và đặt cách bờ khoảng 3 – 5 m, làm 1 cái cầu bằng gỗ để đi từ bờ ra vèo.

Sau khi đã chuẩn bị ao sạch sẽ thì cấp nước vào, bơm nước vào đầy ao qua lưới lọc để tránh cá tạp và địch hại vào ao ăn cá. Gây màu nước bằng hỗn hợp cám gạo (1 kg) + bột đậu nành (1 kg) hòa với nước ngâm qua đêm tạt đều cho 1.000 m². Ngày tạt 2 lần, tối ngâm thì sáng tạt, sáng ngâm thì chiều (16 – 17 h) tạt. Hoặc tạt trực tiếp xuống ao 2 kg thức ăn cá công nghiệp dạng bột cho 1.000 m2 ao.

Thả giống

Chọn con giống đồng đều về kích cỡ, khỏe mạnh, màu sắc sáng đẹp, thân hình cân đối, không mang các dấu hiệu nhiễm bệnh. Tốt hơn hết người dân nên chọn mua tại các cơ sở sản xuất uy tín.

cá lóc đầu nhím thương phẩm

Tùy thuộc vào kỹ thuật của người nuôi mà tiến hành nuôi với mật độ thưa hay dày. Thường cá lóc giống được bắt về có kích thước lồng 4 – 6 cm  và thả nuôi với mật độ 50 – 100 con/m2.

Giống được thả vào vèo, do giai đoạn này cá còn nhỏ mình nuôi trong vèo  dễ cho việc chăm sóc và quản lý hơn. Sau khi nuôi khoảng 2 tháng, cá đạt trong  lượng khoảng 100 – 180 g/con thì chúng ta tiến hành lọc lại cá và cho ra khỏi vèo, còn lại những con nhỏ quá mình có thể chuyển sang 1 ao nhỏ khác, làm thế này thì lúc thu hoạch cá của chúng ta sẽ đồng đều hơn.

Cho ăn

Hiện nay cá lóc nuôi cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp có hiện tượng phổ biến là cá bị gù dao động 4 – 40% (gồm cá bị gãy xương, gãy lưng), loại cá này giá bán thấp hơn so với cá bình thường khoảng 10.000 đồng/kg. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào nói về nguyên nhân cá bị gù. Tuy nhiên, đa số người dân nuôi cá lóc thì cho rằng là do dùng thức ăn công nghiệp. Do đó khi chọn thức ăn công nghiệp cho cá chúng ta phải cẩn trọng, phải chọn loại thức ăn có người nuôi đã từng dùng và tỉ lệ gù không quá 5% thì có thể chấp nhận được.

Một kinh nghiệm quan trọng để phòng bệnh gù là trong giai đoạn đầu từ khi thả giống đến giai đoạn 2 tháng chúng ta cho cá ăn hỗn hợp thức ăn công nghiệp và cá biển. Cách cho ăn là xay cá biển nhỏ trộn với thức ăn viên với tỷ lệ 4kg cá biển trộn với 1 kg thức ăn viên. Sau đó rải từ từ trên sàng ăn, ở đây chúng ta cho ăn theo nhu cầu của cá, khi nào thấy cá bắt mồi hơi yếu thì ta ngưng cho ăn là vừa, tránh để thức ăn dư gây ô nhiễm nguồn nước.

Sau 2 tháng nuôi nếu nguồn cá biển giá còn rẻ và có đủ nhân công để cho ăn thì chúng ta vẫn nên nuôi kết hợp 2 loại thức ăn này. Nếu không đáp ứng được điều kiện trên thì chúng ta chuyển cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp.

Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, mức độ sử dụng thức ăn để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Để duy trì chất lượng nước nuôi, khoảng 7 ngày chúng ta thay nước khoảng 20 – 30% hoặc cấp nước thêm cho ao. Định kỳ (10 ngày/lần) dùng vôi bột hòa với nước tạt đều khắp ao để diệt mầm bệnh, liều lượng từ 2 – 3 kg vôi bột/100 m2.

Thu hoạch

Sau khoảng 5 – 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân khoảng 400 – 600g/con chúng ta có thể thu hoạch, tỉ lệ sống trung bình đạt khảng  80%, đối với thức ăn công nghiệp hệ số chuyển đổi thức ăn FCR khoảng 1,2 – 1,4 kg thức ăn/kg cá cá tùy thuộc vào loại thức ăn và kỹ thuật của người nuôi.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá lóc

BỆNH XUẤT HUYẾT

Tác nhân gây bệnh :

-Do nhiều loài thuộc giống Aromonas, Pseudomonas … gây ra
-Dấu hiệu bệnh lý
-Xuất huyết da, nắp mang; đốm đỏ xuất hiện trên thân
-Xuất huyết hậu môn
-Góc vi, hàm dưới nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ
-Xoang bụng xuất huyết nội tạng

Điều kiện phát triển bệnh :

-Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn ương giống và nuôi thịt
– Bệnh phát triển trong điều kiện cá bị sốc và chuyển mùa, thời tiết bất lợi
– Môi trường ương nuôi nhiễm bẩn, nhiều khí độc, hàm lượng oxy thấp

Phòng bệnh :

– Chọn giống tốt, vận chuyển đúng cách tránh xay xát
-Ương nuôi ở mật độ vừa phải
-Tăng sức đề kháng định kỳ bổ sung khoáng VITALET-fish và FISH C, VB12, FOLIC
– Xử lý nước định kỳ 1L VBK/1200-1500m3 nước ao cá

Trị bệnh :

-Sử dụng (1kg NOROCINE+1kg VB-COTRIM)/10 tấn cá nuôi liên tục 5-7 ngày

BỆNH LỞ LOÉT

cá lóc bị lở loét

Trong mùa lũ, các ao, hồ nuôi cá thường tích tụ nhiều phù sa, nhiễm bẩn, mùn bã, rác và các chất thải làm ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn những mầm bệnh cho cá nuôi. Cá lóc nuôi trong mùa lũ thường hay xuất hiện các loại bệnh do các loại kí sinh như trùng bánh xe, sán lá đơn chủ, xuất huyết do nhiễm virus, đốm đỏ do vi khuẩn, bệnh do nhóm giáp xác gây ra. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất với cá lóc nuôi là bệnh ghẻ hay còn gọi là hội chứng lở loét. Bệnh lở loét xảy ra trên cá lóc nuôi không chỉ có ở nước ta mà còn có nhiều ở các nước Đông Nam Á, các nước trong khu vực Thái Bình Dương.

Nguyên nhân :

-Những tác nhân gây bệnh cho cá gồm virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng và các yếu tố môi trường. Nguyên nhân gây bệnh trước nhất là virus, nấm cũng được coi là yếu tố quan trong gây ra hội chứng lở loét. Có thể chúng cùng với các loại kí sinh trùng làm cá bị thương tổn tạo điều kiện cho các tác nhân chính gây bệnh cho cá.

-Ngoài các yếu tố môi trường như nhiệt độ thay đổi, môi trường nước quá dơ bẩn, sự ô nhiễm có thể gây sốc và làm cá nhiễm bệnh, nhiều quan điểm cho rằng nấm ký sinh trong nội tạng Aphanomyces được coi là tác nhân chính gây ra bệnh này. Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa mưa (tháng 10-12) và đầu mùa khô (tháng 1-2).

Đặc điểm nhận biết :

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là cá ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, nổi lờ đờ, da xám, có vết loét hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, vây và đuôi. Sau một thời gian bị bệnh cá kiệt sức và chết.

Quan sát bên ngoài cá thấy xuất hiện nhiều vết nhỏ màu xám hay đỏ. Mang, quanh mắt và da xuất huyết, toàn thân có màu xám tối. Thương tổn lan rộng thành những vết loét lớn trên vẩy, thân cá… Khi cá bệnh nặng sẽ thấy máu chảy ở hậu môn. Giải phẫu cá sẽ thấy bóng hơi xuất huyết và teo dần, gan thận cũng xuất huyết. Khoang bụng có dấu hiệu tích nước, có nhiều dịch nhờn và xuất huyết.

Phòng bệnh cho cá :

Phòng bệnh có tính chất quyết định đến kết quả nuôi, trong đó tẩy dọn ao, bể nuôi theo đúng qui trình kỹ thuật để diệt các tác nhân gây bệnh là rất quan trọng. Quản lý tốt môi trường nuôi, cung cấp nước nuôi cá bằng nước sạch. Ổn định môi trường, kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh bằng cách xử lý định kì 15 ngày/lần bằng dung dịch Vimekon (1g/1m3 nước). Tránh làm cá bị xây xát, không để cá bị nhiễm các loại bệnh ngoài da sẽ tạo điều kiện cho bệnh cá phát triển.

Cho cá ăn đủ thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao làm cá khỏe sẽ có sức đề kháng tốt. Thường xuyên trộn thức ăn với men tiêu hóa, vitaminC, premix.

Khoa Thủy sản (ĐH Cần Thơ) khuyến cáo cách phòng trị bệnh ghẻ cá, xử lý ao nuôi bằng vôi, giữ cho môi trường ổn định, dùng hóa chất formon và thuốc tím làm giảm bớt mật độ vi khuẩn và diệt nấm ký sinh trùng, dùng kháng sinh diệt vi khuẩn làm lành vết thương trên da cho cá.

Trị bệnh :

Khi cá có dấu hiệu bị bệnh cần thay 50% nước bằng nước sạch, vệ sinh xung quanh ao nuôi. Xử lý nước bằng Fresh Water với lượng 1 kg (650 gói A + 350 gói B) cho 1.000-1.500m3 nước. Trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho cá liên tục trong 7 ngày theo liều 250 g Desery + 50 ml Vime-Fenfish 2000 cho 1 tấn cá.

BỆNH TRẮNG DA

Triệu chứng :
– Đuôi cá xuất hiện vết trắng lan dần về phía  đầu , cá mất nhớt, bong da vây.

Trị bệnh :
– Hoà tan vôi bột : 5-10 kg/100 m2, tạt đều khắp ao : 2-3 lần /tuần.
– Bắt cá bệnh lên tắm thuốc Streptomycine (1 lọ/10 lít nước), tắm trong 30 phút .

BỆNH NẮM THỦY MI

Dấu hiệu bệnh lý :
Trên da xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có sợi nấm nhỏ, mềm, tua tủa như bông gòn. Sau vài ngày sợi nấm phát triển đan chéo vào nhau thánh túi trắng như baông có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Trị bệnh :
– Dùng Xanh metylen 2-3g/m3, liên tục tạt xuống ao 2-3 lần/tuần .
– Dùng thuốc tím 2-5 ppm tắm cho cá trong khỏang 10 phút.

BỆNH DO SÁN LÁ ĐƠN CHỦ : KÝ SINH Ở MANG VÀ DA

Triệu chứng : Mang bị viêm và sưng to, các tia mang bị đứt rời, mang tiết ra nhiều nhớt làm cho cá nghẹt thở và chết , cá thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước chảy.

Phòng bệnh :
– Cá giống trước khi thả nuôi tắm cho cá bằng nước muối 2-3% trong thời gian 10-15 phút.
– Thừơng xuyên thay nước ao, tránh thức ăn thừa gây bẩn.

Trị bệnh :
– Dùng muối liều lượng 0,5-1kg/100 lít nước (đối với cá  nhỏ), 3-4 kg/100 lít nước đối với cá lớn , tắm trong 15-30 phút.

BỆNH TRÙNG MỎ NEO

Dấu hiệu bệnh lý : Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt… của cá. Khi nhiễm bệnh cá kém ăn, gầy dần, xung quanh chỗ trùng bám bị viêm và xuất huyết. Bị bệnh trùng mỏ neo ký sinh là yếu tố đầu tiên dẫn đến bệnh nhiễm khuẩn .
    
Phòng trị bệnh :

– Dùng lá  xoan bó thành bó hoặc băm nhỏ thả  xuống ao với liều lượng 30 – 50 kg/1.000m2.
– Tắm cho cá bằng thuốc tím 10-25ppm trong 1 giờ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Lợi ích của việc trồng rau sạch trong vườn nhà

Lợi ích của việc trồng rau sạch trong vườn nhà, vườn nhà thường diện tích làm rau rất ít, song vườn nào cũng thu xếp tận dụng được đất để làm các loại rau.

Người có điều kiện đất đai, lao động, tiền vốn, và kỹ thuật thì làm được nhiều, có dư bán. Người chưa có điều kiện làm ít, làm rau ở vườn nhà rất thuận tiện, dễ làm và có nhiều lợi ích như sau:

vườn rau sạch tại nhà

1. Chủ động và tươi ngon:

Rau ở vườn nhà rất thuận tiện, dễ dàng cho sinh hoạt ăn uống hàng ngày của gia đình.

Vườn rau tốt nhiều chủng loại chủ động được rau ăn liên tiếp, không lỡ rau ăn, có dư thừa được bán cũng tốt.

Rau ăn không ngon, dinh dưỡng kém là do rau thu hái để qua đêm (một ngyà, có khi nhiều ngày). Các loại rau bằng quả lấy trước 2 – 3 ngày khi bán tới người mua, có khi 5 – 7 ngày rau bị hỏng. Rau có ở vườn nhà, bữa ăn nào, lúc đó hái, hái vào nấu ăn ngay nên rau tươi ngon, không hao hụt mất dinh dưỡng nhiều.

2. Giảm chi phí, tăng thu nhập

Có rau ở vườn nhà, sẵn thu hái, không tốn tiền mua rau đồng thời cũng tiết kiệm được tiền mua các thứ khác mà ta chưa cần lắm.

Tận dụng trồng được nhiều loại rau ở vườn nhà, thâm canh tốt không những được ăn mà còn được bán ít hay nhiều thêm thu nhập cho gia đình. Như vậy, có rau ỡ vườn, sẵn rau ăn, giảm được chỉ phí, mà còn có tiền tiêu do thu nhập từ nguồn rau ở vườn nhà.

3. Không mất công đi mua

Công việc làm ở nông thôn cũng như ở thành thị lúc nào cũng có việc ở nhà, ngoài vườn hay đồng ruộng. Thiếu rau phải đi mua nơi chợ, phố gần cũng 200 – 500m, xa tơi 3 – 4km, đã di không một buổi, một ngày cũng 3 – 4 tiếng đồng hồ là ít, nhất là thời gian cáy, gặt, trời mưa, trời gió, giá rét, hay nắng, tốn nhiều công sức.

Không có rau ở vườn nhà đi mua mất công sức như vậy, công sức để chăm sóc vườn (trong đó có rau) và các công việc khác hợp lý hơn.

4. Tận dụng được sức nhàn rỗi trong gia đình

Lao động là vốn quý, song công việc gieo trồng, cấy, chăm sóc, thu hái rau ở vườn nhà luôn luôn cần có, làm rau công việc nặng như : cuốc xới, bón phân, tưới nước, song cũng có nhiều công việc nhẹ nhàng, dễ làm như nhổ cỏ, bắt sâu, tia cây, châm sóc, thu hái, làm rau

lúc nào cũng thường xuyên có việc. Công việc như vậy lao động phụ, ông bà già, học Sinh… thì giờ sáng maí, buổi chiều, lúc hết giờ làm việc ở nhà máy, các cơ quan, những ngày chủ nhật, ngày nghi phép các lao động chính còn đang làm việc ở công sỡ, nhà máy, xí nghiệp, v.v… Các thởi gian đó không bỏ lãng phí sức lao động, công sức đó được tận dụng làm các đám rau ở nhà vườn rất tiên lợi.

Như vậy, rau ở vườn nhà tận dụng được nhiều thời gian lao động chính cũng như lao động phụ.

5. Tận dụng được đất đai, khoảng trồng. không gian

Đất ở vườn nhà ngoài đất ở, các công trình phụ, và các cây lưu niệm ăn quả, cây đặc sản quý khác. Đất ở vườn còn lại rất ít để dành trồng rau. Rau thường phải len lỏi, chỗ làm, tầng không gian, trồng rau leo giàn, trồng xen, trồng gối, sử dụng ánh sáng trực xạ, tán xạ, dưới bóng cây ăn quả, lựa chọn những giống rau thích hợp cho các nơi, tận dụng đất đai, ánh sáng trên.

 Trồng rau bằng chậu nhựa là một giải pháp hiệu quả.

Như vậy, rau ở vườn nhà tận dụng được đất, ánh sáng, khoảng không gian các lớp không khí trong vườn, để gieo trồng tạo ra nguồn rau sạch cho gia đình và xã hội.

6. Ít tốn kém, dễ làm:

Rau ở vườn nhà rất thuận lợi cho lao động chính, phụ nhất là thời gian nông nhàn, đủ điểu kiện tích cực tham gia, tiết kiệm được thời gian, tận dụng được đất đai, ánh sáng, một bông bầu chỉ chiếm 1 – 2m đất, rau ngót, mùi tầu, lá lốt dưới tán thưa của cây ăn quả.

Vốn bỏ ra không nhiều như hom rau ngót, các giống cây gia vị hạt bầu, bí mướp, nếu trồng từ 2 – 4 bông chỉ cần độ 10 hạt, 10 cây là đủ. Nhiều giống tự để, làm, bảo quân là có niếu thiếu. Có giống đi xin cũng được như hạt mướp, hạt đậu ván. Giống dễ dàng như vậy không tổn kém mà kết quả lại cao.

Như  vậy, rau ở vườn nhà tận dụng được thời gian, khoảng trống, không gian, tiết kiệm được đất đai, đầu tư ít, không tốn kém mấy.

7. Tạo cho môi trường sạch, đẹp:

Các cây xanh xung  quanh nhà hút CÒ, thải oxi trong đó có rau làm cho bầu không khí quanh nhà trong lành.

Làm sạch rau: vườn sạch, ít sâu bọ, ruồi muỗi ít, vườn đẹp, tạo cho các thành viên trong gia đình thoải mái, thở không khí trong sạch, nên bảo đảm được sức khỏe.

Giàn bầu, giàn mướp xây quả, đám rau gia vị gần bếpm bờ giếng xanh đẹp, là cảnh vườn đẹp, tô đẹp cành nhà.

8. Đảm bảo rau an toàn, dinh dưỡng cao:

Rau ở vườn nhà là do các thành viên trong gia đình trực tiếp làm lấy: gieo, cấy, xới, xáo, bắt sâu, chăm bón tưới, không bón phân tươi, không phun thuốc sâu độc hại hay thuốc kích thích. Do đó không nghi ngờ rau có thuốc độc trừ sâum hoặc các loại thuốc khác, khi sử dụng không băn khoăn, nghi ngờ, lo lắng. Rau ở vườn nhà có nhiều dinh dưỡng như: đạm, chất béo, vitamin và các loại chất khoáng như Fe, Cu, Bo… Hàng ngày đều ăn rau, ăn đủ số lượng là chống được suy dinh dưỡng trực tiếp cho từng thành viên trong gia đình.

Như vậy rau tại vườn nhà sử dụng ăn rất yên tâm là điều kện trực tiếp chống suy dinh dưỡng cho gia đình.

9. Rau ở vườn nhà cũng là vị thuốc phòng và chữa bệnh cho gia đình:

Các loại rau trong vườn có nhiều cây, cá bộ phận như lá, quả, hạt, rễ, vỏ (hạt ầu lào, hoa kinh giới, gừng chữa ho, mô lông phối hợp với trứng gà chữa bệnh kiết lỵ, diếp cá hạ nóng…) Đa phần loại rau gia vị là các vị thuốc kết hợp với các loại khác chữa bệnh có hiệu nghiệm.

Rau ở vườn nhà sử dụng vào các bữa ăn hằng ngày. Khi có bệnh sử dụng làm vị thuốc để phòng, chữa bệnh rau diếp cá là một trong những loại cây rau có khả năng chữa bệnh.

Thiêu rau sạch là thiếu nguồn dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình, là thiếu nguồn thu nhập và không tận dụng được đất đai, lao động, lãng phí về sử dụng tầng không gian, ánh sáng không khí trong vườn, chưa sử dụng hết thời gian nông nhàn.

Thuận lợi, làm rau dễ dàng và lợi ích làm rau sạch nhiều dinh dưỡng ở vườn nhà là như vậy.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kĩ thuật nuôi cua đồng trong ruộng

  1. Chuẩn bị ruộng nuôi
    – Chọn ruộng nuôi: địa thế ruộng bằng phẳng, giữ nước tốt, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận lợi, chất nước không bị ô nhiễm, chất đất là loại đất thịt.
    – Diện tích mỗi ruộng từ 1/3 ha đến 2/3 ha là vừa, nhỏ quá chất nước không ổn định, lớn quá khó quản lý.
    – Đào mương nuôi tạm ở góc ruộng hoặc ở ria ruộng, rộng 4-6 m, sâu 1-1,5 m, diện tích khoảng 3—5% diện tích ruộng.
    – Đào mương bao quanh và mương giữa. Mương bao quanh chân bờ về phí trong 1m, sâu 0,8-1,0m, rộng 3-5m. Nếu ruộng rộng, đào thêm ở giữa ruộng hình chữ “+” hoặc “#” rộng 1-1,5m, sâu 0,5-0,8m. Tổng diện tích cả 3 loại mương chiếm khoảng 15-20% diện tích đất ruộng.-  Lấy đất đào mương để đắp bờ ruộng cho cao và to ra. Chú ý nện đất chặt để nước bị rò rỉ. Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng săm hoặc lưới thích hợp, nền cống phải đầm chặt.

    – Đặt lưới chắn xung quanh ruộng. Nếu lưới bằng nilon mỏng thì phải đóng cọc cao hơn mặt bờ 40-50cm, lấy dây thép buộc nối các đầu cọc với nhau, gấp đôi tấm nilon lên dây thép cho rủ xuống đất thành 2 lớp rồi vùi sâu trong đất bờ từ 15-20cm. Nếu chắn bằng tấm nhựa hoặc fibroximăng… thì chỉ cần vùi xuống đất 15-20 cm, đầu trên cao hơn mặt đất ít nhất là 40cm, bốn góc lượn hình cung.

    – Dùng vôi sống hàm lượng 75-105 kg/1000m2 hoà nước té đều khắp mương.

    – Trồng các loại cỏ nước phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo tấm, rau dừa nước, bèo cái…khoảng 1/3 mặt nước.

    2. Thả giống


    cua đồng khi thu hoạch

    thời gian thả giống cua là từ khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.-     Con giống yêu cầu khoẻ mạnh, không thương tật.-     Mật độ: nếu cỡ giống là 100 -150 con/kg thì mật độ thả là 750con/1000m2; hoặc nếu cỡ giống là 300-600 con/g thì thả 1800 con/1000m2.-     Cần thả giống vào mương nuôi tạm trước khi cấy lúa để kéo dài thời gian sinh trưởng của cua. Lúc cấy xong đợi đến thời kỳ lúa con gái thì tăng nước lên ruộng lúa để cua lên ruộng ăn.

    3. Cho ăn

    –     Thức ăn: Cua là động vật ăn tạp thiên về thức ăn động vật. Chúng thích ăn thịt các loại nhuyễn thể như trai, ốc, hến, cá tạp. Nếu thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Thức ăn nuôi cua thường được khai thác tại chỗ. Trước khi thả giống, nên bón phân lót ở ven mương với lượng 300-450 kg/1000m2 để động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua con. Từ tháng thứ 4 nên thả ốc giống vào ruộng (450-600kg/1000m2 hoặc thả tôm ôm trứng để sinh sản thành tôm con làm thức ăn cho cua cỡ lớn hơn. Ngoài ra có thể dùng các loại thức ăn đã chế biến dạng hạt vừa có dinh dưỡng cao. Nếu có điều kiện thì tận dụng cá tạp và phế thải động vật để giảm giá thành.

    –     Cho ăn:

    Căn cứ vào mùa vụ, nhiệt độ nước và giai đoạn sinh trưởng của cua để cho ăn hợp lý.

    Từ tháng 3 đến tháng 5, cua chủ yếu ăn thức ăn tinh. Thức ăn nên làm thành các nắm bột nhão nhỏ. Lượng thức ăn từ 20-30% trọng lượng cua.

    Từ tháng 6 đến tháng 9, cua ăn khoẻ, mau lớn nên cần cho ăn thêm rong cỏ, khoai sắn, bổ sung thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế từ cá tạp.

    Từ tháng 10 trở đi, cần tăng thêm thức ăn từ động vật. Lượng thức ăn từ 7-10% trọng lượng cua.

    Mỗi ngày cho cua ăn 2 lần, buổi sáng sớm và chiều tối. sáng cho ăn từ 20-40%, chiều cho ăn chính là 60-80% tổng lượng thức ăn hàng ngày.

    Cần đặt sàng ăn tại 1 số điểm trong mương để kiểm tra lượng thức ăn của cua. Căn cứ vào thưòi tiết, nhiệt độ, tình hình ăn mồi của cua để điều tiết lượng thức ăn hàng ngày

    4. Chăm sóc

    Nước trong ruộng luôn phải dảm bảo sâu từ 5-10 cm. Nước quá béo thì phải thay nước. Từ tháng 6 đến tháng 9, cứ 2 ngày thay nước 1 lần, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 10 trở đi mỗi tuần thay nước 1 lần. Mỗi lần thay từ ¼-1/3 lượng nước ruộng

    Định kỳ bón vôi để bổ sung lượng vôi trong nước, thường từ 15-20 ngày/lần, lượng vôi sống 22kg/1000m2.

    Chú ý điều chỉnh lượng cỏ nước ở mật độ nhất định.

    Định kỳ kiểm tra mương để phát hiện địch hại gây bệnh, dọn dẹp thức ăn thừa, xác cua chết, đảm bảo nước trong sạch.

    5. Thu hoạch

    Thời điểm thu hoạch chủ yếu là vào tháng 10. Tuy nhiên nên thu tỉa cua lớn trước, giữ cua nhỏ lại nuôi tiếp.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các loài thiên địch có lợi cho lúa

Việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật hóa học quá nhiều để phòng chống sâu bệnh đã dẫn đến tiêu diệt nhiều loài thiên địch có lợi trong việc diệt sâu bệnh trên lúa. Dưới đây là một số loài thiên địch có lợi mà bà con nông dân cần biết.

1. Kiến ba khoang:

Tên khoa học là Coleoptera, có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành một khoang đen. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, các đống rơm rạ mục ngoài ruộng; làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, chúng tìm đến, chui vào những tổ sâu, ăn thịt từng con. Trung bình mỗi con kiến ba khoang có thể ăn từ 3 – 5 con sâu non/ngày. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm cho số lượng sâu hại giảm đáng kể và bảo vệ lúa không bị phá hại, giúp nông dân giảm dùng thuốc hóa học, giảm chi phí, bảo vệ môi trường.

2. Nhện nước:

nhện nước ở đồng ruộng

Tên khoa học là Lycosa psseudoannulata, có 8 chân cao như gọng vó, trên lưng có màu xám hoặc xanh đen, có hình cái nĩa màu trắng trên lưng. Nhện nước làm tổ trong những đám cỏ, rơm rạ mục trong ruộng lúa ngập nước hay ruộng cạn. Khi ruộng lúa xuất hiện bướm sâu đục thân, sâu cuốn lá hoặc rầy nâu, chúng tìm đến dùng vòi hút chất dinh dưỡng bên trong con mồi. Gặp trứng rầy nâu, chúng ăn từ 5 – 15 trứng/ngày. Mật độ nhện nước càng tăng khi số sâu hại tăng, từ đó khống chế sâu hại không tăng quá lớn để phá hại cây trồng.

3. Bọ đuôi kìm:

Tên khoa học là Eborellia, có màu đen bóng, giữa các đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu râu. Chúng thường sống ở những ruộng khô và làm tổ dưới gốc cây lúa. Mỗi con cái đẻ 200 – 350 trứng. Bọ đuôi kìm chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Chúng chui vào các rãnh do sâu đục thân khoét để tìm sâu non hoặc trèo lên lá tìm sâu cuốn lá, có thể ăn 20 – 30 con mồi/ngày.

4. Bọ xít mù xanh:

Tên khoa học là Cytorbinus, có màu xanh và đen, thường đẻ trứng vào mô thực vật, sau 2 – 3 tuần sẽ trưởng thành và có thể sinh sản từ 10 – 20 con non. Chúng thích ăn trứng và sâu non của các loài rầy. Bọ xít mù xanh tìm trứng rầy ở bẹ lá và thân, dùng vòi nhọn hút kho trứng. Mỗi con ăn hết 7 – 10 trứng/ngày hay 1 – 5 con bọ rầy/ngày.

5. Bọ xít nước:

Tên khoa học là Veliide, là loài bọ xít nhỏ, có vạch trên lưng, có nhiều trên ruộng lúa nước. Đối tượng của chúng là những rầy non. Chúng ăn rầy non rơi xuống nước. Mỗi con bọ xít nước ăn từ 4 – 7 con bọ rầy/ngày.

6. Bọ rùa đỏ:

Tên khoa học là Micraspissp, có hình ô van, màu đỏ nhạt hoặc tươi. Bọ rùa đỏ hoạt động vào ban ngày, trên ngọn cây lúa, tìm ăn bọ rầy, sâu non và trứng rầy.

Kỹ thuật trồng cây bơ cho giá trị dinh dưỡng cao

So với các loại cây ăn quả khác, bơ có kĩ thuật trồng khá dễ, khả năng thích nghi rộng, chống chịu khá với các bất lợi của môi trường như hạn hán, gió, đất nghèo dinh dưỡng. Ngoài đem lại giá trị về dinh dưỡng, bơ còn là một loại trái cây khá an toàn, do có vỏ dày nên hạn chế được các loài sâu hay côn trùng chích hút, thuốc bảo vệ thực vật rất ít được dùng cho cây bơ.

Kỹ thuật trồng cây bơ

Cây bơ trồng được ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan. Địa hình đất trồng bơ bắt buột phải thoát nước tốt, đây là lý do miền Tây Nam bộ khó phát triển được bơ. Độ pH đất đạt yêu cầu từ 5 – 6 trên đất cà phê cần bổ sung vôi. Ở vùng đất quá dốc, người trồng cần thiết kế theo đường đồng mức, tạo băng để hạn chế xói mòn đất.

Cây bơ trồng từ hạt phân ly rất lớn trên nhiều tính trạng và chất lượng quả nên người dân phải trồng cây ghép đúng giống tốt, cây sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh, năng suất đạt cao, dạng quả và chất lượng quả đảm bảo. Nếu làm được điều này thì sản phẩm của bà con sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và phù hợp một số tiêu chuẩn xuất khẩu.

cây bơ trồng đúng kĩ thuật năng suất cao

Mật độ, cách trồng

Trong điều kiện trồng thuần bơ, người trồng nên thiết kế khoảng cách 8m x 7m hoặc 9m x 6m giữa các cây, trồng xen kết hợp che bóng, chắn gió cho cà phê thiết kế 9m x 9m hoặc 9m x 12m. Đối với vườn trồng mới cà phê, người nông dân nên hạn chế trồng xen bơ ở khoảng trống.

Hố đào cần có kích thước 60 x 60 x 60cm, lượng phân bón lót mỗi hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai (bổ sung men vi sinh), 0,5kg lân Ninh Bình và cần được rải 0,3 -0,5kg vôi. Bà con nông dân nên dùng dao rạch vòng tròn, bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5 cm có ngọn quay về hướng gió và lấp đất ½ bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất, nên xen kẽ các giống nhóm hoa A, B. Bơ mới trồng rất cần được che nắng, cắm cọc.

Phân bón

Cây con nên bón 4 -5 lần/năm, lượng bón tùy tuổi cây. Khi bắt đầu cho quả, cây có nhu cầu phân Kali cao hơn và lượng bón nên được ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn sinh trưởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây cà phê nên cần có chế độ dinh dưỡng cân đối theo tuổi và giai đọan. Người chăm cây cần bổ sung vôi và phân hữu cơ, bổ sung phân qua lá như: phân bón lá cao cấp Alpha Super, Antonic; dùng Grow More trước và sau bón lần 4.

Tỉa cành tạo tán

Người nông dân cần tiến hành tỉa lá từ 2 -3 lần/năm hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn. Ngoài ra, bà con nên bỏ hoa ra trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Khi cây còn nhỏ, chưa ổn định, điều kiện chăm kém, thiếu nước, tỉa không hợp lý sẽ khiến cây ra lệch mùa so với đặc tính giống.

Tưới và tủ gốc

Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng người trồng nên tưới nhiều lần. Bà con có thể  tưới 10-15 ngày/lần trong mùa khô kết hợp ủ gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp bón 2 lần phân trong mùa khô. Việc tưới quá đẫm, sau đó để đất khô nứt sẽ làm cây bị đứt rễ non, không phát triển hoặc chết.

Phòng trừ sâu, bệnh

Ở cây bơ nên được quản lý theo hướng IPM (hạn chế dùng thuốc BVTV). Người trồng cây nên tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, hạn chế ẩm ướt và phun thuốc phòng trị cục bộ trong vườn.

Bệnh thối rễ, nứt thân do nấm Phytophthrora cinamoni. Cây bị bệnh thường có tán lá xơ xác, lá đổi sang màu xanh nhạt rồi rụng, cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Người nông dân cần tránh ẩm ướt liên tục ở vùng rễ, phát hiện sớm những vết nứt dọc, xì mũ trên thân và thâm đen trong mạch gỗ.

Bệnh khô cành do nấm Colletotrichum cloeosporiodes, làm cành khô chết, làm trái bị nhũn (thường là ở phần cuối trái). Ngoài ra, bệnh còn do nắng nóng rọi trực tiếp trong thời gian dài, trường hợp này xuất hiện rất phổ biến ở những cây mới trồng ít lá.

Bệnh trên quả già : Nấm bệnh xâm nhập từ khi quả đang phát triển (đường kính 1-3cm) tạo ra các điểm đen nhỏ trên vỏ quả, ở các giống bơ Sáp nhìn khá rõ vào thời điểm sắp thu hoạch. Chúng có những vết nứt nhỏ, hình dấu cộng trên vỏ quả, các điểm đen này nứt và tách ra, làm giảm mẫu mã và giá bán.

Sâu hại phổ biến

Côn trùng hại rễ gồm các đối tượng thường thấy như mối, sùng, dế, kiến, đặc biệt là rệp sáp, tập trung ở tầng đất từ 0 – 50cm, cây bị bệnh có lá vàng nhạt, cây suy yếu và dễ chết.

Bọ xít: Gồm 2-3 loài, chích hút nhựa đọt non, lá non làm héo và chùm đọt, đặc biệt là trái non, tạo ra các chấm đen trên vỏ quả và nhiều hạt chai cứng trong thịt quả, với mật số cao sẽ làm rụng nhiều quả. Đây cũng là cửa ngõ xâm nhập của nhiều loại nấm bệnh, làm giảm rất rõ năng suất và chất lượng quả.

Mọt đục thân cành: Xuất hiện khá phổ biến trên các vườn bơ, tạo nhiều lổ đục nhỏ trên thân, cành (khác với sâu đục cành) với lớp phấn trắng ở lỗ đục (có thể là nấm) xuất hiện từ giữa mùa mưa khá rộ đến giữa mùa khô, lổ đục tuy nhỏ và đường đục ngắn nhưng làm giảm quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và làm cành dễ gãy.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách trồng cây cà tím cho năng suất, chất lượng cao

Cà tím là một loại rau quả thông dụng có kĩ thuật trồng khá đơn giản, được trồng để lấy quả lớn có màu tím hay trắng, mọc rủ xuống. Cây cà tím (tên khoa học: Solanum melongena) là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, ở Việt Nam, chúng được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Loài thực vật này có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka.

trồng cà tím trong thùng xốp

Thời vụ trồng chủ yếu là vụ đông xuân, người dân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Vụ hè thu từ tháng 4 – 7, bà con nên tránh trồng cà vào tháng 5, 6 vì thường bị sâu đục quả gây hại nặng. Vụ đông xuân, người trồng không nên gieo trồng vào tháng 12 và tháng 1 vì cũng rất dễ bị sâu đục quả gây hại khi thu hoạch.

Yêu cầu khi làm đất

Đất trồng cà tím đòi hỏi phải tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nước. Người dân nên phơi ải đất vài tuần trước khi trồng. Đất cần được xử lý bằng vôi và tro bếp với lượng 50kg vôi + 60kg tro bếp cho 1.000m2.

Liếp ươm cũng như liếp trồng cần được vun cao 20 – 25cm, tuy nhiên, vụ đông xuân không cần lên liếp. Bà con không nên trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng một nền đất và không được trồng trên đất đã trồng các loại cây như: ớt, cà chua, thuốc lá…, nên luân canh với các loại cây họ khác.

Khoảng cách trồng

Trên liếp ươm, người trồng nên gieo hàng với khoảng cách 4 x 4cm; ở liếp trồng 2 hàng cách nhau 79-80cm, cây cách cây 60cm. Mùa mưa, bà con có thể trồng thưa hơn hoặc trồng xen với tỏi hoặc các loại rau khác họ ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím.

Bón phân (lượng bón cho 1.000m2) bao gồm bón lót (hỗn hợp phân chuồng hoai mục 3-4 tấn, super lân 35-40kg, bổ sung thêm urê 5-6kg, clorua kali (KCl) 3-4kg, bánh dầu 12-13kg) và bón thúc ( lần 1nên được tiến hành từ 7-8 ngày sau khi trồng: phân urê 5-6kg, KCl 3-4kg, bánh dầu 20 – 25kg; lần 2 vào khoảng 25-30 ngày sau khi trồng: urê 7 – 8kg, KCl 4-5kg; lần 3 diễn ra từ 45-50 ngày sau khi trồng: urê 8-10kg, KCl 5-6kg, bánh dầu 25-30kg). Người dân nên bón thúc thêm vào sau thu hoạch đợt quả đầu tiên: urê 5kg, KCl 5kg và bánh dầu.

Phòng trừ sâu bệnh

Cà tím thường bị các loại sâu bệnh hại chính sau đây: sâu đục trái, rầy xanh, rầy trắng, bọ trĩ, sâu đo xanh, bệnh héo xanh, phấn trắng, thối trái… Người trồng cần áp dụngmột số  biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh với cây trồng khác họ cà.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam