Quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hồ tiêu

 

Thời gian gần đây, giá hồ tiêu ở VN tăng cao khiến nông dân các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kom Tum… mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh tăng năng suất. Tuy nhiên, do phát triển tự phát, thiếu quy hoạch và hạn chế về quy trình chăm sóc khiến dịch hại trên cây tiêu ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm ngày càng phổ biến và đang trở thành mối đe dọa trực tiếp đến nguồn thu nhập của nhiều hộ nông dân. Đáng báo động, để phòng trừ và ngăn ngừa dịch bệnh này, rất nhiều nông dân đã tự ý sử dụng đủ loại thuốc BVTV hóa học, dẫn đến làm suy thoái đất trồng, ô nhiễm đất và nước, nhưng hiệu quả quản lý dịch hại và kinh tế không cao.

Thuốc trừ bệnh Hồ tiêu

Nhận thấy tác hại của thuốc hóa học, gần đây, nhiều hộ trồng tiêu ở Tây Nguyên đã có ý thức về việc sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học để thay thế, trong đó phổ biến là sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học BIOBUS 1.00WP (Trichoderma viride 1%) để phòng trị, quản lý dịch bệnh chết nhanh, chết chậm.

Cụ thể, thuốc trừ bệnh sinh học BIOBUS 1.00WP có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm gây bệnh khác, giết nhiều loài nấm gây thối rễ (tác nhân gây nên bệnh chết nhanh, chết chậm) như Phitophthora, Pythium, Fusarium…

Cơ chế trừ bệnh của Trichoderma viride (BIOBUS 1.00WP) cụ thể như sau: Nó tiết ra một enzyme làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại và biến nó thành thức ăn, tạo nên những hữu cơ có lợi. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loài nấm gây thối rễ. Nó còn giúp tái tạo, phục hồi các rễ bị tổn thương do tuyến trùng hoăc rệp sáp gây ra, tạo ra chất có hoạt tính tương tự như “thuốc kháng sinh” kìm hãm sự tăng trưởng của tác nhân gây bệnh. Đồng thời nó giống như một dạng “ký sinh” có tác dụng giết chết các loài gây bệnh, tiết ra các enzyme phân huỷ chúng.

Ngoài ra, BIOBUS 1.00WP còn giúp ủ phân hữu cơ mau hoai mục, tăng sinh khối vi sinh vật có lợi; bảo vệ cây khỏi tác nhân gây bệnh; giảm thiểu thuốc hóa học để trừ sâu bệnh; giảm lượng phân hoá học; giảm ô nhiễm môi trường; giúp đất tơi xốp, hạn chế cỏ dại…

Cách sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học BIOBUS 1.00WP: Bà con pha một gói loại 20 gr với 16 lít nước, sau đó phun ướt đẫm đều cho tất cả các bộ phận của cây trồng hoặc sục gốc hồ tiêu. Tiến hành hòa tưới hoặc sục gốc, phun trên cây khi trời mát không mưa, mỗi lần cách nhau 3 – 4 ngày và áp dụng 2 – 3 lần liên tục (nhưng tốt nhất xử lý vào đầu, giữa và cuối mùa mưa, không nên phối trộn với thuốc BVTV hóa học khác và độ pH đất từ 6-7 để phòng trừ bệnh đạt hiệu cao hơn).

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Vai trò của vi sinh vật đối kháng

Hướng phòng trừ bệnh sinh học đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và cho ra các chế phẩm sinh học có nhiều triển vọng.

Đây là một trong những phương pháp phòng chống có hiệu quả khả quan. Hiện nay, để phòng trừ các loại nấm gây bệnh hại cây trồng, giúp cây trồng phát triển tốt hơn, làm cho tác nhân gây bệnh không kháng thuốc, an toàn với môi trường sinh thái, phù hợp với xu hướng an toàn nông nghiệp hiện nay. Tìm ra các chủng vi sinh vật có khả năng kháng nấm bệnh là biện pháp phổ biến của công tác phòng trừ sinh học. Cơ chế đối kháng với vi sinh vật gây bệnh là chủng vi sinh vật có thể tiết ra chất kháng sinh, cạnh tranh về dinh dưỡng hoặc tấn công trực tiếp lên tơ nấm gây bệnh, hay tiết ra những chất kích thích sinh trưởng giúp cho cây trồng tăng khả năng kháng bệnh.

Bacillus là một tác nhân sinh học đầy tiềm năng trong việc phòng trừ bệnh hại cây trồng. Chúng có khả năng đối kháng các loại vi nấm gây bệnh với phổ tác động rộng, không gây hại cho con người và cây trồng. Mặt khác, Bacillus còn tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ khó phân hủy thành những chất hữu cơ đơn giản cho cây trồng dễ sử dụng, giúp cải tạo đất, khống chế và tiêu diệt một số loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng bởi các chức năng sinh học chuyên biệt của chúng. Vi khuẩn Bacillus subtilis nằm trong nhóm vi khuẩn có khả năng đối kháng với một số nấm gây bệnh cho cây. Trong các vi sinh vật đối kháng, vi khuẩn Bacillus được chứng minh có khả năng đối kháng với nhiều loại nấm như: Rhizoctonia, Sclerotinia, Fusarium, Pythium và Phytopthora và một số vi khuẩn khác nhờ vào khả năng sinh ra các chất kháng sinh (Lê Đức Mạnh và ctv, 2003; Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thu Hoa, 2005; Nguyễn Xuân Thành và ctv 2003, Võ Thị Thứ, 1996).

Bacillus subtilis

Trichoderma là một loại vi nấm được phân lập từ đất, thường hiện diện ở vùng xung quanh hệ thống của rễ cây. Đây là loại nấm hoại sinh có khả năng ký sinh và đối kháng trên nhiều loại nấm bệnh cây trồng. Nhờ vậy, nhiều loài Trichoderma spp. đã được nghiên cứu như là một tác nhân phòng trừ sinh học và đã được thương mại hóa thành thuốc trừ bệnh sinh học, phân sinh học và chất cải tạo đất (Harman & ctv, 2004). Có khả năng phòng trị, cạnh tranh hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh giúp cải thiện sức khỏe của cây; Kích thích sự phát triển của rễ nhờ tiết ra các chất điều hòa sinh trưởng. Tính đối kháng với các nấm hại này bằng cách cạnh tranh dinh dưỡng, ký sinh với nấm hại hoặc tiết kháng sinh, enzyme phân hủy vách tế bào nấm gây bệnh cây trồng. Cơ chế tác động chính của nấm Trichoderma là ký sinh và tiết ra các kháng sinh trên các loài nấm gây bệnh. Ngoài hiệu quả trực tiếp trên các tác nhân gây bệnh cây, nhiều loài Trichoderma còn định cư ở bề mặt rễ cây giúp thay đổi khả năng biến duỡng của cây, nhiều dòng nấm đã kích thích sự tăng trưởng của cây, gia tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cải thiện năng suất cây và giúp cây kháng được bệnh

Trichoderma harzianum

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hé lộ cách trồng rau mầm cải bông xanh đẹp và giá trị kinh tế

Cách trồng mầm cải bông xanh hoàn thiện nhờ 3 lưu ý nhỏ.

Cải bông xanh được giới ẩm thực đánh giá cao về nét đẹp tinh tế, sang trọng. Điều đó vẫn chưa là gì so với giá trị dinh dưỡng mà nó cung cấp. Nếu đã từng tìm hiểu về rau mầm hẳn bạn sẽ biết đây là loại có giá trị cao nhất trong họ cải. Vượt lên cải ngọt, cải bẹ xanh, … cải bông xanh cung cấp 1 nguồn dinh dưỡng dồi dào chống ung thư, hạn chế sự lão hóa.

     Hướng dẫn trồng rau mầm cải bông xanh

  1. Mật độ khó khăn:  bông xanh có 1 yêu cầu vô cùng khắt khe về mật độ. Bạn không được gieo hạt quá khít mà cũng không quá xa. Khoảng cách tốt nhất giữa các hạt là 1-1.5mm. Để canh được khoảng cách này, bạn nên phủ 1 lớp khăn giấy ăn loại 2 lớp lên bề mặt giá thể. Giá thể cần được san phẳng, ếm nhẹ để hạn chế sự lồi lõm. Khi bạn rải hạt lên, bề mặt phẳng hạn chế hạt lăn vào nơi trũng. Sau đó bạn dùng tay di di để khoảng cách được như ý.
  2. Tưới tiêu hạn chế: với loại cải bông xanh, bạn cần tưới 1 ngày 3 lần để đủ mát cho cây mầm. Khi tưới bạn cần tưới viền xung quanh rổ nhiều hơn phần bên trong. Không tưới trực tiếp trên lá. Lượng nước tưới không nhiều như các loại mầm khác. Bạn có thể phun sương tầm 20 giây cho mỗi lần tưới. Ngoài ra, bạn có thể đậy kín rổ để hạn chế ánh sáng và sự thoát hơi nước. Điều này hạn chế số lần tưới. Đôi khi bạn k cần tưới trong 1-2 ngày vẫn không sao. Bạn chỉ tưới khi thấy bề mặt giá thể hơi khô. Trồng tối hoàn toàn trong 3-4 ngày để cây đạt độ cao lý tưởng 8-10cm. Sau đó thì mở miếng đậy, tưới lâu hơn chút vì bề mặt giá thể sẽ mau khô thoáng. Mở miếng đậy khi cây đạt chiều cao thì cây sẽ quang hợp và phát triển chiều cao. Lá xanh mỡ màng, thân non hơn do chồi vượt khi các tế bào còn non.
  3. Hoàn toàn không được chạm tay vào rau là cách trồng rau mầm cải bông xanh đúng. Vì cải bông xanh thuộc loại rau mầm nhỏ. Thân mảnh như sợi chỉ, chiều cao 8-10cm , lá hình cánh bướm ngang 1cm, dọc 1cm. Cực kỳ ngon, có mùi thơm nhẹ, thân mềm. Do quá mỏng manh nên khi trồng, mật độ thưa cây yếu không tự đứng được. Quá dày cây chen chút khiến nhiều hạt không nảy mầm được, dễ thối úng phần giữa khay. Trong suốt quá trình trồng bạn không được chạm tay vào rau vì rất dễ giập úng. Hạn chế tối đa việc di dời vì cây rất nhạy cảm với môi trường xung quanh.

Lưu ý: Cách trồng rau mầm cải bông xanh theo phương pháp này không có ngâm hay ủ hạt.

Một số loại cải khác có cách trồng tương tự như cải bẹ xanh, cải ngọt, xà lách…
Không dằn đè, hầu như cải bông xanh lên khá đồng đều.

Cần trồng trong khay cao 10cm trở lên để cây tựa vào thành rổ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nha đam

Tác dụng chữa bệnh của nha đam

  1. Thanh nhiệt: Nha đam là liều thuốc tự nhiên để giải độc cho cơ thể. Nếu lịch học và làm việc khiến bạn phải kết thân một cách bất đắc dĩ với những hàng quán bán thức ăn ngoài đường hay những tiệm fast food thì bạn nên bổ sung nước hoặc chè nha đam đậu xanh vào thực đơn hàng tuần của bạn.
  2. Hỗ trợ tiêu hóa: Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh phải đảm bảo nhiệm vụ hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng từ các món ăn mà teen măm vào mỗi ngày.

Nha đam nấu chung với đậu xanh sẽ là món chè giải nhiệt hoàn hảo, giúp thải độc tố trong cơ thể, đồng thời làm mát và dịu da. Bạn có thể dùng món chè này như một phương thuốc làm đẹp da vừa công hiệu lại cực kì…ngon!

  1. Tăng cường sức đề kháng:Uống nước nha đam thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì mức cân nặng khoẻ mạnh, đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Nha đam không hề làm bạn béo lên mà lại giúp bạn duy trì nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động. Chăm sóc da:Chất nhầy trong gel (phần thịt) của nha đam có khả năng thấm ướt, tạo độ ẩm cho da, giúp da dễ đàn hồi và giảm các nếp nhăn. Gel của chúng còn có tác dụng kích thích sự tổng hợp các collagen và sợi elastin, giúp ngăn chặn sự hủy hoại của da khi bị lão hóa. Trong quá trình chăm sóc da, chất gel này có tác dụng se lỗ chân lông, giảm mụn một cách hiệu quả.

Trong dân gian, nha đam là phương thuốc làm lành da tự nhiên rất hữu hiệu. Khi thoa một lớp gel lên da, các vết thương do bị bỏng, phồng rộp, côn trùng cắn và mẩn ngứa sẽ nhanh chóng được hồi phục.

Nếu bạn phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, da sẽ trở nên bỏng rát, khó chịu. Chỉ với một chút dịch của lô hội sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại cảm giác mát mẻ cho làn da.

  1. Chống mỏi mắt: Nếu mắt của bạn mỏi, có quầng thâm, mi mắt nặng, hãy sử dụng lô hội để chữa trị. Rất đơn giản, dùng một nhánh lô hội, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài rồi đắp phần thịt lên mắt, nằm thư giãn trong vòng 15 phút.

Dịch trong lá của lô hội có tác dụng làm mắt dịu mát, dễ chịu. Sau một thời gian, vùng thâm quanh mắt sẽ giảm hẳn. Bạn nên sử dụng chất gel này mỗi tối trước khi đi ngủ để chống mệt mỏi cho vùng mắt.

  1. Tác dụng kháng khuẩn:Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh gel nha đam có tính sát khuẩn và gây tê. Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu. Làm êm dịu vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích. Nhũ dịch được bào chế từ nha đam dùng để chế các loại thuốc trị Eczema hay các mụn chốc lở, làm mau kéo da non ở vết thương. Dịch tươi nha đam có tính kháng khuẩn lao (in vitro).
  2. Tác dụng xổ, nhuận trường:Thời xa xưa. Từ Hypocrate đến Hải Thượng Lãn Ông đã biết đến đặc tính nhuận trường, nhuận gan, điều kinh của Nha đam.
    – Liều thấp: 20-50mg nhựa Aloe khô có tính bổ đắng, kiện tỳ vị, nhuận gan.
    – Liều vừa: 100mg (3-5 lá tươi): Sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận trường, xổ.
    – Liều cao: 200-500mg (10-20 lá): xổ mạnh.
  3.  Trị viêm loét dạ dày:Uống gel tươi của lá nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng canh gel tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày (không được quá 400mg gel tươi/ngày).
  4.  Trị bệnh ngoài da: Dịch nha đam tươi có tác dụng làm săn da, làm nhỏ lỗ chân lông. Bôi gel tươi hàng ngày lên mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn da, ngừa mụn…
  5.  Phòng ngừa sỏi niệu: Các Anthraquinon sẽ kết hợp các ion Calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu         Công dụng tuyệt vời cuả nha đam

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các công dụng thần kì của củ gừng

  1. Gừng từ lâu được coi là một gia vị của mỗi gia đình

Vì sao chúng lại được các chị em nội trợ ưa chuộng đến thế? Có một số lý do khiến gừng trở thành một gia vị phổ biến trong các bữa ăn. Chẳng hạn như gừng giúp sản xuất Amylase và Protease. Đây là 2 enzyme tiêu hóa cực kỳ hữu ích cho cơ thể. Chúng giúp phá vỡ tinh bột, sau đó còn giúp phá vỡ các protein tạo thành các axit amin nhỏ hơn.

                                         Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của gừng

Ngoài ra, gừng có công dụng ngăn ngừa các vết loét. Nó cũng là liều thuốc giúp xử lý tình trạng táo bón và tiêu chảy trong khi cũng làm giảm triệu chứng buồn nôn. Đồng thời chúng còn ức chế vi khuẩn độc hại, thúc đẩy sự hoạt động của các vi khuẩn thân thiện có lợi cho đường tiêu hóa của con người.

  1. Gừng có thành phần gingerol – một chất chống oxy hóa mạnh

Chất gingerol có trong gừng giúp giảm buồn nôn bằng cách chặn các thụ thể serotonin trong dạ dày (các thụ thể gây buồn nôn).

Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của gừng

Những nghiên cứu gần đây còn đang chứng minh chất chiết xuất từ bột gừng giúp ích tuyệt vời cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị liệu. Được biết các kết quả của chúng đã chứng minh gừng làm giảm đáng kể triệu chứng buồn nôn.

  1. Gừng có thành phần hữu ích như Tecpen và Oleoresin

Đây là 2 thành phần có tính sát trùng, chống viêm, giãn nở mạch máu, lưu thông và giảm táo bón. Các thành phần trên của gừng được các thầy thuốc coi là  một loại thuốc kháng sinh tự nhiên mà không có tác dụng phụ. Nó giúp ức chế enzyme trong máu và dạ dày một cách tự nhiên.

Đối với bệnh nhân có vấn đề tim mạch, một lượng thường dùng hàng ngày của gừng sẽ làm giãn các mạch, giảm đau và chống viêm.

Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của gừng

  1. Gừng giúp sản xuất số lượng lớn chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa có trong gừng giúp tăng cường cơ tim, giảm cholesterol trong máu.

  1. Gừng có tác dụng chống viêm cao

Bệnh nhân bị viêm khớp và loãng xương có thể dùng gừng để giúp giảm đau và khó chịu. Nó cũng được coi là liều thuốc giúp điều tiết lượng đường trong máu cho các bệnh nhân tiểu đường.

                                                       Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của gừng

Một biện pháp khác cũng được biết đến là nó có thể hỗ trợ điều trị các chứng cảm lạnh và giảm ho, từ đó chữa trị bệnh viêm họng hiệu quả.

Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể.

  1. Tác dụng khác kỳ diệu của gừng

Đối với các trường hợp cảm lạnh ho sốt không ra mồ hôi và rối loạn tiêu hóa, có thể nhai tươi, nuốt cả cái lẫn nước, ngậm gừng khô, gừng nướng… uống nước gừng sắc.

Trong trường hợp cảm lạnh, dùng gừng đánh gió, giã gừng đắp khi bị chấn thương gây sưng bầm khớp đau nhức, côn trùng thú cắn.

Uống bia gừng – cho gừng thái sợi vào bia, vừa trừ được hàn thấp lại gây lợi tiểu chống bụng phệ (bụng bia).

Đông y từ lâu đã nói dùng gừng xào với tỏi tôm ăn buổi tối để lấy lại sự trẻ trung sung mãn và chữa chân dương kém ở những người trẻ bị lãnh cảm tình dục.

Gừng chống viêm, giảm đau trong viêm cơ xương khớp (75-85%).

  1. Bột gừng hòa nước uống làm dịu cơn đau đầu.

Gừng khống chế sinh trưởng tế bào ung thư ở một số giai đoạn nhất định và chữa hội chứng nôn mửa của bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng hóa dược và xạ trị.

Trên tim mạch: Gừng ức chế men ATPase. Kích thích thần kinh tim tăng nhịp tim, dãn mạch, tăng cường tuần hoàn, làm ấm cơ thể, giảm đau.

Phòng chống say tàu xe, chóng mặt, nôn mửa. Gừng không gây buồn ngủ nên du khách tỉnh táo chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đường, phòng chống rối loạn tiêu hóa do thức ăn lạ ở những nơi mới đến, phòng cảm gió lạnh khi trở trời trên hành trình chống tê mỏi do phải ngồi lâu trên ô tô. Trà gừng là bạn của du khách, không quên nó trong hành trang.

  1. Trên bộ máy sinh dục, gừng làm tăng lượng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng 70 – 90%

Gừng tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, tăng hấp thụ. Các nhà khoa học Nhật thấy gừng hạn chế sự hình thành sỏi mật và khuyên người có sỏi mật ăn gừng.

Gừng tươi chứa nhiều gingerol hơn nên cay hơn. Qua phơi sấy khô bị mất nước thành shoagol. Shoagol nóng hơn gingerol. Tinh dầu: Trong gừng khô chứa 200 chất và tiêu biểu là gingerone. Chất khoáng: K, Ca, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Co, Ge, Se. Các caroten (tiền vitamin A), nhóm B, C, E. Gừng chống ôxy hóa, chống lão hóa: Mạnh hơn cả vitamin E do chứa 12 hoạt chất chống ôxy hóa. Dùng gừng cũng lắm công phu.

 9.Khử trùng khử độc

Nghiên cứu khoa học đã tìm thấy rằng gừng đóng vai trò nhất định giống như thuốc kháng sinh tự nhiên. Trong những ngày hè nóng nực, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, tăng trưởng và sinh sản có khả năng gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính. Việc ăn hay uống gừng trong khoảng thời gian này đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và điều trị. Chiết xuất gừng có tác động đáng kể tới sự ức chế nấm và tiêu diệt Trichomonas vaginalis, điều trị nhiều chứng đau khác nhau. Ngoài ra, nước ép gừng còn có công dụng hiệu quả trong điều trị hôi miệng và bệnh nha chu.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Mô hình trồng rau sạch trên sân thượng

Mô hình trồng rau sạch trên sân thượng – Trồng rau sạch tại nhà luôn là một lựa chọn khá thú vị với những người yêu thích thiên nhiên, yêu không gian xanh và làm đẹp nhà cửa. Nếu như việc làm một khu vườn tại nhà ở các vùng quê khá đơn giản vì đất rộng, không gian phù hợp để trồng rau tại nhà khá nhiều.

Mô hình trồng rau trên sân thượng

Nhưng những người đang sống ở các thành phố, đô thị thì ngược lại. Diện tích trống ít, không gian nhỏ hẹp cùng với các điều kiện môi trường, tự nhiên không tốt là những khó khăn trở ngại cho việc trồng rau sạch. Giải pháp tốt nhất ở đây là sử dụng mô hình trồng rau sạch tại nhà và trên sân thượng.

Mô hình trồng rau sạch trên sân thượng là một trong những giải pháp trồng rau sạch tại nhà phổ biến hiện nay tại những nhà phố khi mà diện tích trồng trọt có hạn. Một phần là do sở thích, một phần là do lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm khi mà trên thị trường xuất hiện nhiều loại rau không an toàn do lạm dụng sử dụng quá nhiều chất kích thích, chất bảo quản thực vật, thuốc trừ sâu…đang dần đầu độc chúng ta

Vì sao sân thượng là nơi lí tưởng để trồng rau thủy canh?

Mô hình trồng rau sạch trên sân thượng – làm một lợi mười. Khi bạn làm vườn trên sân thượng bạn sẽ có một không gian xanh, một khu vườn nhỏ xinh. Giúp ngôi nhà chống nóng, có thực phẩm sạch, là sân chơi, nơi lao động, giúp mọi người quây quần lại bên nhau.

Sân thượng luôn có diện tích trống từ 30 — 95% diện tích mặt bằng ngôi nhà.Vậy nghĩa là sân thượng có diện tích nhỏ nhất bằng 1 căn phòng và lớn nhất là mặt bằng của 1 tầng. Nếu để lựa chọn một vị trí thích hợp để trồng rau sạch tại nhà, thì sân thượng sẽ là lựa chọn số 1.

Là nơi có đầy đủ ánh sáng, thậm chí có nhiều ánh sáng nhất trong ngôi nhà của bạn. Khi trồng rau, đất, nước, ánh sáng luôn là điều quan trọng. Nên việc trồng rau trên sân thượng là một lựa chọn hợp lý.

Gần nguồn nước, khi bạn trồng rau trên sân thượng, thì mặc định, khu vườn của bạn sẽ rất gần với nguồn nước, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền và công sức để thi công hệ thống tưới. Nếu bạn lo lắng về việc áp lực nước hay vấn đề nước không lên được thì bạn có thể sử dụng các bộ tăng áp và tưới tự động.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

Có 2 loại sâu đục thân hại cây cà phê là sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) và sâu đục thân mình hồng (Zeuze coffea Nietner). Chúng hoạt động quanh năm và phát triển mạnh ở những khu vực nhiệt độ cao và nhiều ánh sáng.

                            Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

  1. Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat)
  •  Trưởng thành là 1 loại xén tóc nhỏ có màu xanh đen. Con trưởng thành đẻ trứng vào vết nứt của đoạn cành hoặc thân rải rác hoặc thành từng cụm. Sau khi nở, sâu non đục vào gỗ, rồi đục ngoằn nghèo quanh vòng cây, tiện ngang các mạch gỗ. Sâu đục tới đâu, đùn phân và mạt cưa bịt kín đến đó. Đến tuổi 5, tuổi 6 sâu đục ra phía gần vỏ tạo 1 khoảng rộng trong phần gỗ của cây và hoá nhộng tại đó.
  •  Vòng đời từ trứng – sâu non – trưởng thành – đẻ trứng là 200 – 211 ngày trong vụ đông và 126 – 176 ngày đối với vụ hè.
  •  Sâu phát triển quanh năm và thường gây hại nặng vào tháng 4, 5 và 10, 11. Trưởng thành ưa đẻ trứng vào những cây ít cành, thưa lá. Chúng hoạt động mạnh khi nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều. Ruộng cà phê càng dãi nằng càng bị hại nặng.
  •  Cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại có các biểu hiện sau:

+ Toàn bộ lá phía trên ngọn bị vàng héo, các lá phía dưới còn xanh tốt, cây mọc thêm nhiều chồi thân.

+ Trên thân có những đường lằn nổi lên theo vòng, vỏ bị nứt nẻ, có những lỗ đục đường kính 2-3 mm.

+ Cây dễ bị gãy gục tại chỗ bị sâu đục.

+ Chẻ dọc thân cây thấy có đường rãnh sâu đục, phát hiện có sâu non màu trắng ngà, không có chân, toàn thân gồm nhiều đốt.

2.Sâu đục thân mình hồng (Zeuze coffea Nietner)

  • Trưởng thành là loài bướm trắng với nhiều chấm nhỏ màu xanh biếc hoặc màu xanh đen, thân dài 20-30mm, màu đỏ và được phủ bằng lớp lông trắng. Sâu non đẫy sức dài 30-50mm màu hồng. Nhộng dài 15-34mm.
  • Bướm cái đẻ trứng vào vỏ cây, sâu non đục vào giữa thân cây và đùn mạt gỗ ra ngoài. Cây bị hại dễ bị gãy ngang.
  •  Sâu thường phá hại thân, hoặc cành cấp 1, cấp 2. Sâu có thể phá hại từ cây này sang cây khác hoặc cành này sang cành khác, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây thậm chí gây chết cây.
  •  Suốt vòng đời của sâu đục vào thân và sống bên trong đó, đến khi trưởng thành bay ra ngoài tìm những nơi cành lá xanh tốt xum xuê để đẻ trứng, trứng được đẻ thành từng ổ ở vỏ cây.
  •  Sâu phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20-28oC, dưới 18oC sâu phát triển chậm, sâu thường gây hại ở cây có tán không cân đối, những vườn không có cây che bóng.
  1. Biện pháp phòng trừ
  •  Đối với vườn cà phê đang bị sâu đục thân phá hại, cần tiến hành cưa bỏ những đoạn cành, thân cây có sâu đục thân hại để tiêu diệt bằng cách đốt hoặc chẻ thân cây ra, thu sâu non để diệt.
  •  Con trưởng thành (bướm, xén tóc) thường bị kích thích và thu hút bởi ánh sáng vì thế có thể dùng bẩy đèn để bắt các con trưởng thành và tiêu diệt vào đầu mùa mưa. Thời điểm này chúng thường ghép đôi và sinh sản.
  •  Sử dụng một số loại thuốc BVTV sau để phun trừ: Hoạt chất Diazinon (Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha); Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 55EC, liều lượng 1,0 lít/ha)… Lượng nước phun 800 lít/ha, phun lên thân cây 2-3 lần để diệt sâu non ngay từ khi mới nở. Chú ý phun ướt đều toàn bộ cây, đặc biệt phun kỹ thân cây, và phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.
  •  Trồng cây che bóng làm giảm cường độ ánh sáng. Cắt tỉa cành để cây có được bộ tán lá cân đối và thân cây được che phủ từ trên xuống dưới. Bón phân cân đối, đầy đủ để cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng cho cây.
  •  Bảo vệ thiên địch, loài ong Apenesia sahyadrica Azevedo & Waichert ký sinh trên giai đoạn sâu non của sâu đục thân mình trắng.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam       

Muỗi hành hại lúa và cách phòng trị

                                         

Muỗi hành (sâu năn, muỗi năn, muỗi cọng hành) là một trong những loài dịch hại gây hại khá nặng trên lúa. Lúa bị gây hại sẽ mọc thêm chồi mới, nhưng đôi khi chỉ là những chồi vô hiệu hay nếu có cho bông thì hạt lép nhiều. Để phòng trừ muỗi hành cần áp dụng đồng thời các biện pháp canh tác, biện pháp hóa học.

Muỗi hành hại lúa

Nhận diện triệu chứng

Triệu chứng để nhận diện cây lúa bị muỗi hành gây hại là cây lúa bị lùn, đâm rất nhiều chồi, phần thân hơi cứng, chiều ngang thân cây lúa nở to dần theo sự tăng trưởng của ấu trùng nằm bên trong, lá lúa xanh thẫm ngắn, dựng đứng và có nhiều cọng lúa giống như cọng hành lẫn trong bụi lúa

Muỗi hành phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết tương đối ẩm, có mưa và trời ít nắng, do đó mưa nhỏ sương mù và trời có mây âm u rất thuận lợi cho muỗi hành phát triển, thường phát sinh cục bộ trên một cánh đồng hoặc một vùng hẹp do khả năng di chuyển yếu của muỗi.

Ẩm độ thích hợp nhất đối với muỗi hành là 85-95% và nhiệt độ thích hợp là 26-300C. Vì các lý do nêu trên nên ở đồng bằng sông Cửu Long muỗi hành chỉ xuất hiện và gây hại nhiều vào vụ Hè Thu hàng năm

Tập quán sinh sống và cách gây hại

Trứng nở thành ấu trùng chui vào đọt non của lúa làm lá non không mở ra được, cuốn tròn thành cọng hành hay cọng năn nên còn gọi là muỗi năn hay sâu năn. Nó hóa nhộng luôn trong đó và khi lột xác thành muỗi nó đục lỗ phía trên đọt tròn đó mà chui ra, chồi bị chết. Chúng có thể sống trên cỏ dại và lây lan rất nhanh gây thiệt hại nặng trên các trà lúa muộn

Thành trùng vũ hóa vào đầu mùa mưa, thường là ban đêm, có thể bắt cặp ngay và đẻ trứng. Khoảng 7 ngày sau khi bị tấn công, ống lúa sẽ mọc dài ra và tròn giống như cọng hành và rất dễ nhìn thấy vì ống có màu xanh lá cây nhạt. Lúc đó ấu trùng bên trong đã đủ lớn hoặc đã làm nhộng. Nhộng có thể di chuyển lên xuống trong ống lúa nhờ các gai ngược trên thân. Trời mưa hay râm mát nhộng di chuyển lên phía trên ống lúa; trời nắng gắt nhộng thường di chuyển xuống phía dưới. Khi sắp vũ hóa nhộng di chuyển lên phía trên của ống lúa và đục một lỗ nhỏ chui ra khỏi ống lúa, một đầu còn gắn vào ống lúa

Muỗi hành thường tấn công cây lúa từ giai đoạn mạ đến nhảy chồi tối đa. Chồi chính bị hư sẽ kích thích cây lúa sinh chồi mới. Lúa bị gây hại sớm sẽ mọc thêm chồi mới, nhưng đôi khi chỉ là những chồi vô hiệu hay nếu có cho bông thì hạt lép nhiều

Biện pháp phòng trừ: để phòng trừ muỗi hành có thể áp dụng các biện pháp sau:

Biện pháp canh tác:

  • Diệt cỏ xung quanh ruộng lúa.
  •  Diệt lúa rài, lúa chét và gieo cấy sớm rất cần thiết để giảm mật số muỗi hành trên đồng ruộng.
  •  Không bón nhiều phân đạm.
  • Ruộng lúa bị sâu năn hại cần kịp thời tháo nước phơi ruộng để hạn chế sự lây lan phát triển.
  •  Dùng bẫy đèn diệt muỗi, bảo vệ ong mắt đỏ (thiên địch của sâu năn).
  •  Thăm ruộng thường xuyên từ giai đoạn mạ đến lúc cây lúa nhảy chồi tối đa.

Biện pháp hóa học:

  •  Nhúng rễ mạ vào dung dịch thuốc trừ sâu lưu dẫn trong 1 đêm trước khi cấy.
  •  Áp dụng thuốc nước để diệt thành trùng hoặc ấu trùng vừa nở ra.
  • Rãi thuốc hột khi ruộng chủ động nước.

Tóm lại, cho đến nay bệnh do muỗi hành gây hại đã được khắc phục, nhưng về giống thì vẫn chưa có giống kháng mạnh đối với loài dịch hại này nên việc áp dụng các biện pháp canh tác trước khi gieo sạ là rất thiết yếu. Nông dân cần thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện muỗi và phòng trị đúng lúc góp phần giúp cây lúa sach bệnh, khỏe mạnh sau này. Bên cạnh đó, cần quản lý tốt dịch hại như là muỗi hành và các loài sâu bệnh hại khác, để đảm bảo cây lúa cho năng suất cao khi thu hoạch.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Mô hình trồng nấm rơm trong nhà – kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà hiệu quả cao

 

                                             Mô hình trồng nấm rơm trong nhà

Để trồng nấm rơm trong nhà phải trải qua nhiều công đoạn từ thiết kế kệ để, ủ rơm, đảo rơm, hệ thống phun tưới… Đang thu hoạch nấm rơm trong trại, một nông dân chia sẻ  : “Trại trồng nấm tốt nhất là được lợp bằng lá, xung quanh che chắn bằng bạt, giàn trồng nấm được làm bằng tre, mỗi giàn có 3 kệ, khoảng cách mỗi kệ cách nhau 50 cm, bề rộng 80 cm.
Trồng nấm rơm trong nhà có nhiều ưu điểm hơn trồng ngoài trời, có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước trên nền sàn và lớp vải bạt được che chắn xung quanh. Còn nếu nhiệt độ lạnh thì mở tấm mê ca trên nóc trại và bạt xung quanh để cho ánh nắng vào. Đối với nấm rơm nhiệt độ thích hợp nhất là 30 – 35 độ C, ẩm độ 80 – 90%. Vào ban đêm trời lạnh thì sử dụng đèn tròn loại 70W để sưởi ấm”.

Ngoài việc SX theo mô hình trồng nấm trong nhà, người dân còn chọn hướng canh tác theo những thời điểm nấm có giá trong năm để tăng lợi nhuận. Trồng nấm trong nhà năng suất cao nhất là vụ đông xuân vì rơm chất lượng, thời tiết và độ ẩm thích hợp cho nấm phát triển. Các tháng giêng, tháng 7, 10, dịp Tết giá nấm từ 80.000 – 100.000 đ/kg nên tôi chọn vào thời điểm này SX với số lượng nhiều, các tháng còn lại SX nhỏ lẻ

Mặc dù, trồng nấm trong nhà chi phí cao hơn so với trồng nấm ngoài trời, nhưng năng suất nấm luôn đứng ở mức cao và ổn định. Vẫn có thể dự trữ rơm để làm cả mùa nắng, lẫn mùa mưa. Trời lạnh thì các hộ trồng nấm làm mô rộng và cao 38 cm, còn khi nóng thì 30 cm. Theo ước tính, chi phí mua rơm, vận chuyển, meo, phân bón, công lao động… từ 400.000 – 500.000 đ/công rơm, trừ chi phí cho lợi nhuận 1,5 – 2 triệu đồng/công (chưa tính tiền cất trại).

Sau khi thu hoạch xong nấm, phần rơm rạ được người dân sử dụng nấm Trichoderma ủ cho oai mục sau đó dùng để bón cho lúa, phần còn dư thì bán cho các hộ trồng hoa kiểng để tăng thu nhập.

Theo người dân, trồng nấm trong nhà nên xây dựng nền bằng xi măng để sau mỗi vụ thu hoạch dễ dàng vệ sinh, khử trùng cũng như trong quá trình canh tác tưới nước, giữ ẩm mà không bị bùn lầy. Lợp lá thì độ ẩm trong trại ổn định, nhưng sau mỗi vụ thu hoạch cần tóc nóc làm vệ sinh.

Sạp bằng tre thì chất nấm được 1 – 2 năm. Việc chất nấm trên sạp tre mô nấm rõ nước tốt sẽ cho năng suất cao. Bình quân 1 m mô tới cho thu hoạch 1 – 1,5 kg nấm. Mỗi công rơm cho 20 – 30 kg.

Ngoài ra, trồng nấm trong nhà không phải tốn chi phí rơm đậy (lớp rơm áo) và công thu hoạch nhiều. Không sợ không cho nấm. Rơm trong quá trình ủ thì cho vôi vào để khử đi các loại mầm bệnh, vi khuẩn bất lợi, giúp cho rơm mau vàng và mau chín. Bình quân 1 kg vôi bột cho 20 lít nước để ủ. Mỗi công rơm tưới khoảng 3 – 4 kg vôi.

 

Nói về việc ủ rơm, rơm vụ đông xuân thì từ khi ủ đến chất khoảng 15 ngày, còn vụ hè thu khoảng 10 – 12 ngày, cứ 6 ngày ủ là tiến hành đảo rơm, giúp cho rơm chín đồng đều. Thường thì chất nấm vào những tháng nắng nóng thì tưới nước 2 lần/ngày, ít thì 1 lần. Còn những lúc lạnh thì cách nhau 3 – 4 ngày mới tưới nước. Sau khi chất nấm khoảng 12 – 14 ngày thì tiến hành thu hoạch. Nấm ra tập trung nên việc thu hái rất thuận lợi, chọn hái những nấm to, hình trứng. Thu hoạch xong đợt 1, tưới nước, chăm sóc cho nấm phát triển đợt 2

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kĩ thuật nuôi thỏ theo mô hình công nghiệp

 Nghề nuôi thỏ đã có tự lâu đời ở nước ta, từ Bắc chí Nam. Từ nông thôn và thậm chí nuôi ngay khu dân cư thành thị. Bởi vì thỏ rất dễ nuôi, cho thu nhập nhanh và lợi nhuân cũng rất cao.

                                           Kĩ thuật nuôi thỏ trong công nghiệp

Trước tình hình dịch cúm gia cầm đang lan rộng, việc nuôi thỏ làm thực phẩm, đã được nhiều địa phương xem như một trong những giải pháp thay thế.

Đặc tính chung

Nuôi thỏ tương đối đơn giản, nguồn thức ăn dễ kiếm, đa số tận dụng rau xanh, lương thực trong nhà. Chi phí cho chuồng trại, thuốc phòng bệnh, công chăm sóc cũng không cao.

Thỏ là gia súc có nhiều ưu thế: Đẻ khỏe, phát triển nhanh, sản phẩm lại có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu.

Thỏ sinh sản nhanh, dễ tạo đàn. . Thịt thỏ cho lượng protein cao và năng lượng thấp hơn so với một vài loại thịt động vật khác. Lượng cholesterol trong thịt thỏ thấp hơn thịt gà, trong thời dịch cúm gia cầm có thể nuôi thỏ công nghiệp cung cấp một lượng lớn thịt cho người tiêu dùng. Những người cao tuổi, người cần giảm béo và người có bệnh tim nên ăn thịt thỏ tốt hơn thịt heo, bò, gà…

Phân loại

Thỏ thuộc bộ gặm nhấm (Rodentia), trên thế giới có rất nhiều giống như: Thỏ trắng khổng lồ Bauxcat và Flandra (Pháp) trọng lượng 6,5 ? 6,8 kg, Thỏ trắng Belie (Pháp), Thỏ trắng Nga (lớn và nhỏ), Thỏ Tân Tây Lan trắng, Thỏ California (Mỹ), Thỏ Chinchila (Anh)? Riêng tại Việt Nam, hiện nay không còn giống thỏ thuần, phần lớn bị lai tạp, chỉ có 3 giống chính là: Thỏ trắng Tân Tây Lan – Việt Nam (nhập từ Hungari (1978), thỏ xám Việt Nam, thỏ đen Việt Nam.
Thỏ nuôi hiện nay, phần lớn có nguồn gốc lai tạo từ thỏ hoang châu Âu và châu Phi vào thời Trung cổ. Thỏ hoang có sức đề kháng tốt hơn thỏ nhà. Thỏ nhà có khoảng 80 loại, căn cứ theo trọng lượng hoặc theo màu sắc lông để chia nhóm giống thỏ.

Trọng lượng từ 0,9-2,7 kg (thỏ nhỏ con), từ 2,8-4 kg (thỏ trung bình), từ 4,1-5 kg (thỏ to con), trên 5 kg (thỏ khổng lồ).

Thỏ trung bình và hơi to con, thường ăn ít, lớn nhanh. Thịt ngon, xương nhỏ. Nuôi lấy thịt có lợi.

Thỏ khổng lồ ăn nhiều, xương to, ít thịt, sinh sản chậm, hiệu quả kinh tế thấp.

Chọn giống thỏ

Thỏ giống tốt được nuôi từ 6 tuần đến 5 tháng phải hội đủ tiêu chuẩn: Vành tai bóng và sạch. Bàn chân và kẽ chân không ghẻ. Mí mắt không sưng và tròng mắt trong. Bộ lông mịn và sáng. Bụng mềm có lông xốp. Đuôi không dính phân ướt. Da lưng mềm và không tróc lông. Cục phân to tròn và khô. Thỏ chắc thịt, hiếu động. Được tiêm ngừa đầy đủ.

Không nên chọn mua thỏ đang có thai hoặc đã sinh sản về nuôi. Thỏ đang mang thai, di chuyển có thể chết hoặc đẻ non. Thỏ đi khập khiễng, lưng uốn cong, cào chân, liếm lông, nghiến răng, hơi thở nhanh… là dấu hiệu thỏ bệnh.

Khi thỏ bị bệnh đường ruột, viêm vú, viêm thận, viêm tinh hoàn, bệnh đường hô hấp, thuốc điều trị tốn kém gấp nhiều lần giá trị một con thỏ.

  1. Giống thỏ ngoại mới

Thỏ New Zealand trắng: Có nguồn gốc từ New Zealand, nuôi phổ biến châu Âu, Mỹ. New Zealand trắng là giống thỏ tầm trung, mắn đẻ (mỗi năm đẻ 6-7 lứa, mỗi lứa 6-8 con), sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, nhiều thịt, phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp và gia đình. Thỏ có ngoại hình lông dày, màu trắng tuyền, mắt hồng, trọng lượng trưởng thành từ 5-5,5kg/con. Giống thỏ New Zealand trắng nhập vào Việt Nam tỏ ra thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau.

Thỏ Panon: Giống thỏ này xuất phát từ dòng của giống New Zealand trắng được chọn lọc nghiêm ngặt về khả năng tăng trọng và trọng lượng trưởng thành tạo nên. Thỏ Panon cũng giống như thỏ New Zealand nhưng tăng trọng cao hơn. Trọng lượng khi trưởng thành đạt 5,5-6,2kg/con. Giống thỏ này cũng đã được nuôi đạt kết quả ở nhiều vùng nước ta.

Thỏ California: có nguồn gốc từ Mỹ, được lai tạo giữa 3 giống thỏ: Chinchila, thỏ Nga, thỏ New Zealand. Là giống thỏ tầm trung, trọng lượng trung bình 4,5-5kg, có thân ngắn hơn thỏ New Zealand, lông trắng nhưng tai, mũi, bốn chân và đuôi có điểm lông màu đen. Giống thỏ này đã được nuôi nhiều ở Việt Nam.

Chuồng nuôi

Thiết kế chuồng nuôi thỏ phải thoáng, ánh nắng ban mai lọt vào, dễ chăm sóc và làm vệ sinh, có rào chắn tránh chuột và mèo gây hại.

Chuồng bằng lưới sắt có giàn đỡ bằng sắt hoặc bằng cây phủ lớp sơn, cao cách mặt đất trên 0,6m. Thỏ tơ từ 6 tuần đến 4 tháng tuổi có thể nuôi 10 con trong chuồng kích cỡ 2×0,7×0,5m; loại chuồng có kích cỡ 0,7×0,5×0,5m chỉ dành nuôi 1 con thỏ trưởng thành trên 4 tháng tuổi.

Thức ăn

Thức ăn nước uống phải thật sạch, không dính đất cát bẩn, không nhiễm dịch bệnh, chất độc (thuốc trừ sâu…). Vì thỏ rất mẫn cảm với các bệnh ở đường tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi, bệnh cầu trùng, bệnh sán lá gan, bệnh tiêu chảy do E.coli… Cần cho thỏ ăn các loại lá cây, thân cành ở xa mặt đất (cành lá keo dậu, lá dâu, lá râm bụt…), các loại cỏ, rau trồng trên cạn, đất màu (cỏ voi, ngọn lá mía, rau lá đậu, sắn dây…). Không nên cho thỏ ăn rau cỏ mọc tự nhiên nơi ẩm ướt, hồ ao. Nếu dùng bèo sen thì phải nấu chín cho ăn đặc như cho lợn ăn.

Thỏ con nuôi vài tuần đến 4 tháng tuổi, chỉ cần cho ăn cám viên là đủ. Ăn thêm rau cỏ, thỏ dễ bị bệnh tiêu chảy và chết. Thỏ trưởng thành, sức đề kháng tốt hơn, có thể cho ăn rau cỏ rửa thật sạch để ráo nước. Lượng rau cỏ mỗi ngày chừng 20g/con.

Thức ăn viên phải đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho thỏ tăng trưởng theo thời gian nuôi. Thỏ con nuôi đến trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày từ 8-10% protein, 2-4% lipid, 10-20% glucid, trên 4 tháng tuổi thêm một ít chất xơ.

Thỏ có thai và cho con bú cần lượng dinh dưỡng mỗi ngày từ 10-15% protein, 5-7% lipid, 10-20% glucid, một ít chất xơ cần thiết.

Thỏ lứa ăn chừng 30-50g cám viên, mỗi ngày chia hai lần. Thỏ đực giống, thỏ cái nuôi con và mang thai, ăn chừng 80-100g cám viên. Chia hai lần sáng và chiều.

Thức ăn cám viên nuôi thỏ được chế biến từ nguồn ngũ cốc có sẵn. Nhu cầu lượng thức ăn chừng 4% trọng lượng cơ thể thỏ.

Mỗi con thỏ cần từ 0,2-1 lít nước trong ngày. Cho thỏ uống nước sạch, không có hàm lượng sắt. Nước uống phải được lắng lọc khử trùng. Nước lạnh dưới 80C không cho thỏ uống. Nhiệt độ thích hợp cho thỏ uống là 150C.

Nhiều người cho rằng thỏ không cần uống nước là sai lầm vì nước rất cần cho trao đổi chất. Thỏ chết không phải do uống nước và hay ăn cỏ ướt mà vì uống phải nước bẩn, ăn rau bị nhiễm độc…

Chăm sóc

Thỏ rất nhạy cảm với những tác động của môi trường. Phản ứng xấu với những thay đổi đột ngột về ăn uống, chăm sóc, khí hậu…Khi nuôi, cần lưu ý đến các nguyên tắc chăm sóc như sau:

Thỏ rất dễ bị bệnh rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột. Do đó nên tạo ra một phản xạ có điều kiện ở thỏ về thời gian ăn và thứ tự thức ăn. Đặc tính loài thỏ, rất thích ăn đêm, ban ngày ngủ nhiều.. Ban đêm, thỏ ăn gấp 2- 2,5 lần ban ngày. Nếu cho ăn sai nguyên tắc này, thỏ sẽ chậm lớn.

Một số thông tin liên quan, qua kinh nghiệm thực tế cho thấy:

Buổi sáng (từ 7 giờ đến 12 giờ) : Việc đầu tiên là cho thỏ uống nước, tiếp theo là ăn thức ăn hạt (ngô, thóc…) hoặc hỗn hợp thức ăn tinh (cám, ngô, bột khoáng…). Đến 9-10 giờ cho ăn thức ăn thô xanh tươi (1/3 số lượng khẩu phần).
Buổi chiều (từ 14 giờ đến 17 giờ): Đầu giờ cho ăn củ, quả đã thái lát (khoai lang, bí ngô, đu đủ, cà rốt, su hào…) hoặc các loại thức ăn mềm (cám nấu trộn lẫn, bã chè, rau thái nhỏ…).

Buổi tối (ban đêm): Cho ăn các loại thức ăn xanh như cỏ, lá cây, rau xanh… (2/3 khối lượng khẩu phần để thỏ ăn cả đêm).

Ban đêm tuyệt đối không cho thỏ ăn thức ăn hạt, thức ăn hỗn hợp tinh. Nếu ban ngày thỏ ăn không hết thì phải vét sạch máng. Nếu để thừa chuột sẽ lên ăn và cắn chết thỏ, nhất là thỏ con mới đẻ.

Trong thời gian nuôi vỗ béo, nên giảm bớt ánh sáng, tạo không gian yên tĩnh để thỏ nghỉ ngơi, ngủ sau khi ăn. Trước khi làm thịt 7 ngày, nên giảm thức ăn thô (cỏ khô, rơm…) thì chất lượng thịt sẽ tốt và ngon hơn.

Phối giống

Thỏ đực từ tháng thứ 8 trở đi có thể cho phối giống. Thỏ cái có thể phối giống sinh sản từ tháng thứ 6, khi đó bộ phận sinh dục thỏ cái sưng lên có màu đỏ. Cho thỏ cái vào chuồng thỏ đực để giao phối, ngày hai lần vào buổi sáng và chiều. Chỉ cho thỏ mẹ tái phối giống 1 tháng sau khi đẻ, thỏ con đủ sức rã bầy và tự ăn sau khi thôi bú sữa, thỏ mẹ còn thời gian 2 tuần bồi dưỡng sức khỏe đẻ lứa kế tiếp. Thỏ con 6 tuần tuổi cung cấp giống cho người nuôi kiểu công nghiệp thích hợp nhất.

Thỏ tăng trưởng nhanh từ lúc mới sinh đến 4 tháng tuổi. Từ tháng thứ 5 trở đi, thỏ tăng trưởng chậm. Nuôi thỏ công nghiệp lấy thịt có lợi nhất là giai đoạn 3-4 tháng tuổi (nặng 2,2-2,8kg/con).

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam